Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Đặc điểm thơ lục bát của đồng đức bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Trúc

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT
CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Trúc

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT
CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Qúy
Nhâm đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp
tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến q thầy cơ trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cơ đã tận tình dạy bảo cho tơi
suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng sau Đại học, Thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, các thầy
cô và bạn bè đã hết lịng nhiệt tình đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành tốt khóa học và luận văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Học viên
Nguyễn Hồng Trúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 15
5. Cấu trúc của luận văn................................................................................................... 16


Chương 1: NHỮNG SUY CẢM TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA ĐỒNG
ĐỨC BỐN ....................................................................................................... 18
1.2. Suy cảm về cuộc đời ................................................................................................. 18
1.2. Suy cảm về đồng quê ................................................................................................ 26
1.3. Suy cảm về tình cảm của con người ......................................................................... 31

Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA
ĐỒNG ĐỨC BỐN .......................................................................................... 46
2.1. Hình tượng "tơi" mang nặng tâm tư .......................................................................... 46
2.2. Hình tượng em yêu thương vơ hạn ........................................................................... 55
2.3. Hình tượng người mẹ tảo tần, thương con ................................................................ 61
2.4. Hình tượng thiên nhiên gai góc, biến động............................................................... 66

Chương 3: CẤU TỨ, NGƠN NGỮ, HÌNH ẢNH, GIỌNG ĐIỆU VÀ CÁC
BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA ĐỒNG ĐỨC
BỐN................................................................................................................. 72
3.1. Cấu tứ trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ............................................................ 72
3.2. Ngôn ngữ trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ....................................................... 77
3.3. Hình ảnh trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ........................................................ 83
3.4. Giọng điệu trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ..................................................... 87
3.5. Các biện pháp nghệ thuật trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ............................. 94

KẾT LUẬN ................................................................................................... 102


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 120



1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sức sống mãnh liệt của thể thơ lục bát
Lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển được người Việt Nam yêu thích
từ lâu. Với số câu khơng hạn định, các tác phẩm được sáng tác theo thể lục
bát có thể chỉ gồm một cặp hai câu thơ (như nhiều câu ca dao, tục ngữ), hoặc
cũng có khi lên đến hàng ngàn câu (như các truyện thơ Nôm và diễn ca lịch
sử).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thêm những cách tân
phù hợp, nâng thể thơ lục bát lên một tầm phát triển mới. Tác phẩm được xem
như một đỉnh cao của thơ lục bát với sự kết hợp hài hịa giữa thơ văn bác học
và thơ ca bình dân, xóa bỏ những định kiến sai lầm về tiếng Việt là thứ ngôn
ngữ "Nôm na mách qué" và thơ lục bát là thể loại kém trang trọng chỉ thích
hợp cho tầng lớp lao động bình dân.
Chính vì sự linh hoạt và uyển chuyển tuyệt vời của mình, đặc biệt trong
việc biểu đạt nội dung của các tác phẩm trữ tình cỡ nhỏ, thể thơ lục bát là một
trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà thơ Việt Nam thuộc nhiều thế hệ.
Nhìn qua thơ của các nhà thơ Việt Nam hiện đại và đương đại, ta có thể thấy
sự hiện diện đông đảo của các bài thơ lục bát.
Các nhà thơ tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Tế Hanh, Chế
Lan Viên, Nguyễn Bính, Bùi Giáng,… tùy các mức độ khác nhau, đều có sử
dụng thể thơ lục bát trong các sáng tác thơ ca của mình và đều để lại những
dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Ngồi ra, trong những nhà thơ đương đại,
ta có thể kể tên ra nhiều nhà thơ thành công ở thơ lục bát như Nguyễn Duy,
Đồng Đức Bốn, Nguyễn Trọng Tạo, … Và trong những cuộc thi sáng tác thơ
lục bát thường niên do báo Văn Nghệ Quân Đội tổ chức, số lượng các bài thơ



2

tham dự rất nhiều, lên đến hàng chục ngàn bài [124, tr.17], là một minh chứng
hùng hồn cho sức sống của thể thơ lục bát trên văn đàn văn học Việt Nam
đương đại. Thơ lục bát của các nhà thơ đương đại rất đa dạng và phong phú từ
nội dung cho đến những cách tân về mặt nghệ thuật.
1.2. Nhà thơ Đồng Đức Bốn
Đồng Đức Bốn sinh ngày 30 tháng 3 năm 1948, trong một gia đình lao
động nghèo ở ngoại ơ Hải Phịng. Cha ơng là người rất u thích thơ ca, đã
từng sáng tác thơ nhưng khơng thành công. Khi lớn lên, Đồng Đức Bốn gia
nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, ơng làm thợ cơ khí (bậc 6/7)
tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Cơng ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phịng),
Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải phịng. Ơng
được làm đại diện cho cơng ty này tại Hà nội và bắt đầu sáng tác thơ vào cuối
những năm 1980.
Duyên thơ của Đồng Đức Bốn đến muộn và sự nghiệp làm thơ của ông
không gặp nhiều thuận lợi. Tập thơ đầu tay Con ngựa trắng và rừng quả đắng
(1993) ra đời không gây được sự chú ý của độc giả và giới văn nghệ. Cùng
lúc đó, Đồng Đức Bốn rơi vào một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong
cuộc đời khi gặp nhiều biến cố. May mắn là trong thời gian này, nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy khả năng của ơng ở thể thơ lục bát, khuyến
khích ơng tiếp tục sáng tác và nhiệt tình hỗ trợ ơng quảng bá thơ lục bát của
mình một cách rộng rãi. Từ đó, nhà thơ tiếp tục sáng tác, đặc biệt là thể thơ
lục bát, lần lượt cho ra đời thêm năm tập thơ và đạt được nhiều giải thưởng về
thơ của Hội Nhà văn. Sau nhiều năm liền nộp đơn, ông mới được kết nạp
thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Khi đang ở độ tuổi đầy sung sức, tạo được những thành công nhất định
trong công việc kinh doanh cũng như tạo được vị thế tương đối trên văn đàn,
Đồng Đức Bốn phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn 3. Sau nhiều nỗ lực



3

điều trị điều trị nhưng không qua khỏi, nhà thơ Đồng Đức Bốn mất ngày 14
tháng 02 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An
Hải, Thành phố Hải Phòng, để lại bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè và
những người u thơ ơng.
Mặc dù đã có rất nhiều nhà thơ sáng tác thành công với thể thơ lục bát,
nhưng Đồng Đức Bốn vẫn tạo được một vị trí nhất định cho mình trên thi đàn
Việt Nam. Ơng có sáng tác bằng những thể thơ khác, nhưng mọi người
thường đánh giá cao ông ở thể thơ lục bát hơn. Nhắc đến Đồng Đức Bốn thì
ngay lập tức, người ta nhớ đến những bài thơ lục bát của ông. Những bài thơ
lục bát của Đồng Đức Bốn với sức hấp dẫn riêng của mình đã góp phần tạo
nên diện mạo của thơ lục bát Việt Nam đương đại.
Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là một điều
hết sức cần thiết, ngoài việc giúp chúng ta hiểu thêm một cách bao quát hơn,
chính xác hơn về một nhà thơ lục bát đương đại đáng chú ý, nó cũng góp
phần giúp chúng ta hiểu thêm về sức sống của thể thơ lục bát trong bức tranh
toàn cảnh của nền thơ ca đương đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu và độc giả yêu thơ, các bài viết về ông xuất hiện rải rác trên các
báo và tạp chí, các tuyển tập phê bình và tiểu luận. Nhìn chung, các bài viết
ấy được tập hợp nhiều nhất trong tuyển tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc
(2006) do chính tay nhà thơ tuyển chọn; tập tiểu luận Giăng lưới bắt chim
(2010) của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tổng hợp những bài viết của ông về
Đồng Đức Bốn đã in trước đây, có sửa chữa và bổ sung; và gần đây là Kỷ yếu
Hội thảo Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn: Khác biệt và Thành cơng
(2011) tại Hải Phịng.



4

Ngồi ra cịn một số bài viết đáng chú ý khác về thơ lục bát của Đồng
Đức Bốn như bài chuyện trò giữa Trần Đăng Khoa và Nguyễn Văn Thọ
(Ngẫu hứng qua mây gió, 2004), bài viết của Nguyễn Hịa (Đồng Đức Bốn đã
tiếp nhận “y bát thơ lục bát” từ Nguyễn Du ra sao?, 2007), Vương Trí Nhàn
(Đồng Đức Bốn và chất hoang dại trong thơ, 2009),…
Nhà thơ Đồng Đức Bốn nhận được nhiều lời nhận xét tích cực về thơ
mình. Trong số những người yêu mến thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thì nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp là người tích cực giới thiệu và nhận xét về thơ lục bát
Đồng Đức Bốn nhất. Nhà văn ưu ái nhận định Đồng Đức Bốn như “vị cứu
tinh của thơ lục bát” [123, tr.136] (Sau này chính ơng, trong một bài viết
khác, thừa nhận “khơng nhớ rõ” mình có ghi như thế hay không [123,
tr.156]), làm thơ theo phái “ngộ năng” hiếm có hơn phái “trí năng”, nhận
được “y bát thơ lục bát” từ Nguyễn Du truyền lại [8, tr.108 – 110]. Sau này,
Đỗ Minh Tuấn nhận xét Đồng Đức Bốn là một kiểu "thần đồng muộn", "thần
đồng hoài nghi" [137, tr.581]. Nhà thơ Phạm Tiến Duật thì cho rằng Đồng
Đức Bốn là "một ông vua trẻ" của thể loại lục bát, và khẳng định sự thành
công của Đồng Đức Bốn với thể thơ này đã "làm dấy lên một phong trào làm
thơ lục bát thu hút hàng ngìn cây bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp"
[22, tr.659]. Vĩnh Quang Lê thì ví Đồng Đức Bốn như "một ngơi sao băng
giữa bầu trời thơ lục bát" [70, tr.719], là "nhà thơ lục bát bẩm sinh" [70,
tr.723]. Nguyễn Việt Hà cho rằng Đồng Đức Bốn đã được "lục bát chọn" [37,
tr.814]. Văn Chinh cho rằng: Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn "mỗi
người đều có y bát riêng, là trưởng mơn phái của chính mình" [14, tr.827]
trong thể thơ lục bát.
Bên cạnh những lời ngợi khen, thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cũng vấp
phải những góp ý và nhận xét nặng nề.



5

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, bằng sự ví von tuy hoa mĩ, cho rằng chúng chỉ
có lớp vỏ ngơn ngữ được kết tạo khéo léo chứ thực chất giá trị khơng đáng kể.
… thơ anh (Đồng Đức Bốn) óng ánh như những sợi dây kim
loại mà máy bay Mỹ dùng để làm nhiễu sóng ra đa của bộ đội Việt
Nam trong thời kỳ chiến tranh phá hoại… Nhưng thơ anh long lanh
một thứ vàng mạ. Chỉ óng ánh trang kim, nhưng nhẹ tếch chẳng có
gì. Gạt cái vỏ mạ vàng ra, bên trong chỉ lễnh lỗng một chút sương
khói [66, tr.107].
Đình Kính cũng chỉ ra điểm yếu trong sáng tác của nhà thơ, đó chính là
"khơng nhiều lắm những bài thơ mang sức nặng trí tuệ tư tưởng cao", thậm
chí đôi khi để chất đồng dao dân dã ùa vào thơ mình tạo nên những tác phẩm
"dễ dãi", "vơ bổ" [65, tr.8]. Nguyễn Hòa gay gắt hơn, cho rằng thơ Đồng Đức
Bốn là "những câu thơ rỗng ruột" [44, tr.86]
2.1. Về nội dung
Nguyễn Huy Thiệp cho rằng thơ Đồng Đức Bốn thường có chủ đề quay
lại với các giá trị văn hóa cổ truyền và tiếc rằng “Đồng Đức Bốn chưa cười
được, chưa có chất umua cần thiết trong thơ … Cười được Đồng Đức Bốn sẽ
hay và lớn hơn nhiều” [123, tr.148]. Nhà văn cũng nhận thấy được rằng thơ
lục bát của bạn mình "lụy tình hơn lụy ý" [123, tr.107] với sự kết hợp giữa
"ngậm ngùi tình cảm" và "kinh nghiệm sống chua xót" của một người "nhà
quê trí thức", "lang bạt kỳ hồ" [123, tr.148]. Đồn Hương cũng cùng ý kiến
cho rằng Đồng Đức Bốn sáng tác dựa trên trải nghiệm khi nhận xét "Thơ với
Đồng Đức Bốn chính là nước mắt, là muối, là máu của đời" [56, tr.670]. Trần
Hồng Thiên Kim thì cho rằng Đồng Đức Bốn là "người thích hồi niệm, hồi
niệm về mẹ, về người tình, về cảnh vật" [64, tr.857]. Đỗ Minh Tuấn, với cách
nói đơn giản hơn, cho rằng Đồng Đức Bốn đã làm thơ trên những trải nghiệm

của chính bản thân mình. Đi sâu vào cảm hứng nghệ thuật trong thơ lục bát


6

Đồng Đức Bốn, ông cho rằng trong thơ Đồng Đức Bốn có "cảm hứng phủ
định thần thánh", và đó là "biểu hiện của sự mặc cảm tự tôn hiên ngang đầy ý
chí, ln tin vào sức mạnh huyền nhiệm của con người", và con người trong
thơ lục bát của Đồng Đức Bốn "thật mạnh mẽ, đầy quyền phép phù thủy"
[137, tr.570]. Nguyễn Đăng Điệp cũng nhận thấy Đồng Đức Bốn "làm thơ
trên những trải nghiệm" [30, tr.273] và "có nhiều câu viết cảm động về mẹ,
cha, bạn bè, con cái … trên hết vẫn là những cuộc tình của anh" [30, tr.280].
Tuy nhận xét có khác nhau về câu chữ, nhưng nhìn chung, các ý kiến trên đều
nhìn nhận thơ Đồng Đức Bốn chứa đựng những chiêm nghiệm cá nhân,
những tình cảm tha thiết với cuộc đời và con người.
Khi nhắc đến thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, người ta thường nhắc nhiều
đến "đồng quê". Trong bài tham luận của mình tại Hội thảo thơ Mai Văn
Phấn và Đồng Đức Bốn: Khác biệt và Thành công, Nguyễn Đức Hạnh đã
chỉ ra ba nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Đồng Đức Bốn (chủ yếu ở thể
thơ lục bát) là cảm hứng hồi niệm trong tình u và hạnh phúc lứa đôi; cảm
hứng thương nhớ nhà quê, hồn quê và người quê; và cảm hứng tự hào về sự
bất tử của thơ mình [38, tr.302-311]. Nhà thơ Nguyễn Thanh Tồn đã chỉ ra
thế mạnh của thơ Đồng Đức Bốn là "thể thơ đồng quê, ngôn ngữ đồng quê,
cảm hứng đồng quê", đặc biệt là "tình ý tư tưởng đồng quê" [130, tr.752].
Nguyễn Chu Nhạc gọi Đồng Đức Bốn là "nhà thơ của nông dân, của công
việc đồng áng, của thiên nhiên cảnh sắc làng quê Việt Nam hiện tại" [84,
tr.780]. Trong những bài viết có nhắc đến đến đặc điểm này trong thơ lục bát
của Đồng Đức Bốn, người ta cũng thường hay nhắc đến Nguyễn Bính để so
sánh và nói lên điểm riêng của Đồng Đức Bốn.
2.2. Về nghệ thuật

Trong các hình tượng nghệ thuật trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn thì
hình tượng cái tơi trữ tình được mọi người chú ý nhiều. Vương Trí Nhàn cho


7

rằng cái tôi trong thơ Đồng Đức Bốn là "cái tơi hậm hực, bất lực" [86, tr.145].
Nguyễn Hồi Ngun lại nhận thấy con người trong thơ Đồng Đức Bốn "thật
mạnh mẽ phi thường như có sức mạnh của thần linh" [81, tr.349]. Đỗ Minh
Tuấn từng nhận xét thơ Đồng Đức Bốn "là sự định nghĩa lại quyền lực con
người trong thế giới của những công cụ rạn vỡ, đổ nát" [137, tr.585].
Nhận xét về cấu tứ của những bài thơ lục bát Đồng Đức Bốn, nhiều ý
kiến nhận xét về sức sống độc lập của những cặp câu thơ lục bát trong thơ
ông. Nguyễn Huy Thiệp cho rằng Đồng Đức Bốn thuộc phái ngộ năng – “vị
tình, lấy tình át chữ, đọc câu sáu mà khơng đốn được câu tám thế nào” [123,
tr.139] và “ta không thấy Đồng Đức Bốn khơng có bài thơ nào hay nhưng
những câu thơ hay “tình thế” của Đồng Đức Bốn thì “chi chít”: Những câu
thơ hay ấy để trong bài thơ nào cũng được” [123, tr.153 - 154]. Nhận xét trên
cho thấy thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thiên về cảm xúc, có những liên
tưởng độc đáo nhưng khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa các cặp câu lục bát
với nhau. Nhiều cặp câu lục bát hay có sức sống độc lập ngoài bài thơ. Nhưng
trong những bài thơ hay của nhà thơ Đồng Đức Bốn, ta thấy sự liên kết rất
chặt chẽ. Trần Huy Tản nhận định sự liên kết của từ và tứ gắn chặt với những
câu thơ hay trong thơ Đồng Đức Bốn là "xuất thần" [115, tr.907].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng có bài viết về thơ lục bát của
Đồng Đức Bốn, trong đó, ơng nhận xét về sự lỏng lẻo này “tôn thêm cảm giác
quê mùa, hoang dại” của thơ Đồng Đức Bốn [86, tr.142 – 143].
Nguyễn Hòa nhận xét thơ Đồng Đức Bốn là “những câu thơ rỗng ruột”
[44, tr.86], đồng thời cũng chỉ ra những cái chưa hay trong thơ lục bát của
Đồng Đức Bốn với giọng điệu gay gắt. Ông chỉ ra những thói quen đặt tên bài

thơ thường gặp trong thơ Đồng Đức Bốn: 1/ Tác giả lấy những câu mở đầu
của bài thơ để đặt tên cho tác phẩm; 2/ Tác giả lấy vài từ của câu đầu, hoặc
vài từ của câu thứ hai của bài thơ để đặt tên cho tác phẩm (Trở về với mẹ ta


8

thôi 24/45, Chuông chùa kêu trong mưa 19/45); 3/ Nhan đề gắn liền với một
địa danh (Nguyễn Hòa cho rằng có thể coi Đồng Đức Bốn đã khai sinh một
thể loại thi ca mới là “thi kí”); 4/ Nhan đề gắn liền với tâm sự nào đó của tác
giả khi gặp gỡ một sự vật, hiện tượng [44, tr.86 – 88]. Nguyễn Hòa cho rằng
Đồng Đức Bốn đã lạm dụng cách đặt tên tác phẩm bằng câu thơ đầu và nhấn
mạnh rằng “nhan đề đa số bài thơ của Đồng Đức Bốn không bao chứa những
“tứ thơ” tác giả muốn gửi gắm mà chỉ là những “cái cớ” đưa tới "sự ra đời
của bài thơ” [44, tr.88]. Việc đó đã dẫn tới hai hệ quả là các câu thơ sau chỉ
còn là “vệt kéo dài” của câu thơ đầu và người viết phải sử dụng câu thơ đầu
làm nhan đề nếu không muốn tác phẩm “vô đề”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
cũng đồng ý với nhận định của Nguyễn Hòa về cấu tứ thơ của Đồng Đức Bốn
thường lễnh loãng và lỏng lẻo [116, tr.84]. Hữu Thỉnh nhận định việc những
câu thơ "văng ra khỏi bài, có một cuộc sống riêng" đó là "cả một sự tài tình"
vì "người làm thơ biết dồn nhan sắc cho những câu thơ hay", và đó là cái
"được" nhưng cịn cái "thua" là "xổng xểnh trong bố cục"[122, tr.857]. Một
trong những điểm chú ý khác của cặp câu thơ lục bát trong thơ Đồng Đức
Bốn, bên cạnh sức sống mạnh mẽ, đó chính là cách liên tưởng bất ngờ đến kỳ
lạ. Điều này đã được nhiều người nhận ra như Vũ Dũng, Nguyễn Anh Quân,
Nguyễn Thị Anh Thư, …
Về hình ảnh, thơ lục bát của Đồng Đức Bốn có một số hình ảnh được
lặp đi lặp lại, gây ấn tượng trong lòng người đọc. Nguyễn Thúy Quỳnh, dựa
trên tuyển tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, nhận xét trong tập thơ có nhiều
"hình tượng nghệ thuật"[sic] xuất hiện với tần số cao như: chùa, cánh đồng,

ngựa, mưa, nắng, giông bão, sông biển… và đề cập đến "ba hình tượng nghệ
thuật nổi bật"[sic] có tần số xuất hiện cao nhất theo thống kê của mình là
mưa, giơng bão và sơng [104, tr.402]. Nguyễn Đức Hạnh đã chỉ ra ba hình
ảnh mang tính biểu tượng trong thơ Đồng Đức Bốn là "gai" (27 lần), "bão


9

giông" (63 lần), và "vàng" (47 lần) [38, tr.309] (Thống kê theo tập thơ Chim
mỏ vàng và hoa cỏ độc). Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã “thử làm một cuộc
thống kê những từ ngữ thường trở đi trở lại" trong thơ Đồng Đức Bốn và
nhận thấy rằng “Toàn những rạ rơm, cây cải, hoa dong riềng, bờ tre, bụi dứa,
mùa sen, vườn cau, bụi tầm xuân, múi bưởi đào, dây tơ hồng, mảnh sành, gai
rào”, tức tồn những hình ảnh quen thuộc chốn đồng q. Bên cạnh đó thì
hình ảnh thiên nhiên thì đầy biến động, bất an với “chớp bể mưa nguồn, bèo
giạt mây trôi rồi nắng rét, rồi con gió chen ngang, gió giơng bão tố". Con
người thì cứ xoay vần trong những hoạt động quen thuộc “quẩn quanh với
việc chăn trâu đốt lửa, lên chùa, đón hội, đánh bạc”, họ dường như ít khi tìm
thấy được niềm vui và hạnh phúc thật sự trong cuộc sống này nên cứ mải miết
kiếm tìm – “hết tìm cái vu vơ họ lại tính chuyện khơng đâu, mà dù có bán
buồn mua vui thì chẳng qua cũng chỉ chín xu đổi lấy một hào” [86, tr.135].
Như vậy, hình ảnh trong thơ Đồng Đức Bốn quen thuộc và gần gũi với chốn
làng quê.
Nhìn chung, những hình ảnh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn rất đỗi
thân quen, đặc biệt là gần gũi với nông thôn Việt Nam, lối sống thuần nông
của con người ở nông thôn Việt Nam như vầng trăng, con đị, tiếng chng
chùa, dịng sơng,… cũng được nhiều người đề cập đến. Chính điều đó đã góp
phần khiến mọi người khi nhắc Đồng Đức Bốn là nhắc đến một hồn thơ mang
đậm chất thơn q. Những hình ảnh trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
được nhận xét là được gắn kết với nhau một cách bất ngờ, tạo bạo và liên

tưởng mới lạ. Những hình ảnh thơ ông thường gai góc, tan vỡ: trăng gày,
trăng cong, sào gãy, diều đứt dây,…
Nói về ngơn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn, Nguyễn Huy Thiệp từng
nói rằng vốn từ của Đồng Đức Bốn chỉ “loanh quanh khoảng 600 từ” [123,
tr.108], và nhiều nhà nghiên cứu sau này cứ trích dẫn ý trên mà không kiểm


10

chứng. Tuy nhiên, nhà thơ Inrasara đã chứng minh khá thuyết phục với những
con số thống kê chứng tỏ rằng Đồng Đức Bốn dù chưa có "ý thức tạo ngơn
ngữ riêng cho thơ mình”, mà chỉ “ẩn và lẩn trong ngôn ngữ chung của tiếng
Việt” nhưng “dung lượng tiếng Việt trong thơ Đồng Đức Bốn không thiếu
kém hơn các nhà thơ cùng thời nào khác bất kì” [59, tr.235].
Như vậy, xét về mặt từ ngữ, ngôn ngữ thơ lục bát của Đồng Đức Bốn rất
gần gũi với ngôn ngữ chung của Tiếng Việt. Lượng từ ngữ được sử dụng
trong thơ Đồng Đức Bốn tuy khá nhiều, nhưng vì quá quen thuộc khiến người
đọc có cảm giác khơng nhiều. Thêm vào đó, danh tiếng của nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp cũng dễ khiến người ta tin tưởng mà không kiểm chứng lại những
nhận xét của ông về thơ Đồng Đức Bốn.
Nhà thơ Đồng Đức Bốn tuy học hành không nhiều nhưng ông có khả
năng cao trong việc vận dụng linh hoạt và kết hợp hiệu quả từ ngữ đời
thường. Trần Huy Tản cũng nhận xét là Đồng Đức Bốn khéo léo đưa vào thơ
"những từ ngữ oái oăm" biến ảo thành tứ và vần trong những câu thơ hay của
mình [115, tr.912]. Nguyễn Hồi Ngun, trong tham luận Đặc sắc ngơn ngữ
thơ lục bát Đồng Đức Bốn, cho rằng nhà thơ có cách sử dụng từ ngữ độc đáo
"lắp ghép để tạo nên những sắc thái mới, âm hưởng mới, hiệu quả thẩm mĩ
cao" [81, tr.347] như giọt mắt, giếng nước, sợi mưa, trăng gầy, cái ngọt
ngào,... Nhà thơ sử dụng phép đảo các thành phần và các cụm từ bất qui tắc
để nâng cao hiệu quả thẩm mĩ của ngôn từ. Theo quan điểm đó, tác giả khẳng

định Đồng Đức Bốn đã tạo được ngơn ngữ riêng cho thơ mình. Tuy không
đánh giá cao về nội dung thơ Đồng Đức Bốn nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa
cũng công nhận khả năng sử dụng từ ngữ tốt của Đồng Đức Bốn, theo cách
nói của ơng là “giỏi mài rũa những con chữ”. Theo nhận xét của Trần Đăng
Khoa thì cách dùng từ ngữ của Đồng Đức Bốn giúp cho thơ ơng có một vẻ


11

ngoài “long lanh một thứ vàng mạ”, dễ khiến người ta bị chống ngợp, dù nội
dung thực sự chẳng có gì đáng kể [66, tr.107].
Vương Trí Nhàn đã nhận thấy Đồng Đức Bốn thường sử dụng những từ
ngữ gần gũi, quen thuộc trong khi nhiều nhà thơ khác đang tìm cách lạ hóa
ngơn từ để làm mới thơ ca và tạo nên dấu ấn riêng của mình. Ơng xem cách
sử dụng từ ngữ của Đồng Đức Bốn giống như “một cuộc vận động ngược”
trong ngôn từ [86, tr.135]. Nhà thơ Nguyễn Thanh Toàn nhận xét rằng, lục bát
của Đồng Đức Bốn ít khi sử dụng từ Hán Việt, nếu có thì câu thơ nghe "cồm
cộm" [130, tr.749]. Bên cạnh đó, nhà thơ sử dụng nhiều thành ngữ, và thường
có những câu hỏi như trong ca dao khiến cho nhiều bài thơ mang âm hưởng
quen thuộc của ca dao [130, tr.753]. Nguyễn Anh Quân nhận xét rằng, nhờ sự
liên hệ, so sánh, táo bạo ít ai dùng, đã khiến cho thơ Đồng Đức Bốn tuy có
ngơn từ và cách nói như khẩu ngữ hằng ngày nhưng vẫn gây được ấn tượng
nơi người đọc [99, tr.712 – 713].
Nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara nhận xét từ ngôn từ cho đến nhịp
điệu, từ lối vắt dòng, ngắt nhịp cho đến thi ảnh,… chưa thấy Đồng Đức Bốn
"sáng tạo ra cái mới cho lục bát Việt" mà chỉ sáng tác dựa trên những gì đã
quen thuộc, và xác định “Lục bát Đồng Đức Bốn đi len giữa dòng lục bát dân
gian và lục bát huyền ảo. Vơ ngại. Để khơng ít lần bật lên các bài thơ, đoạn
thơ xuất thần. Xuất thần và dễ hiểu, dễ tiếp nhận, cả với người đọc được cho
là bình dân nhất” [59, tr.238]. Có thể nói, lời nhận xét trên đã phần nào lí giải

nguyên nhân tại sao tuy cịn nhiều điều điểm hồn thiện nhưng thơ Đồng Đức
Bốn vẫn nhận được sự yêu mến rộng rãi của độc giả yêu thơ. Sự gần gũi và dễ
hiểu của thơ Đồng Đức Bốn mặc nhiên trở thành lợi thế trong q trình chinh
phục người u thơ.
Đồn Hương cũng nhận xét thơ Đồng Đức Bốn có ngơn ngữ "chân quê",
mang hương vị đậm đà của ca dao [56, tr.667]. Trần Huy Quang thì nhận xét


12

thơ lục bát của Đồng Đức Bốn như "đồng dao của trẻ chăn trâu", gần gũi chứ
không cao siêu, không có ý thức ca ngợi hay phê phán gì [98, tr.699]. Nguyễn
Anh Quân thì cho rằng ca từ trong thơ Đồng Đức Bốn "giản dị đến khó hiểu",
chỉ nên cảm và nhận chứ đừng mổ xẻ phân tích [99, tr.709]. Theo những đánh
giá trên, ta thấy mọi người khi nhắc đến ngơn ngữ thơ Đồng Đức Bốn đều ít
nhiều liên hệ với ca dao dân ca để cho thấy sự gần gũi giữa ngôn từ và cách
sử dụng từ ngữ trong thơ Đồng Đức Bốn với ca dao dân ca.
Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị
của một bài thơ, tạo nên đặc trưng của một tác giả. Nguyễn Huy Thiệp xem
Đồng Đức Bốn là "thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các gía trị thơ ca
truyền thống" và thơ Đồng Đức Bốn là thơ lục bát “gin”. Nhà văn nhận định
"Cái hay trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là sự chất phát giống như ca
dao, có sự ngậm ngùi tình cảm và cả kinh nghiệm sống chua xót của một
người “nhà quê trí thức” lang bạt kỳ hồ chen lẫn vào" [123, tr.148]. Bằng
những thống kê của mình, Nguyễn Hoài Nguyên đã nhận xét thơ lục bát Đồng
Đức Bốn có tỉ lệ vần chính lớn 77.9% (trong đó cùng thanh ngang 33.4%,
cùng thanh huyền 20%), tạo hiệu quả hòa âm cao [81, tr.340]. Nhiều câu thơ
có hiện tượng các âm tiết hiệp vần "ríu vào nhau" vừa tăng cường âm hưởng
cho câu thơ, vừa chế định cách ngắt nhịp thơ. Sử dụng phương pháp thống kê
định lượng, tác giả xác định câu lục thơ lục bát Đồng Đức Bốn có 10 loại

nhịp, câu bát có 27 loại nhịp, cặp câu lục bát có 84 loại nhịp [81, tr.343]. Sự
hịa âm cao kết hợp với những so sánh liên tưởng gần gũi ca dao, lại sử dụng
nhiều thanh bằng đã khiến cho thơ của Đồng Đức Bốn rất gần với ca dao dân
ca, những điệu hị, câu ví. Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Hoài Nguyên đều
nhận thấy sự gần gũi giữa giọng điệu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn với ca
dao, mà ở đây có lẽ là giọng thơ tha thiết "ngậm ngùi tình cảm" được tạo ra
bởi sự hịa âm vần chính cao và sự xuất hiện của nhiều thanh bằng.


13

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn cũng nhận xét thơ lục bát của Đồng Đức
Bốn có một chất riêng mà ơng gọi đó là “chất hoang dại”, và chính “chất
hoang dại thứ thiệt” đó làm nên “nguồn thơ riêng” cho thơ lục bát của Đồng
Đức Bốn [86, tr.140]. Ông gọi Đồng Đức Bốn là một giọng thơ "dân gian
hiện đại" [86, tr.146]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhận xét cái mới
của Đồng Đức Bốn là ở chất giọng. Chất giọng ấy "khơng mềm, khơng ướt,
mà xù xì, gai góc, có khi thơ ráp" [30, tr.282]. Thơ Đồng Đức Bốn được thể
hiện bằng một giọng điệu hồn nhiên, bằng cách nói tưởng như khơng đâu, rất
vu vơ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật thì cho rằng trong thơ Đồng Đức Bốn có sự
"phóng túng, thơ ráp" như sự phóng túng, thơ ráp của thủy thủ, của dân lao
động ngày đêm bốc vác. Trong thơ của Đồng Đức Bốn có "cái se buồn, cái
xót xa sâu lắng của lớp dân nghèo thành thị" và chính cái "se buồn" ấy làm
thơ của ơng "sang lên" và "hay hơn" [22, tr.696]. Với bài viết Trời đưa anh
đến cõi thơ, Đỗ Minh Tuấn nhận xét tập thơ Chng chùa kêu trong mưa đã
có những cái mới về “sắc thái thẩm mĩ đầy khí vị thiền” [138, tr.621]. Âm
hưởng chính trong thơ của Bốn là lời than vãn của kẻ thất tình, của người đeo
đẳng, của thi sĩ cô đơn.
Các bài viết thường tập trung đề cao cái hay, cái lạ trong thơ lục bát của
Đồng Đức Bốn qua việc phân tích, bình giảng một số bài thơ nổi bật. Tuy

nhiên, các bài viết chưa làm rõ sự khác biệt giữa thơ lục bát của Đồng Đức
Bốn với thơ lục bát của một số nhà thơ khác, nghĩa là vẫn chưa chỉ rõ được
nét riêng trong thơ lục bát của ông. Một số bài viết tập trung vào chất “đồng
quê” và chất “hoang dại” trong thơ Đồng Đồng Đức Bốn và cũng chỉ ra sự
khác biệt của thơ lục bát Đồng Đức Bốn với một số nhà thơ khác như Nguyễn
Bính, Nguyễn Duy và một số nhà thơ cách tân thơ lục bát. Nhưng trong
khuôn khổ của một bài viết ngắn, các bài viết ấy thường chỉ có thể nêu một
cách khái quát chứ chưa làm rõ được nhận định của mình, nhất là về chất


14

đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn và thơ Nguyễn Bính. Những bài viết được
chọn in trong Kỷ yếu Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn: Khác
biệt & Thành cơng (2011) là tương đối có hệ thống về ngơn ngữ, hình ảnh,
hình tượng nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật và một số motif thường gặp
trong thơ Đồng Đức Bốn. Tuy nhiên, những bài viết ấy thường chủ yếu dựa
vào tập thơ cuối cùng của ông Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006) chứ chưa
phải nhìn tổng quát trên toàn bộ những sáng tác bằng thơ lục bát của ông. Sự
so sánh, đối chiếu với các tác giả sáng tác theo thể lục bát, đặc biệt là các tác
giả đương đại trong các bài viết cịn ít nên cũng chưa thể làm rõ những nét
riêng và những cái mới của lục bát Đồng Đức Bốn. Có lẽ, do quá ấn tượng
với giọng thơ và chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn mà mọi người ít chú
ý đến hình tượng nghệ thuật trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cũng như
các biện pháp nghệ thuật được ông sử dụng, trong khi đây cũng là một trong
những đặc điểm quan trọng của một hồn thơ cần được tìm hiểu thêm.
Trong khn khổ của mình, luận văn sẽ đi vào tìm hiểu một cách hệ
thống những đặc điểm trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nhằm mang đến
một cái nhìn khái quát về hồn thơ lục bát Đồng Đức Bốn, và cố gắng làm rõ
những nét riêng, những đóng góp của thơ lục bát Đồng Đức Bốn vào quá trình

phát triển của thể thơ truyền thống này trong nền văn học Việt nam đương
đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là các sáng tác theo thể thơ lục bát của tác giả
Đồng Đức Bốn trong các tập thơ:
1. Con ngựa trắng và chùm quả đắng (1992), NXB Văn Học.
2. Chăn trâu đốt lửa (1993), NXB Lao Động.
3. Trở về với mẹ ta thôi (2000), NXB Hội Nhà Văn.
4. Chuông chùa kêu trong mưa (2002), NXB Hội Nhà Văn.


15

5. Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006), NXB Hội Nhà Văn.
Trong năm tập thơ kể trên thì Trở về với mẹ ta thôi (2000) và Chuông
chùa kêu trong mưa (2002) là hai tập thơ thuần lục bát, các tập thơ cịn lại có
xen kẽ các bài thơ thuộc các thể thơ khác. Ngoài ra, nhà thơ cũng xuất bản tập
thơ Cuối cùng vẫn cịn là dịng sơng (2002) theo các thể thơ khác nên không
thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006) bên cạnh những sáng tác được
tuyển chọn và những sáng tác mới của mình, Đồng Đức Bốn cũng tuyển chọn
vào đó những bài viết, bài phỏng vấn về mình và thơ của mình để cho độc giả
có thêm những cái nhìn mới về thơ ơng, ngồi cái nhìn của bản thân tự có qua
tiếp nhận tác phẩm.
Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu những suy cảm về cuộc đời,
làng quê và con người; các hình tượng nghệ thuật nổi bật và các đặc điểm
nghệ thuật khác như cấu tứ, ngơn ngữ, hình ảnh và giọng điệu, các biện pháp
nghệ thuật trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn để tìm hiểu những đặc điểm
tạo nên hồn thơ Đồng Đức Bốn. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định về

vị trí và đóng góp của thơ lục bát Đồng Đức Bốn đối với thi ca Việt Nam
đương đại, đặc biệt là đối với sự phát triển của thể thơ lục bát trong quá trình
vận động và phát triển.

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu này
gồm các phương pháp sau:
 Phương pháp so sánh: so sánh thơ lục bát của Đồng Đức Bốn với
các nhà thơ khác viết theo thể lục bát nhằm tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt, từ đó làm rõ nét riêng của thơ lục bát Đồng
Đức Bốn.


16

 Phương pháp loại hình: dựa trên đặc điểm của thể thơ lục bát để
tìm hiểu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn.
 Phương pháp hệ thống: đặt các sáng tác bằng thể lục bát của Đồng
Đức Bốn vào hệ thống các sáng tác bằng thể lục bát của các nhà
thơ khác trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để xác định vị trí
của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong quá trình phát triển của thể
thơ dân tộc này.
 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: tìm hiểu phân tích các
sáng tác theo thể thơ lục bát của Đồng Đức Bốn và khái quát thành
những đặc điểm của hồn thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những suy cảm trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
Chương này sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới những suy cảm

trong các sáng tác thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Qau đó, làm rõ sự khác biệt
trong cách cảm nhận về cuộc sống, con người và đồng quê giữa nhà thơ Đồng
Đức Bốn và một số nhà thơ khác sáng tác theo thể lục bát.
Chương 2: Hình tượng nghệ thuật trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
Chương này sẽ trình bày những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ
lục bát của Đồng Đức Bốn và phân tích giá trị nghệ thuật cũng như đặc điểm
nổi bật của những hình tượng này. Từ đó, làm rõ đặc trưng của Đồng Đức
Bốn trong việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật ấy.
Chương 3: Cấu tứ, ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp
nghệ thuật trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
Chương này sẽ phân tích, nhận xét về cấu tứ, ngơn ngữ, hình ảnh và một
số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn như
ẩn dụ, phép điệp, so sánh…


17

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


18

Chương 1: NHỮNG SUY CẢM TRONG THƠ
LỤC BÁT CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN
Thơ ca, trước hết, là một phương tiện để người làm thơ giải bày tâm tư
và tình cảm của mình, bởi vì "nghệ thuật là tình cảm, là sự thơi thúc bên
trong"[132, tr.10-11]. Nhà thơ càng có đời sống tâm hồn phong phú, có nhiều
kinh nghiệm sống thì càng có nhiều chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, từ đó
viết nên được những tác phẩm tìm được sự đồng cảm nơi người đọc. Từ suy

cảm được dùng ở đây là sự kết hợp giữa suy tư và cảm nhận – suy tư là "suy
nghĩ sâu lắng"[47, tr.876], và cảm nhận là "nhận biết bằng cảm tính hay bằng
giác quan"[47, tr.107]. Nói đến suy cảm là nói đến cách nhìn, cách nghĩ, cách
cảm của nhà thơ về một vấn đề nào đó được đề cập đến trong tác phẩm của
ơng.
Trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, ta bắt gặp những suy cảm về cuộc
đời, về tình người và về làng q mà ơng suốt đời gắn bó. Có thể nói, những
suy cảm của ơng là khởi nguồn cho những sáng tác của ơng, ảnh hưởng đến
q trình sáng tạo nghệ thuật của ơng. Việc tìm hiểu những suy cảm trong thơ
lục bát của ông là một bước quan trọng để giúp chúng ta hiểu hơn về hồn thơ
lục bát Đồng Đức Bốn.

1.2. Suy cảm về cuộc đời
Thơ lục bát Đồng Đức Bốn được sáng tác dựa trên những trải nghiệm
của chính cuộc đời ơng. Sinh thời, nhà thơ từng nói "thơ gắn liền với cuộc
sống, từng trải và những bầm dập của riêng tơi", nhưng vẫn có sự tiết chế cần
thiết vì ý thức được rằng "đem cái riêng tư q đáng của cá nhân vào thơ thì
đâu cịn là thơ nữa" [195, tr.169]. Tuy nhiên, do những suy cảm về cuộc đời
của ơng thường dựa trên chính những trải nghiệm của chính mình, nên yếu tố
cá nhân đơi lúc còn khá rõ nét.


19

1.2.1. Cuộc đời là một hành trình gian lao kiếm tìm những điều tốt đẹp
Chùm thơ Đời tơi của ơng được nhiều người yêu thích, thể hiện được
những chiêm nghiệm của ông về cuộc đời. Trong chùm thơ này, nhân vật "tôi"
rất gần với tác giả, với những lời tâm sự chân thành. Cuộc đời trong thơ lục
bát Đồng Đức Bốn luôn khiến con người phải quay cuồng trong vất vả lo
toan. Thế nhưng "cơm áo không đùa với khách thơ" – cuộc đời thật quá gian

nan và tất cả đều phải đánh đổi – được "miếng cơm" thì phải mất "tí lửa tí
rơm gầy lị". Đã vậy, hết khó khăn này đến khó khăn khác cứ liên tiếp xuất
hiện không ngừng được nhấn mạnh bằng cấu trúc "đời tôi" lặp đi lặp lại.
Thơng qua hai hình ảnh ẩn dụ là "trượt bão mưa to" và "lội đi mò đồng sâu",
nhà thơ đã khắc họa nên cuộc đời đầy gian trn của mình qua từng câu thơ.
Tơi vừa lo được miếng cơm
Thì mất tí lửa tí rơm gầy lị
Tơi vừa trượt bão mưa to
Chân đã phải lội đi mò đồng sâu
(Đời tôi)
Trong thơ lục bát Nguyễn Duy, ta bắt gặp motif "trở về" rất nhiều: nhà
thơ trở về với quê hương, với gia đình, với… vợ - "Thơi ta về với mình thơi/
Chân trời đành để chim trời nó bay". Sự trở về đó cho thấy Nguyễn Duy xem
cuộc đời là một hành trình trở về với bình yên, với những hạnh phúc bình dị.
Đồng Đức Bốn cũng mong ước đạt đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống,
nhưng trong thơ ơng, ta thấy motif "đi tìm" rất đậm nét. Con người trong thơ
ông dường như cứ mãi lang bạt kiếm tìm tình người, đặc biệt là tình yêu "Đời tơi chỉ những xót xa đi tìm", "Tơi đi tìm một tình u", "Đời tơi",… Bùi
Giáng cũng xem cuộc đời như một hành trình, nhưng là hành trình rong chơi
"vui thơi mà!" : "Sài Gịn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn".
Thơ của Đồng Đức Bốn là thơ của một con người lúc nào cũng khao


20

khát đi tìm kiếm những gía trị tốt đẹp, tìm kiếm định mệnh của mình, tìm
kiếm một sự tự khẳng định bản thân trong cuộc đời bao la, đầy thử thách này.
Sang giàu mặc kệ người ta
Đời tôi chỉ những xót xa đi tìm
(Đời tơi)
Chính vì thơ ghi lại hành trình mải miết đi tìm tình yêu, cái đẹp, bản ngã

của mình, nên thơ lục bát Đồng Đức Bốn đầy những địa danh và đại điểm.
Địa danh và địa điểm xuất hiện ngay từ tiêu đề tác phẩm hoặc trong những
câu thơ, từ những địa danh nổi tiếng như Huế (Chiều mưa trên phố Huế), Hà
Nội (Chiều nay Hồ Tây có giơng), Bắc Ninh (Hội Lim), Đà Lạt (Nửa đêm Đà
Lạt) đến những nơi nhỏ hẹp hơn như các dòng sông (Đêm sông Cầu, Chơi
thuyền trên sông Hương, Sông Thương ngày không em,…), các con phố (Ở
phố Bờ sông, Ở phố Bà Quẹo, Phố Đèo, Phố Nối mưa rào, Về phố Hàng
Tre,… ), chợ (Chợ Thương, Chợ Buồn, Nhà em sát chợ Mơ…), chùa (Vu vơ
chùa Hương, Chuông chùa quán Sứ), đường (Buổi sáng trên đường Lê Thánh
Tơn, Đi xích lô đường Bà Triệu,… )… và cả những nơi không rõ địa điểm
(Qua nhà người yêu cũ), quán bán hàng (Ở quán bán thịt chó về chiều, Lại về
với quán Bà Mau)...
Bản thân những địa danh và địa điểm ấy có khi thực, cũng có khi chỉ là
một tên gọi mơ hồ không xác định, nhưng tựu trung lại, đều là điểm tựa bắt
nguồn thi hứng để nhà thơ thể hiện những xúc cảm, suy tư đang ẩn chứa trong
lòng mình.
Lấy ví dụ bài thơ Ở qn bán thịt chó về chiều gồm chín cặp thơ lục bát
thì chỉ có hai cặp câu thơ đầu thực sự đề cập đến quán "Thịt chó chỉ bán về
chiều/ Chả thơm thơm cả xóm liều của tơi/ Khói thuốc là đường bên trời/
Rượu trong cất ở mắt người sang nhau". Rồi từ đó, nhà thơ chìm trong những
cảm xúc miên man về nhân tình thế thái, về tình yêu của mình. Những câu thơ


×