Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi làm quen với việc đọc viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Cẩm Vi

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Cẩm Vi

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số : 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ PHAN THU HƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Cẩm Vi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
những thầy cô khoa giáo dục Mầm non và những thầy cơ đã tận tình dạy dỗ cho tơi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến TS. Võ Phan Thu Hương,
người Cơ kính mến đã hết lịng quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn nghiên cứu và động
viên để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn đến thầy cơ Phịng Sau đại học của Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tơi có thể học tập và thực
hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên tại các trường mầm
non: Mầm non Thành Phố, Bé Ngoan, Quận 11, Rạng Đông, Sen Hồng, Phong Lan
đã tạo điều kiện cho tôi trong công tác nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, các bạn học viên
GDMN K29 đã cùng trao đổi, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận
văn đã cho tôi những đóng góp q báu để hồn thành luận văn này.

Tác giả


Trần Thị Cẩm Vi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3-4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT.......... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................... 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ..................................................... 13
1.2. Các khái niệm cơ bản......................................................................................... 17
1.2.1. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ..................................................... 17
1.2.2. Hoạt động làm quen với việc đọc, viết .................................................... 18
1.2.3. Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc, viết ........... 19
1.3. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết ...................................................................................................... 19
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi liên quan đến việc đọc,
viết ........................................................................................................... 19
1.3.2. Ý nghĩa tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết............................................................................................ 25
1.3.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết............................................................................................ 26

1.3.4. Nội dung hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc,
viết ........................................................................................................... 27


1.3.5. Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết............................................................................................ 31
1.3.6. Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết trong hoạt động vui chơi trong lớp ................................... 37
1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động làm quen với việc đọc, viết của
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ............................................................................... 40
1.3.8. Tiêu chí đánh giá khả năng tiền đọc-viết của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ........ 46
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 48
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI LÀM QUEN VỚI
VIỆC ĐỌC, VIẾT TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON
CƠNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 50
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 50
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................... 50
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 50
2.2.2. Khách thể khảo sát ................................................................................... 51
2.2.3. Thời gian khảo sát .................................................................................... 53
2.2.4. Nội dung khảo sát .................................................................................... 53
2.2.5. Phương pháp và công cụ khảo sát ............................................................ 53
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................... 56
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
làm quen với việc đọc, viết ..................................................................... 56
2.3.2. Thực trạng sử dụng biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm
quen với việc đọc, viết ............................................................................ 64
2.3.3.Thực trạng phối hợp thực hiện hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
làm quen với việc đọc, viết của phụ huynh ............................................. 77

2.3.4. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động cho trẻmẫu giáo 3-4 tuổi làm
quen với việc đọc, viết .......................................................................... 81
2.3.5. Thực trạng biểu hiện khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi ........................................................................................................... 84


2.3.6. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng ....................................... 87
2.4. Đánh giá thực trạng............................................................................................ 88
2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................... 88
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 89
2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 90
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 91
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3-4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT........ 93
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................ 93
3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết ...................................................................................................... 95
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường các hoạt động đọc sách, truyện cùng trẻ ........ 95
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi làm quen với chữ .............................. 98
3.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tạo chữ bằng chất liệu khác nhau......... 101
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ khám phá chữ viết có trong môi trường . 102
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết tại Trường mầm non ............... 103
3.3.1. Mục đích tổ chức thực nghiệm .............................................................. 103
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 103
3.3.3. Thời gian thực nghiệm ........................................................................... 104
3.3.4. Nội dung thực nghiệm............................................................................ 105
3.3.5. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 105
3.4 Tiêu chí va thang đo.......................................................................................... 106
3.4.1. Tiêu chí .................................................................................................. 106

3.4.2 Thang đo ................................................................................................. 106
3.5. Kết quả thử nghiệm.......................................................................................... 106
3.5.1. So sánh kết quả xếp loại khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ 3-4 tuổi
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước khi thực nghiệm ..... 106
3.5.2. So sánh kết quả xếp loại khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ 3-4 tuổi
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm......... 108


3.5.3. So sánh kết quả khả năng tiền đọc, tiền viết của nhóm đối chứng
trước và sau khi thực nghiệm ................................................................ 111
3.5.4. So sánh kết quả khả năng tiền đọc, tiền viết của nhóm thực nghiệm
trước và sau khi thực nghiệm ................................................................ 112
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Tiêu chí đánh giá khả năng tiền đọc-viết của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ..... 46

Bảng 2.1.

Thống kê các trường Mầm Non được khảo sát ..................................... 50

Bảng 2.2.

Thống kê đối tượng, số lượng mẫu khảo sát khảo sát........................... 51


Bảng 2.3.

Quy ước tính điểm của bảng hỏi trong quá trình điều tra, khảo sát ...... 54

Bảng 2.4.

Thang đánh giá mức độ khảo sát........................................................... 55

Bảng 2.5.

Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về độ
tuổi cho trẻ bắt đầu làm quen với việc đọc, viết ................................... 56

Bảng 2.6. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng
của vấn đề cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết ........ 58
Bảng 2.7. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt
động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết................................. 60
Bảng 2.8. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết
của các mục tiêu trong hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc
đọc, viết ................................................................................................. 61
Bảng 2.9. Khảo sát ý kiến của giáo viên về mức độ thực hiện nội dung cho trẻ
3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết ...................................................... 65
Bảng 2.10. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý về việc thực hiện các nội dung
cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết của giáo viên ................... 67
Bảng 2.11. Khảo sát giáo viên về tính hiệu quả của các biện pháp trong tổ chức
hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết ......................... 68
Bảng 2.12. Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp của giáo viên mầm non
trong tổ chức hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết .. 70
Bảng 2.13. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về cơ hội cho trẻ

3-4 tuổi làm quen với đọc, viết trong hoạt động vui chơi trong lớp ..... 73
Bảng 2.14. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về tần suất tổ chức
hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết ở hoạt động
vui chơi trong lớp .................................................................................. 76


Bảng 2.15. Khảo sát ý kiến của phụ huynh về các thói quen ở nhà của trẻ 3-4
tuổi liên quan đến hoạt động đọc, viết .................................................. 78
Bảng 2.16. Khảo sát ý kiến của phụ huynh về cách thức thường sử dụng để trẻ
làm quen với việc đọc, viết tại nhà ....................................................... 79
Bảng 2.17. Khảo sát ý kiến của phụ huynh về nhiệm vụ cho trẻ làm quen với
việc đọc, viết ......................................................................................... 80
Bảng 2.18. Khảo sát ý kiến của phụ huynh về sự tác động của việc cho trẻ làm
quen với việc đọc, viết ngay khi trẻ 3-4 tuổi ........................................ 81
Bảng 2.19. Tổng hợp những khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết................................. 81
Bảng 2.20. Thống kê những hỗ trợ của cán bộ quản lý đối với giáo viên để tổ
chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc,
viết ......................................................................................................... 83
Bảng 2.22. Thực trạng biểu hiện khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi .................................................................................................. 84
Bảng 2.23. Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết ......................................................................................... 87
Bảng 3.1. Quy ước tính điểm và thang đo đánh giá khả năng tiền đọc, tiền viết
của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi..................................................................... 106
Bảng 3.2. Đánh giá khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ 3-4 tuổi đối với hoạt
động làm quen với việc đọc, viết trước thực nghiệm.......................... 107
Bảng 3.3. Đánh giá khả năng tiền đọc, tiền viết của trẻ 3-4 tuổi đối với hoạt
động làm quen với việc đọc, viết sau thực nghiệm ............................. 108

Bảng 3.4. So sánh kết quả khả năng tiền đọc, tiền viết của nhóm đối chứng
trước và sau khi thực nghiệm .............................................................. 111
Bảng 3.5. So sánh kết quả khả năng tiền đọc, tiền viết của nhóm thực nghiệm
trước và sau khi thực nghiệm .............................................................. 112


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ trình độ chuyên môn của GVMN ................................................ 52
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ trình độ chun mơn của cán bộ quản lý ..................................... 53
Biểu đồ 2.3. Nguyện vọng của phụ huynh về việc cho con sớm biết đọc, biết viết . 63
Biểu đồ 2.4. Nguyện vọng của phụ huynh về độ tuổi cho con biết đọc, biết viết .... 64
Biểu đồ 2.5. Tần suất phụ huynh đọc sách, truyện cho con khi ở nhà ..................... 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT

:

Bộ giáo dục và đào tạo

BP

:

Biện pháp

CBQL

:


Cán bộ quản lý

CTGDMN

:

Chương trình giáo dục mầm non

GD

:

Giáo dục

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN

:


Giáo viên mầm non



:

Hoạt động

KS

:

Khảo sát



:

Mức độ

MG

:

Mẫu giáo

MN

:


Mầm non

NĐC

:

Nhóm đối chứng

NTN

:

Nhóm thực nghiệm

PH

:

Phụ huynh

STN

:

Sau thực nghiệm

TP.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

TTN

:

Trước thực nghiệm


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách và chuẩn bị các
yếu tố nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ. Mục tiêu quan trọng của bậc
học mầm non (MN) là phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm
mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, trong đó phát triển ngơn ngữ nói chung và
hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc, viết nói riêng là một trong những nội dung
giáo dục quan trọng, có tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đọc,
viết trong tương lai của trẻ. Việc dạy cho trẻ đọc, viết thường được thực hiện vào
lớp 1 song hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức ngôn ngữ trên thế giới đều
cho rằng để chuẩn bị cho việc học chữ ở lớp 1 thì nên cho trẻ MN tiếp cận với việc
đọc, viết càng sớm càng tốt. Việc chuẩn bị cho trẻ học chữ viết có thể bắt đầu ngay
khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, kéo dài trong suốt lứa tuổi mầm non, trước khi trẻ học
đọc, học viết một cách chính thức ở trường phổ thơng.
Ở Việt Nam, theo Chương trình giáo dục mầm non (CTGDMN) hiện hữu,
việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với việc đọc, viết phải diễn ra sớm không chỉ ở trẻ
5-6 tuổi mà ngay khi trẻ 3-4 tuổi, q trình này phải mang tính hệ thống để trẻ được

tiếp xúc sớm và có nhiều trải nghiệm phong phú với với việc đọc, viết nhằm tạo tiền
đề cho việc học chữ sau này của trẻ. Một trong những mục tiêu quan trọng của trẻ
mẫu giáo (MG) trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ được xác định trong CTGDMN
là: có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc, viết. Vì thế, ngay khi trẻ 3-4 tuổi cần
phải được làm quen với việc đọc, viết dưới nhiều hoạt động và hình thức khác nhau
như: quan sát chữ viết trong cuộc sống, hoạt động với sách truyện,…
Như vậy, việc cho trẻ MG 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết để chuẩn bị các
thành tố cơ bản giúp trẻ học chữ vào lớp 1 là rất cần thiết nhưng phải được thực
hiện một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi MN. Theo chỉ thị
2325 của Bộ giáo dục và đào tạo (BGDĐT) năm 2013, về việc chấn chỉnh tình trạng
dạy học trước chương trình lớp 1, trong đó có việc dạy chữ diễn ra khá phổ biến.


2

Tuy nhiên trong thực tiễn: Phụ huynh (PH) có tâm lý lo lắng khi trẻ thay đổi từ hoạt
động vui chơi chủ đạo sang hoạt động học tập, với mong muốn con gặp thuận lợi
trong việc học tập ở lớp 1, nên có tình trạng nhiều PH dạy chữ cho trẻ ngay từ độ
tuổi MN, không chỉ từ 5-6 tuổi, mà còn ở độ tuổi nhỏ hơn, điều này là không khoa
học và không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi dẫn đến ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả và hứng thú của trẻ khi học chữ ở ở lớp 1.
Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với đọc, viết được xác
định rõ trong CTGDMN, tuy nhiên trong thực tế thực hiện các trường MN thường
chỉ tập trung cho trẻ làm quen với việc đọc, viết khi trẻ 5-6 tuổi, ở các độ tuổi nhỏ
hơn lại ít được quan tâm chú ý, GV cịn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các
biện pháp để tổ chức hoạt động này, dẫn đến hiệu quả của hoạt động cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng các biện pháp tổ chức
hoạt động nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ làm quen với việc đọc, viết sẽ giúp
nuôi dưỡng động cơ, sự yêu thích đọc, viết cho trẻ, đồng thời đáp ứng kỳ vọng của

phụ huynh song vẫn đảm bảo tính pháp lý, khoa học là một vấn đề rất quan trọng,
có tính cấp thiết trong GDMN Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do trên, Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
làm quen với việc đọc, viết được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động cho trẻ MG 3-4
tuổi làm quen với việc đọc, viết; Khảo sát làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu ở
một số trường MN tại TP.HCM; Từ đó đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với
việc đọc, viết tại trường MN.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ MG 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


3

Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ MG 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thử nghiệm hiệu quả một số biện pháp tổ chức hoạt động cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết thì hứng thú, động cơ đọc, viết của
trẻ MG 3-4 tuổi sẽ được nâng cao, góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy trẻ làm quen
với việc đọc, viết hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.
- Khảo sát, mô tả làm rõ thực trạng biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết tại địa bàn lựa chọn nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen

với việc đọc, viết. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá tính hiệu
quả của các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ MG 3-4
tuổi làm quen với việc đọc, viết trong hoạt động vui chơi trong lớp ở trường mầm
non.
Trẻ MN chưa có khả năng đọc, viết vì vậy đề tài nghiên cứu hoạt động đọc,
viết của trẻ MN là hoạt động tiền đọc-viết.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng được tiến hành tại 6 trường
MN công lập, thuộc 03 vùng khác nhau tại TP.HCM: Quận nội thành, quận ven nội
và huyện ngoại thành. Cụ thể:
- Trường MN Bé Ngoan - Quận 1 - Quận nội thành
- Trường MN Thành Phố - Quận 3 - Quận nội thành
- Trường MN Rạng Đông - Quận Tân Phú - Ven nội thành
- Trường MN Quận - Quận 11- Ven nội thành
- Trường MN Sen Hồng - Huyện Bình Chánh - Ngoại thành
- Trường MN Phong Lan - Huyện Bình Chánh - Ngoại thành


4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa kết quả
nghiên cứu của các cơng trình, tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Mục đích: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.

Cách thức thực hiện: Quan sát, ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh sản
phẩm của trẻ.
Xử lý số liệu quan sát: Nội dung quan sát được quay phim, chụp hình và ghi
lại vào biên bản (Biên bản dự giờ hoạt động và biên bản quan sát trẻ). Nội dung
quan sát được mô tả theo trình tự, chi tiết và trung thực trong phần nghiên cứu thực
trạng.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Cách thức thực hiện: Xây dựng phiếu điều tra với các câu hỏi đóng và mở để
khảo sát CBQL, GVMN, phụ huynh trẻ 3-4 tuổi.
Mục đích: Khảo sát nhận thức và thực trạng sử dụng các biện pháp để tổ chức
hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết tại địa bàn lựa chọn
nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tìm hiểu sâu những vấn đề cần làm rõ trong quá trình nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn: CBQL, GVMN
Xử lý số liệu phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được ghi chép và ghi âm. Mẫu
phỏng vấn được mã hóa để đảm bảo tính ẩn danh của người tham gia nghiên cứu.
Các số liệu phỏng vấn được trích nguyên văn trong trường hợp cần thiết.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Nhằm bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp


5

đề xuất.
Cách thực hiện: Chọn ngẫu nhiên 2 nhóm trẻ MG 3-4 tuổi; với nhóm thực
nghiệm: Tập huấn cho GVMN, tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đề xuất;
với nhóm đối chứng: Khơng có sự thay đổi trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục. Kết thúc thực nghiệm: So sánh, phân tích kết quả giữa hai nhóm; Bước đầu
đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Mục đích: Xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.
Cách thức thực hiện: Sử dụng các thuật toán thống kê xử lý và phân tích các
số liệu nghiên cứu: Tỉ lệ %, giá trị trung bình.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.
- Mô tả, đánh giá khách quan thực trạng biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết ở một số trường MN công lập tại
TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với việc đọc, viết.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm
quen với việc đọc, viết.
Chƣơng 2: Thực trạng biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
làm quen với việc đọc, viết ở một số trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen
với việc đọc, viết


6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI LÀM QUEN
VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về vấn đề cho trẻ nhỏ làm quen với việc đọc, viết từ sớm hay hình
thành khả năng tiền đọc-viết cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non đã được nhiều nhà
khoa học, các tổ chức giáo dục, ngôn ngữ trên thế giới quan tâm và thường được đề
cập với các thuật ngữ như: Development of literacy, Emergent literacy, Early
literacy, Literacy development in the Early Years..
Quan điểm về các hướng tiếp cận học đọc, học viết của trẻ mầm non hiện nay
Hướng tiếp cận ngôn ngữ trọng tâm phát âm: Cách tiếp cận này nhấn mạnh
quá trình giải mã đọc, giải mã chữ viết hơn là đọc, hiểu. Trọng tâm của cách tiếp
cận này là phát âm, coi trọng việc nắm cấu trúc của ngôn ngữ. GV chú trọng việc
dạy hệ thống chữ cái, từ, nhận biết mặt chữ và phát âm, mối quan hệ tương ứng
giữa âm thanh. Nguyên tắc hướng dẫn trẻ làm quen từ âm vị đến chữ cái, từ, câu và
câu chuyện, trẻ học đọc, viết thông qua con đường bắt chước và luyện tập có hệ
thống và được lặp lại thường xuyên.
Hướng tiếp cận ngôn ngữ trọn vẹn: Mục đích của cách tiếp cận ngơn ngữ trọn
vẹn là khơi gợi động cơ đọc, viết của trẻ nhằm giúp trẻ nắm vững và truyền tải ý
nghĩa của nội dung được đọc. Người dạy ít chú ý vào các lỗi của trẻ. Cách tiếp cận
này có những đặc điểm nổi trội sau đây: (1) đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là “ý
nghĩa”; (2) không dạy tách rời bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà dạy tổng thể cả
bốn kĩ năng; (3) để trẻ phát triển toàn diện, lĩnh vực phát triển ngơn ngữ phải được
dạy tích hợp với tất cả các lĩnh vực phát triển khác. Cách tiếp cận ngôn ngữ trọn vẹn
coi trọng năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2015,
tr.170).
Hướng tiếp cận ngôn ngữ cân bằng (balanced language approach): Holdway
(1979) và Mooney (1990) đề xuất cách tiếp cận giáo dục ngôn ngữ cân bằng, được


7

tiến hành bằng cách kết hợp (electic or combination) hài hòa các phương pháp

hướng dẫn trẻ làm quen chữ viết. Theo hướng tiếp cận ngôn ngữ cân bằng, để trẻ có
thể đọc tốt, giáo viên cần hướng dẫn phối hợp phương pháp hiểu ý nghĩa trong ngữ
cảnh trọn vẹn với các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc giải mã chữ viết (phối hợp
cách tiếp cận trọng tâm phát âm và cách tiếp cận giáo dục ngôn ngữ trọn vẹn).
Nguyên tắc hướng dẫn của cách tiếp cận ngôn ngữ cân bằng là từ toàn thể đến bộ
phận. Giáo viên bắt đầu cho trẻ hiểu ý nghĩa toàn thể trước rồi sau đó mới hướng
dẫn các kỹ năng đọc, viết, thái độ, hành động sau. Thông qua hoạt động đọc, viết
cùng với tài liệu đọc, viết có ý nghĩa với trẻ, giáo viên sẽ tiến hành hướng dẫn trực
tiếp và cụ thể kiến thức âm vần, kỹ năng giải mã từ.
Nghiên cứu về độ tuổi, sự cần thiết cho trẻ làm quen với việc đọc, viết trước
khi vào tiểu học
Có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc xác định độ tuổi phù hợp với việc cho
trẻ học đọc, học viết. Quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng có sự khác biệt, thậm
chí trái chiều. Cụ thể: Vào những năm 1870-1892, D. Wiggin - nhà giáo dục người
Mỹ cho rằng trẻ 4 hay 5 tuổi vẫn chỉ hứng thú với đồ vật và các vật cụ thể chứ chưa
sẵn sàng để học đọc và học viết. Tuy nhiên xuất hiện tình trạng học sinh tiểu học gặp
khó khăn trong học tập và nguyên nhân được xác định là do trẻ không được chuẩn bị
tốt ở trường mẫu giáo (Lường Thị Định, 2014).
Đồng quan điểm cho rằng trẻ lứa tuổi MN chưa thể học đọc, học viết: Tác giả
Gesell (Nhà GD người Mỹ) tin rằng sự phát triển là kết quả của sự thuần thục, trẻ cần
có thời gian để được trang bị kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc. Morphett &
Washburne (1931) khẳng định 6 năm 6 tháng là thời điểm cho kết quả tốt nhất để trẻ
học đọc, viết thực thụ. Vì vậy, cần phải chờ đợi đến khi trẻ phát triển đầy đủ các yếu
tố sẵn sàng cho việc học đọc viết (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017).
Tuy nhiên, sau khi Marie Clay (1966), nhà nghiên cứu giáo dục người
Newzeland đưa ra thuật ngữ khả năng tiền đọc-viết hay khả năng đọc viết tự phát
(Emergent literacy), đã xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều nhau: Một là không
cần phát triển những khả năng tiền đọc-viết cho trẻ lứa tuổi MN, vì họ tin rằng việc



8

sẵn sàng học đọc, học viết là kết quả của sự trưởng thành. Hai là cần chuẩn bị cho
trẻ MN những khả năng tiền đọc-viết và không cần chờ đợi đến khi trẻ hội tụ đầy đủ
các yếu tố sẵn sàng thì việc học chữ mới được bắt đầu, khi trẻ được tiếp xúc một
cách tự do với môi trường chữ viết, các tài liệu đọc, viết có ý nghĩa sẽ giúp trẻ phát
triển khả năng học đọc, học viết khi vào trường tiểu học.
Đồng thuận với luồng quan điểm thứ hai, Sulzby và Teale (1991), cho rằng:
Thời kỳ tiền đọc-viết rất quan trọng và có thể diễn ra ngay giai đoạn trẻ 1 hay 2 tuổi
(Đinh Hồng Thái, 2012).
Theo Hiệp hội Giáo dục trẻ mầm non Hoa Kỳ (NAEYC) (1998), khẳng định
rằng: Những năm thời thơ ấu từ khi sinh ra đến tám tuổi là giai đoạn quan trọng
nhất cho sự phát triển đọc, viết.
Khẳng định việc trẻ có khả năng đọc sớm từ độ tuổi MN, Yetta Goodman
(1986) nhận định: Có ít nhất 60% trẻ 3 tuổi và 80% trẻ 4 đến 5 tuổi có thể đọc được
chữ trong mơi trường văn cảnh của nó. (Nguyễn Thị Phương Nga, 2006). Theo các
tác giả Froma P.Roth, Diane R.Paul & Ann-Mari Pierotti (2006): Trước khi đến tuổi
học chữ ở tiểu học, trẻ trải qua giai đoạn tiền đọc-viết, trong giai đoạn này, trẻ học
các kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển khả năng đọc, viết. Giai đoạn tiền
đọc-viết bắt đầu từ khi trẻ sinh ra và tiếp tục trong những năm mẫu giáo khi trẻ
tương tác với các ấn phẩm, các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày.
Gleen Doman và Janet Doman (2011), là hai nhà giáo dục có sự quan tâm đặc
biệt tới vấn đề giáo dục sớm nhằm hình thành và phát triển tiềm năng của trẻ. Với việc
học đọc, học viết của trẻ em, hai nhà giáo dục cho rằng: “Khả năng học ngôn ngữ của
trẻ vượt trội hơn hẳn so với người lớn, việc học đọc phải diễn ra càng sớm càng tốt,
ngay cả khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, việc này càng chậm trễ thì việc học đọc của trẻ
càng khó khăn”.
Đồng quan điểm với Gleen Doman và Janet Doman về việc trẻ có thể học đọc
ngay khi cịn rất sớm là Phùng Đức Tồn (Trung Quốc), ơng cho rằng trước khi vào
tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe-nói) và ngơn ngữ thị

giác (đọc-viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát


9

triển tốt (Phùng Đức Toàn, 2012).
Khẳng định độ tuổi phù hợp để hình thành khả năng tiền đọc viết cho trẻ,
Karen Ericson & David Koppenhaver cho rằng: “Tiền đọc-viết không phụ thuộc
vào độ tuổi mà dựa vào kinh nghiệm của trẻ với các ấn phẩm”. Tác giả cũng khẳng
định là khả năng tiền đọc-viết là một quá trình bắt đầu từ khi sinh ra và trẻ học
thông qua tương tác và tiếp xúc với các khía cạnh của ngơn ngữ: Nghe, nói, đọc,
viết và thơng qua việc học cách sử dụng các tài liệu in ấn có ý nghĩa (Ericson &
Koppenhaver, 2015).
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói (nghe-nói) đối với sự phát triển
ngơn ngữ viết (đọc-viết)
Quan điểm cho rằng: Ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết ln phát triển đồng thời,
có liên quan mật thiết và tác động bổ trợ lẫn nhau. Cụ thể: Teale & Sulzby (1986),
cho rằng ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết luôn phát triển đồng thời và liên quan đến
nhau trong mơi trường chữ viết. Đồng quan điểm nêu trên cịn có tác giả Whitehurst
và Lonigan (1998), đã khẳng định rằng: “Việc đọc, viết và ngơn ngữ nói phát triển
đồng thời và phụ thuộc lẫn nhau”. (Haton & Sapp, 2015). Tác giả Phùng Đức Toàn
(Trung Quốc), cho rằng: Khi trẻ bắt đầu học hai ngơn ngữ và phát triển song song
thì hai ngôn ngữ này sẽ bổ trợ cho nhau. (Phùng Đức Toàn, 2012). Theo Hiệp hội
Giáo dục trẻ mầm non Hoa Kỳ (NAEYC): Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có mối quan
hệ mật thiết với nhau và là các phần của việc học đọc, viết sớm. Trẻ nhỏ cần có
nhiều cơ hội để nghe và hiểu ngơn ngữ nói, điều này giúp trẻ nhận thức các âm
thanh khác nhau của ngôn ngữ ( Byington & Kim, 2017).
Quan điểm cho rằng: Phát triển ngơn ngữ nói sẽ là tiền đề quan trọng để phát
triển khả năng đọc, viết trong tương lai của trẻ. Cụ thể: Hiệp hội Nghe-Nói-Ngơn
ngữ Hoa Kỳ (ASHA) cũng đồng tình với quan điểm nêu trên và cho rằng: “Những

kinh nghiệm về nghe, nói có được trong giai đoạn mẫu giáo sẽ chuẩn bị cho việc trẻ
học đọc và viết trong những năm đầu của tiểu học”. Tác giả Phùng Đức Tồn
(2012), cho rằng: Khi trẻ học ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết cùng lúc sẽ càng có ưu
thế hơn vì từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong hai ngơn ngữ là một, ngơn ngữ nói sẽ


10

giúp trẻ hiểu câu văn, đoạn văn, học đọc, học viết giúp trẻ phát âm rõ ràng, chính
xác, đúng quy tắc ngữ pháp,…Tác giả Karen Kerns (2020a), cho rằng: “Khả năng
tiếp thu kỹ năng đọc, viết một cách thành công bắt nguồn từ sự phát triển của ngơn
ngữ nói”.
Quan điểm cho rằng: Có sự tương đồng trong cách thức trẻ học ngơn ngữ nói
và ngơn ngữ viết, cụ thể: Goodman (1968), đã đưa ra quan điểm như sau: “Trẻ nhỏ
có thể học đọc và viết bằng chính con đường mà trẻ học nghe và nói”. (Nguyễn Thị
Phương Nga, 2006). Tác giả Katheleen (2003), đã đưa ra quan điểm rằng: “Việc
đọc, viết được phát triển trong sự phát triển của ngôn ngữ nói, qua giao tiếp và trị
chuyện”. (Đinh Hồng Thái, 2010). Teale (1982), nhận định: Trẻ học ngôn ngữ viết
giống như trẻ học ngơn ngữ nói: Khi trẻ nghe lời nói, trẻ học cách lắng nghe, quan
sát cách nói, khi trẻ bập bẹ trẻ học cách nói và thơng qua quan sát phản ứng của cha
mẹ đối với tiếng bập bẹ. Theo cách tương tự, khi trẻ nhìn vào bản in, quan sát cha
mẹ viết, trẻ bắt đầu có kỹ năng đọc và quan sát văn bản viết, sau đó trẻ trẻ viết các
nét nguệch ngoạc, lúc này trẻ phát triển kỹ năng viết và luyện đọc (Teale, n.d.).
Tác giả Snow &Tabor (1993), đã đưa ra một số đặc điểm chung của ngơn ngữ
nói và ngơn ngữ viết như sau: Đều thực hiện chức năng giao tiếp, trao đổi ý nghĩa
cho người khác; Cùng là một hệ thống biểu tượng, sử dụng ký hiệu được quy định ở
xã hội đó; Có sự đồng nhất khi sử dụng từ khi thể hiện con người, vật thể, hiện
tượng; Q trình nghe, nói, đọc, viết có thể được tiến hành đồng thời cùng lúc; Cả
hai ngôn ngữ đều là công cụ của tư duy; Cùng sử dụng những kỹ năng chung như:
hỏi, trả lời, dự đốn, thể hiện,…Tuy nhiên, ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết cũng có

một số điểm khác biệt như: Thời kỳ phát triển; Sử dụng cơ quan cảm giác khác
nhau (ngơn ngữ nói sử dụng cơ quan thính giác, ngôn ngữ viết sử dụng cơ quan thị
giác); Không gian và thời gian sử dụng ngôn ngữ viết của người viết, người đọc
không được xác định cụ thể như ngôn ngữ nói; Ký hiệu biểu tượng của ngơn ngữ
nói khác với ngôn ngữ viết (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017).
Nghiên cứu về nội dung, cách thức trẻ làm quen với việc đọc, viết
Mơ hình nghiên cứu về tiền đọc-viết của Whitehurst và Lonigan (1998, 2002)


11

và của Sénéchal, LeFevere, Smith-Chant và Colton (2001). Theo mô hình của
Whitehurst và Lonigan (1998, 2002) và Sénéchal thì việc học tiền đọc-viết gồm chủ
yếu hai nhóm kỹ năng và quy trình phụ thuộc lẫn nhau: Các quy trình bên ngồi
(The outside-in domain), quy trình từ trong ra ngồi (cịn gọi là miền từ trong ra
ngoài - The inside-out domain). Ngồi ra cịn một nhóm kỹ năng thứ ba là nhóm các
yếu tố khác. Tên miền bên ngồi đề cập đến kiến thức của trẻ em về bối cảnh. Các
thành phần của miền bên ngoài này bao gồm: Kiến thức về quy ước văn bản
(Knowledge about the conventions of print), tiền đọc hay giả vờ đọc (Emergent
reading - pretending to read), kiến thức về kể chuyện (Narrative knowledge) và từ
vựng (Vocabulary). Miền từ trong ra ngoài đề cập đến các kỹ năng được áp dụng
vào bên trong văn bản nhưng đều góp phần vào khả năng hiểu văn bản đề cập đến
thế giới bên ngoài bao gồm các thành phần: Kiến thức chữ cái (alphabetic
knowledge), kiến thức về âm thanh (Letter-sound knowledge), tiền viết hay giả vờ
viết (emergent writing-pretending to write) và nhận thức về âm vị học
(phonological awareness). Những yếu tố khác bao gồm bộ nhớ âm vị học (bộ nhớ
ngắn hạn cho thơng tin được mã hóa theo âm vị học), đặt tên nhanh (khả năng nói
nhanh một danh sách chữ cái, số hoặc màu sắc), động cơ hay sự quan tâm đến đọc,
viết. Cả hai mơ hình này tuy khác nhau về một số quan điểm như: Whitehurst và
Lonigan thì coi kiến thức ngơn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) và nhận thức âm vị đều là

kiến thức tiền đọc-viết còn Sénéchal, LeFevere, Smith-Chant và Colton coi kiến
thức ngôn ngữ và nhận thức về âm vị học và ngữ âm là cấu trúc riêng biệt và tách
rời với khả năng tiền đọc-viết. Tuy nhiên, cả hai mơ hình này đều khẳng định rằng
ngơn ngữ nói và nhận thức âm vị là thành phần không thể thiếu của đọc, viết
(Hatton & Sapp, 2015).
Các kỹ năng đọc, viết sớm được bao gồm: Năng lực từ vựng; Năng lực hiểu
ngôn ngữ; Năng lực nhận thức âm vần, hứng thú về đọc, viết; Nhận thức nguyên
âm, phụ âm; Khái niệm về ấn phẩm (Gestwicki, 2004 &Machdo, 2010).
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Trẻ học đọc, viết bắt đầu bằng việc
viết tên của mình. Clay (1975), nhận định: Khi trẻ thường xuyên viết tên của mình,


12

trẻ sẽ nắm rõ khái niệm chữ viết theo trình tự, thúc đẩy động cơ viết của trẻ và quy
tắc này áp dụng cho việc viết các từ khác. Nhóm tác giả Kathleen A.Roskos, James
F.Christie và Donald I.Richge trong bài viết về một số vấn đề liên quan đến việc
cho trẻ mẫu giáo làm quen với đọc, viết có đưa ra các nội dung cần thiết khi cho trẻ
làm quen với đọc, viết bao gồm: Biết chức năng và ý nghĩa của chữ viết; Gọi tên và
viết các chữ cái; Nghe các vần và âm trong từ, câu; Đánh vần những từ đơn giản; Nhận
biết và viết tên bản thân; Nhận ra các từ mới trong truyện, thơ, bảng biểu và trò chơi
(Roskos, Christie & Richgels, 2003).
Đồng quan điểm nêu trên, tác giả William Teale trong “Early childhood
literacy delopment” nhận định rằng: Việc khởi đầu của quá trình tiền đọc-viết là
hiểu biết về tên chữ cái, nhận thức về ngữ âm, khái niệm về các ấn phẩm, cách thức
đọc, viết,…(Teale, n.d.).
Quan điểm cho rằng: Trẻ có thể học đọc, học viết thông qua môi trường chữ
viết. Cụ thể: Tác giả Gleen Doman và Janet Doman (2011), cho rằng: Ngôn ngữ nói
trẻ học theo âm thanh, ngơn ngữ viết trẻ học bằng hình ảnh. Tác giả đề cập đến cách
dạy trẻ học đọc thông qua việc sử dụng bộ thẻ từ (Flash card), được tiến hành theo

các bước và nguyên tắc quy định. Một nguyên tắc luôn được tác giả đưa ra là phải
khơi gợi, kích thích sự hứng thú của trẻ và luôn kết thúc bài học trước khi trẻ có
biểu hiện mệt mỏi. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào việc dạy trẻ biết đọc sớm mà
không đề cập đến vấn đề trẻ sẽ học viết như thế nào. Ngoài ra, việc chỉ sử dụng một
phương pháp “tráo” nhanh các thẻ từ để dạy chữ cho trẻ khiến cho trẻ mất đi nhiều
cơ hội trải nghiệm đọc, viết có ý nghĩa và khơng thực sự gây hứng thú cho trẻ và cả
người dạy trẻ. Durkin (1966), cho rằng: “Trẻ có thể hiểu ý nghĩa của chữ viết sớm
nhờ được sống trong mơi trường chữ viết khi cịn nhỏ, qua tương tác với bố mẹ và
học ngôn ngữ viết một cách tự do”. Đồng quan điểm này là tác giả Phùng Đức Toàn
(2012), cho rằng: Trẻ nhỏ học đọc theo kiểu “tích lũy cảm nhận”, phương pháp
“ảnh hưởng” từ mơi trường để tạo sự chú ý, thói quen xem chữ và nghe người lớn
đọc chữ, từ đó tạo hứng thú với việc đọc chữ, đọc sách người lớn sẽ tận dụng những
giây phút vô thức của trẻ để gây ấn tượng về chữ viết. Tác giả Monstesori cho rằng:


13

Nên chuẩn bị môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ bằng cách viết và dán tên
gọi của các đồ vật, đọc các bảng hiệu, ký hiệu, quảng cáo cho trẻ nghe khi trẻ có
nhu cầu,…Sẽ giúp trẻ liên hệ giữa chữ viết và lời nói, hiểu được cách thức, hướng
đọc đúng (Lý lợi, 2020).
Quan điểm cho rằng: Trẻ có thể học đọc, học viết thơng qua các trị chơi. Theo
tác giả Phùng Đức Toàn (2012): “Học chữ qua các trò chơi là con đường lý tưởng
nhất để học chữ, học đọc sớm”. Tác giả đưa ra các ưu điểm khi đưa chữ viết vào trò
chơi: giúp trẻ tập trung chú ý, trẻ được tiếp xúc với chữ viết, từng bước ghi nhớ chữ
viết. Một số trị chơi như: “Tìm chữ đọc”, “Trị chơi ơ chữ”, “Đi chợ”,... Tác giả
Hatton & Sapp (2015) cũng cho rằng: “Chơi là định hướng q trình, khơng định
hướng sản phẩm. Trẻ học thơng qua chơi, không phải bằng cách tạo ra một sản
phẩm hoặc hồn thành một nhiệm vụ. Trong đó chơi giả vờ đặc biệt quan trọng
trong việc giúp trẻ hiểu chức năng, mục đích của việc đọc, viết”.

Quan điểm cho rằng: Trẻ có thể học đọc, học viết thơng qua các hoạt động trải
nghiệm, tình huống liên quan đến đọc, viết trong cuộc sống. Black và Puckett
(1948), cho rằng: “Trẻ có thể học đọc, học viết thông qua các hoạt động yêu thích
và phù hợp với trẻ”. Whitehurst và Lonigan (1998), để phát triển khả năng tiền
đọc-viết của trẻ người lớn nên cung cấp nhiều cơ hội học tập, lưu ý những cơ hội
hay tình huống này phải đảm bảo diễn ra trong tự nhiên. (Hatton & Sapp, 2015).
Khi trẻ thường xuyên đến nhà sách, thư viện sẽ hình thành thói quen đọc sách, trẻ
thường sẽ giả vờ đọc dựa trên trí nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích. (Morrow
& Weinstein 1986; Neuman & Roskos 1997).
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vấn đề này cũng đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên
cứu và được đề cập bằng các thuật ngữ như: Phát triển khả năng tiền đọc-viết;
Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết; Làm quen việc đọc, viết; Làm quen chữ viết,…
Nghiên cứu về độ tuổi, sự cần thiết cho trẻ làm quen với việc đọc, viết trước
khi vào tiểu học.
Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều chỉ ra sự cần thiết và


×