Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động âm nhạc ở trường MN trung sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.81 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SẦM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN
--------------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG HỨNG
THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ”TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TRUNG SƠN

Người thực hiện: Lê Thị Chính
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm Non Trung Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn


SẦM SƠN, NĂM 2019
MỤC LỤC

NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
* Thuận lợi.


* Khó khăn.
* Kết quả thực trạng.
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1 Tự rèn luyện nâng cao kỹ năng khi hát mẫu cho trẻ nghe.
Lựa chọn các bài hát phù hợp.
2.3.2 Cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
2.3.3. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tích hợp các
mơn học khác để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
2.3.4. Đưa các trò chơi âm nhạc lồng ghép vào tiết dạy cho trẻ học
mà chơi, chơi mà học.
2.3.5 Tổ chức tốt các loại tiết học giáo dục âm nhạc ở trường mầm
non.
2.3.6 Làm đồ dùng ,đồ chơi cùng trẻ bằng các phế liệu phù hợp
với từng chủ đề ,chủ đểm
2.3.7 Công tác phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh
2.4 Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2..Kiến nghị

ST

1-2
2
2
2-3
3
3-5
4
4

4-5
5-6
6-8
8-9
9
9-10
10-11
11-12
12-13
13
14


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi cịn nằm trong nơi khi được
nghe tiếng ru à ơi của mẹ, tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho
nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ, bởi chính ở đây
âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là
một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, hoạt động được trẻ yêu thích,
là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó là phương tiện thiết
thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi giáo dục âm nhạc là một hoạt
động không thể tách rời với cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: ca
hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc.
Đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại
cho trẻ nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ đem lại những ấn tượng đầu đời, những

khái niệm âm nhạc dần dần hình thành trong tâm hồn trẻ tạo điều kiện phát triển
năng khiếu âm nhạc một cách tự nhiên khơng gị bó, khơng mang tính ép trẻ học
hay bắt buộc phải thực hiện, qua đó góp phần quan trọng trong việc phát triển
toàn diện nhân cách trẻ, là tiền đề tạo cho trẻ niềm đam mê nghệ thuật sau này.
Âm nhạc và vận động khi được giáo viên sử dụng một cách có mục đích phù
hợp, sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận được kinh nghiệm ban đầu, tính tích cực và tạo
cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn hay bật nhạc không lời êm
dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ
( giờ ăn, giờ chơi ở các góc chơi, giờ chơi ngồi trời, giờ trẻ làm bài tập theo
nhóm, giờ tạo hình…) ca hát và nghe nhạc giúp trẻ tập chung tạo cảm giác hưng
phấn trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, tạo hứng
thú, thư giãn và gây sự chú ý cho trẻ. Ý thức rõ vai trị của giáo dục âm nhạc nên
hoạt động có chủ định"Giáo dục âm nhạc" đã trở thành một hoạt động không thể
thiếu được trong trường mầm non và hơn nữa..
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, phòng giáo dục
thành phố, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu lựa
chọn một số biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả tạo cảm hứng cho
trẻ 24-36 tháng tuổi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động giáo
dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi nhà trẻ giáo dục âm nhạc
không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát,
múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc, bên
cạnh đó giáo dục âm nhạc ln được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt
hàng ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như:
Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, hoạt động tạo
hình, thể dục buổi sáng… Nói chung là hoạt động âm nhạc nó có trong tất cả các
hoạt động trong ngày của trẻ. Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ hồn
nhiên. Tôi nhận thấy ở trẻ em bây giờ rất thông minh và nhanh nhẹn, tôi muốn
1



mang đến cho trẻ nhiều niềm vui cùng âm nhạc để giúp trẻ phát triển hết những
khả năng sẵn có của trẻ. Chính vì điều đó tơi ln chăn trở tìm tịi và sáng tạo để
tìm ra những cách thức hay những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình
để truyền đạt đến với trẻ. Vì lứa tuổi nhà trẻ tâm hồn ngây thơ rất đáng yêu khi
đưa giáo dục âm nhạc cho trẻ thì xem đó là cả quá trình hình phát triển và thành
những hình ảnh đẹp trong tâm hồn trẻ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ
trong bào thai người mẹ sẽ kích thích sóng điện não giúp trẻ phát triển khả năng
nghe nhạc, tăng trí thơng minh sau này. Và đối với trẻ lứa tuổi mầm non giáo
dục âm nhạc là môn học giúp trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc
sáng tạo các động tác minh hoạ kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận
động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ
và dẻo dai qua các động tác.
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngồi
ra nó cịn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong
quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất,
tình cảm, cảm xúc của âm nhạc, đem lại những trạng thái có trong tác phẩm. Đồng thời
âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống giúp trẻ
hình thành sự liên tưởng, nhịp điệu rắn giỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui,
hào hứng phấn khởi....Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng...

Ngồi ra giáo dục âm nhạc cịn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai
nghe và cảm xúc cho trẻ. Với tơi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi
thu hút trẻ, tạo ấn tương đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những lý do này, tơi ln mong muốn mình phải làm thế nào để
giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo
ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực cố gắng đó, tơi cảm
thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
Trong q trình cơng tác tại trường mầm non Trung Sơn tôi được nhiều
năm phân công phụ trách độ tuổi từ 24-36 tháng tuổi, tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi

này rất thông minh và hiếu động và nhanh tiếp thu, tôi luôn mong muốn mình
truyền đạt được thật nhiều kiến thức cho trẻ đẻ giúp trẻ phátt triển hết khả năng
vốn có. Xuất phát từ những nhu cầu của trẻ và thực tế của trường nên tôi đã
chọn "Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc ở trường mầm
non Trung Sơn" ở trường mầm non Trung Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khảo sát, tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà
trẻ 24-36 tháng, từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện đổi mới hình thức, phương
pháp tổ chức hoạt âm nhạc, cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào
bài dạy để giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc..
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này được tôi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 24-36
tháng tuổi hứng thú với hoạt động âm nhạc trường Mầm non Trung Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
2


- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực hành .
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..

2.1. Cơ sở lí luận.
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, là loại hình
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó có tác động đến người nghe cả về giai
điệu, lời ca phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và gần
gũi với con người, được đơng đảo cơng chúng u thích.
Đối với trẻ em, đặc biệt đối với lứa tuổi 24-36 tháng âm nhạc là một trong

những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, cho trẻ được thoả sức
tưởng tượng, sáng tạo. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn
học, điện ảnh. Âm nhạc khơng hồn tồn xác định rõ những hình ảnh cụ thể, đã
thu hút hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giáo dục
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển lời nói quan hệ giao tiếp, trao
đổi tình cảm.
Trong trường mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động thường xuyên
liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, là cầu nối giữa hoạt
động này với hoạt động khác.
Chính vì những lý do trên mà trong chương trình giáo dục mầm non mới
hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động hết sức gần gũi đối với trẻ, là nguồn
cảm hứng cho các hoạt động khác. Vì thế giáo dục âm nhạc là phương tiện phát
triển thẩm mỹ, đạo đức, thể chất để góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động
lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
2.2. Thực trạng hứng thú với hoạt động âm nhạc của trẻ trong các
hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện đối với tất cả các nhóm lớp
nói chung và tuổi nói 24-36 tháng tuổi nói riêng bằng nhiều biện pháp, giáo viên
đã làm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho tiết học và đưa những ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động nhằm gây hứng thú cho trẻ.
Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, đánh giá thường xuyên để rút kinh
nghiệm, xong việc đưa trẻ đến với hoạt động giáo dục âm nhạc còn nhiều vấn đề
đáng quan tâm như:
Giáo viên phải tự rèn luyện khả năng ca hát khi hát mẫu cho trẻ nghe như
hát đúng nhạc đúng cao độ, trường độ. Lựa chọn những bài hát phù hợp với độ
tuổi vừa khả năng của trẻ.
Giáo viên có vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức vào các tiết dạy
nhưng chưa linh hoạt sáng tạo còn cứng nhắc, dập khuôn.
Giáo viên chưa thực sự trú trọng đến rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ, trẻ
học hát theo kiểu “học thuộc lòng”.


3


Giáo viên có đầu tư cho tiết dạy kỹ năng, vận động theo nhạc, biểu diễn
văn nghệ nhưng chưa thu hút được trẻ vào tiết dạy nên giờ học đạt kết quả chưa
cao.
Bởi vì thế nên tơi đã "Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động
giáo dục âm nhạc" ở trường mầm non Trung Sơn.
Bước vào thực nghiệm tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi.
Trường mầm non Trung Sơn là trường có bề dày về chất lượng chun
mơn của thành phố . Chính vì vậy cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tương đối đầy
đủ tốt và có chất lượng; phịng học sạch sẽ thống mát. Đặc biệt là sự quan tâm
giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng Giáo dục thành phố đã góp ý xây dựng qua
các buổi dự giờ thăm lớp. Ngồi ra cịn được sự quan tâm nhiệt tình của các bậc
phụ huynh.
Năm học 2018-2019 tơi được nhà trường phân cơng chăm sóc giáo dục trẻ
ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi, lớp có tổng số 20 cháu đúng độ tuổi, phát triển bình
thường, hầu hết các cháu đều chăm ngoan, đi học đều, rất năng động, thích được
tham gia các hoạt động hát múa vui chơi
Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH, của các đồng chí giáo viên trong
trường, bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học tập kinh nghiệm đồng nghiệp,
chịu khó học hỏi ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng đổi mới trong
chun mơn. Đó cũng là những yếu tố thuận lợi giúp tơi có thể áp dụng "Một số
biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc".
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên khơng tránh khỏi một số khó khăn đó
là:
- Về cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng

được so với yêu cầu chăm sóc giáo dục hiện nay.
- Trẻ cịn ít được tiếp xúc với các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng
tin.
- Nhiều trẻ cịn nhút nhát chưa mạnh rạn thể hiện mình trước đám đông.
- Đồ dùng sử dụng trong giờ giáo dục âm nhạc chưa được hấp dẫn mới lạ
để thu hút trẻ.
- Nhà trường chưa có phịng hoạt động âm nhạc dành riêng cho trẻ.
Nhưng khơng phải vì khó khăn trên mà làm ảnh hưởng đến quá trình làm
thực nghiệm.
* Kết quả của thực trạng trên:
Tổng
Mức độ của trẻ
STT Khả năng của trẻ 1
số trẻ
Đạt
Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ%
Trẻ thuộc lời bài hát
20
4/20
20
16/20
80
2 Trẻ vận động thành
20
5/20
25
15/20
75
thạo theo lời bài hát.
20

3/20
15
7/20
85
3 Trẻ tích cực hứng thú
tham gia hoạt động âm
nhạc.
4


4 Trẻ cảm nhận và thể
hiện bài hát theo cô

20

5/20

25

15/20

75

Với kết quả trên tơi thấy số trẻ đạt cịn q thấp, số trẻ chưa đạt cịn nhiều.
Vì vậy tơi thấy âm nhạc chưa thật sự lôi cuốn trẻ và tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào
để giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ hoạt động âm nhạc. Bằng tấm lịng u nghề
mến trẻ của mình tơi đã cố gắng học hỏi, tìm tịi và nghiên cứu tài liệu để tìm ra
một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tự rèn luyện nâng cao kỹ năng khi hát mẫu cho trẻ nghe. Lựa chọn

các bài hát phù hợp.
Chuẩn bị dạy hát cho trẻ tơi tìm hiểu và phân tích bài hát, trên cơ sở đó
luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát. Từ
đó tơi luyện kỹ năng ca hát cho trẻ. Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn, dễ hiểu,
nên chọn những bài hát phù hợp với khả năng của giáo viên, khả năng của trẻ và
tình hình thực tế của trường và tự rèn luyện nâng cao khi hát mẫu cho trẻ nghe.
Ví dụ:
+ Chủ điểm “Thế giới động vật” tôi lựa chọn những bài hát về con vật trẻ
yêu thích và gần gũi với trẻ: Bài hát “ con gà trống ”; “Chú voi con ở bản Đôn”;
“Rửa mặt như mèo ”…
+ Chủ đề các cô các bác trong nhà trẻ ,trường mầm non” tôi chọn các bài
hát: “Cháu đi mẫu giáo”; “cô giáo như mẹ hiền ”; “lời chào buổi sáng ”.
+ Chủ điểm: “Tết và mùa xuân” tôi chọn các bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài
dân ca, đồng dao hoặc các câu hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.
Các bài hát có tình cảm vui tươi “Đèn đỏ, đèn xanh”; “Chú voi con ”.
2.2. Xây dựng giáo án theo chương trình GDMN có ứng dụng cơng nghệ
thơng tin.
Việc xây dựng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin cho tiết dạy là
một vấn đề quan trọng, bởi vậy trước khi làm giáo án điện tử bản thân tôi phải
cho trẻ làm quen với bài hát, các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài hát để
từ đó tơi có thể đề ra các kiến thức, kỹ năng cho phù hợp với tiết dạy, trong khi
làm giáo án điện tử tôi luôn quan tâm đến việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho
trẻ, đảm bảo nội dung có hoạt động kết hợp phù hợp. Lựa chọn hình ảnh đẹp, âm
thanh sống động thu hút trẻ để giới thiệu và trò chuyện về nội dung bài hát.
Sau khi xây dựng xong giáo án tôi trao đổi với đồng nghiệp về thiết kế giờ
dạy của mình để chị em đồng nghiệp góp ý. Như vậy khi giáo án đã hồn chỉnh
bản thân tơi lên lớp sẽ chủ động,

5



( Hình ảnh chuẩn bị đồ dùng minh hoạ, powerpoint cho tiết dạy)
Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tơi cịn tìm các trị chơi trong
phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền
đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học.
2.3.2. Cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
Giáo dục âm nhạc cho trẻ không chỉ tiến hành trên giờ hoạt động chung
mà còn tiến hành trên tất cả các hoạt động khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi nhằm
củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ. Vì vậy tôi tiến hành cho trẻ làm quen với
giáo dục âm nhạc để giúp trẻ nắm được nội dung của bài hát trẻ sẽ thể hiện được
tình cảm của mình và đồng thời chuyển tải ý đồ của tác giả muốn gửi gắm tới
người nghe.
Tổ chức cho trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi, thông
qua các trị chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất vì trẻ mầm non là “Học mà
chơi,chơi mà học”.
Ví dụ: Giờ đón trẻ tơi cho trẻ nghe nhạc, xem băng đĩa các bài hát theo
chủ đề, chủ điểm, rèn cho trẻ có tính tự tin trước đám đơng để trẻ có thể tiếp thu
được những kỹ năng hát và biểu diễn.
6


- Ngồi ra tơi cịn cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc ngoài giờ như biểu
diễn văn nghệ, tập các bài hát khó trong chủ đề, chủ điểm để trẻ có thể hát và thể
hiện được cảm xúc và tình cảm phù hợp với bài hát, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Giờ trả trẻ tơi có thể cho trẻ nghe các bài hát trong chủ đề, chủ điểm trên
đàn qua giai điệu nhiều lần sau đó cho trẻ hát lại, từ đó giúp trẻ thể hiện được
phong cách khi biểu diễn phải thể hiện được tình cảm và cảm xúc trong từng bài
hát.
- Ngồi ra tơi cịn cho trẻ tham gia các buổi hoạt động âm nhạc thông qua

buổi họp mặt đầu tuần, xây dựng kịch bản lể hội( những ngày lễ lớn trong năm)
Ví dụ: Tập cho trẻ biểu diễn các bài hát trong các ngày hội" Tết trung thu,
ngày 20 tháng 10, ngày 22 tháng 12, ngày 8/3; ngày 20/11....."

( Hình ảnh các cháu biểu diễn văn nghệ ở lớp trong lễ hội tết trung thu)
2.4. Sử dụng đồ dùng màu sắc phù hợp hấp dẫn và tạo môi trường học
tập mới lạ thu hút trẻ.
7


- Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm sinh lý lứa tuổi nhà trẻ ,
nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi rất ít đang cịn hạn chế nên tôi đã sáng tạo và
làm nhiều loại đồ dùng phù hợp với từng nội dung bài hát cần dạy từ những
nguyên vật liệu tận dụng từ phế liệu, nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh với bàn tay
khéo léo và lịng say mê u nghề, tơi đã tạo ra những cái mũ múa, mũ chóp kín,
hoa đeo tay, hoa cài áo, mơ hình, sa bàn và những con rối đẹp mắt, ngộ nghĩnh
phù hợp với từng nội dung bài hát cần dạy.
Ví dụ: Từ những tờ bìa cứng, xốp, giấy màu, cây khơ, giấy đề can tận
dụng, nến dính… tơi đã khéo léo, cắt tỉa, dán để tạo thành những chiếc mũ múa,
cây ăn quả, thảm cỏ, cây hoa, các nhân vật… để làm đồ dùng trực quan giới
thiệu bài trong giờ hoạt động giáo dục âm nhạc.

( Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ theo trang phục phù hợp tiết dạy)
Ví dụ: Dạy hát múa bài hát “chú voi con”, Con gà trống cô phải chuẩn bị
mũ voi,mũ gà … để tạo thêm sự hứng thú tích cực của trẻ khi được tham gia vào
giờ hoạt động giáo dục âm nhạc và trước giờ học cho trẻ được thăm quan vườn
hoa thật để trẻ thấy được cái đẹp của những bơng hoa, mùi thơm của các lồi
hoa… và tơi tin rằng khi trẻ đã biết yêu hoa, thích hoa thì trẻ sẽ thích hát bài hát
nói về hoa.
8



Để giờ hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao thì đồ dùng phục vụ giờ dạy
phải đảm bảo. Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an tồn (khơng
có cạnh sắc nhọn) và hợp vệ sinh (không bụi bẩn).
Việc tạo môi trường học tập cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc cũng rất
cần thiết chính vì thế tơi ln tận dụng diện tích phịng học, phịng âm nhạc và
bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo mơi trường học thoải mái nhất cho trẻ.

( Hình ảnh trẻ sử dụng đồ dùng do cô tự làm để hoạt động trong tiết dạy)
9


Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động giáo dục âm nhạc mà trọng tâm là
“múa” thì ta nên tổ chức cho trẻ ở trong phòng hoạt động âm nhạc để trẻ tự soi
gương và chỉnh sửa động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Ở lớp tơi ln thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm
gây hứng thú và sự thu hút trẻ để trẻ có thể làm quen, ơn luyện củng cố và vận
dụng phát triển kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi các hoạt động sáng tạo.
2.3.3.. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tích hợp các mơn học
khác để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Trong quá trình dạy học giáo viên tổ chức qua các hoạt động học tập tích
cực xuất phát từ tình huống thực tế của cuộc sống, từ trực tiếp quan sát thay đổi
trao đổi, từ đó giúp trẻ nắm bắt được những kiến thức kỹ năng mới bước đầu
hình thành nhân cách, thói quen và ý thức tự học cho trẻ. Do đó phương pháp
dạy học tích cực có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của trẻ đối
với chất lượng và hiệu quả học tập.
Ví dụ: Khi dạy hát chỉ cần hát mẫu từ 1-2 lần sau đó trẻ hát cùng cơ và
bao giờ cơ cũng hát nhỏ hơn trẻ…
Thế giới âm nhạc chiếm vị trí cực kỳ quan trọng với đời sống tinh thần

của trẻ trong trường mầm non nhằm giúp cho trẻ phát triển về 5 mặt: Đức – trí –
thể - mĩ và lao động thông qua môn giáo dục âm nhạc, trẻ còn lĩnh hội được các
kiến thức khác như: nhận biết tập nói, phát triển thể chất, phát triển ngơn ngữ…
2.3.4. Đưa các trò chơi âm nhạc lồng ghép vào tiết dạy cho trẻ học mà
chơi, chơi mà học.
Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động trong
nhà trường có vai trị quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát,
cảm thụ giai điệu phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm nhận âm nhạc một
cách tốt hơn thông qua trị chơi, nó đem lại cho trẻ hào hứng khi tham gia học
tập là nấc thang mang đến cho trẻ những bài học giáo dục một cách tự nhiên,
khơng gị bó, khơng mang tính giáo huấn bắt buộc. Trong đó góp phần cho trẻ
được lựa chọn tìm tịi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương
thức tốt nhất để tổ chức trò chơi âm nhạc nhằm giải trí nhưng khơng nhảm nhí
để trẻ được thỏa mãn học mà chơi, chơi mà học.
2.3.5. Tổ chức tốt các loại tiết học giáo dục âm nhạc ở trường mầm non
Xác định lựa chọn nội dung trong tâm của các loại tiết dạy phù hợp với
trẻ.
Mỗi hoạt động âm nhạc trong chương trình giáo dục mầm non mới đều
giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Đối với tiết dạy hát thì phải dạy trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, nhịp điệu,
tiết tấu của bài hát.
Tiết tổng hợp đòi hỏi kỹ năng cao hơn truyền tải đến trẻ nhiều hơn, tất
nhiên nó phải phù hợp với khả năng của trẻ nhà trẻ
Tơi ln quan tâm đến kỹ năng hình thành trên tiết dạy, xác định nội dung
chính, nội dung kết hợp một cách rõ ràng có sự gắn kết đan xen hợp lý có tĩnh
có động.
10


Tùy vào tình hình của trường, lớp và tình hình thực tế của trẻ trong lớp tôi

đã chú trọng tổ chức từng loại tiết như sau:
* Với tiết học có nội dung chính là dạy hát:
Tơi hướng dẫn trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, đúng cao độ, trường độ thông
qua việc hát cho trẻ nghe để cảm nhận được giai điệu bài hát, dạy trẻ dưới nhiều
hình thức khác nhau như: Hát cùng cơ, hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Khi trẻ đã
thuộc cơ có thể hướng dẫn trẻ hát bằng các hình thức khác nhau như: hát to, nhỏ,
hát nối tiếp theo tay cô, cô hát lời trẻ hát âm
Ví dụ: Dạy hát bài “Một con vịt”
Tơi cho trẻ đi thăm trang trại ni vịt sau đó giới thiệu bài hát.
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, giới thiệu tác giả và nội dung bài hát.
Cho cả lớp hát cùng cơ 2 lần, cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
Khi tôi thấy trẻ đã thuộc thuần thục bài hát, tơi hướng dẫn trẻ hát bằng các
hình thức khác nhau như: hát to, nhỏ, hát nối tiếp theo tay cô, hát âm la, mi…
Ví dụ: Vận động bài hát “Sắp đến tết rồi”
Cô hát cho trẻ nghe 1 lần, giới thiệu tác giả và nội dung bài hát.
Cô hát lần 2 kết hợp vỗ nhịp bài hát bằng tay (thanh gõ) cho trẻ lắng nghe
quan sát, sau đó cho cả lớp hát 1 lần, trẻ hát lần 2 kết hợp vỗ nhịp, cơ cho tổ,
nhóm, cá nhân hát vận động vỗ tay, vỗ nhịp bằng dụng cụ âm nhạc theo nhịp bài
hát.
* Nếu là vận động múa:
Các động tác kết hợp lời ca và đúng điệu của từng động tác sao cho chuẩn
mực và phù hợp là một vấn đề mà giáo viên cần quan tâm, ở đây cô cần tạo điều
kiện để trẻ quan sát và khích lệ trẻ làm theo cơ.
Ví dụ: Dạy vận động bài hát “Cơ giáo như mẹ hiền ”.
Cô hát kết hợp vận động múa cho trẻ xem 1 – 2 lần.
Sau đó tơi hướng dẫn cho trẻ múa cùng cơ bằng nhiều hình thức khác
nhau. Di chuyển đội hình đi vịng trịn, cho trẻ đi vào đi ra, cho trẻ quay mặt vào
nhau, sau đó mới cho tổ nhóm, cá nhân tham gia hát múa.
Ngồi ra tơi cịn tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài hát đã học với các nội
dung, hình thức phong phú thu hút được sự hứng thú của trẻ để giúp trẻ tham gia

tích cực. Đây là hình thức biểu diễn đòi hỏi kỹ năng phải nâng cao như một
chương trình biểu diễn nghệ thuật nên tơi ln trú trọng đến đồ dùng, trang phục
lôi cuốn trẻ vào nội dung đề tài. Các nội dung ln hài hồ, đảm bảo vừa sức trẻ
để chương trình biểu diễn văn nghệ có sự sơi nổi, lơi cuốn tất cả trẻ cùng tham
gia hoạt động. Trẻ thể hiện các động tác nhún nhẩy, đung đưa các động tác múa,
vận động nhịp nhàng theo lời bài hát kết hợp các hình thức thi đua theo tổ, nhóm
cá nhân, chính vì vậy kết quả giờ dạy đạt chất lượng cao và từ đó trẻ cứ nghe
đàn, nhạc là trẻ lại cùng nhau đứng lên để hát, vận động.
2.3.6 . Làm đồ dùng, đồ chơi cùng trẻ bằng các phế liệu phù hợp với
từng chủ đề ,chủ đểm
Để tạo những đồ dùng,đồ chơi, trang phục bắt mắt cho trẻ tôi đã cùng trẻ
cùng trẻ dùng các loại giấy mầu ,vỏ chai nhựa ,vỏ hộp sữa , các loại hột hạt vòng ốc
biển ,vỏ lon bia ,viên sỏi ,…trẻ được mặc những bộ trang phục , những dụng
11


cụ âm nhạc bắt mắt do chính cơ và trị tự tay làm trang trí lên từ đó trẻ cảm thấy
phấn khởi và hứng thú với hoạt động của mình hơn trong giờ hoạt động âm nhạc
Ví dụ:Ở chủ điểm thế giới động vật trong giờ hoạt động góc tơi đã cùng trẻ làm
những chiếc mũ múa về các con vật ,hay nặn các con vật bé u thích .
tơi sẽ vẽ hình hoặc cắt dán cịn cho trẻ cầm bút tơ mầu bé thích hay phết hồ cơ
phụ giúp trẻ dán để tạo nên những sản phẩm xinh sắn của cơ và trị
Ở chủ điểm mẹ và những người thân u của bé thì tơi sẽ những tờ giấy
mầu tạo nên những bông hoa được cắt dán hay những hột hạt để xếp lên sản
phẩm như hạt na,hạt bưởi cơ có thể xếp lên những bộ trang phục dán trên viền
váy áo những hột hạt đính cườm thật đẹp mắt từ đấy cơ gợi ý cho trẻ làm gì để
tạo ra một bất ngờ như hát tặng hoặc biểu diễn những tiết mục hát múa tặng cho
mẹ cho người thân của bé .
Với tất cả những chủ đề mà lứa tuổi nhà trẻ đã thực hiện tôi luôn nêu ra
gợi ý cho trẻ muốn thực hiện tạo ra các phản phẩm do chính bàn tay các bé làm

nên với sự trợ giúp của cô và sau mỗi phản phẩm trẻ có thể tự cắt cho mình hoặc
cơ sẽ tạo cho trẻ một ký hiệu riêng biệt dán vào sản phẩm để trẻ biết được sản
phẩm đó mình vừa hồn thành xong
2.3.7. Công tác phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh.
Cho trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc là một hoạt động quan trọng và
cần thiết, đây là loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ.
Qua các cuộc họp tôi báo cáo và thống nhất với phụ huynh về nội quy của
nhà trường và lớp học, báo cáo kết quả học tập của các cháu cũng như khả năng
cá tính phát triển âm nhạc của trẻ cho từng phụ huynh. Khi họp tôi đưa ra một số
ý kiến thống nhất với phụ huynh về bộ môn giáo dục âm nhạc giúp gia đình hiểu
được trẻ đến lớp khơng đơn thuần chỉ là vui chơi mà trẻ cịn được trải nghiệm ở tất
cả các lĩnh vực phát triển, đặc biệt là phát triển âm nhạc cho trẻ là quan trọng.
Để giúp trẻ mạnh rạn, tự tin hơn để phát triển về năng khiếu âm nhạc vốn
có của mình cô cần làm tốt công tác tuyên truyền trực tiếp hàng ngày vào giờ
đón, trả trẻ, họp phụ huynh.
Ví dụ: Vào giờ đón, trả trẻ cơ mở đĩa cho trẻ xem, mở đàn cho trẻ nghe
giai điệu và giới thiệu với các bậc phụ huynh về những đĩa nhạc thiếu nhi để phụ
huynh về nhà cho trẻ xem thêm và cha mẹ của trẻ cũng thể hiện bài hát mà trẻ
thích cùng trẻ. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ,
giúp trẻ tự tin khi thể hiện bài hát mà mình u thích trước mọi người.
Tuyên truyền bằng cách tổ chức giờ giáo dục âm nhạc có ứng dụng cơng
nghệ thơng tin cho tất cả các bậc phụ huynh cùng dự để phụ huynh thấy rõ được
tầm quan trọng của môn giáo dục âm nhạc đối với trẻ thì phụ huynh sẽ có tinh
thần trách nhiệm cao hơn nữa trong cơng tác chăm sóc giáo dục con em mình
khi ở nhà. Như vậy kết quả của giờ hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ trở nên cần
thiết đạt kết quả cao hơn.

12



( Hình ảnh cơ cùng trị chuyện với trẻ về nội dung chủ đề trước khi cho
trẻ hoạt động)

13


Trong giờ học vận động, tôi cũng kết hợp với âm nhạc, giúp trẻ hứng thú
hơn trong vận động của mình.

( Hình ảnh minh hoạ cơ và trẻ HĐ vận động kết hợp với âm nhạc)
Ngồi ra tơi cịn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những
bài hát hay có nội dung hình ảnh phù hợp với trẻ, ngồi chương trình để dạy trẻ
hát và ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện của lớp, phòng âm
14


nhạc của trường. Đặc biệt các bậc phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em
mình mạnh rạn tự tin hơn rất nhiều
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi vận dụng các biện pháp trên vào gần cuối năm học 2018- 2019 đã
thu được kết quả như sau :
Tổng
Mức độ của trẻ
STT
Khả năng của trẻ
Đạt
Tỷ lệ
Chưa
Tỷ lệ
số trẻ

đạt
1 Trẻ thuộc lời bài hát
20
20/20
100
0
2 Trẻ vận động thành
20
18/20
90
2/20
10
thạo Theo lời bài hát.
20
19/20
95
1/20
5
3 Trẻ tích cực, hứng thú
tham gia hoạt động âm
nhạc.
4 Trẻ cảm nhận và thể
20 17/20 85 3/20 15
hiện bài hát theo cô
Qua kết quả thực nghiệm lần 2 vào cuối năm học 2018-2019 tôi nhận thấy
hầu hết trẻ đều rất thích hoạt động giáo dục âm nhạc, thấy kết quả đạt được rất
khả quan, tỷ lệ trẻ đạt tăng lên rõ rệt, trẻ chưa đạt khơng cịn nữa. Tôi nhận thấy
trạng thái của trẻ khác hẳn với tiết tôi thực nghiệm lần trước, trẻ sôi nổi hào
hứng hơn. Khi kết thúc tiết học trẻ vẫn còn luyến tiếc vẫn đang còn hứng thú
như muốn tiếp tục tham gia khơng cịn sự ngại ngùng hay nhút nhát nữa, trái lại

trẻ hát rõ rang mạch lạc ít nói ngọng hơn , nói dài từ hơn, rõ lời, đúng giai điệu
thể hiện được tình cảm, vận động đúng theo nhạc, động tác đẹp và khi nghe hát
trẻ thể hiện cảm xúc.
Quả thật khơng phải là dễ để có được một giờ hoạt động giáo dục âm nhạc
đạt được kết quả tốt, cơ giáo có vai trị quan trọng trong q trình cầm lái đưa trẻ
đến với thế giới âm nhạc ở lứa tuổi nhà trẻ này
Là một người giáo viên tơi phải tích cực học hỏi nghiên cứu tìm ra các
biện pháp, phương pháp dạy cho phù hợp nhất đối với trẻ.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Qua các biện pháp trên giờ giáo dục âm nhạc trở nên sinh động thoải mái,
trẻ học hứng thú và tích cực hơn, cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn linh
hoạt và nhanh nhẹn hơn.
Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú với môn giáo dục âm nhạc là điều mà
giáo viên nào cũng mong đạt được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện
pháp lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với
trẻ.Chính vì thế qua mơt thời gian dài nghiên cứu tài liệu và áp dụng một số biện
pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
- Muốn giờ hoạt động âm nhạc đạt chất lượng, cô phải nghiên cứu kỹ bài
dạy, soạn giáo án tốt.
15


- Cơ giáo phải có trình độ chun mơn vững vàng, có khả năng vận dụng
phương pháp giáo dục sáng tạo và tìm ra các hình thức tổ chức hoạt động phong
phú, đa dạng và linh hoạt phù hợp với trẻ.
- Biết kết hợp lồng ghép tích hợp các nội dung một cách khéo léo, tạo sự
thoải mái cho trẻ trong giờ hoạt động, giờ học sẽ nhẹ nhàng sinh động và đạt kết
quả cao hơn.

- Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp, trường để có đầy đủ các thể loại
nhạc cần thiết phục vụ cho hoạt động ca hát của cơ và trẻ.
- Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng
các thủ thuật như trò chơi,câu đố, thơ ca, hị vè…
- Ln rèn luyện cho trẻ có thói quen học tập tốt, luôn tiến hành rèn luyện
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo trong phong cách biểu diễn khi thể hiện các
tác phẩm âm nhạc.
- Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà
trường để cùng chăm sóc giáo dục trẻ, chú ý quan tâm đi sâu bồi dưỡng trẻ mọi
lúc mọi nơi trong các hoạt động giáo dục âm nhạc hàng ngày để giáo dục trẻ
một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khă năng của từng cá nhân trẻ.
2. Kiến nghị.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP:
- Cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục,
hay tổ chức các hội thi của các bé độ tuổi nhỏ.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động mẫu để giáo viên có điều kiện học
hỏi đúc kết kinh nghiệm.
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương để đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng đồ chơi, tổ chức tiết dạy thực hành theo
chương trình giáo dục mầm non mới có ứng dụng cơng nghệ thông tin.
* Đối với giáo viên.
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tâm với nghề, nhiệt tình
trong cơng việc, thường xun tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun
mơn.
- Thường xun tham khảo tài liệu, ln có ý thức học hỏi, nắm chắc hiểu
biết về môn giáo dục âm nhạc.
Trên đây là một số kinh nghiệm và đề xuất rút ra từ cá nhân tôi, nhằm
nâng cao hiệu quả cho hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng

tuổi. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp
để ngày càng có những biện pháp tốt nhất áp dụng vào phương pháp giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Sầm sơn,ngày 10 tháng 02 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
16


người khác.
Người viết

Lê Thị Chính

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu bồi dưỡng hè.
2. Tạp chí Giáo dục Mầm non
3. Giáo dục âm nhạc: Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 2008.
4. Sách phương pháp giáo dục âm nhạc NXB Phạm Thị Hoà.
5. Sách trẻ Mầm non ca hát (Tuyển tập bài hát mẫu giáo) Vụ GDMN- NXBÂm nhạc 2002.
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3-36 tháng tuổi.
7. Tuyển tập trò chơi bài hát, thơ truyện trẻ nhà trẻ từ 3-36 tháng tuổi.theo các chủ đề.

18




×