Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tuan 1415 van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.04 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 14 Tiết 53-54. Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày dạy: 27/11/2012. TIẾNG GÀ TRƯA Xuân Quỳnh A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu. - Thấy được nghệ thuật biểu hienẹ tình cảm qua những chi tiế tự nhiên, bình dị. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh. - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặgn nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự - Phân tích yếu tố biểu cảm trong văn bản. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm trân trọng, yêu mến người bà của mình. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm,…………………………. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 1P 7A1 …………VP………………………KP …………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: 6P Học thuộc lòng hai bài thơ « Cảnh khuya » và « Rằm tháng giêng ». Nêu nội dung của 2 bài đồng thời cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ trên ? 3.Bài mới: 3P Tình cảm bà cháu là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm ấy đã hun đúc cho người cháu những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh của bà. Tất cả đã tạo sức mạnh, động lực giúp cháu vượt qua tất cả khó khăn với lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Hoạt động của Gv và HS Hoạt động 1 :20P GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh ?. Nội dung kiến thức I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Xuân Quỳn (1942 – 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại VN.. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: GV: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Bài thơ được Ra đời những năm 1960, đất trích trong tập thơ nào của Xuân Quỳnh nước ta bắt đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đầy.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cam go Bài thơ trích trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) – là tập thơ đầu tay của tác giả Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Hoạt động 2 :15P ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV: Hướng dẫn hoc sinh cách đọc. GV: Đọc lại Theo em thì bài thơ nên chia làm mấy phần,vì sao ? Gv: Theo dõi khổ 1 bài thơ: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí trong thời điểm cụ thể như thế nào Hs: Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ trên đường hành quân Gv: Tại sao trong vô vàn âm thanh người chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa ? Gv: Hiểu như thế nào về “đường hành quân xa” ? Hs: Là đường ra mặt trận ra tiền tuyến chiến đấu để giành lại nên độc lập tự do Gv: Với người ra trận, tiếng gà trưa đã gợi những cảm giác mới lạ nào ? Hs: Thấy nắng trưa xao động. Thấy bàn chân đỡ mỏi Thấy tuổi thơ hiện về Gv: Tại sao âm thanh của tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó ở người chiến sĩ ? Hs: Buổi trưa ở làng quê thường yên tĩnh do đó tiếng gà trưa có thể khua động cả không gian Tiếng gà đem lại niềm vui làm cho người ta thấy quên đi nỗi nhọc nhằn vất vả .Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ Gv: Như vậy người chiến sĩ ở đây cảm nhận âm thanh của tiếng gà trưa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn Gv: Từ những điều vừa phân tích tìm hiểu hãy cho biết âm thanh của tiếng gà trưa đã khơi dậy tình cảm nào trong lòng người chiến sĩ ? Hs: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ Gv: Từ đây em có nhận xét gì về tình cảm đối với làng quê của người chiến sĩ ? Hs: Yêu quê hương thiết tha sâu nặng Gv chốt ý. HS ghi bảng. Tiết 55 Hoạt động 1 :20p Gọi Hs đọc khổ thơ 2,3,4,5,6 Gv : Tiếng gà trưa đã khơi dậy rong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào ở khổ thơ thứ hai ?. b. Thể thơ: thơ 5 tiếng II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: chia 3 phần b. Phân tích:. b1. Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ : - Hành quân xa, tiếng gà nhảy ổ - Nghe xao động, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hs: Tiếng gà trưa đã khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng Gv: Những chi tiết “mái mơ” “mái vàng” “ổ trứng hồng” gợi tả một vẻ đẹp về màu sắc như thế nào? Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng gì ? Hs: Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị Gv: Lời thơ “Này ... mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì? Hs: Biểu hiện tình cảm nồng hậu gẫn gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê Gv: Trong âm thanh của tiếng gà trưa nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về. Đó là hình ảnh kỉ niệm nào ? Hs: Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng. Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp. Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối” - Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới Hs đọc đoạn : “Tiếng gà trưa...sột soạt” GV: Hình ảnh bà hiện lên như thế nào qua những dòng thơ vừa đọc HS: Bảo ban cháu “Gà đẻ ... lang mặt ” Gv: Em có nhận xét gì về chi tiết “bà mắng cháu”? Hs: Đó là lời mắng yêu. Bà có mắng cháu thì cũng xuất phát từ tình yêu thương, từ mong muốn cháu xinh đẹp có hạnh phúc Gv: Rõ ràng chi tiết này thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu Gv: Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà ? Hs: Luôn chiu thương, chịu khó tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khổ Gv: Những câu thơ “Cứ hàng ... áo mới” nói về điều gì ? Hs: Nói về nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới, khi trời có sương. Thực chất của nỗi lo đó bà lo gà hỏng không có gà bán không có tiền mua quần áo mới cho cháu Gv: Em có nhận xét gì về nỗi lo của bà ? Hs: Là nỗi lo vì niềm vui của cháu. Nỗi lo ấy cho ta thấy được tình yêu thương giản dị thầm lặng của người bà quê hương Gv: Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà ? Hs: Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu ->Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp muôn đời của người bà,. - Điệp từ : Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ. b2.Những tình cảm và kỉ niệm của người chiến sĩ được gợi lại qua âm thanh tiếng gà trưa - Gợi kỉ niệm của tuổi ấu thơ hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng. - Hình ảnh đàn gà xinh xắn : gà mái mơ, mái vàng -> Cuộc sống đầm ấm làng quê. Tình cảm nồng hậu gần gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê. - Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> người mẹ Việt Nam, vẻ đẹp của người bà trong truyện cổ tích Gv: Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? Hs:Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình và làng quê. Vui vì có quần áo mới song vui hơn vì được sống trong sự yêu thương của bà Hoạt động 2 :20p Gọi Hs đọc hai khổ thơ cuối Gv: Trong đoạn thơ này tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì ? Gv: Vì sao có thể nghĩ rằng “ Tiếng ...phúc ” Hs: Tiếng gà trưa đã thức dậy bao tình cảm bao kỷ niệm . Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người . Gv: Theo em trong “giấc ngủ ...trứng ” thì con người chỉ có thể mơ thấy điều gì ? Hs: Mơ thấy những điều tốt lành, những niềm vui và hạnh phúc . Gv: Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng ? HS: Điệp từ “ vì ” có tác dụng khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ . GV: Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào ? HS: Mục đích vừa cao cả vừa bình dị . Gv: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “ vì .... thơ’’ ?. - Hình ảnh người bà khum soi trứng, chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp - Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”. - Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới. -> Tình cảm gắn bó với gia đình , quê hương, đất nước. =>Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu. b3. Tâm niệm của người chiến sĩ Hs: Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật thân thương trẻ trên đường ra trận quý giá ; là biểu tượng hạnh phúc ở một miền quê . Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những - Điệp từ “ vì ” có tác dụng khẳng điều chân thật và quý giá đó . định mục đích chiến đấu, lí tưởng GV: Tất cả những điều ấy giúp em hiểu gì về người chiến sĩ ? chiến đấu của người chiến sĩ Hs: Là người gắn bó với gia đình, quê hương đất nước . -> Yêu quê hương thiết tha sâu nặng => Điệp từ Tiếng gà trưa đầu mỗi khổ thơ, câu thơ : nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. Gv: Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 3. Tổng kết: * Nghệ thuật: - Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 3 :5p HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Điệp từ nghe ở khổ 1 -> Nhấn mạnh tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ Điệp từ Tiếng gà trưa đầu mỗi khổ thơ, câu thơ -> Nhấn mạnh ý, nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về - Điệp từ vì-> khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ. gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về - Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình * Ý nghĩa văn bản: Những kỉ niệm về tình bà cháu tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ - Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà (bà nội hoặc ngoại). E. RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………………………………....... ....................................................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………………………....... ..............

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tuần 14 Tiết 55. Ngày soạn: 26/11/2012 Ngày dạy: 28/11/2012. ĐIỆP NGỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của nó. - Biết cách sử dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Khái niệm phép điệp ngữ. - Các loại điệp ngữ. - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết phép điệp ngữ - Phân tích tác dụng và sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh . 3. Thái độ: Giáo dục ý thức trau dồi ngôn ngữ Tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích, HS thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 1P 7ª1 ………………………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: 6P Thế nào là thành ngữ? Cho một Vd về thành ngữ? Giải thích và đặt câu 3.Bài mới:3P Gv lấy ví dụ và dẫn vào bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :20 I. Tìm hiểu chung Tìm hiểu chung: 1.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp a. VD ngữ Trên đường hành quân xa Gv : Treo bảng phụ ghi khổ thơ đầu của bài thơ Dừng chân bên xóm nhỏ “Tiếng gà trưa” Tiếng gà ai nhảy ổ: GV: Đọc lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “ Cục…cục tác cục ta” thơ. Trong hai khổ thơ có những từ ngữ nào được lặp Nghe xao động nắng trưa đi lặp lại? Nghe bàn chân đỡ mỏi GV: Sự lặp lại các từ ngữ có tác dụng gì Nghe gọi về tuổi thơ. Hs: Những từ được lặp lại là : Nghe, vì Sự lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây Cháu chiến đấu hôm nay cảm xúc mạnh đối với người đọc người nghe Vì tình yêu tổ quốc Gv: Sự lặp lại những từ ngữ như thế được gọi là điệp Vì xóm làng thân thuộc ngữ Bà ơi, cũng vì bà Gv: Vậy em hiểu thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng Vì tiếng gà cục tác.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> của điệp ngữ ? Hs: Điệp ngữ là những từ ngữ được lặp lại Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh HS: Đọc ghi nhớ Gv: Tìm VD có sử dụng điệp ngữ ? Nêu tác dụng của điệp ngữ ? Hs : VD Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông nặng đỏ phù sa ->Các điệp ngữ “đây là ”, “của chúng ta” “Những” vừa nhấn mạnh ý thơ vừa tạo nên âm điệu mạnh mẽ hào hùng. Đặc biệt điệp ngữ của chúng ta đã biểu lộ niềm tự hào về ý chí tự lập tự cường về tinh thần làm chủ của nhân dân ta Tìm hiểu các dạng điệp ngữ Gv: chiếu ba Vd ở ba bài thơ : “Tiếng gà trưa ” “Sau phút chia li” và “Gửi .. phong” Gv: So sánh điệp ngữ trong ba đoạn thơ và chỉ rõ đặc điểm của mỗi dạng ? Hs: ở đoạn thơ trích từ bài thơ “Gởi ... phong” ta thấy những từ ngữ lặp lại đứng liền nhau. Việc lặp lại những từ ngữ đứng liền nhau như vậy gọi là điệp ngữ nối tiếp ở đoạn thơ trích trong bài “Sau phút chia li” thì chữ ở câu 7 trước được lặp lại ở đầu câu 7 sau ->Cách lặp như vậy gọi là điệp ngữ chuyển tiếp Đoạn thơ ở bài “Tiếng gà trưa” các từ ngữ lặp lại không liền nhau-> Cách lặp ấy gọi là điệp ngữ cách quãng Gv: Từ sự phân tích tìm hiểu trên em thấy điệp ngữ có những dạng nào? Hoạt động 2 :10p Luyện tập Gv yêu cầu Hs làm các bài tập từ 1(Thảo luận nhóm – 4 phút – 4 nhóm) Gv : Bài 1 yêu câu gì ? Hs : Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì Gv : Điệp ngữ : > Muốn nhấn mạnh ý chí gang thép giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam HS : đọc yêu cầu Bài tập 2. ổ trứng hồng tuổi thơ b. Ghi nhớ (sgk). 2. Các dạng điệp ngữ a. Điệp ngữ cách quãng Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ b. Điệp ngữ nối tiếp Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu …Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm… Thương em, thương em…..biết mấy c. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu…  Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập Bài 1. Các điệp ngữ: a/ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! -> Điệp ngữ dân tộc, phải được (Muốn nhấn mạnh ý chí gang thép giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam) b/ Người ta đi cấy lấy công, ...Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. => Điệp ngữ : trông, nhấn mạnh ước mơ, lòng mong mỏi của người nông dân.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Gv hướng dẫn Hs làm bài GV yêu cầu HS thảo luận nhóm Bài tập 3 – 4 phút – 4 nhóm Gv sửa, ghi điểm và chốt ý Sửa lại : Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay-ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em…. Hoạt động 3 :5p Hướng dẫn tự học Gv gợi ý : Hs phân tích hiệu quả nghệ thuật dùng trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Viết đoạn văn ghi lại kỉ niệm : vui, buồn, lo âu, mừng, ….về bà. Bài 2 : Vậy mà giờ đây, anh em tôi phải sắp xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. => Điệp ngữ cách quãng và chuyển tiếp Bài 3: Việc lặp lại từ ngữ không có tác dụng Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay-ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em… III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ - Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà (bà nội hoặc ngoại) - Chuẩn bị : Chơi chữ. E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………… ………........................................................................................................................................................... .... …………………………………………………………………………………………………………… ……….............................................................

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuần 14 Tiết 56. Ngày soạn: 27/11/2012 Ngày dạy: 29/11/2012. CHƠI CHỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của nó. - Nắm được các lối chơi chữ - Biết cách sử dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm phép chơi chữ. - Các lối chơi chữ. - Tác dụng của phép chơi chữ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 3. Thái độ: - Biết vận dụng các hình thức chơi chữ trong nói và viết. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận, tích hợp câu đố. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp:1p 7a2……………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? Chỉ ra các dạng ấy? 3.Bài mới: 4p Gv đố Hs “ Trên trời rớt xuống mau co là cái gì?” Hs trả lời. Gv vào bài: Dân tộc nào, ngôn ngữ nào c ũng có hi ện tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, hiện tượng chơi chữ được biểu hiện một cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về hiện tượng này.. Hoạt động của Gv và Hs Hoạt động 1:20p Tìm hiểu chung Gv treo bảng phụ ghi bài thơ trong sgk Gv: Trong bài ca dao này từ ngữ nào được lặp lại nhiều? Hs: Từ ’’lợi’’ được nhắc lại ba lần. Gv: Theo em hiểu từ lợi 1 có ý nghĩa là gì và thuộc từ loại nào? Gv: Lợi 2, và lợi 3 có nghĩa là gì và thuộc từ loại nào? Gv:Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi? Gv:Các từ loại ở đây thuộc từ loại nào mà các em vừa được học? Gv: Sử dụng từ đồng âm trong bài ca dao này có tác dụng gì?. Nội dung bài dạy I . Tìm hiểu chung 1. Thế nào chơi chữ ? * VD : Bà già đi chợ cầu Đông. Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn - Lợi 1: có nghĩa là có ích: thuộc từ loại tính từ - Lợi 2,3 là một bộ phận của răng miệng thuộc từ loại danh từ. - Nghĩa của các từ loại hoàn toàn khác nhau. => Đây là hiện tượng đồng âm khác.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hs: Để tạo ra sự hài hước dí dỏm nhằm mục đích châm biếm đả kích những người mê tín dị đoan và những người hành nghề bói toán. Gv:Không chỉ có vậy mà từ lợi còn có tác dụng cuốn hút người đọc người nghe vào bài ca dao. Gv: Em hiểu ‘’non ‘’ở đây có nghĩa là gì? Gv:Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả? Gv:Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? Gv: Như vậy qua hai ví dụ ta vừa phân tích ta thấy người viết đã lợi dụng những đặc sắc về âm thanh (sử dụng từ đồng âm) và những đặc sắc về ngữ nghĩa (Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) để tạo ra sự đặc sắc, hóm hỉnh với người đọc. Người ta gọi đây là nghệ thuật chơi chữ. Gv: Qua đây em hiểu thế nào là nghệ thuật chơi chữ? Gv: Bạn nào hãy lấy cho cô một ví dụ có sử dụng nghệ thuật chơi chữ? Gv: Gv đưa ví dụ. Trong bài thơ này nhà thơ Tú Mỡ đã nói đến đối tượng nào? Nava. Gv: Nava được nói tới như thế nào? Gv: Em hiểu ranh tiếng như thế nào? Gv: Một vị toàn quyền ở Đông Dương như Nava đúng ra phải dùng từ nào để nói với phù hợp? Danh tướng. Gv: Vậy danh tướng có nghĩa là gì? Gv: Tác giả lại gọi Nava là ranh tướng? - Vì phù hợp với bản chất và mục đích xâm lược của thực dân Pháp và ý đồ của Nava để đả kích lên án hành động xâm lược của chúng. Gv: Cách nói những từ ngữ có âm thanh gần giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau người ta gọi đây là cách nói trái âm. Cách nói này thường nhằm một dụng ý nhất định. Nói như vậy người ta gọi là chơi chữ. Gv: Như vậy có nối chơi chữ nào nữa? Gv: Đưa ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. Gv: Các em thấy các tiếng trong hai câu thơ này có gì đặc biệt? Gv: Đây có phải là biện pháp điệp từ không? Tại sao? Đây không phải là biện pháp điệp từ vì không lặp lại cả tiếng của từ đó mà chỉ lặp lại phụ âm đầu. Sự lặp lại chỉ có tác dụng tạo ra một số từ láy như: mênh mông, miên man, mịt mờ. Gv:Cách nói này có tác dụng gì? Gv: Cách nói như vậy người ta gọi là nối nói điệp âm. Đây cũng là cách chơi chữ. Gv: Trong bài ca dao này có những hình ảnh của sự vật nào được nhắc đến?. nghĩa. VD2: Tiếng già nhưng núi vẫn non. - Non có nghĩa: có nghĩa là núi và non có nghĩa trái với già. - Trong một câu thơ mà tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa - Tạo ra sự hóm hỉnh trong thơ của Nguyễn Khuyến. Tạo ra sự hấp dẫn thích thú với người đọc. *Kết luận.(sgk) 2.Các lối chơi chữ . a. Dùng từ đồng âm: b. Dùng lối nói gần âm hay trại âm - Nava: Ranh tướng Pháp, Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. -> Chỉ tính khôn ngoan xảo quyệt của con người.Chỉ phẩm chất đạo đức xấu. - Danh tướng: một vị tướng tài ba, được nhân dân yêu qúy và được nhiều người biết đến. c. Dùng cách điệp âm. VD : Mênh mông muôn mẫu một màu mưa. Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. -> Các tiếng đều có phụ âm đầu là M. - Tạo ra sự hấp dẫn thú vị của câu thơ đây là phong cách độc đáo của nhà thơ Tú Mỡ. d. Dùng lối nói lái: Con cá đối bỏ trong cối đá. Con mèo cái nằm trên mái kèo. Nghệ thuật đối: vật đối với vật. Mèo cái -> mái kèo Cối đá-> cá đối e.Dùng từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ gần nghĩa VD : “Đi tu phật bắt ăn chay. Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”. -> Dùng từ đồng nghĩa để châm biếm các nhà sư hổ mang đang lấp mình trong các mái chùa xưa và nay, những con người có lương tâm giả dối..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cối đá - Cá đối. Mèo cái – mái kèo. Gv: Hãy nhận xét các bộ phận âm thanh của các tiếng này? Hs: Các tiếng này đổi trật tự phần âm, và vần giữa các tiếng cho nhau. Gv:Nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ này là gì? Đây là bài ca dao nằm trong chùm bài ca dao than thân trách phận. Bài ca dao là lời thở than của người con gái bị người yêu phụ duyên vì một lý do gia đình nghèo, bố mẹ không có của hồi môn. Cá đối là cách nói lái của cối đá. Mèo cái là cách nói lái của mái kèo. Cách nói như vậy tạo ra sự dí dỏm hài hước của bài ca dao, thực ra đây là một lời than thân trách phận. Gv:Vậy ta còn cách chơi chữ nào nữa? Gv: Chúng ta vừa tìm hiểu mấy cách chơi chữ? Gv: Qua các ví dụ ta vừa phân tích em thấy chơi chữ thường được sử dụng trong trường hợp nào? Gv: Vậy có những cách chơi chữ nào? Gv:Quay trở lại ví dụ 1 và cho cô giáo biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách nào? Hoạt động 2:10 Luyện tập Bài 1 Gv: Bài tập này yêu cầu chúng ta điều gì? - Tìm từ ngữ có tác dụng chơi chữ. Bài 2 Gv: Muốn làm được yêu cầu của bài tập này em phải dựa vào đâu? HS dùng kĩ thuật khăn phủ bàn Phải dựa vào các lối chơi chữ mà ta đã học. Bài 3: Gv sưu tầm mẫu, Hs về nhà sưu tầm. Hoạt động 3:5p Hướng dẫn tự học Gv gợi ý : Còn trời còn nước còn non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa -> dùng lối chơi chữ là từ nhiều nghĩa (say sưa : yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp trời, non, nước ; say mê sắc đẹp của cô gái - Chuẩn bị bài “Chuẩn mực sử dụng từ” Đọc bài, tìm hiểu các chuẩn mực chính tả, tính chất ngữ pháp của từ.. VD : “Nửa đêm, giờ tý, canh ba. Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.” -> Dùng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa để chơi chữ. VD:Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà. -> Dùng từ trái nghĩa: sầu – vui, riêng chung => Chơi chữ thường được dùng nhiều trong cuộc sống, văn thơ, đặc biệt là thơ trào phúng, câu đối, câu đố.. II. Luyện tập: Bài tập 1: Rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, hổ mang -> Chỉ tên các loại rắn Bài tập 2: - Thịt, mỡ ,dò, chả - Nứa, tre, trúc Bài tập 3 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là nui non. III.Hướng dẫn tự học - Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng chơi chữ và phân tích tác dụng của chúng. Học và nắm nội dung, kiến thức bài học - Bài mới : Soạn bài « Chuẩn mực sử dụng từ ». E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ….. ……………………………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tuần 15 Tiết 57-58. Ngày soạn: 2/12/2012 Ngày dạy: 4/12/2012. MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Thạch Lam A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết đầu về thể văn tùy bút. - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Thạch Lam.. - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng giữ gìn truyền thống, sản vật của quê hương C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm…….. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 1p 7A 1……………………………………………….. 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Nêu cảm nhận chung về tình bà cháu qua bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh? 3.Bài mới: 4p Gv cho Hs xem tranh tác giả và giới thiệu bài mới. Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 :20p I. Giới thiệu chung Giới thiệu chung 1. Tác giả : Thạch Lam ( 1910 – Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk. 1942) GV: Nêu hiểu biết về tác giả? - Sinh ra tại Hà Nội, là nhà văn trong HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý. nhóm Tự Lực văn đoàn GV: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và xác định loại ? - Sáng tác của ông thể hiện tâm hồn Gv: Đây là tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội nhạy cảm, tinh tế đối với cuộc sống, đặc biệt là những món ăn hàng ngày rất bình dị nhưng lại con người. đậm đà hương vị riêng. Cốm là một trong những món quà 2. Tác phẩm : nổi tiếng của Hà Nội. Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc lâu a. Xuất xứ : Văn bản được trích từ tập đời của Hà Nội. tùy bút « Hà Nội băm sáu phố HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý và ghi bảng. phường »-1943.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hoạt động 2 :15p Đọc hiểu văn bản GV: Nêu yêu cầu đọc. Các em đọc với giọng thiết tha tình cảm trầm lắng. Gv: Đọc mẫu, học sinh đọc lại và sửa cách đọc cho học sinh. GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích GV:Văn bản trên chia làm mấy phần, hãy nêu nôi dung của từng phần? Gv: Gọi học sinh đọc lại phần 1. GV: Cảm xúc của tác giả bắt nguồn từ đâu? - Cảm xúc của tác giả được bắt nguồn từ hương sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vùng sen hồ. GV: Hương thơm ấy gợi cho tác giả liên tưởng đến điều gì? - Hương thơm của sen trong hồ gợi cho tác giả nhớ hương vị của cốm một thứ quà đặc biệt của lúa non. GV: Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả? - Cách vào đề của tác giả rất tự nhiên. Gv: ở đây tác giả đã nhận ra hương vị của cốm. Đây là một hương thơm thanh khiết của các cánh đồng lúa, của lá sen khiến cho Thạch Lam phải huy động khả năng khứu giác của mình mới cảm nhận hết được. GV: Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả về cốm? - Thấm nhuần…..thanh nhã, tinh kiết, tươi mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch. GV: Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? - Từ ngữ chọn lọc, câu văn có nhịp điệu gần giống một đoạn thơ. GV: Với cách viết này giúp em cảm nhận điều gì qua đoạn văn này? Gv: Bằng sự cảm nhận rất tinh túy, cách viết nhẹ nhàng đầy chất biểu cảm để thể hiện được sự rung đông của tác giả trước màu xanh và hương thơm của cốm (lúa nếp) trên các cánh đồng làng quê. GV: Nguyên liệu làm ra cốm là lúa non. Để cốm làng Vòng có hương vị riêng người làng Vòng đã làm bằng cách nào? - Bí mật về cách làm cốm cổ truyền. GV: Vì sao người làng Vòng lại giữ được bí mật này? “Một cách chế biến…những cách thức này được truyền từ đời này sang đời khác, một sự trân trọng khắt khe và giữ gìn” GV:Chi tiết này nói đến điều gì? - Làm cốm cũng là một nghệ thuật. Gv: Thạch Lam đã không đi sâu vào miêu tả cách làm cốm hay cách thức làm cốm mà ông cho ta biết công việc làm cốm là một nghệ thuật.. b.Thể loại : tùy bút - Tùy bút là thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề cuộc sống, ngôn ngữ giàu chất trữ tình. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc- tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản : a. Bố cục : ba đoạn. Đoạn 1: Cơn gió mùa hạ….thuyền rồng”: Giải thích về Cốm và nguồn gốc của cốm. Đoạn 2: Cốm là thức quà….nhũn nhặn”: giá trị đặc sắc của Cốm. Đoạn 3: là đoạn còn lại: cách thưởng thức cốm. b. Phân tích : b1.Cốm và sự hình thành của cốm . - Cốm là sản vật của tự nhiên, đất trời - Từ hương thơm của lá sen trong hồ - Từ hương thơm của lúa non -> trong Cái vỏ xanh -> giọt sữa trắng thơm -> đọng lại -> một loạt - Qua nhiều cách chế biến để làm ra thứ cốm. - Cốm làng Vòng ngon và đặc sắc. =>Một thứ quà thanh nhã và tinh khiết..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV: Người Hà Nội thường ngóng ai mang cốm vào bán? - Các cô gái làng Vòng mang cốm vào bán. GV:Các cô gái làng Vòng được miêu tả như thế nào? - Cô hàng cốm…….thuyền rồng”. GV: Tác giả miêu tả các cô gái làng Vòng như vậy có tác dùng gì? - Vẽ ra trước mắt người đọc nét đẹp riêng của các cô gái Vòng và những con người làng vòng nói chung. Gv: Cô gái làng vòng đã trở thành hình ảnh quen thuộc để bà con trong nội thành ngày ngày trông ngóng. Cốm đã ngon lại thêm cô hàng côm xinh xắn càng làm cho cốm làng Vòng có một nét đặc sắc. GV: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? - Phương thưc biểu đạt biểu cảm. GV:Với cách viết đó đoạn văn đã làm nổi bật nội dung gì? GV:Hãy đọc và nêu nội dung của đoạn văn? Tiết 59 Hoạt động 1 :30p GV: Tác giả đã ca ngợi cốm như thế nào? - Thứ quà riêng của người dân Hà Nội. GV: Cốm được dùng trong công việc gì? - Quà siêu tết. - Lễ tơ hồng. - Nghi lễ khác. Gv: Cốm đã vượt lên bao thứ kẹo ngon khác để trở thành 1 vật thanh túy, rất sang trọng rất tự nhiên. GV: Vì sao cốm được coi là một thứ lễ vật? - Vì cốm mang hương vị thanh nhã của đồng nội An Nam. Đây là một nết tượng trưng trong phong tục của con người Việt Nam – Một nước có truyền thống nông nghiệp. Vì vậy nó phù hợp với các nghi lễ. GV: Cốm được miêu tả với màu sắc như thế nào? - Màu xanh tươi như màu ngọc Thạch Quý, màu đỏ thắm của hồng lựu già. - Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai hương vị nâng đỡ nhau. GV: Để miêu tẩ màu sắc hương vị của cốm tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? - Nghệ thuật so sánh. GV: Với cách so sánh đó có tác dụng gì? - Thể hiện phong cách ẩm thực rất điêu luyện của tác giả. GV: Không chỉ bàn về phong cách sêu tết tác giả còn phê phán điều gì? Hoạt đông 2 :10p - Phê phán thói chuộng của ngoại, bắt trước người nước. b2. Giá trị của cốm: - Cốm – sản vật mang đậm nét văn hóa : + Gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác. + Gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc, với ước mong hạnh phúc của con người + Gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. => Cốm đã trở thành một sản phẩm có giá trị văn hóa, mang phong tục rất riêng của người dân Việt Nam b3. Cách thưởng thức cốm. - Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” để thưởng thức vị ngon của cốm. - Cốm phải bộc trong lá sen mới cảm nhận hết cái hương vị của cốm. => Cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ngoài. Những kẻ giàu có mà vô học không biết thưởng thức và quý trọng bản sắc văn hóa dân tộc. GV: Nhà văn đã nhắc nhở như thế nào? - Học sinh thảo luận. GV: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? - Phương thức biểu đạt chính là miêu tả. GV: Qua đây em cảm nhận được gì qua đoạn văn này? GV: Nhà văn đã cho ta biết cách thưởng thức cốm như thế nào? GV: Qua đây em hiểu gì về cách thưởng thức cốm? GV: Trong bài viết này tác giả đã thành công ở những nghệ thuật nào?Qua đó thể hiện nội dung gì? Gv: Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Hoạt động 3 :5p Hướng dẫn tự học GV gợi ý: Tiếng trống thu không trên cái huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực lửa như cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hai đứa trẻ - Thạch Lam. - Lời văn trang trọng tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. - Chọc lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm. - Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng. b.Ý nghĩa văn bản: Bài văn thể hiện những thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội. III. Hướng dẫn tự học * Bài cũ : - Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn - Đọc tham khảo một số đoạn văn Thạch Lam viết về Hà Nội * Bài mới: « Ôn tập văn biểu cảm ».. E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ….. …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …...

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuần 15 Tiết 59. Ngày soạn: 4/12/2012 Ngày dạy: 6/12/2012. CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ chuẩn mực. - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kỹ năng: - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết được các từ sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. 3. Thái độ: - Biết vận dụng các chuẩn mực sử dụng từ vào nói và viết cho thích hợp. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm... D. TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC 1.Ổn định lớp: 1p 7a1 ………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ:5p Chơi chữ là gì ? Các lối chơi chữ mà em đã học ? Cho ví dụ ? 3.Bài mới: 4p Tiếng việt là ngôn ngữ trong sáng, đa nghĩa. Vì vậy các em cần sử dụng từ đúng chuẩn mực để đạt hiệu quả giao tiếp khi nói và viết, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1:20p I . Tìm hiểu chung: Tìm hiểu chung 1.Sử dụng đúng âm, đúng chính GV: treo bảng phụ ghi bài tập (sgk). tả. GV: Hãy chỉ ra các lỗi sai trong cách dùng từ ở mỗi câu a,b,c? a. Sử dụng từ đúng âm. Tập tẹ. * Ví dụ GV: Vì sao em lại cho là sai? - Tập tẹ -> bập bẹ. GV: Vậy em sửa lại như thế nào cho đúng? - Khoảng khắc-> Khoảnh khắc. GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sai như vậy? - Thăm quan -> Tham quan. HS: Do sự lẫn lộn giữa cách phát âm hai từ này gần giống nhau. Người viết nhầm lẫn. => Như vậy sử dụng từ phải đúng GV: Dùng sai như vậy có tác hại gì? âm. Nếu phát âm sai người nghe, HS: Làm cho câu văn thiếu trong sáng. người đọc khó hiểu và làm mất đi.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> GV: Hãy đọc lại câu b và nhận xét cách phát âm? GV: Theo em dùng như thế nào cho đúng? GV: Tương tự như vậy ở ví dụ c? GV: Qua đây em thấy phải dùng từ ngữ như thế nào cho đúng? Gv: Hiện nay việc sử dụng từ của các em trong khi nói và viết chưa chuẩn mắc lỗi chính tả còn khá phổ biến. Trong quá trình chấm bài kiểm tra của các em các em còn mắc một số lỗi sai. GV: Để viết được đúng chính tả phải lắng nghe mọi người nói để viết cho đúng. GV: Hãy sửa lại những nỗi sai trong các trường hợp sau? GV: Khi gặp từ khó em làm như thế nào? - Phải hỏi bạn bè để viết cho đúng. GV: Qua phân tích ví dụ em hãy rút ra kết luận sử dụng từ như thế nào cho đúng? Gv: Ngoài ra còn do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên nhiều khi người ta khó phân biệt được thanh hỏi với thanh ngã, ts – t, vì vậy khi nghê nói để viết các em phải đặc biệt chú ý đến chính tả. Vd: Người miền Nam thường lẫn lộn thanh không với thanh hỏi (~), - ảnh ấy – anh ấy; Cô ấy – cổ ấy ; Truy nã - truy nả. Gv: Sử dụng từ đúng nghĩa sẽ làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu. Vậy muốn sử đúng nghĩa ta phải làm như thế nào? GV: Trong các ví dụ các từ in đậm có nghĩa khác nhau như thế nào? Vì sao lại sai? GV: Vậy em sẽ sửa lại như thế nào? b ) Sai từ nào? ? Vì sao lại sai? Sai từ: cao cả. GV: Vậy em sửa lại như thế nào ? GV: Vì sao "biết" trong câu c dùng là sai? GV: Ý của câu nghĩa là như thế nào? - Con người phải có lòng lương thiện. GV: Như vậy thay từ biết bằng từ nào? GV: Qua đây em rút ra chú ý gì khi sử dụng từ . Treo bảng phụ cho hs quan sát và đọc ví dụ GV: Các từ hào quang, ăn mặc, thảm hại, khi đứng một mình chúng thuộc từ nào? GV: Trong các câu a, b, c, các từ dùng sai hay đúng? Vì sao? Gv: gợi ý. Muốn biết các từ đó dùng đúng hay sai chúng ta phải hiểu nội dung diễn đạt từng câu. - Đề cao giá trị của nước sơn làm tăng thêm vẻ đẹp hình thức bề ngoài của đồ vật- hào quang sai. - Ăn mặc là ĐT mà trong câu b làm CN là sai. - Thảm bại là TT không thể đứng sau lượng từ “nhiều” mà đứng sau lượng từ chỉ có thể là DT. GV: Vậy em sửa lại như thế nào? GV: Vậy muốn dùng từ đúng ngữ pháp ta phải làm gì?. sự trong sáng của tiếng Việt. * Phát âm chuẩn phân biệt từ gần âm. Phân biệt từ thuần Việt với từ Hán Việt. b. Sử dụng từ đúng chính tả Gập gềnh gập ghềnh. Nghành học ngành học. Trân thành chân thành. Khúc khỉu khúc khuỷu. *Phân biệt rõ âm l-n; q-c; ch- tr; d- gi. 2. Sử dụng từ đúng nghĩa. a, Sáng sủa: dùng sai - Sáng sủa là sự vật đẹp mắt được nhận biết bằng thị giác. Vd: Nhà cửa sáng sủa. Khuôn mặt sáng sủa. => Thay từ sáng sủa bằng từ tươi đẹp. - Cao cả :có nghĩa là lớn lao, đẹp đẽ. Chỉ một đức tính tốt được lưu truyền Vd: Lý tưởng cao cả. Việc làm cao cả. => Thay cao cả bằng sâu sắc. - "Biết" có nghĩa là nhận thức được, hiểu được vấn đề. Vd: biết chơi đàn ócgan. => Thay bằng từ Có => Nắm rõ nghĩa của từ. Phân biệt từ đồng nghĩa và từ gần nghĩa. 3. Sử dụng đúng tính chất ngữ pháp a, Hào quang – DT. b, Ăn mặc - ĐT. c, Thảm hại – TT. – Hào quang = hào nhoáng, bóng bẩy. - Đổi trật tự ngữ pháp trong câu ĐT xuống làm VN..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> GV: Em hiểu “lãnh đạo” là gì? - Là người đứng đầu một cơ quan tổ chức hợp pháp. GV: Gọi chú hổ thể hiện như thế nào? - Thể hiện tình cảm đáng yêu. GV: Vậy hai từ này sử dụng trong hai trường hợp này có được không? Vì sao? - Đối với kẻ thù thì ta không thể tôn trọng. - Đối với con vật đang tấn công mình thì cũng không thể có thái độ đáng yêu như vậy được. GV: Vậy em sửa lại như thế nào? Qua đấy chúng ta thấy khi sử dụng từ ta phải chú ý điều gì? GVCác em chú ý nghe cô giáo đọc các từ sau: GV: Em có nhận xét gì nội dung của câu nói vừa rồi? GV: Tại sao lại khó hiểu như vậy? Người nói đã sử dụng từ địa phương. GV: Vậy nói và viết để bài văn được trong sáng ta nên sử dụng từ ngữ như thế nào? Không được quá lạm dụng từ địa phương. Gv: Tuy nhiên trong văn thơ ta có thể sử dụng từ địa phương nhằm một số mục đích nghệ thuật. GV: Có hai ý kiến cho rằng (1) là người Việt Nam nên sử dụng tiếng mẹ đẻ tuyệt đối không sử dụng tiếng Hán Việt. (2) Nên kết hợp hài hòa giữa sử dụng tiếng Việt và Hán Việt. GV: Em chọn ý kiến nào? Ý hai. GV: Khi sử dụng từ địa phương chúng ta còn phải chú ý điều gì? -Dùng từ hợp văn cảnh Hoạt động 2:10p Luyện tập: Bài 1 Gv: cho Hs nêu lỗi, trao đổi để tìm ra cách sửa Bài 2: HSTL nhóm tìm lỗi phát âm, cách sửa. Hoạt động 3:5p. – Thay thảm hại bằng thảm kịch. - Giả tạo phồn vinh là sai trật tự từ tiếng Việt- phồn vinh giả tạo. * Phải nắm chắc chức vụ ngữ pháp của từ và khả năng kết hợp của từ với khác. 4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm. Lãnh đạo = Cầm đầu. Chú hổ = nó. => Lựa chọn từ ngữ phù hợp với thái độ người nói. 5. Không lạm dùng từ địa phương, từ Hán Việt Bạn đi răng rứa? -> Khó hiểu. => Dùng từ hợp văn cảnh. Tìm từ toàn dân ,từ đồng nghĩa hợp lí để thay thế * Ghi nhớ sgk/167. II. Luyện tập: Bài tập 1: Nêu các lỗi dùng từ mà em mắc phải trong các bài làm văn của mình. Nêu nguyên nhân? Bài tập 2: Nêu những cách phát âm sai ở địa phương em? Nêu cách sửa để phát âm cho đúng? Hướng dẫn tự học - Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì khi sử dụng III.Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Nắm chắc yêu cầu sử từ tiếng Việt ? Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng dụng từ Việt? - Đặt câu với mỗi từ sau: Cho, - Soạn bài “ Ôn tập Tiếng Việt”: Hệ thống lại các đơn vị kiến tặng, biếu thức Tiếng Việt đã học, thực hiện các yêu cầu trong sgk. - Tìm hiểu trước các câu hỏi hướng dẫn ôn tập văn biểu cảm sgk * Bài mới: “ Ôn tập Tiếng Việt” E. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> …………………………………………………………………………………………………………… ………........................................................................................................................................................... ... …………………………………………………………………………………………………………… … Tuần 15 Tiết 60. Ngày soạn: 4/12/2012 Ngày dạy: 6/12/2012. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hệ thống hóa kiến phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy). - Từ loại (đại từ, quan hệ từ). - Từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, thành ngữ - Từ Hán Việt. - Các phép tu từ : điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kỹ năng: - Giải thích một số yếu tố Hán Việt đã học. - Tìm thành ngữ theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Có thức rèn luyện, trau dồi ngôn ngữ một cách toàn diên. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, lấy ví dụ và bài tập, sơ đồ tư duy D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:1p 7a1 …………………………………………………………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ:5p Lồng trong bài dạy 3.Bài mới:4p GV nêu vai trò của tiết ôn tập và vào bài.. Hoạt động của Gv và Hs Hoạt động 1:20p Hệ thống kiến thức Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó) GV: Từ phức là gì? GV: Có mấy loại từ phức? Cho VD?. Nội dung bài dạy I. Hệ thống kiến thức: 1. Từ phức: * Khái niệm: Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau * Phân loại: Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy. VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô. - từ láy : Lao xao; đìu hiu. + Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen. GV: Từ ghép có mấy loại? Cho + Có 2 loại từ láy: VD? - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ. - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng. GV: Từ láy có mấy loại? Cho 2. Đại từ: VD? * Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, - GV: Trong từ phức các tiếng tính chất hoặc dùng để hỏi. có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là VD: Tôi, ấy, đâu, nào... từ ghép, có quan hệ lặp âm thì * Phân loại: Có hai loại đại từ là đại từ để trỏ, đại từ để hỏi. gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ + Đại từ để chỉ. láy thường có một số từ trung - Trỏ người, sự vật: Tôi, nó, tớ, … gian. - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu GV: Thế nào là đại từ? Cho - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc:Vậy, thế. VD? + Đại từ để hỏi. - Hỏi về người, sự vật: Ai, gì, nào, ... - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy? GV: Có mấy loại đại từ? Cho - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào. VD? + Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, … - VD: + Chúng tôi đi tham quan. CN + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan. ĐN Hoạt động 2 :10p + Dạo này nó vẫn thế. + Hoa khen nó không ngớt. Quan hệ từ VN BN 3. Quan hệ từ: * Khái niệm: - Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với GV: Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ? câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài). Ví dụ: và, với, cùng, như, do, … GV: Vai trò, tác dụng của quan - Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. hệ từ ? Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. - Cho học sinh so sánh quan hệ - Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ từ với danh từ, động từ, tính từ. hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp. (theo SGK-tr 201.) 4. Từ hán Việt: - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy. * Giải nghĩa: - Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm. (Các yếu tố nào có chứa vần Ví dụ: + thiên 1: trời (thiên nhiên). + thiên 2: lệch (thiên vị). của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt. + thiên 3: nghìn (thiên lý). + thiên 4: dời (thiên đô). Ngoại lệ: nguyền, chuyền, - Dựa vào cách dịch nghĩa: Ví dụ: Phụ tử: cha con. chuyện là thuần Việt. * Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt. - Tất cả các tiếng có kết hợp với 5. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm: vần "ết" đều là thuần Việt. * Khái niệm: (ngoại lệ: "kết"). * Tác dụng: - Tất cả các tiếng có kết hợp với 6. Thành ngữ: vần "ưng" đều là thuần Việt. - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".) GV: Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ? GV: Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ? GV: Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ?. chỉnh. Nghĩa có thể trực tiếp từ nghĩa đen hoặc thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh... - Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm. 7. Điệp ngữ: Cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. * Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) 8. Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. * Các lối chơi chữ: - Dùng từ ngữ đồng âm - Dùng lối nói trại âm - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. GV: Nêu tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ?Kể tên các loại điệp ngữ? Có những lối chơi chữ nào? cho VD GV: Chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong câu ca dao sau? Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông. -> Lối chơi chữ dùng từ đồng âm. Hoạt động 3 :5p II.Hướng dẫn tự học: ( Hướng dẫn kiểm tra Tiếng Việt) - Ôn tập hết kiến thức đã học về phần tiếng Việt Hướng dẫn tự học - Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: Gv hướng dẫn cấu trúc đề kiểm từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ. tra : Tự luận kết hợp trắc - Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, nghiệm theo tỉ lệ 3/7. Nắm vững từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể. lí thuyết, phát hiện, sử dụng và - Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái phân tích được tác dụng của nghĩa, điệp ngữ,… nghệ thuật điệp ngữ, chơi chữ, E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………………………………… ….

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×