Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.18 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG
CHĂM SĨC SỨC KHỎE VÀ PHỊNG BỆNH CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Tình
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non Bắc Lương
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THỌ XUÂN NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1: Lý do chọn đề tài:...........................................................................................1
1.2: Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:..........................................................2
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.........................................................2
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học:..............................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2
2.2. Thực trạng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và phịng bệnh cho trẻ trong


trường mầm non:.............................................................................................3
2.2.1.Đặc điểm tình hình:...................................................................................3
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:............................................3
2.2.3. Cơng tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe - ni dưỡng và phịng bệnh cho
trẻ trong nhà trường:................................................................................4
2.2.4. Kết quả của thực trạng trên:....................................................................5
2.3. Một số giải pháp của sáng kiến.......................................................................6
2.3.1. Tham mưu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi ,
đảm bảo đầy đủ theo quy định..................................................................6
2.3.2: Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ giáo viên - nhân viên
trong nhà trường:......................................................................................6
2.3.3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng
thực đơn, kế hoạch phối kết hợp khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo những
yêu cầu cần thiết........................................................................................8
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh, hiệu quả
đố với trẻ:................................................................................................11
2.3.5: Chỉ đạo thực hiện tốt việc phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh
dinh dưỡng và vệ sinh môi trường:.........................................................11
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm............................................................16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:............................................................................16
3.1. Kết luận:........................................................................................................17
3.2. Một số kiến nghị:..........................................................................................17


ắc nhở và hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân
như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại, tiểu tiện, biết tự chải đầu, đánh
răng, cất gối sau khi ngủ dậy.... Trẻ có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, luôn tôn
11



trọng người khác; không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử
dụng nước sạch, biết lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ chơi gọn gàng đúng quy định,
thực hiện tốt nhiệm vụ trực nhật của cá nhân mình.

(Hình ảnh trẻ tự phục vụ và vệ sinh cá nhân )

* Chỉ đạo thực hiện vệ sinh dinh dưỡng:
Để đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh dinh dưỡng thì Ban giám hiệu phải chỉ
đạo, kiểm tra về khâu chế biến, khâu tổ chức bữa ăn nhằm cung cấp cho trẻ các
chất dinh dưỡng, giúp trẻ khoẻ mạnh. Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng là đảm bảo an
toàn thực phẩm. Thực phẩm mua phải được kí hợp đồng và thu mua tận gốc.
Những thực phẩm rau, củ, quả các loại, động vật có giá cả hợp lý vừa tươi, vừa
ngon, vừa an toàn.
Những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ôi nhiễm là nguồn gây ra nhiều bệnh như:
ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn khác...
Chọn thịt, rau, quả tươi đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trẻ.
Các loại quả chín cần được rửa sạch trước khi cho trẻ ăn.
Tránh mua thức ăn ngoài đường, bán rong cho trẻ ăn.
Thức ăn dùng cho trẻ cần phải nấu chín kĩ, giữ sạch sẽ tay trước và sau khi
chế biến thức ăn cho trẻ.
Chỉ đạo 100% nhóm lớp nghiêm túc thực hiện về vệ sinh an toàn thực phẩm
theo hướng dẫn của cấp trên.
* Chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường:
Đây là năm thứ 4 nhà trường thực hiện chỉ đạo chuyên đề "Giáo dục và bảo
vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non". Chính vì vậy, việc chỉ đạo hướng
dẫn giáo viên làm tốt công tác bảo vệ môi trường và lồng ghép vào các hoạt động
trong một ngày của trẻ là rất cần thiết. Từ việc giáo dục trẻ những hành vi, ý thức
bảo vệ môi trường tạo cho trẻ các thói que tốt trong sinh hoạt, giúp trẻ phát triển
thể lực tạo cơ thể trẻ khoẻ mạnh là cơ sở để trẻ phát triển toàn diện.
12



( Hình ảnh trẻ cùng cơ vệ sinh mơi trường)

* Vệ sinh phịng học:
Phịng học của trẻ phải được thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, có
khơng khí trong sạch, đủ ánh sáng.
Hàng ngày cơ phải đến lớp trước 30 phút để thơng thống phịng học. Nền
nhà phải ln sạch sẽ.

Bàn ghế, đồ trang trí hàng ngày phải lau khăn ẩm để tránh bụi. Đồ dùng vệ
sinh như: xô, chậu... dùng xong phải đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo gọn gàng,
hàng ngày nên cọ rửa đồ chơi phơi khơ ít nhất một lần.
Có đủ nước sạch cho trẻ dùng.
Xử lý phân, rác, nước thải:
- Phân được tập trung trong hố xí hợp vệ sinh.
- Nơi vệ sinh ln sạch sẽ, khơng có mùi hơi, khai, có chỗ đi vệ sinh riêng
cho trẻ trai và trẻ gái.
- Rác thải được tập trung vào thùng có nắp đậy, để xa phòng trẻ hoặc tập
trung vào hố rác xa nhà, xa nguồn nước sạch.
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh, tránh ứ động tạo nơi sinh sản cho
ruồi muỗi.
Hàng tuần tổng vệ sinh: Tồn bộ phịng trẻ, lau cửa sổ, quét mạng nhện, cọ
rửa nền nhà, phơi chăn gối..
13


* Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ:
- Với gia đình:
Để giúp cho phụ huynh nhận thức đúng về việc chăm sóc ni dưỡng các

cháu, thấy rõ nguy cơ bệnh tật và tác hại của việc suy dinh dưỡng ở trẻ nên việc
đầu tiên giáo viên phải trực tiếp gặp gỡ phụ huynh trò chuyện, trao đổi và tuyên
tuyền cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở nhà như: Ăn uống đủ chất, ăn đổi bữa
thường xuyên. Các nguồn nước sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh
nhà tiêu, hố tiểu và vệ sinh thân thể trẻ. Ngoài ra, giáo viên còn phổ biến cách
phòng và chữa một số bệnh thông thường, cách chế biến thức ăn rẻ tiền mà đủ
chất, cách sắp xếp đồ trong gia đình gọn gàng ngăn nắp để đảm bảo an toàn cho
trẻ. Tuyên truyền qua đợt tổ chức các hội thi "Bé khoẻ - bé tài năng"
- Với lực lượng y tế:
Kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ theo định kì và tuyên tuyền qua
các cuộc họp của các đồn thể hoặc qua thơng tin phát thanh của địa phương. Đặc
biệt, chú trọng đến đợt khám và phân loại sức khoẻ đầu năm để nắm được tình
hình bệnh tật và suy dinh dưỡng ở trường, nhóm lớp. Từ đó cũng đã kịp thời phát
hiện những trường hợp tim bẩm sinh, nấm ngồi da... Tổ chức tiêm phịng theo
lịch, tẩy giun theo định kỳ và cân đo theo dõi sự phát triển trên biểu đồ tăng trưởng
theo quy định cho từng độ tuổi.
- Với chính quyền địa phương:
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khoẻ trẻ. Trẻ được
học tập phù hợp, vui chơi, ăn nghỉ trên những trang thiết bị khoa học phù hợp giúp
trẻ phát triển tồn diện. Vì vậy, nhà trường cần làm công tác tham mưu với địa
phương, đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các hoạt động trong nhà trường.
Tham mưu xây dựng phòng học và trang thiết bị đạt chuẩn theo yêu cẩu của
"Điều lệ trường mầm non" theo quy định.
* Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phịng
bệnh cho trẻ:
- Tăng cường cơng tác kiểm tra:
Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhằm hiểu
biết về những đặc điểm và trình độ phát triển của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Người
đánh giá phải nắm vững các mục tiêu, mức độ nội dung và yêu cầu cần đạt trên trẻ
ở mỗi lĩnh vực của chương trình để nắm bắt được, phát hiện, chấn chỉnh những sai

lệch một cách cụ thể, kịp thời. Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để thành
lập đồn kiểm tra có lịch và nội dung cụ thể. Nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của giáo viên.
+ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Kiểm tra khâu chế biến thức ăn.
+ Kiểm tra chất lượng bữa ăn.
+ Kiểm tra việc thực hiện thực đơn của bộ phận nuôi dưỡng.
+ Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, vệ sinh
phịng bệnh và thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ.

14


(Kiểm tra của đoàn về vệ sinh dinh dưỡng trong nhà trường)

Qua việc kiểm tra, phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch kịp thời, đáp ứng
việc thực hiện nghiêm túc các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
ở trường mầm non.
- Đánh giá các hoạt động chăm sóc trẻ:
- Nhà trường chỉ đạo đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ một cách
nghiêm túc cụ thể:
+ Đánh giá về trình độ chun mơn nghiệp vụ.
+ Đánh giá về chất lượng chăm sóc ni dưỡng.
- Để phòng bệnh cho trẻ cần biết rằng :
+ Giữ đủ ấm, đừng nóng q
Để phịng bệnh hơ hấp, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai
bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Vì thế, vấn đề cần quan tâm là cần chú ý
đến việc chăm sóc để phịng tránh bệnh cho hợp lý.
+ Ăn, uống đồ ấm và đủ chất
Việc này rất có ý nghĩa trong việc phịng bệnh một số bệnh cho trẻ.

Ví dụ: Vào mùa đơng thời tiết vốn hanh, khơ, có thể tạo mơi trường khí ẩm
bằng cách mở nắp ấm nước nóng trong phịng ngủ, khơng khí ẩm, ấm sẽ làm dịu
khí quản, phế quản, giúp bé đỡ bị khô mũi, dễ thở hơn.
Việc cho trẻ uống một đồ uống gì đó nóng ấm lúc đi ngủ cũng rất có tác
dụng làm dịu họng, nhất là với những bé đang húng hắng ho.
Nhớ cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, phong phú thực phẩm, rau quả, trái
cây sẽ giúp cơ thể bé khoẻ mạnh, có sức đề kháng chống đỡ lại các bệnh.
+ Vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ:
Nếu trong những ngày đông, đơi khi vì lạnh mà cha mẹ ít tắm cho con, như
vậy bé sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu. Cách ngày, bạn hãy tắm cho bé một lần. Nhưng
nhớ là tắm trong phịng kín gió. Nếu có điều kiện, hãy bật máy sưởi lên cho ấm
phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vịi nước nóng để hơi nóng lan toả khắp
phòng rồi hãy tắm cho bé. Mùa hè khi trẻ đi học về thì nên tắm cho trẻ để cho thân
thể sạch sẽ.
Đặc biệt, mỗi ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn,
ngủ. Với những bé đã đánh được răng, vào mùa đông hãy pha nước ấm cho bé
15


đánh. Nếu dùng nước lạnh trời rét sẽ rất buốt. Còn với những trẻ nhỏ, sau ăn nhớ
cho trẻ tráng miệng bằng vài thìa nước lọc ấm, nó rất có giá trị để làm trôi cặn sữa,
bột, giúp miệng bé ln sạch sẽ.
Mỗi sáng, cha mẹ có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào họng bé.
Nó có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng.
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
Với những biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phịng bệnh
cho trẻ của cán bộ quản lý trường mầm non Bắc Lương như trên đã thu được kết
quả đáng mừng. Chúng ta thấy chất lượng chăm sóc ni dưỡng, phịng bệnh được
nâng lên rõ rệt, khẩu phần ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và hợp lý, số
trẻ mắc các bệnh giảm nhiều, tỷ lệ trẻ ở kênh bình thường nhiều hơn, đặc biệt

khơng có trẻ kênh suy dinh dưỡng và béo phì...
+ Một số kết quả đạt được sau thực nghiệm
phân loại kênh
Trẻ
Tổng số
bệnh
mắc
cân nặng
chiều cao
Năm
trẻ
tai
Độ tuổi
bệnh
học
được
mũi
sâu
BT
SDD
BT
TC
cân đo
họng
răng

2018
2019

24 – 36

tháng

70

70

0

70

0

1

5

3–4
tuổi

78

77

1

78

0

5


4

4–5
tuổi

87

84

3

85

2

5

4

5–6
tuổi

91

91

0

91


0

2

3

cộng

326

322

4

324

2

13

16

Tỷ lệ

100%

98.7%

1.3%


99.4%

0.6%

4%

4.9%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Để thực sự trẻ em là mầm non tương lai, là sự quyết định cho đất nước thì
bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều chú trọng việc nuôi dưỡng và phát triển con
trẻ. Bởi, trẻ em không chỉ là nhành non mà còn là những con người mới quyết định
một thế giới tốt đẹp hay diệt vong. Để cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể
xác lẫn tâm hồn thì việc chăm sóc sức khoẻ và phong bệnh lại là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của tồn xã hội. Chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh tốt,
đồng nghĩa với việc thể lực và thể trí của trẻ được đảm bảo. Đây là vấn đề thiết yếu
16


được thực hiện dựa trên những phương pháp và kĩ thuật thực hành có giá trị khoa
học và chấp nhận về mặt xã hội mà tất cả mọi người, mọi gia đình trong cộng
đồng.
Có thể nói, thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục đào tạo, bậc học mầm non
đã đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ
mầm non là một nhiệm vụ nhằm đáp ứng một nhu cầu của ngành học. Để thực hiện
được vấn đề này, đòi hỏi mỗi đơn vị trường mầm non, đặc biệt là người cán bộ
quản lý cần phải nhận thức đúng đắn, chỉ đạo sát sao, đánh giá đúng thực chất kết
quả nuôi dưỡng chăm sóc trẻ để thấy được những hạn chế, khó khăn, tìm ra những

tồn tại về mặt khách quan, chủ quan để có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao kết quả trong công tác quản lý trẻ ở trường mầm non.
3.2. Một số kiến nghị:
* Đối với sở Giáo dục và đào tạo:
+ Cần mở các lớp bồi dưỡng hè, tập huấn về chăm sóc ni dưỡng, chăm
sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho đội ngũ quản lý được tham gia học tập.
+ Cần có chế độ khen thưởng thích đáng cho những đơn vị thực hiện tốt
cơng tác chăm sóc ni dưỡng, cơng tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
* Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo:
+ Cần mở các lớp bồi dưỡng hè, tập huấn về chăm sóc ni dưỡng trẻ để
giáo viên được tham gia học tập.
+ Tổ chức cho đội ngũ giáo viên một số trường điểm về công tác thực hiện
chăm sóc ni dưỡng tốt.
+ Cần có chế độ khen thưởng thích đáng cho những đơn vị thực hiện tốt
cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
* Đối với địa phương:
+ Tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất, kinh phí để nhà
trường thực hiện tốt hoạt động này.
* Đối với nhà trường:
+ Cần áp dụng các biện pháp đã được rút ra trong đề tài này để vận dụng vào
việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh nhằm phát triển thể lực cho trẻ.
Xin chân thành cảm ơn
Xác nhận của nhà trường
Hiệu trưởng

Thọ xuân, ngày 28 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết khơng sao chép của người khác.
Người thực hiện


Hà Thị Hoa

Lê Thị Tình

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------- Bệnh học trẻ em (2007) Tài liệu lưu hành nội bộ.
- Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2006 - 2009) - Giáo dục mầm non.
- Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ (2002) uỷ ban dân sóo gia đình và trẻ em.
- Điều lệ trường mầm non - 2008.
- Hoàng Thị Phương - Vệ sinh trẻ em - NXB Đại học sư phạm.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3 độ
tuổi. Nhà xuất bản Hà Nội.
- Lê Thị Mai Hoa - Lê Trọng Sơn. Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em. NXB Đại
học sư phạm Hà Nội.
- Ngô Cơng Hồn (2003) Giáo dục học - Giáo trình dành cho sinh viên hệ
Cao đẳng sư phạm Mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Đại h?C sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn ánh Tuyết (2004) Tâm lý học trẻ em 24 - 36 tháng - Bộ Giáo dục
và đào tạo.
- Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non.
- Thông tư số 04/1998/TT/BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3

năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

18




×