Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.27 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN EAKAR TRƯỜNG THCS. ------. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN – NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN THI : LỊCH SỬ– LỚP 9. Thời gian: 180 phút( không kể thời gian chép đề). Câu 1: (3đ) Trong phong trào đấu tranh của công nhân thế giới từ thế kỷ XIX đến năm 1943 có nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời đóng vai trò lãnh đạo. Em hãy nêu tên, hoạt động và vai trò của các tổ chức quốc tế đó? Câu 2: (3đ) Tại sao nói cách mạng kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay được gọi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật? Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống con người? Câu 3: (2đ) Em hãy cho biết mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cảu ASEAN? Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “ Một chương trình mới đã mở ra trang lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Câu 4: (2đ) Em hãy chép lại bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, cho biết hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của bài thơ đó. Câu 5: (3đ) Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc hình thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào? Câu 6: (2đ) Con đường tìm ra chân lý của Nguyễn Ái Quốc có gì là độc đáo khác với con đường truyền thống của lớp người trước. Câu 7: (2đ) Luận cương chính trị 10. 1930 của Đảng công sản Đông Dương xác định: Động lực chính của Cách Mạng Tư Sản dân quyền là Vô Sản và nông dân, trong đó giai cấp Vô sản (công nhân) là giai cấp lãnh đạo. Theo em vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách Mạng? Câu 8: (3đ) Hoàn thành thông tin trong bảng thống kê sau:. Triều Đại Vua Hùng (Hùng Vương) Lý Bí (Lý Nam Đế) Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) Triều Lý (Lý Công Uẩn) Hồ Quý Ly Nguyễn Ánh (Gia Long). Thời gian. Quốc Hiệu. Đóng Đô.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP:9 – NĂM HỌC 2007- 2008 MÔN: LỊCH SỬ Câu 1:(3đ) Các tổ chức quốc tế được thành lập đóng vai trò lãnh đạo trong phong trào công nhân và cách mạng thế giới là: Quốc tế thứ I, Quốc tế thứ II, Quốc tế thứ III ( Quốc tế cộng sản) (0,5đ) Quốc tế thứ I( 1864- 1870) + Hoạt động: Ngày 28.9.1864 Hội Liên Hiệp quốc tế được thành lập ở Luân Đôn ( Gọi tắt là Quốc tế thứ I). Các Mác là người lãnh đạo chính của quốc tế, là linh hồn của Quốc tế thứ I. Năm 1870 Quốc tế thứ I gải tán. (0,25đ) + Vai trò: Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ I vừa truyền bá học thuyết Mác vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân Quốc tế phát triển. (0,25đ) Quốc tế thứ II( 1889- 1914) + Hoạt động: Chia làm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Từ 1889- 1895 dưới sự lãnh đạo của Ăng- Ghen đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. (0,25đ) - Giai đoạn 2: Năm 1895- 1914 sau khi Ăng- Ghen qua đời nội bộ quốc tế bị phân hoá, các Đảng trong quốc tế xa rời đường lối đấu tranh, thoả hiệp với giai cấp Tư sản. Đến năm 1914 Quốc tế thứ II tan rã. (0,25đ) + Vai trò: Quốc tế thứ II đã đưa ra những Nghị quyết quan trọng đó là: Sự cần thiết phải thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước, đấu tranh giành chính quyền và đòi ngày làm 8 giờ, lấy 1/5 hàng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới. (0,5đ) Quốc tế thứ III ( Quốc tế Cộng sản) 1919- 1943 + Hoạt động: Ngày 2.3.1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản khai mạc tại Mat- xcơ- va, Quốc tế Cộng sản trở thành 1 tổ chức cách mạng của giai cấp cô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Năm 1943, Quốc tế thứ III tuyên bố bị giải tán. (0,5đ) + Vai trò: Trong thời gian tồn tại Quốc tế III đã đề ra đường lối đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới, thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới tại Đại hội Tua (1920) thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê Nin dự thảo. (0,5đ) Câu 2: (3đ) Cuộc cách mạng kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay được gọi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bởi: Mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kỹ thuật khoa học đề trước mở đường cho kỹ thuật…. Vì vậy khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. (1đ) Tác động: - Tích cực: + Làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm cho đời sống con người không ngừng được cải thiện, mức sống ngày càng được nâng cao. (0,5đ) + Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư, với xu hướng dân số trong lao động nông nghiệp giảm, dân số trong các ngành dịch vụ tăng. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh sau văn minh nông nhiệp, văn minh công nghiệp “ Văn minh trí tuệ”. (0,5đ) - Tiêu cực: + Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. (0,25đ) + Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, trái đất đang kêu cứu, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe doạ sự sống của loài người. (0,25đ) + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, tệ nạn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> xã hội… (0,5đ) Câu 3: (2đ) * Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN. (1đ) - Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. (0,5đ) - Nguyên tắc: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. (0,25đ) + Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Hợp pháp và phát triển (0,25đ) * Một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á là vì: (1đ) + Đầu những năm 90 ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên đến tháng 4/1999, 10 nước Đông Nan Á đều là thành viên của ASEAN. (0,5đ) + ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực ( ART) nhằm tạo môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á . (0,5đ) Câu 4: (2đ) - Bài thơ: (0,5đ) Dịch là (0,5đ) “ Nam quốc Sơn Hà Nam Đế Cư. “ Sông núi nước Nam Vua Nam ở. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Rành rành định phận ở sách trời. Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Hoàn cảnh: (0,5đ) + Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân ta thời Lý đang đi đến giai đoạn cuối. Giặc bị đẩy lùi về bờ bắc sông Như Nguyệt phòng ngự, quân sĩ chán nản chết dần chết mòn. (0,25đ) + Để động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm Lý Thường Kiệt cho người vào ngôi đền “ Trương Hống Trương Hát” trên bờ sông ngâm vang bài thơ. (0,25đ) - Ý nghĩa: (0,5đ) Khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Câu 5: (3đ) - Chuẩn bị về tư tưởng chính trị. + Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Liên Hiệp thuộc địa , năm 1922 ra báo “ Người Cùng Khổ”. (0,5đ) + Viết nhiều bài cho các báo Nhân dân, đời sống công nhân và viết cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách này được bí mật chuyển về Việt Nam. (0,5đ) + Năm 1923 Người sang Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế nông dân, sau đó nghiên cứu, học tập ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo “ Sự thật” và tạp chí “Thư Tín Quốc tế” . (0,5đ) + Tháng 7/1924 Người dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản và đọc tham luận tại Đại hội, trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước Đế quốc với phong trào cách mạng công nhân ở các nước Đế Quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và nông dân ở các nước thuộc địa. (0,5đ) - Chuẩn bị về tổ chức: + Từ Liên Xô về Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt nam ở Trung Quổc trong tổ chức Tâm Tâm xã, mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ. (0,5đ) + Tháng 6/ 1925 Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, nồng cốt là Cộng Sản đoàn, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam (0,5đ) Câu 6: (2đ) - Các bậc tiền bói mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là đi sang Phương Đông, chủ yếu là Nhật. (0,25đ).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đối tượng của Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. (0,25) - Phương pháp của cụ là vậnđộng tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng dấu tranh bạo động. (0,25đ) - Nguyễn Ái Quốc đã chọn hướng đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng bác ái, có khoa học kỹ thuật có nền văn minh phát triển. (0,25đ) - Người nhận rõ muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp. Sau đó Người đi sang Anh, Mĩ vòng quanh thế giới. (0,25đ) - Người đi vào tất cả các giai cấp tầng lớp, đi vào trong trào quần chúng giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thật sự, bằng sức mạnh của mình là chính. (0,25đ) - Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nhiệm cách mạng mới nhất của thời đại để trên cơ sở đó bắt gặp chân lý cách mạng tháng mười Nga. (0,25đ) - Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác. (0,25đ) Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Cách Mạng vì: - Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng. (0,25đ) + Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất. (0,25đ) + Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. (0,25đ) + Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. (0,25đ) + Đặc biệt vừa lớn lên giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác-LêNin, ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh. (0,25đ) - Giai cấp công nhân Việt nam với hoàn cảnh ra đời và phát triển, cùng với những đặc điểm của mình là giai cấp yêu nước cách mạng cùng với giai cấp nông dân trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cánh mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. (0,75đ) Câu 8: (3đ) Hoàn thành các thông tin trong bảng thống kê.. Triều Đại. Thời gian. Vua Hùng (Hùng Vương) Lý Bí (Lí Nam Đế) Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) Triều Lý (Lý Công Uẩn) Triều Hồ ( Hồ Quý Ly) Nguyễn Ánh (Gia Long). VII TCN- 207 TCN 544. Quốc Hiệu. Đóng Đô. Văn Lang. Văn Lang (Bạc Hạc- Phú Thọ). Vạn Xuân. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). 968. Đại Cồ Việt. Hoa Lư (Ninh Bình). 1054. Đại Việt. Đại La (Thăng Long). 1400. Đại Ngu. An Tôn (Thanh Hoá). 1802. Việt Nam. Phú Xuân (Huế).
<span class='text_page_counter'>(5)</span>