Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đảng bộ huyện phú xuyên hà nội lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN KHÁNH LINH

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN KHÁNH LINH

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 8229015

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2020




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ XUYÊN ...............................................17
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .....................................................................................17
1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................17
1.1.2. Những tài nguyên chủ yếu của huyện Phú Xuyên.....................................19
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ........................................................................................20
1.3. ĐIỀU KIỆN VĂN HỐ - XÃ HỘI .....................................................................23
1.4. THỰC TRẠNG NƠNG THƠN CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN TRƯỚC
NĂM 2010 ........................................................................................................25
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................28
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019 .......................29
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................29
2.1.1. Chủ trương của Đảng ...............................................................................29
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng nông
thôn mới .................................................................................................34
2.2. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..............................................................................36
2.2.1. Xây dựng, đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới ..................................36
2.2.2. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể .......................................................................39
2.2.3. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo và hình thành đề án xây dựng nơng thơn mới.........46
2.2.4. Huyện uỷ chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản thực hiện
xây dựng nông thôn mới .........................................................................53
2.2.5. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương xây dựng nông thơn mới ...........55
2.3. KẾT QUẢ Q TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI...........................................................................................57

2.3.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới............................57


2.3.2. Về công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi .......................................................................................... 64
2.3.3. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nơng thơn ......... 65
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................67
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................68
3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2019) .....................................68
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................68
3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................71
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG
BỘ HUYỆN PHÚ XUN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NƠNG THÔN
MỚI (2010 - 2019) ............................................................................................74
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................80
KẾT LUẬN .......................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................84
PHỤ LỤC...........................................................................................................................91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Nghĩa chữ viết tắt

1


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HTX

Hợp tác xã

5

KT-XH

Kinh tế - xã hội

6


MTTQ

MTTQ

7

NTM

Nông thôn mới

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

THCS

Trung học cơ sở

10

THPT

Trung học phổ thông

11


UBND

Ủy ban nhân dân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn đã
được trích dẫn rõ nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu có vấn đề gì tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Trần Khánh Linh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và lịng tri ân sâu sắc đến các thầy cơ, đặc
biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các
đồn thể chính trị - xã hội huyện Phú Xun đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
hồn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan chủ quản,
bạn bè, đồng nghiệp và các học viên trong lớp đã ủng hộ, tạo điều kiện và
cùng sát cánh tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện để tơi có thời gian học
tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Trần Khánh Linh


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai
trị quan trọng của nơng nghiệp, nơng thơn và coi đây là điều kiện quan trọng
để tiến hành công nghiệp hố đất nước:
Nước ta là một nước nơng nghiệp..., muốn phát triển cơng nghiệp, phát
triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu không phát triển
nông nghiệp thì khơng có cơ sở phát triển cơng nghiệp vì nông nghiệp cung
cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của cơng
nghiệp làm ra [42, tr.635].
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNH, HĐH) trên đất nước ta
được tiến hành trong điều kiện có những vận hội lớn: mở cửa, hội nhập kinh
tế với khu vực và quốc tế, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tạo thời
cơ đi tắt đón đầu, thu hút vốn đầu tư, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước để phát triển. Tuy nhiên, đất
nước ta cũng đứng trước khơng ít nguy cơ, thách thức lớn, đó là những tác
động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, của kinh tế thị trường...
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế gắn với chương trình xây
dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nhân dân được Đảng xác định
là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH). Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, đòi hỏi Đảng phải
tự đổi mới và chỉnh đốn, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, để Đảng
có đủ năng lực lãnh đạo chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... biến những mục

tiêu CNH, HĐH đất nước thành hiện thực, tiến đến mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm phát triển tối đa tiềm
năng, thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn và đời sống nhân dân. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh:


2
Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn có tầm chiến lược quan trọng. Phải ln ln coi trọng đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn hướng tới xây dựng
một nền nơng nghiệp hàng hố lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao... Gắn phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội
[18, tr.191].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Nghị Quyết số 26NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
(Khoá X) “Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”, trong đó xác định nhiệm
vụ xây dựng NTM được xem là trọng tâm. Đây là nghị quyết chun đề có
vai trị quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, là cơ sở quan trọng để các
địa phương trong cả nước tiến hành thực hiện.
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đơ, nằm ở phía Nam
thành phố Hà Nội. Huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM, tuy đã được khai
thác nhưng còn nhiều mặt hạn chế chưa phát triển tương xứng với thế mạnh.
Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người dân chưa cao; cơ sở hạ
tầng còn nhiều hạn chế; kinh tế - xã hội chậm đổi mới; chưa hình thành được
nhiều mơ hình phát triển kinh tế mới; tình hình an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội cịn tồn tại nhiều bất ổn như việc xuất hiện đạo lạ; tình trạng cờ
bạc... Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới,
Huyện uỷ Phú Xuyên phải luôn coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế

nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong q trình thực hiện CNH, HĐH nơng
nghiệp, nơng thơn.


3
Với cách tiếp cận trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Phú Xuyên
(Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019” làm
luận văn thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng NTM luôn được các cấp uỷ
đảng quan tâm thực hiện nghiêm túc. Vấn đề xây dựng NTM đã được tiến
hành nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của nhiều cơng
trình khoa học đã được đăng tải trên các sách, đề tài khoa học, luận án, luận
văn và trên các tạp chí:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Cơng trình “Một số vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn ở các
nước và Việt Nam”, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong cơng trình này,
các tác giả đã nghiên cứu về vai trị của nơng dân, thiết chế nông thôn ở một
số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền
thống ở Việt Nam [48].
Hanho Kim, Yong-Kee Lee (2004) trong bài: “Cải cách chính sách
nơng nghiệp và điều chỉnh cấu trúc” khi phân tích chính sách nơng nghiệp
qua các thời kỳ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã cho rằng cả hai nước này đều đã
trải qua thời kỳ dài bảo hộ nông nghiệp và an ninh lương thực được đề cao,
sau đó là chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới thị trường nhằm tăng năng suất lao
động và tính cạnh tranh của nông nghiệp trong nước, đồng thời phát triển
khu vực nơng thơn khơng cịn chênh lệch q xa so với thành thị. Trong cả
hai thời kỳ này, vấn đề đầu tư các nguồn lực và tạo cơ chế quản lý các nguồn
lực có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo động lực cho sự phát triển của khu

vực nông thôn [22].
Pascal Bergeret, “Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam mười
năm hợp tác nông nghiệp trong khu vực sơng Hồng” (2005), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách bao gồm 7 chương, chia ra làm hai phần. Thông


4
qua phần thứ nhất, tác giả Pascal Bergeret đã đề cập đến những chuyển biến
đang diễn ra ở Việt Nam dưới con mắt của một quan sát viên nước ngoài đang
sống và làm việc ở Việt Nam. Trong đó, chương 1 dành sự chú ý đặc biệt đến
những biến chuyển ở nông thôn, chương 2 dành để nghiên cứu cấu trúc của
chế độ hiện hành, nghiên cứu về Đảng và chính sách, chương 3 đề cập đến
những thách thức đối với phát triển địa phương, dựa trên những nghiên cứu
của các chuyên gia chuyên về Trung Quốc để so sánh một số điểm của Trung
Quốc với Việt Nam. Phần thức hai là tổng hợp những kiến thức, đánh giá của
tác giả về chương trình sơng Hồng, bao gồm 3 nội dung đó là chương trình
sơng Hồng - lịch sử một quan hệ hợp tác, chương trình sơng Hồng hoạt động
và sự thâm nhập của chương trình sơng Hồng: Địa phương và phát triển.
Chương cuối cùng trong cuốn sách tác giả đã đề cập đến các bài học kinh
nghiệm rút ra từ một thử nghiệm [50].
Thomas Dufhues và Halle (2007) trong nghiên cứu “Đánh giá tài chính
nơng thơn: Thị trường tài chính nơng thơn ở miền Bắc Việt Nam“(Accessing
rural finance: The rural financial market in Northern Vietnam) đã nghiên cứu
sự biến đổi của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam và sự liên quan của
hệ thống này tới thị trường tài chính ở vùng nơng thơn miền Bắc Việt Nam,
nhóm tác giả cũng thơng tin và chỉ rõ các chính sách của ngân hàng với
những người nghèo, đồng thời đề cập đến việc tiếp cận của các hộ gia đình
nơng thơn đối với tín dụng ở miền Bắc Việt Nam [61].
Cơng trình “Vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn - kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm thế giới” do Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.

Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong q trình cơng nghiệp hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế [46].


5
Cơng trình “Vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn - Kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
[47]. Nội dung cuốn sách bao gồm các tham luận của các nhà nghiên cứu lý
luận và thực tiễn trong hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng
thơn trong q trình cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Phạm Anh, Văn Lợi (2011) trong bài “Xây dựng nông thôn mới: Bài
học và kinh nghiệm từ Trung Quốc” đã đi đến nhận định các nguồn lực thực
hiện chương trình phát triển nơng thơn tập trung từ nguồn ngân sách Trung
ương và ngân sách địa phương, một phần là huy động từ dân và các nguồn lực
xã hội khác. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy
lợi…, một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Tuy nhiên, trong bài chưa đề cập
chi tiết đến từng nguồn cụ thể đã đóng góp như thế nào cho quá trình xây
dựng NTM ở các địa phương [1].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Đề tài khoa học và sách
- Đề tài khoa học:
Nguyễn Tiến Định (2010), trong đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề
xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng núi phía Bắc tham
gia xây dựng nơng thơn mới” tác giả đã nêu các lĩnh vực người dân tham gia
và các yếu tố xác định mức độ tham gia được áp dụng bao gồm: Được tham
gia vào các cuộc họp dự án (nhưng không được ra quyết định), được tham gia
vào quá trình ra quyết định, tham gia thi công thực hiện (tham gia bằng ngày
công lao động trực tiếp hoặc gián tiếp), được tham gia vào giám sát dự án,

được tham gia quản lí bảo dưỡng cơng trình. Tác giả cho rằng sự tham gia của
người dân có tác động đến chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực xây
dựng cơng trình hạ tầng trên các khía cạnh: giảm chi phí đầu tư xây dựng


6
cơng trình, giảm chi phí đầu tư ngân sách, góp phần đảm bảo chất lượng cơng
trình và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân [20].
Nguyễn Ngọc Luân (2011), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên
cứu kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nơng thơn
mới nhằm đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng nông thôn mới”,
đã khẳng định vai trò tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM là đặc
biệt quan trọng, có tính quyết định cho sự thành cơng của chương trình [41].
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những
vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” năm 2013 của TS. Hoàng Sỹ Kim. Đề
tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng của quá trình xây
dựng NTM ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, tìm ra được những vấn đề cần
phải giải quyết đối với quản lý nhà nước về NTM, đồng thời đưa ra các nhóm
giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra [37].
Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho rằng
những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương
trình giai đoạn 2011 - 2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng
trông chờ vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn
chế của ngân sách địa phương... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong
đó có giải pháp cụ thể hồn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn
trong thời gian tới [21].
- Sách:
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nơng thơn để cơng nghiệp

hố, hiện đại hố nơng thơn, nơng nghiệp nước ta” của tác giả Nguyễn Văn
Trung. Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra một số mơ hình, kinh nghiệm và
chính sách phát triển thanh niên nông thôn trên cơ sở phân tích vị trí của
nơng thơn và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cũng như phân


7
tích tình hình nghề nghiệp; việc làm của thanh niên nơng thơn và vai trị của
họ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động xây dựng
NTM [64].
Hồng Vinh với ấn phẩm “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hố, nơng thơn,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia (1998) [70]. Tác
giả đã tổng hợp các bài viết các vấn đề liên quan đến các nội dung CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ví dụ, trong bài
viết “Vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp và nông thôn” do
PTS. Phạm Viết Muôn, Nguyễn Văn Phúc đã đặt ra các vấn đề như: Vì sao
phải thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thế nào là CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn và đã nêu ra một vài suy nghĩ về thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong bài viết: “Nông thơn trong q trình
cơng nghịêp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn” của Phạm Xuân Bá
đã luận bàn về vấn đề cơng nghiệp nơng thơn, từ đó đề ra các biện pháp kiến
nghị nhằm phát triển công nghiệp nông thôn bởi công nghiệp nông thôn là
một bộ phận của cơng nghiệp nói chung. Nguyễn Chí Mỳ, Hồng Xn
Nghĩa, “Bốn hướng đột phá chính sách nơng nghiệp nơng thơn và nông dân
trong giai đoạn hiện nay”, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà
Nội, xuất bản năm 2008 [43]. Theo các tác giả, nền nông nghiệp Việt Nam
hiện nay muốn chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống lên nền nơng nghiệp
tiên tiến phải có những bước đột phá về các chính sách nơng nghiệp, nơng
thơn, nơng dân và cụ thể là bốn đột phá lớn, thứ nhất: Là đột phá trong quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp, thứ hai: Đột phá trong nâng cao sức cạnh

tranh của hàng hóa nơng sản, hồn thiện cơ chế lưu thông, thứ ba: Đột phá
trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thứ tư: Hỗ trợ cho nông
dân phù hợp với WTO.


8
Cuốn sách “Con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp,
nông thôn” của tác giả Chu Hữu Quý và PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, do Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2001. Trong tác phẩm, tác giả đã phân tích
khá sâu sắc một số nội dung về q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn
trong q trình phát triển đất nước. Tác giả đề cập đến các yếu tố phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn ở nước ta như: dân số, lao động, việc làm, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và
xóa đói giảm nghèo [55].
Nguyễn Danh Sơn (2010), “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội. Trên cơ sở những vấn đề lý luận phổ biến của bước
chuyển hóa từ nước lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp thành một nước công
nghiệp hiện đại và đưa ra kinh nghiệm của quốc tế để giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nơng thơn trong q trình phát triển đất nước theo hướng
hiện đại. Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn của nông
nghiệp, nông dân, nông thơn trong những năm đổi mới, từ đó đã định hướng
những giải pháp chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân giai đoạn 2011 - 2020 ở Việt Nam [58].
Vũ Văn Phúc (Chủ biên) Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012. Cuốn sách là tập hợp
những cơng trình nghiên cứu, các bài viết của lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Cuốn sách đã trình bày những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế
về xây dựng NTM, thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. Trong đó có bài
viết của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên về vấn đề xây dựng

NTM với tiêu đề Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai chương trình
xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên [52].
* Luận án, luận văn


9
Nguyễn Quế Hương (2013), Cơng trình nghiên cứu: “Một số giải pháp
tăng cường thu hút sự tham gia, đóng góp của người dân vào chương trình
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà
Nội” cho rằng xây dựng NTM là chương trình có cách tiếp cận và triển khai
thực hiện khác với các chương trình phát triển nơng thơn trước đây, đó là tiếp
cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia, lấy người dân làm trung tâm, người
dân là chủ thể, do vậy vấn đề nâng cao vai trò của người dân, thu hút sự tham
gia đóng góp của người dân vào chương trình này là vấn đề then chốt quyết
định sự thành cơng của chương trình. Theo tác giả, sự sẵn lịng tham gia đóng
góp của người dân chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là: Mức độ
người dân được tham gia ra quyết định và trực tiếp tham gia vào các hoạt
động cụ thể của chương trình và chất lượng của công tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động nhân dân [36].
Nguyễn Văn Hùng (2015), Xây dựng nông thôn mới trong phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Bảo vệ tại Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đã đánh giá tổng quan tình
hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng
NTM trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh, thực trạng xây
dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, phương hướng và
giải pháp xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2020 [28].
Luận án Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình (2015), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Bảo vệ tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Trần Hồng Quảng thông qua việc

nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh tế nông thôn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh
Bình, thực trạng kinh tế nơng thơn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình từ năm
2008 đến năm 2013 đã đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế
nơng thơn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Những nghiên cứu


10
đó đã cung cấp cho tác giả một số giải pháp hữu ích để phát triển kinh tế nơng
thơn tại thành phố Thái Nguyên [54].
Trương Thị Bích Huệ (2015) trong cơng trình nghiên cứu:“Quản lý
nguồn vốn cho cơng tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh”, đưa ra
nhận định: để thực hiện Chương trình xây dựng NTM địi hỏi nguồn vốn rất
lớn, nhất là đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông
thôn. Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn xây dựng NTM cần thực hiện
tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết tốn, cơng tác kiểm
tra giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản
hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra, giám sát của các cấp các
ngành cũng hết sức quan trọng [27].
Lê Sỹ Thọ (2016) trong cơng trình: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đã
làm rõ cơ sở khoa học về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng NTM. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng những vấn đề đang đặt ra
trong huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM trên địa
bàn Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng NTM, góp phần thực hiện thành cơng chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn Hà Nội. Nhưng luận án chỉ đề cập đến việc huy động
và sử dụng vốn đầu tư cho riêng nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng trong
quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM.
* Tạp chí
Thêm vào đó, cịn có rất nhiều các bài báo trên các tạp chí có đề cập

đến vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này (2001 - 2013).
Trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 11, Hồng Xn Nghĩa có bài viết “Đột
phá trong chính sách nơng nghiệp, nơng thơn giai đoạn hiện nay”. Trong bài
viết, tác giả đã đề cập đến những chính sách mới trong q trình phát triển


11
nơng nghiệp, nơng thơn. Những chính sách đó đã tạo ra những bước đột phá
quan trọng trong quá trình xây dựng NTM [44].
Tác giả Phạm Quốc Doanh “Chính sách đất đai và vấn đề nông dân
không đất để thực hiện cơng nghiệp hóa nơng thơn ” đăng trên tạp chí nghiên
cứu Kinh tế, số 6, đã nêu rõ về quá trình chuyển dịch kinh tế nơng thơn theo
hướng CNH, HĐH khi bước vào xây dựng NTM. Trong đó đặc biệt nhấn
mạnh yếu tố đất đai. Bởi đối với kinh tế nơng nghiệp thì tư liệu sản xuất đất là
vơ cùng quan trọng. Nếu khơng có đất thì người nơng dân khơng thể canh tác
sản xuất được. Chính vì vậy trong q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp thì
đưa ra chính sách đất đai hợp lý là rất cần thiết [13].
Tác giả Mai Thị Thanh Xuân đưa ra “Một số giải pháp thúc đẩy cơng
nghiệp hố - hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay” trên
tạp chí Giáo dục Lý luận, số 11 - 2001 là một sự tổng kết những thực trạng
của nông nghiệp, nông thơn và nơng dân. Chính từ sự tổng kết đó, tác giả đã
đưa ra những giải pháp để khắc phục thực trạng và phát huy mọi mặt của đời
sống cư dân nơng thơn... Ngồi ra, vấn đề xây dựng NTM cịn được đề cập
trên rất nhiều tạp chí, cơng thơng tin điện tử của các địa phương trên khắp cả
nước [71].
Đồn Phạm Hà Trang (2011), trong bài “Xây dựng nơng thôn mới: Vấn đề
quy hoạch và huy động các nguồn tài chính” cho rằng ở nước ta trong giai đoạn
đầu xây dựng NTM, vốn ngân sách đóng vai trị rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà
và niềm tin để huy động các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, xuất phát điểm
của mỗi xã sẽ rất khác nhau, cần phải tính tốn kỹ để có chương trình huy động

vốn phù hợp với điều kiện riêng của mỗi địa phương [63].
Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nơng thơn
trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá”, 2011, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Ấn phẩm là sự tổng hợp các bài viết của
các tác giả về những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá


12
trình CNH, HĐH. Chẳng hạn, PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan đề cập vấn đề đào
tạo nghề cho nông dân - yêu cầu cấp bách của quá trình CNH, HĐH. Thạc sĩ
Nguyễn Thị Thúy Hằng với bài viết về cơ cấu kinh tế nông thôn và sự cần
thiết cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay.
PGS,TS Trần Kim Đỉnh đã đề cập đến vai trị của giai cấp cơng nhân trong
q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn,… Tóm lại, cùng với q trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam là hàng loạt các vấn đề nảy
sinh đòi hỏi cần giải quyết một cách đồng bộ thì Việt Nam mới thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nguyễn Thành Lợi (2012) trong bài: “Xây dựng nông thôn mới của Nhật
Bản và một số gợi ý cho Việt Nam” cho rằng Nhật Bản đã rất sáng tạo trong
q trình phát triển nơng thôn khi xác định nhiệm vụ trọng tâm theo từng giai
đoạn: Trong giai đoạn đầu Nhà nước tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xây
dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường các khoản cho vay từ các quỹ tín dụng nơng
nghiệp của Chính phủ và các phương thức hỗ trợ đặc biệt; Sang giai đoạn hai,
chính sách tập trung vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống
của người dân; Giai đoạn 3 hướng tới việc lựa chọn ra những sản phẩm độc
đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển [40].
Có thể thấy những cơng trình trên chủ yếu nghiên cứu về nơng nghiệp,
nơng dân và NTM nói chung và NTM nói riêng của Việt Nam. Đặc biệt các
vấn đề về xây dựng NTM được các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập
ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên

cứu về vấn đề “Đảng bộ huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019” một cách có hệ thống. Luận văn
làm rõ những vấn đề lý luận (khái niệm nông thôn; NTM; quan điểm của
Đảng về xây dựng NTM...); làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú
Xuyên đối với quá trình xây dựng NTM; chỉ ra những vấn đề thực tiễn như
thực trạng xây dựng NTM của huyện Phú Xuyên; chỉ ra ưu, khuyết điểm,


13
nguyên nhân. Làm rõ một số bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ
huyện Phú Xuyên lãnh đạo xây dựng NTM. Chính vì vậy việc chọn đề tài trên
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình Đảng bộ huyện Phú
Xuyên lãnh đạo xây dựng NTM,
- Sự lãnh đạo của Huyện uỷ Phú Xuyên đối với quá trình xây dựng
NTM .
- Đánh giá ưu, khuyết điểm, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình xây dựng NTM.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận (khái niệm nông thôn; NTM; quan điểm
của Đảng về xây dựng NTM...).
- Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Xuyên đối với quá
trình xây dựng NTM.
- Làm rõ những vấn đề thực tiễn như thực trạng xây dựng NTM của
huyện Phú Xuyên; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân.
- Làm rõ một số bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ huyện
Phú Xuyên lãnh đạo xây dựng NTM.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu Đảng bộ huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lãnh đạo xây
dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2019.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú
Xuyên trong quá trình xây dựng NTM.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Xuyên


14
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2019.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng NTM.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng quá trình Đảng bộ huyện
Phú (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng NTM; các báo cáo tổng kết của Huyện uỷ,
Uỷ ban nhân dân (UBND)... về xây dựng NTM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic;
- Phương pháp thống kê; điều tra khảo sát thực tế, phương pháp đối
chiếu so sánh, phương pháp chuyên gia; phương pháp tổng hợp và phân
tích,...
6. Những đóng góp về mặt khoa học
- Làm rõ khái niệm xây dựng NTM ở huyện Phú Xuyên.
- Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Xuyên trong quá
trình xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2019.

- Luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo
xây dựng NTM của Huyện uỷ Phú Xuyên; Luận văn cũng có thể được dùng
làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện; cho cán bộ cấp cơ sở.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương:


15
Chương 1: Khái quát về huyện Phú Xuyên
Chương 2: Đảng bộ huyện Phú Xuyên lãnh đạo thực hiện xây dựng
nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm


16

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI


17
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ XUYÊN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đơ Hà Nội, nằm ở phía
Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40km; phía Bắc giáp

huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đơng
giáp sơng Hồng và huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n; phía Tây giáp huyện
Ứng Hịa, Hà Nội.
Huyện Phú Xun có 26 xã và 2 thị trấn gồm: Xã Bạch Hạ, Châu Can,
Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái,
Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến,
Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Thụy Phú, Tri
Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Văn Nhân, Vân Từ và thị trấn Phú Minh, thị
trấn Phú Xun.
Trên địa bàn huyện có trên 30 km sơng chảy qua đó là sơng Hồng, sơng
Nhuệ, sơng Duy Tiên, sơng Lương, sơng Vân Đình. Huyện Phú Xun có hệ
thống giao thơng rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài gần 12 km
chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp
Vân - Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Quốc
lộ 1A dài 12 km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.
Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam của Thủ đơ Hà
Nội, huyện Phú Xun có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và là
địa bàn tiêu thụ một khối lượng đáng kể hàng tiêu dùng ở nội thành. Bên cạnh
đó, khu vực nơng thơn Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà
Nội là trung tâm đâu não của đất nước.


18
Trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến 2030 khu đô thị Phú Xuyên - Phú
Minh thuộc năm đô thị vệ tinh của Hà Nội, đây là một điều kiện rất thuận lợi
để Phú Xuyên phát triển kinh tế - xã hội, có thể bắt kịp sự phát triển chung
của toàn Thành phố về kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới huyện Phú Xuyên
nên tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng,... thu hút đầu tư để đẩy

mạnh nền kinh tế phát triển.
Huyện Phú Xuyên được chia thành 2 vùng diện tích: Vùng phía Đông
đường 1A gồm thị trấn Phú Minh và các xã: Văn Nhân, Thụy Phú, Nam
Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh
Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Đại Xun. Đây là các xã có địa hình cao hơn mực
nước biển khoảng 4 m. Vùng phía Tây đường 1A gồm thị trấn Phú Xuyên và
các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên
Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú
Yên, Châu Can. Do địa hình thấp, trũng và khơng có phù sa bồi đắp hàng
năm, đất đai có độ chua cao nên cây trồng chủ yếu là lúa 2 vụ.
Huyện Phú Xun có khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khơ hanh. Mùa
nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khơ hanh có các thời kỳ
chuyển tiếp khí hậu vào cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa khơ hanh tạo ra một
nền khí hậu 4 mùa: Xn, hạ, thu, đơng. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm
23,5°c, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4°c. Nhiệt độ cao có thể tới
40°c vào mùa hạ. Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 1700 mm, năm cao nhất
đạt tới 2000 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9,
mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mưa lớn và tập trung làm thiệt hại
đáng kể đến mùa màng của nhân dân. Huyện Phú Xuyên có số giờ nắng trung
bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Mùa hạ


×