Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Cải biên bộ công cụ ASQ 3 nhằm sàng lọc phát hiện và đánh giá trẻ từ 27 đến 36 tháng tại một số trường mầm non thành phố bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Muối Em

CẢI BIÊN BỘ CƠNG CỤ ASQ-3 NHẰM SÀNG
LỌC PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRẺ TỪ 27
ĐẾN 36 THÁNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Muối Em

CẢI BIÊN BỘ CƠNG CỤ ASQ-3 NHẰM SÀNG
LỌC PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRẺ TỪ 27
ĐẾN 36 THÁNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ BẾN TRE

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ MINH HÀ


Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tơi thực hiện, khơng sao chép từ nghiên
cứu của người khác, chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ MUỐI EM


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi gặp khơng ít khó khăn nhưng nhờ sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của thầy cô đồng nghiệp, giáo viên
ở các trường mầm non thành phố Bến Tre, phụ huynh của các bé, bạn bè đã giúp tơi
hồn thành đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Minh Hà người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức song đây là lần đầu tiên tôi tập dợt làm công tác
nghiên cứu khoa học nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong q
thầy cơ nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tài này được hồn thiện hơn. Kính chúc sức
khỏe q thầy cơ hạnh phúc và thành đạt.


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT


Chữ cái viết tắt

Ý nghĩa

1

NC

Nghiên cứu

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3

CS

Chăm sóc

4

CTS

Can thiệp sớm

5


KQNC

Kết quả nghiên cứu

6

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

7

GDĐB.ĐHSPTP.HCM

Giáo dục đặc biệt. Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh

8

TS

Tiến sĩ

9

GTC1

Giao tiếp câu 1

10


GTC2

Giao tiếp câu 2

11

GTC3

Giao tiếp câu 3

12

GTC4

Giao tiếp câu 4

13

GTC5

Giao tiếp câu 5

14

GTC6

Giao tiếp câu 6

15


VĐ thô C1

Vận động thô câu 1

16

VĐ thô C2

Vận động thô câu 2

17

VĐ thô C3

Vận động thô câu 3

18

VĐ thô C4

Vận động thô câu 4

19

VĐ thô C5

Vận động thô câu 5

20


VĐ thô C6

Vận động thô câu 6

21

VĐTC1

Vận động tinh câu 1

22

VĐTC2

Vận động tinh câu 2

23

VĐTC3

Vận động tinh câu 3

24

VĐTC4

Vận động tinh câu 4

25


VĐTC5

Vận động tinh câu 5

26

VĐTC6

Vận động tinh câu 6

27

GQVĐC1

Giải quyết vấn đề câu 1

28

GQVĐC2

Giải quyết vấn đề câu 2

Ghi chú


29

GQVĐC3


Giải quyết vấn đề câu 3

31

GQVĐC4

Giải quyết vấn đề câu 4

32

GQVĐC5

Giải quyết vấn đề câu 5

33

GQVĐC6

Giải quyết vấn đề câu 6

34

CNXHC1

Cá nhân-xã hội câu 1

35

CNXHC2


Cá nhân-xã hội câu 2

36

CNXHC3

Cá nhân-xã hội câu 3

37

CNXHC4

Cá nhân-xã hội câu 4

38

CNXHC5

Cá nhân-xã hội câu 5

39

CNXHC6

Cá nhân-xã hội câu 6

40

PH


Phụ huynh

41

GV

Giáo viên

42

CG

Chuyên gia

43

ĐH

Đại học

44

CĐ/TC

Cao đẳng/trung cấp

45

THPT


Trung học phổ thông

46

THCS

Trung học cơ sở

47

TT

Thứ tự


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................8
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................7
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................7
1.1.1. Giới thiệu chung về Bảng câu hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn - Phiên bản .......3
(ASQ-3) ....................................................................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu về ASQ-3 theo hướng thích nghi hóa trên thế giới ..............9
1.1.3. Các nghiên cứu về ASQ-3 ở Việt Nam ........................................................13
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................................14
1.2.1. Lí luận về cải biên.........................................................................................14
1.2.2. Các thông số kỹ thuật cải biên ......................................................................18
1.2.3. Một số khái niệm công cụ .............................................................................22
1.2.3.1. Khái niệm sàng lọc phát triển ....................................................................22

1.2.3.2. Khái niệm phát hiện ...................................................................................23
1.2.3.3. Khái niệm đánh giá phát triển ....................................................................24
1.2.3.3. Khái niệm tuổi và giai đoạn phát triển ......................................................24
1.2.4. Đặc điểm phát triển của trẻ từ 27 đến 36 tháng ...............................................25
1.2.4.1. Đặc điểm phát triển vận động thô ..............................................................25
1.2.4.2. Đặc điểm phát triển vận động tinh .............................................................26
1.2.4.3. Đặc điểm phát triển giao tiếp .....................................................................27
1.2.4.4. Đặc điểm phát triển tư duy ........................................................................29
1.2.4.5. Đặc điểm phát triển kỹ năng cá nhân- xã hội ............................................30
1.3. Thể thức nghiên cứu............................................................................................31
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ CẢI BIÊN BỘ CÔNG CỤ ASQ-3 GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ .27
ĐẾN 36 THÁNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ BẾN TRE ...33
2.1. Đặc điểm khách thể khảo sát...............................................................................33
2.2. Kết quả cải biên bộ công cụ ASQ-3 giai đoạn từ 27 đến 36 tháng .....................34


2.2.1. Kết quả góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 giai đoạn từ 27 đến 36 tháng của phụ
huynh, giáo viên và chuyên gia. .............................................................................34
2.2.2.Kết quả cải biên từng bảng hỏi ASQ-3 giai đoạn từ 27 đến 36 tháng ...........42
2.2.2.1.Bảng hỏi ASQ-3 27 tháng trước và sau cải biên .....................................42
2.2.2.2. Bảng hỏi ASQ-3 30 tháng trước và sau cải biên ....................................50
2.2.2.3. Bảng hỏi ASQ-3 33 tháng trước và sau cải biên ...................................57
2.2.2.4. Bảng hỏi ASQ-3 36 tháng trước và sau cải biên ....................................65
2.3. Thử nghiệm bảng hỏi ASQ-3 sau cải biên (phiên bản 2) giai đoạn trẻ từ 27 đến
36 tháng tại một số trường mầm non thành phố Bến Tre. ........................................73
2.4. Kiểm định kết quả nghiên cứu ............................................................................76
2.4.1. Kiểm định bảng hỏi ASQ-3 27 tháng ...........................................................76
2.4.1.1. Giao tiếp .................................................................................................76
2.4.1.2. Vận động thô ..........................................................................................79
2.4.1.3. Vận động tinh ........................................................................................81

Bảng 17: Điểm trung bình của từng câu hỏi .......................................................81
2.4.1.4. Giải quyết vấn đề....................................................................................83
Bảng 20: Điểm trung bình của từng câu hỏi .......................................................83
2.4.1.5. Cá nhân- xã hội.......................................................................................85
2.4.2. Kiểm định bảng hỏi ASQ-3 30 tháng ...........................................................87
2.4.2.1. Giao tiếp .................................................................................................87
2.4.2.2. Vận động thô: .........................................................................................89
2.4.2.3. Vận động tinh .........................................................................................91
2.4.2.4. Giải quyết vấn đề...................................................................................93
2.4.2.5. Cá nhân- xã hội.......................................................................................95
2.4.3. Kiểm định bảng hỏi 33 tháng........................................................................97
2.4.3.1. Giao tiếp .................................................................................................97
2.4.3.2. Về vận động thô .....................................................................................99
2.4.3.3. Vận động tinh .......................................................................................101
2.4.3.4. Giải quyết vấn đề..................................................................................103
2.4.2.5. Cá nhân- xã hội.....................................................................................105


2.4.4. Kiểm định bảng hỏi 36 tháng......................................................................107
2.4.4.1. Giao tiếp ...............................................................................................107
2.4.4.2. Vận động thô .......................................................................................109
2.4.4.3. Vận động tinh .......................................................................................111
2.4.4.4. Giải quyết vấn đề..................................................................................113
2.4.4.5. Cá nhân- xã hội.....................................................................................115
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ..........................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................118


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng tổng hợp trình độ học vấn .......................................................................33

Bảng 2: Bảng tổng hợp về tuổi ......................................................................................33
Bảng 3: Tổng hợp ý kiến góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 27 tháng ....................................34
Bảng 4: Tổng hợp ý kiến góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 30 tháng ...................................36
Bảng 5: Tổng hợp ý kiến góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 33 tháng ....................................38
Bảng 6: Tổng hợp ý kiến góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 36 tháng ...................................40
Bảng 7: ASQ-3 27 tháng ..............................................................................................74
Bảng 8: ASQ-3 30 tháng ...............................................................................................74
Bảng 9: ASQ-3 33 tháng ...............................................................................................75
Bảng 10: ASQ-3 36 tháng ............................................................................................76
Bảng 11: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................77
Bảng 12: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực giao tiếp................................78
Bảng 13: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................79
Bảng 14 : Điểm trung bình của từng câu hỏi.................................................................80
Bảng 15: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động thô” .....................80
Bảng 16: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................81
Bảng 18: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động tinh” ....................82
Bảng 19: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................82
Bảng 21: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “giải quyết vấn đề” ..............84
Bảng 22: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................84
Bảng 23: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................85
Bảng 24: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “cá nhân-xã hội” ..................85
Bảng 25: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................86
Bảng 26: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................87


Bảng 27: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực giao tiếp................................87
Bảng 28: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................88
Bảng 29: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................89
Bảng 30: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động thô” .....................89
Bảng 31: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................90

Bảng 32: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................91
Bảng 33: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động tinh” ....................91
Bảng 34: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................92
Bảng 35: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................93
Bảng 36: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “giải quyết vấn đề” ..............93
Bảng 37: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................94
Bảng 38: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................95
Bảng 39: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “cá nhân-xã hội” ..................95
Bảng 40: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................96
Bảng 41: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................97
Bảng 42: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực giao tiếp................................97
Bảng 43: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ..............................................98
Bảng 44: Điểm trung bình của từng câu hỏi..................................................................99
Bảng 45: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động thô” .....................99
Bảng 46: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................100
Bảng 47: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................101
Bảng 48: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động tinh” ..................101
Bảng 49: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................102
Bảng 50: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................103
Bảng 51: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “giải quyết vấn đề” ............103


Bảng 52: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................104
Bảng 53: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................105
Bảng 54: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “cá nhân-xã hội” ................105
Bảng 55: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................106
Bảng 56: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................107
Bảng 57: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực giao tiếp..............................107
Bảng 58: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................108
Bảng 59: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................109

Bảng 60: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động thô” ...................109
Bảng 61: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................110
Bảng 62: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................111
Bảng 63: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “vận động tinh” ..................111
Bảng 64: Ma trận Hệ số tương qua Correlation Matrix ..............................................112
Bảng 65: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................113
Bảng 66: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “giải quyết vấn đề” ............113
Bảng 67: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................114
Bảng 68: Điểm trung bình của từng câu hỏi................................................................115
Bảng 69: Hệ số Alpha của từng câu hỏi và của lĩnh vực “cá nhân-xã hội” ................115
Bảng 70: Ma trận Hệ số tương quan Correlation Matrix ............................................116


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em. Thời kỳ mầm non còn được gọi là “thời kỳ vàng” của cuộc đời,
sự phát triển tâm lí của trẻ em diễn ra một cách kì diệu. Tốc độ, mức độ, tính chất phát
triển của trẻ em diễn ra rất nhanh theo hằng tháng, hằng năm và có sự thay đổi rõ rệt
giữa các độ tuổi. Ở giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi hay còn gọi là “cửa sổ cơ hội” là
khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh “nhạy cảm” và đáp
ứng tốt nhất với những tác động từ bên ngoài. Trong “giai đoạn vàng” này gia đình
nhất là cha mẹ có vai trị quyết định đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ
huynh/người chăm sóc trẻ cần hiểu rõ sự phát triển cụ thể của trẻ trong độ tuổi này để
có sự đánh giá và can thiệp đúng đắn.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là một cơ thể đang phát triển.
Trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ em có những đặc điểm về giải phẩu, sinh lý và
bệnh lý mang tính đặc trưng cho từng lứa tuổi. Giai đoạn 27 tháng đến 36 tháng xảy ra
quá trình trẻ tiếp thu mạnh mẽ những thao tác công cụ- đối tượng, những tri thức thực

tiễn được hình thành. Hoạt động với đối tượng do xã hội tạo ra dần dần chiếm vị trí
chủ đạo ở lứa tuổi này. Trẻ từ 27 đến 36 tháng là giai đoạn cuối của lứa tuổi nhà trẻ,
các em sắp chuyển sang một giai đoạn mới-lứa tuổi mẫu giáo. Đây là giai đoạn đặt nền
móng cho nhiều chức năng tâm lí phức tạp phát triển. Nhiều phẩm chất nhân cách của
trẻ bắt đầu bộc lộ qua hành vi ứng xử của trẻ trong quan hệ với đồ vật và những người
xung quanh. Giai đoạn này trẻ tích lũy được những biểu tượng về sự vật, hiện tượng
cũng như phát triển về ngơn ngữ.
Q trình phát triển của mỗi trẻ đều khơng giống nhau.Trẻ có thể biết ngồi sớm
hơn vài tuần so với các bạn sinh cùng ngày, nhưng lại có thể chậm vận động tinh.
Cũng có khi trẻ chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ở giai đoạn 18 tháng tuổi, nhưng lại
có thể nói chuyện khá lưu lốt khi lên 24 tháng. Trong quá trình phát triển của trẻ em,
một số trẻ phát triển bình thường theo độ tuổi và giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, một
số trẻ còn chậm phát triển hoặc bất thường trong quá trình phát triển như:chậm phát
triển trí tuệ, chậm phát triển vận động, rối loạn ngôn ngữ, trẻ, kỹ năng-xã hội kém …


2
có rất nhiều dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện bất thường có thể xảy ra ở bé, nếu phụ
huynh/ nhà giáo dục lơ là, khơng để ý và khơng có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách
có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm mà chúng ta khơng thể lường trước được.
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ sau này.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ
sinh là 1,73%. Như vậy, mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật
bẩm sinh. Mỗi năm ở VN có khoảng 1.500.000 em bé sinh ra, trong đó có: 1.400 1.800 trẻ bị bệnh Down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ bị hội chứng Ewards (Trisomy
18); 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh;
15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 200 - 600 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận
bẩm sinh; 2.200 trẻ bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng sinh ra và các bệnh lý
di truyền, dị tật bẩm sinh khác.
Vì thế, việc sàng lọc và kiểm tra để có thể phát hiện những bất thường hoặc sự
chậm phát triển của trẻ so với độ tuổi và phát hiện trẻ có vấn đề trong phát triển là hết

sức cần thiết vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của
xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các
bệnh bẩm sinh gây ra. Để phát hiện sớm những bất thường trong sự phát triển của trẻ
cần thiết phải có bộ công cụ sàng lọc, đánh giá trẻ nhằm giúp cho phụ huynh/người
chăm sóc trẻ và các nhà chun mơn có thể can thiệp và có hướng điều trị kịp thời.
Trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, các nhà khoa học, các giáo viên, chuyên gia và cả
phụ huynh đều tin tưởng rằng phát hiện sớm vấn đề trong phát triển của trẻ là nhân tố
cốt yếu để can thiệp kịp thời và hiệu quả. Thực tế hiện nay, phụ huynh và giáo viên có
nhu cầu rất lớn xung quanh việc chẩn đốn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ có nguy cơ
hoặc bị khuyết tật. Nhưng chúng ta chưa có nhiều cơng cụ chuẩn để chẩn đốn, đánh
giá trẻ.
Bộ cơng cụ sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ (Ages and stages questionnaires
viết tắt là ASQ) là hệ thống câu hỏi dành cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ hồn thiện
nhằm sàng lọc và theo dõi sự phát triển của trẻ từ 1 tháng tuổi đến 6 tuổi theo 5 lĩnh
vực phát triển: giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và kỹ năng cá
nhân - xã hội, trên cơ sở đó phát hiện sớm các nguy cơ chậm phát triển ở trẻ. Bộ công


3
cụ ASQ có thể đánh giá những trẻ có rủi ro vì khiếm khuyết hoặc chậm phát triển do
hệ quả từ những yếu tố như sinh nhẹ cân, sinh non, sinh hút, bệnh nặng, nghèo đói, cha
mẹ sa sút trí tuệ, cha mẹ có tiền sử bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc cha mẹ vị thành niên).
ASQ là bộ công cụ sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ có nguy cơ trong phát triển,
những mặt cịn hạn chế so với độ tuổi và giai đoạn phát triển.
Ở Việt Nam, bộ công cụ ASQ-3 đang được nghiên cứu nhằm đưa vào sử dụng
rộng rãi như một công cụ sàng lọc, phát hiện, đánh giá và can thiệp sự phát triển của
.Mới đây, Vụ Mầm non Bộ GD&ĐT đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phê chuẩn đưa
vào nghiên cứu, sử dụng bộ công cụ ASQ-3 ở Việt Nam, sau khi có đồn đánh giá độc
lập của Bộ khảo sát và đánh giá tình hình nghiên cứu và sử dụng các cơng cụ sàng lọc,
phát hiện trẻ có vấn đề trong phát triển ở Việt Nam.Vì thế cần thiết phải đưa bộ cơng

cụ ASQ-3 vào Việt Nam vì những tính ưu việt của nó. Tại TP.HCM một số trường
MN đã sử dụng ASQ một cách tự phát (sau tập huấn) để đánh giá trẻ, mà chưa có
nghiên cứu cải biên và định chuẩn tại Việt Nam
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Cải biên bộ công cụ ASQ-3 nhằm sàng
lọc, phát hiện và đánh giá trẻ từ 27đến 36 tháng tại một số trường mầm non thành
phố Bến Tre để góp phần sớm đưa bộ cơng cụ này vào sử dụng tại Việt Nam và phụ
huynh/người chăm sóc trẻ, giáo viên, các nhà chun mơn có thêm bộ công cụ hữu
hiệu trong việc sàng lọc, phát hiện, đánh giá trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát
triển tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Cải biên bộ cơng cụ ASQ-3 nhằm sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ theo độ tuổi
và giai đoạn phát triển cho trẻ từ 27 đến 36 tháng tuổi tại một số trường mầm non
thành phố Bến Tre.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
3.2. Cải biên bộ công cụ ASQ-3 nhằm sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ từ 27 đến
36 tháng tuổi tại một số trường mầm non thành phố Bến Tre.
3.3. Thử sử dụng bộ công cụ ASQ-3sau cải biên sàng lọc và phát hiện trẻ có vấn
đề tại một số trường mầm non thành phố Bến Tre.


4
4. Giả thuyết nghiên cứu
Bộ công cụ ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng tuổi sau cải biên có thể sử dụng để sàng lọc,
phát hiện và đánh giá trẻ.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Cải biên bộ công cụ ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng tuổi nhằm sàng lọc, phát hiện và
đánh giá trẻ từ 27 đến 36 tháng tuổi.
5.2. Khách thể nghiên cứu

Bộ công cụ ASQ-3 giai đoạn từ 27 đến 36 tháng tuổi.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu:
- 240 phụ huynh của trẻ từ 27 đến 36 tháng tại thành phố Bến Tre.
- 120 giáo viên mầm non các lớp ở lứa tuổi 27 đến 36 tháng.
- 40 chuyên gia về giáo dục.
- 240 trẻ từ 27đến 36 tháng mỗi độ tuổi 60 trẻ ( trong đó trước cải biên 120 trẻ,
sau cải biên 120 trẻ)
6.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ cải biên bộ công cụ ASQ-3 thuộc các giai đoạn từ 27 đến 36 tháng tuổi.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường mầm non: Trường mầm non Phú Khương, Trường mầm non Hoa
Phượng, Trường mầm non Trúc Giang, Trường mầm non Hoa Dừa, Trường mầm non
1 tháng 6, Trường mầm non Đồng Khởi, Trường mầm non Hoa Mai, Trường mầm non
Sơn Ca, Trường mầm non Hướng Dương, Trường mầm non Vành Khuyên.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận :
- Tiếp cận hệ thống: Sự phát triển từng lĩnh vực của trẻ diễn ra trong mối quan
hệ với các lĩnh vực phát triển khác (chẳng hạn sự phát triển vận động thô, vận động
tinh, giải quyết tình huống có vấn đề, giao tiếp và kỹ năng cá nhân - xã hội…). Vì
vậy, khi đánh giá sự phát triển của trẻ cần xem xét trong một quá trình phát triển thống
nhất giữa các lĩnh vực phát triển.


5
- Tiếp cận phát triển: Mọi trẻ em đều phát triển theo một trình tự, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, giai đoạn trước là tiền đề để phát triển giai đoạn sau. Vì
vậy, sử dụng bộ công cụ ASQ-3 đánh giá sự phát triển của trẻ tại một thời điểm nhất
định nhằm can thiệp, hỗ trợ trẻ và tiếp tục đánh giá (cần lưu ý rằng, việc đánh giá
khơng chỉ làm rõ những gì trẻ có và biết trong giai đoạn hiện tại “vùng hiện tại” mà cả

tiềm năng của trẻ trong “vùng phát triển gần nhất”
- Tiếp cận toàn diện: Đánh giá sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trong các
lĩnh vực phát triển khác nhau như giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết
tình huống có vấn đề và kỹ năng cá nhân - xã hội.
- Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu, đề tài phải dựa trên những cơ sở thực tiễn về
đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện....tại một số trường mầm
non thành phố Bến Tre.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.2.1 Nhóm PP nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu (sách, luận văn, tạp chí, bài báo…) trong nước và ngồi
nước về sự phát triển của trẻ từ 27 đến 36 tháng, đặc điểm tâm lí cũng như các vấn đề
có liên quan đến trẻ 27 đến 36 tháng, liên quan đến “Bảng hỏi phát hiện và đánh giá”
- Nghiên cứu bảng hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn ASQ-3 thực hiện.
7.2.2. Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thông tin về sự phát triển của trẻ thông qua 240 phụ huynh tham gia
thực hiện bộ công cụ ASQ-3 cho trẻ từ 27 đến 36 tháng tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 240 phụ huynh về bảng hỏi ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng
tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 120 giáo viên mầm non về bảng hỏi ASQ-3 từ 27 đến
36 tháng tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 40 chuyên gia về bảng hỏi ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng
tuổi.


6
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng bộ công cụ ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng để đánh giá 240 trẻ (mỗi độ tuổi 60
trẻ) từ 27 đến 36 tháng trước và sau cải biên bộ công cụ ASQ-3.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia về cách hướng dẫn làm trắc nghiệm, cách chấm điểm và
cách xử lí số liệu và góp ý cho bảng hỏi.
7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Xử lí số liệu nghiên cứu bằng toán thống kê (sử dụng phần mềm SPSS 15)
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến cải biên bộ công cụ ASQ-3 nhằm
sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ theo tuổi và giai đoạn phát triển tại Việt Nam.
- Góp phần đưa bộ cơng cụ ASQ-3 từ 27 đến 36 tháng tuổi sau khi cải biên vào sử
dụng sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ tại Việt Nam.


7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Giới thiệu chung về Bảng câu hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn - Phiên bản 3
(ASQ-3)
Bảng câu hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn có tên tiếng Anh là Ages and Stages
Questionnaires - Viết tắt là ASQ, do các tác giả Jane Squires, Elizabeth Twombly,
Diane Bricker và LaWanda Potter (Hoa Kỳ) xây dựng. ASQ là bộ công cụ sàng lọc,
phát hiện và đánh giá trẻ có nguy cơ trong phát triển, những mặt cịn hạn chế so với độ
tuổi và giai đoạn phát triển. Năm 1995, phiên bản thứ nhất của ASQ (ASQ-1) được
xuất bản lần thứ nhất cũng là lúc các tác giả bắt đầu cho giai đoạn hai của nghiên cứu
và Phát triển bộ câu hỏi 4-60 tháng tuổi.
Năm 1996, ASQ-1 xuất bản lần 2
Năm 1998, ASQ-1 xuất bản lần 3
Năm 1999, phiên bản thứ 2 của ASQ (ASQ-2) được xuất bản (19 bộ câu hỏi)
Năm 2009, sau hơn 30 năm NC và sử dụng ASQ, phiên bản thứ 3 của ASQ ra đời
(ASQ-3) do vậy công cụ này thường được gọi tắt là ASQ-3 (trong bài viết nghiên cứu
tổng quan này, chúng tôi cũng sử dụng từ viết tắt ASQ-3 khi viết về Bảng câu hỏi về
Độ tuổi và Giai đoạn- Phiên bản 3)

ASQ-3 là hệ thống câu hỏi dành cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ hồn thiện nhằm
sàng lọc và theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi, trên cơ sở đó
phát hiện sớm các nguy cơ chậm phát triển ở trẻ. ASQ sàng lọc và theo dõi 5 lĩnh vực
phát triển của trẻ: Giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và cá nhân
- Xã hội.
Hệ thống ASQ được trình bày lần đầu tiên trên một bài báo của Hilda Knobloch và
các đồng nghiệp của bà xuất bản năm 1979 (Knobloch, Stevens, Malone, Ellison &
Risemburg, 1979). Trong nghiên cứu này, có 36 câu hỏi đánh giá sự phát triển của trẻ
từ 20 đến 32 tuần tuổi được gửi cho cha mẹ của 526 trẻ nhỏ 28 tuần tuổi có nguy cơ
cao trong phát triển. Bảng hỏi đã được cha mẹ trẻ hoàn thành và gửi lại, theo điểm số,
trẻ được phân thành các mức độ: Bình thường,bất thường hoặc nghi ngờ. Khi được 40
tuần tuổi, trẻ được đánh giá tại phịng khám chun mơn hoặc bệnh viện. Theo


8
Knobloch (1979), đánh giá của chuyên gia và cha mẹ nhìn chung đã thống nhất trong
sự phân loại trẻ. Sự thành cơng của nghiên cứu này cho thấy có thể phát triển một hệ
thống đánh giá chức năng của trẻ sơ sinh và trẻ lớn dựa trên những thông tin phản hồi
từ cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng.
Vào năm 1980, nhóm tác giả thuộc Chương trình can thiệp sớm, Trường Đại học
Oregon (Hoa kỳ) đã nghiên cứu hệ thống 6 bảng hỏi dành cho cha mẹ thực hiện trên
trẻ, nghiên cứu đã xem xét thời điểm có nguy cơ chậm phát triển của trẻ nhỏ từ 4 - 24
tháng tuổi. Những phát hiện từ nghiên cứu này trong 3 năm là cực kỳ khích lệ. Thứ
nhất, hầu hết phụ huynh khơng cảm thấy bị phiền hồn thành bảng hỏi. Thứ hai, sự
kiểm tra-kiểm tra lại có độ tin cậy hơn 90%. Thứ ba, có sự phù hợp lớn giữa sự phân
loại của cha mẹ trẻ sử dụng bảng hỏi và sự phân loại của một chuyên gia đã được tập
huấn (Knobloch và những người khác).
Từ năm 1983 đến 1985, việc sử dụng ASQ đánh giá trẻ nhỏ được thực hiện khắp
từ các trung tâm chăm sóc sâu (chuyên chăm sóc trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt) đến
những cơ sở y tế địa phương và cả bệnh viện đa khoa. Trong suốt thời gian này, những

tiêu chí của bảng hỏi dành cho trẻ 30-36 tháng tuổi đã được phát triển trên cơ sở của 6
bảng hỏi gốc dành cho cha mẹ. Năm 1985, kết quả nghiên cứu được thực hiện trong 3
năm cho thấy: Có sự thống nhất cao giữa phụ huynh và chuyên gia trong việc phân
loại trẻ.
Năm 1995, ASQ được xuất bản lần thứ nhất, cũng là lúc các tác giả bắt đầu cho
giai đoạn hai của nghiên cứu - Viết và phát triển bộ câu hỏi 4-60 tháng tuổi. Sau hai
lần xuất bản vào giữa năm 1996 và 1998, cuối cùng bảng hỏi dành cho trẻ 60 tháng
tuổi đã được hoàn thành. Năm 1999, phiên bản ASQ-2 xuất bản gồm 19 bộ câu hỏi.
Các tác giả phát triển hệ thống ASQ có thể giáo dục điều chỉnh trẻ bằng việc mở rộng
việc sử dụng ASQ trong các chi nhánh giáo dục, sức khỏe và phục vụ xã hội nhằm hỗ
trợ và kiểm tra trẻ có vấn đề về phát triển như là một bộ phận của hệ thống nhận dạng
sớm.
Năm 2004, các tác giả trường đại học Oregon đã bắt đầu xây dựng một trang web
trình bày hệ thống ASQ. Cha mẹ/người chăm sóc trẻ từ 50 bang đã sử dụng trang web
để tìm hiểu và hồn thiện bảng hỏi. Từ năm 2000-2004, chương trình ASQ đã có hơn


9
8.000 bảng hỏi ASQ online được hoàn thành, 7.000 bảng hỏi giấy đã được thu thậpvà
cuối 2004 họ đã có số liệu của hơn 18.000 bảng hỏi ASQ. Năm 2009, sau hơn 30 năm
nghiên cứu và sử dụng ASQ, phiên bản thứ 3 của ASQ ra đời (ASQ-3).
Nội dung ASQ-3: Cho đến nay, hệ thống sàng lọc ASQ-3 gồm 20 bộ bảng hỏi đã
hình thành và được hồn thiện bởi cha mẹ trẻ/người chăm sóc tại nhiều lĩnh vực phát
triển của trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi (bao gồm các bảng hỏi cho các giai đoạn: 2, 4, 6, 8,
10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 27, 30, 33, 36, 42, 48, 54 và 60 tháng tuổi). Mỗi bộ bảng
hỏi chứa đựng 30 item được viết một cách đơn giản, ngôn ngữ trong sáng. Mỗi item
đều tin cậy, dễ thực hiện, thích hợp với tuổi, giới tính và nhạy cảm với nền văn hóa.
Các item được chia thành 5 lĩnh vực: Giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải
quyết tình huống và kỹ năng cá nhân - xã hội. Mỗi lĩnh vực của bảng hỏi được chia 4 6 cấp độ. Khi thực hiện bảng hỏi, ở mỗi item phụ huynh cần đánh dấu có nếu đứa trẻ
thực hiện được hành vi theo nội dung của item đó, đánh dấu thỉnh thoảng nếu trẻ

khơng thường xun thực hiện được hành vi và đánh dấu không nếu đứa trẻ không
thực hiện được. Phần đánh giá cá nhân bao gồm điểm cho các trả lời đúng, tổng điểm
đúng được so sánh với bảng điểm sàng lọc đã được xác lập.
1.1.2. Các nghiên cứu về ASQ-3 theo hướng thích nghi hóa trên thế giới
Trên trang website chính thức của ASQ-3 (www.agesandstages.com) có giới thiệu
các nghiên cứu liên quan tới ASQ-3, trong đó chủ yếu bao gồm ba hướng nghiên cứu
chính:
- Nghiên cứu dịch thuật, thích nghi (cải biên và định chuẩn) ASQ-3 sang một ngơn
ngữ, nền văn hố khác
- Nghiên cứu sử dụng ASQ-3. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào việc sử
dụng ASQ-3 như một công cụ sàng lọc để đánh giá trẻ trước khi tiến hành can thiệp.
- Nghiên cứu về giá trị, độ tin cậy, tính hiệu quả của ASQ-3, mục đích chính của
các nghiên cứu này là để thu thập các thông tin nhằm điều chỉnh nội dung ASQ-3, xây
dựng các tiểu mục mới, cũng như khẳng định giá trị sử dụng của bộ công cụ này.
Những nghiên cứu cụ thể theo ba hướng trên
Tính đến thời điểm hiện tại, ASQ-3 chính thức có phiên bản tiếng Anh và tiếng
Tây Ban Nha, tuy nhiên bộ công cụ này đã được chuyển ngữ và định chuẩn ở nhiều


10
quốc gia khác nhau bao gồm Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Na Uy, Hà Lan,
Canada, Trung Quốc... Dưới đây, chúng tơi xin tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu
liên quan tới quá trình chuyển ngữ và định chuẩn ASQ-3 ở một số quốc gia khác nhau.

Janson và Squires (2004) đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh dữ liệu của
nhóm mẫu Hoa Kỳ và nhóm mẫu Na Uy khi sử dụng bộ công cụ ASQ tiếng Na
Uy. Để tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã lựa chọn nhóm mẫu ngẫu nhiên
bao gồm 1341 bà mẹ có con trong độ tuổi từ 4 đến 60 tháng để trả lời 1341 bảng
hỏi (bao gồm 10 bảng hỏi từ 4, 8, 12, 16, 20, 24, 30, 36, 48, đến 60 tháng tuổi),
trung bình mỗi bảng hỏi được thực hiện từ 82 tới 176 trẻ. Số liệu về điểm trung bình

của các lĩnh vực đã được so sánh giữa hai nhóm mẫu. Kết quả chung cho thấy hai bộ
số liệu có rất nhiều điểm chung. Chỉ có 5 trên tổng số 50 điểm trung bình các lĩnh vực
[5 lĩnh vực/1 bảng hỏi; 50 lĩnh vực/10 bảng hỏi] có điểm Cohen's d lớn hơn 0.5. Nhóm
nghiên cứu kết luận rằng điểm số trên nhóm mẫu Na Uy tương tự như điểm số trên
nhóm mẫu Hoa Kỳ và điều này có thể đúng đối với các nhóm mẫu ở các nước phương
Tây khác.
Vào năm 2006, tác giả của công cụ ASQ là Squires đã phối hợp cùng ba nhà
nghiên cứu khác là Tsai, McClelland và Pratt tiến hành nghiên cứu việc thích nghi
bảng hỏi ASQ 36 tháng ở Đài Loan. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các
thơng số sau đây: sự phù hợp về văn hoá của ASQ trên nhóm mẫu Đài Loan
(preliminary cultural appropriateness), độ tin cậy giữa các trắc nghiệm viên (inter-rater
reliability), độ tin cậy nội tại (internal consistency), độ giá trị tiêu chuẩn (criterion
validity) và độ giá trị nội dung (content validity). Nhóm đã tiến hành nghiên cứu trên
101 trẻ phát triển bình thường và 11 trẻ khuyết tật phát triển. Tương ứng, có 101 phụ
huynh và 34 giáo viên đã tham gia nghiên cứu này. Đầu tiên, bảng hỏi ASQ 36 tháng
đã được dịch xi và dịch ngược. Sự phù hợp về văn hố của ASQ trên nhóm mẫu Đài
Loan (preliminary cultural appropriateness) được đánh giá dựa vào các phản hồi của
các chuyên gia có chun mơn về sự phát triển của trẻ em và ý kiến của phụ huynh và
giáo viên trong nhóm nghiên cứu. Độ tin cậy giữa các trắc nghiệm viên (inter-rater
reliability) trong các lĩnh vực có điểm số dao động từ 0.45 đến 0.78. Độ tin cậy nội tại


11
(internal consistency) được tính bằng chỉ số Cronchbach’s alpha là 0.96. Độ giá trị tiêu
chuẩn (criterion validity) được xem xét bằng cách sử dụng ASQ 36 tháng trên trẻ đã
được chẩn đốn có khuyết tật phát triển, kết quả cho thấy nếu sử dụng tiêu chí dưới 2
độ lệch chuẩn (2 SD), những trẻ đã được chẩn đốn có khuyết tật phát triển đều được
xác định chính xác khi sử dụng ASQ. Độ giá trị nội dung (content validity) được xác
định bằng cách khảo sát nhóm chun gia, nhìn chung các chuyên gia ghi nhận sự
thống nhất chung về độ giá trị của nội dung bảng hỏi, bên cạnh việc đặt ra hai vấn đề:

một số câu hỏi dường như không thuộc về lĩnh vực được đề cập, và sự lặp lại một số
câu hỏi trong một lĩnh vực (dù các câu hỏi này đề cập đến một kỹ năng nhưng ở hai độ
khó khác nhau). Nhóm nghiên cứu kết luận, ASQ nhìn chung phù hợp để sử dụng trên
trẻ Đài Loan, mặc dù vậy cũng cần có thêm nghiên cứu để chứng minh tính tin cậy và
hiệu lực của công cụ này.
Vào năm 2010, ba nhà nghiên cứu (làm việc tại các trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ)
là Kapci, Kucuker và Uslu đã tiến hành thích nghi hố bộ công cụ ASQ để sử dụng
cho trẻ Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 3 đến 72 tháng tuổi. Nghiên cứu được tiến hành
trên nhóm trẻ bao gồm 375 trẻ đã được ghi nhận là có nguy cơ chậm phát triển và 564
trẻ được đánh giá là có quá trình phát triển bình thường (những trẻ này được đánh giá
bằng các trắc nghiệm chuẩn hoá) và 39 trẻ đã được chẩn đốn là mắc khuyết tật. Phân
tích ROC khẳng định rằng trên nhóm mẫu Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu chuẩn để khẳng định một
trẻ có nghi ngờ có vấn đề hay không là điểm 2 lĩnh vực phát triển nằm dưới điểm ranh
giới, chứ không phải là 1 như trên nhóm mẫu Hoa Kỳ. Độ nhạy cảm (sensitivity), độ
phân biệt (specificity), giá trị dự đoán dương (positive predictive value), giá trị dự
đoán âm (negative predictive value) của ASQ khi tiến hành trên trẻ Thổ Nhĩ Kỳ lần
lượt là 0.94; 0.85; 0.97 và 0.75. Độ tin cậy khi làm lại test (test-retest reliability) và độ
tin cậy giữa các trắc nghiệm viên (interrater reliability) lần lượt là 82% và 87%. Kết
quả nghiên cứu cho thấy bộ cơng cụ ASQ có thể được sử dụng để sàng lọc trẻ ở Thổ
Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 10 năm 2011, nhóm nghiên cứu bao gồm Juneja, Mohanty, Jain và
Ramji đã công bố kết quả nghiên cứu việc sử dụng ASQ để sàng lọc trẻ khuyết tật phát
triển trên trẻ Ấn Độ. Bộ bảng hỏi ASQ đã được dịch sang tiếng Hindi và sau đó được


12
200 phụ huynh của trẻ tham gia trả lời bảng hỏi. 200 trẻ trong nhóm nghiên cứu được
chia thành 50 trẻ trong 4 nhóm tuổi (4±1, 10±1, 18±1 và 24±1 tháng), mỗi nhóm này
bao gồm 20 trẻ có nguy cơ cao mắc khuyết tật phát triển, 30 trẻ còn lại thuộc nhóm
nguy cơ thấp. Kết quả sử dụng ASQ trên 200 trẻ này được so sánh với kết quả đánh

giá sử dụng Thang đánh giá phát triển cho trẻ em Ấn Độ (Developmental Assessment
Scale for Indian Infants -DASII). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 102 trẻ (51%) nằm ở
điểm dưới ngưỡng đối với ASQ và 90 trẻ (45%) đối với DASII. Độ nhạy chung
(overall sensitivity) của ASQ trong việc phát hiện các trẻ có khuyết tật phát triển là
83.3% và độ phân biệt (specificity) là 75.4%. Độ nhạy của bảng hỏi 24 tháng là tốt
nhất (94.7%), và độ phân biệt của bảng hỏi 4 tháng là tốt nhất (86.4%). Độ nhạy của
ASQ với nhóm nguy cơ cao tốt hơn hẳn so với nhóm nguy cơ thấp (92.3% và 60%).
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng ASQ là một công cụ đánh giá có nhiều điểm mạnh
trong việc xác định trẻ có khuyết tật phát triển, đặc biệt là với nhóm trẻ có nguy cơ
cao. Cơng cụ này có thể được chuyển ngữ dễ dàng sang các ngôn ngữ khác hiện đang
được sử dụng ở Ấn Độ và có thể sử dụng để sàng lọc trẻ ở phạm vi rộng.
Vào năm 2013, tác giả Charafeddine và cộng sự đã tiến hành thích nghi hố bộ
cơng cụ ASQ-2 ở Ả Rập. Mục tiêu của nghiên cứu này là dịch thuật ASQ-2 từ tiếng
Anh sang tiếng Ả Rập, sau đó kiểm tra tính ứng dụng (applicability) và độ tin cậy
(reliability) của ASQ-2 phiên bản tiếng Ả Rập [nhóm tác giả gọi tắt là A-ASQ]. Để
tiến hành nghiên cứu, phiên bản tiếng Anh của ASQ-2 của 10 nhóm tuổi (từ 4 đến 60
tháng) đã được dịch xuôi, dịch ngược và điều chỉnh cho phù hợp với văn hố Ả Rập.
Phiên bản A-ASQ sau đó được sử dụng để đánh giá 733 trẻ bình thường. Kết quả thu
thập được đã được phân tích, sử dụng hai chỉ số thống kê là hệ số tương quan Pearson
(Pearson Correlation Coefficient/CC) và hệ số tin cậy Cronbach's alpha (Cα) để đo đạc
độ tin cậy (test-retest reliability) và độ tin cậy nội tại (internal consistency). Điểm
trung bình của từng lĩnh vực cũng được so sánh với nhóm mẫu trẻ em Hoa Kỳ bằng
cách sử dụng t-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi đã được dịch và điều chỉnh,
A-ASQ tương đối phù hợp và dễ sử dụng đối với nhóm tuổi từ 4 đến 36 tháng; tuy
nhiên với nhóm trẻ 4 và 5 tuổi thì phiên bản này tỏ ra khơng phù hợp vì có nhiều khác
biệt về văn hoá giữa hai đất nước. Đối với các bảng hỏi cho nhóm tuổi từ 4 đến 36


13
tháng, hệ số tương quan Pearson nằm trong khoảng 0.34 đến 0.833; độ tin cậy nội tại

được đo bằng Cα từ 0.111 đến 0.816. Nhiều sự khác biệt có ý nghĩa được phát hiện
trong điểm trung bình các lĩnh vực giữa hai nhóm mẫu (Ả Rập và Hoa Kỳ) với điểm
giá trị p (p-value)<0.001 với một số ngoại trừ về kỹ năng vận động thô, vận động tinh
và cá nhân xã hội. Nhóm tác giả kết luận rằng ASQ-2 là một bộ cơng cụ dễ dịch, dễ sử
dụng và có độ tin cậy chấp nhận được đối với các bảng hỏi dành cho nhóm trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, sự khác biệt văn hoá là điều rất cần phải xem xét khi thích nghi hố cơng
cụ này vào một quốc gia khơng phải phương Tây.

Vào năm 2014, Dionne và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thích nghi bộ
cơng cụ ASQ-2 trên nhóm dân số thiểu số (Mohawk) ở Canada. Để tiến hành q
trình thích nghi hố, giáo viên và phụ huynh trẻ đã được đề nghị sử dụng các bảng hỏi
để đánh giá về trẻ (một giáo viên, một phụ huynh đánh giá độc lập một trẻ). Tổng số
giáo viên tham gia nghiên cứu là 17 và tổng số phụ huynh là 282, đánh giá 282 trẻ
(bao gồm 130 trẻ nữ và 152 trẻ nam). Độ tuổi của trẻ là từ 9 đến 66 tháng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy độ tin cậy nội tại được đo bằng Cα cho các bảng hỏi 36, 42, 48,
và 54 tháng tuổi dao động từ 0.61 đến 0.84. Có 5 lĩnh vực có độ tin cậy nội tại dưới
0.60 là: “vận động thô” (Bảng hỏi 36 và 42 tháng tuổi), “giải quyết vấn đề” (Bảng hỏi
36 tháng tuổi), “cá nhân - xã hội” (Bảng hỏi 36 và 42 tháng tuổi). Việc so sánh giữa
kết quả đánh giá của giáo viên và cha mẹ cho thấy cha mẹ và giáo viên đồng ý trong
85% trường hợp về việc trẻ cần được đánh giá sâu hơn. Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến
hành phỏng vấn trực tiếp phụ huynh về cảm nhận của họ khi sử dụng công cụ ASQ-2,
kết quả phỏng vấn cho thấy phụ huynh cảm thấy thoải mái khi trả lời các bảng hỏi.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng cơng cụ này có thể được sử dụng trên nhóm dân số có
nhiều khác biệt về văn hố, địa lý, và khí hậu so với nhóm mẫu gốc (Hoa Kỳ), tuy
nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu tiếp theo để tiến hành thích nghi công cụ này.
1.1.3. Các nghiên cứu về ASQ-3 ở Việt Nam
Tháng 3/2008, TS. Jantina Clliford và ThS Elizabeth Twombly thuộc Chương
trình CTS ĐH Oregon đã kết hợp với Sở GD&ĐT TP. HCM và khoa Giáo dục đặc
biệt, Trường ĐHSP TP.HCM tổ chức giới thiệu bộ công cụ sàng lọc ASQ. Tháng
3/2011, Lê Thị Minh Hà và Nguyễn Thị Kim Anh tham gia chương trình thực tập sinh



×