Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Giao duc mam non moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.56 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề 4:. CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN. Thời gian thực hiện: Từ ngày 12/11/ 2012 đến 07/ 12/ 2012. I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: a. Phát triển vận động. - Biết thực hiện các vận động cơ bản một cách chủ động tự tin như: bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5 m, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, đập và bắt bóng bằng hai tay, bật tách, khép chân qua 7 ô. - Phát triển sự khéo léo của cơ bàn tay, cơ ngón tay khi sử dụng các đồ dùng đồ chơi để tạo các đồ dùng lao động, một số sản phẩm của ngành nghề: cắt quần áo, tranh ảnh hoạ sĩ... - Biết chơi một số trò chơi vận động:Người tài xế giỏi, bánh xe quay…. b. Giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ. - Bết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết quy trình chế biến của 1- 3 món ăn. (Như nấu cơm, nấu canh, kho thịt..) - Biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. 2. Phát triển nhận thức: - Biết tên gọi, công việc, đồ dùng, sản phẩm, cách sử dụng các dụng cụ, sản phẩm của các nghề. - Biết về nghề của người thân trong gia đình, - Biết phân biệt được một số nghề phổ biến trong xã hội và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. - Biết được mối quan hệ của các nghề trong xã hội. ích lợi của các nghề đối với đời sống con người. - Biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam và biết ý nghĩa của ngày đó. - Biết phân biệt khối cầu, khối trụ …Ôn tập các chữ số và số lợng từ 1 đến 7. - Biết đếm tách, gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7 (đồ dùng, dụng cụ, sản phảm theo nghề). - Biết cách sử dụng năng lượng như điện, nước, mặt trời, gió ... tiết kiệm hiệu quả. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết kỹ năng giao tiếp qua chủ đề qua các hoạt động: trò chuyện, thảo luận... - Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân như: Tại sao, Có gì giống nhau, khác nhau, do đâu mà có?...Có ý thức tập, luyện phát âm chuẩn l- n. - Biết mô tả kể chuyện sáng tạo về nghề, dụng cụ, sản phẩm của một số nghề. - Biết diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình về những điều trẻ quan sát được, biết nhận xét trao đổi, thảo luận với người lớn, các bạn. - Thích nghe đọc thơ, đọc sách, kể chuyện diễn cảm về ngành nghề. Hiểu nội dung và có thể kể được một số đoạn trong 1 -2 câu chuyện trong chủ đề. - Biết và phát âm chuẩn và rõ ràng, tô trùng khít chữ cái: u, ư, i, t, c.... Nhận biết các chữ cái đã học qua tìm hiểu các tranh ảnh về chủ đề, các văn bản. - Nhớ và thuộc 4 - 5 bài thơ , thuộc 2-3 bài đồng dao trong chủ đề. - Biết làm tranh sách, hoạ báo, tranh truyện về nghề nghiệp. Yêu thích sách, biết giữ gìn sách..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Phát triển thẩm mỹ: - Biết thể hiện các vận động: tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, phối hợp, múa kết hợp với 3 - 4 bài hát trong chủ đề. - Được nghe nhạc, nghe hát, chăm chú lắng nghe và nhận ra các giai điệu khác nhau của các bài hát , bản nhạc về nghề nghiệp. - Biết múa hát một số bài về nghề giáo viên. - Biết chơi một số trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng… - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc về chủ đề, hứng thú tham gia hoạt động cùng bạn. - Mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động tạo hình, âm nhạc, đóng kịch. - Biết tạo ra những sản phẩm phong phú về nghề nghiệp mà trẻ được quan sát qua vẽ nặn, cắt dán.... 5. Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội: - Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng. - Biết giữ gìn và bảo vệ những đồ dùng, dụng cụ của ngành nghề, trân trọng giữ gìn sản phẩm ngành nghề.. - Biết các kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi của các ngành nghề thông qua các trò chơi. - Biết chấp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cùng người khác một cách vui thích khi hoàn thành nhiệm vụ. - Biết tuân thủ một số chuẩn mực và qui định đơn giản của xã hội (Cách xưng hô của giáo viên - học sinh, cách ứng xử các tình huống của người bệnh khi đi khám bệnh...). - Biết thể hiện tình yêu, lòng biết ơn và kính trọng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. - Tôn trọng, yêu quí và thể hiện tình cảm đối với những người đã tạo ra sản phẩm . - Biết một số quy tắc trong giữ gìn môi trưuờng, bỏ rác vào thùng, khoá vòi nước khi rửa xong tay, tắt điện của các đồ dùng khi không sử dụng nữa. - Thể hiện những ước mơ của mình trong tương lai về nghề nghiệp. II. CHUẨN BỊ : - Tuyên truyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng sư tầm sáng tác các bài thơ vè câu đố, truyện về chủ đề bản thân, sư tập các nguyên phế liệu, báo cũ len vụn vỏ trứng, vỏ sò, hến và tạo sách tranh sáng tạo theo chủ đề ”bé tìm hiểu nghề nghiệp", rèn phát âm l, n cho trẻ. -Tranh ảnh về các ngành nghề - Hoạ báo có hình ảnh, đĩa ca nhạc - Tranh minh hoạ các câu truyện bài thơ theo chủ đề “bé tìm hiểu nghề nghiệp” - Đi dạo đi thăm: Thăm cửa hàng tạp hoá bà Liễn. Tuần 3. III. MẠNG NỘI DUNG - Một số công việc, nơi làm việc của giáo viên. - Đồ dùng dạy học của giáo viên. - Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11. - Tình cảm và việc làm để thể hiện tình cảm đối với các cô giáo.. - Công việc làm trên cánh đồng, chăn nuôi. - Sản xuất ra lương thực, rau quả, thực phẩm. - Đồ dùng để làm việc: cuốc, máy cày, liềm, máy gặt. - ích lợi của sản phẩm và ý nghĩa của nghề: nuôi sống con người, dùng để mua bán trao.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đổi. 2. Nghề nông nghiệp. 1.Nghề giáo viên. Các nghề phổ biến. 4. Một số nghề phổ biến trong xã hội.. 3. Nghề của người thân - Tên các nghề của người thân. - Trang phục, nơi làm việc, dụng cụ, sản phẩm. - Ý nghĩa và mối quan hệ của các nghề. - Ước mơ của trẻ về nghề mà trẻ thích.. - Tên gọi, đặc điểm, công việc, sản phẩm của một số nghề trong xã hội: Nghề thợ xây, bác sĩ, thợ mộc. - Cách sử dụng công cụ lao động, sản phẩm của các nghề. - Tình cảm của trẻ với người lao động trong nghề và công việc của họ, trân trọng giữ gìn sản phẩm. - Các nghề trong xã hội đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG a. Phát triển vận động - Thực hành luyện tập vận động: đập và bắt bóng bằng hai tay, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5 m, , bật tách, khép chân qua 7 ô. - Thực hiện các vận động khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động: cầm bút, cầm kéo, tô, dán tranh tạo ra sản phẩm các nghề. - Trò chơi vận động: Bánh xe quay, Người tài xế giỏi. b. Giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ - Trò chuyện về các chất dinh dưỡng trong sản phẩm của một số nghề. - Thực hành chế biến những món ăn từ những sản phẩm của nghề nông... - Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng nguy hiểm, những điều cần tránh. Phát trển thể chất. - Trải nghiệm sử dụng năng lựơng tiết kiệm, hiệu quả khi không sử dụng điện phải tắt đèn tắt quạt, rửa tay vặn vòi nước nhỏ … - Trò chuyện, tìm hiểu về nghề giáo viên, ngày 20/11, nghề phổ biến ở địa phương, một số nghề phổ biến trong xã hội...ước mơ cua trẻ. - Quan sát, đàm thoại, so sánh, nhận biết, phân loại sản phẩm ngành nghề và dụng cụ theo ngành nghề. - Nhận biết, phân biệt các hình khối theo đặc điểm của chúng. - Nhận biết, tách gộp, tạo nhóm đối tượng trong phạm vi 7, ôn các số từ 1 đến 7. - TC: tìm nhanh và đúng, thi xem ai nhanh, tạo dáng nghề, ước mơ của bé Phát triển nhận thức.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Các nghề phổ biến. Phát triển Ngôn ngữ. Phát triển thẩm mĩ. - Trò chuyện về công việc của giáo viên, nghề của các thành viên trong gia đình và xã hội. - Đọc thơ: Bó hoa tặng cô, Cái bát xinh xinh, hạt gạo làng ta,... - Truyện : Hai anh em, Sự tích quả dưa hấu... - Đồng dao, câu đố chủ đề nghề nghiệp( vuốt hạt nổ, bong bóng thì chìm gỗ lim thì nổi...). - Trò chơi: Thi nói nhanh, Nói tiếp câu đúng, Thi nói ngược, tạo dáng nghề… - Nhận biết và phát âm rõ ràng, tập tô: u, , i, t, c. Luyện phát âm chữ l, n. - Ôn tập những chữ cái đã học qua các hoạt động trò chơi: Xem ai nhanh, về đúng nơi sản xuất... - Làm sách về các ngành nghề.. + Sử dụng đa dạng các vật liệu để: - Vẽ, nặn, xé, dán tô màu tạo bộ sưu tập các sản phẩm ngành nghề, dụng cụ, làm từ hộp bìa cát tông... - Hát và vận động theo tiết tấu, nhịp, phách, múa minh họa: Cháu yêu cô chú công nhân, lớn lên cháu lái máy cày, Cô giáo miền xuôi, làm chú bộ đội … - Nghe hát: xe chỉ luồn kim, trống cơm, bụi phấn. - Trò chơi: Thử tài của bé, thỏ nghe hát nhảy vào chuồng… - Hát, múa, tạo hình về các ngành nghề từ các nguyên vật liêu trong góc nghệ thuật. .. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội - Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hàng ngày: khoá vòi nớc khi rửa tay xong, vút rác đúng nơi quy định. - Làm quà làm hoa tặng cô, múa hát mừng cô nhân ngày 20/ 11. - Thể hiện mơ ước về nghề nghiệp. - Đóng kịch: "hai anh em" - Trò chơi đóng vai: Biểu lộ cảm xúc qua vai chơi, thể hiện các kĩ năng hiểu biết về các nghề khi chơi. - Tuân thủ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phối hợp với bạn trong khi chơi - Tự tin mạnh dạn nêu ý tưởng và suy nghĩ của mình.. V: NGÀY HỘI NGÀY LỄ: - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11.. KẾ HOẠCH TUẦN I Chủ đề nhánh : Nghề giáo viên. Thời gian : Từ ngày 12 / 11 -> 16 / 11 / 2012.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức. - Biết một số công việc nơi làm việc của giáo viên, đồ dùng dạy học chính của giáo viên.Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Biết tập bài tập thể dục buổi sáng kết hợp lời bài hát: "Cháu yêu cô chú công nhân". - Biết tự và chơi ở các góc, chơi sáng tạo theo chủ đề "Nghề nghiệp". 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng nói đủ câu, phát triển ngôn ngữ. - Phát triển vận động các cơ lớn, chân, tay, bụng... - Luyện kĩ năng chơi, kĩ năng thể hiện vai chơi. 3. Thái độ. - Trẻ yêu quý kính trọng các cô giáo - Không nói chuyện, xô đẩy khi tập. - Chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi trong góc chơi. II. CHUẨN BỊ. - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.Tranh ảnh, Vi deo... để trò chuyện. - Sân tập sạch, rộng, thoáng. - Đồ dùng đồ chơi phù hợp trong các góc chơi theo chủ đề các nghề phổ biến. . Góc xây dựng: Bộ đồ chơi lắp ghép, gạch, cây xanh, các loại khối, hột hạt.... . Góc phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi Bác sĩ, bán hàng..... . Góc khám phá khoa học: Đường, muối, nước, mì chính, gạo ... . Góc nghệ thuật: Giấy màu, hồ dán, keo, đất nặn; các nguyên vật liệu khác; dụng vụ âm nhạc... . Góc thiên nhiên: đồ dùng chăm sóc cây, sỏi, cát.... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Th ứ 2. 3. 4. 5. 6. Hoạt động * Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ về những ngày ghi nhớ trong gia đình trẻ, đặc biệt là tình hình sức khoẻ của trẻ để theo dõi và phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị cúm. 1. Đón * Dự kiến nội dung trò chuyện: trẻ, trò . Một số công việc nơi làm việc của giáo viên. chuyện. . Đồ dùng dạy học chính của giáo viên. . Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 . Tình cảm và việc làm để thể hiện tình cảm đối với các cô giáo trong ngày 20/11. 2. TD a. Khởi động: Cho trẻ tu tu tu làm đoàn tàu đến thăm công viên, đi buổi sáng theo vòng tròn kết hợp các vận động đi nhanh, châm, đi bằng mũi chân, gót chân…rồi về đội hình 3 hàng ngang. b. Trọng động: Tập kết hợp lời ca “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - ĐT Thân: Hai tay đưa lên cao, cui xuốn đầu ngón tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng. - ĐT Chân: Hai tay ra ngang, ngồi khuỵu gối hai tay đưa về phía trước. - ĐT Bật: Bật tiến về phía trước. c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng vào lớp. TD: Trườn sấp LQVT: Nhận Thơ: "Bó KPXH: LQCV: kết hợp trèo qua viết khối cầu, hoa tặng Ngày nhà Tập tô 3. Hoạt ghế thể dục. khối trụ cô”. giáo Việt nhóm động học - T/C: Tạo dáng Nam. chữ u, nghề. ư.. 4. Hoạt động ngoài trời. - Quan sát thời tiết. - T/C: Trời nắng trời mưa.. - Làm bưu thiếp mừng cô. - T/C: Ai nhanh hơn.. - Thử làm nghệ sĩ. - T/C: Chạy tiếp sức.. - Nhặt cỏ vườn rau. - T/C: Mèo đuổi chuột.. - Chơi với sỏi . - T/C: Kéo co.. - Chơi tự chọn *. Trò chuyện, gây hứng thú. - Cho trẻ xem băng đĩa về một số trò chơi các góc liên quan đến chủ đề “Nghề nghiệp” - Hỏi tên trò chơi, đồ chơi, góc chơi vừa quan sát.? - Con sẽ chơi trò chơi gì theo chủ đề "Nghề nghiệp"? Trò chơi đó chơi ở góc chơi nào? Cách chơi như thế nào? - Khi chơi con có thái độ như thế nào với bạn cùng chơi và với đồ dùng, đồ chơi? - Chơi xong con sẽ làm gì? *. Trẻ nhận kí hiệu vào góc chơi: (Cho trẻ nhận kí hiệu, cô bao quát giúp đỡ trẻ động viên kịp thời, 5. Hoạt hướng trẻ chơi, giao lưu các nhóm thực hiện các trò chơi trong các động góc. góc.) + Góc phân vai: Chơi nấu ăn, Bác sĩ, Bán hàng... + Góc xây dựng: Xây nhà, xếp đường về nhà bé... + Góc nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ trong chủ đề. Vẽ, xé dán về gia đình mình và bạn + Góc khám phá khoa học: Khám phá các vị chua, ngọt, mặn chát; các mùi thơm, hắc; độ nóng lạnh của vật... Khám phá về sự kì diệu của các con số, các chữ cái, xem tranh. + Góc thiên nhiên: Quan sát sự phát triển của cây, chăm sóc cây. - Cô bao quát, quán xuyến trẻ, chú ý đến những trẻ kĩ năng chơi còn hạn chế. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng. 6. Hoạt a.T/C: a. Dung a.T/C: Lộn a. T/C: Kéo cưa a. T/C: Bỏ động Rồng rắn dăng dung cầu vồng. lừa sẻ. dẻ. chiều lên mây. dẻ. b. GDÂN : VĐ b. Xem b. Bé b. Đọc đồng b. T/C: theo TTC: "Cô tranh tiết hiểu gì về dao: Cày Đếm không giáo miền xuôi ". kiệm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thiết bị đồng đang cần nhìn. điện buổi ban trong lớp. trưa. c. Chơi tự chọn. d. Nêu gương cuối ngày e. Vệ sinh trả trẻ.. Nghe:Bụi phấn. T/C: Hát tiếp theo cô.. nước.. KẾ HOẠCH NGÀY. Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH. - Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. Phát triển sự định hướng, tính chính xác của trẻ. Luyện kĩ năng vận động khéo léo cho trẻ. - Trẻ được dạo chơi ở sân trường và biết nhận xét về thời thiết trong ngày, rèn kĩ năng quan sát, nhận xét cho trẻ. Biết giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, ăn mặc phù hợp với thời tiết. - Trẻ biết các thiết bị điện trong lớp, cách sử dụng các thiết bị đó. Rèn kỹ năng quan sát nhận xét cho trẻ. Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện. - Biết nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày. Biết nhận khuyết điểm và nhận xét các bạn trong lớp. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong ngày. II. CHUẨN BỊ: - Sân tập sạch thoáng, ghế thể dục… - Sân trường, địa điểm thoáng mát. - Một số đồ dùng sử dụng bằng điện.... - Bảng bé ngoan, cờ.... III. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Hoạt động học: Vận động Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. T/c: Tạo dáng nghề. a. Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ làm đoàn tàu đi thăm danh trại của các - Trẻ tập theo yêu cầu. chú bộ đội, kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, chạy các kiểu đi kiễng gót, mũi chân chạy nhanh chậm…rồi về đội hình ba hàng ngang. b. Hoạt động 2: Trọng động. *. Bài tập phát triển chung. - Tay: Hai tay ra ngang, gập khủy tay, bàn tay - Trẻ tập các động tác chạm vào vai.(tập 2 lần). theo nhịp đếm. - Bụng: hai tay đưa lên cao, cúi người hai đầu bàn tay chạm ngón chân. - Chân: Khuỵu gối tay đưa ra phía trước (Tập 2 lần). - Bật: Bật tách và khép chân. *. Vận động cơ bản: Trườn sấp kết hợp. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> trèo qua ghế thể dục. Có biết bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho dân tộc để có ngày hôm nay. Các con hãy rèn luyện sức khoẻ để bảo vệ, xây dựng những thành quả mà thế hệ cha ông để lại. Hãy tập làm những chú bội đội trườn trèo qua các chứng ngại vật để chiến đấu nhé. - Cô làm mẫu lần 1. - Phân tích: Trườn sấp người, chân nọ tay kia, đến bên ghế , đặt một tay lên ghế, sau đó đưa người và từng chân lên ghế, rồi trống tay xuống đất kéo người đưa từng chân xuống ghế. - Cô làm mẫu lần 2 . - Cho 1-2 trẻ tập, cô nhận xét. - Cho trẻ tập: Mỗi trẻ thi đua 2-3 lần, cô chú ý bao quát trẻ. - Hỏi trẻ tên bài tập. Cho 1 trẻ tập lại. *. Trò chơi: Tạo dáng nghề. - Cô giới thiệu với trẻ cách chơi. - Cho trẻ chơi thi đua 2 – 3 lần. c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân tập. 2. Hoạt động ngoài trời. *. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết. - Cô cùng trẻ hát và đi ra sân trường, trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày. - Con đang đứng ở đâu? - Con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay? ( Cô gợi ý cho trẻ nêu nhiệt độ, độ ẩm, sức gió, các hiện tượng như mây, mặt trời...) - Vậy thời tiết hôm nay có gì đặc biệt?. - Lắng nghe.. - Quan sát, nghe cô hướng dẫn.. - 2 trẻ tập. - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe cô. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ đi nhẹ nhàng. - Hát và trò chuyện cùng cô. - ở sân trường. - Nhiều trẻ nhận xét. - Lắng nghe.. - Trẻ nêu suy nghĩ của mình. - Dự đoán xem thời tiết từ giờ đến chiều như - Nêu dự đoán, suy thế nào? Dựa vào đâu con đoán như vậy? luận. - Ai có ý kiến khác? - Trẻ nêu ý kiến. - Con sẽ làm gì để phù hợp với thời tiết hôm - Trả lời. nay? => Giáo dục trẻ có hành động phù hợp với thời - Trẻ lắng nghe cô. tiết trong ngày, mặc áo ấm khi có gió lạnh.... *. Hoạt động 2:Trò chơi: Trời năng trời mưa - Hỏi trẻ cách chơi - Trẻ nêu cách chơi. - Cho trẻ chơi2-3 lần. - Trẻ chơi. *. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời và một số đồ chơi cô đã chuẩn bị. - Chơi theo ý thích. - Cô bao quát trẻ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Rồng rắn lên mây. - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi. b. Bé hiểu gì về các thiết bị trong lớp? - T/C: Ai đoán đúng - Trẻ đoán. . Cô đọc câu đố về các thiết bị điện cho trẻ trả lời - T/C: Ai giỏi hơn . Cô nêu ra các tình huống về cách sử dụng điện an toàn hiệu quả cho trẻ nêu cách xử lý. => Giáo dục trẻ tiết kiệm điện - Trẻ lắng nghe. c. Nêu gương cuối ngày. + Bình cờ cuối ngày: - Cho trẻ hát bài “ Sáng thứ hai” - Trẻ hát. - Cho trẻ nêu lại tiêu chuẩn bé ngoan trong - 1-2 trẻ nhắc lại. ngày. - Cho trẻ bình cờ theo từng tổ: - Trẻ nhận xét mình, . Bạn nào xứng đáng thì đứng lên. nhận xét bạn. . Hỏi những trẻ không đứng lên, lý do? . Cho trẻ nhận xét. . Cô nhận xét, phát cờ. => Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, biết - Lắng nghe. vâng lời cô giáo. + Liên hoan văn nghệ: Cho trẻ hát, đọc thơ - Múa hát đọc thơ một số bài theo chủ đề “Nghề nghiệp” trong chủ đề d. Vệ sinh trả trẻ. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Trẻ nhận biết, phân biệt được khối cầu, khối trụ. Luyện kĩ năng so sánh phân biệt. - Biết làm bưu thiếp thông qua hoạt động ngoài trời. Luyện kĩ năng giao tiếp phối hợp cùng bạn, sáng tạo trong hoạt động. Biết yêu quý kính trọng các cô giáo. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài đồng dao “Cày đồng đang buổi ban trưa”. Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Biết quý trọng sản phẩm của nghề nông. - Trẻ chú ý hứng thú học bài. II. CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ một khối vuông, khối chữ nhật. Các đồ dùng gia đình có dạng khối cầu, khối trụ quanh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Giấy màu, giấy trắng, keo... - Bài đồng dao “Cày đồng đang buổi ban trưa” III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Hoạt động học: LQVT: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ. *. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát đi quan lớp quan sát phát hiện - Quan sát nhặt khối. cái mới khác hôm qua trong lớp. - Cho trẻ nhặt mỗi trẻ một khối cầu một khối trụ về chỗ. *. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ. + Cho trẻ tìm hiểu khối cầu, khối trụ. - Tìm, giơ và đọc tên, trải nghiệm. - Cho trẻ chọn khối trụ giơ lên, gọi tên, nêu - Khối cầu. đặc điểm, lăn thử và nêu kết quả. - Còn khối gì cũng lăn được ? - Thực hiện. - Cho trẻ lăn khối cầu, gọi tên khối nêu đặc điểm. - Cho trẻ chơi chọn khối theo hiệu lệnh của - Trẻ gọi tên, giơ khối. cô . Nêu cấu tạo của khối - Trẻ nêu đặc điểm giơ . Cô nói tên khối. + Trò chơi: Tạo nhóm - Các con trong nhóm hãy thử đặt chồng hai khối cầu lên nhau, đặt chồng hai khối trụ lên nhau xem điều gì xảy ra. - Vì sao hai khối trụ đặt chồng lên nhau được còn hai khối cầu lại không đặt được lên nhau? Cô nhấn mạnh: Vì khối trụ có mặt phẳng lên đặt chồng được lên nhau còn khối cầu không có chỗ nào phẳng, đều cong nên dễ lăn, không đặt chồng được lên nhau. - Cho trẻ đặt hai khối ra sau lưng và chọn khối theo yêu cầu của cô (cầm bằng tay phải, tay tái, chọn khối theo đặc đểm…). *. Hoạt động 3: Luyện tập. +. Cho trẻ thi đua theo nhóm tìm đồ dùng gia đình có dạng khối cầu, khối trụ. - Giới thiệu về đồ dùng trẻ tìm được.. - Trẻ thao tác trải nghiệm. - Khối trụ có 2 mặt phẳng nê đứng được, khối cầu thì tròn. - Lắng nghe.. - Trẻ chơi.. - Lắng nghe. - Trẻ tìm, nêu tên gọi và dạng khối của đồ dùng đó. +. Cho trẻ thi đua nặn khối bằng đất nặn. - Thực hiện. Yêu cầu mỗi trẻ nặn được một khối cầu,. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> một khối trụ. 2. Hoạt động ngoài trời: *. Hoạt động 1: Trò chơi: " Ai nhanh hơn" . - Cô nói cách chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. *. Hoạt động 2: Làm bưu thiếp mừng cô - Cho trẻ hát bài “ Bông hồng tặng cô” . Bài hát nói về gì? . Các co cho cô biết tháng này có ngày gì đặc biệt? => Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô . bằng cử chỉ, lời nói, hành động, những tấm thiệp hay món quà nho nhỏ...) - Ai có nhận xét gì về đồ dùng cô chuẩn bị cho con chơi? - Con sẽ sử dụng những đồ dùng này để làm gì? - Cho trẻ làm bưu thiếp tặng cô và người thân. - Cô đi từng nhóm giúp trẻ thực hiện ý tưởng. * Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô bao quát trẻ chơi. 3. Hoạt động chiều. a. T/ C: dung dăng dung dẻ - Cho trẻ chơi b.Đọc đồng dao: Cày đồng đang buổi ban trưa - Cho trẻ đọc tổ nhóm cá nhân dưới hình thức hội thi. => Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm lao động. c.Chơi tự do.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ hát. - cô giáo. - Ngày nhà giáo việt nam 20/11. - Lắng nghe.. - Nhiều trẻ nêu nhận xét - Nhiều trẻ nêu ý tưởng - Trẻ hoạt động theo nhóm - Trẻ chơi tự chọn. - Trẻ chơi. - Trẻ đọc dưới nhiều hình thức. - Trẻ lắng nghe.. - Chơi theo ý thích. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH . - Trẻ hiểu nội dụng bài thơ, thuộc và đọc diễn cảm bài thơ “Bó hoa tặng cô.” Luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ định. Qua bài thơ trẻ biết thể hiện tình cảm với cô giáo như tặng hoa, bưu thiếp, nói chúc nừng cô nhân ngày lẽ hội 8/3; 20/11....

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trẻ nhận ra cảm xúc của người khác thông qua nét mặt, biết cách thể hiện xúc cảm vui, buồn, giận giữ, đau ốm...trên nét mặt. Luyện kĩ năng nhận xét, thể hiện cảm xúc qua nét mặt. - Biết đếm, thêm bớt số lượng trong phạm vi 6 mà không cần nhìn. Luyện tập cho trẻ tạo số từ hai nhóm nhỏ. - Hứng thú tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ : Bó hoa tặng cô. - Địa điểm hoạt động. Hình ảnh các nét mặt vui buồn, giận giữ... - Túi nhỏ, hột hạt... III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: Thơ: “Bó hoa tặng cô.” * Hoạt động 1: gây hứng thú - Trò truyện cùng trẻ về ngày hội ngày lễ của cô qua một số Slide. + Cho trẻ chơi trò chơi “ thi xem đội nào nhanh”. - Cho trẻ ghép những hình ảnh vào bức tranh. - Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bầy. - Mời trẻ nêu nhận xét về nội dung những bức tranh đó. - Cô nhận xét chung và hỏi trẻ nội dung các bức tranh giống với nội dung bài thơ nào mà con biết? * Hoạt động 2:Truyền thụ kiến thức. + Cô đọc mẫu: - Cô đọc cho trẻ nghe1 lần (kết hợp tranh). + Đàm thoại: dưới hình thức rung chuông vàng. - Cô vừa đọc bài thơ gì? Của nhà thơ nào?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. -Trẻ trò chuyện cùng cô - 3 tổ thi đua.. - 1 trẻ nhận xét. - Lắng nghe trả lời.. - Lắng nghe cô đọc.. - Bó hoa tặng cô của Ngô Quân Miện. - Bài thơ nói đến ngày mùng 8 / 3 là ngàygì? - Trẻ trả lời cô. - Trong ngày đó các bạn đã làm gì?. - Hái hoa tặng cô giáo. - Bó hoa của các bạn tặng cô được miêu tả - Nhiều loại hoa, nhiều như thế nào? mầu sắc, màu vàng hoa cúc, hồng hoa cối say, đỏ dong riềng.... - Thể hiện ở câu thơ nào? - Vàng tươi...bìm bìm. - Tâm trạng của các bạn khi tặng hoa cô như - Hồi hộp. thế nào? - Tâm trạng đó được thể hiện ở câu thơ nào? - Sao em … câu nào. - Tình cảm của cô giáo giành cho các bạn ra - Thân thương trìu mến... sao? - Tình cảm đó được miêu tả ở câu thơ nào?. - Lời cô..... dịu quá. - Qua bài thơ con có cảm nhận gì? - Trẻ nêu cảm nhận.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Vậy yêu cô giáo các con đã làm gì? => Giáo dục trẻ biết vâng lời cô chăm ngoan học giỏi…… + Cho trẻ đọc. - Cô mời các con cùng đứng lên thể hiện tình cảm của mình với các cô giáo nào.(Cho trẻ đọc cả lớp 2 lần) - Đọc theo tổ, đọc nâng cao. - Nhóm cá nhân dưới hình thức hội thi “ tiếng thơ”. *. Hoạt động 3: kết thúc. - Cô ngâm thơ cho trẻ nghe 2. Hoạt động ngoài trời: *. Hoạt động 1: Trò chơi " Chạy tiếp cờ" . - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi. *. Hoạt động 2: Thử làm nghệ sĩ. + Cho trẻ hát và đi ra sân. - Cho trẻ quan sát một số tranh khuôn mặt vui, buồn, cáu giận... và nêu nhận xét. - Con hãy quan sát các bạn trong lớp và cho biết tâm trạng của bạn thể hiện như thế nào? - Cho trẻ thể hiện ra khuôn mặt một số trạng thái cảm xúc : Vui buồn, cáu giận, đau ốm.. => Giáo dục trẻ biết quan sát phán đoán tâm trạng của người khác thông qua nét mặt, biết thông cảm, chia sẻ cảm xúc với mọi người.. - Ai muốn hỏi cô hỏi bạn điều gì? *. Hoạt động 3: Chơi tự do. ( Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.) 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: " Lộn cầu vồng" - Cho trẻ chơi. b. Hoạt động đếm không cần nhìn. - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn cô thả vào tay trẻ số hột hạt. Trẻ không nhìn đếm, nêu kết quả và cùng nhau kiểm tra. - Cho trẻ ngồi thành nhóm chia mỗi nhóm một túi đồ dùng. Yêu cầu trẻ đem số đồ dùng trong túi nêu kết quả. Sau đó cho trẻ mở túi kiểm tra. - Cho 2 , 3 trẻ gộp số hạt lại và nêu kết quả. * Cô nhận xét trẻ chơi. c. Chơi tự do. - Trẻ trả lời cô. - Lắng nghe. - Cả lớp đọc 2 -3 lần. - Trẻ đọc theo yêu cầu. - Đọc theo nhóm cá nhân. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi -Trẻ chơi - Hát và đi cùng cô. - Nhiều trẻ nhận xét theo gợi ý. - Trẻ quan sát nêunhận xét. - Trẻ thể hiện . - Lắng nghe. - Trẻ hỏi cô hỏi bạn - Trẻ chơi theo ý thích.. - Trẻ chơi - Trẻ đếm không nhìn nêu kết quả. - Hoạt động theo nhóm chuyền tay nhau thực hiện. - Trẻ thêm đếm nêu kết quả. - Chơi theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> d. Vệ sinh, trả trẻ. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH. - Trẻ biết được ngày 20/ 11 là ngày nhà giáo việt nam. Biết ý nghĩa ngày 20/11. Tham gia các hoạt động chào mừng: hát múa, là quà tặng cô... nhân ngày 20/ 11. - Biết một số cây rau và tham gia nhặt cỏ chăm sóc vườn rau. Rèn kĩ năng lao động tích cực. - Thuộc lời biết kết hợp với vận động múa bài hát “ Cô giáo miền xuôi”. Cảm nhận được gia điệu bài hát : Bụi phấn, biết chơi trò chơi ân nhạc. - Luyện kĩ năng vận động nhịp nhàng theo lời theo gia điẹu bài hát. Luyện kĩ năng ghi nhớ, nhận xét, hợp tác với bạn trong khi chơi. - Yêu quý biết ơn, nghe lời cô giáo. - Biết yêu lao động, trân trọng người trồng rau. - Giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ. - power point về các hoạt động của cô của bé trong ngỳa 20/11. Trang phục thiết kế thời trang, bút màu giấy kéo, keo, hoa giấy, bính hoa ... - Địa điểm vườn rau. - Đàn oóc gan. III. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ.. 1. Hoạt động học: KPXH: Ngày nhà giáo Việt Nam *.Hoạt động1: Gây hứng thú qua chương trình biểu diễn thời trang. + Cho một trẻ loa loa. - 1 trẻ loa. Loa loa loa loa Loa loa loa loa Lớp 5 TA Mời bạn tham gia Chương trinh biểu diễn Thiết kế thời trang Sắc màu nhà giáo. Loa loa loa loa Loa loa loa loa - Cô gọi trẻ lại quanh cô nói: - Lắng nghe cô. Tiếng loa vang vọng. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Mời gọi chúng ta. Hưởng ứng tham gia Chương trình biểu diễn. + Cô giới thiệu trẻ biểu diễn thiết kế thời trang “ Sắc màu nhà giáo” trên nền nhạc: - Tiến vào sân khấu là hai người mẫu với bộ trang phục “sách bút diệu kì” rất độc đáo và bắt mắt. - Cặp đôi tiếp theo mang trang phục “chuông gió phấn, màu” những viên phấn, màu đã tạo nên một trang phục đầy ấn tượng. - Ra mắt quý vị với là bộ thiết kế “cặp sách thân thương” - một hành trang kiến thức. - Những chiếc thước kẻ ngộ nghĩnh đã tạo nên phong cách khoẻ khoắn cho trang phục “ Thước đo tình cảm”. - Trang phục “ áo lưới mạng” với những chiếc máy tính phương tiện hữu hiệu cho giáo viên trong thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin. - Xin một tràng vỗ tay cho trang phục mang ý tưởng độc đó nhất đó là trang phục “ Ngày đặc biệt của cô” Với chất liệu độc dáo từ thiên nhên. Trên đây là bộ sưu tập thời trang “Sắc màu nhà giáo” Do cô giáo: Nguyễn Thị Thu Hà thiết kế, dàn dựng. Xin quý vị một tràng vỗ tay cho các người mẫu thời trang xinh đẹp, đáng yêu này. *. Hoạt động 2: Tìm hiểu khám phá ngày 20/11. - Bộ sưu tập do các người mẫu trình diễn mang tên gì? - Gồm những trang phục gì? Là đồ dùng của nghề nào? - Bộ độc đáo nhất là trang phục nào? ( Hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu khám phá về ngày 20/11.) - Cho trẻ quan sát lại bộ trang phục “ Ngày đặc biệt của cô” . Tại sao bộ trang phục lại có tên như vậy? . Ngày 20/11 được gọi là ngày gì?. - Lớp lắng nghe quan sát trẻ biểu diễn. - Mặc trang phục sách, bút. - Trang phục làm từ sáp màu, phấn. - Trang phục là chiếc cặp. - Trang phục thước các.. - Trang phục áo lưới máy tính, - Trang phục làm bằng lá có ngày 20/11. - Lắng nghe hưởng ứng.. - Sắc màu nhà giáo. - Trẻ kể, trả lời. - Ngày đặc biệt của cô. - Quan sát. - Vì trên đó là tờ lịch của là ngày 20/11. - Ngày nhà giáo Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ( Cho trẻ biết năm 1982 nhà nước đã lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Viết Nam). - Đoán xem vì sao lại có ngày dành riêng cho các thầy cô giáo? ( Vì ghề giáo viên là một nghề cao quý bậc thầy của các nghề, làm nhiệm vụ chăm sóc giáo dục bồi dưỡng đào tạo con người cho xã hộị... nên có ngày 20/ 11 nhằm để tôn vinh các thầy cô giáo trong các trường mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông, ... đại học..., để thể hiện lòng biết ơn kính trọng của học sinh và mọi người với các thầy cô.) - Ai có người thân bố mẹ làm nghề giáo viên? Dạy ở trường nào? - Chào mừng ngày 20/11 thường có các hoạt động gì của cô, trò ở các trường? - Cho trẻ quan sát slide, nhận xét về các hoạt động của cô của trẻ trong ngày 20/11. - Thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, với người thân làm nghề giáo viên con sẽ làm gì? Nói như thế nào? => Giáo dục trẻ cách nói năng ứng xử thể hiện sự tôn trong với cô: Con cảm ơn cô, chúc cô 20/11 vui vẻ... - Ai cón muốn hỏi co hỏi bạn về ngày 20/11? *. Hoạt động 3: Cho trẻ trải nghiệm. + Trò chơi 1: Ba ô số. - Cách chơi: Ba đội đứng vòng tròn hướng nên màn hình chọn 1 trong 3 ô số bất kì. Bên trong mở ra hình ảnh nào đội đó sẽ phải thể hiện một bài hát hoặc múa hay đọc diễn cảm bài thơ về hình ảnh đó. - Cho trẻ chơi. + Trò chơi 2: Thể hện tài năng. - Cách chơi: Ba đội tạo ba vòng tròn làm những món quà tặng cô nhân ngày 20/11. - Cho trẻ trải nghiệm định hướng cho trẻ thực hiện ý tưởng của trẻ.. - Lắng nghe. - 2- 3 trẻ đoán. - Lắng nghe.. - Chia sẻ cùng cô và bạn. - Trẻ nêu. - Trẻ quan sát nhận xét. - Tặng hoa. Quà, nói cảm ơn... - Lắng nghe. - Trẻ hỏi cô hỏi bạn.. - Lắng nghe.. - Trẻ hát, múa, đọc thơ... - Lắng nghe.. - Ba đội làm bưu thiếp, báo tường, cắm hoa... tặng các cô. => Giáo dục trẻ giữa vệ sinh bảo vệ môi - Lắng nghe. trường, khi hoạt động xong thu gọn rác vào thùng... - Cho trẻ trưng bày ở góc, tặng các cô - Trưng bày, tặng cô... giáo..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Nhận xét cho trẻ hát ra ngoài. 2. Hoạt động ngoài trời *. Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Trẻ nhắc lại cách chơi, - Cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi. luật chơi. - Trẻ chơi - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. *. Hoạt động 2: Nhặt cỏ ở vườn rau. - Hát và đi cùng cô. + Cho trẻ hát và đi theo cô đến vườn rau. - Nhiều trẻ nhận xét. - Ai có nhận xét gì về vườn rau - Trong vườn có những loại rau gì? - Trả lời cô. - Trồng rau để làm gì? - Lắng nghe cô. =>Giáo dục trẻ ăn rau tốt cho sức khoẻ, nên ăn nhiều rau. - Trẻ nêu ý kiến của - Muốn vườn rau luôn xanh tốt phải làm mình. gì? - Tham gia nhặt cỏ. + Cho trẻ nhặt cỏ cho rau. - Cô quan sát, động viên và gợi ý cho trẻ nhặt cỏ thật sạch, không dẵm lên rau. - Rửa tay. - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ. *. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Trẻ chơi tự chọn. (Cô bao quát trẻ hoạt động với đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ.) 3. Hoạt động chiều : a. Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ. - Trẻ chơi - Cho trẻ chơi. b. GDÂN: Cô giáo miền xuôi. Nghe: Bụi phấn. T/C: Hát tiếp theo cô. *. Hoạt động 1:Gây hứng thú, ôn hát. - Trẻ trò chuyện cùng cô. -+ Trò truyện cùng trẻ về những ngày lễ của cô giáo. - Lắng nghe. + Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát.qua đàn oóc gan. - Trẻ trả lời. - Hỏi trẻ tên bài, tên tác giả? - Trẻ hát. - Cho trẻ đứng lên thể hiện bài hát 2-3 lần. . Lần 2 cho trẻ hát về chỗ. *. Hoạt động 2: Dạy vận động - Trẻ nêu suy nghĩ. + Hỏi trẻ bài hát phù hợp với những vận động nào? + Cô giới thiệu vận động múa minh hoạ: - Quan sát. - Cô vận động lần 1. - Lắng nghe quan sát.. - Phân tích: . Cô mẫu giáo ... nhiều mùm cây => Đi xúng xính . Cô dạy ... chiều về với mẹ cha. => Múa.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> hái đào hai tay .Xa cô ... gặp cô => hai tay nhẹ nhàng úp ngực . Từ sáng sớm ... bên cô => Đi xúng xính - Giấc ngủ ... tình thương => hai tay chụm kề má . Cô dạy hát ... là vui => Vỗ tay hai bên trái phải nghiêng đầu. . Yêu cô ... càng ngoan => Hai tay úp ngược, vẫy vẫy. . Vận động lần 2. - Lớp múa 2- 3 lần, 3 tổ, + Cho trẻ vận động. 4-5 nhóm, 2-3 cá nhân ( Cô bao quát sử sai cho trẻ.) múa. *. Hoạt động 2 : Trò chơi : Hát tiếp theo cô. - Lắng nghe. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi. - Cho trẻ chơi. *. Hoạt động 3 : Nghe hát. - Lắng nghe - Giới thiệu tên bài hát “ Bụi phấn”, hát cho trẻ nghe lần 1. - Trẻ trả lời . Hỏi tên bài tên bài, giai điệu bài hát. - Hưởng ứng cùng cô. - Lần 2 cô minh hoạ. c. Chơi tự do. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Thứ Sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012 I. MỤC ĐÍCH: - Nhận biết phát âm và tô viết chữ u, ư. Luyện một số vẽ, tô chữ, tô màu, cầm bút ngồi ngay ngắn. - Chơi với sỏi, xếp được hình một số hình trẻ thích từ sỏi. Phát triển khả năng tư dauy sáng tạo ở trẻ. - Trẻ biết một số việc sử dụng nước, biết lợi ích của nước với con người, và sử dụng nước tiết kiệm. Rèn kỹ năng quan sát nhận xét. Biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước -Trẻ biết nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. Biết nhận khuyết điểm. Tập trung, chú ý trong hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Vở "Bé tập tạo hình", bút chì, sáp màu cho trẻ.… - Địa điểm ngoài trời thoáng mát, không gian rộng, sỏi... - Tranh ảnh về hành động sử dụng nước..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Bảng bé ngoan, cờ, phiếu bé ngoan, dụng cụ âm nhạc. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: Tập tô chữ u, ư * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát "Cháu yêu cô chú công nhân" và trò chuyện về nghề nhiệp qua các Slide. - T/C1: Tìm chữ trong tranh. Cô cho trẻ xem từng tranh và tìm chữ u, ư trong từ dưới tranh. Đọc chữ . - T/C2: Dán hoa tặng cô. . Cách chơi: cho trẻ tìm hoa có chứa chữ u, ư xung quanh lớp. Sau đó về đứng thành 2 đội. Cô có 2 ngôi nhà của cô giáo, đường đến nhà cô có rất nhiều đường mà đường lại rất ngoằn nghèo các con cầm hoa có chữ nào thì phải về đúng nhà mà cô yêu cầu. ai đi sai sẽ không tặng được cô hoa. - Các con vừa dán hoa theo gì đây? Vậy các con có biết đó là ngày gì không? - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng cô. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô * Tập tô chữ u. + "Trời tối "Cô treo tranh - "Trời sáng" cô có gì đây? - Ai có nhận xét gì về tranh vẽ?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Hát, trò chuyện cùng cô. - Tìm và đọc chữ.. - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nhắm mắt. - Trẻ "ò ó o" - Trẻ nhận xét tranh vẽ chú thợ nề. - Đang xây - chú thợ nề đang làm gì? - Nghề thợ xây - Chú đó làm nghề gì? - Dưới tranh vẽ tàu hoả có từ "Chú thợ nề". - Cả lớp đọc. Cô mời cả lớp đọc! - Cô giới thiệu với các con đây là chữ U in hoa, - Quan sát, lắng nghe cô. đây là chữ u in thường, đây là chữ u viết thường. + Cô tô mẫu và nêu cách tô chữ u: - Đây là những chữ u chấm mờ. - Bạn nào biết cách tô chữ u? - Cô tô chữ đầu tiên của dòng thứ nhất. Cô tô - Quan sát, lắng nghe. theo chiều mũi tên, một nét xiên từ phía dưới lên, sau đó cô tô nét móc thứ nhất, cô tô tiếp nét móc thứ hai từ trên xuống, tô chồng khít nên các nét chấm mờ. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên rồi xuống dòng dưới. Các con tô xong thì các con sẽ dùng bút tô màu bức tranh. - Cho trẻ tô.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> . Hỏi trẻ cách cầm bút, tô chữ. . Cho trẻ tô màu cho tranh. * Tập tô chữ ư. + Cô đọc câu đố: về bác đưa thư Đố biết đó là ai? - Cô treo tranh cho trẻ quan sát, nhận xét. - Bác đưa thư làm những công việc gì? - Dưới tranh có từ "Bác đưa thư". Cô mời cả lớp đọc. - Cô giới thiệu các con đây là chữ Ư in hoa, đây là chữ ư in thường, đây là chữ ư viết thường. + Cô tô mẫu và nêu cách tô chữ ư. - Đây là chữ ư chấm mờ. - Ai biết cách tô chữ ư ? Bắt đầu tô chữ đầu tiên ở bên trái của dòng thứ nhất. Cô tô theo chiều mũi tên một nét xiên từ phía dưới lên, sau đó cô tô nét móc thứ nhất, cô tô tiếp nét móc thứ hai từ trên xuống tô chồng khít nên các nét chấm mờ, cuối cùng cô tô râu ở phía trên. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên mới xuống dòng dưới. - Cho trẻ tô. . Chú ý sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. - Cho trẻ tô chữ và tô màu cho tranh. - Nhắc trẻ chưa làm xong giờ hoạt động góc hoàn thiện bài. * Hoạt động 3: Nhận xét, kết thúc. - Cô nhận xét một số bài đẹp, chưa đẹp. Nhắc trẻ chưa xong giờ hoạt động góc hoàn thành. - Cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài " Nào mình cùng vận động ". 2. Hoạt động ngoài trời: a. Hoạt động 1: T/C " Kéo co" - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. b. Hoạt động 2: Chơi với sỏi. - Cho trẻ ra sân nhận xét về những viên sỏi cô chuẩn bị (Hình dạng, kích thước, độ nặng...). - Với đặc điểm của sỏi như vậy khi chơi cần chú ý điều gì? => Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ an toàn khi chơi với sỏi. - Có thể làm gì với những viên sỏi này?. - 1-2 trẻ nêu cách tô. - Thực hiện. - Lắng nghe - Bác đưa thư. - Cả lớp đọc - Trẻ lắng nghe. - 1-2 trẻ nêu cách tô - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và vận động. -Trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi -Trẻ chơi - Trẻ nêu nhận xét. - Chơi đoàn kết, an toàn.... - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Cho trẻ đi nhặt những viên sỏi trong vườn trường về các nhóm chơi, xếp hình trẻ thích. ( Cô đi các nhóm động viên khích lệ giúp đỡ trẻ chơi.) - Cho trẻ đi rửa tay. c. Hoạt động 3 : Chơi tự do - Cho trẻ chơi đồ chơi tự chọn ngoài trời 3. Hoạt động chiều a.Trò chơi: Bỏ dẻ. - Trẻ chơi b. Xem tranh tiết kiệm nước. - T/C: “Rung chuông vàng” xem các slide nêu nên vai trò của nước với cuộc sống. Cô đọc các câu hỏi . Cho trẻ hát bài “ Vui đến trường” . Bài hát nói về hoạt động gì? . Rửa mặt đánh răng cần có gì? . Nước có cần thiết như thế nào đối với cuộc sống. . Thiếu nước con người sẽ ra sao? . Làm gì để tiết kiệm nước? => Cô giáo dục trẻ dùng nước tiết kiệm. - T/C: Thảo luận nhóm . Yêu cầu tạo 3 nhóm.Thảo luân cùng gạch đi những hành động sai, không đúng khi dùng nước. c. Nêu gương cuối tuần. *. Hoạt động 1: Liên hoan văn nghệ. - Cho trẻ múa, hát, đọc thơ một số bài theo chủ đề "nghề nghiệp". *. Hoạt động 2: Bình bé ngoan - Bình cờ ( theo cách soạn ở kế hoạch tuần) - Bình bé ngoan + Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. +Cho trẻ bình bé ngoan theo từng tổ . Ai xứng đáng nhận bé ngoan thì đứng lên. . Hỏi trẻ không đứng lên lý do . Cho trẻ nhận xét về bạn. . Cô nhận xét chung, phát bé ngoan cho trẻ. + Cho trẻ kể những việc tốt đã làm trong tuần. => Giáo dục trẻ chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. d. Vệ sinh, trả trẻ.. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ thực hiện. - Rửa tay. - Chơi tự chọn. - Trẻ chơi. -Trẻ hát - Đánh răng, rửa mặt - Cần nước. - Trẻ nêu hiểu biết. - Trả lời - Lắng nghe. - Tạo 3 nhóm thảo luận nói được việc làm, kết quả trên tranh - Trẻ hát múa -Trẻ thực hiện - 2-3 trẻ nhắc lại - Trẻ tự nhận - Trẻ nêu lý do - Trẻ nhận xét bạn - Lắng nghe - Trẻ kể - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Trẻ chơi tự chọn ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. KẾ HOẠCH TUẦN II Chủ đề nhánh: Nghề nông nghiệp Thời gian : Từ ngày19/ 11 -> 23 / 11 / 2012. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Trẻ biết tên gọi, đặc điẻm, sản phẩm của một số nghề truyền thống của địa phương - Tập đều, đẹp bài tập thể dục buổi sáng kết hợp lời bài hát: "Cháu yêu cô chú công nhân". - Biết chơi ở các góc, chơi sáng tạo theo chủ đề "Nghề nghiệp". 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng nói đủ câu, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, quan sát nhận xét... - Phát triển vận động các cơ lớn, chân, tay, bụng... - Luyện kĩ năng chơi, kĩ năng thể hiện vai chơi. 3. Thái độ. - Biết yêu quý giữ gìn đồ dùng, sản phẩm các nghề. - Không nói chuyện, xô đẩy khi tập. - Chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi trong góc chơi. II. CHUẨN BỊ. - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. - Sân tập sạch, rộng, thoáng. - Tranh ảnh, Vi deo... để trò chuyện. - Đồ dùng đồ chơi phù hợp trong các góc chơi theo chủ đề các nghề phổ biến. . Góc xây dựng: Bộ đồ chơi lắp ghép, gạch, cây xanh, các loại khối, hột hạt.... . Góc phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi Bác sĩ, bán hàng..... . Góc khám phá khoa học: Đường, muối, nước, mì chính, gạo ... . Góc nghệ thuật: Giấy màu, hồ dán, keo, đất nặn; các nguyên vật liệu khác; dụng vụ âm nhạc... . Góc thiên nhiên: đồ dùng chăm sóc cây, sỏi, cát.... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Thứ 2. 3. 4. 5. 6. Hoạt động * Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ về những ngày ghi nhớ trong gia đình trẻ, đặc biệt là tình hình sức khoẻ của trẻ để theo dõi và phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị cúm. 1. Đón trẻ, * Dự kiến nội dung trò chuyện: trò - Tên gọi, đặc điểm một số nghề truyền thống của địa phương: Trồng chuyện. lúa, làm mộc... - Sản phẩm của nghề truyền thống. - ý nghĩa và niềm tự hào với sản phẩm truyền thống. a. Khởi động: Cho trẻ tu tu tu làm đoàn tàu đến thăm công viên, đi theo vòng tròn kết hợp các vận động đi nhanh, châm, đi bằng mũi chân, gót chân…rồi về đội hình 3 hàng ngang. b. Trọng động: Tập kết hợp lời ca “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao. 2. TD buổi - ĐT Thân: Hai tay đưa lên cao, cui xuốn đầu ngón tay chạm ngón sáng chân, đầu gối thẳng. - ĐT Chân: Hai tay ra ngang, ngồi khuỵu gối hai tay đưa về phía trước. - ĐT Bật: Bật tiến về phía trước. c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng vào lớp..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 3. Hoạt động học. 4. Hoạt động ngoài trời. TD: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m. TC: Rồng rắn lên mây. -. Chơi với đất cát - T/C: Bánh xe quay. LQVT: Nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 7. - Chơi trong vườn cổ tích. - T/C: Kéo co. Truyện: GDÂN: Vận động “Hai anh theo TTPH: Cháu yêu em”. cô chú công nhân. Nghe: màu áo chú bộ đội. T/C: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. - Chơi - Lao động vườn cổ với lá tích. cây. - T/C: Tạo dáng. - T/C: Gieo hạt. LQCV: Ôn nhóm chữ u, ư.. - Quan sát vườn cây ăn quả. - T/C: Bác tài xế giỏi.. - Chơi tự chọn *. Trò chuyện, gây hứng thú. - Cho trẻ xem băng đĩa về một số trò chơi các góc liên quan đến chủ đề “Nghề nghiệp. - Hỏi tên trò chơi, đồ chơi, góc chơi vừa quan sát.? - Con sẽ chơi trò chơi gì theo chủ đề "Nghề nghiệp"? Trò chơi đó chơi ở góc chơi nào? Cách chơi như thế nào? - Khi chơi con có thái độ như thế nào với bạn cùng chơi và với đồ dùng, đồ chơi? - Chơi xong con sẽ làm gì? *. Trẻ nhận kí hiệu vào góc chơi: (Cho trẻ nhận kí hiệu, cô bao quát giúp đỡ trẻ động viên kịp thời, 5. Hoạt hướng trẻ chơi, giao lưu các nhóm thực hiện các trò chơi trong các động góc. góc.) + Góc phân vai: Chơi nấu ăn, Bác sĩ, Bán hàng... + Góc xây dựng: Xây nhà, xếp đường về nhà bé... + Góc nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ trong chủ đề. Vẽ, xé dán về gia đình mình và bạn + Góc khám phá khoa học: Khám phá các vị chua, ngọt, mặn chát; các mùi thơm, hắc; độ nóng lạnh của vật... Khám phá về sự kì diệu của các con số, các chữ cái, xem tranh. + Góc thiên nhiên: Quan sát sự phát triển của cây, chăm sóc cây. - Cô bao quát, quán xuyến trẻ, chú ý đến những trẻ kĩ năng chơi còn hạn chế. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng. 6. Hoạt a. T/C: Lộn a.T/C:Rồn a. Ké cưa a.T/C: Dệt a.T/C: Bỏ dẻ. động chiều cầu vồng. g rắn lên lừa sẻ. vải mây. b. Hoạt b.Tạo b. Thực b. Tập làm b. Hát vận động động phòng hình: hành pha thợ may. theo nhịp bài ” nhạc Vẽ cánh nước cam. Múa đàn.”.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> đồng lúa đang gặt c. Chơi tự chọn. d. Nêu gương cuối ngày e. Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH NGÀY. Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 I MỤC ĐÍCH - Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân. Có kĩ năng phối hợp khéo léo chân tay khi vận động. Hứng thú học bài, không nô nghịch trong khi hoạt động. - Biết chơi với đất, cát trò chuyện với bạn khám phá thuộc tính của đất, cát. Có kĩ năng phối hợp với bạn cùng chơi, khả năng tư duy, suy nghĩ. Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đoàn kết phối hợp với khi chơi. - Biết các quy trình pha nước chanh, biết được một số dụng cụ gia đình dùng để pha nước đựng nước. Có kĩ năng nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị... Phát triển sự khéo léo của đôi tay. - Biết nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày. Biết nhận khuyết điểm và nhận xét các bạn trong lớp. Trật tự, nghiêm túc, hứng thú trong giờ học II. CHUẨN BỊ - Sân tập, túi cát, - Đất, cát trong sân trường. - Tranh 10 quả, đường, nước, cố, thìa, dao. - Cờ, bảng bé ngoan III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1 HOẠT ĐỘNG HỌC : TD: Bò bằng bàn tay bàn chân T/C: Rồng rắn lên mây. * Hoạt động 1: Khởi động. - Hỏi trẻ về mơ ước của trẻ trong tương lai - Hôm nay lớp mình sẽ tập làm chú bộ đội chiến đấu trường thao trường. - Các chú bộ đội lên tàu nào.Tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi kiễng gót, nhanh chậm ... rồi ra 3 hàng ngang. * Hoạt động 2:Trọng tâm + Bài tập phát triển chung - Tay: Tay đưa trước vòng ra sau làm động tác chèo thuyền ( tập 3 lần) - Bụng: Cuối gập người - Chân: Nhún khuỵu gối ( tập 3 lần) - Bật: Bật tại chỗ + Vận động cơ bản - Cụ làm mẫu lần 1. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. -Trẻ nói mơ ứơc -Lắng nghe -Trẻ khởi động. -Trẻ tập cùng cô mỗi động tác 2 - 3 lần. -Quan sát. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Phân tích: Các chú bộ đội bò bằng bàn tay bàn chân, bò thẳng không lệch hàng. Khi bò kết hợp chân nọ tay kia, đầu gối thẳng. - Làm mẫu lần 2 - Cho 2 trẻ thực hiện: Lần một từng trẻ thực hiện. Lần 2 thi đua các tổ. - Cụ quan sát động viên sửa sai cho trẻ. + Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi. - Nhận xét trong khi chơi. *Hoạt động 3 : Hồi tĩnh. - Cho trẻ làm đàn chim bay quanh sân tập 2. Hoạt động ngoài trời. * Hoạt động 1 Chơi với đất, cát - Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” đi ra sân - Bài hát nói về gì? - Cho trẻ kể nguyên liệu làm lên ngôi nhà - Cho trẻ trải nghiệm chơi với đất cát có trong sân trường . Con đang chơi với gì? . Cảm nhận của con khi tiếp xúc với đất, cát . Nghề nào gắn liền và cần đất, cát nhất?. -Lắng nghe. - 2 trẻ thực hiện - Trẻ thi đua tập bò - Lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng - Trẻ hát - Ngôi nhà - Trẻ kể - Trẻ hoạt động. - Trả lời - Nêu cảm nhận - Nghề nông, nghề xây dựng... => Giáo dục trẻ tránh làm bắn, bôi đát cát - Lắng nghe trên mặt, mắt quần áo ... - Cho trẻ rửa tay chân. * Hoạt động 2: Trò chơi - Bánh xe quay - Cô nói cách chơi, luật chơi - Lắng nghe - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi tự chọn. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi tự chọn 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Lộng cầu vồng. - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi. b. Thực hành pha nước chanh ( Cam) + Cho trẻ nghe nhạc hát bài “ Đố quả”. - Trẻ hát. - Cho trẻ ngửi đoán tên quả. - Quả chanh ( Cam). + Hỏi trẻ ai biết cách pha nước chanh? (Cam) 1- 2 trẻ nêu. - Để pha nước chanh cần những đồ dùng gì? - Cho trẻ xem cách chế biến nước chanh của - Cốc thìa, dao... chương trinh “ Đầu bếp Việt” - Trẻ quan sát. - Hỏi trẻ cách chế biến. - 1-2 Trẻ nêu. + Cô thực hành cho trẻ xem. - Quan sát cô chế biến + Cho trẻ thực hành ( Sử dụng chanh đã bổ - Trẻ thực hành. đôi).

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Cô bao quát các nhóm giúp đỡ trẻ kịp thời. => Giáo dục trẻ vệ sinh rửa sạch tay , quả trước khi chế bến, Vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng nước đường gọn gàng khi chế biến. Cất đồ dùng sau khi sử dụng... + Cho trẻ uống nước chanh và đọc bài thơ “Pha nước chanh”. c. Nêu gương cuối ngày. + Bình cờ cuối ngày: - Cho trẻ hát bài “ Sáng thứ hai” - Cho trẻ nêu lại tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày. - Cho trẻ bình cờ theo từng tổ: . Bạn nào xứng đáng thì đứng lên. . Hỏi những trẻ không đứng lên, lý do? . Cho trẻ nhận xét. . Cô nhận xét, phát cờ. => Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời cô giáo. + Liên hoan văn nghệ: Cho trẻ hát, đọc thơ một số bài theo chủ đề “Nghề nghiệp” d. Vệ sinh trả trẻ. - Trẻ thưởng thức món nước chanh( Cam) và đọc thơ. - Trẻ hát. - 1-2 trẻ nhắc lại. - Trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn.. - Lắng nghe. - Múa hát đọc thơ trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012 Nghỉ ngày lễ Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH - Trẻ hiểu nội dung truyện “ Hai anh em”. Biết tính cách các nhân vật trong truyện. Thuộc và kể được một số đoạn trong truyện - Trẻ chơi với lá cây biết so sánh các loại lá tìm ra điểm giống khác nhau về màu sắc, hình dạng cơ bản và biết so sánh số lượng lá giữa 2 bạn - Yêu quý trân trọng người lao động, chăm chỉ làm việc, biết vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm trong sinh hoạt,... - Thuộc lời, nâng cao kĩ năng vận động theo nhạc bài hát “ Cô giáo, cô giáo miền xuôi...”. kính trọng nghe lời yêu quý cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> II. CHUẨN BỊ - Tranh nội dung truyện, quần áo cho trẻ... -Sân trường có nhiều loại lá cây. - Phối hợp với giáo viên phòng III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1 Hoạt động học: Truyện “ Hai anh em” ( đa số trẻ đã biết) * Hoạt động 1:T/C “Chuyển thóc” - Cô nói cách chơi, luật chơi: Trẻ giúp các bác nông dân vác túi thóc trên vai đi trong đường hẹp. - Cho trẻ chơi Giúp đỡ người khác là việc làm tốt luôn được trả công xứng đáng. Có người đã không nhận ra điều đó không chịu giúp đỡ người khác và suýt chết đói nếu như người anh không đi tìm và cho uóng nước. Đó là ai? Trong truyện nào? * Hoạt động 2 : Truyền thụ kiến thức. - Cô kể lần 1 ( Sử dụng tranh) - Đàm thoại: Tổ chức thành các tổ chơi T/C: Rung chuông vàng . Trong truyện có những ai . Một hôm anh đã gọi em lại nói những gì?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Lắng nghe - Trẻ chơi - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời. - Nếu không chụi khó làm ăn... hai anh em phải đi kiếm việc làm. . Trên đường đi kiếm việc làm anh đã giúp đỡ - Đã giúp các bác nông mọi người những gì? dân hái bông, gặt lúa và ông cụ chăm sóc ruộng bí. . Người anh là người như thế nào? - Chăm chỉ làm việc giúp đỡ mọi người... . Anh đã được thưởng gì? - Quả bí ngô toàn vàng. . Em là người như thế nào? - Lười biếng . Vì sao con biết em lười biếng? - Không giúp đỡ ai . Hậu quả khi em lười biếng? - Suýt chết đói. . Con học tập ai? Vì sao? - Người anh. Vì người anh chăm chỉ được mọi người yêu mến... => Giáo dục trẻ yêu quý lao động, chăm chỉ - Lắng nghe. làm việc, tuổi nhỏ thì làm những việc vừa sức và biết giúp đỡ mọi người xung quanh. - Cô kể lần 2 dưới hình thức đàm thoại . - Trẻ trả lời kể nối tiếp * Hoạt động 3: Đóng kịch - Cô dẫn truyện trẻ đóng kịch. - Trẻ đóng kịch, lớp chú. GHI CHÍ.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ý. 2. Hoạt động ngoài trời: *Hoạt động 1: T/C “ Gieo hạt” - Cho trẻ thực hiện các động tác hít vào thở ra - Trẻ thực hiện - Muốn không khí luôn luôn trong lành thì - Trồng cây. phải làm gì? - Cho trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi. *Hoạt động 2: Nhặt lá. - Đọc cho trẻ nghe bài thơ: Nhặt lá rụng của - Lắng nghe. tác giả Nghiêm Thị Quý. - Cho trẻ nhặt lá mang về tổ. - Trẻ nhặt lá - Cho trẻ nêu nhận xét về các loại lá của mình - Trẻ nêu nhận xét. của bạn ( Tên gọi, màu sắc, hình dạng... ) - Cho trẻ so sánh số lượng lá của mình của - Trẻ so sánh. bạn. - Đàm thoại thảo luận chơi với lá. . Chơi xong con sẽ xử lí lá như thế nào? - Bỏ vào thùng rác. . Vứt rác đúng nơi quy định có tác dụng gì? - Bảo về môi trường ( Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, chống tránh bệnh truyền nhiễm. ruồi muỗi lây bệnh: không hái lá bẻ cành, - Lắng nghe. nhặt lá rụng, rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định ...) *Hoạt động 3: Chơi tự do - Bao quát trẻ chơi -Trẻ chơi tự chọn. 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. - Cô cho trẻ chơi - Trẻ chơi. b. Hoạt động phòng nhạc: - Phối hợp với giáo viên phòng nhạc cho trẻ - Trẻ hoạt động. luyện năng cao kĩ năng vận động theo nhạc. c. Chơi tự do. - Chơi theo ý thích ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012 I MỤC ĐÍCH - Thuộc lời, vận động vỗ tay khớp nhạc theo tiết tấu phối hợp bài hỏt “Chỏu yờu cụ chỳ cụng nhõn”. Biết tên và giai điệu bài hát “Trống cơm”, biết chơi trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. Có kĩ năng vận động theo nhạc..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> -Biết các hoạt động lao động vườn cõy (Nhặt lỏ, cỏ, quột dọn vườn trường...).Có kĩ năng lao động, phối hợp bạn cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Trẻ cắt được những chiếc váy hoàn chỉnh, qua đó luyện kĩ năng khéo léo của các ngón tay khi sử dụng kéo. - Trẻ yêu quý lao động, người lao động trân trọng sản phẩm lao động. - Hứng thỳ trong mọi hoạt động II. CHUẨN BỊ - Đỏ, sỏi,que, đàn - Một số dụng cụ lao động: chổi, thùng rác, gơ hót rác... - Giấy màu, kéo... III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: GDÂN Trọng tâm: VĐ theo tiết tấu kết hợp bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” Kết hợp: - Nghe “Màu áo chú bộ đội” - T/C: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. *Hoạt động 1: Gây hứng thú - Ôn hát -Cho trẻ chơi “ô cửa bí mật” . Cách chơi: Có 2 ô cửa mỗi ô chứa 1 tranh.Yêu cầu trẻ chọn và đóan xem bên trong là gì.Sau khi trẻ đoán ô cửa sẽ được mở trẻ phải nêu nhận xét về điều bí mật đó . Cho trẻ chơi . Những đồ chơi đó do ai làm ra? . Nhìn những đồ này con liên tưởng tới bài hát nào? - Cho trẻ nghe đàn 1 lần hỏi tên bài tên tác giả? - Cho trẻ hát 2 lần *Hoạt động 2: Dạy vận động theo tiết tấu phối hợp. - Cô giới thiệu vận động, vận động mẫu. - Phân tích: Vận động phối hợp là sự kết hợp của nhịp và tiết tấu chậm, gồm 1 nhịp rời và 3 nhịp liền nhau. - Cho trẻ vận động . Lớp 2 - 3 lần . Tổ vận đụng ( Mỗi tổ 1 kết hợp một loại nhạc cụ. ) . Nhúm, cá nhân - Con vừa hát bài gì? Kết hợp vận động nào? => Giáo dục trẻ yêu quý người lao động, trân trọng sản phẩm lao động, giữ gìn sử dụng đúng cách các loại sản phẩm đó.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. .Lắng nghe .Trẻ chơi . Cô chú công nhân . Trả lời - Trẻ hát - Cháu yêu cô chú công nhân của Hoàng văn Yến - Lớp hát 2 lần - Quan sát. . Lớp vận động 2-3 lần . 3 tổ vận động . 3 nhúm, 3 cá nhân - Trả lời. - Lắng nghe. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> *Hoạt động 2: Nghe hát - Cụ hỏt cho trẻ nghe bài “Màu áo chú bộ đội” Giới thiệu tên bài tên nhạc sĩ - Hát lần 2 + Minh hoạ * Hoạt động 3: T/C: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. - Cô nêu cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi. 2 Hoạt động ngoài trời: *Hoạt động 1 : Lao động vườn cổ tích - Cho trẻ đọc bài thơ: Bé quét nhà do cô sáng tác hỏi: . Bài hát nói về việc gì? . Con biết những hoạt động lao động nào? - Muốn khu vườn cổ tích luôn xanh - sạch đẹp phải làm gì? - Lớp mình đã chuẩn bị được những dụng cụ nào? Để làm gì? - Cho trẻ thực hiện một số lao động vườn trường ( Nhặt lỏ, nhặt cỏ,...) - Cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện - Cho trẻ vệ sinh chân tay. *Hoạt động 2: Trò chơi “ Tạo dáng” - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi. *Hoạt động 3: Chơi tự chọn. -Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời 3 Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Dệt vải. - Cho trẻ chơi b. Tập làm thợ may. + Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - Cho trẻ kể sản phẩm của cô thợ may. - Cô hướng dẫn trẻ thao tác cắt may chiếc váy. => Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm nguyên liệu giấy, keo..., bảo vệ môi trường vứt rác vào thùng không bôi keo ra bàn, ra đất ... - Cho các nhóm thi đua cùng làm thợ may thiết kế váy. => Giáo dục trẻ yêu quý người lao động, trân trọng sản phẩm lao động, giữ gìn sản phẩm. b. Chơi tự do.. - Lắng nghe cô hát. - Hát múa cùng cô - Lắng nghe - Trẻ chơi 2 lần. -Trẻ đọc thơ .Quét nhà - Vệ sinh, lao động... - Trẻ kể - Trẻ thực hiện. - Lắng nghe - Trẻ chơi. - Chơi tự chọn - Trẻ chơi. - Trẻ hát. - 3-4 Trẻ kể. - Quan sát - Lắng nghe. - Trẻ cắt váy. - Lắng nghe. - Chơi theo ý thích. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ Sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Nhận biết, phát âm đúng chữ u, ư. Tô viết được chữ u, ư. - Trẻ biết tên các cây ăn quả trong vườn, biết nhận xét những gì thấy khi quan sát. - Luyện một số kĩ năng cầm bút, tô chữ, tô màu, kĩ năng quan sát, nhận xét… - Thuộc lời và biết phối hợp vận động theo nhịp bài hát “ Múa đàn”. Có kĩ năng vận động khớp nhạc. - Hứng thú tham gia các hoạt động. - Biết yêu quý, chăm sóc cây cối, bảo về môi trường. II. CHUẨN BỊ. - Thẻ chữ u, ư cho cô và trẻ. Vở "Bé làm quen chữ cái", bút chì, sáp màu cho trẻ. - Ba cây quả có chữ u, ư a, ă, â. Vòng thể dục. - Vườn cây ăn quả. - Đàn oorgan. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: LQCC: Ôn tập chữ u, ư a. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ đọc hát bài "Bác đưa thư vui tính". - Trò chuyện với trẻ về nghề đưa thư và các nghề khác trong xã hội b. Hoạt động 2: Ôn tập chữ u, ư. *. Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh. - Cô nêu cách chơi: tìm quanh lớp những chữ u, ư có trong tranh vẽ về ngành nghề, gọi tên chữ tìm được. - Cho trẻ chơi. *. Trò chơi 2: Thi xem tổ nào nhanh. - Cách chơi: Ba tổ thi đua làm bác nông dân bật qua vòng lên hái những quả táo có chữa chữ u, ư. Tổ nào hái được nhiều hơn là thắng. - Cho trẻ chơi trò chơi. c. Hoạt động 3: Cho trẻ sử dụng vở " Làm quen chữ cái" . - Cô gợi ý cho trẻ cách thực hiện. - Cho trẻ thực hiện. *Kết thúc: Cho trẻ hát, vận động bài "Xoay xoay xoay".. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Cả lớp hát. - Trò chuyện cùng cô.. - Lắng nghe. - Trẻ chơi. - Lắng nghe cô. - Thi đua chơi trò chơi. - Trẻ thực hiện. - Hát, vận động.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2. Hoạt động ngoài trời: a. Hoạt động 1: T/C " Bác tài xế giỏi" . - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. b. Hoạt động 2: Quan sát vườn cây ăn quả. + Cho trẻ hát và đi ra vườn cây ăn quả. - Ai có nhận xét gì về vườn cây? - Những cây này trồng để làm gì? - Muốn cây lớn nhanh cho nhiều quả ngon con sẽ làm gì? (Nhắc trẻ không được bẻ cành, hái lá, biết chăm sóc cây...). - Ăn các loại quả sẽ giúp gì cho cơ thể? (Giáo dục trẻ ăn nhiều loại quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể...) + Cho trẻ hỏi nhau về vườn cây. c. Hoạt động 3: Chơi tự chọn. - Cô bao quát trẻ chơi tự chọn. 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Bỏ giẻ. b. Hát " Múa đàn" . - Cho trẻ kể tên các dụng cụ âm nhạc trẻ biết. - Cho trẻ hát cùng cô dưới nhiều hình thức. . Tổ, nhóm, cá nhân . Thi đua các nhóm, cá nhân. ( Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi...) b. Chơi tự do. c. Nêu gương cuối tuần. *. Hoạt động 1: Liên hoan văn nghệ. - Cho trẻ múa, hát, đọc thơ một số bài theo chủ đề "nghề nghiệp". *. Hoạt động 2: Bình bé ngoan - Cho trẻ bình cờ. - Bình bé ngoan + Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. + Cho trẻ bình bé ngoan theo từng tổ . Ai xứng đáng nhận bé ngoan thì đứng lên. . Hỏi trẻ không đứng lên lý do . Cho trẻ nhận xét về bạn. . Cô nhận xét chung, phát bé ngoan cho trẻ. + Cho trẻ kể những việc tốt đã làm trong tuần. ( Giáo dục trẻ chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.) e. Vệ sinh, trả trẻ.. - Trẻ nhắc lại. - Chơi trò chơi. - Hát và đi cùng cô. - Nhiều trẻ nhận xét.. - Trả lời cô. - Trẻ hỏi cô, hỏi bạn. - Chơi theo ý thích.. - Trẻ kể. - Trẻ hát múa - Lắng nghe.. - Trẻ hát , múa - Trẻ thực hiện. - 2-3 trẻ nhắc lại - Trẻ tự nhận - Trẻ nêu lý do - Trẻ nhận xét bạn - Trẻ kể - Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. KẾ HOẠCH TUẦN III Chủ đề nhánh : Nghề của người thân. Thời gian : Từ ngày 26 / 11 -> 30 / 11 / 2012 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức. - Trẻ biết tên các nghề của người thân, trang phục, nơi làm việc, dụng cụ, sản phẩm. Biết ý nghĩa và mối quan hệ của các nghềcó ước mơ của trẻ về nghề mà trẻ thích. - Biết tập bài tập thể dục buổi sáng kết hợp lời bài hát: "Cháu yêu cô chú công nhân". - Biết tự và chơi ở các góc, chơi sáng tạo theo chủ đề "Nghề nghiệp". 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng nói đủ câu, phát triển ngôn ngữ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Phát triển vận động các cơ lớn, chân, tay, bụng... - Luyện kĩ năng chơi, kĩ năng thể hiện vai chơi. 3. Thái độ. - Trẻ yêu quý kính trọng mọi người trong gia đình. - Không nói chuyện, xô đẩy khi tập. - Chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi trong góc chơi. II. CHUẨN BỊ. - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.Tranh ảnh, Vi deo... để trò chuyện. - Sân tập sạch, rộng, thoáng. - Đồ dùng đồ chơi phù hợp trong các góc chơi theo chủ đề các nghề phổ biến. . Góc xây dựng: Bộ đồ chơi lắp ghép, gạch, cây xanh, các loại khối, hột hạt.... . Góc phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi Bác sĩ, bán hàng..... . Góc học tập: tranh ảnh về các nghề, chữ cái, sách ... . Góc nghệ thuật: Giấy màu, hồ dán, keo, đất nặn; các nguyên vật liệu khác; dụng vụ âm nhạc... . Góc thiên nhiên: đồ dùng chăm sóc cây, sỏi, cát.... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Thứ Hoạt động. 2. 3. 4. 5. 6. * Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ về những ngày ghi nhớ trong gia đình trẻ, đặc biệt là tình hình sức khoẻ của trẻ để theo dõi và phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị viêm đường hô hấp. 1. Đón * Dự kiến nội dung trò chuyện: trẻ, trò . Tên các nghề của người thân. chuyện. . Trang phục, nơi làm việc, dụng cụ, sản phẩm. . Ý nghĩa và mối quan hệ của các nghề. . Ước mơ của trẻ về nghề mà trẻ thích. a. Khởi động: Cho trẻ tu tu tu làm đoàn tàu đến thăm công viên, đi theo vòng tròn kết hợp các vận động đi nhanh, châm, đi bằng mũi chân, gót chân…rồi về đội hình 3 hàng ngang. b. Trọng động: Tập kết hợp lời ca “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao. 2. TD - ĐT Thân: Hai tay đưa lên cao, cui xuốn đầu ngón tay chạm ngón buổi sáng chân, đầu gối thẳng. - ĐT Chân: Hai tay ra ngang, ngồi khuỵu gối hai tay đưa về phía trước. - ĐT Bật: Bật tiến về phía trước. c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng vào lớp..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> TD: Đập và bắt bóng bằng 3. Hoạt hai tay. động học - T/C: Bánh xe quay. LQVT: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.. Thơ: KPXH: "Cái bát Bác sĩ nhí. xinh xinh”.. LQCV: Làm quen nhóm chữ i, t, c.. - Quan sát thời tiết. - T/C: Người tài xế giỏi.. - Làm bưu thiếp mừng cô. - T/C: Ai nhanh hơn.. - Bé làm họa sĩ. - T/C: Thi xem ai nhanh.. - Chơi với lá. T/C: Mèo đuổi chuột.. 4. Hoạt động ngoài trời. - Bác thợ vườn nhặt cỏ. - T/C: Tạo dáng nghề nghiệp. - Chơi tự chọn *. Trò chuyện, gây hứng thú. - Chúng mình đang học ở chủ đề gì? Ở chủ đề này các con sẽ chơi gì? Cô gợi mở cho trẻ hướng vào chủ đề chơi Chơi xong các con sẽ làm gì? *. Trẻ nhận kí hiệu vào góc chơi: 5. Hoạt + Góc phân vai: Chơi nấu ăn, Bác sĩ, Bán hàng... động góc. + Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê... + Góc nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ trong chủ đề. Vẽ, xé dán, nặn các dụng cụ đồ dùng,sản phẩm của các nghề. + Góc thiên nhiên: Quan sát sự phát triển của cây, chăm sóc cây. * Trẻ chơi cô bao quát, quán xuyến trẻ, chú ý đến những trẻ kĩ năng chơi còn hạn chế. Nhắc nhở trẻ chơi nhẹ nhàng và biết giữ gìn đồ chơi. a.T/C: a. Bịt mắt a.T/C: a. T/C: Lộn a. T/C: Rồng Chồng nụ bắt dê. Kéo cưa cầu vồng. rắn lên mây. chồng hoa. b. Vận lừa xẻ. b. Tạo hình : b. Xem tranh b. Đồng dao: động bài b. Làm Nặn sản phẩm sử dụng hát ”Cháu công cụ đồ gốm sứ. nước. 6. Hoạt Cày đồng đang buổi ban yêu cô của các động trưa. chú công nghề. chiều nhân” c. Chơi tự chọn. d. Nêu gương cuối ngày e. Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH NGÀY.. Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012. I MỤC ĐÍCH - Trẻ biết đập và bắt bóng bóng bằng hai tay, biết chơi trò chơi bánh xe quay. Có kĩ năng phối hợp khéo léo tay với mắt khi vận động. Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. - Trẻ biết được đặc điểm thời tiết trong ngày. Có kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích phán đoán. Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài đồng dao ”cày đồng đang buổi ban trưa”. Rèn cho trẻ có kỹ năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ. - Biết nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày. Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ ngoan ngoãn trong giờ học. Giáo dục trẻ chăm ngoan. II. CHUẨN BỊ: - Sân tập rộng, thoáng mát. Bóng nẩy, rổ , sản phẩm nghề nông. - Vườn trường, địa điểm quan sát,. - Bài đồng dao “cày đồng đang buổi ban trưa” - Bảng bé ngoan, cờ,.... III. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: TD: Đập và bắt bóng bằng hai tay. T/C: Bánh xe quay a. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi làm đoàn tàu kết hợp với các kiểu đi: đi nhanh, chậm, đi bằng mũi chân, gót chân sau đó về 3 hàng ngang. b. Hoạt động 2 : Trọng động. * Bài tập phát triển chung: - ĐT Tay : Chân trái bước ngang, hai tay đưa ra trước, lên cao.(tập 3 lần) - ĐT Bụng : Cúi gập bụng, mũi bàn tay chạm mũi chân. - ĐT Chân: Tập làm chú bộ đội đi đều. - ĐT Bật : Bật tại chỗ. (tập 3 lần) * Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng bằng hai tay. - Cô tập mẫu lần 1.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ đi theo yêu cầu.. - Trẻ tập các động tác theo nhịp đếm từ 1-> 8.. - Trẻ chú ý xem cô tập mẫu. - Phân tích: Đứng ở vạch xuất phát đập và bắt - Lắng nghe. bóng bằng hai tay mỗi lần bắt được bóng phải đọc to một chữ cái ở quả bóng. - Cô tập mẫu lần 2 - Quan sát. - Cho 2 trẻ lên tập. - 2 trẻ lên tập. - Tổ chức hội thi “ Mắt tinh tay khéo”. . Cho trẻ thi đua tập 2 - 3 lần . - Trẻ thực hiện. . Cô bao quát sửa sai cho trẻ. - Hỏi trẻ tên bài tập - 1-2 trả lời - Cho 1-2 trẻ tập chuẩn củng cố lại bài tập. - 1-2 trẻ tập. * Trò chơi: Bánh xe quay - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Trẻ lắng nghe. - Cô cho trẻ chơi. - Trẻ chơi c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nẹ nhàng quanh sân tập. - Đi đi vòng quanh sân 2. Hoạt động ngoài trời: *. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Cho trẻ hát và ra vườn trường cùng cô. - Con đang đứng ở đâu? - Trong vườn trường có gì? - Con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay (nắng, râm, mưa....) - Những biểu hiện của thời tiết hôm nay là gì? (mây, mặt trời, gió...). - Thời thiết hôm nay là thời tiết của mùa nào? - Mùa đông thời tiết thế nào? - Con sẽ làm gì để phù hợp với thời tiết mùa đông? => Giáo dục trẻ ăn, mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ tránh một số bệnh như cảm cúm, ho, sổ mũi... - Ai có điều gì muốn hỏi cô, hỏi bạn? *. Hoạt động 2: Trò chơi: Người tài xế giỏi. - Cô nêu cách chơi: cô nói tên nghề gì trẻ phải tạo dáng cho phù hợp với nghề đó. Ai không tạo dáng được hoặc tạo dáng sai phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi. *. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô bao quát trẻ. 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Chồng nụ chồng hoa b.Đọc đồng dao : Cày đồng đang buổi ban trưa. - Trò chuyện cùng trẻ về công việc của nghề nông. - Cho trẻ đọc tổ nhóm cá nhân dưới hình thức thi đua. => Giáo dục trẻ yêu quý người nông dân, chân trọng hạt thóc , ăn hết suắt. c. Nêu gương cuối ngày. + Bình cờ cuối ngày: - Cho trẻ hát bài “ Sáng thứ hai” - Cho trẻ nêu lại tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày. - Cho trẻ bình cờ theo từng tổ: . Bạn nào xứng đáng thì đứng lên. . Hỏi những trẻ không đứng lên, lý do? . Cho trẻ nhận xét. . Cô nhận xét, phát cờ. => Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời cô giáo. + Liên hoan văn nghệ: Cho trẻ hát, đọc thơ. - Trẻ hát và đi cùng cô. - Trẻ trả lời cô. - Nhiều trẻ nhận xét. - Trả lời theo gợi ý của cô.. - Lắng nghe cô. - Trẻ hỏi cô, hỏi bạn. - Lắng nghe cô.. - Chơi trò chơi. - Chơi với đồ chơi ngoài trời.. - Trò chuyện cùng cô - Trẻ đọc dưới nhiều hình thức. - Lắng nghe.. Trẻ hát. - 1-2 trẻ nhắc lại. - Trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn.. - Lắng nghe. - Múa hát đọc thơ trong.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> một số bài theo chủ đề “Nghề nghiệp” d. Vệ sinh trả trẻ. chủ đề. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. Luyện kĩ năng đếm, nhận biết số, số lượng, thêm bớt ( trong phạm vi 6.). - Được chơi ở ngoài trời, biết nhặt lá chơi với lá. Phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ. Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường. - Trẻ thuộc lời, biết vận động theo tiết tấu phối hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Rèn kỹ năng vận động và hát đúng nhạc cho trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý ngành nghề, biết quý trọng và giừ gìn sản phẩm lao động. - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày II. CHUẨN BỊ: - 7 Cái bát, 7 thìa, 1 số đồ dùng , dụng cụ của 1 số nghề có số lượng 6, 7 ở xung quanh lớp. - Sân trường, lá rụng. - Đàn oorgan, dụng cụ âm nhạc. III. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. *. Hoạt động 1: Ôn nhận biết, so sánh, thêm bớt các nhóm trong phạm vi 6. + Cho quan sát cửa hàng đồ dùng nghề dạy học. . Con có nhận xét gì? . Nhóm (Sách, vở, bút, cặp ...) có mấy cái? Đặt thẻ số. . Cho trẻ thêm bớt, phân chia giữa các nhóm. *. Hoạt động 2: Đếm đến 7 , nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. - Cho trẻ xếp hết số bát ra . - Xếp tương ứng mỗi bát 1 thìa sao cho số thìa ít hơn số bát là 1 . + Cho trẻ đếm, so sánh số thìa và số bát. - Số nào nhiều hơn số nào ít hơn.? - Nhiều hơn là mấy? Vì sao?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ quan sát. - Nêu nhận xét. - Đếm đặt thẻ số - Trẻ thực hiện.. - Trẻ thực hiện xếp. - Trẻ đếm so sánh. - Số bát nhiều hơn số. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> thìa là 1, vì 1 bát không có thìa. - Muốn số bát bằng số thìa phải làm gì? - Bớt đi 1 bát. - Muốn số thìa bằng số bát làm như thế nào? - Thêm vào 1 thìa. - Muốn cho số bát và số thìa bằng nhau phải - Trẻ nêu 2 cách , thêm làm thế nào? vào và bớt ra. - Cho trẻ thêm 1 thìa. - Thêm 1 thìa. - Cho trẻ đếm số thìa và số bát nêu nhận xét. - Trẻ đếm nêu nhận xét. - Cho trẻ lấy số tương ứng. - Trẻ lấy số 7 đặt vào. - Cô giới thiệu số 7 - Cho cả lớp đọc, cá nhân đọc -Trẻ đọc theo yêu cầu. - Cho trẻ nhận xét về cấu tạo số 7. -Trẻ nhận xét về cấu tạo số7 - Cho trẻ đọc 2 nhóm và đọc số 7. - Trẻ đọc. + Cho trẻ cất đi 2 thìa, còn mấy thìa? tương - Trẻ cất dần theo yêu ứng với số mấy? Đặt thẻ số tương ứng cầu. - Cất tiếp 3 thìa còn mấy thìa? Đặt thẻ số tương ứng - Cất tiếp 2 thìa còn mấy? Đặt thẻ số tương ứng - Cho trẻ cất dần số bát đến hết. - Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm đồ dùng có số lượng là 7 . - Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm đồ *. Hoạt động 3: Luyện tập. dùng có số lượng là 7 + Trò chơi 1 : Tạo nhóm. - Tạo nhóm có 7 người, giơ 7 tay. - Trẻ chơi theo yêu cầu. + Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh - 3 đội thi đua dán 4 nhóm lô tô về đồ dùng - Trẻ thực hiện chơi. của các ngành nghề mỗi nhóm có số lượng 7. 2. Hoạt động ngoài trời: *. Hoạt động 1: Trò chơi: " Gia đình gấu" . - Cô cùng trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - 1- 2 trẻ nhắc lại. - Cho trẻ chơi trò chơi. - Chơi trò chơi. *. Hoạt động 2: Chơi với lá. + Cho trẻ hát và đi ra vườn trường? - Cả lớp hát. - Ai có nhận xét gì về vườn trường? - Trẻ nhận xét. - Lá như thế nào thì bị rụng? - Lá vàng, lá già... - Nhiều lá rụng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào - Làm ô nhiễm môi đến môi trường? trường. - Làm thế nào để giữ vệ sinh môi trường? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ nhặt lá tạo cho môi trường - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> trong sạch và tạo ra đồ dùng từ tự nhiên để vui chơi. - Cho tạo nhóm hỏi: Khi hoạt động cùng nhau các con phải chú ý điều gì? - Cho trẻ nhặt lá chơi với lá. ( Cô gợi ý cho trẻ tạo những đồ chơi theo chủ đề gia đình. Động viên khen ngợi trẻ.). - Chơi đoàn kết phối hợp cùng nhau. - Trẻ nhặt lá chơi với lá. Phối hợp cùng bạn chơi đoàn kết tạo sản phẩm.. *. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô bao quát cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài - Chơi theo ý thích. trời. 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. - Cô cho trẻ chơi. - Trẻ chơi b.Vận động bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân. - Trò chuyện cùng trẻ về một số nghề. - Trò chuyện cùng cô. - Cho trẻ hát vận động theo tiết tấu phối hợp - Trẻ hát và vận động. dưới hình thức thi đua tổ nhóm cá nhân. => Giáo dục trẻ yêu quý trân trọng các - Trẻ lắng nghe. nghề. c. Chơi tự do. - Chơi theo ý thích. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Trẻ thuộc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ, cử chỉ phù hợp. Rèn cho trẻ kỹ năng phát triển ngôn ngữ. Giáo dục trẻ trân trọng, giữ gìn đồ dùng sản phẩm các nghề. - Trẻ vẽ được theo ý thích. Luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ định, kĩ năng tạo hình. Phối hợp với các bạn chơi cùng nhóm. Giáo dục trẻ yêu lao động biết trân trọng sản phẩm và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Biết phối hợp với bạn chơi làm được một số công cụ đơn giản của các nghề từ phế liệu. Biết đoàn kết thực hiện nhiệm vụ đến cùng, vứt rác đúng nơi quy định - Tích cực tham gia hoạt động nhóm và các hoạt động trong ngày. II. CHUẨN BỊ. - Tranh thơ "Cái bát xinh xinh". - Sân trường, phấn gạch, sáp màu, màu nước... - Các phế liệu ( giấy lộn, kéo, keo, hồ dán...) cho trẻ hoạt động . III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học:. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Thơ "Cái bát xinh xinh". *. Hoạt động 1: Gây húng thú: T/C: Thử tài đoán vật ( cho trẻ lên sờ và đoán bát, đĩa...) - Những vật đó làm bằng gì? - Ai là người làm ra? - Các chú công nhân làm việc ở nhà máy nào? - Có 1 bài thơ nói rất hay về cái bát, các con có biết đó là bài thơ gì không? * Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức. - Cô đọc cho trẻ nghe (Đọc minh hoạ theo tranh.) - Giới thiệu Cô vừa đọc bài thơ: Cái bát xinh xinh - Của tác giả - Cô đọc thơ lần 2 ( Sử dụng đồ vật thật) - Đàm thoại: . Cô vừa đọc bài thơ gì? . Câu thơ nào nói về công việc của mẹ, cha? . Mẹ cha mang về cho bé cái bát như thế nào? . Để làm được cái bát xinh thì bố mẹ đã phải làm việc như thế nào? Thể hiện ở câu thơ nào? . Bạn nhỏ trong bài thơ đã giữ gìn cái bát đó như thế nào? . Qua bài thơ con học tập được điều gì?. Chơi trò chơi. - Trả lời cô.. - Cái bát xinh xinh - Lắng nghe cô. - Quan sát, lắng nghe cô. - Bài "Cái bát xinh xinh". - Mẹ cha công tác Nhà máy Bát Tràng. - Cái bát xinh xinh, có cành hao cúc... - Bố mẹ lao động vất vả… “Từ hòn đất xét...thành cái bát hoa” - “Nâng niu ...cầm trên tay” - Trẻ nêu những việc mình làm. => Giáo dục trẻ biết ơn bố mẹ, giữ gìn sản - Lắng nghe cô. phẩm lao động. - Cho trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc dưới nhiều hình . Lớp. Tổ nhóm, các nhân đọc.(Khuyến thức khác nhau.( Lớp đọc khích trẻ đọc theo cô cùng cô thể hiện ngữ 2 lần, 3 tổ, 3nhóm, 2 cá điệu, nhịp điệu của bài thơ, sửa ngọng cho nhân đọc) trẻ...) * Hoạt động 3:Kết thúc. - Cho trẻ hát cùng cô với lời thơ : Cái bát - Trẻ hát cùng cô. xinh xinh. 2. Hoạt động ngoài trời: *. Hoạt động1: T/C: " Thi xem ai nhanh" . - Ba đội bật qua 3 vòng mang những đồ - Lắng nghe dùng của nghề hoạ sĩ lên để vào rổ. Sau thời gian 2 phút đội nào mang được nhiều đồ dùng đội đó dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> *. Hoạt động 2: Bé làm hoạ sĩ. - Con vừa vận chuyển những đồ dùng gì? - Những đồ dùng đó thuộc về nghề nào? - Hãy cùng tập làm hoạ sĩ để vẽ lên những gì đẹp nhất mà con cảm nhận được của các nghề từ cuộc sống. . Cô đi đến các nhóm giúp đỡ trẻ . Động viên khen ngợi kịp thời. => Giáo dục trẻ biết yêu lao động, trân trọng sản phẩm, biết giữ vệ sinh cá nhân tay chân, quần áo... *. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Hoạt động chiều. a. Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Cho trẻ chơi b. Làm công cụ của các nghề. - Cùng trẻ trò chuyện về các nghề. . Con biết nghề nào? . Cần những công cụ gì? . Cái đó để làm gì? . Dùng những phế liệu này có thể tạo ra các công cụ gì của nghề nào? . Cách làm ra công cụ đó như thế nào? - Cho trẻ tự tạo ra các công cụ từ các nghề theo các nhóm trẻ thích. . Cho trẻ hoạt động theo nhóm. Cô bao quát giúp đỡ. => Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Chân trọng sức lao động. c. Chơi tự do.. - Trả lời. - Nghề hoạ sĩ. - Trẻ hoạt động theo nhóm vẽ về các nghề.. - Lắng nghe.. - Chơi tự chọn.. - Trẻ chơi. - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ hoạt động nhóm .. - Lắng nghe.. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Biết một số công việc, dụng cụ và hoạt động của nghề bác sĩ. Rèn cho trẻ kỹ năng phân loại một số đồ dùng của bác sĩ và có kỹ năng tự chăm sóc bản thân vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Giáo dục trẻ yêu quý bác sĩ và có ước mơ trở thành bác sĩ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Biết lao động nhặt cỏ vườn rau, nói được tác dụng của rau với cơ thể, nói đủ thành phần câu. Rèn kỹ năng quan sát và lao động cho trẻ. Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ rau để lấy rau ăn. - Biết nặn một số sản phẩm đồ gốm sứ. Có kĩ năng chia đất, lăn dọc, bóp bẹt, làm mặt phẳng, tạo hình. Yêu lao động, giữa gìn đồ dùng sản phẩm của các nghề. - Trẻ tích cực trong mọi hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Một số slide về hình ảnh bác sĩ khám bệnh cho trẻ, Dụng cụ của nghề bác sĩ.... - Vườn rau trong trường. - Đất nặn, bảng, khay đựng sản phẩm, đàn. Một số vật mẫu của cô như: bát, chén, đĩa, ấm trà.... III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: KPKH: Bác sĩ nhí * Hoạt động 1: Gây hứng thú, vào bài. - Cho trẻ hát bài” Bác sĩ Lifebuoy” . Bài hát của bác sĩ Lifebuoy khuyên các bạn điều gì? Tại sao phải rửa tay sạch sẽ nhỉ? . Ngoài việc rửa tay thường xuyên, muốn cơ thể khỏe mạnh các bé phải làm gì? * Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc của bác sĩ. - Các con đã bào giờ đến bác sĩ khám, chữa bệnh chưa? - Bác sĩ khám như thế nào? Bác sĩ khám bằng dụng cụ gì? - Các con hãy cùng hướng lên màn hình để xem các bạn nhỏ được khám bệnh như thế nào nhé? . Hãy đoán xem bạn nhỏ bị bệnh gì? - Vì sao bạn bị mắc bệnh đó ( sâu răng, đau mắt, giun..)? => nguyên nhân bị mắc bệnh là do tác hại của môi trường bẩn! - Vậy để không bị mắc bệnh đó các con phải làm gì? => Giáo dục trẻ giừ gìn vệ sinh môi trương và vệ sinh cơ thể để có cho cơ thể khỏe mạnh. * Hoạt động 3: Luyện tập. - T/C 1: Đội nào nhanh nhất . Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, từng thành viên của mỗi đội lần lượt vượt qua chướng ngại vật lên lấy một dụng cụ y tế. . Luật chơi: hết thời gian đội nào lấy được. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ hát cùng cô. - Trò chuyện cùng cô.. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể tên một số dụng cụ bác sĩ thường dùng. - Trẻ tập chung xem. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lưoif theo ý hiểu. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> nhiều sẽ dành chiến thắng. . Cho trẻ chơi - T/C 2: Bé tập làm bác sĩ nhí . Các đội hãy dùng đồ dùng dụng cụ vừa tìm được để tập làm những bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân nhé . Cô đến từng đội hướng dẫn trẻ cách khám bệnh . Cô bao quát trẻ chơi. 2. Hoạt động ngoài trời: * .Hoạt động 1: T/C: T " ạo dáng nghề nghiệp" - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ chơi theo đội.. - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần: Tạo dáng nghề - Chơi trò chơi. nông, nghề thợ may, nghề thợ mộc, nghề giáo viên… *. Hoạt động 2: Bác thợ vườn nhặt cỏ. - Cho trẻ đến vườn rau, quan sát và nhận - Đi đến vườn rau. xét vườn rau: . Vườn rau có những loại rau gì? - Trẻ kể . Ai có nhận xét gì về những loại rau - Nhiều trẻ nhận xét. này? . Trồng rau để làm gì? - Để ăn. . Ăn rau giúp gì cho cơ thể? - Tăng sức đề kháng. => Giáo dục trẻ ăn nhiều rau giúp cơ thể - Lắng nghe cô. khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào. . Muốn có rau xanh tốt phải làm gì? - Các con hãy là những bác thợ vườn cùng - Trả lời cô. nhặt cỏ chăm sóc vườn rau. . Nhắc nhở trẻ xắn quần, áo, không dẵm - Trẻ nhặt cỏ. lên rau. . Lao động xong nhắc trẻ rửa chân tay sạch sẽ. *. Hoạt động 3: Chơi tự chọn. Cô bao quát trẻ chơi. - Chơi theo ý thích. 3. Hoạt động chiều a. Trò chơi: Lộn cầu vồng - Trẻ chơi - Trẻ chơi. b.Tạo hình: Nặn sản phẩm đồ gốm sứ. (ĐT) * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ quan sát các slide về đồ dùng làm - Trẻ quan sát. bằng gốm sứ. . Cho trẻ gọi tên , công dụng của các đồ - Gọi tên nêu công dụng dùng đó. của đồ dùng ..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Cho trẻ khám phá chiếc hộp đen. . Trong hộp có gì? . Nó như thế nào? - Cho trẻ truyền tay nhau quan sát. * Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức. + Quan sát mẫu: Ai có nhận xét gì về đồ vật con vừa quan sát? - Đoán xem cách nặn chiếc bát, chén, đĩa này như thế nào? - Muốn nặn được những đồ này cần trải qua các thao tác như thế nào? - Con muốn nặn gì? Con nặn như thế nào? + Cho trẻ nặn ( Cô bao quát động viên hướng dẫn khen ngợi kịp thời, khích lệ trẻ sáng tạo... ) + Trưng bài sản phẩm.. - 3 trẻ khám phá, nêu nhận xét. - 3 trẻ mang mẫu về 3 tổ. - 2-3 trẻ nêu nhận xét. - 1-2 trẻ đoán. - Trẻ trả lời. - 3- 4 Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ về các nhóm thực hiện. - Mang bài lên trưng bày sản phẩm. - Nhận xét bài trẻ thích, nêu cảm nhận.. - Cho trẻ nhận xét. . Con thích bài nào? . Vì sao con thích? . Con làm như thế nào để có cái bát,... - Nêu thao tác nặn. đẹp như vây? - Cô nhận xét chung: Khen trẻ nặn đẹp, - Lắng nghe cô. sáng tạo khi nặn. Động viên trẻ nặn chưa đẹp cố gắng luyện trong giờ hoạt động góc. c.. Chơi tự do. - Trẻ chơi theo ý thích.. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. ......................................................................................................... Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012. I. MỤC ĐÍCH: - Nhận biết, phân biệt được đặc điểm của các chữ i, t, c. - Biết dùng lá cây làm đồ chơi, có kĩ năng tư duy tưởng tượng sáng tạo, tạo ra đồ chơi từ lá cây. - Biết lợi ích của nước với con người, và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả.. - Hứng thú tham gia các hoạt động. Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, sản phẩm của nghề. II. CHUẨN BỊ. - Máy chiếu, máy tính, power point có chữ i,t, c, có hình: Bác sĩ, cô y tá. Thẻ chữ. - Lá cây. vườn trường..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Tranh ảnh về hành động sử dụng nước. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động học: LQCV: Làm quen chữ i, t, c. * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Đọc câu đố : Tôi không họ mạc với ai. Vì nghề gọi “bác” chẳng sai đâu nào. Cái nghề đáng quý làm sao Đã cứu chữa bệnh biết bao nhiêu người. Tôi làm nghề gì? * Hoạt động 2: Làm quen chữ i, t, c. ( Dạy trên power point) Cho trẻ quan sát hình ảnh “ Bác sĩ”, “y tá” trên màn chiếu. Đọc và tìm chữ đã học. Cô giới thiệu chữ mới. - Làm quen chữ i. . Cô đọc . Cho trẻ đọc.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Lắng nghe.. - Nghề bác sĩ. - Trẻ quan sát. - Trẻ tìm và đọc chữ đã học.. - Lắng nghe cô đọc. - Lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc. - Nhiều trẻ nhận xét. . Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ. . Cô tóm tắt: Chữ i có một sổ thẳng và một - Lắng nghe cô. dấu chấm phía trên.. . Cô giới thiệu chữ i in thường và chữ i viết thường. - Làm quen chữ t - Lắng nghe. . Cô đọc - Lớp, tổ, nhóm, cá . Cho trẻ đọc. nhân đọc. - Nhiều trẻ nhận xét. . Cho trẻ nhận xét chữ. . Cô nhận xét: Chữ t có một nét sổ thẳng - Lắng nghe cô. và một nét gạch ngang . Giới thiệu t chữ in thường và chữ t viết thường. - Cho trẻ so sánh chữ i, t - Cô nhấn mạnh điểm giống và khác nhau của hai chữ i, t - Làm quen chữ c. . Cô đọc. Cho trẻ đọc. . Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ. . Cô tóm tắt: Chữ c có một nét cong tròn không khép kín (hở ở bên trái). . Cô giới thiệu chữ c in thường và chữ c viết thường.. - Trẻ so sánh. - Lắng nghe cô. - Lắng nghe, đọc chữ. - Nhiều trẻ nhận xét. - Lắng nghe cô.. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> * Hoạt động 3: luyện tập. + Trò chơi 1: Tìm thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô. - Cô nêu cách chơi: Cô nói tên hay đặc điểm cấu tạo của chữ nào thì trẻ phải tìm chữ đó giơ lên và đọc tên chữ. - Cho trẻ chơi trò chơi. + Trò chơi 2: Tìm đúng vị trí. - Cô nói cách chơi: Cô có bức tranh có chữ để ở 3 vị trí khác nhau. Trẻ có thẻ chữ i, t, c. Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ phải tìm về tranh vẽ con vật có chữ cái giống thẻ chữ cái trong tay mình. Ai tìm sai phải nhảy lò cò quanh lớp. - Cho trẻ chơi trò chơi. 2. Hoạt động ngoài trời: a. Hoạt động 1: Chơi với lá. - Cho trẻ ra vườn trường, quan sát, nhận xét về vườn trường. - Đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Nhặt lá rụng” Của tác giả Nghiêm Thị Quý. => Giáo dục trẻ ý thức bảo về môi trường: Nhặt lá bỏ vào thùng rác... - Cho trẻ nhặt lá cây trong vườn trường và cùng tạo thành đồ chơi từ lá cây. . Cô đến các nhóm quan sát, động viên trẻ. . Hỏi ý tưởng của trẻ và giúp trẻ (nếu cần). - Cho trẻ khoe sản phẩm của nhóm mình với các bạn nhóm khác. *. Hoạt động 2: T/C “ Mèo đuổi chuột” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. *. Hoạt động 3: Chơi tự chọn. - Cô bao quát trẻ chơi tự chọn. 3. Hoạt động chiều a. Trò chơi: Rồng rắn lên mây. - Cô cho trẻ chơi b. Xem tranh: Sử dụng nước. - Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Tiết kiệm nước” do cô sáng tác. . Bài thơ khuyên các con điều gì? => Giáo dục trẻ cách sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả - Cho các tổ thảo luận gạch đi các hành động sai khi sử dụng nước .. - Trẻ lắng nghe. - Chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi. - Quan sát, nhận xét. - Tham gia nhặt lá cây và về các nhóm. - Lắng nghe. - Trẻ chơi với lá: Làm các con vật, xếp nhà, Đồ dùng, dụng cụ các nghề.. - 1- 2 trẻ nhắc lại cách chơi. - Chơi trò chơi. - Chơi theo ý thích. - Trẻ chơi. - Đọc cùng cô. - Trả lời - Lắng nghe. - Trẻ thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> c. Nêu gương cuối tuần. *. Hoạt động 1: Liên hoan văn nghệ. - Cho trẻ múa, hát, đọc thơ một số bài theo chủ đề "nghề nghiệp". *. Hoạt động 2: Bình bé ngoan - Cho trẻ bình cờ. - Bình bé ngoan + Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. +Cho trẻ bình bé ngoan theo từng tổ . Ai xứng đáng nhận bé ngoan thì đứng lên. . Hỏi trẻ không đứng lên lý do . Cho trẻ nhận xét về bạn. . Cô nhận xét chung, phát bé ngoan cho trẻ. + Cho trẻ kể những việc tốt đã làm trong tuần. => Giáo dục trẻ chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. d. Vệ sinh, trả trẻ.. - Trẻ hát múa -Trẻ thực hiện - 2-3 trẻ nhắc lại - Trẻ tự nhận - Trẻ nêu lý do - Trẻ nhận xét bạn - Lắng nghe - Trẻ kể - Lắng nghe.. ĐÁNH GIÁ TRẺ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×