Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Thơ của các nhà thơ nữ việt nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Minh Dung

THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ NỮ VIỆT NAM
TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2003


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Minh Dung

THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ NỮ VIỆT NAM
TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 5.04.33
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2003


MỤC LỤC
PHẦN DẪN LUẬN ..............................................................................................4


1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 5
3. Lịch sử vấn đề........................................................................................................ 6
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 25
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 26
6. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 26
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 26

CHƯƠNG 1: ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, VĂN HỌC VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁC NHÀ
THƠ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ................................28
1.1. Đời sống xã hội ................................................................................................. 28
1.2. Đời sống văn học .............................................................................................. 35
1.2.1. Đây là một nền văn học vận động theo hướng hiện đại hóa .................. 35
1.2.2. Nền văn học mới đề cao tinh thần tiếp thu cái mới................................. 36
1.2.3. Đây còn là một nền văn học tôn trọng sự thực, tư do của con người .... 39
1.2.4. Những tiền đề ............................................................................................ 40
1.3. Sự xuất hiện các nhà thơ nữ tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX ........................... 43
1.3.1. Sương Nguyệt Anh (8.3.1864 - 20.1.1921)............................................... 45
1.3.2. Đàm Phương nữ sử (1881 - 1948) ........................................................... 48
1.3.3. Tương Phố (1896 - 1978) .......................................................................... 51
1.3.4. Vân Đài (1903 - 1964) ............................................................................... 53
1.3.5. Hằng Phương (9.10.1908 - 2.2.1983) ....................................................... 54
1


1.3.6. Manh Manh nữ sĩ (1914 - ? ) ................................................................... 56
1.3.7. Ngân Giang (1916 - 2002) ........................................................................ 58
1.3.8. Mộng Tuyết: (1918 -) ................................................................................ 59
1.3.9. Anh Thơ (1921 - ) ...................................................................................... 60
1.3.10. Thu Hồng (1922 - 1948) ......................................................................... 61


CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN THI CẢM ..........................................................63
2.1. Cảm hứng về thiên nhiên ................................................................................ 63
2.1.1. Cảm hứng về mùa ..................................................................................... 63
2.1.2. Cảm hứng về trăng ................................................................................... 76
2.2. Cảm hứng về xã hôi (những vấn đề cộng đồng) ............................................ 80
2.2.1. Cảm hứng về đất nước, quê hương .......................................................... 80
2.2.2. Cảm hứng về những mảnh đòi bất hạnh ................................................. 89
2.3. Cảm hửng về con người (những vấn đề cá nhân) ......................................... 93
2.3.1. Cảm hứng về tình yêu. .............................................................................. 93
2.3.2. Cảm hửng về cái tôi: ................................................................................. 99

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT ...................................121
3.1. Thể loại và những cách tân về cấu trúc ....................................................... 122
3.1.1. Thể thớ lục bát. ....................................................................................... 123
3.1.2. Thể thất ngôn bát cú Đường luật ........................................................... 126
3.1.3. Thể thơ 7 tiếng ........................................................................................ 128
3.1.4. Thể thơ 8 tiếng ........................................................................................ 134
3.1.5. Thể tư do .................................................................................................. 138
3.2. Ngôn ngữ thơ .................................................................................................. 142
2


3.2.1. Ngôn ngữ thơ đa dạng độc đáo .............................................................. 142
3.2.2. Ngơn ngữ thơ giàu tính nhạc giàu hình ảnh ........................................ 147
3.3. Các biện pháp tu từ ....................................................................................... 152

KẾT LUẬN .......................................................................................................161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................165
PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................171


3


PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề phụ nữ từ lâu đã được nhiều người quan tâm. với những khả năng, những
phẩm chất bẩm sinh đáng quý, người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi gương mặt của
đời sống trên nhiều phương diện. Phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng vậy. Theo dịng chảy
của thời gian, họ đã dần chứng tỏ mình là một lực lượng quan trọng trong quá trình dựng
nước của dân tộc, và cũng khơng phải ngẫu nhiên mà những vẻ đẹp tốt lên từ diện mạo,
tâm hồn cùng bao số phận thăng trầm của người phụ nữ đã mang lại nguồn cảm hứng
sáng tạo và trở thành đối tượng phản ánh cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thơ
ca. Người phụ nữ khơng chỉ khẳng định mình trong cuộc sống lao động, chiến đấu, mà
hơn thế nữa họ còn dần khắng định mình trong sáng tạo nghệ thuật (một lĩnh vực hoạt
động tưởng chỉ là độc tôn của phái mày râu suốt bao triều đại phong kiến đã qua), vượt
lên những sự ràng buộc, không cho con người phát huy được cái tơi, cái khả năng của
mình, người phụ nữ đã dần tìm lại chính mình qua sáng tạo nghệ thuật mà khơng cần ai
tìm hộ, nói lên tiếng nói của chính mình mà khơng cần ai nói hộ. Giở lại những trang viết
của họ trong quá khứ, chúng ta tự hào khơng chỉ có một Hồ Xn Hương ngổn ngang bao
nỗi dở dang, một bà Huyện Thanh Quan trang nghiêm đau đáu trong nỗi u hồi thế sự,
mà cịn có những sương Nguyệt Anh, Sầm Phố, Cao Thị Ngọc Anh, Đạm Phương... đậm
đà nghĩa nước tình nhà, rồi Tương Phố với trái tim não nùng mang nỗi đau trần thế làm
xao động cả một thời. Đặc biệt là sự xuất hiện những gương mặt thơ mới như Anh Thơ,
Thu Hồng, vân Đài, Ngân Giang, Hằng Phương, Mộng Tuyết. Nếu trước đây trong thời
kỳ trung đại, văn học của phụ nữ xuất hiện còn tẻ loi, chưa thành một hiện tượng xã hội
rộng rãi thì bước vào đầu thế kỷ XX cây bút nữ dần xuất hiện, đông đảo và trở thành một
hiện tượng xã hội phổ biến của một đời sống văn học mang tính hiện đại. Trên diễn đàn
văn học, tiếng nói của người phụ nữ dần có trọng lượng hơn (đặc biệt trên các báo Nữ
giới chung, Đàn bà, Phụ nữ thời đàm, Phụ nữ tân văn, Việt nữ...) Từ diễn đàn báo chí, sau

đó là sách in, sáng tác của các tác giả nữ đã tạo thành một mảng riêng hài hòa trong bức
tranh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nội dung thơ văn của họ, dù luận bàn về
4


những vấn đề xã hội, nữ giới, về giáo dục gia đình, hoặc thể hiện quyết tâm chiến đấu vì
lý tưởng cao cả hay bộc bạch những niềm vui nỗi buồn, khát vọng riêng tư, nỗi đau nhân
thế, tâm sự ưu ái với nước với nhà...thì đều thấm đẫm chất nhân văn; từ thương mình đến
thương người, thương cho mỗi cuộc đời, cho mỗi số phận trong số phận chung của cả dân
tộc, cộng đồng. Nên phụ nữ đến với thơ phụ nữ như tìm đến sự chia sẻ đồng cảm, khát
khao để rồi được vơi đi cái gánh nặng nhọc nhằn hay những nỗi niềm thầm kín khó nói
thành lời ở giữa đời thường.
Tìm hiểu thơ ca nửa đầu thế kỉ XX, chúng tôi nhận ra rằng các nhà thơ nữ là một
minh chứng thể hiện sự kế thừa tiếp nối, với những đóng góp khơng nhỏ của các thế hệ
nhà thơ nữ vào q trình hiện đại hóa văn học.
Thế nhưng, việc tìm hiểu sự sáng tạo nghệ thuật của những cây bút nữ đầu thế kỉ
XX mới dừng lại ở mức giới thiệu một vài hiện tượng đơn lẻ mà chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống toàn diện. Chọn đề tài nghiên cứu thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam
tiêu biểu nửa đầu thế kỷ XX, chúng tơi hi vọng sẽ góp một cái nhìn đầy đủ và hệ thống
hơn về quá trình hiện đại hóa thơ ca ở Việt Nam. Đó cũng là thái độ cần thiết của hiện tại
đối với di sản văn học quá khứ.
Xuất phát từ góc độ cá nhân, trong q trình tiếp nhận, giảng dạy văn học, chúng tơi
nghĩ rằng, thơ nữ với hình tượng người mẹ, người vợ, người phụ nữ đang yêu, hay bất
hạnh, và đặc biệt những cảm xúc lãng mạn nhẹ nhàng tinh tế dung dị rất có sức lay động,
cảm hóa những tâm hồn trong sáng của các em học sinh. Hy vọng trong tương lai sẽ có
nhiều tác phẩm của các nữ sĩ trong giai đoạn này được tuyển chọn vào chương trình
giảng dạy, bên cạnh tác phẩm của các nhà thơ nữ trung đại - hiện đại. Như vậy, thế hệ trẻ
Việt Nam mới có dịp cảm nhận đầy đủ hơn nét đẹp nhân văn, thẩm mỹ và tài năng của
các nhà thơ nữ Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài nghiên cứu Thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ
XX, luận án hướng đến các mục đích sau:

5


2.1. Tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến sự ra đời của các nhà thơ
nữ nửa đầu thế kỉ XX.
2.2. Tìm hiểu đặc điểm và phát hiện cái hay, cái mới trong thi phẩm của một số nhà
thơ nữ tiêu biểu trên phương diện nội dung (đề tài, thi cảm, tư tưởng), hình thức (thể thơ,
ngơn ngữ, các biện pháp tu từ). Bước đều thấy được sự vận động và phát triển của thơ nữ
nửa đầu thế kỉ XX trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam.
2.3. Xác định vị trí và những đóng góp của họ trong lịch sử thơ ca Việt Nam.
3. Lịch sử vấn đề
Thơ nữ đầu thế kỉ XX là một hiện tượng văn học khá đa dạng, nó chịu chung số
phận thăng trầm với dịng văn học thời kì này. Việc đánh giá các hiện tượng văn học luôn
gắn liền với yêu cầu tìmg giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trước 1945, sau 1945
cũng như 1975 đến nay, đã có một số nhận định đánh giá chung hoặc riêng từng tác giả
của các nhà phê bình văn học, nhà thơ, và chính của các nữ sĩ.
Dưới đây, trên cơ sở những tài liệu thu thập được, chúng tôi lược thuật những ý
kiến phê bình về từng tác giả về đề tài này như sau:
3.1. SƯƠNG NGUYỆT ANH:
Trước 1945, Nguyễn Liên Phong, tác giả tập Điếu cổ hạ kim Thi tập (1915) có viết
về Sương Nguyệt Anh: “Cơ Nguyễn Thị Khuê, tự Nguyệt Anh, học chữ nho nhiều, năng
làm thi nôm, thi chữ, hơi vãn chương tao nhã, cả đàn bà trong Nam duy cô ấy học chữ
nho nhiều hơn hết, là bởi vì nhờ có ơng thân là ơng Đồ Chiểu dạy bảo”. Còn tác giả Việt
Sĩ phê: “Cuộc đời bà sương Nguyệt Anh đã trải qua nhiều cơn đau khổ nhưng bao nhiều
nỗi khổ hình như để thử thách người thiếu phụ kiên binh. Bà khơng vì cảnh hiu quạnh gia
đình mà bng ra lời thơ thống thiết như Ngọc Hãn cơng chúa. Bà cố trấn tính cõi lòng
để chống trả với bao lời trêu cợt của khách văn chương” (1, tr.73). Cả hai ông đều thống

nhất trong việc nhận xét đặc điểm phong cách thơ cũng như nguyên nhân dẫn đến đặc
điểm đó của thơ nữ sĩ. Tuy chưa đầy đủ nhưng nhìn chung đó là những lời phê xác đáng.
Từ 1945 đến nay, thơ của bà vẫn được tiếp tục tìm hiểu song cịn ở mức độ nhất
định.
6


Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền đã đánh giá rất cao cuộc đời cũng như văn phong của
Sương Nguyệt Anh bằng những lời lẽ trang trọng: Sương Nguyệt Anh là “một nữ văn thi
sĩ tài hoa, có tâm hồn cách mạng, giàu lịng u nước. Bà chính là một phụ nữ đầu tiên
đứng chủ trương tờ báo tiếng Việt ở Sài Gòn năm 1918”. Lời văn, ý thơ của một cây bút
vừa “rắn rỏi” lại vừa “giản dị” nên “gây sóng gió” khơng ít trên tờ báo Nữ Giới Chung,
“gieo rắc ảnh hưởng ít nhiều đến giới nữ lưu thời đó”. Cho nên “bà rất xứng đáng được
nêu danh là một nữ văn thi sĩ tiền phong kháng Pháp tại miền Nam đất Việt” (31, tr. 374)
Mai Hương có giới thiệu nội dung chính của thơ sương Nguyệt Anh là “tâm sự yêu
nước thương dân”, là những vấn đề đạo đức của phụ nữ. Qua đó thơ bà thể hiện “sự kiên
trinh của một người phụ nữ” (30, tr. 26).
Cái nhìn về nữ sĩ của nhóm tác giả Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỉ XX (2002), có phần
khái qt, tồn diện hơn: “Bà là con người của buổi giao thời giữa mới và cũ, giữa cổ và
kim, giữa trung đại và hiện đại”, “một người phụ nữ như bước ra từ những trang sách
thánh hiền lại bắt tay vào làm báo, và hơn thế nữa, làm chủ báo” [82, tr.24). Họ cho rằng
mục đích chiến đấu cho đạo đức, cho lịng u nước của bà thật rõ ràng. Từ góc độ thi
pháp học, các tác giả đã nhận xét văn phong của bà “thường trang nhã, uy nghiêm, nói ít
gợi nhiều tả ít, liên tưởng nhiều, kĩ thuật trau chuốt. Nội dung thâm thúy hàm súc với
những ẩn dụ, hình ảnh được sự dụng một cách tinh tẽ, kín đáo, hình tượng thơ do đó
thường giàu tính hình tượng” và thơ bà “chủ yếu viết bằng chữ Hán chữ Nôm theo lối bát
cú Đường luật, lời lẽ trang trọng, cố kính, nho nhã nhưng cũng dung dị, thanh thốt” (82,
tr. 49). Như vậy, theo nhận định trên, trong sáng tác của nữ sĩ, thi pháp truyền thống vẫn
là chủ đạo.
Đóng góp một cách nhìn mới về phong cách nữ sĩ, tác giả Từ điển tác giả văn học

Việt Nam cũng đã nhận xét “Thơ Sương Nguyệt Anh khơng có gì thật đặc sắc, nhưng lời
lẽ thanh thoát ý vị. Thể vè do bà sáng tác vừa tiếp thu được cái chất mộc mạc của thể
truyện vè miền Nam, vừa giữ được phong cách riêng của một ngòi bút cứng cáp có
truyền thống trong gia đình, những bài này có giá trị như những nét bút ghi nhanh về
những người, nhũng việc... vừa xuất hiện nóng nối xung quanh nơi mình sống”.
7


Tuy thời gian có khác nhau nhưng những ý kiến nhận xét về thơ Sương Nguyệt Anh
nói chung đều thống nhất ở những đặc điếm: “Thơ bà thiên về lý trí, lời cứng vị khơ”,
“lời thơ rắn rỏi” (77, Tr. 110) và “thơ bà thế hiện một nhân cách thanh cao, một quan
niệm sống gương mẫu, một tầm hồn trong sáng, đồng thời hàm chứa một tấm lòng thiết
tha sâu lắng đôi với quê hương đất nước” (81, Tr.62)
3.2. ĐẠM PHƯƠNG:
Đối với Đạm Phương, người đời sau đã cố gắng tìm tịi, sưu tầm nghiên cứu và
đánh giá về bà:
“Văn tài nữ sử, sư phạm nữ công, e khi nữ giới yêu cầu, đi phó hội theo chân bà Trưng
Nữ; Khí phách nam nhi, tinh hoa Nam Việt, nhớ thuở Nam Giao truy điệu, lên diễn đàn
thay mặt cụ Sào Nam”
(Thảo am Nguyễn Khoa Vy. câu đối đọc trong lễ truy điệu Bà tại Huế)
“Học vấn uyên thâm như Phục nữ
Văn đi chương tuyệt diệu tựa Tào Nga”
(Sư Viên Thành – Huế)
“Đạm Phương nữ sử - Nữ văn hào ái quốc Việt Nam”
(Lời ghi trên bia mộ tại Lạc Lâm - Thanh Hóa)
Đó là những lời khái quát bức chân dung cao quý của một phụ nữ quý tộc có tài
năng, nghị lực, tư tưởng tiến bộ, của một nữ văn sĩ có tấm lịng u nước thương dân sâu
sắc. Cuộc đời, sự nghiệp văn học, sự nghiệp giáo dục của bà có ảnh hưởng lớn tới phong
trào phụ nữ đương thời.
Từ góc độ phong cách nghệ thuật, tác giả Đạm Phương nữ sử (1995) có nhận xét về

tính dân tộc đậm đà trong cách sử dụng đa dạng các thế loại, đề tài và từ ngữ và đó cũng
là dấu hiệu bước đầu sự hiện đại hoá trong thơ bà: “Đặc điểm chung nổi bật của những
bài thơ này là: từ ngữ thuần Việt, lời thơ trong sáng, giản dị mà thấm thìa, hàm súc, thể
thơ đa dạng, bên cạnh nhũng thể tứ tuyệt, song thất bát cú, cố phong truyền thống đương
thời, là lục bất, song thất lục bát thắm đượm màu sắc dân tộc”, “Đa dạng trong đề tài và
8


thể loại. Nội dung tiến bộ, tình cảm cao thượng, cách dùng từ thuần Việt nhuần nhị,
trong sang” (2, tr. 50). Tác giả cịn nêu hạn chế về hình thức biểu đạt của thơ bà - của
một thi sĩ trong buổi giao thời là điều tất yếu. Những ý kiến trên quả cũng thỏa đáng với
người phụ nữ quý tộc tài hoa.
3.3. TƯƠNG PHỐ:
Nhận xét về Tương Phố, ông Phạm Quỳnh cho Giọt lệ thu là một tiếng khóc dài của
người mệnh bạc. Theo lời ơng Rebufat thì một người đàn bà tầm thường khơng bao giờ
có được khối tình thâm thiết như vậy, mà cái khối tình thâm thiết đó khơng được nằm ở
lịng khách văn chương thì cũng khơng sao diễn dịch được một cách tài tình mà cảm động
đến thế. Ông đánh giá Tương Phố là một người đàn bà về hạng cao đẳng và chịu ảnh
hưởng nhiều văn chương lãng mạn của nước Pháp. Trong bài diễn thuyết “Cơ Nguyễn Thị
Kiêm nói về vấn đề nữ lưu và văn học”, Manh Manh nữ sĩ đã dành đôi lời nhận xét về tài
năng văn chương của Tương Phố để làm minh chứng cho sự khẳng định khả năng sáng
tạo của nữ giới trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: “Lại thử đọc một đoạn văn sau này
trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ Tương Phố... thì ta sẽ thấy thiệt là tình thâm, giọng thiết,
phi ngọn bút đàn bà không lấy đâu được lời văn thống thiết như thế, và nếu không phải là
đàn bà về hạng cao đẳng thì cũng khơng lấy đâu được cái tình cảm nặng nề như kia”,
ơng Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận (Văn học Tùng thư) cũng đồng ý với những
nhận xét trên và còn đưa ra những ý kiến cụ thể hơn. Đứng ở góc độ chủ thể sáng tác,
Thiếu sơn viết: “Tương Phố những là tiêu biểu cho hạng phụ nữ đó. Cái vết thương tâm
của nữ sĩ đối với người thường thì chỉ đau đớn nhất thời rồi cũng theo ngày tháng mà
lành lại. Song đối với nữ sĩ thì nó đã thành nên một vết thương bất trị, vì cái khối tình

của nữ sĩ nó nặng hơn người thường, lại vì cái trí tưởng tượng mộng ảo đã phóng đại nó
ra cho nữ sĩ phải vì nó mà đau khổ trong cả khơng gian lẫn thời gian”. Theo ơng, tiếng
khóc chồng vượt qua cả khơng gian, thời gian của Tương Phố là do có chất liệu thực của
cảm xúc và khả năng tưởng tượng, sáng tạo của người nghệ sĩ dệt thành. Đồng thời ơng
cịn đánh giá cao vị trí, vai trị, ảnh hưởng của tác phẩm, của Tương Phố đối với lịch sử
văn học dần tộc và SƯ phát triển nhận thức của phụ nữ nước ta trong thời kì này. “Tơi
9


phê bình Tương Phố phu nhân chẳng phải chỉ có ý phê bình một nhà nữ sĩ có tài, mà lại
còn muốn khảo sát tới một người tiêu biểu cho một dạng nữ lưu đã từng có ảnh hưởng
đến lịch sử văn học và lịch sử tiến hóa của phụ nữ xứ ta”.
Phê bình về Tương Phố cũng phải kể đến Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại
(1942). Tác giả đã dành 16 trang (từ tr.156  172) để nhận định đánh giá về nội dung nghệ thuật cũng như vị trí thơ văn của Tương Phố trong quá trình hiện đại hóa văn học.
Trong đó có 11 trang phê bình bài Giọt lệ thu. ơng đã viết: “Bài Giọt lê thu mà Tương
Phố viết mùa thu năm Quý Hợi (1923) và đăng ừong tạp chí Nam Phong cách đầy mười
năm có thể coi là bài mở đầu cho một lối thơ thê lương, ảo não gần đây. Cái buồn của
Tương Phố là cái buồn có cớ, cái buồn thật sự, cái buồn ghi sâu tận đáy lòng, nhưng nó
đã lây sang ít nhiều tâm hồn đa cảm, làm cho họ có những cái buồn vơ cổ, những mối
sầu khơng đâu”, ơng cịn so sánh Đơng Hồ với Tương Phố “Hai người cùng là bỉnh bút
của tạp chí Nam Phong - Người ta thấy Đông Hồ là thợ thơ, cịn Tương Phố mới thật có
tâm hồn đặc Việt Nam, không chịu ảnh hưởng một cái học ngoại lai nào cả”. Như vậy,
ông đánh giá rất cao cái tôi, tràn đầy cảm xúc mang đậm bản sắc Việt Nam đã tạo nên nội
dung trữ tình đặc sắc của thi phẩm. Bên cạnh đó là nét riêng về giọng điệu “Tơi đã nói
mỗi bài thơ trong tập Giọt lệ thu là một tiếng khóc thiết tha ảo não, vì mỗi đoạn văn xuôi
là một đoạn kể lể, rồi hết đoạn kể lể là đến lúc khóc than”, cụ thể hơn “Thơ của bà nhẹ
nhàng, dễ dãi như những câu ca dao cẩm tú, nên có sức cảm người ta về âm điệu trước,
rồi về ý sau”, “mỗi đoạn văn vần là một tiếng khóc thiết tha, ai ốn” cịn “văn xi của
Tương Phố ương bài này ngày nay chắc nhiều người cho là cố, nhưng thật là một lối văn
đặc biệt, vì nó gần như thơ”. Tiếp đến là sự kế thừa truyền thống nhưng đạt mức điêu

luyện trong Khúc thu hận, Tái tiếu sầu ngâm. “Bài Khúc thu hán làm thế song thất lục bát
là một bài rất điêu luyện và ý cực hay, nhiều câu khơng khác gì những câu trong Chinh
phu ngâm”. Tác giả chỉ ra điểm mạnh của Tương Phố khi dùng thể thơ lục bát hay song
thất lục bát “Dùng hai thể thơ đặc biệt Việt Nam để diễn tả những tính tình đặc Việt Nam
thật là rất hợp; vì lẽ ấy mà hai thể thơ đó, bà đã có những bài tuyệt tác”. Như vậy, ở
Tương Phố đã bắt đầu có cái mới trong thi hứng và có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và
truyền thống. Hình thức thể hiện cũ, nhưng cảm xúc rất thực, rất gần gũi trong thế giới
10


tâm linh của con người cá nhân. Những ý kiến của vũ Ngọc Phan đã giúp ta hiểu rõ hơn
tác phẩm của Tương Phố.
Nội dung cách tân trong thơ Tương Phố được Bùi Xuân Uyên bàn tiếp trong lời tựa
Mưa gió sơng Tương (1958): “Giọt lệ thu năm nào đã thấm trong văn học sử. Cái tên của
Tương Phố đã đánh dấu một nỗi buồr”. Từ giá trị của hai tác phẩm, tác giả đã khéo đánh
giá vị trí kế thừa tinh hoa văn học quá khứ của Tương Phố. Tiếp theo là Quách Tấn: “Thơ
trong hai tập này đều giai tác, có nhiều câu tuyệt tác, đổi với Chinh phụ ngâm của Đoàn
Thị Điểm và Ai tư vãn của Ngọc Hân Công Chúa thật đời nay không thẹn với đời xưa” và
“Nữ sĩ Tương Phố là một cây gió có trầm. Giọt lệ thu và Mưa gió sơng Tương là trầm và
kỳ nam, còn bao thơ khác đều là dát có mùi thơm...” (77, tr. 156). Cách nói so sánh càng
tôn thêm giá trị thi phẩm của nữ sĩ.
Nguyễn Tấn Long lại chú ý tới nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của nữ sĩ mà ông cho
là nét độc đáo: “Từ lối dùng chữ đến cách gieo vần là cả nghệ thuật. Không sáo, không
kiểu cách, trái lại bà thường dùng những chữ thơng thường nhưng khơng phải vì thế mà
làm cho bài thơ kém hắn ý tứ hay bị lạt lẽo, vô vị...”, tiếng thơ được “cấu tạo bằng tim
máu và nước mắt”, “khơng gị bó, gượng ép hay giả tạo” (54, tr.112).
Năm 1997, Mai Hương không chỉ đưa ra những nhận xét đồng nhất với những
người đi trước mà còn đánh giá khá cao đặc điểm nghệ thuật thơ Tương Phố “...Chính
điều đó đã tạo nên nét riêng độc đáo có một khơng hai của nữ sĩ, góp phần khẳng định vị
úi của Bà trong thi đàn Việt Nam nửa đầu thế kỉ” (39, tr. 139).

Về phong cách độc đáo của Tương Phố, Hương Nguyên cũng đã khẳng định thơ bà
có “sự tương đồng về âm điệu giữa chúng với những bài dân ca Việt Nam”, nhưng ý
nghĩa sâu sắc được thể hiện dưới “những câu chữ được chọn lọc hết sức công phu”, nên
thơ bà vẫn có điểm khác với dân ca và thơ của Đơng Hồ khóc vợ. Tác giả cịn đánh giá
cao sự đóng góp của thơ bà vào tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà, “Mặc dù đề tài
của bà phần lớn giới hạn ở những tâm tư riêng. Tương Phố đã thành công ương việc đẩy
nhanh trào lưu lãng mạn của văn học Việt Nam ở thời kì chữ quốc ngữ mới phát triển”
(61, tr. 65)
11


3.4. VÂN ĐÀI:
Trong phần hai của Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã giành cho mỗi
nhà thơ nữ trong phong trào thơ mới những ý kiến phê bình riêng tinh tế ngắn gọn về mỗi
phong cách. Với Vân Đài, tác giả viết: “Bài nào cũng được. Không có gì sâu sắc. Vân
Đài chỉ là một người chơi thơ. Nhưng lời ửìơ bao giờ cũng nhẹ nhàng, êm ái. Ít khi tiếng
Nam có vị ngọt ngào như thề. Ấy cũng vì vân Đài ưa nói những gì rất mong manh rất
bình n. Những câu xơn xao nhất như:
“Gió xn đâu biết cho lịng thiếp
Ơm ấp bên mình thiếp mãi chi?”
thì lại là những câu phỏng ứieo thơ Đường. Ai ngờ thơ Đường cịn có thể gửi về cho thơ
Việt thời nay chút hương sắc dục” (79, Tr.288).
Nhận xét nội dung nghệ thuật thơ vân Đài, Thiếu Mai có những ý kiến khá tinh tế,
trên cách nhìn đa diện. Thơ Vân Đài “bao giờ cũng chứa chất nỗi u hoài”, “niềm đau
đớn” “nỗi thất vọng thầm lặng” của một tâm hồn “khao khát tự do mà khơng tìm thấy đâu
là lối thốt”. Thơ viết về thiên nhiên thì “thanh tao, duyên dáng nhưng u buồn như tâm sự
thầm kín của chị, còn tỉnh yêu “chỉ là một thứ tỉnh tuyệt vọng” có ước mơ nhưng vẫn chí
là ước mơ của kẻ bơ vơ”, hoài bão của “một tâm hồn lẻ chiếc”. Vê nghệ thuật thì vân Đài
chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ Đường, hình thức diễn đạt “rất đơn điệu”, chủ yếu là thể
thất ngôn bát cú, “thỉnh thoảng mới dùng thơ tám chữ”, “không làm thơ tự do bao giờ”.

Nhưng nhìn chung thơ đã mang “nội dung tư tưởng tình cảm mới, chắn thực của thời
đại”. (58, tr. 35)
Mã Giang Lân, và tác giả Từ điển văn học Việt Nam cùng Mai Hương cùng có
những ý kiến nhận xét tương tự về nội dung, hình thức thơ vân Đài. Chủ đề “con người
cô đơn, lẻ chiếc” xuyên suốt nhiều bài thơ của Vân Đài. Và so với Anh Thơ, Hằng
Phương, vân Đài “suy nghĩ về cuộc đời sâu sắc hơn, có phần cơ đơn hơn” (50, tr.45).
Hình thức thường là “lối thơ 7 chữ, vần điệu câu chữ theo niêm luật gị bó thơ Đường”
(50, tr.59). Đồng thời Thiếu Mai, Mã Giang Lân đã chỉ rõ hạn chế trong thơ Vân Đài:
“cịn nhiều hình ảnh mịn sáo, từ ngữ xưa cũ” khiến ý thơ bị nhạt đi, và hạn chế xúc cảm
12


của người đọc. Nhưng điều đó khơng làm mất đi giá trị của thơ vân Đài vì đó là “một
nghệ thuật gắn liền với đời sống riêng tư và đời sống xã hội rộng lớn” (50, tr.59).
Theo Hương Nguyên đặc điểm phong cách thơ vân Đài là đem lại cho độc giả
“những cảm xúc êm dịu, thanh thoát” (61,tr. 15), cịn Anh Thơ thì “Vân Đài có được
những câu thơ như chạm khắc trước vẻ đẹp thần tiên” (87, tr. 15)
3.5. HẰNG PHƯƠNG:
Với Hằng Phương, tác giả Hoài Thanh viết: “Thơ Hằng Phương cùng một giọng êm
dịu, ngọt ngào như thơ vân Đài. Nhưng ít dấu tích thơ Đường và thành thực hơn”. '“Tình
q cịn đưa thi hứng cho Hằng Phương nhiều lần nữa. Có khi nó lẫn với lịng thương
người mẹ đã khuất... có khi nó chỉ là tình lưu luyến cảnh quê hương... Những bức tranh
nho nhỏ thấy đơn sơ mà xinh tươi làm sao! Hồn thi nhân âu cũng thế” (79, Tr. 305). Như
vậy, thơ bà mang đậm tính chất Việt hơn bởi nó mang đậm tình quê hương hơn.
Tuy cách viết khác nhau, nhưng Nguyễn Tấn Long có những ý phê tương đồng với
Hồi Thanh khi đánh giá nội dung, giọng điệu thơ Hằng Phương là “Hồn thơ của Hằng
Phương là hồn quê, luôn hướng về nơi sơ sinh và ừưởng thành của mình”, “nói chung,
tiếng thơ của Hằng Phương là một điệu nhạc dìu dịu, êm êm, không thiết tha, không sôi
nổi, nhưng không tẻ nhạc” (54, tr. 1143).
Theo Anh Thơ: “cái mạch làm thơ Hằng Phương được thân mến là ''chữ tâm” “là

tấm lòng u thương con người”. Chính tình u sâu nặng với con người, cuộc đời là
nguồn xúc cảm dồi dào để Hằng Phương “thấy được những vẻ đẹp nên thơ của cuộc
sống” (87, tr.15). Đặc biệt Hương Nguyên đã chỉ ra nét riêng của thơ Hằng Phương trong
sự so sánh với Anh Thơ. “Cũng như Anh Thơ, Hằng Phương phải được coi là nữ thi sĩ
của đồng quê...”. “Hằng Phương là nhà thơ của cảm xúc, thường nhắm đến việc miêu tả
những tình cảm gây xúc động và cảnh sắc tươi vui” (6l, tr. 68).
3.6. MANH MANH
Tác giả Thi Nhân Việt Nam đã nhắc đến tên một số nhà thơ nữ trong phong trào
thơ mới, trong đó có Manh Manh. Tuy khơng có bài giới thiệu riêng như các nhà thơ nữ
khác nhưng nữ sĩ đa được tác giả giới thiệu như một người lính xung kích dũng cảm đấu
13


tranh cho phong trào thơ mới: “Từ hai tháng trước, hơm 26-7-1933 một nữ sĩ có tài và có
gan, cơ Nguyễn Thị Kiêm, đã lên diễn đàn hội khuyến học Sài Gòn hết sức tán dương Thơ
mới. Hội khuyến học Sài Gòn thành lập đến bây giờ đã 25 năm. Lần thứ nhất bạn gái lên
diễn đàn và cũng là lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đơng người nghe như
thế”. Qua lời bà chủ báo Phụ nữ tân văn, ta hiểu thêm ý nghĩa của hành động dũng cảm
này “Một người thiếu nữ chống lại bao nhiêu nhà thủ cựu trong thi giới mà nói rằng cần
phải tả sự thật đời nay trong khuôn khổ rộng hơn khuôn khổ đường thi” (81, Tr.45). Lời
nhận xét này làm rõ quan niệm về thơ mới của Manh Manh. Thơ phải có sự thay đổi
trong thi hứng, thi pháp. Nội dung phản ánh phải bám rễ vào thực tế cuộc sống đang diễn
ra. Từ nội dung ấy cần phải có một hình thức thể hiện tự do hơn khn mẫu xưa. Quan
niệm đó đã trở thành khuynh hướng mới trong sáng tác của chính nữ sĩ, như Lưu Trọng
Lư trong bài Một cái khuynh hướng mới về thi ca có viết “Gần đây trên trường văn học,
thấy xảy ra một cái khuynh hướng rõ rệt, mới lạ, mang danh là lối thơ mới. Đại biểu cho
cải khuynh hướng ấy, đáng kể nhất thì ngồi Bắc có ơng Thế Lữ, mà trong Nam có cơ
Nguyễn Thị Kiêm... Cả hai người đêu coi bộ sốt sắng lắm...” (PNTV số 216 ngày 14 - 9 1933). Không chỉ dùng lý lẽ mà nữ sĩ còn sáng tác để đấu tranh cho thơ mới thắng lợi.
Thực tế Manh Manh đã làm những bài thơ có câu dài đến 14 chữ, 27 chữ mà sau này đã
bị Hồi Thanh phê bình. Thơ nữ sĩ bước đầu mang phong cách riêng như Thanh Việt

Thanh đi nêu: “độc giả thấy ở thơ nữ sĩ những rung động rất chân thành khi làm thơ, mà
làm với phong cách phóng túng nhưng khơng mất đi vẻ thùy mị của thơ, nghĩa là vẫn giữ
được người thưởng thức” (81, tr.29). Tiếp theo là ý kiến của Hương Nguyên “bài thơ của
bà viết theo một phong cách không chỉ phớt lờ quy tắc cũ mà còn đem vào thơ ca một tư
tưởng lãng mạn mới thường cởi mở với những khát vọng tình yêu” (61, tr. 66). Nhìn
chung các ý kiến đều ngợi khen Manh Manh là “một nữ sĩ có tài và có gan” (79, tr.37)
Anh Thơ cũng như Hồi Thanh và những nhà phê bình khác cịn dành cho Manh
Manh một vị trí thật xứng đáng “Manh Manh là một trong số những người đi tiên phong
cho sự lên ngôi và thắng thế của Thơ Mới” (87, tr. 13).
3.7. NGÂN GIANG:

14


Ngân Giang khơng có tên trong Thi Nhân Việt Nam, nói như thi sĩ Thẩm Thệ Hà
“Thời tiền chiến Hồi Thanh, Hồi Chân đã khơng dành cho nữ sĩ một địa vị xứng đáng
trong Thi Nhân Việt Nam. Ta có thể cho đó là một sự sơ sót đáng tiếc” (54, tr. 667).
Nhưng nữ sĩ vân được coi là một gương mặt nữ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới nửa
đầu thế kỉ.
Theo ý kiến của Nguyễn Tấn Long “Đường luật thất ngơn bát cú là thể thơ thích
hợp với nữ sĩ nhưng khơng vì đó mà ta liệt nữ sĩ vào phái cổ điển”. Qua việc khảo sát
những chủ đề những hình thức thể hiện trong thơ nữ sĩ, ông đã rút ra những nhận xét khá
tinh tế, dung dị về đặc điểm phong cách thơ Ngân Giang: “Ngân Giang là người đàn bà,
hơn nữa, một nữ thi sĩ, nên đọc thơ ta thấy tâm tình nữ sĩ chân chất, tình thương đậm đà,
trung thực như những hình ảnh phản chiếu từ chiếc gương trong sáng” và thơ “đậm đà
tình ý, lời thơ thanh thốt dễ dàng rung cảm người đọc” (54, tr.673). Theo ông, thơ Ngân
Giang không chỉ thành công trong việc vượt qua những quy định khắt khe của thể Đường
luật cũ kĩ mà còn mang đến những cảm giác về sự mới mẻ cho độc giả.
Mai Hương cũng đồng quan điểm khi nhận xét những nét mới trong cảm xúc thơ
Ngân Giang, nhưng lại khẳng định: “Thơ Ngân Giang mang bản sắc riêng độc đáo”, “Đó

là một dịng thơ có nhận Thơ mới làm một nguồn mạch khơng nhỏ của mình, nhưng dịng
cổ điển trong thi sĩ vạm vổ hơn đã đồng hóa, đã hịa tan hết thảy cái tôi - cá thể - cá nhân
vào cái tôi - Trượng phu của Con Người - Trời - Đất đứng giữa nước non xưa” và “thơ
Ngân Giang khi là độc tấu, khi là hòa tấu của niềm say mê sự nghiệp khách anh hùng và
nỗi buồn nhân thế” (38, tr. 48). Theo đó, tính chất giao thời giữa cũ - mới đã xuất hiện,
nhưng trong đó cái cũ ngày càng thuần thục hơn đã chiếm ưu thế đế tạo nên nét riêng
trong thơ Ngân Giang. Đánh giá nội dung yêu nước, nhân đạo trong thơ nữ sĩ, Hương
Nguyên đã nhấn mạnh: “Nhìn chung, Xuân mong đợi, Mười bài tâm sự... là những bài
miêu tả chân thật nhất tâm tư của chính bà”, “Khơng giơng phần lớn các nữ sĩ ở thời kì
này chủ yếu viết về đề tài tình yêu, Ngân Giang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của bà đối
với các chiến sĩ chiến đấu vì nền độc lập tự do của xứ sở”, “Thơ Ngân Giang cũng thể
hiện lòng thương cẩm đối với những người yếu đuối...”, “Qua tác phẩm, Ngân Giang
15


hiện ra như một nhà thơ của niềm thương cảm”, và “Quả thực những bài thơ yêu nước
của Ngân Giang là một minh chứng rằng các nữ sĩ Việt Nam không thua kém bao lăm
đồng nghiệp nam giới trong việc bộc lộ lòng yêu nước” (61, tr. 69).
Trên báo Phụ nữ chủ nhật, số 8, ngày 11-3-2001 có đăng lời giới thiệu thơ Ngân
Giang của Phạm Hồ Thu. Theo tác giả, “nữ sĩ Ngân Giang là một hiện tượng đặc biệt của
nền thơ Việt thế kỉ 20”. Thơ bà đặc biệt phải chăng như lời tác giả viết: “Trưng nữ vương
của Ngân Giang nữ sĩ là bài thơ hay nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam viết về vị nữ anh
hùng dân tộc Trung Trắc”, “Dù với dòng thơ cổ điển, luật Đường niêm luật chặt chẽ,
câu chữ uyên bác, thâm trầm, mang chở sáng tạo lâm hồn, tình cảm dân tộc hay với
những dòng thơ lục bát đa tình u uẩn cùng hồn dân tộc, thơ Ngân Giang là cuộc hạnh
ngộ của một thế hệ đất Việt vừa biết “chau khóe hạnh” đi cùng thế hệ ni mộng hải hà,
vừa muốn giữ gìn và xây dựng đến cùng những giá trị đích thực phụ nữ. Thơ bà vừa giàu
hào khỉ vừa buồn xa vắng, thơ bà là tiếng gọi vừa dịu dàng vừa mãnh liệt của một khát
vọng sống đến tận cùng cho cái Thiện và cái Đẹp...”.
Đó là những lời có ý nghĩa tổng kết, khát quát và đánh giá rất cao của đời sau đối

với một phong cách thơ độc đáo bởi có sự kết hợp giữa những phong cách tưởng như đối
lập nhưng lại rất thống nhất trong một hồn thơ “tài hoa cổ kính” (Anh Thơ).
3.8. MỘNG TUYẾT:
Hoài Thanh đã nhận xét thơ Mộng Tuyết “hoặc nhẹ nhàng hí hởn, hoặc hàm súc
lâm ly, hoặc nhớ nhung bát ngát, hoặc xôn xao rạo rực, tổng chi là lời một thiếu nữ, khi
tự tình, khi đùa giỡn, khi tạ lòng người yêu. Người xem thơ bỗng thấy lịng run run như
khi được đọc thư tình gùi cho một người bạn: người thấy mình đã phạm vào chỗ riêng tư
của một tâm hồn, trong tay dường như đương nắm cả mộ niềm ân ái... hay như bài đề
tặng bộ Việt Pháp tự điển, những lời tuy bình dị mà có một vẻ u kiêu riêng tưởng ngịi
bút đàn ơng khó có thể viết ra được” (79, tr.299). Tác giả đã khám phá được chất nữ
trong hồn thơ nữ sĩ thuở mộng mơ, khuê các, nhưng bên cạnh đó cịn là một hồn thơ gắn
bó với cuộc đời thực của nhân dân, đất nước mà người phê bình chưa đề cập tới.

16


Điều mà Hồi Thanh chưa nói tới đã được Nguyễn Tấn Long bổ sung và làm rõ
hơn. Theo ông, Mộng Tuyết “mang một sắc thái nho phon”, “con người đa cảm đa tình”
nhưng “đa tình mà khơng để cho tình làm hoen ố nhũng ý tưởng thanh cao, đa cảm
nhưng khơng để giấc quan tràn ra ngồi thể chất”, hay “bầu trời thơ đã sống trong
những trang sách huy hoàng - rực rỡ, cối mộng của người thơ. Cái đẹp ấy, tâm hồn ấy đã
đúc thành tiếng thơ thầm trong tơng Mộng Tuyết” (54, tr.1137). Trên cơ sở đó và bằng
cách nói so sánh, có hình ảnh, tác giả khái quát nét tiêu biểu thơ của nữ sĩ là “lãng mạn
kín đáo”, là “chững chạc” và “được điểm nhẹ đường nét xưa cũ thấm nhuần tinh thần
Đông Phương như nét cọ phóng họa trong bức tranh thủy mặc của Trung Hoa” (54,
tr.1143). Bên cạnh cái tôi với những cảm xúc mới lạ, chân thật, “nữ sĩ còn đế tâm hồn
rung động trước nguy vong của dân tộc” (54, tr. 1142).
Vẻ đẹp riêng của thơ Mộng Tuyết được khẳng định tiếp qua lời nhận xét của tác giả
Từ điển nhà văn Việt Nam: “Những bài tíiơ nhỏ nhẹ của Mộng Tuyết nổi lên với tình cảm
hồn nhiên, nhí nhảnh, đượm vẻ ngọt ngào hạnh phúc của một cô gái khuê các đang được

yêu...” đã vượt lên trước “cái buồn cô đơn, da diết của thơ ca đương thời” và “tình cảm
của nhà thơ không chỉ khép lại quẩn quanh cái tôi riêng tư mà còn nhạy cảm, rộng mở
trước nỗi khổ của đồng bào mình”. Từ sự nhận xét riêng về thi hứng, tác giả hướng tới
phong cách của nữ sĩ “Thơ Mộng Tuyết ít đi vào ngõ ngách tâm hồn con người, khơng có
bài đột xuất về nghệ thuật. Nhưng phong cách khá thõng nhất”, giọng thơ “nhẹ nhàng
thanh thoát” đáng yêu.
Bàng Bá Lân cũng chú ý tới “cái mơ mộng dịu hiền của những cô gái hay chữ thời
xưa..” trong tâm hồn đa cảm của Mộng Tuyết, với ông, thơ nữ sĩ thường êm đềm lưu loát
chứng tỏ một tài nghệ vững vàng, và nữ sĩ là người của thời đại này nên thơ “thấy vẻ nhí
nhảnh, tự nhiên cùng những xao xuyến, rạo rực, ước mơ... như những cơ gái mới” (45,
tr.l07). Ơng phát hiện thơ nữ sĩ thường là “ý xưa tứ cũ” chữ còn “dễ nhàm dễ sáo”. Đó
cũng là đặc điểm tất yếu của thơ nữ trong buổi giao thời. Những đặc điểm về phong cách
nói trên trong thơ Mộng Tuyết cịn được Hồi Việt nhắc lại: “Thơ Mộng Tuyết có màu
sắc cổ phong. Hình ảnh, từ ngữ có chọn lọc, đẹp theo kiểu thẩm mĩ cũ, đơi khi cịn có một
17


số từ Hán - Việt chen vào, tất nhiên khó tránh khỏi sáo mịn” song “do có hồn thơ, có xúc
cảm thực nên cũng dễ được chấp nhận, dễ đi vào tâm hồn người đọc” (103, tr. 14), và
theo Hương Nguyên, thơ Mộng Tuyết “mang nặng ảnh hưởng thơ Đường luật”, “Kết
quả là thơ bà mang giọng điệu và có nhiều điển cố tiêu biểu rất phổ biến trong thơ chữ
Hán” nến bà là nhà thơ “ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây nhất” (61, tr. 69)
Theo tác giả Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỉ XX thì giá trị sâu sắc của thơ cơ học trị
nhỏ của Trí Đức học xá ngày nào chính là: “Tiếng thơ Mộng Tuyết dù được tạo thành bởi
“ý xưa tứ cũ” hay “thắm nhuần tinh thần Đơng Dương” thì xun suốt vần thấm đẫm
một chữ “tình”: Tình của bà đối với Người, với Đời, với Non nước, Quê hương. Chữ tình
ấy cung bậc lúc nào cũng trong vắt dáng nét hồn nhiên, rạo rực” (l, tr. 124). Và Mộng
Tuyết - cây bút nữ Nam Bộ duy nhất được nhắc đến trong Thi Nhân Việt Nam tuy
“không thật sắc sảo tài hoa” nhưng “dịu dàng, giàu tình cảm và khơng thiếu tinh thần
u nước” và “đã duy trì một ngịi bút dài lâu” (1, tr. 25). Nữ sĩ quả thật xứng đáng với

những lời nhận xét, đánh giá trên.
3.9. ANH THƠ:
Đặc biệt với Anh Thơ, Hồi Thanh đã có nhiều ý kiến khá cụ thể. Tác giả gọi đó là
“một thi sĩ có danh” và nhận xét văn phong Anh Thơ có “cái lối viết rõ ràng và chắc
chắn”, lối viết của người có học. Những bài thành cơng khơng chỉ là do có sự lựa chọn từ
ngữ cảnh đẹp, hay phương pháp hiện thực mà còn bởi khéo làm thức dậy cảm xúc tư
tưởng của độc giả. Còn đặc điểm nghệ thuật tả chân của Anh Thơ, tác giả viết: “Anh Thơ
từ lâu chỉ chuyên lối tíiơ tả cảnh, mà lại tả những cảnh rất tầm thường... Tranh quê có
bức chỉ là bức ảnh; cái thản nhiên hàm xúc của nghệ sĩ đã nhường chỗ cho cái thản
nhiên trống rỗng của nhà nghề. Theo gót thi nhân đến đó, ta thấy uất ức khó thở: người
dẫn ta vào một thế giới tù túng rồi không cho ta mơ tưởng đến một trời đất nào khác
nữa”. Theo tác giả, hạn chế của Anh Thơ là thơ tả quá thực, tỉ mỉ hiện thực giống như thơ
chụp ảnh cận cảnh mà thiếu sức gợi cảnh, gợi tình, trong khi “thơ phải là một tia sáng nối
cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ khơng cốt tả mà gợi...”. Khi so sánh
với Bàng Bá Lân, tác giả đã cho “Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ
18


thấy cảnh quê”, “Bàng Bá Lân hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn”, nhưng
“Bàng Bá Lần khơng có cái tì mỉ của Anh Thơ, khơng nhìn đủ hình dáng đời quê như Anh
Thơ”.
Tiếp sau ý kiến phê bình của Hồi Thanh - Hồi Chân là ý kiến của nhiều tác giả
khác như Bàng Bá Lân, Nguyễn Tấn Long, Hồng Trung Thơng, Vũ Quần Phương, Văn
Tâm, Hương Nguyên, Mai Hương, Trần Đình sử, Nguyễn Quang Hưng... và chính cả
Anh Thơ. Nhìn chung, các ý kiến đều tập ừung vào việc phê bình những đóng góp về nội
dung nghệ thuật cũng như khuynh hướng, phong cách sáng tác của Anh Thơ. Phần lớn
các ý kiến đều thống nhất khi đánh giá ưu điểm trong thơ nữ sĩ, còn về hạn chế cũng có
người khơng đồng nhất với ý kiến của Hoài Thanh với nhiều mức độ khác nhau.
Từ góc độ khuynh hướng, Nguyễn Tấn Long nhận xét Anh Thơ không giống như
hầu hết các nhà thơ đương thời mà đã tạo cho thơ mình “một sắc thái riêng biệt, độc

đáo”. Đó là khuynh hướng thi ca đồng quê “lấy thiên nhiên làm bối cảnh, lấy nếp sống
nông thôn làm đề tài chính và lấy phong tục miền nơng thơn là nguồn sáng tác”. Vì vậy
sự có mặt Anh Thơ íàm cho “thi ca dân tộc thêm phần phong phú”. Những vần thơ là
những bức tranh tả chân trong sáng, rõ rệt và linh động. Nó khơng phải là những “bức
ảnh chụp mà là một chuỗi hình linh động như một cuốn phim về hoạt cảnh được quay
liên tục trước mắt ta”. Ý kiến này có khác với Hồi Thanh. Về thể thơ, nữ sĩ “thường làm
theo lối 8 chữ, 3 đoạn, mỗi đoạn 4 câu, hầu hết có 12 câu trong bài”. Tác giả cũng khéo
léo nêu hạn chế “vì q tơn trọng tinh thần cảnh vật cũng như hoạt cảnh mà không kết
hợp sự rung động phải có của thi nhân” nên đọc thơ “thấy” nhiều hơn là “cảm”. Anh
Thơ “cịn ít dùng đến nội tâm”, “cái cảm xúc vào tiếng thơ”cịn ít. (54, tr. 1301)
Văn Tâm vừa phân tìch những ưu điểm của Bức tranh quê. “tập thơ này cũng thuộc
về lối thơ của người có học” (từ ý của Hoài Thanh), “thiên nhiên thân thuộc của quê
hương đất nước”, “nhẫn tố chủ yếu tạo nên cái duyên của Bức tranh quê chính là dáng
quê”, lại vừa phân tích những hạn chế trong thơ nữ sĩ như tác giả Thi Nhân Việt Nam đã
nhận xét. Theo ơng cái cảm giác “khó thở” của Hồi Thanh là do Bức tranh quê “chứa
nhiều thành tố cảnh mà tình chưa tương ứng, nhiều thực quá mà còn thiếu hư, hiển ngôn
19


tả lấn át vô ngôn gợi. Hầu hết thơ trong bức tranh quê chỉ mới như hoàn thành gợi một
nửa - đó là những bài thơ dang dở”. Cảnh dần dần cũng đơn điệu do trùng lặp, các yếu tố
“thơ phong tục” ở cuối tập khơng cịn sức hấp dẫn với người đọc, và một lý do làm cho
thơ có tính đơn nghĩa là thói quen sáng tác “mang dáng dấp công nghiệp”. (76,tr.179)
Vũ Quần Phương cũng cho ưu điểm nổi bật của Anh Thơ ở tập đầu tay này là “bút
pháp tả cảnh” chỉ vài chi tiết, chị đã gợi được thần thái của cảnh vật. Mỗi bài thơ “đều
như được viết ngay tại chỗ” và tác giả “như bưng được cả cái hữu hình, lẫn cái vơ hình
của khung cảnh mà đặt lên trang giấy” (76, tr. 165). Nói như Hồng Trung Thơng
“khơng được học đến nơi đến chốn, thế mà lại có tài. Học lỏm người ta mà viết, viết vụng
viết trộm mà hay. Quan sát cuộc đời mà có bản sắc riêng của mình. Các tác phẩm nằm
ngay trong tấm lịng mình. Vẫn tiiơ năm ngay trong trang nỗi niềm đối với quê hương,

đối với sự vất vả của bà con trong xóm, trong làng, trong chợ búa” (85, tr. 219)
Đặt trong sự so sánh, Hương Nguyên đã nhận xét “nếu Hằng Phương là nhà thơ
của cảm xúc thường nhắm đến việc miêu tả những tình cảm gây xúc động và cảnh sắc
tươi vui thì Anh Thơ lại là nhà thơ nghiêng về lí trí ln hướng vào việc miêu tả bức
tranh hiện thực đời sống”, và thơ có giá trị hiện thực cao “với tác phẩm của mình, Anh
Thơ xứng đáng được xem là một ừvng số những nhà thơ nữ hiện thực hay nhất ở giai
đoạn Thơ mới có được vai trị quan trọng má thơ Đường đã có trong lịch sử văn
chương”.
Phần lớn các ý kiến trên tập trung đánh giá cao bút pháp hiện thực trong sáng tạo
nghệ thuật của Anh Thơ. Còn xét về mặt hạn chế trong thơ nữ sĩ, Bàng Bá Lân đã có ý
bác bỏ khéo léo: “Vâng, thì chụp ảnh, nhưng chụp ảnh mà được những tác phẩm như
trên đây thì tưởng tượng trong văn chương Việt Nam cũng nên - hơn nữa - cũng cần có
những nhà thơ chụp ảnh như vậy”. Bởi vì, cũng theo ơng chụp ảnh khơng phải chỉ làm
việc có tính máy móc mà “phải là một nghệ sĩ thực tại mới khám phá được giữa cái hỗn
độn tầm thường của sự vật những dáng hình khêu gợi và truyền cảm” để “rung cảm được
người xem”. (54, tr. 1300)

20


Bản thân Anh Thơ đã tâm sự để bênh vực cho mình: “Trướckhi làm Bức tranh q
tơi cũng đã sáng tác nhiều bài thơ có đủ cả hai vế cảnh và tình, chứ khơng đến nỗi chỉ
biết làm một lối tả cảnh mà khơng biết tả tình. Và khi làm Bức tranh q tơi đã học được
lối gợi tình cảm tíiật hàm súc của thơ Đường và phát triển bằng cách để khách quan nói
lên sự vui, buồn, yêu, ghét của mình...” (90, tr.15). Và nữ sĩ cịn gắn mình vào thế giới
cảm xúc chung của các nữ sĩ trước cách mạng để rút ra nhận xét “Đọc thơ ca nữ trước
cách mạng, có thể nói: khơng phải khơng có những tình cảm ủy mị, yếu đuối, những cảm
xúc quấn quanh, vụn vặt. Nhưng tình cảm lớn bao trùm trên hết vẫn là tình yêu sâu nặng
với con người và cuộc đời”, và khẳng định: “Tình yêu ấy là động lực để tôi viết Bức tranh
quê với 45 bài trong vịng có một tháng” (88, tr. l5) để hi vọng “tấm lịng chân tình trải

ra trong thơ sẽ được bạn đọc đón nhận” (88, tr.13). Đồng thời nữ sĩ cũng tự nhận thấy
“Lời thơ trong Bức tranh quê có những vần cịn thơ sơ, nhưng có những câu hay mà đến
bầy giờ trình độ có vượt hơn trước rất nhiều tôi cũng không làm được”, “Điểm lại tôi
thấy Thơ mới đã cho tôi tập thơ Bức tranh quê với màu sắc hiện đại, dân tộc” (88, 15).
Nói như thế cũng có nghĩa là nếu khơng có những cảm xúc bắt nguồn từ tình cảm yêu
thương con người và cuộc đời buồn nặng lúc đó thì khó có được sự thành công trong thi
phẩm của nữ sĩ. Và thực sự nếu khơng có cảm xúc thì làm sao có thể gọi là thơ hay được.
Về điểm này, người viết thấy nhận xét của Lê Quang Hưng và tác giả Từ điển văn
học Việt Nam có phần khách quanh hơn cả. Theo Lê Quang Hưng, cảm giác đọc cả tập
thơ thì có thể chia sẻ với cảm giác uất ức khó thở của Hồi Thanh, nhưng khi phân tích
từng bài thì thấy “Mỗi người làm thơ có một tạng cảm xúc, tâm tình” và “lắm kiểu ngụ
tình trong thơ”. “Đã đành có khi Anh Thơ muốn hàm súc quá, muốn đế khách quan tự
nói lên tình cảm của mình q đến mức người ta chẳng còn thấy xao động, bồng bột của
một cá nhân. Nhưng mà nhiều bài trong Bức tranh quê vẫn chứa đựng một cái tình nhè
nhẹ, kín đáo đối với cảnh sắc, con người chốn làng quê. Đằng sau những bức ừanh cảnh
và người ấy chúng ta vẫn tìm thấy tíiẽgiới bên trong của hồn quê đất Việt”. (26, tr. 184)
và chính đặc điểm này mà “Anh Thơ đã đem đến một tiếng thơ điềm nhiên, có phần dửng
dưng, bình tĩnh”, “làm dịu tâm hồn” ngườị đọc bằng những bức tranh quê yên bình.

21


Đánh giá toàn bộ sự nghiệp thơ văn của Anh Thơ, Từ điển văn học đưa ra những
nhận xét khá toàn diện, hợp lý: “Tập thơ đầu- Bức tranh quê (1941) gồm 41 bài, là những
cảnh nông thôn được sắp theo trình tự bốn mùa và được miêu tả bằng sự quan sát khá tỉ
mỉ, sắc nét, độc đáo và nhạy cảm. Trong lúc Thơ mới xoay quanh thi đề độc tơn về “cái
tơi” thì cùng với thơ Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ, Bức tranh q thế hiện khuynh hướng
tìm về đồng quê, có phần trong sáng lành mạnh. Cảnh nông thôn trong tập thơ phần
nhiều bẵng lặng, nhưng không phải khơng chứa đựng ít nhiều sự khao khát sống và yêu
đương của một tâm hồn ừìiếu nữ tiểu tư sản và tâm sự bâng khuâng, u buồn của thế hệ

“Thơ mới”“. Từ điển văn học còn chỉ ra nguyên nhân sự thành công cũng như hạn chế
trong thơ nữ sĩ. “Những bức tranh thiên nhiên thường mới mẻ, đậm màu sắc và phong vị
dân tộc” là do có năng lực quan sát tinh tường và cuộc sống gần gũi nơng thơn; cịn “đơi
khi sự kể lể”, “cảm xúc đơn sơ trong cấu tứ và ngơn ngữ” đị hạn chế một phần sức
truyền cảm của thơ bà.
3.10. THU HỒNG: (1922 - 1948)
Với Thu Hồng, Hoài Thanh chú ý tới giọng thơ của một thi sĩ trong hồng tộc
“Người có cái ý muốn rất đáng quý là diễn đúng hình dáng riêng của hồn mình. Có phải
vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng nghịu rất ít có trong thơ ca.... Nhưng tinh ý
người lớn trong giọng nói trẻ con ấy thực dễ thương. Thực ra Thu Hồng chỉ trẻ con ở cái
giọng”, “ngòi bút của nữ sĩ đã vẽ nên đơi bức tranh nho nhỏ, có lẽ chưa được nối nhưng
có một vẻ linh hoạt riêng”. (79, tr.149).
Ơng chỉ ra đặc điếm cái tôi mới mẻ cũng như bức tranh hiện thực về cái tôi tràn đầy
cảm xúc của nữ sĩ. Tuy chưa nhiều, chưa đặc sắc lắm, nhưng cái tơi đó đã ghi được dấu
ấn riêng.
Những ý kiến của Nguyễn Tấn Long góp phần làm rõ hơn đặc điểm đáng yêu trên
của hồn thơ nữ sĩ: “Trải qua hơn sáu mươi thi nhân, chúng tôi chưa thấy có nhà thơ nào
cho mấy vần thơ của mình mang tính trẻ con, ngây thơ, trong trắng đậm nét trong thơ ca
như Thu Hồng”, nghe tưởng “tiếng thỏ thẻ hồn nhiên của một bé gái năm, sáu tuổi”.

22


“Cái sống trẻ” trong thơ Thu Hồng được ánh lên từ những kỉ niệm êm đềm tuổi ấu thơ và
tình yêu luôn sôi réo dâng trào trong hồn thơ.
Hương Nguyên cũng có những ý phê bình khá tinh tế. Về nội dung, thơ Thu Hồng
khắc sâu vẻ đẹp dịu dàng của xứ Huế, của những kỉ niệm thời ấu thơ, của tình yêu, cảnh
đẹp và xúc cảm nội tâm lãng mạn. về phong cách, tác giả đã so sánh với Tương Phố để
làm rõ tính chất mới trong thơ Thu Hồng “Từ ngữ trong thơ Thu Hồng sáng sủa và giản
dị hơn cịn Tương Phố tíiường dùng những từ gốc Hán”, nữ sĩ có “xu hướng dùng phong

cách hiện thực và sinh hoạt hàng ngày hơn thơ những người viết theo nguyên tắc thơ
Đường” (61, tr.67).
* Phê bình chung về thờ nữ Việt Nam nửa đầu thế kí XX:
Trên cơ sở những ý kiến phê bình riêng từng nữ sĩ nói trên, những ý kiến có tính
chất đánh giá chung về các nhà thơ nữ thời kì này cũng đã xuất hiện. Đặc biệt nhiều vấn
đề của thơ nữ được đặt ra cùng với phần nhận định chung về Thơ Mới. Tiêu biểu như ý
kiến của Hoài Thanh trong Một thời đại thi ca. Theo ông: chung quanh Thế Lữ (người
đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm) là “những vì sao vốn ở một trời khác: Vân Đài,
Mộng Tuyết”, “chung quanh đơi bạn Xn Diệu - Huy Cận có vơ số thi sĩ bàn nhì bàn
ba:... Thu Hồng...” và “Cùng ra đời một lần với thơ Xuân Huy nhưng kém thanh thế hơn
nhiều là lối thơ tả chân. Thơ mới vốn ưa tả chân hơn thơ cũ, nhưng làm những bài thơ tả
chân biệt hẳn ra một lối chỉ có Nam Trân, Đồn Văn Cừ và Anh Thơ. Cũng có thể kể cả
Bàng Bá Lân và Thu Hồng ... Anh Thơ, Thu Hồng có lẽ chi đi theo cái xu hướng gần sự
thực, dẫu sự thực tầm thường là một đặc tính của văn học Phương Tây”. Đồng thời, căn
cứ vào mức độ chịu ảnh hưởng thờ Đường, tác giả nhận xét tiếp “Hồn thơ Đường vắng
đã lâu, nay lại trở về trong thơ việt... với Đỗ Huy Nhiệm, Vân Đài... hoặc nó kín đáo tinh
vi hơn, hoặc nó rắn rỏi chắc chắn hơn, nhưng cũng nghèo hơn” còn Mộng Tuyết là một
trong số ít người “quyết giữ trọn nghĩa thủy chung với nàng thơ cũ. Nhưng họ đã bị
ruồng rẫy mà không hay”, và tác giả đã xếp Hằng Phương vào dịng “những nhà thơ tuy
có chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng rất ít và cũng khơng chịu ảnh hưởng thơ Đường.
Thơ của họ có tính cách Việt Nam rõ rệt”.
23


×