Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhung yeu to lam len mot tiet day thanh cong trenlop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.41 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những yếu tố cần có để đem đến thành công cho tiết dạy trên lớp </b>


Ngày 26/12/2012, Phòng GD-ĐT Đức Thọ- Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo về Các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục THCS. Nhiều tham luận của các nhà giáo là CBQL và giáo viên các trường THCS trong
huyện thể hiện sự trăn trở, tìm tịi hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.


BBT xin giới thiệu tham luận "Những yếu tố cần có để đem đến thành công cho tiết dạy trên lớp" của thầy giáo
Nguyễn Thanh Truyền - THCS Hoàng Xuân Hãn.


<b>1. Một tiết dạy thành công là mong muốn của tất cả những nhà giáo tâm huyết. Tiết dạy thành công là tiết dạy </b>
mà người giáo viên đã hoàn thành xuất sắc vai trị tổ chức, hướng dẫn của mình: phát huy được tối đa tính chủ
động, sáng tạo của người học để người học tự mình chiếm lĩnh đơn vị kiến thức theo kế hoạch dạy - học mà
người dạy đề ra. Rất nhiều người, kể cả người trong nghề, cứ nghĩ việc dạy học là một cơng việc nhàm chán vì
vẫn chương trình ấy, bài học ấy, đơn vị kiến thức ấy... "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" như một vịng tuần hồn, cứ
lặp đi lặp lại mỗi năm. Thực ra bản chất của việc dạy học không phải như thế, bản chất của nghề dạy học là
<i>sáng tạo - cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói "nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng </i>
<i>tạo". Câu nói của cố Thủ tướng phải hiểu theo nhiều khía cạnh, trong đó ta có thể thấy vai trị hết sức quan </i>
trọng của người thầy. Một tiết dạy thành công là một lần người dạy thỏa mãn được niềm đam mê nghề nghiệp,
cảm nhận được niềm vui của sự sáng tạo - sáng tạo trong cách tổ chức hướng dẫn, sáng tạo trong việc tìm kiếm
được tri thức mới mẻ, sáng tạo cùng sự sáng tạo của học sinh, vui cùng niềm vui, sự hứng thú khi tự phát hiện
và chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Có lẽ hạnh phúc của nghề giáo chủ yếu đến từ niềm vui của sự sáng tạo đó
chăng?!


Làm thế nào để có những tiết lên lớp thành công, chất lượng là nỗi trăn trở không của riêng ai đã và đang
công tác trong ngành. Nó cũng chính là con đường hình dung và kiếm tìm niềm hạnh phúc trong nghề nghiệp.
<b> 2. Một tiết dạy trên lớp chỉ thực hiện trong khoảng thời gian 40 đến 45 phút. Để có một tiết dạy thành cơng,</b>
cần nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố trung tâm là kiến thức và phương pháp. Đích đến của kiến thức và


phương pháp ấy, nói như Nhà giáo Nguyễn Trí Hiệp, là phải làm sao cho học sinh "dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận
<i>dụng".</i>


<i><b>Về kiến thức:</b></i> kiến thức phải chính xác, khoa học, phù hợp với "chuẩn KTKN", đảm bảo tính hệ thống, đủ


nội dung, làm rõ được nội dung trọng tâm của bài học để học sinh hiểu và tiếp thu được. Người dạy phải thật
sự chủ động về kiến thức trong tiết dạy, không quá ôm đồm, phải bám vào trọng tâm, kiến thức trọng tâm phải
được học sinh chiếm lĩnh và người dạy khắc sâu.


<i><b>Về phương pháp:</b></i> Hiểu rõ đặc trưng bộ môn, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, không
gượng ép. Với môn Ngữ văn, người dạy không chỉ phải nắm đặc trưng bộ mơn mà cịn phải chú ý đặc trưng
các phân môn. Dạy một tiết Tiếng Việt phải khác một tiết lý thuyết Tập làm văn và càng khác một tiết Đọc -
hiểu văn bản. Với tiết Đọc - hiểu văn bản lại phải nắm vững và dạy đúng đặc trưng thể loại: dạy truyện không
thể giống dạy thơ, dạy thơ cổ trung đại không thể giống dạy thơ hiện đại,... Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu
quả, mỗi môn học, mỗi phân môn, đến mỗi đơn vị bài học đều đòi hỏi những phương pháp rất cụ thể, riêng
biệt. Biết sử dụng tình huống, tạo các tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Hệ
thống câu hỏi trong quá trình thực hiện các phương pháp giảng dạy trên lớp phải phù hợp với nội dung bài học,
với các đối tượng học sinh khác nhau trong từng lớp học. Đó có thể là câu hỏi tái hiện kiến thức, câu hỏi phát
hiện, có thể là câu hỏi mở. Ngơn ngữ nói và trình bày bảng của người thầy phải đảm bảo tính sư phạm và tính
khoa học.


Để có một tiết dạy thành cơng, ngồi các yếu tố về phương pháp - phương tiện, phong cách sư phạm, còn
cần đặc biệt lưu ý một yếu tố nữa là: <i><b>phải luôn sáng tạo</b></i>. Sinh thời, nhà thơ Lưu Quang Vũ có câu thơ rất hay
"Tơi <i><b>chán cả bạn bè/</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bảng, phân tích, tổng hợp... trong giờ dạy. Với Ngữ văn, đặc biệt giá trị là những lời bình chú đích đáng và độc
đáo, thức dậy những cảm xúc, liên tưởng, đọng lại những dấu ấn đầy tính nhân văn. Để thật sự thành công với
một tiết dạy, người thầy cần thể hiện một phong cách, một lối riêng trong tổ chức dạy học, thể hiện chính kiến
về tri thức khoa học, không lệ thuộc vào các tài liệu tham khảo... Ở đơn vị chúng tôi, các đồng nghiệp đã
khơng ít lần thể nghiệm những lối đi riêng, thiết lập lại cấu trúc các bài giảng tưởng đã rất ổn định qua nhiều
năm cầm phấn và đã tạo nên những giờ giảng để lại ấn tượng tốt đẹp, khó quên. Phong cách giảng dạy rất riêng
của người thầy, lối tiếp cận riêng với mỗi đơn vị bài học là điều cực kì cần thiết, góp phần tạo nên "khơng khí
<i>văn chương" rất đặc trưng cho những giờ học Ngữ văn.</i>


Sẽ là ảo tưởng nếu tất cả các tiết lên lớp đều thành công như người thầy mong muốn. Nhưng một tiết lên


lớp hiệu quả, đảm bảo chuẩn KTKN khơng phải là điều q khó. Những điều chúng tơi vừa nói trên đây là
hình dung về một tiết lên lớp thật sự thành công. Khi người dạy luôn theo đuổi những tiết dạy thành công, lý
tưởng với ý nghĩa họ thỏa mãn được niềm đam mê nghề nghiệp đồng thời học sinh của họ có được sự hứng
thú, chủ động khi chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng thì khi đó chất lượng những giờ lên lớp thật sự khả
quan. Chất lượng giáo dục có được nâng cao hay khơng là nhờ vào những tiết dạy cụ thể như thế.


Vấn đề nảy sinh là làm thế nào nuôi dưỡng những niềm đam mê ấy và khơi dậy, duy trì sự hứng thú ấy?
3. Nhìn vấn đề sâu hơn, một tiết dạy trên lớp thành công là kết quả của cả q trình. Q trình ấy có ý
nghĩa quyết định chất lượng giờ lên lớp. Trong thực tế, có những giờ lên lớp thành công nhờ kĩ năng "diễn
xuất" của người dạy, không xuất phát từ nền tảng kiến thức vững chắc và nghệ thuật sư phạm. Nhưng đó là
những biểu hiện cá biệt, nhất thời, không thể bền lâu. Giáo dục là cả q trình, khơng thể có thành cơng trong
giáo dục với quan điểm "làm ăn thời vụ", "hớt váng". Nói chung, để có những tiết lên lớp thành công cần rất
nhiều yếu tố hậu thuẫn.


<b> 3.1. Trước hết, quyết định một tiết dạy thành công là ở bản thân người dạy. Khi người thầy có trách nhiệm, </b>
có niềm đam mê với chun mơn của mình, có lịng yêu nghề mến trẻ họ sẽ phát huy tối đa khả năng tự học, từ
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; họ sẽ không ngừng trăn trở về những tiết học hiệu quả, chất lượng. Họ
sẽ không ngừng vận dụng, thể nghiệm những kiến thức và phương pháp, không ngừng điều chỉnh hoạt động
giảng dạy theo hướng ngày càng có chất lượng, hiệu quả. Thực tế dạy học cho thấy để có một giờ dạy thành
cơng khơng chỉ địi hỏi kiến thức chun mơn hẹp mà cịn rất cần những kiến thức liên môn. Nền tảng tri thức
chuyên ngành được đào tạo vốn hạn hẹp, một nhà giáo dục cần nhiều hơn thế, kiến thức chuyên ngành cần
luôn bồi đắp, kiến thức liên ngành luôn cần cập nhật. Đó là q trình chuẩn bị thường xun, bền bỉ. Nếu
khơng có q trình lâu dài, bển bỉ ấy rất khó có những giờ lên lớp thăng hoa.


Cùng với quá trình chuẩn bị lâu dài về chun mơn nghiệp vụ là sự chuẩn bị cho một tiết dạy cụ thể trước
khi lên lớp. Sự chuẩn bị thể hiện ở nhiều khâu: từ kế hoạch dạy học, xác định trọng tâm kiến thức, lựa chọn
phương pháp, thiết kế cách tổ chức các hoạt động... từ phía người dạy và người học. Sự chuẩn bị bài bản, chu
đáo, nhuần nhuyễn cho mỗi tiết dạy đã bảo đảm hơn 50% thành công của tiết dạy ấy, ngoại trừ những yếu tố
khách quan, người dạy cũng đã hết mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trách nhiệm và tâm huyết là những điều sẵn có trong mỗi nhà giáo chân chính. Đánh thức và phát huy tối
đa những phẩm chất ấy chính là nhờ yếu tố mơi trường chuyên môn.


<b> 3.3. Với chất lượng đại trà cần như thế, với chất lượng học sinh giỏi mơi trường chun mơn càng có ý </b>
nghĩa quan trọng hơn. Là đơn vị trong nhiều năm qua được ngành tin tưởng trao trọng trách bồi dưỡng học
sinh giỏi, chúng tơi xin nói đơi điều về vấn đề này. Nhiều người nói rằng cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi
khơng phải ai cũng có thể đảm đương. Giáo viên làm công tác bồi dưỡng HSG có rất nhiều động lực tự thân,
đó là niềm đam mê nghề nghiệp, năng lực và uy tín chuyên mơn. Để có một buổi dạy bồi dưỡng HSG, người
dạy phải lao tâm khổ tứ, trăn trở rất nhiều về hệ thống kiến thức và kĩ năng, lại phải cố gắng vượt lên áp lực
thành tích để có những giờ dạy nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhen lên niềm đam mê với mơn học trong mỗi học trị. Cái
nhìn chia sẻ cảm thông với những cống hiến miệt mài trong những mùa thi thất bát, sự khích lệ động viên
chung vui mỗi lần thắng lợi... là những điều rất cần. Làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giống như người
nông dân một nắng hai sương gieo cấy mùa màng. Gặp khi trời thuận gió hịa được mùa thì vui; gặp khi trái
gió trở trời thất bát thì buồn vơ hạn, buồn cho cơng sức đổ ra. Có thể mượn cách nói về rất hình ảnh của nhà
thơ Xuân Quỳnh để liên hệ đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: "Trong sáng tác văn chương, dự định tính
<i>bằng km nhưng điều kiện và khả năng thực hiện tính bằng cm mà thơi!...". Nói thế để thấy công tác bồi dưỡng </i>
học sinh giỏi khó lắm thay, nhất là làm cơng tác bồi dưỡng HSG Ngữ văn trong bối cảnh hiện nay càng gian
nan vất vả!


Bản thân chúng tôi đã từng công tác ở nhiều môi trường với những đặc điểm khác nhau, chúng tôi thấy rõ
hơn bao giờ hết ý nghĩa của môi trường chuyên môn đối với mỗi công nhân viên chức làm công tác giáo dục.
Chúng tôi nghĩ giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng tiết dạy trên lớp nói
riêng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng HSG, mấu chốt là ở cái nhìn trọng thị với hoạt động chun mơn, chú
trọng xây dựng môi trường chuyên môn ở các cơ sở giáo dục.


<b> 3.4. Để nâng cao chất lượng tiết dạy trên lớp còn cần chú ý đến q trình tạo khơng khí, thái độ, hứng thú </b>
học tập cho học sinh ở mỗi trường học, mỗi lớp học và với từng môn học. Mỗi nhà trường cần tạo nên và duy
trì thường xuyên một khơng khí, thái độ học tập tích cực, sơi nổi trong tồn thể học sinh. Học sinh trường
chúng tơi có phong trào học tập sơi nổi bởi trường chú trọng giáo dục toàn diện, vừa tập trung chất lượng
chun mơn vừa khuyến khích các hoạt động tập thể. Nhiệm vụ học tập, nề nếp sinh hoạt của học sinh thường


xuyên được theo dõi và nhắc nhở. Đặc biệt, về chun mơn, trên quan điểm giáo dục tồn diện, tồn trường
duy trì phong trào đặt mua, đọc và viết bài, giải bài cho các báo, tạp chí mà nổi bật là Toán tuổi thơvà Văn học
<i>tuổi trẻ. Theo TS Nguyễn Văn Tùng, TBT Tạp chí Văn học và tuổi trẻthì tỉ lệ phát hành tạp chí này ở đơn vị </i>
trường học như THCS Hoàng Xuân Hãn là cao nhất cả nước, mỗi tháng phát hành trên dưới 400 cuốn. Cùng
với các ấn phẩm đó, trường chúng tôi cũng rất chú trọng hoạt động của website, đặc biệt là các số báo bảng -
những "đặc sản" của THCS Hồng Xn Hãn theo cách nói của những bè bạn tin yêu ngôi trường này. Phong
trào này có đóng góp rất lớn vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh với từng môn học, khơng riêng gì Ngữ
văn và Tốn. Ví dụ như môn Mĩ thuật, hứng thú học tập môn này được tạo nên từ thầy giáo dạy Mĩ thuật rất tài
hoa, nhưng cịn có yếu tố khác nữa đó là các cuộc thi vẽ tranh được phổ biến tận từng em học sinh. Khi học
sinh có mơi trường thể hiện mình, có hứng thú với mơn học, cùng với người thầy, sẽ có những tiết lên lớp chất
lượng.


Trên đây là suy nghĩ của chúng tôi xung quanh những biện pháp nâng cao chất lượng tiết dạy trên lớp. Lẽ ra
chúng tôi chỉ đề cập sự chuẩn bị và quá trình thực hiện của giáo viên, học sinh trước và trong khi lên lớp.
Nhưng vì muốn cắt nghĩa bản chất vấn đề, chúng tơi mạnh dạn nói đến các yếu tố có quan hệ mật thiết đến tiết
lên lớp chất lượng, hiệu quả như quá trình tự học, yếu tố môi trường chuyên môn, hứng thú học tập của học
sinh. Chúng tơi nghĩ tổng hịa các yếu tố đó mới tạo nên sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục từ mỗi
cơ sở giáo dục đến cấp ngành. Rất mong sự bổ sung của quý vị quan tâm đến vấn đề này.


<b> NGUYỄN THANH TRUYỀN</b>


</div>

<!--links-->

×