Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Xuân

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Xuân

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH



Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác.
Học viên cao học
Phạm Thị Thanh Xuân


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và có được kết quả này, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và sự giảng dạy tận tình của q Thầy Cơ trong chương trình đào
tạo Sau Đại học chuyên ngành Giáo dục mầm non.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô khoa Giáo dục mầm non và
q Thầy Cơ thuộc phịng sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Quốc Minh đã hết lòng
quan tâm, hướng dẫn tận tình, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tận tình của Ban Giám Hiệu và Giáo viên
các trường mầm non. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và tập thể
giáo viên trường mầm non Ngô Thời Nhiệm, Quận 9, Tp.HCM.
Cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp xa gần đã ln bên cạnh động
viên, giúp đỡ để tơi hồn thành được luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ
TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................................. 6

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 6
1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin trên thế giới ................... 6
1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin ở Việt Nam .................. 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 17
1.2.1. Khái niệm về tính tự tin.................................................................................. 17
1.2.2. Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................ 27
1.2.3. Hoạt động vui chơi đối với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non ............................................................................................. 29
1.2.4. Mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non ............................................................................................. 33
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 36
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
TÍNH
TỰ TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI ................................................................................................. 37
2.1. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua

hoạt động vui chơi ở trường mầm non .................................................................... 37
2.1.1. Đôi nét về khách thể nghiên cứu .................................................................... 37
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................... 39
2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu thực trạng ....................................................... 40
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non Tp.HCM. ...................... 41


2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục tính tự tin
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm
non Tp.HCM. ................................................................................................. 41
2.2.2. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ qua phân tích
kế hoạch giáo dục của giáo viên lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non
trong mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 59
2.2.3. Thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua quan sát ..... 61
2.2.4. Thực trạng về biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui
chơi thông qua sự đánh giá của giáo viên ...................................................... 65
2.2.5. Những khó khăn của giáo viên mầm non trong q trình giáo dục tính
tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động vui chơi .................................... 67
2.3. Về phía phụ huynh .................................................................................................. 69
Tiều kết Chương 2 ....................................................................................................... 77
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG
QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI........................................................... 79
3.1. Đề xuất biện pháp ................................................................................................... 79
3.1.1. Cơ sở khoa học xây dựng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi ......................................................................................................... 79
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp............................................................... 79
3.1.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi .......................................................................................... 81

3.2. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ................................. 93
3.2.1. Quy ước tính hiệu quả của các biện pháp ...................................................... 93
3.2.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............ 94
3.3. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua HĐVC .................................................................................................... 97
3.3.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................................. 97
3.3.2. Nội dung thử nghiệm ................................................................................. 98
3.3.3. Tổ chức thử nghiệm .................................................................................... 98
3.3.4. Kết quả thử nghiệm................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ............................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 121
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CT

: Cần thiết

GV

: Giáo viên

GVMN

: Giáo viên mầm non


HK

: Hiếm khi

KT

: Khả thi

KBG

: Không bao giờ

KCT

: Không cần thiết

KKT

: Không khả thi

MN

: Mầm non

RTX

: Rất thường xuyên

Tp.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh

TB

: Trung bình

TBCT

: Trung bình cần thiết

TBKT

: Trung bình khả thi

TX

: Thường xuyên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Danh sách các trường MN khảo sát ...........................................................37

Bảng 2.2.

Trình độ chun mơn của giáo viên các trường khảo sát ..........................37

Bảng 2.3.

Thâm niên công tác của giáo viên mầm non các trường khảo sát .............38


Bảng 2.4.

Nhận thức của GVMN về khái niệm tính tự tin ........................................41

Bảng 2.5.

Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của tính tự tin với trẻ 5 - 6 tuổi ....43

Bảng 2.6.

Nhận thức của GVMN về nội dung giáo dục tính tự tin trong mục
tiêu chương trình giáo dục mầm non .........................................................44

Bảng 2.7.

Nhận thức của GVMN về việc đưa nhiệm vụ giáo dục tính tự tin vào
trong q trình tổ chức hoạt động vui chơi ................................................45

Bảng 2.8.

Nhận thức của GVMN về sự cần thiết khi sử dụng các biện pháp để
giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐVC ở trường MN. .....49

Bảng 2.9.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐVC .......50

Bảng 2.10. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua HĐVC ở trường MN .................................................53
Bảng 2.11. Đánh giá của GVMN về biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong

HĐVC ở trường MN ..................................................................................66
Bảng 2.12. Những khó khăn của GVMN trong quá trình giáo dục tính tự tin cho
trẻ trong HĐVC .........................................................................................67
Bảng 2.13. Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ khi ở nhà thông qua sự đánh giá
của phụ huynh ............................................................................................71
Bảng 2.14. Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi
của phụ huynh ............................................................................................72
Bảng 2.15. Những khó khăn của phụ huynh khi giáo dục tính tự tin cho trẻ tại gia
đình ............................................................................................................74
Bảng 3.1.

Điểm trung bình mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ...................94

Bảng 3.2.

Điểm trung bình mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất......................95

Bảng 3.3.

Tương quan trung bình giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất .................................................................................96


Bảng 3.4.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ nhóm đối chứng và thử nghiệm
trước khi TN (tính theo tỷ lệ %) ..............................................................103

Bảng 3.5.


Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước khi TN ......104

Bảng 3.6.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN trước và sau
khi thử nghiệm (tính theo tỷ lệ %) ...........................................................106

Bảng 3.7.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5-6 tuổi nhóm TN trước và sau
khi TN (tính theo tiêu chí) .......................................................................107

Bảng 3.8.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau
khi TN (tính theo tỷ lệ %) ........................................................................111

Bảng 3.9.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC trước và
sau khi TN (tính theo tiêu chí) .................................................................112

Bảng 3.10. So sánh kết quả mức độ biểu hiện tính tự tin của nhóm TN và nhóm
ĐC sau TN và kiểm định kết quả .............................................................115


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Trình độ chun mơn của giáo viên mầm non ...................................... 38


Biểu đồ 2.2.

Nhận thức của giáo viên về khái niệm tính tự tin.................................. 42

Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của tính tự tin đối với trẻ 5 - 6 tuổi ......... 44

Biểu đồ 2.4.

Nhận thức của giáo viên mầm non về ảnh hưởng của hoạt động
vui chơi đối với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non .................................................................................... 46

Biểu đồ 2.5.

Hình thức giáo viên mầm non chọn để giáo dục tính tự tin cho
trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non ...................................................... 48

Biểu đồ 2.6.

Biểu đồ so sánh nhận thức của giáo viên mầm non và phụ huynh
về vai trị của tính tự tin đối với trẻ ....................................................... 70

Biểu đồ 2.7.

Biểu đồ so sánh câu trả lời về “Mức độ phối hợp giữa nhà trường
và phụ huynh” của giáo viên mầm non và phụ huynh .......................... 75


Biểu đồ 3.1.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ nhóm đối chứng và thử
nghiệm trước khi thử nghiệm ............................................................. 103

Biểu đồ 3.2.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ nhóm đối chứng và thử
nghiệm trước khi thử nghiệm ............................................................. 105

Biểu đồ 3.3.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm thử nghiệm
trước và sau khi thử nghiệm (tính theo tỷ lệ %) .................................. 106

Biểu đồ 3.4.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm thử nghiệm
trước và sau khi thử nghiệm (tính theo tiêu chí) ................................. 107

Biểu đồ 3.5.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm đối chứng
trước và sau khi thử nghiệm (tính theo tỷ lệ %) .................................. 111

Biểu đồ 3.6.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm đối chứng
và thử nghiệm sau khi thử nghiệm (tính theo tiêu chí) ....................... 116



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại với nền công
nghệ khoa học kỹ thuật ngày một phát triển và được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống,
phục vụ lợi ích tối đa cho con người và cho xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội, địi hỏi con người phải ln rèn luyện bản thân để trở nên năng
động, tự tin và sáng tạo. Tự tin là một trong những kỹ năng cần thiết cho con người
trong xã hội ngày nay và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong bài “Dạy trẻ kỹ năng sống”
của tác giả Ellen Booth Church có viết: “Bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình
được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo. Thực ra cịn
có nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn
hóa. Kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải
học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự
kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tị mị, khả năng thấu hiểu và giao tiếp” [13].
Sự tự tin là một trong những chìa khóa mở cửa thành cơng. Tự tin là điều kiện
đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, dễ dàng thích
nghi với mọi sự biến đổi của tự nhiên và xã hội. Một đứa trẻ tự tin sẽ dễ dàng vươn lên
trong cuộc sống, làm chủ được bản thân bằng chính ý chí, nghị lực và trí tuệ của mình
như nhà tâm lý giáo dục Jan Dargatz cho rằng: “Bí quyết quan trọng nhất trong việc
nuôi dạy trẻ là làm cho trẻ có được lịng tự tin. Đứa trẻ tự tin sau này trên đường đời
sẽ bước tới bằng chính đơi chân nghị lực và chính trí tuệ của nó, sẽ làm nhẹ đi rất
nhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội. Đứa trẻ tự tin sẽ có nhiều cơ
hội thành đạt trong cuộc sống” [14].
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội
dung của chương trình giáo dục mầm non hiện nay cũng có nhiều đổi mới để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là:
“Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu

tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở
trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,
những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những


2
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học
tập suốt đời” [9].
Trẻ mẫu giáo đang hình thành nhân cách và tự tin là một trong những phẩm chất
nhân cách cần được quan tâm và giáo dục ngay từ nhỏ đặc biệt là ở trẻ 5 - 6 tuổi để
chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thơng. Do đó, một trong
những mong đợi hiện nay trong lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội của bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi là “Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân”[8]. Điều này cho thấy
bộ chuẩn cũng chú trọng đến việc phát huy tính tự tin của trẻ dưới tác động của các
biện pháp giáo dục từ giáo viên mầm non.
Trong trường mầm non, có rất nhiều con đường để giáo dục tính tự tin cho trẻ
trong đó hoạt động vui chơi được xem là một hình thức giáo dục thuận lợi và hiệu quả
vì với vai trị là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi chứa đựng
những cơ hội phát triển cho trẻ về mọi mặt. Trong khi chơi, trẻ thực sự là một chủ thể
hoạt động tích cực, trẻ vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ
chơi, nhờ thế mà trẻ có cơ hội để thể hiện bản thân, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong
cuộc sống. Hơn nữa, trong luật giáo dục sửa đổi năm 2005 cũng có nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ: “Phương pháp
giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp
trẻ em phát triển toàn diện”. Thế nhưng, thực tế ngày nay lại cho thấy việc giáo dục
tính tự tin cho trẻ trong trường mầm non và đặc biệt trong hoạt động vui chơi chưa
thực sự được quan tâm. Giáo viên thường áp đặt trẻ, không cho trẻ được chủ động
trong khi chơi. Khi tổ chức giờ chơi, thay vì quan tâm giúp đỡ thì một số giáo viên lại
gắt gỏng mỗi khi trẻ hỏi hay bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó, trẻ dễ trở nên nhút nhát,
khơng tự tin bộc lộ bản thân, thậm chí có thể khơng đủ can đảm để tiếp tục vui chơi

nữa. Như vậy, giáo viên đã vơ tình làm cho trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, ảnh hưởng đến
việc học và tương lai sau này của trẻ.
Bên cạnh đó, từ trước tới nay ở Việt Nam cũng đã có một số cơng trình nghiên
cứu về tính tự tin và trong nhiều tài liệu, sách, báo, các trang mạng cũng viết về tính tự
tin, các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ dành cho phụ huynh và các nhà giáo dục.
Nhưng thực tế, trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có đề tài nào nghiên


3
cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
trường mầm non.
Từ những lý do ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo
dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non” với
mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại TP.HCM, làm rõ
tính khả thi và cần thiết của chúng, luận văn đề xuất và thử nghiệm các biện pháp giáo
dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non để cải
thiện thực trạng trên.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Q trình giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
trường mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: lịch sử vấn đề nghiên cứu,
khái niệm tính tự tin, biện pháp giáo dục tính tự tin, hoạt động vui chơi và vai trò của
hoạt động vui chơi đối việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi…

4.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non.
4.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
5. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động vui
chơi ở trường mầm non, giáo viên sử dụng một số biện pháp chưa được hiệu quả. Giáo
viên mầm non cịn áp đặt trẻ, khơng quan tâm đến những trẻ nhút nhát, hay la mắng trẻ
trong khi chơi…Nếu giáo viên có những biện pháp hiệu quả hơn như để trẻ có cơ hội


4
tự khẳng định mình, ln lắng nghe và quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dùng những
biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ kịp thời thì sẽ cải thiện thực trạng
sử dụng các biện pháp chưa được hiệu quả của họ.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu những biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát 10 trường mầm non công lập và tư thục trên địa bàn TP.HCM.
+ Giáo viên: 100 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi ở một số
trường mầm non.
+ Trẻ: 60 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp những cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Khái niệm tính tự
tin, biện pháp giáo dục tính tự tin, hoạt động vui chơi và vai trò của hoạt động vui chơi

đối việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của giáo viên về tính tự tin và biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
- Các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
ở trường mầm non
+ Các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
+ Sự đánh giá của các giáo viên mầm non về tính cấp thiết của các biện pháp


5
+ Sự đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự
tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
+ Sự đánh giá của giáo viên về hiệu quả của các biện pháp giáo dục tính tự tin
cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
- Những khó khăn trong q trình thực hiện các biện pháp giáo dục tính tự tin cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát việc tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non nhằm thu thập thơng
tin về biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN.
- Quan sát biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn giáo GVMN nhằm tìm hiểu sâu về biện pháp giáo dục tính tự tin
thơng qua hoạt động vui chơi mà giáo viên đã sử dụng ở một số trường mầm non hiện
nay.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm:
Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của các

biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu nghiên cứu
Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt ý nghĩa
giữa trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng.
8. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa những thành tựu nghiên cứu tính tự tin và các biện pháp giáo dục
tính tự tin.
- Làm rõ thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại Tp.HCM.
- Đề xuất và vận dụng một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin trên thế giới
Dựa trên phát hiện của Ivan Paplov năm 1927 về hoạt động của hệ thần kinh là
hưng phấn và ức chế, Andreu Salter đã tìm ra nhiều biện pháp trị liệu, làm tăng hành
vi hưng phấn của cá nhân tác động trở lại với hồn cảnh ngoại tại. Ơng đã phát hiện
con người không thể ở trong những tâm trạng mâu thuẫn với nhau trong cùng một lúc,
nghĩa là con người khơng thể cùng lúc có hai tâm trạng vừa lo âu vừa nhẹ nhõm.
Chính vì vậy, ơng đã đưa ra lời khuyên cho những người bệnh nhân là nên tìm đến
việc thư giãn để tránh ở trong tình trạng lo âu, căng thẳng. Như vậy sẽ tốt hơn cho quá
trình điều trị. Năm 1958, theo như phát biểu của ơng thì hành vi tự tin sẽ giúp con
người ức chế sự lo âu, thể hiện sự tự tin sẽ là một trong những phương pháp rất tốt cho

những người bệnh và chính các bệnh nhân cũng cảm nhận được sự khác biệt đó. Ơng
nghĩ rằng sự u thương và vui vẻ đều thuộc về phản ứng tự tin.
Từ những nghiên cứu ở trên, các nhà nghiên cứu khác đã tập trung vào việc tìm
hiểu về tính tự tin để từ đó dần hình thành nên việc rèn luyện tính tự tin. Vì tự tin nếu
khơng được rèn luyện và ni dưỡng hàng ngày thì con người khó có thể có được, dễ
dẫn đến việc con người trở nên tự ti, nhút nhát, mặc cảm về bản thân.
Các tác giả người Nga đã đưa ra giả thuyết sự tự tin là một hiện tượng tương đối
độc lập của chủ thể, tồn tại bên trong nhân cách, nó ảnh hưởng đến tính tích cực của
con người, giúp con người có năng lực. Vì vậy, tự tin là một trong những phẩm chất
của nhân cách và có thể được tính là điều kiện tồn tại của nhân cách.
Một triết gia người Pháp Alain trong tác phẩm “Alain nói về hạnh phúc” ông đã
cho rằng tính tự tin sẽ giúp con người đến gần hơn với hạnh phúc vì tương lai là do
mỗi người quyết định, nếu con người cứ mãi sống trong nỗi lo lắng và sự sợ hãi thì
mãi khơng vượt qua được chính bản thân mình. Theo ơng, thì mỗi người cần phải có


7
niềm tin vào chính bản thân mới có thể vượt qua khó khăn, nỗi sợ hãi để đi đến hạnh
phúc [16].
Nhà tâm lý học duy tâm người Mỹ R.U.Emerson trong tác phẩm “Niềm tin vào
bản thân” đã cho rằng có hai nỗi sợ hãi chi phối sự tự tin: nỗi sợ hãi phải đối mặt với ý
kiến của đa số (chính vì vậy con người thường có hành động khơng chân thực, dối trá)
và nỗi sợ hãi phải đối mặt với chính mình [46].
Một số nhà tâm lý học khi nghiên cứu đã cho rằng sự tự tin của trẻ con có nguồn
gốc phần lớn từ tình u vơ điều kiện của cha mẹ dành cho con mình như tác giả
Melinda Mcclain Michael Shermic khi nghiên cứu về tính tự tin của trẻ đã cho rằng:
“Một đứa học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá cao bản thân mà gia đình là
những người quan tâm chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời cần phát triển” [46].
Bower nói “Thiếu tự tin là nguyên nhân của hầu hết mọi thất bại”. Ông đã
khẳng định được tầm quan trọng của tính tự tin đối với đời sống con người. Thật vậy,

sự tự tin là nguồn động lực không thể thiếu để biến ước mơ của con người thành hiện
thực. Người thiếu tự tin sẽ tìm đủ mọi lý do để biện minh cho sự né tránh hành động,
mà thực chất là tự đóng cánh cửa tiềm năng của bản thân. Một số người không dám
nghĩ đến việc lớn vì thiếu niềm tin vào bản thân. Chính sức mạnh của tính tự tin đã
biến một số người thành anh hùng và một số người khác thành những con người cam
phận thất bại như tác giả Jody Williams đã cho rằng: “Sự khác biệt giữa một người
bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân trong mối
tương quan với cuộc đời. Có niềm tin vào chính mình, bạn có thể vượt qua bất cứ trở
ngại nào trong cuộc sống” [58].
Như vậy các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tính tự tin đối với
đời sống con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nghiên cứu về tính tự tin của trẻ, tác
giả Jan Dargatz, nhà tâm lý học nổi tiếng người Canada đã cho rằng: “Bí quyết quan
trọng nhất trong việc ni dạy trẻ là làm cho trẻ có được tính tự tin. Đứa trẻ tự tin là
đứa trẻ sau này trên đường đời sẽ đi bằng chính đơi chân nghị lực và trí tuệ của nó.
Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rất nhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã
hội, khi trẻ tự tin sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội thành đạt trong cuộc sống” [14].


8
Nhà tâm lý học Gael Lindefield thì cho rằng con người có thể tự xây dựng cho
bản thân mình tính tự tin trên nền tảng có sẵn: “Mỗi người trong chúng ta khi sinh ra
dù ít, dù nhiều đều có sẵn trong người một cái hộp nhỏ đựng nguyên liệu cơ bản để tác
thành nên sự tự tin sau này và mỗi người chúng ta đều có được tiềm năng riêng để xây
dựng sự tự tin trên những nền tảng đó” [26]. Khi nghiên cứu về tính tự tin ở trẻ, ơng
đã cho rằng tính tự tin ở trẻ có thể phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, thể chất, sức khỏe,
thần kinh và đặc biệt là còn phụ thuộc vào yếu tố giáo dục.
Cùng với quan điểm trên, tác giả Richard Woolfson cũng đánh giá cao về việc
rèn luyện tính tự tin cho trẻ: “Tạo cho trẻ sự tự tin là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu
trẻ cảm thấy tự tin chúng sẽ có can đảm để khám phá thế giới xung quanh dù chỉ một
lần. Đây là một điều đáng lưu tâm khi trẻ lên 5 - 6 tuổi, tức là lúc trường học sẽ trở

thành một môi trường quan trọng trong cuộc đời của trẻ” [53].
Các quan điểm đề cập đến tính tự tin ở trên chủ yếu là những kinh nghiệm thực
tiễn. Các tác giả đã nghiên cứu và nhìn nhận ra được tầm quan trọng của tính tự tin. Tự
tin khơng chỉ giúp con người vượt qua những sự bất an trong tâm hồn mà nó khiến con
người cảm thấy hứng thú hơn với cuộc sống, dễ dàng vượt qua được khó khăn để đi
đến thành công. Các tác giả đã xem tự tin như điều kiện của sự phát triển nhân cách.
Vì vậy, việc giáo dục tính tự tin cho trẻ là một việc hết sức cần thiết trong xã hội ngày
nay. Từ những nghiên cứu về tính tự tin, các nhà giáo dục đã đề xuất rất nhiều các biện
pháp giáo dục tính tự tin đặc biệt là cho trẻ dành cho gia đình và trường học.
Tác giả Emmanuelle Rigon khi nghiên cứu tính tự tin của trẻ đã đề ra những biện
pháp khác nhau giúp trẻ tự tin [35].
- Cần phải nhận ra nhu cầu cơ bản của trẻ.
- Đưa ra nhiều giả thuyết, trẻ có thể lựa chọn trong đó một giả thuyết thích hợp
nhất, như thế trẻ sẽ thấy mình có giá trị vì bố mẹ cho mình quyền lựa chọn.
- Phát triển khả năng tự chủ, trong đó tạo niềm tin và phát huy năng lực của trẻ.
Cần đề cao những thành cơng của trẻ, coi đó là bước tiến bộ quan trọng của trẻ.
- Ảnh hưởng của những người xung quanh, đặc biệt là cô giáo trong việc giáo dục
tính tự tin cho trẻ.
- Vấn đề thành tích, trẻ nhận ra thành cơng là tiêu chí đánh giá giá trị của trẻ.


9
Hiểu về khả năng của bản thân là một trong những biểu hiện bên trong của tính
tự tin. Do đó, nhà tâm lý học Richard C.Woolfson đã có một số biện pháp để giúp trẻ
tự hiểu về bản thân mình như: Đừng để trẻ tự chỉ trích mình; giúp trẻ luôn lạc quan
yêu đời; trưng bày những thành quả của trẻ; giúp trẻ đặt ra những mục tiêu phấn đấu;
luôn hiểu rõ những mối quan tâm, sở thích của trẻ; cần phải có sự kiên nhẫn khi dạy
trẻ; quan tâm đến những quyết định của trẻ [53].
- Trong cuốn “Giúp trẻ tự tin” để giúp trẻ hiểu về bản thân, tác giả Gael
Lindenfield cũng đưa ra một số biện pháp sau: Người lớn phải luôn gần gũi với trẻ;

Biết bàn luận, thách đố, lắng nghe và tranh luận với trẻ; biết khích lệ trẻ dám mạo
hiểm để thử nghiệm năng khiếu bẩm sinh của trẻ; dùng những trò chơi, vở kịch để
giúp trẻ hiểu rõ bản thân; dạy trẻ biết tự đánh giá bản thân.
Và để giúp trẻ đặt ra được những mục tiêu phấn đấu, tác giả cũng đưa ra những
biện pháp như: khuyến khích trẻ đặt ra mục tiêu thực tế phù hợp với khả năng, chia
nhỏ mục tiêu, khen thưởng khi trẻ đạt được mục tiêu và tôn trọng những mục tiêu mà
trẻ đặt ra.
Đồng thời để giúp trẻ hồn thiện tính tự tin bên ngồi, tác giả đã có những biện
pháp sau: rèn luyện cho trẻ có được những kĩ năng giao tiếp; dạy trẻ tự quyết trong
một số việc cơ bản; dạy trẻ kiểm soát những cảm xúc của bản thân và dạy trẻ biết tự
mình giải quyết rắc rối một cách tự tin.
Viết về những nỗi sợ hãi của trẻ, tác giả Isaballe Filliozat đã đưa ra các biện pháp
giúp các bậc cha mẹ rèn luyện cho trẻ tính tự tin để có thể vượt qua được những nỗi sợ
hãi đó là một số biện pháp sau:
- Tôn trọng cảm xúc của trẻ. Theo tác giả thì đó sẽ là điều kiện để trẻ tin tưởng vào
người lớn.
- Luôn lắng nghe trẻ. Lắng nghe ở đây không dừng lại ở việc chú ý nghe mà cịn
phải giúp nói lên được sự thật.
- Tìm kiếm nội lực và ngoại lực của trẻ.
- Giúp trẻ giải phóng năng lượng của mình [17].
Trong cuốn “Cách khen, cách mắng, cách phạt con”, hai tác giả Masami Sasaki
và Wakamatsu Aki người Nhật, đã đưa ra những biện pháp để giáo dục tính tự tin cho


10
trẻ ngay tại gia đình như: Cơng nhận sự cố gắng, nỗ lực của trẻ; không áp đặt lên trẻ
những cạnh tranh, đánh giá; không nên lấy ai làm chuẩn rồi đem trẻ ra so sánh, mà chỉ
nên nhìn nhận quá trình biến đổi tâm sinh lý của trẻ ra sao; cần chú ý xem trẻ có thật
sự hứng thú với việc mà trẻ đang làm hay khơng. Ngồi ra, khơng chỉ khen ngợi trẻ mà
nên chú ý đến tính cách của trẻ và người xung quanh bằng những câu nói thường ngày

như “Con được mọi người tin tưởng nhỉ” hay “Con chăm em rất giỏi” [37].
Bên cạnh đó để bồi dưỡng tính tự tin hàng ngày cho trẻ, tác giả của cuốn sách
“Cha mẹ là thầy cô tốt nhất của con cái” Ibuka Masaru cũng có một số những biện
pháp sau:
- Khuyến khích trẻ tự tin vào quyết định của mình, vì theo tác giả một đứa trẻ tự
tin sẽ có suy nghĩ rõ ràng, có thể nói ra quyết định của mình một cách mạch lạc, làm
cho người khác nghe hiểu và tin tưởng điều trẻ nói. Vì vậy cần khuyến khích trẻ mạnh
dạn nói ra suy nghĩ của mình.
- Khuyến khích trẻ lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác cụ thể là trẻ cần thông
qua giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ và phản ứng phi ngơn ngữ để biểu hiện mình
đang lắng nghe.
- Bồi dưỡng tính nhạy cảm của trẻ với cảm nhận về người khác. Ở biện pháp này
theo tác giả thì trẻ khơng nên vì đạt được mục đích của mình mà làm theo ý mình,
khơng để ý đến ý kiến của người khác [27].
Như vậy đã có nhiều nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin nhưng chủ yếu
là dành cho các bậc phụ huynh khi giáo dục tính tự tin cho trẻ ở tại gia đình. Tuy nhiên
những biện pháp dành cho giáo viên để giáo dục tính tự tin cho trẻ ở trường mầm non
lại khơng có nhiều.
Ở trường MN, có nhiều hình thức để giáo dục tính tự tin cho trẻ trong đó có hoạt
động vui chơi. HĐVC là một hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, có vai trị
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Giữa thế kỷ XIX nhà giáo dục học người Đức F.Freibel (1782-1852) ông là
người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Ơng cho
rằng thơng qua trị chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở


11
khắp mọi nơi, nhận thức được những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản
thân mình.
Những năm 30 của thế kỷ XX trong những nghiên cứu của mình, L.X.Vugotxki

đã lý giải và phân tích vai trị của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô
phỏng. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình, ơng đã chỉ ra những trị chơi
mơ phỏng tạo ra vùng “cận phát triển”, là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình
thành và phát triển nhân cách, hồn cảnh chơi mang tính tưởng tượng là con đường
dẫn tới trừu tượng hóa. Việc thực hiện các quy tắc chơi là trường học rèn luyện các
phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức.
Qua các nghiên cứu về hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, A.N Leonchev đã
xác định hoạt động chủ đạo trong sự phát triển của trẻ em giai đoạn này là hoạt động
vui chơi. Ông đã cho rằng vui chơi là “Hoạt động mà những biến đổi tâm lý cơ bản
của nhân cách trẻ em trong giai đoạn đó, phụ thuộc chặt chẽ vào nó…” [30].
Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trị chơi làm phương tiện phát triển toàn
diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A.Komenxki. Ơng
coi trị chơi là hình thức hoạt động cần thiết và phù hợp với bản chất và khuynh hướng
của trẻ. Trò chơi làm mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú
thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sống của tuổi thơ, là phương
tiện phát triển toàn diện cho trẻ, I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến
việc chỉ đạo, hướng dẫn cho trẻ chơi.
Bên cạnh đó, các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới như Komenxki, Rutxơ,
Ơoen…cũng đã khẳng định rằng trò chơi là phương tiện để giúp trẻ em phát triển tồn
diện và hài hịa.
Đánh giá tầm quan trọng của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em
nhà giáo dục nổi tiếng người Nga Macarenco cũng có viết: “Trị chơi có một ý nghĩa
rất quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì sự làm việc, sự phục vụ của
người lớn. Đứa trẻ thể hiện ra như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn
trường hợp nó cũng thể hiện ra như thế trong cơng việc. Vì vậy, một nhà hoạt động
trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi…” [48].


12
Từ các nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng trị chơi với mục đích giáo dục

nhân cách tồn diện cho trẻ, trong đó có việc giáo dục tính tự tin là vô cùng cần thiết
đối với trẻ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi MG. Việc giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua
HĐVC là rất hợp lý, vì khi chơi trẻ có cơ hội tự khẳng định mình, biết chủ động giải
quyết các tình huống trong khi chơi. Và đặc biệt nhờ có tính tự tin mà trẻ tham gia
chơi một cách tích cực và hồn thành tốt vai chơi của mình.
1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính tự tin ở Việt Nam
Ở Việt Nam những năm gần đây vấn đề về tính tự tin cũng được các nhà giáo dục
Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Sự quan tâm được thể hiện qua sách báo, tạp chí và
các trang mạng hiện nay như:
Một tác giả trong bài viết “Khả năng tự tin” cho rằng “Mất tự tin làm chúng ta
nhụt chí, khơng dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với
xã hội. Trái lại sự tự tin sẽ giúp chúng ta dám nỗ lực, không ngại thử thách, tự tin
cũng giúp chúng ta được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ. Từ đó, vui vẻ và hạnh phúc
trong cuộc sống hơn” [64].
Đồng quan điểm trên, trong bài viết “Cẩm nang dạy con sự tự tin và độc lập” một
tác giả cũng đưa ra nhận định: “Một đứa trẻ có sự tự tin thì chúng có thể cố gắng làm
những điều mới mẻ và khám phá thế giới. Trẻ cũng có thể đối phó tốt hơn với những
điều khơng hay xảy đến và trẻ tin rằng mình có thể đưa ra những lựa chọn tốt” [55].
Nhấn mạnh về việc giáo dục tính tự tin, tác giả Huỳnh Văn Sơn có viết: “Hãy
nhớ rằng sự tự tin khơng phải là q tặng thiển bẩm mà nó lại chính là sản phẩm của
sự tự rèn luyện thường xuyên…Sẽ không thừa nếu chúng ta rèn luyện sự tự tin từ rất
sớm”[41, tr.28].
Trong cuốn sách “Bé lớn lên trong sự tự lập” do Thanh Bình biên soạn cũng đã
chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải pháp thiết thực giúp phụ huynh có thể giáo dục
tính tự tin, tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ: “Đối với bất kỳ ai, tự tin cũng là viên
gạch đặt nền móng dù là mặt thể lực, trí lực hay về cách đối nhân xử thế. Giúp trẻ xây
dựng sự tự tin là trách nhiệm của cha mẹ, phải giúp cho trẻ tin rằng chúng là người có
năng lực, có chủ kiến và có thể tự làm tốt nhiều việc” [7].



13
Ngơ Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn “Những cuốn sách ban đầu
hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non” cũng khẳng định tầm quan trọng của một
trong những kỹ năng sống đó là tính tự tin và tác giả cho rằng việc rèn luyện tính tự tin
ngay từ nhỏ là hồn tồn có thể: “Ai cũng muốn con mình tự tin khi trưởng thành. Điều
này hồn tồn có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ. Các nhà tâm lý
học đã phân loại tự tin ở trẻ để có biện pháp hỗ trợ sau này: tự tin thân thể, tự tin trí
óc, tự tin cảm xúc và tự tin giao tiếp xã hội" [22].
Trong cuốn “Hình thành lịng tự tin cho trẻ” và cuốn “Khai phá tiềm năng và
nâng cao khả năng can đảm cho trẻ”, tác giả Hà Sơn đã viết: “Khi khơng có lịng tin,
mọi việc chúng ta đều không thể làm được. Một người đạt được thành công to lớn
trước tiên là bởi vì người đó có lịng tự tin. Cho nên tự tin là sức mạnh thần kỳ, chúng
biến cái khơng thể thành cái có thể, biến cái có thể thành hiện thực. Ngược lại khơng
có lịng tin sẽ làm cho điều có thể biến thành khơng thể, làm cho khơng thể khó trở
thành tuyệt vọng” [38] “Sự tự tin của con cái không phải là thứ thiên bẩm, mà nó phải
được ni dưỡng và bù đắp trong thực tiễn cuộc sống và trong học tập” [39].
Như vậy, các nhà tâm lý, giáo dục học Việt Nam đã khẳng định vai trị quan
trọng của tính tự tin trong việc hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ. Từ
đó, họ có những đề xuất để giúp cho gia đình và nhà trường có những biện pháp giáo
dục hiệu quả nhất giúp trẻ rèn luyện được tính tự tin ngay từ khi cịn nhỏ.
Tác giả Dương Duy An trong cuốn “Dạy con từ thuở còn thơ” đã cho rằng “Trẻ
em chỉ thật sự tin tưởng vào bản thân khi chúng làm được điều gì đó một cách tốt đẹp,
một việc gì đó để cảm thấy tự hào. Và nó phải là những việc thực trong cuộc sống,
thực để tạo nên sự tự tin đó” [5]. Do có cách nhìn nhận sâu sắc về tính tự tin của trẻ
tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp sau: Tạo cơ hội cho trẻ được làm việc thiết
thực một cách thường xuyên để chúng thấy rằng chúng cần thiết và quan trọng; phải
khen ngợi khi trẻ làm tốt những công việc được giao.
Tác giả Hữu Khánh trong cuốn “37 phương pháp đơn giản giúp trẻ có tính tự tin”
cho rằng tính tự tin khơng phải có sẵn mà được hình thành từ sự giáo dục của gia đình
và nhà trường:“Khơng phải tự dưng đứa trẻ có tính tự tin. Trong việc này, loại trừ yếu

tố bẩm sinh của đứa trẻ về thể chất, sức khỏe, thần kinh, thì chính thái độ và sự giáo


14
dưỡng của cha mẹ mang tính chất quyết định” [25]. Do đó, tác giả đã đưa ra những
biện pháp sau dành cho các bậc cha mẹ: biết cách động viên và khen đứa trẻ; không
bao giờ mạt sát đứa trẻ; khuyến khích trẻ làm những việc vì người khác; để cho trẻ có
một ngày nghỉ và chơi thật sự.
Trong bài viết “Giúp trẻ 3 - 6 tuổi tự tin, tự lập” của Nhất Việt cũng nhấn mạnh
đến vai trò của tính tự tin đối với trẻ. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số biện pháp thiết
thực để giáo dục tính tự tin cho trẻ như:
-

Người lớn khơng nên làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có thể làm

được. Vì theo tác giả, trẻ khơng làm do trẻ thiếu tự tin, sợ thất bại, sợ bị chê trách.
Người lớn cần tin tưởng rằng nếu cố gắng trẻ có thể làm được.
- Củng cố phát triển tính tự tin của trẻ bằng việc động viên trẻ thực hiện những
nhiệm vụ được giao theo khả năng của mình.
- Đặt ra cho trẻ những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của trẻ, hấp dẫn trẻ, gắn với
hứng thú và tích cực của trẻ. Nếu nhiệm vụ vượt khả năng của trẻ dễ khiến trẻ nản chí,
hoang mang, thiếu tự tin vào chính mình.
- Hãy chứng tỏ cho trẻ biết trẻ luôn được yêu thương thông qua lời nói và hành
động của người lớn
- Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin tác giả đã đưa ra các biện pháp khuyến
khích, khen ngợi ngay từ những cố gắng ban đầu của trẻ và động viên liên tục một
cách thiện chí, khơng chê bai, chỉ trích khi trẻ làm sai [55].
Ngoài những biện pháp nêu trên, trong bài “Phương pháp giúp trẻ tự tin”, để giáo
dục tính tự tin cho trẻ, một tác giả đã đưa ra những biện pháp sau: Giúp trẻ phát hiện ra
những ưu điểm của bản thân; rèn luyện cho trẻ một sở thích; để trẻ tự do khám phá;

dạy trẻ ln lạc quan [63].
Tác giả Tô Nhi A trong bài “Giúp trẻ phát triển sự tự tin” cũng đã đưa ra một số
biện pháp để giáo dục tính tự tin cho trẻ.
- Để cho trẻ cảm nhận được niềm tin mà bố mẹ đã dành cho trẻ.
- Bất cứ khi nào cha mẹ thấy hài lịng về trẻ, đừng ngại ngần nói cho trẻ biết.
- Đừng quá tiết kiệm lời khen đối với trẻ.


15

- Tránh những lời mắng mang tính quy kết tội lỗi làm cho trẻ phải xấu hổ, thay vào
đó là những yêu cầu, những đề nghị để trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Dạy trẻ cách đưa ra quyết định và hãy công nhận những quyết định của trẻ nếu
nó thực sự phù hợp và trẻ có lý giải về nó một cách rõ ràng [1].
Trong những năm gần đây, việc giáo dục tính tự tin cho trẻ ở trường mầm non
bắt đầu được quan tâm. Điển hình như cơng trình nghiên cứu luận văn cao học của tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Túy với đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. Đề tài tập trung vào đối tượng là những
trẻ có biểu hiện kém tự tin ở trường mầm non. Trong đề tài này tác giả cũng đã đề xuất
các nhóm biện pháp để giúp những trẻ kém tự tin trở nên tự tin hơn trong các hoạt
động ở trường mầm non. Đó là những nhóm biện pháp sau:
Nhóm biện pháp dùng lời nói:
- Biện pháp khuyến khích động viên, khen thưởng, nêu gương.
- Biện pháp nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ để tạo cảm giác an tồn.
- Biện pháp trị chuyện đàm thoại.
- Biện pháp sử dụng lời nói làm tăng tính tự tin, đồng thời giảm và khơng sử dụng
lời nói làm giảm và mất tính tự tin ở trẻ.
Nhóm biện pháp thi đua:
- Tổ chức các hình thức thi đua, kích thích gây hứng thú như trị chơi, hoạt động
nhóm, tập thể.

Nhóm biện pháp tạo tình huống giáo dục:
- Tạo tình huống, cơ hội cho trẻ tự khẳng định mình.
- Giao nhiệm vụ khơng làm hộ trẻ, tập cho trẻ tự lập chỉ giúp đỡ khi cần thiết.
Nhóm biện pháp giáo dục cá biệt:
- Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ để cùng giải quyết.
- Cá biệt hóa những trẻ nhút nhát để giúp đỡ theo hạn chế của bản thân trẻ.
Nhóm biện pháp phối hợp với gia đình
- Trao đổi với phụ huynh về trẻ.
- Hướng dẫn bài tập, truyện kể, thơ để phụ huynh dạy trẻ ở nhà.
- Hướng dẫn phụ huynh sử dụng phối hợp các biện pháp tiến hành ở nhóm trẻ.


×