Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của nguyên ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..

NGUYỄN THỊ SÂM

ĐẶC ĐIỂM VĂN XI NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYÊN NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2003



I

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến Sĩ : HỒNG VĂN CẨN. Tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn chân thành sâu sắc đến Thầy hướng dẫn đã dành cho học
viên sự giúp đỡ tận tình trong q trình làm luận văn.
Chúng tơi chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng bảo vệ,
đã đóng góp nhiều ý kiến q báu để luận văn thêm hồn chỉnh.
Chúng tơi biết ơn các thầy, cơ giáo, trong khoa ngữ văn, phịng KHCN sau
đại học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, cùng các bạn bè đồng
nghiệp đã gúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tồi trong quá trình học tập
và hồn thành luận văn này
TP. HCM, Ngày 18 tháng 11 năm 2003
NGUYỄN THỊ SÂM



II

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................I
T
1

1T

MỤC LỤC ........................................................................................................... II
T
1

1T

DẪN NHẬP .......................................................................................................... 1
T
1

1T

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
T
1

1T

2 . Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
T

1

1T

3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 5
T
1

1T

4. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 16
T
1

1T

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
T
1

1T

6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 17
T
1

1T

Chương 1: CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC.................. 20
T

1

T
1

1.1. Văn học Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ .... 20
T
1

T
1

1.2. Sáng tác của Nguyên Ngọc và dấu ấn thời đại .............................................. 22
T
1

T
1

1.2.1. Vài nét về tác giả và sáng tác của Nguyên Ngọc:....................................... 22
T
1

T
1

1.2.2. Khuynh hướng sử thi, điểm nểi bật nhất quán trong sáng tác của Nguyên
T
1


Ngọc ...................................................................................................................... 25
T
1

Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI - THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
CỦA NGUYÊN NGỌC ..................................................................................... 48
T
1

1T

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyên Ngọc....... 48
T
1

T
1

2.1.1. Giới thuyết về khái niệm "quan niệm nghệ thuật về con người"................ 48
T
1

T
1

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 - 1975. .............. 50
T
1


T
1

2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi của Nguyên Ngọc..... 52
T
1

T
1

2.2. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật ........................................... 71
T
1

T
1

2.2.1. Thời gian nghệ thuật: .................................................................................. 71
T
1

1T

2.2.2. Không gian nghệ thuật ................................................................................ 75
T
1

1T

Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ ................................................... 85

T
1

T
1

3.1. Giọng điệu hùng ca đậm chất trữ tình ........................................................... 85
T
1

T
1

3.2. Ngơn ngữ trong văn xuôi của Nguyên Ngọc .................................................. 95
T
1

T
1


III

3.2.1. Cách so sánh ví von giàu tính chất tượng hình, một đặc điểm nổi bật trong
T
1

văn xi nghệ thuật của Ngun Ngọc: ................................................................ 95
T
1


3.2.2. Ngơn ngữ tạo hình - tính cách , một đặc điềm trong nghệ thuật miêu tả
T
1

nhân vật của Nguyên Ngọc ................................................................................. 100
1T

3.3.3. Đặc điểm Tây Nguyên, miền Trung Trung bộ qua ngôn ngữ và cách diễn
T
1

đạt trong văn xuôi của Nguyên Ngọc. ................................................................ 103
T
1

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 110
T
1

1T

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 114
T
1

1T

THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................. 119
T

1

1T


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học mới Việt Nam 1945 - 1975 nảy sinh và phát triển trong một hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt với nhiều biến cố lớn lao. Sau Cách mạng tháng Tám là hai cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bảo vệ độc
lập tự do và thống nhất đất nước. Hồn cảnh lịch sử đó đã góp phần tạo nên một đội
ngũ nhà văn đơng đảo có tài năng được đào luyện trong cách mạng và kháng chiến.
Bên cạnh những nhà văn lớp trước, đã xuất hiện hàng loạt nhà văn trưởng thành trong
hai cuộc kháng chiến, với phương châm: "sống rồi hãy viết" ( Nam Cao). Nhiều thế hệ
nhà văn nối tiếp nhau ra trận để ghi lại những thời khắc lịch sử trọng đại ấy. Có người
trước khi trở thành người chiến sĩ cách mạng họ đã là nhà văn. Nhưng cũng có khơng
ít người cầm súng trước khi cầm bút, Ngun Ngọc là một trong số nhà văn đó.
Vị trí của Ngun Ngọc được khẳng định và tên tuổi của ông trở nên quen thuộc
với người đọc bắt đầu từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên. Tác phẩm đã
được ban giám khảo giải thưởng văn học 1954 - 1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam
trao giải nhất cùng với tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi. Thời kỳ chống Mỹ, Nguyên
Ngọc với bút danh là Nguyễn Trung Thành cho ra đời khá nhiều tác phẩm như: Rừng
xà nu, Đường chúng ta đi, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất
Quảng... phản ánh một số mặt chủ yếu của hiện thực cách mạng miền Nam, ở vùng
Tây Nguyên, vùng đất Quảng. Điểm nổi bật trong sáng tác của ông lúc này là hình ảnh
con người miền Nam nhiệt thành yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, những con người
vừa đánh giặc vừa tự nhận thức đã trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu và đang
vươn tới một kích thước tương xứng với yêu cầu đánh Mỹ và thắng Mỹ ở miền Nam.

Chiến tranh đã qua đi gần ba mươi năm, được sống trong thời kỳ đất nước hịa
bình độc lập thống nhất, chúng ta không được chứng kiến cái khơng khí hào hùng sơi
sục của tồn Đảng, tồn dân, toàn quân ta trong những năm kháng chiến oanh liệt đó,
khơng được chứng kiến những đau thương mất mát của dân tộc. Nhưng qua tác phẩm
của các nhà văn thời kỳ này, đặc biệt là những tác phẩm của Nguyên Ngọc giúp cho
chúng ta hiểu rõ hơn những năm tháng đau thương nhưng anh dũng quật cường của


2

dân tộc, hiểu hơn về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông
cha ta.
Nguyên Ngọc sáng tác qua hai thời kỳ khác nhau (chống Pháp và chống Mỹ), với
những thể loại khác nhau. Nhưng những sáng tác của ơng đã thể hiện thành cơng điển
hình về người anh hùng thời đại. Con người mang trong mình những phẩm chất cao
q và có những việc làm, những hành động rất dũng cảm, rất phi thường. Họ kết tinh
những phẩm chất cao đẹp của nhân dân, của dân tộc, của cộng đồng. Họ đại diện cho
cả một giai cấp, cả dân tộc xả thân vì nghĩa lớn, sẵn sàng quên mình vì tập thể, nén
tình riêng vì sự nghiệp chung. Họ là tấm gương sáng cho người người học tập và noi
theo. Vì vậy, tác phẩm của Ngun Ngọc khơng những có tác dụng động viên cổ vũ,
khích lệ tinh thần đấu tranh lúc bấy giờ mà cho đến hơm nay nó vẫn có tác dụng giáo
dục sâu sắc đối với người đọc.
Trước đây, tác phẩm của Nguyên Ngọc được chọn giảng trong chương trình
giảng văn ở phổ thơng bao gồm: ở chương trình Trung học cơ sở là những trích đoạn
trong tác phẩm Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng, Đất nước
đứng lên; cịn chương trình Phổ thơng trung học có tác phẩm: Đất nước đứng lên,
Rừng xà nu. Nhiều tác phẩm của ông một thời đã chuyển tải đến biết bao thế hệ bạn
đọc lịng u nước, ý chí, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập
dân tộc. Nhữhg năm gần đây, trước tình hình đổi mới của xã hội và văn học, một số
tác phẩm của ông vẫn được tiếp tục giảng dạy và học tập.

Vốn yêu thích phong cách văn chương và cảm phục trước một tấm lòng giàu tâm
huyết với văn chương, với cuộc đời của Nguyên Ngọc, chúng tôi muốn đi sâu khám
phá thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan những đóng góp q giá của nhà văn cho nền văn học nước nhà. Vì thế,
chúng tơi chọn "Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc" làm đề tài nghiên
cứu.
2 . Giới hạn đề tài
2.1. Đối tượng khảo sát:


3

Lịch sử dân tộc ta phần lớn là lịch sử chiến tranh, do vậy văn học viết về chiến
tranh cũng trở thành bộ phận có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc. Đặc biệt
văn học 1945 1975 chủ yếu viết về chiến tranh, là nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, hướng tới cơng nơng binh, được viết theo
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Với số lượng tác giả tham gia đông đảo,
số lượng tác phẩm dồi dào phong phú. Những sáng tác của các nhà văn thời kỳ này
đều mang tính cổ vũ, động viên, tuyên truyền, hướng tới mục tiêu cao cả nhất: tất cả
cho chiến thắng.
Tiêu biểu cho đề tài kháng chiến chống Pháp là những tác phẩm: Xung kích của
Nguyễn Đình Thi (1951 -1952), Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái
(1959), Trước giờ nổ súng của Lê Khâm (1960), Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai
(1961), Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng (1961).
Tiêu biểu cho đề tài kháng chiến chống Mỹ là những tác phẩm: "Cửa sông"
(1967), Mặt trận trên cao (1967) của Hồ Phương, Gia đình má Bảy, Mẫn và tơi
(1968) của Phan Tứ, Ở xã Trung Nghĩa (1968) của Nguyễn Thi, Đường trong mây,
Ra đảo (1970) của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, Dịng sơng phía trước
(1972) của Mai Ngữ, Dấu chân người lính (1972) của Nguyễn Minh Châu, Đám
cháy trước mặt của Đỗ Chu, Thơn ven đường (1973) của Xn Thiều...

Trong đó, chúng ta không thể không kể đến nhà văn Nguyên Ngọc, người đã
từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông cũng là người đã
để lại cho văn học thời kỳ này những tác phẩm văn học có giá trị, phản ánh hiện thực
cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Tiểu thuyết viết trong thời kỳ chống Pháp: Đất
nước đứng lên (1954 - 1955); thời kỳ chống Mỹ có: Rừng xà nu (1969), Đường
chúng ta đi (1969), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), Đất
Quảng (1971) ...giao thời giữa hai cuộc chiến, Nguyên Ngọc có viết về cuộc sống mới
xây dựng chủ nghĩa xã hội với các tập truyện: Mạch nước ngầm (1960), Rẻo cao
(1961), ...Sau năm 1975, Nguyên Ngọc viết một số tác phẩm hồi tưởng lại thời chiến
tranh như: Cát cháy (1998), Có một con đường mịn trên biển Đơng (2001).
Nhìn chung, trong sáng tác của Nguyên Ngọc trước sau có sự thống nhất về
phong cách nghệ thuật. Vì thế, với nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn khảo sát toàn bộ tác


4

phẩm của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành ở các thể loại : tiểu thuyết, truyện
ngắn, tùy bút, ký... Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ người viết
ngoài những tác phẩm cần được khảo sát chỉ có thể ưu tiên đặc biệt cho những tác
phẩm tiêu biểu nhất ở từng thể loại:
- Đất nước đứng lên (tiểu thuyết) 1954 - 1955
- Mạch nước ngầm (truyện vừa) (1960).
- Rẻo cao (tập truyện ngắn) 1961.
- Rừng xà nu (truyện ngắn) 1965.
- Đường chúng ta đi (tùy bút) 1969.
- Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (ký) 1969.
- Đất Quảng (tiểu thuyết) 1971.
2.2. Nội dung vấn đề:
Nói đến đặc điểm văn xi nghệ thuật là nói đến một vấn đề khá rộng và phức
tạp, thể hiện cụ thể và tinh tế ở cả nội dung và hình thức của tác phẩm. Để hiểu thấu

đáo, tường tận, cần phải có kiến thức sâu rộng về mọi mặt và phải có sự đầu tư lâu dài
về thời gian. Trong điều kiện chủ quan còn nhiều hạn chế, song với lòng ham thích tìm
hiểu khoa học, chúng tơi cố gắng học hỏi nghiên cứu.
Trong luận văn này, chúng tôi trên cơ sở tiếp thu những vấn đề có liên quan ở các
cơng trình nghiên cứu trước đây, vận dụng một số hiểu biết về phong cách học tiếng
Việt của Đinh Trọng Lạc, thi pháp học của M. Bakhtin và vận dụng một số hiểu biết
về lý luận văn học cũng như văn học thời kỳ 1945 - 1975, đối chiếu so sánh với một số
tác giả cùng thời để làm nổi bật đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc. Với
sự nhạy cảm của người nghệ sĩ và nhận thức được sức mạnh của "cả dân tộc vươn
mình tới ánh sáng", nhà văn đã phát hiện ra hình tượng nghệ thuật quan trọng bậc nhất
của thời văn học kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ là con người quần
chúng. Phát hiện nghệ thuật này không chỉ qui định đề tài, phương hướng sáng tác mà
cịn có thể xem là một hệ qui chiếu đã qui tụ và xác định các ngun tắc của mọi sự
tìm tịi, thể hiện nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Ngọc.


5

3. Lịch sử vấn đề
Ngay lần đầu tiên ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên,
Nguyên Ngọc đã được sự chú ý và nhiệt liệt hoan nghênh của bạn đọc không những ở
trong nước mà cịn ở ngồi nước. Qua nhiều lần in lại và dịch ra nhiều thứ tiếng Đất
nước đứng lên vẫn chiếm được cảm tình sâu sắc của bạn đọc trên thế giới và được
đánh giá là một tác phẩm có giá trị. Từ đó, Nguyên Ngọc đã được các nhà nghiên cứu
phê bình chú ý. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông với bút
danh Nguyễn Trung Thành đã thực sự thu hút đối với nhiều nhà nghiên cứu phê bình
văn học như: Phong Lê, Phạm Văn Sĩ, Ngô Thảo, Nhị Ca, Chu Nga, Hà Minh Đức...
gần đây, có bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa, Trung Trung Đỉnh,
Nguyễn Thế Khoa. Để hình dung về tình hình nghiên cứu Ngun Ngọc, chúng tơi
điểm lại một vài xu hướng sau:

3.1. Những bài viết bàn về con người và con đường sáng tác của Nguyên
Ngọc .
Xu hướng này tập trung các cây bút là bạn chiến đấu và bạn viết hoặc là những
người cùng cơ quan công tác sau này với Nguyên Ngọc, tiêu biểu như: Phan Tứ,
Phong Lê, Phạm Văn Sĩ, Ngô Thảo, Nhị Ca, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa,
Trung Trung Đỉnh... Các tác giả đã tiếp cận Nguyên Ngọc bằng việc phân tích, miêu tả,
tái hiện nhận định đánh giá một số tính cách đặc biệt, một số kỷ niệm về đời tư, quá
trình sáng tác các tác phẩm, những ký ức về thời gian cầm súng, thời gian cầm bút.
Nhiều cây bút đã cung cấp những tư liệu đáng quí và cảm động về cuộc đời, sống và
viết của tác giả. Nhìn chung các tác giả nghiên cứu đều đề cao năng lực sáng tạo của
nhà văn, một con người ln ln có ý thức tìm tịi, khám phá hiện thực một cách
tường tận và công phu.
Phan Tứ là người bạn cùng học, người chiến sĩ, là nhà văn cùng thời với Nguyên
Ngọc, trong bài "Nguyễn Trung Thành cuộc sống và tác phẩm" đã khẳng định:
"Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút văn xuôi vững vàng nhất của miền
Nam ta hiện nay" [102; 106]; "anh tham gia cách mạng và cầm bút vì căm thù giặc, vì
yêu nước, yêu lý tưởng, yêu văn học….những người viết văn miền Nam đang cố vươn


6

lên kịp tầm lớn của dân tộc và thời đại. Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà
văn tiêu biểu cho sức vươn lên ấy" [102; 107]
Với nhiều bài nghiên cứu về tác giả Nguyên Ngọc, trong bài "Nguyễn Trung
Thành và những trang viết về miền Nam đất lửa", Phong Lê đưa ra một nhận xét rất
đáng quan tâm: "Mặc dù viết ít, mặc dù một số truyện, ký của anh mới chỉ là những
phác thảo, có một vẻ gì đó chưa thật trọn vẹn. Nhìn chung, tồn bộ sáng tác của
Nguyễn Trung Thành vẫn thể hiện rõ xu thế đi tới bao quát một bối cảnh rộng lớn của
Tây Nguyên hoặc của Đất Quảng suốt cả một quá trình, từ những ngày oi ngột trong
thế kim kẹp đến cái hả hê của một cuộc đồng khởi, và cái thế vươn lên rộn ràng của

một "cuộc ra tận lớn lao". Có thể, bởi vì do người viết ln có ý thức muốn nhìn và thể
hiện cuộc sống trong dạng cơ đúc nhất của nó" [40; 113]
Nguyễn Đăng Mạnh lại nhấn mạnh vị trí Nguyên Ngọc ở một khía cạnh khác, sự
am hiểu sâu sắc con người và thiên nhiên Tây Nguyên đã để lại dấu ấn phong cách
sáng tác của mình. Trong bài "Ngun Ngọc, con người lãng mạn" ơng cho rằng:
"Nguyên Ngọc đích thực là một tri thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên,
là nghệ sĩ thực thụ của miền "Rẻo cao" đất nước"[56; 333].
Quả đúng như vậy, nói đến Nguyên Ngọc là người ta nghĩ đến nhà văn của Tây
Ngun: "Ơng nhìn Tây Ngun với con mắt của một nhà thơ, tha thiết yêu thương và
gắn bó xương thịt với cuộc sống, với con người và cảnh vật nơi đây. Tình cảm của ơng
với Tây Nguyên là tình cảm của một người đã sống nhiều năm trên đất này, sống với
tất cả tâm hồn, tất cả trái tim mình...". Hay : "Thiên nhiên và con người miền núi quả
có một sức hấp dẫn, một sức tác động trở lại đối với Nguyên Ngọc làm cho ngòi bút
của anh trở nên phơi phới, thiết tha, lắng sâu ..." [45; 151].
Phan Huy Dũng trong bài : "Rừng xà nu - một truyện ngắn đậm chất sử thi về
thời đánh Mỹ" từng viết: "Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối
với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vì núi non, Tây Nguyên bất khuất kiên cường với
những con người bộc trực kiên trung, một lịng đi theo cách mạng chính là vùng đất
mà ơng gắn bó trăn trở trong sáng tác của mình...”[12; 197].


7

Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Suyền trong bài "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
đã khẳng định: "Người viết hay nhất về Tây Nguyên cho tới hôm nay, và người mà cũng tính cho tới hơm nay - những sáng tác về Tây Nguyên đã làm nên phần hay nhất,
phần tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của đời mình"[ 31; 304]. Chính nhà
văn Ngun Ngọc cũng bộc bạch chân thật tấm lịng mình: "Tây Ngun đối với tơi là
một niềm tâm sự không bao giờ dứt..."và ông cũng đã khẳng định: "Tây Nguyên đã tạo
nên tôi, tâm hồn, cuộc đời và rồi văn chương của tôi” [30; 171].
Trong cuốn "Văn học giải phóng miền Nam 54 -70", chương "Nguyễn Trung

Thành" Phạm Văn Sĩ viết: "Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành - một số truyện ngắn
và bút ký trong tập "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc" và tiểu thuyết "Đất
Quảng" (tập1) phản ánh một số mặt chủ yếu của hiện thực cách mạng miền Nam ở
vùng rừng núi Tây Nguyên và vùng đồng bằng Đất Quảng. Nổi bật trong tác phẩm của
anh là hình ảnh con người miền Nam nhiệt thành yêu nước và căm thù giặc sâu sắc
những con người vừa đánh giặc vừa tự nhận thức đã trưởng thành nhanh chóng trong
chiến đấu và đang vươn tới một kích thước tương xứng với yêu cầu đánh Mỹ và thắng
Mỹ ở miền Nam"[89; 303].
Như vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Ngun
Ngọc chính là ơng ln ln bám vào hiện thực cuộc sống nói lên được lịng u nước,
sự tự nhận thức vươn lên tầm thời đại của con người Việt Nam trong kháng chiến.
Trong bài "Bước đường Nguyên Ngọc", Phong Lê viết: "Bám sát cuộc sống, giữ được
cho mình nhiệt tình cách mạng, đó là con đường đúng nhất cho nhà văn tìm đến một
phong cách thực sự của mình, cũng chính là con đường tốt nhất cho Nguyên Ngọc trở
lại được tâm trạng bình tĩnh như những ngày đầu, như niềm mong muốn của chúng
ta"[45;152], "Trong sáng tác Nguyên Ngọc ln ln tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn
cho mình những chủ đề mới mẻ. Những tìm tịi thường đem lại kết quả tốt đẹp khi anh
biết bám chặt vào hiện thực, hướng mạnh về phía cái mới của đời sống. Bám vào đời
thực, chủ đề của tác phẩm sẽ như những nhánh rễ khỏe, càng ăn sâu vào đất; hình
thức tác phẩm sẽ đạt tới vẻ đẹp cao nhất là cái đẹp giản dị, chân chất như đời sống
thực, không sa vào vẽ vời xa lạ "[45; 149].


8

Khi đánh giá về mặt mạnh của Nguyên Ngọc, Phong Lê viết: "Con người anh
ln gắn bó với cách mạng, cho nên con đường anh đi sẽ là con đường dẫn anh đến
hàng đầu cuộc sống, dẫn anh đến hòa làm một, sống như một người trong cuộc với
nhân dân, để từ đó nghe rõ được tất cả mọi tiếng động của cuộc đời, từ những rung
chuyển lớn lao của thời cuộc đến nhịp đập khẽ của mỗi con tim ..." [45; 154 -155].

Nguyên Ngọc, trong quá trình sáng tác ln ln ý thức được vai trị lớn lao của văn
học trong cuộc kháng chiến, nhà văn và cuộc sống: "Nguyên Ngọc đã từ đời sống cách
mạng của dân tộc mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng mà giúp ta hiểu
dân tộc và thời đại'" [45; 137].
Cùng chung ý kiến với Phạm Văn Sĩ, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài: “Nguyên
Ngọc con người lãng mạn" đã viết: "Nếu nói Nguyễn Tn suốt đời săn tìm cái đẹp, thì
cũng có thể nói, Ngun Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự
tích anh hùng...Nhưng anh hùng của Nguyên Ngọc vẫn có nét riêng: dũng mãnh khác
thường. Những con người thép, thẳng băng nhọn hoắt như mũi chông, như ngọn dáo,
như mầm xà nu đâm thẳng lên trời...Nhưng lại có cái gì hoang dại, trái tim chất chứa
căm thù ngùn ngụt, nhưng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên như những con
người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại..."[56; 333]
Nguyên Ngọc là một cây bút sống trong lòng thực tế và từ thực tế mà ra, thành
công trong việc xây dựng điển hình con người mới và thể hiện chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Bám sát cuộc sống, giữ được cho mình nhiệt tình cách mạng, đó là con
đường đúng nhất cho nhà văn tìm đến một phong cách thực sự là của mình.
Trần Đăng Khoa cũng nhấn mạnh một ưu thế của nhà văn Nguyên Ngọc trong
sáng tác là viết về "người tốt, việc tốt", những con người có thật ngồi đời: "Truyện
của Nguyên Ngọc hầu hết là thế. Ông ca tụng chủ nghiã anh hùng cách mạng. Bút
pháp ông nhất quán trước sau như một, không thay đổi, không quay quắt. Trong khi
đó có rất nhiều cây bút chuyển hướng hoặc thay đổi theo cách tiếp cận hiện thực để
thu hút sự chú ý của bạn đọc. Trước viết người tốt việc tốt thì sau viết người xấu việc
xấu. Nguyên Ngọc không thể, suốt đời dường như ông chỉ viết truyện người tốt việc tốt.
Ngay cả khi dựng nhân vật tiểu thuyết, ơng cũng dựa trên những con người có thật,
những sự kiện có thật ở ngồi đời" [ 34;262].


9

Thật ra, trong ba mươi năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ hầu như các nhà

văn đều tập trung viết về "người tốt việc tốt", viết về người anh hùng, dũng sĩ lúc bấy
giờ, Nguyên Ngọc là một trong số nhà văn thể hiện thành cơng trong sáng tác của
mình.
Một đặc điểm đáng lưu ý trong con đường sáng tác của Nguyên Ngọc được Đỗ
Kim Hồi chỉ ra; "Nguyên Ngọc là nhà văn ưa khái quát. Từ cái nhỏ để suy ra cái lớn,
từ một trường hợp cá biệt mà ngẫm đến chân lý phổ quát bao trùm và tìm cách đem
qui luật rất chung vận dụng vào những hiện tượng rất riêng - đấy là nếp tư duy nghệ
thuật đã trở thành quen thuộc của cây bút từng viết Đất nước đứng lên, Đường chúng
ta đi, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc" [30; 199]
Trong bài "Rừng xà nu - một hình ảnh rất đẹp của Tây Nguyên chiến đấu, Chu
Nga đã phát hiện nét riêng của nhà văn ở chỗ: "Sở trường của Nguyễn Trung Thành là
miêu tả những nhân vật anh hùng với những nét khái qt, cơ đọng hàm sức, tạo nên
những hình khối lớn, những tính cách kiên cường, song anh cũng có tài chọn lọc
những chi tiết nhỏ, những chi tiết giàu tính tạo hình và giàu chất thơ làm phong phú
thêm tính cách nhân vật" [60; 63]. Nhà văn đứng ở góc độ cộng đồng, dân tộc để nhìn
con người Việt Nam trên bước đường chiến đấu. Chính vì vậy, cảm hứng, giọng điệu
mang đậm tính chất sử thi.
Đánh giá về nhà văn Nguyên Ngọc và bước đường sáng tác của anh, Phong Lê
nêu lên một nhận xét hết sức chân tình; "Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi
qua với những thành công và chưa thành công... Nhưng Nguyên Ngọc còn trẻ và con
đường đi của anh sau này còn dài. Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa...
Chỗ mạnh của anh khơng ai phủ nhận được đó là một cây bút trẻ sống trong lòng thực
tế, từ thực tế mà ra...con đường anh ln gắn bó với cách mạng. Dó đó tiếng nói của
anh cất lên khơng phải là tiếng nói xa lạ, đơn lẻ mà là tiếng nói lớn của nhân dân,
tiếng nói lạc quan đằm thắm, hùng tráng, có sức dục giả con người vươn lên" [45;154
- 155] .
3.2. Những bài viết bàn về tác phẩm và đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyên Ngọc:



10

Xu hướng này tập trung đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình và giảng dạy văn
học , với các tác giả như: Phong Lê, Lê Trí Viễn, Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức, Đỗ Kim
Hồi, Phan Huy Dũng, Trần Đăng Khoa...Nhìn chung các tác giả đều đã phân tích, đánh
giá những sáng tác của Nguyên Ngọc ở các phương diện: nội dung phản ánh hiện thực,
thế giới nhân vật, sức hấp dẫn của bút pháp, những nét tiêu biểu vét mặt nghệ
thuật..các bài viết hầu hết đều khẳng định sự đóng góp to lớn của tác phẩm Đất nước
đứng lên, Rừng xà nu. Người chiến sĩ anh hùng Núp, Tnú là tiêu điểm thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, phê bình. Phẩm chất anh hùng của nguyên
mẫu xã hội. Từ một nhân vật có thật ngoài đời, qua tài năng và tâm huyết của Nguyên
Ngọc đã trở thành hình tượng nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ.
3.2.1. Với tác phẩm Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc đã củng cố cho các nhà
văn lòng tin vào phương hướng xây dựng điển hình con người mới trên các ngun
mẫu có thật ngồi đời.
Đất nước đứng lên là một tác phẩm tiêu biểu trong sáng tác của Nguyên Ngọc
viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đã tập trung sự chú ý của giới nghiên cứu
văn học. Phong Lê, một nhà nghiên cứu sâu sắc về nền văn xi Việt Nam 1945 1975, trong các cơng trình nghiên cứu của mình, ơng viết khá nhiều bài về nhà văn
Nguyên Ngọc và tác phẩm Đất nước đứng lên đã từng nhận xét: "Đất nước đứng lên
là một tiểu thuyết vừa, cuốn sách đã đạt được một vẻ đẹp cân xứng hài hịa giữa nội
dung và hình thức...Ở đây trang nào cũng đẹp, vẻ đẹp của con người đã truyền đến
cho thiên nhiên và thiên nhiên góp phần tơ điểm cho con người [45; 138].
Đồng thời, Hà Minh Đức cũng nhấn mạnh sự thành công lớn nhất của Nguyên
Ngọc qua tác phẩm Đất nước đứng lên chính là ở chỗ: "Nguyên Ngọc đã đưa vào một
nguyên mẫu đẹp và khá hoàn chỉnh về người anh hùng đánh giặc bảo vệ quê
hương..Nguyên Ngọc đã làm được việc chuyển điển hình xã hội thành điển hình nghệ
thuật" [ 20; 165]
Khẳng định vị trí, giá trị trường tồn của tác phẩm, Lê Trí Viễn trong bài: "Theo
anh Núp", trích tác phẩm Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đã khẳng định: "Cho
đến nay, nó vẫn cịn là bài học đích đáng và thấm thía về sự trung thành với đất nước,



11

với Tổ quốc, với nhân dân, và độc lập tự do với dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai
đoạn cách mạng hiện tại ..."[105; 302]
Cùng với ý kiến của Lê Trí Viễn, Phong Lê trong bài: "Bước đường Nguyên
Ngọc" cũng nhận thấy ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng cho độc lập tự do của dân
tộc. Đó là một nội dung thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyên Ngọc: "Đất nước
đứng lên là thiên truyện có khả năng vượt được những thử thách của thời gian. Tác
phẩm nêu lên được ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng cho độc lập tự do của nhân
dân ta, đồng thời cũng cho ta hiểu cái gì đã tạo nên sức mạnh cho nhân dân ta chiến
thắng bất cứ kẻ thù nào..."[45;138]
Đỗ Quang Lưu chỉ một vài gợi ý nhỏ trong bài "Giới thiệu và phân tích" cũng
khẳng định: "Giá trị nổi bật của cuốn truyện này là ở chỗ nó đã biểu hiện được một
cách xuất sắc hình tượng người anh hùng của thời đại cách mạng ngày nay, thời đại
nhân dân ta đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc dưới ánh sáng của tư tưởng Mác Lê
nin và theo đường lối của Đảng..."[ 51; 185]
3.2.2 Cùng với tác phẩm Đất nước đứng lên, "Rừng xà nu - một truyện ngắn
Nguyên Ngọc lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành, viết trong thời kỳ chống Mỹ cũng
được giới nghiên cứu phê bình quan tâm, khám phá.
Đỗ Kim Hồi trong bài : "Rừng xà nu - một con đường lý giải" đã nhận xét:
"Rừng xà nu với một nội dung tràn đầy chất sử thi bởi nó là tiếng nói của lịch sử và
thời đại nó gắn liền với những sự vận động, những biến cố mang ý nghĩa trọng đại đối
với toàn dân. Nội dung sử thi trên đã địi hỏi cho mình một hình thức sử thi hồnh
tráng. Hồnh tráng trong hình ảnh, với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của núi rừng và của
con người. Và hoành tráng trong âm hưởng với lời văn đầy nhịp điệu khi vang động,
khi tha thiết, trang nghiêm.."[ 30; 204].
Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam khuynh hướng sáng tác mang đậm
tính sử thi phải chăng là vấn đề đặt ra đối với người nghệ sĩ. Với Nguyên Ngọc, những

sáng tác của anh thường đậm đà tính chất sử thi, đề cập đến những vấn đề trọng đại
của dân tộc, của đất nước. Cảm hứng sử thi thể hiện trong các tác phẩm thời kỳ chống


12

Pháp, chống Mỹ đã được nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu, phê bình văn học giới
thiệu, phân tích, chứng minh.
Nguyễn Đăng Mạnh, một người hiểu về Nguyên Ngọc khá tường tận, là người
rất tinh tường khi phát hiện và khẳng định nét độc đáo trong nguyên tắc thẩm mỹ của
nhà văn Nguyên Ngọc. Trong bài "Nguyên Ngọc - con người lãng mạn", ông đã viết:
"Cái tạng của anh chuyên viết chuyện người anh hùng, với ngôn ngữ sử thi tráng lệ
hào hùng và cảm hứng lãng mạn sôi nổi..."[56; 335]. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh chỉ
rõ cái nhất quán trong tồn bộ sáng tác của Ngun Ngọc chính là phong cách sử thi lãng mạn "cái đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của anh là một nhu cầu tự thân, một sự
thôi thúc bên trong, thôi thúc của máu", "đó khơng phải là chuyện văn chương mà cịn
là chuyện lẽ sống"[56; 333] Theo ơng, có lẽ cái tạo nên nét riêng trong phong cách nhà
văn của Nguyên Ngọc chính là "sống trong khơng khí sử thi và mang hẳn trong máu
chất lãng mạn"[56; 337].
Phan Huy Dũng trong bài "Rừng xà nu, một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời
đánh Mỹ" cũng cho rằng: "Rừng xà nu là trải nghiệm một đời văn, một đời chiến sĩ
được nhốt chặt trong khuôn khổ hẹp. Niềm xúc động thiêng liêng về hình ảnh kỳ vĩ của
Tổ quốc giữa những ngày thử thách đã thôi thúc Nguyễn Trung Thành viết nên thiên
truyện này. Đó là một tác phẩm rất cơ đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên
những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tác phẩm xuất sắc khá xứng với tầm
thời đại đánh Mỹ oanh liệt hào hùng" [12;92].
3.2.3 Bên cạnh nhận xét chung về tác phẩm đã có rất nhiều ý kiến nhận xét về
đặc điểm nghệ thuật của Nguyên Ngọc:
Nguyên Ngọc vào đời vốn không phải là một nhà văn, mà là một chiến sĩ. Cùng
với hàng trăm thanh niên lúc bấy giờ, ông tham gia kháng chiến cứu nước. Cuộc kháng
chiến đã dẫn ông vào con đường cầm bút, những sáng tác của ông viết ra không phải

với ý định làm văn học mà nhằm để phục vụ một nhiệm vụ cụ thể nào đó của cách
mạng. Tuy vậy, những tác phẩm của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành đã có phần
đóng góp rõ nét trong nền văn học Việt Nam hiện đại, bởi Nguyên Ngọc luôn luôn chú
ý đến sự sáng tạo, trau chuốt về mặt hình thức nghệ thuật.


13

Ngô Thảo trong bài "Nhà văn Nguyên Ngọc" đã viết: "Có điều ngỡ như nghịch lý,
nhưng ai theo dõi bước đường sáng tác của Nguyên Ngọc đều nhận thấy một đặc điểm
là nhà văn mỗi sáng tác đều được viết với một ý định chính trị rất cụ thể, mỗi tác
phẩm đều muốn làm một vũ khí chiến đấu này lại là nhà văn rất chú ý đến hình
thức..."[95; 145] .
Nói chung, tất cả những sáng tác của Nguyên Ngọc khơng ngồi nhằm mục đích:
"Anh muốn gửi đến bạn đọc thật nhiều suy nghĩ và rung cảm của anh qua những lời dễ
hiểu nhất. Anh muốn bạn đọc cùng anh khám phá thêm nữa về dân tộc, đất nước, về
cuộc chiến đấu thần kỳ của chúng ta, về chiều sâu tâm hồn của mỗi người chống Mỹ.
Vì thế anh thường viết những bài tùy bút đậm đà chất thơ, khi trữ tình tha thiết, khi
hào hùng sảng khối, khi cháy bỏng hận thù. Qua những đoạn văn không dài lắm
nhưng rất cô đúc, anh đã chọn cái phần tinh luyện nhất trong khối vốn sống giàu
mạnh của mình, trao cho bạn đọc dùng ngay làm vũ khí đánh Mỹ... "[45; 105]
Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận thấy rằng: "Văn của anh cuốn hút người ta không
phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu nhân vật của anh, với thứ ngơn
ngữ hết sức hồn nhiên ngây thơ đầy những hình ảnh ví von rất ngộ nghĩnh, mà bằng
cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang, Mèo Vạc..."[56; 303].
Đặc biệt Trần Đăng Khoa đã dành nhiều tâm huyết và trang viết về con người và
văn chương của Nguyên Ngọc đã có những nhận định rất xác đáng, trong bài: "Nhà
văn Nguyên Ngọc", anh viết: "Văn của Nguyên Ngọc là thứ văn có hương, đọc cứ
bàng hồng váng vất mãi. Khơng có thực tài khơng thể viết được" [ 34;257]
Phong Lê trong bài "Bước đường Nguyên Ngọc" không những chỉ ra những

thành công trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống mà cịn nhận ra ở Ngun Ngọc
có những nét đặc sắc về nghệ thuật như : "Giọng điệu đằm thấm, sôi nổi, những cảm
xúc tinh tế, ngọt ngào, cái nhìn lành mạnh khỏe khoắn, trong trẻo..."[45; 257]
Trong bài "Suy nghĩ về truyện ngắn" (Nhân đọc một số truyện ngắn từ miền Nam
gửi ra), Nguyễn Văn Hạnh nhận xét: "Văn Nguyễn Trung Thành trong sáng, chắt lọc,
giàu nhạc điệu, hình ảnh và rất nhiều tình..."[26;15]


14

Xét về mặt bút pháp nghệ thuật của Nguyên Ngọc, Nguyễn Đức Đàn lại cho
rằng : "Nguyên Ngọc đã tạo nên được cái khơng khí mà nhiều nhà phê bình đã gọi rất
đúng là khơng khí anh hùng ca. Dưới ngòi bút của anh, con người và cuộc sống ở
núi rừng Tây Nguyên hiện lên hùng vĩ và tráng lệ lạ thường..."[14; 188]
Nhà văn Phan Tứ cũng nhận thấy rằng: "Nguyễn Trung Thành khác Nguyễn Thi,
Nguyễn Thi giọng điệu suồng sã...Nguyễn Trung Thành " Đất Quảng" đã thủy chung
với giọng điệu anh hùng ca được khởi đầu bằng "Đất nước đứng lên", phát triển ở
"Rừng xà nu" và hoàn thiện ở "Đất Quảng"..."[102; 64].
Sức mạnh ngòi bút Nguyễn Trung Thành có lẽ chính là ở chỗ ơng đã nắm bắt
được cái khơng khí của thời đại đưa vào tác phẩm để tạo nên phong cách riêng rất
riêng trong lời văn nghệ thuật của mình: "Ngun Ngọc làm cho ngịi bút của anh trở
nên phơi phới, tha thiết lắng sâu. Giữa cái bát ngát đậm đà sắc màu quê hương là
hình ảnh những con người với những khoảng tâm hồn hiện ra rất đẹp, rất say
người"[45;152]. Sức hấp dẫn thu hút người đọc đến với tác phẩm của anh chính là ở
chỗ: "Nguyễn Trung Thành đã biết tự khai thác tâm trạng bản thân để viết nhiều trang
thật xúc động..." [ 88; 313].
Phạm Văn Sĩ trong bài Nguyễn Trung Thành đã viết: "Ngòi bút của Nguyễn
Trung Thành rung lên một nhiệt tình đầy cảm thơng, đầy sảng khối khi thể hiện
những nhân vật anh hùng đó, bởi vì tác giả cùng sống với họ, chính anh cũng là người
trong cuộc..." [89; 68].

3.3 . Nhận định chung
3.3.1. Nguyên Ngọc ý thức sâu sắc rằng: hiện thực chiến tranh nhân dân chống
Mỹ cứu nước đang diễn ra trên miền Nam nước ta không kéo dài vĩnh viễn. Nếu
không lao vào cuộc chiến ngay bây giờ thì đến khi chấm dứt, người viết sẽ lấy gì để
xây dựng những điển hình anh hùng thắng Mỹ với tính chân thực và tính cụ thể lịch sử
của nó. Mặt khác hiện thực lớn lao màu mỡ của đất nước ta, cùng với nhu cầu công
chúng bạn đọc đã thúc dục ông bước vào con đường sáng tác một cách nghiêm túc,
đúng hướng : "Tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của anh xoáy sâu vào các vấn đề
sinh tử".


15

3.3.2. Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với "những thành công và
chưa thành công" (nhận xét của Phong Lê) nhưng hầu hết các sáng tác văn xuôi nghệ
thuật của Nguyên Ngọc đều bám sát hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Xây dựng những hình tượng điển hình từ
những "nguyên mẫu" trong cuộc sống đấu tranh một mất một còn với kẻ thù để bảo vệ
đất nước. Nguyên Ngọc là một trong số những nhà văn đã đóng góp quan trọng cho
một giai đoạn văn học. Bút pháp của ông là một bút pháp hiện thực sắc sảo vừa mang
âm hưởng anh hùng ca của thời đại, vừa đậm chất trữ tình.
3.3.3. Bằng lý luận và bằng thực tiễn sáng tác, Nguyên Ngọc đã tích cực góp
phần khẳng định đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng hướng cảm hứng sáng tạo
của văn học nghệ thuật vào nhiệm vụ phản ánh chân thực và sinh động sự nghiệp cách
mạng của dân tộc Việt Nam hiện đại, đồng thời khẳng định sức sống mới của nền văn
nghệ mới. Với Nguyên Ngọc, mỗi tác phẩm là một công trình nhận thức, một phát
hiện về những vấn đề chủ yếu của cách mạng, vừa biểu hiện chân thực cuộc sống đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo được tính nghệ thuật, vì thế mà
đã có những tác phẩm có giá trị lâu dài.
3.3.4. Với vốn sống khá phong phú và sự gắn bó sâu sắc với chiến trường Tây

Nguyên và dân tộc ít người, mảnh đất Tây Nguyên và con người Tây Nguyên đã xuất
hiện trong những sáng tác của Nguyên Ngọc với một tinh thần quật cường, thiết tha
với cách mạng, yêu nước, yêu tự do, chân thành đôn hậu. Quán xuyến suốt một đời
cầm bút của ông như Trần Đăng Khoa đã từng nhận xét: "viết về người thật việc thật,
người tốt, việc tốt. Nhân vật của ông đều bắt đầu từ những nguyên mẫu có thật trong
cuộc sống chiến đấu của nhân dân mà ơng từng tham dự"[ 34;256 ]
4.3.5. Nhìn lại toàn bộ các bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc của các tác giả Phan
Tứ, Phong Lê, Nguyễn Đức Đàn, Phạm Văn Sĩ, Chu Nga, Ngô Thảo, Phan Huy Dũng,
Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa...Rải rác ở một số bài báo hoặc
và những bài gợi ý phân tích của một số tác giả khác, dù ở mức độ này hay mức độ
khác, mỗi người đã thể hiện ý kiến đánh giá của mình về một mặt nào đó, chỉ ra một
số đóng góp của Nguyên Ngọc trên các phương diện: bút pháp, ngôn ngữ, giọng văn,
sức hấp dẫn của phong cách. Cũng có những bài có cái nhìn tổng quan nhưng cịn


16

mang tính khái qt, sơ lược. Tuy nhiên, chúng tơi coi đây là những gợi ý quan trọng
có vai trị định hướng và soi sáng cho việc khảo sát đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của
Nguyên Ngọc mà luận văn đã đề ra.
Người viết luận văn nhận thấy chưa có một cơng trình hay một luận án nào đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống, hồn chỉnh về phong cách nghệ thuật của Ngun
Ngọc. Do đó, chúng tơi trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, học tập những người đi trước, tổng
hợp những tài liệu có liên quan đi vào tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống hơn đặc
điểm văn xi nghệ thuật của Ngun Ngọc.
4. Đóng góp của luận văn
Đến với đề tài này, chúng tơi muốn khẳng định sự tồn tại và giá trị nổi bật văn
xi nghệ thuật của Ngun Ngọc. Việc tìm hiểu đặc điểm văn xi nghệ thuật của
Ngun Ngọc cũng chính là người viết muốn tìm hiểu phong cách tác giả văn học hiện
đại nói chung. Bởi vì, chúng ta khơng thể hình dung rõ nét diện mạo của một giai đoạn

văn học, một thời kỳ văn học nếu không bắt đầu từ việc nghiên cứu tư tưởng và phong
cách tác giả tiêu biểu trong văn học giai đoạn, thời kỳ ấy. Mặt khác việc nghiên cứu
đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc là nhằm phát hiện, đánh giá và khẳng
định một phần tài năng và sự đóng góp của tác giả về mặt bút pháp nghệ thuật, tư
tưởng, cảm hứng, ngôn ngữ, giọng điệu...trong lịch sử văn học nước nhà, đặc biệt là
văn học 1945 - 1975. Mặt khác luận văn mong góp thêm một tiếng nói trực tiếp, đặt
vấn đề nhìn nhận tồn bộ sáng tác của Nguyên Ngọc ở cấp độ tổng quan tạo thuận lợi
cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu về tác giả Nguyên Ngọc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi dựa vào một số phương pháp quen thuộc
thường được vận dụng trong nghiên cứu văn học như:
5.1. Chúng tôi dựa vào những luận điểm cơ bản trong hệ thống lý luận Mác xít:
Quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng làm nền tảng lý
luận trong nhận thức và nghiên cứu.


17

5.2. Tổng hợp và vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành: Lý
luận văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu
văn học, ngôn ngữ học... vào thực tiễn nghiên cứu.
5.3. Ngồi những quan điểm có tính chất phương pháp luận như trên, trong luận
án này chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể quen thuộc trong nghiên cứu văn
học:
- Khảo sát văn bản tác phẩm; đọc, tái hiện tác phẩm.
- Đặt đối tượng nghiên cứu (văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc) trong hoàn cảnh
lịch sử cụ thể, lịch sử dân tộc và lịch sử văn học; trong các mối quan hệ cuộc sống nhà văn - tác phẩm - người đọc để nhận thức nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, khái qt hóa cũng được sử dụng rộng rãi
trong luận văn ở nhiều cấp độ có tác dụng đem lại những nhận thức mới từ vấn đề
nghiên cứu.

- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu Nguyên Ngọc ở các
giai đoạn sáng tác : chống Pháp, chống Mỹ; trước 1975 và sau 1975. Đồng thời chúng
tơi cịn đặt Ngun Ngọc trong mối quan hệ với những tác giả, tác phẩm khác cùng
thời để qua đó làm nổi bật đặc điểm văn xi nghệ thuật của Ngun Ngọc cũng như
những đóng góp lớn lao của Nguyên Ngọc đối với văn học dân tộc.
Tuy nhiên các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên đây không phải được thực
hiện riêng rẽ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết
vấn đề mà luận văn đề ra nhằm khắc họa nổi bật đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của
Nguyên Ngọc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và thư mục tham khảo, cấu trúc luận văn gồm có
Chương 1: CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC
U

U

1.1. Văn học Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
1.2. Sáng tác của Nguyên Ngọc và dấu ấn thời đại.


18

1.2.1. Vài nét về tác giả và sáng tác của Nguyên Ngọc.
1.2.2. Khuynh hướng sử thi, điểm nổi bật nhất quán trong sáng tác của Nguyên
Ngọc.
- Sáng tác của Nguyên Ngọc giai đoạn trước 1975.
- Sáng tác của Nguyên Ngọc giai đoạn sau 1975.
Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI - THỜI GIAN
U


U

NGHỆ THUẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ
THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC.
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyên Ngọc.
2.1.1. Giới thuyết về khái niệm "Quan niệm nghệ thuật về con người".
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 - 1975.
2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyên Ngọc.
2.1.3.1. Con người mang lý tưởng cộng đồng
3.1.3.2. Con người anh hùng.
2.2. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong văn xuôi của Nguyên
Ngọc.
2.2.1. Thời gian nghệ thuật.
2.2.2. Không gian nghệ thuật.
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ
U

U

3.1. Giọng điệu anh hùng ca đậm chất trữ tình.
3.2. Ngơn ngữ trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc
3.2.1. Cách so sánh ví von giàu tính hình tượng, một đặc điểm nổi bật trong văn
xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc.
3.2.2. Ngôn ngữ tạo hình - tính cách, một đặc điểm trong nghệ thuật miêu tả nhân
vật của Nguyên Ngọc.


19

3.2.3. Đặc điểm Tây Nguyên - miền Trung Trung bộ qua ngôn ngữ và cách diễn

đạt trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc


20

Chương 1: CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC
1.1. Văn học Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử
dân tộc ta. Mở đầu cho kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc nhưng niềm vui đó chưa
được bao lâu thì giặc Pháp trở lại đánh chiếm nước ta. Đất nước một lần nữa đắm chìm
trong khói lửa chiến tranh. Đánh Pháp chưa xong giặc Mỹ tràn vào. Cả nước vùng dậy
đấu tranh. Hơn bao giờ hết, cả dân tộc, đồng tâm hiệp lực, đặt lợi ích tập thể trên lợi
ích cá nhân, quyết tâm giành chiến thắng bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Văn học
Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975 nảy nở và phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó được
ni dưỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bước đi của cách mạng, với vận
mệnh của dân tộc. Văn học gắn liền với thời đại của mình, với đơng đảo cơng chúng
của thời đại ấy, phục vụ chính trị, phục vụ công, nông binh.
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống cho nên nó phản ánh chân thực những gì xảy ra
trong cuộc sống. Nhà văn nổi tiếng Nga, M.X. Gorki từng nói :"Nghệ sĩ là tiếng nói
của thời đại"[22]. Cịn nhà thơ Tố Hữu trong bài "Cuộc sống cách mạng và văn học
nghệ thuật" đã viết: "Thước đo giá trị của một nền văn học là nó phục vụ được bao
nhiêu cho sự nghiệp cách mạng"[ 32]. Hoàn cảnh lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ này
với những biến động lớn lao đã tác động sâu sắc đến văn học. Văn học đã thực hiện
một quá trình tìm kiếm "những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người"
(Nguyễn Minh Châu), nói lên khát vọng của cả dân tộc chiến đấu cho chân lý "khơng
có gì q hơn độc lập tự do" (Hồ Chí Minh). Văn học thời kỳ này đã đề cao nhiệm vụ
cổ vũ chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và niềm tin vào thắng lợi, đề cao ý thức
cộng đồng và lý tưởng vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã trở thành cảm
hứng bao trùm, thấm nhuần trong từng tác phẩm.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công và những năm đầu kháng chiến

chống Pháp, thế hệ cầm bút đã có ý thức tìm kiếm, đổi mới để khẳng định tiếng nói
nghệ thuật của thời đại mình. Hướng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố
trọng đại, văn học thời kỳ này đã ghi lại được những hình ảnh khơng thể phai mờ của


×