Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chữa viêm khí phế quản mạn tính bằng hoa quả ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.91 KB, 5 trang )

Chữa viêm khí phế quản mạn
tính bằng hoa quả

Bệnh viêm khí phế quản mạn tính là do ho kéo dài gây ra, ho có đờm, bệnh biểu
hiện chủ yếu ở hệ thống hô hấp, hay gặp ở người có tuổi. Bệnh gây nhiều trở ngại
khó khăn trong sinh hoạt cũng như làm mất sức lao động của bệnh nhân.
Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh khí phế quản mạn tính bằng các loại
hoa quả sẵn có, dễ thực hiện.
Bài 1: Bột quýt hồng (quýt tàu khô) 10g, bột gạo 500g, đường trắng 200g. Lấy bột
quýt hồng và đường trắng cho vào trong hộp đảo đều. Trải một lớp vải sạch lên
lồng hấp, cho bột gạo lên, để lửa to hấp nửa tiếng, lấy ra để nguội dùng dao ép bột
gạo chín, rắc bột quýt hồng, đường lên, lại cho một lớp bánh bột gạo, ép xuống,
lấy dao cắt thành miếng nhỏ là có thể ăn được.

Tác dụng: Kiện vị tiêu thức ăn, trị ho đờm, có thể phụ trợ trị ăn không ngon
miệng, tiêu hóa không tốt, ho nhiều đờm.

Bài 2: Gà mái non 1 con, quýt hồng (khô) 25g, nõn rau cải dầu 100g, gia vị hành
gừng vừa đủ. Quýt hồng ngâm nước ấm, rửa sạch đất cát, rau cải dầu cắt nõn rửa
sạch, sau khi luộc để nguội. Hành thái đoạn, gừng thái miếng mỏng. Gà mái vặt
lông, bỏ ngũ tạng, rửa sạch, cho gà vào nồi ngập nước, đun sôi bỏ bọt, cho quýt
hồng, hành, gừng, để lửa nhỏ ninh 3 - 4 tiếng, khi thấy gà nhừ, cho gia vị và rau đã
luộc qua vào, bỏ hành gừng ra, đợi sôi thêm 2 lần thì có thể ăn được.

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh phổi ức hỏa, thích hợp dùng cho những người
già khí đoản, phổi nhiệt ho...

Bài 3: Quất vàng 300g, đường cát 300g. Quất vàng rửa sạch, bỏ hạt, ép bẹp, lấy
đường trắng ướp 1 ngày, sau đó cho vào nồi nấu đến khi khô nước, cho ra đĩa để
nguội, lại cho đường trắng vào phơi khô, ăn mấy quả trước và sau khi ăn cơm.


Tác dụng: Khai vị tiêu thức ăn, nhuận phổi hóa đờm. Vỏ quất vàng khai vị nhuận
khí, tiêu thức ăn hóa đờm, trong chứa dầu, có tác dụng kích thích đường tiêu hóa,
có lợi cho vị trưởngvà bài ra khí, có thể thúc đẩy dịch vị bài tiết, trợ tiêu hóa, có
thể kích thích đường hô hấp, khiến bài tiết dịch tăng, làm loãng dịch đờm. Ruột
quả khai vị lý khí, trị ho nhuận phế.

Bài 4: Quả trám tươi 50g, quả mơ 10g, đường trắng vừa đủ. Quả trám, quả mơ bổ
ra, cho nước vào đun 20 phút, bỏ bã lấy nước, lấy đường trắng làm gia vị, có thể
dùng trám khô 10g, uống thay trà.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, lợi yết hầu. Quả mơ
có vị chua chát, tính bình, tác dụng hóa đờm trị ho, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, có
thể tiêu đờm. Quả mơ kết hợp với quả trám có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi
bổ sức khỏe, nhuận táo, thường xuyên uống có thể lợi yết hầu nhuận họng, những
người họng đau sưng, ho đờm, giọng không trong uống rất tốt.

Bài 5: Đơn bì (mẫu đơn bì) 50g, hạnh nhân 50g, đường phèn vừa đủ. Lấy 2 vị trên
nghiền nhỏ, cho đường vừa đủ, uống vàobuổi sáng, buổi tối mỗi lần 9g, một liệu
trình là 10 ngày.

Tác dụng: Khử đờm trị ho, thích hợp dùng trị bệnh viêm phế quản mạn tính.

Bài 6: Quả la hán 20g, nước 500ml. Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại,
ngâm 30 phút, uống ấm.

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh nhiệt nhuận phế.

Bài 7: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1-2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng,
rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào,
gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn.


Tác dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.

Bài 8: Hạnh nhân 20 hạt, thạch vĩ 30g, đường phèn 15g. Hạnh nhân bỏ vỏ, áo,
nghiền nhỏ và cho cùng thạch vĩ vào nồi, cho 2 bát nước nấu đến khi còn 1 bát, bỏ
bã thuốc cho đường phèn vào, đợi đường tan thì uống.

Tác dụng: Hóa đờm định suyễn.

Bài 9: Quả la hán nửa quả, hồng khô 2-3 quả, một chút đường phèn. Lấy quả la
hán rửa sạch và quả hồng khô, cho 2 bátnước sắc còn 1 bát, cho ít đường phèn, bỏ
bã, một ngày chia 3 lần uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt khử hóa đờm, trị ho suyễn.

Bài 10: Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn một chút. Lấy ý dĩ nhân nấu
cháo, đợi khi gần chín cho hạnh nhân vào, để lửa nhỏ nấu đến khi chín, cho đường
phèn, ăn vào buổi tối, sáng.

Tác dụng: Hóa đờm bình suyễn.

×