Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KH boi duong HSG va phu dao HSY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.79 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. TRƯỜNG TH HẢI LẠNG. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM NĂM HỌC 2012 - 2013. I - NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: - Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên. - Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương . - Căn cứ vào kết quả học tập của năm học 2011-2012 và kết quả khảo sát đầu năm học 2012 - 2013. II. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI: 1.Thuận lợi: - Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực, nhiệt tình bồi dưỡng h/s giỏi. - Trong nhiều năm liền nhà trường đạt thành tích cao trong phong trào bồi dưỡng h/s giỏi. 2. Khó khăn: - Vẫn còn một bộ phận giáo viên kiến thức còn hạn chế, chưa thật sự nhiệt tình trong bồi dưỡng HS giỏi. - Kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên thấp. 3. Phương hướng và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi: a. Phương hướng : Phát huy kết quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của những năm học trước, năm học 2012 - 2013 nhà trường tiếp tục lựa chọn những thầy cô giáo có năng lực, lựa chọn các em học sinh khá giỏi để bồi dưỡng hoàn thành kế hoạch của trường đã đề ra, đồng thời kết quả bồi dưỡng còn để thừa kế cho các năm học tiếp theo. b. Nhiệm vụ: - Bồi dưỡng tất cả các em học sinh khá giỏi ở các khối lớp 1,2,3,4,5 ở cả các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc. -Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng buổi học và ở tất cả các lớp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Bồi dưỡng và chọn lựa các em học sinh giỏi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi học sinh giỏi văn hoá, giải Toán qua mạng, ở tất cả các khối lớp. Tạo điều kiện cho các em tiếp tục bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi các cấp. - Bồi dưỡng các em hoc sinh ở năm học này làm nền tảng cho các năm học kế tiếp. - Song song với việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm tích cực bồi dưỡng 1buổi/ tuần để đảm bảo tỉ lệ chất lượng các môn học của nhà trường đề ra. Tổ chức thi học sinh giỏi trường từ Khối 1 đến Khối 5. 4. Các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể trong công tác bồi dưỡng học. sinh giỏi: + Chỉ tiêu phấn đấu học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hoá, TDTT, VHVN, VSCĐ, Violimpic toán tiểu học cấp huyện, cấp tỉnh : 60 HS - HS giỏi văn hoá cấp huyện: 08 em. - HS giỏi Violimpic toán tiểu học cấp huyện: 10 em - HS giỏi TDTT huyện : 03 em. - HS giỏi VN huyện, tỉnh: 02 em. - HS viết chữ đẹp, vở ghi cấp trường: 35 em. + Lựa chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng: - Khối 1: Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Danh. - Khối 2 : Đ/c Vi Thị Kim - Khối 3: Đ/C Hoàng Thị Hiền. - Khối 4 : Đ/c Vũ Thị Loan, Tạ Văn Cam. - Khối 5 đ/c: Phạm Thị Hiền, Đoàn Thị Anh. + Thời gian thực hiện - Khối 4+5: Thực hiện từ tháng 10/2012. - Khối 1+2+3: Thực hiện từ tháng 11/2012. III. PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM: 1. Nguyên nhân : -Nền tảng về kiến thức của các em trong năm học trước không được vững, hầu hết các em học trung bình nên trong thời gian hơn 2 tháng nghỉ hè, phần nhiều những HS đó không được sự quan tâm của bố mẹ cho nên trong các tháng nghỉ hè các em quên các kiến thức đã được học của năm học trước . - Việc đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị bài và nghiên cứu giảng dạy, vì vậy nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. - Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, tự đánh giá mình quá cao nên ít có chuyển biến về nhận thức, còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa, một số khác còn đòi hỏi quá mức ở nhà trường và địa phương, ở cấp trên mà những điều đó chỉ có.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tự bản thân cá nhân phải phấn đấu vươn lên, một số khác ít chịu học hỏi còn cho rằng vốn kiến thức sư phạm và kinh nghiệm của bản thân là đủ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ tiêu : 2.1 . Mục tiêu , nhiệm vụ : - Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh ở từng lớp để giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Các loại kế hoạch của giáo viên, của khối, tổ chuyên môn phải được xây dựng một cách cụ thể chi tiết dựa trên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường. - Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy và giáo dục học sinh, tích cực và thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông ở các khối lớp . - Giáo viên phải luôn luôn sâu sát tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Phải thực hiện tốt việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho học sinh có đầy đủ các điều kiện học tập . 2 . Yêu cầu : - Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản( Đảm bảo theo chuẩn KTKN các môn học), học sinh học hết lớp 1 phải đọc thông viết thạo, các đối tượng học sinh ở các khối lớp khác phải nắm vững các yêu cầu cơ bản của các khối lớp đó. Nắm vững các kiến thức trọng tâm, chuẩn của môn học, lớp học. Học sinh yếu kém về kiến thức đầu năm học đến cuối năm đạt ít nhất ở mức tối thiểu là trung bình. - Về kỹ năng: Rèn luyện học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, học sinh biết vận dụng kiến thức đã nắm được vào làm các bài tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, chủ động, không mặc cảm, tự ti, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia học tập đầy đủ các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh do giáo viên, nhà trường tổ chức. Có ý thức cố gắng học tập, quyết tâm để được xếp loại học lực từ trung bình trở lên . 3 . Chỉ tiêu chung : - 100 % số giáo viên trong kế hoạch của mình có xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Việc thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém phải được thực hiện ngay từ đầu năm học. - Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh 02 lần/học kỳ, 4 lần/ năm. Lập danh sách học sinh có học lực yếu để thông báo cho phụ huynh học sinh ít nhất 4 lần/ năm học ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém toàn trường đến cuối năm không có học sinh nào xếp loại học lực loại yếu. - Họp phụ huynh học sinh 02 lần/năm học. - GV thăm, kiểm tra việc học tại nhà của tất cả học sinh yếu trong lớp ít nhất 01 lần/ học kỳ. - BGH thăm, kiểm tra việc học ở nhà đối với HS kém ít nhất 01 lần/năm học. - Thông báo kết quả khảo sát, kết quả thi định kỳ thông qua sổ liên lạc, qua họp phụ huynh,…02 lần/năm học . * Chỉ tiêu cụ thể : - Đến cuối học kỳ 1, số học sinh học yếu kém giảm còn 1 % với môn Tiếng việt, 3 % với môn Toán. - Đến cuối học kỳ 2 không còn học sinh yếu ở tất cả các môn học. - Lên lớp thẳng đạt 100% IV . Tổ chức thực hiện : - Thành lập Ban chỉ đạo về bồi dưỡng học sinh yếu kém Ban chỉ đạo cuộc vận động “ Hai không”của nhà trường và giao trách nhiệm, chỉ tiêu cụ thể tới từng giáo viên. - Lập danh sách học sinh yếu kém ở các khối lớp, theo dõi kết quả học tập thi và kiểm tra hàng ngày của các em đó. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh 02 lần trên năm học, vào đầu năm học và cuối năm học, thông báo kết quả học tập cuả các em để cùng với phụ huynh học sinh bàn bạc cách thức bồi dưỡng học sinh yếu kém.Thông báo kết quả học tập của HS qua sổ liên lạc, qua việc gửi bài kểm tra, qua thăm và kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh . - Phân công giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các lớp. ( Giáo viên chủ nhiệm các lớp). - Hàng tháng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức họp, rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu kém, phân công việc kiểm tra, thực hiện công tác phụ đạo HS yếu kém các tháng sau. - Lấy kết quả rèn luyện học sinh yếu kém để đánh giá thi đua năm học với GV. - Tổ chức sinh hoạt khối, tổ chuyên môn trao đổi nội dung phương pháp giảng dạy các bộ môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học hướng theo đối tượng, đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh yếu kém. Học sinh phải được thực hành luyện tập nhiều, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn các em học tập. - Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ theo quyết định số 32/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo . Tổ chức khảo sát và có kế hoạch bổ sung kịp thời tuỳ theo tình hình thực tế về chất lượng thực chất của học sinh yếu trong từng tháng để thực hiện đạt kết quả cao nhất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hàng tuần, tháng kiểm tra việc chuẩn bị bài, giảng dạy, chấm chữa bài, lấy điểm... của giáo viên để có hướng điều chỉnh tư vấn, thúc đẩy sao cho phù hợp. IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC: - Thực hiện bồi dưỡng giáo viên ôn các đội tuyển theo quy chế chuyên môn của nhà trường. V. NỘI DUNG DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THỜI GIAN. KHỐI. NDBD MÔN TOÁN. Luyện đề thi giải Toán qua mạng 1+2+3 cho học sinh. THÁNG 9. 4. 5. 4. Luyện đề thi giải Toán qua mạng cho học sinh. Luyện tập các bài Toán về: Cấu tạo thập phân của số.. 5. Làm quen với giải bài toán Công việc chung.. 1+2+3 THÁNG 10. 1-Ôn tập bổ sung về số tự nhiên. 2-Bốn phép tính về số tự nhiên. 1-Ôn tập bổ sung về phân số. 2-Tìm thành phần chưa biết của phép tính.. Luyện đề thi giải Toán qua mạng cho học sinh. 1-Giải bài Toán về TBC. THÁNG 4 2-Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu. 11 1-Luyện tập các bài toán về số 5 thập phân. 2- Giải Toán về tỷ số. Luyện đề thi giải Toán qua mạng 1+2+3 cho học sinh.. NDBD MÔN TV. - Lớp 1: Ôn luyện vần chữ cái - Lớp 2+3 : Ôn các mẫu câu. 1-Ôn các mẫu câu. 2-Dạy thể loại TLV Kể chuyện. 1-Ôn tập về từ đơn, từ phức. 2-Dạy thể loại TLV Tả cảnh.. 1-Tiếp tục ôn các mẫu câu. 2-Luyện tập về TLV Kể chuyện. 1-Ôn tập về các bộ phận của câu. 2-Luyện tập về TLV Tả cảnh.. 1+2+3. THÁNG 12. 4+ 5. 1-Củng cố về từ, từ loại. 2-Luyện tập về văn kể chuyện. 1-Luyện tập về từ loại; bổ sung vốn từ về các chủ đề đã học. 2- Luyện tập về TLV Tả cảnh.. - Ôn luyện đội tuyển giao lưu văn toán tuổi thơ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN II DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG THÁNG/ NĂM. 9/2012. NỘI DUNG. NGƯỜI PHỤ. ĐIỀU CHỈNH. TRÁCH. BỔ SUNG. -Biên chế năm học, phân công giáo viên, xây dựng - BGH thời khoá biểu. - Tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học . Lập danh - BGH+GV sách học sinh, HS giỏi, yếu kém - Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học. - BGH+GV - Khảo sát, thành lập các lớp BDHSG Toán, Tiếng - BGH+Tổ CM, Việt lớp 3,4,5, phân công GV dạy. GVCN. 10/2012 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch. - BGH+GV. - Duy trì việc giảng dạy HS giỏi, phụ đạo học sinh - GV yếu kém tại các lớp theo quy định.. 11/2012 - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy, bồi dưỡng học sinh BGH+GV giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém tại các lớp . - Tổ chức khảo sát học sinh lần 2(Tuần đầu của BGH+TT tháng 11/2011). 12/2012 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch. - GV. - Kiểm tra soạn bài, bồi dưỡng Hs giỏi, phụ đạo học - BGH + T2 sinh yếu kém tại các lớp . - Thi kiểm tra định kỳ theo kế hoạch phòng Giáo - BGH + GV dục . Rà soát danh sách học sinh yếu theo kết quả thi định kỳ. GVCN thông báo kết quả thi định kỳ lần 1 về gia đình cho phụ huynh học sinh. - Kiểm tra soạn bài, bồi dưỡng Hs giỏi, phụ đạo học - BGH +GV 01/2013 sinh yếu kém tại các lớp . - Tổ chức khảo sát học sinh lần 3 (Tuần cuối của - BGH+GV tháng 01/2012). - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch. 02/2013 - Kiểm tra soạn bài, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém tại các lớp . - BGH khảo sát các lớp để đánh giá GV.. - BGH+GV - BGH - BGH+GV. - Thi kiểm tra định kỳ theo kế hoạch phòng Giáo - BGH+GV.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3/2013. dục . Rà sát danh sách học sinh yếu theo kết quả thi định kỳ. GVCN thông báo kết quả thi định kỳ lần 3 về gia đình cho phụ huynh học sinh. - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy HS giỏi,bồi dưỡng học sinh yếu kém tại các lớp .. 4/2013. - BGH+GV. - Khảo sát HS chọn lựa cho các em dựa thi HSG cấp huyện.. - BGH+GV. - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch. - BGH. - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu - BGH+GV kém tại các lớp . - BGH khảo sát các lớp để đánh giá GV.. 5 /2013. - Thi kiểm tra định kỳ theo kế hoạch phòng Giáo - BGH+GV dục . Rà sát danh sách học sinh yếu theo kết quả thi định kỳ. GVCN thông báo kết quả thi định kỳ lần 4 - BGH về gia đình cho phụ huynh học sinh. - Tổ chức tổng kết năm học, tổ chức rèn luyện trong hè cho HS.. - BGH+GV. Hải Lạng, ngày 20 tháng 9 năm 2012 NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH. Lý Văn Chìu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×