Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên ngành mầm non trường cao đẳng sư phạm kiên giang trong hoạt động thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Linh

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ KHĂN TÂM LÍ
CHO SINH VIÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG TRONG
HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Linh

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ KHĂN TÂM LÍ
CHO SINH VIÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG TRONG
HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh
viên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang trong hoạt động
thực tập” là sản phẩm của q trình dày cơng nghiên cứu của bản thân tơi khơng
sao chép bất kì tài liệu nào mà khơng có trích dẫn. Những kết quả, số liệu nêu
trong luận văn đúng là sự thật và chưa có ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào
khác.
Kiên Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Linh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho
sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang trong hoạt
động thực tập”, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể cùng với sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân để hồn thành luận
văn này.
Trước hết, tơi xin được gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Thị Quốc Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi hồn thành tốt
luận văn này.
Tiếp đến tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục Mầm non, khoa Tâm lý Giáo dục của trường Đại học Sư phạm
TP.HCM, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sài Gòn và

trường Cao đẳng TW TPHCM cùng tồn thể các thầy cơ là những người đã đem
lại cho tơi những kiến thức bổ trợ vơ cùng có ích trong thời gian theo học vừa
qua. Và xin chân thành cảm ơn BGH trường CĐSP Kiên Giang, BLĐ Khoa Tiểu
học – Mầm non trường CDDSP Kiên Giang đã tạo điều kiện để tơi hồn thành
khóa học.Qua đây tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cơ Phịng
Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo điều kiện để tơi
hồn thành khố học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể GV, trường
mầm non Hướng Dương và trường mầm non Hoa Mai TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình
điều tra, khảo nghiệm để hồn thành luận văn này.
Kiên Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Linh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
C

n

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 6


1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận về khó khăn tâm lí và các biện pháp khắc phục.................. 15
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 15
1.2.2. Hoạt động thực tập sư phạm............................................................... 22
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 33
C

n 2 THỰC TRẠNG NHỮNG KHĨ KHĂN TÂM LÍ VÀ BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ KHĂN TÂM LÍ CHO SINH
VIÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM KIÊN GIANG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC
TÂP SƯ PHẠM ............................................................................. 34
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................... 34
2.1.1. Khái quát về địa bàn ........................................................................... 34
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 35
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2.3. Tiến trình nghiên cứu ......................................................................... 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
2.3.1. Nhóm phương pháp lý luận ................................................................ 36


2.3.2. Nhóm phương pháp thực tiễn ............................................................. 36
2.3.3. Phương pháp thống kê ........................................................................ 37
2.4. Thực trạng về biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên
trong hoạt động thực tập sư phạm ............................................................. 37

2.4.1. Thực trạng khó khăn tâm lí của SV trong hoạt động TTSP ............... 37
2.4.3. Thực trạng những biện phápGVMN sử dụng đê khắc phục khó
khăn tâm lí cho sinh viên trong hoạt động thực tập sư phạm ........... 50
2.4.4. Những nguyên nhân tạo nên khó khăn tâm lí cho sinh viên ngành
mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kên Giang trong hoạt động
thực tập .............................................................................................. 55
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 64
C

n

3 ĐỀ XUẤT VÀ KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC KHĨ KHĂN TÂM LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH
MẦM NON

TRONG

HOAT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ

PHẠM ............................................................................................ 66
3.1. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí
cho sinh viên ngành mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm ........... 66
3.1.1. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên
ngành mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm.......................... 66
3.2. Khảo nghiệm những biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh
viên ngành mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm .......................... 71
3.2.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................... 71
3.2.2. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................... 72
3.2.3. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................. 72
3.2.4. Tiến trình khảo nghiệm ...................................................................... 73

3.2.5. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................... 73
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 91
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

GV

Giáo viên

2

SV

Sinh viên

3

TT


Thực tập

4

TTSP

Thực tập sư phạm

5

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

6

KKTL

Khó khăn tâm lí

7

MN

Mầm non

8

CBQL


Cán bộ quản lí

9

GD

Giáo dục

10

BGH

Ban giám hiệu

11

CBGV

Cán bộ giáo viên

12



Cao đẳng

13

ĐH


Đai học

14

GVMN

Giáo viên mầm non


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Nhận thức của sinh viên ngành mầm non trường CĐSP Kiên
Giang về KKTL trong TTSP .......................................................... 37

Bảng 2.2.

Mức độ khó khăn sinh viên gặp trong hoạt động thực tập ............. 38

Bảng 2.3.

Thực trạng khó khăn tâm lí trong giảng dạy của sinh viên
trong hoạt động thực tập sư phạm .................................................. 40

Bảng 2.4.

Thực trạng khó khăn tâm lí trong việc làm quen với mơi
trường mới của sinh viên trong hoạt động thực tập sư phạm ......... 45

Bảng 2.5.


Mức độ các biện pháp khắc phục KKTL của SV SPMN ............... 48

Bảng 2.6.

Tính cấp thiết và tính hiệu quả của những biện pháp khắc phục
KKTL của GVMN .......................................................................... 52

Bảng 2.7.

Nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL cho sinh viên ngành
mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kên Giang trong hoạt
động thực tập................................................................................... 56

Bảng 2.8. Nguyên nhân khách quan gây ra KKTL cho sinh viên ngành
mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kên Giang trong hoạt
động thực tập................................................................................... 59
Bảng 2.9. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được khảo
nghiệm trên 40 CBQL và GVMN................................................... 73
Bảng 2.10. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được khảo
nghiệm trên 7 giảng viên sư phạm .................................................. 78


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Thể hiện khó khăn tâm lí của sinh viên mầm non trong
hoạt động thực tập sư phạm ...................................................... 38

Biểu đồ 2.2.


Thể hiện phận loại mức độ khó khăn tâm lí của sinh viên
mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm. ........................... 38

Biểu đồ 2.3.

Thể hiện mức độ thường xuyên diễn ra của những KKTL
trong giảng dạy của sinh viên MN trong hoạt động thực
tập.............................................................................................. 41

Biểu đồ 2.3.

Thể hiện mức độ khó khăn trong dạy học của sinh viên
MN trong hoạt động thực tập.................................................... 41

Biểu đồ 2.4.

Thể hiện mức độ thường xuyên trong việc làm quen với
môi trường mới của sinh viên MN trong hoạt động thực tập ... 46

Biểu đồ 2.4.

Thể hiện mức độ khó khăn trong việc làm quen với mơi
trường mới của sinh viên MN trong hoạt động thực tập. ......... 46

Biểu đồ 2.5.

Thể hiện mức độ các biện pháp sinh viên tự khắc phục
KKTL trong thực tập. ............................................................... 49


Biểu đồ 2.6.

Thể hiện tính cấp thiết của những biện pháp khắc phục
KKTL ........................................................................................ 52

Biểu đồ 2.6.

Thể hiện tính hiệu quả của những biện pháp khắc phục
KKTL ........................................................................................ 53

Biểu đồ 2.7.

Thể hiện nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL cho sinh
viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên
Giang trong hoạt động thực tập ................................................ 57

Biểu đồ 2.8.

Thể hiện nguyên nhân khách quan gây ra KKTL cho sinh
viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên
Giang trong hoạt động thực tập. ............................................... 60


Biểu đồ 2.9.

Thể hiện tính cấp thiết của những biện pháp đề xuất nhằm
khắc phục KKTL cho sinh viên ngành mầm non trong hoạt
động thực tập............................................................................. 74

Biểu đồ 2.9.


Thể hiện tính khả thi của những biện pháp đề xuất nhằm
khắc phục KKTL cho sinh viên ngành mầm non trong hoạt
động thực tập............................................................................. 75

Biểu đồ 2.10.

Thể hiện tỉ lệ tính cấp thiết của các biện pháp khắc phục
KKTL ........................................................................................ 79

Biểu đồ 2.10. Thể hiện tỉ lệ mức độ khả thi của các biện pháp khắc phục
KKTL ........................................................................................ 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và công cuộc phát triển đất nước, Đảng và Nhà
nước ta xác định: “Giáo dục, đào tạo là “quốc sách hàng đầu”,“đầu tư cho
giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Đặc biệt trong Nghị quyết số 29 của
Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây khơng chỉ là quốc sách hàng
đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là
“mệnh lệnh” của cuộc sống. Để thực hiện được những điều đó thì lực lượng giáo
viên có chất lượng cao đóng vai trị nịng cốt. Để có được nguồn nhân lực chất
lượng cao cho giáo dục, các cơ sở đào tạo vẫn đang miệt mài dày công vun đắp
từng ngày. Trong q trình giáo dục, học ln đi đơi với hành. Chính vì vậy cho
nên các em sinh viên được chuẩn bị về mặt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thơi
cũng chưa đủ. Các em cịn cần phải được đi thực tập, thực hành những gì lĩnh
hội được trên ghế nhà trường vào thực tế và để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

Thực tập là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên ở các trường
chuyên nghiệp nói chung và các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng. Hoạt động
này giúp sinh viên củng cố và bổ sung những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp,
nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế, bồi dưỡng cho sinh viên
lòng yêu nghề, năng lực công tác thực tế để họ nhạy bén và năng động hơn trong
q trình cơng tác thực tế sau này. Những trải nghiệm ban đầu về nghề nghiệp
tại các cơ sở thực tập giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra trường, thực sự tham
gia thị trường lao động. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ khó khăn đối với sinh
viên, bởi đây là lần đầu tiên sinh viên tiếp xúc, làm việc trong môi trường công
việc thực sự, khác xa với môi trường học tập tại nhà trường. Trong q trình đó
các em gặp khơng ít khó khăn từ việc giao tiếp như thế nào với giáo viên hướng
dẫn, với Ban giám hiệu; các em luôn e dè khi đóng góp ý kiến; giáo viên hướng
dẫn không mấy “mặn mà” khi hướng dẫn thực tập; những khác biệt về kiến thức


2

được học và thực tế ở trường mầm non,… đều là những ngyên nhân có thể dẫn
đến những bất ổn tâm lí ở các em. Các em mang một tâm lí nặng nề khi thực tập
sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả thực tập của các em thậm chí có những em
khơng hịa mình được vào q trình thực tập đã nảy sinh ý định “bỏ cuộc” khi
chưa kết thúc xong đợt thực tập.
Nắm bắt được những khó khăn tâm lí của sinh viên trong thực tập biểu hiện
ở nhận thức, thái độ, hành vi và nguyên nhân của khó khăn đó, nên hiện nay
trong thực tập giáo viên đã có những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trên,
nhưng kết quả thực tập vẫn ở mức thấp. Qua tìm hiểu sinh viên ở một số cơ sở
thực tập thì đa phần các em vẫn chưa được chuẩn bị tâm thế trước khi đi thực
tập và đa số các em đã áp dụng một cách máy móc khơng sàn lọc đối tượng các
kinh nghiệm của các khóa trước. Và vấn đề lớn nhất là tại Kiên Giang vẫn chưa
có một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí

cho sinh viên ngành mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm.
Do đó, việc tìm hiểu và đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn đó
là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng thực
tập và giảm bớt khó khăn tâm lí trong hoạt động thực tập cho sinh viên sư phạm
mầm non ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Và thông qua kết quả thực
tập, nhà trường có được những đánh giá khách quan về chất lượng đào tạo của
mình. Nhờ đó họ có được cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu
của xã hội với ngành giáo dục.
Vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Biện pháp khắc phục
khó khăn tâm lí cho sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm
Kiên Giang trong hoạt động thực tập” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình, với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
thực tập sư phạm, giảm bớt khó khăn tâm lí trong hoạt động thực tập cho sinh
viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang và đề xuất những


3

biện pháp để sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
thực tập cuối khóa khơng gặp phải những khó khăn về tâm lí trong hoạt động
thực tập và đạt kết quả thực tập tốt hơn.
2. Mục đíc n

iên cứu

Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của sinh viên ngành mầm non trong
hoạt động thực tập, nguyên nhân của những khó khăn và những biện pháp đã
được đề ra để khắc phục khó khăn tâm lí. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp tác động nhằm giảm bớt khó khăn tâm lí trong hoạt động thực tập và góp
phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên ngành mầm non, khoa

Tiểu học – Mầm non, trường CĐSP Kiên Giang trong hoạt động thực tập sư
phạm.
3. Khách thể và đối t ợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên ngành sư phạm mầm non
trường CĐSP KG.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên ngành mầm non trường
Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang trong hoạt động thực tập.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu làm rõ thực trạng khó khăn tâm lí của sinh viên ngành sư phạm mầm
non và các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí đã sử dụng trong hoạt động
thực tập sư phạm thì sẽ đề ra được các biện pháp tốt hơn làm giảm bớt KKTL
trong thực tập của sinh viên ngành mầm non, khoa Tiểu học – Mầm non, trường
CĐSP Kiên Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống và phân tích làm rõ lịch sử nghiên cứu các khái niệm để làm cơ
sở lí luận của đề tài.


4

Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm mầm non và các
biện pháp khắc phục chúng khi sinh viên thực tập tại các cơ sở Giáo dục mầm
non.
Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lí cho sinh viên
mầm non khi thực tập sư phạm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những khó khăn tâm lý, các biện
pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng

Sư phạm Kiên Giang trong hoạt động thực tập.
Địa bàn để tiến hành nghiên cứu đề tài bao gồm 96 sinh viên Cao đẳng Sư
phạm ngành mầm non, cán bộ quản lý ,giáo viên mầm non tại các cơ sở Giáo
dục mầm non mà sinh viên ngành mầm non thực tập, giảng viên mầm non khoa
Tiểu học – Mầm non trường CĐSP Kiên Giang.
7 Các p

n p áp tiến hành nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã
thực hiện về những khó khăn tâm lí, những trở ngại tâm lí của một số đối tượng
và ngành học có liên quan hoặc tương đồng. Các tư liệu trên được nghiên cứu,
phân tích, hệ thống hóa và được sử dụng trong đề tài như một thư mục tham
khảo. Ngồi ra, đề tài cịn thu thập các số liệu dựa trên báo cáo tình hình thực tế
học tập, thực tập sư phạm và sinh hoạt của sinh viên mầm non tại trường Cao
đẳng Sư phạm Kiên Giang.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu hỏi đối với giảng viên mầm non khoa Tiểu học - Mầm
non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, cán bộ quản lí và giáo viên mầm
non cùng với sinh viên 96 sinh viên mầm non hệ cao đẳng để làm sơ sở đánh giá


5

thực trạng những khó khăn tâm lí, các biện pháp đã sử dụng để khắc phục khó
khăn tâm lí cho sinh viên sư phạm mầm non khi đi thực tập.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Thu thập, phân tích, hệ thống hóa những hồ sơ của sinh viên đi thực tập sư

phạm: nhật kí thực tập, bảng đánh giá kết quả thực tập,…và nghiên cứu kế
hoạch thực tập của trường.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn giảng viên mầm non khoa Tiểu học – mầm
non trường CĐSP Kiên Giang, CBQL giáo viên mầm non tại sơ sở thực tập và
96 sinh viên mầm non hệ cao đẳng về những KKL và thực trạng các biện pháp
khắc phục KKTL trong hoạt động thực tập sư phạm.
7.3. Phương pháp thống kê
Trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê xử lý các số liệu sau
khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng để đưa ra các con số chính xác
nhất về các nội dung nghiên cứu.
8 Đón

óp mới của đề tài

Qua q trình nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài này là vấn đề đang được
quan tâm của trường CĐSP Kiên Giang, các cấp quản lí cơ sở đánh giá nói
chung và những sinh viên thực tập sư phạm tại cơ sở Giáo dục mầm non nói
riêng. Nó giúp các cấp quản lý có thể tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn tâm
lí cho sinh viên trong thực tập, để việc thực tập sư phạm của sinh viên các khóa
sau này nhẹ nhàng và đạt hiệu quả hơn.


6

C
Lịc sử vấn đề n

n


CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

iên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu, vấn đề khó khăn tâm lí nói chung khó khăn tâm
lí trong hoạt động thực tập sư phạm nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm
lý xem xét nghiên cứu theo nhiều góc độ, nhiều khách thể khác nhau. Tuy nhiên,
nghiên cứu phát hiện những KKTL của sinh viên sư phạm mầm non và biện
pháp khắc phục những KKTL đó trong hoạt động thực tập sư phạm ít được các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Để có cái nhìn tổng qt nhất về các vấn đề
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài, tơi xin tóm tắt sơ lược một số
các cơng trình nghiên cứu góp phần định hướng quan trọng về mặt lí luận và
cũng chỉ ra biện pháp để kế thừa, lựa chọn biện pháp nghiên cứu cho đề tài này.
1.1.1. Trên thế giới
Một số nhà tâm lí học Liên Xơ (cũ) như A.I. Pancơ, N.V.Cudơmina, L.Ox
trốpxkaia, đã có những cơng trình nghiên cứu và đã chỉ ra khó khăn trong cơng
tác giáo dục trẻ mầm non. Theo tác giả này, những khó khăn thường nảy sinh
với những giáo viên chưa được đào tạo về chuyên môn, họ thường gặp khó khăn
trong việc điều khiển hoạt động học tập, trong đó có liên quan đến việc phân bố
thời gian cho giờ học, sự lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành giờ học,
sử dụng các phương tiện kỹ thuật đồ dùng day học, sự chuyển tải lưu lượng
thông tin tới học sinh trong giờ học,… các tác giả trên cũng chỉ ra rằng: Mức độ
khó khăn trong cơng tác của người giáo viên có liên quan đến trình độ nghiệp
vụ, thâm niên cơng tác, sự chuẩn bị bài giảng trước khi lên tiết học, … [34].
Nhiều tác giả như: E.G. Vinograi, A.A.Boonrradencô,… chỉ rõ sự cần thiết
trong một số giai đoạn đào tạo nghề nghiệp, phải hướng tới sự hình thành những
kỹ năng cùng nhau phân tích tình huống, phương pháp phân tích tình huống cụ
thể là phương pháp học tập tích cực và là con đường đạt hiệu quả cao nhất trong
việc đào tạo nghề. Qua thực tiễn đào tạo ngành học mầm non rất nhiều năm ở



7

Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Hoạt động có hiệu quả của
giáo viên mầm non khơng thể thiếu sự lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp mà đặc biệt là những kiến thức tâm lý hoạt động của giáo viên
mầm non, về các kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống trong công tác”. Các
nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: Sự khắc phục khó khăn và lĩnh hội tay nghề
sư phạm diễn ra trong quá trình giáo viên nghiên cứu tâm lí trẻ, làm sâu sắc và
giàu kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa chung, hình hành kỹ năng và hiểu biết
nghề nghiệp. Điều quan trọng để đạt được những vấn đề cơ bản trên là sự học
tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn của các giáo sinh sư phạm
mầm non. Và họ cũng chỉ ra tầm quan trọng phải làm là phải nâng cao hiệu quả
đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non, nâng cao trình độ, chuẩn bị tâm lý giáo dục
học cho giáo viên mầm non, tổ chức việc thực tập sư phạm tốt hơn, hồn thiện
cơng tác hướng nghiệp để tác động tích cực đến nâng cao tay nghề cho giáo viên
[13, tr.7].
Trong cơng trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva, tác giả đề cập đến những
khó khăn tâm lí trong q trình giao tiếp. Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp,
con người bắt gặp một số bức rào cản tâm lí. Những trở ngại tâm lí đó có thể nảy
sinh do sự bất đồng ngôn ngữ, do sự khác biệt về xã hội, chính trị tơn giáo nghề
nghiệp, do những đặc điểm tâm lí cá nhân của những người tham gia giao tiếp.
Cơng trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva chủ yếu đi vào lí luận về khó khăn
tâm lí trong lĩnh vực giao tiếp sư phạm của người lớn.
Tác giả V.A.cancalic trong nghiên cứu giao tiếp sư phạm của giáo viên
cũng đã nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên sư phạm – những
người thầy giáo trong tương lai đó là:
+ Khơng biết cách dàn xếp, tỏ chức một cuộc tiếp xúc.
+ Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp.
+ Thụ động trong giao tiếp.



8

+ Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ đó tùy
theo nhiệm vụ sư phạm.
+ Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác.
Trong hoạt động giao tiếp, tác giả G.M. Andreva, đã chỉ ra được một vài
nguyên nhân làm nảy sinh các KKTL trong quá trình giao tiếp: do sự khác biệt
về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống
giao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp, hoặc đặc điểm tâm lý cá nhân.
Như vậy, ở cơng trình nghiên cứu này tác giả đã phát hiện ra một số nguyên
nhân làm nảy sinh các KKTL trong giao tiếp.
Với đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1, tác giả A.V Petrovxki [23] đã
chia KKTL của trẻ em khi đi học lớp 1 làm ba loại:
1. Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới
2. Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cơ và
bạn bè.
3. Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được
chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm trạng vui thích, sẵn sàng
đi học, và sau đó giảm dần khát vọng, chán học.
Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến khó khăn,
ảnh hưởng của những khó khăn nêu trên đến đời sống của trẻ và đề xuất một số
biện pháp giải quyết khó khăn cho trẻ. Như vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu
những KKTL đối với hoạt động học tập nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ở
học sinh lớp 1.
Đến năm 1985 E.V.Sucanova đã đánh dấu mốc quan trọng cho việc nghiên
cứu vấn đề khó khăn tâm lí trong giao tiếp bằng việc đưa ra cuốn sách “Những
khó khăn của giao tiếp liên nhân cách”. Trong cơng trình này tác giả đã đề cập
đến những vấn đề sau:

- Bản chất tâm lí của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách.


9

- Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của các vấn đề
tâm lí xã hội.
- Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây khó khăn trong
giao tiếp cơng việc.
- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến q
trình giao tiếp cơng việc [28].
Qua cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện được một số khó khăn
trong giao tiếp và nguyên nhân nảy sinh chúng. Song tác giả chưa đưa ra được
định nghĩa về khó khăn tâm lí trong giao tiếp và chưa phân loại chúng một cách
cụ thể.
Tóm lại, khó khăn tâm lí được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực và đối tượng khác nhau. Đây cũng là cơ sở nhất định trong việc
phát hiện và nêu ra một số khó khăn tâm lí và cũng đã chỉ ra một số nguyên
nhân của những khó khăn đó.
1.1.2. Ở Việt Nam
Vấn đề KKTL cũng được các nhà tâm lí học, giáo dục học Việt Nam
nghiên cứu, một số tác giả tiêu biểu như Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Khắc Viện,
Nguyễn Thị Nhất, Phạm Thị Đức,…đã có một số bài viết đề cập đến vấn đề này.
Trong tác phẩm “ Sáu tuổi vào lớp 1” (1992), nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất đã
chỉ ra nhiều KKTL mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho rằng: “Trong quá
trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động một cách triệt
để”. Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số KKTL cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt
qua. Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng
ở mẫu giáo để khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông như:

trẻ gặp những khó khăn trong quan hệ với thầy cơ; trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp
1 vì sự hân hoan chờ đón những điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác


10

xa với tưởng tượng của trẻ [17].
Năm 1996, tác giả Nguyễn Thanh Bình với luận án “Nghiên cứu những trở
ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp”,
đây là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về lý luận, thực tiễn về
trở ngại tâm lý trong giao tiếp. Tác giả đã đưa ra kết luận: trở ngại tâm lí trong
giao tiếp là những đặc điểm tâm lí và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với
nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Những trở ngại tâm lí trong giao
tiếp được thể hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ
thể giao tiếp. Bản chất của trở ngại tâm lí này là sự không phù hợp giữ những
đặc điểm tâm lí cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn
cảnh giao tiếp. Ở đây tác giả còn nêu nguyên nhân, phân loại và ảnh hưởng của
những KKTL đến hiệu quả của quá trình giao tiếp, đồng thời bước đầu thử
nghiệm thành công biện pháp tác động nhằm khắc phục những trở ngại tâm lý
sau đây [1]:
- Lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh.
- Sợ mắc sai lầm sư phạm.
- Không trùng hợp tâm thế giữa sinh viên và học sinh.
- Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân.
- Thiếu tiếp xúc với học sinh.
- Hiểu chưa đầy đủ về học sinh.
- Sợ lớp học.
Năm 2004, tác giả Nguyễn văn Diệp trong luận văn thạc sĩ “Những khó
khăn tâm lí trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm
Điện Biên” đã đưa ra các khó khăn sau [3]:

- Hiểu biết chưa đầy đủ về trường sư phạm và nghề Thầy giáo.
- Hiểu biết chưa đầy đủ về công việc của sinh viên sư phạm.
- Chưa thích ứng với việc học ở Cao đẳng


11

- Không tự tin vào bản thân nên chưa cố gắng.
- Sợ mắc sai lầm trong học tập.
- Thụ động trong học tập.
- Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên trường sư
phạm.
- Do khơng có tâm thế sẵn sàng học tập.
Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xn Thức (2005) “Khó khăn
tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm Hà Nội”
đã tìm hiểu một số biểu hiện khó khăn tâm lí, ngun nhân và ảnh hưởng của
chúng đến nhân cách người sinh viên [31].
Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim (2007) “Khó
khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh” [12, tr.91- 92]. Theo tác giả, sinh viên năm nhất
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thường gặp một số khó khăn
tâm lí tiêu biểu trong học tập như: tâm lí e ngại, sợ mắc sai lầm trong học tập,
chán nản khi học những môn khó và lo lắng quá mức về việc học, chưa kịp thích
ứng với mơi trường học và cuộc sống mới ở trường đại học,… những khó khăn
tâm lí đó có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên như:
- Không hiểu rõ nội dung bài học.
- Không vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Lượng kiến thức tiếp thu được ít, khơng hệ thống.
- Khơng hồn thành hoặc hồn thành khơng tốt nhiệm vụ học tập giáo viên
giao cho.

- Không tham gia vào bài học trên lớp.
Trong bài viết “Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1”, tác giả Phạm Thị Đức
đã nêu lên một số khó khăn của trẻ khi đi học lớp 1:
- Chưa quen với chế độ học tập.


12

- Chưa có thói quen nắm các dữ kiện câu hỏi của bài tập, yêu cầu của giáo
viên.
- Nhút nhát mất bình tĩnh trước hồn cảnh mới
- Chưa có động cơ hoạt động đúng đắn [7].
Tác giả Nguyễn Minh Hải trong bài “Những KKTL trong q trình giải
tốn của học sinh tiểu học” đăng trong nghiên cứu giáo dục số 4/1995 đã chỉ ra
những trở ngại khi học sinh tiểu học giải quyết các bài tập toán [9].
Tác giả Nguyễn Đình Tư trong bài “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong qui trình đào tạo ở trường Đại học Sư
phạm Huế” [33] đã chỉ ra 4 yếu tố:
- Nhận thức của sinh viên
- Sinh viên có động cơ hoạt động chưa đúng
- Hoạt động nghiệp vụ chưa phù hợp với phổ thông
- Giáo viên chưa coi trọng các giờ thực hành
Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong bài viết “Một số vấn đề sinh viên đại học
gặp phải trong thực tập tốt nghiệp” [26] đề cập những vấn đề mà sinh viên đại
học gặp phải trong đợt thực tập tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm
nhóm hay năm kiểu vấn đề mà sinh viên khá thường xuyên gặp trong thực tập
tốt nghiệp:
- Nhóm 1: vấn đề liên quan đến chun mơn, nghiệp vụ và qui chế
- Nhóm 2: vấn đề liên quan đến giao tiếp, ứng xử, thiết lập mối quan hệ
- Nhóm 3: vấn đề liên quan đến sự thích ứng

- Nhóm 4: vấn đề liên quan đến tập thể đồn thực tập và nhóm
- Nhóm 5: vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần và điều kiện vật chất
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết “Những khó khăn của học sinh
miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” đã phân tích những khó
khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam và chỉ


13

ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là: hoàn cảnh giao tiếp của học sinh
miền núi bị hạn chế; vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu; năng
lực cảm thụ một câu, một đoạn thơ yếu. Theo tác giả nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này là do tầm văn hoá, vốn sống, vốn hiểu biết của SV còn hạn chế [27]. Do
vậy để nâng cao cảm thụ văn học ở SV thì trước hết phải nâng cao tầm văn hoá
của SV lên, cần mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho SV. Những hoạt
động ngoại khoá, tham quan du lịch, câu lạc bộ văn học,… là những hoạt động rất
bổ ích đối với SV.
Tác giả Phạm Văn Tuân trong đề tài “Khó khăn tâm lí trong hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Trà Vinh” kết luận [32]:
- Sinh viên trường Đaị học Trà Vinh hiện đang gặp khó khăn trong hoạt
động nghiên cứu khoa học và có khó khăn ở mức độ trung bình.
- Khó khăn tâm lí trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
Đại học Trà Vinh được biểu hiện ở cả ba mặt: nhận thức, thái độ, kỹ năng của
sinh viên trong nghiên cứu khoa học. Mức độ khó khăn biểu hiện ở ba mặt có sự
khác biệt, sinh viên gặp khó khăn lớn nhất ở mặt thái độ, sau đó là mặt hành động
và cuối cùng là mặt nhận thức.
- Khó khăn tâm lí trong hoạt động nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Năm 2014, tác giả Đặng Thị Lan có nghiên cứu “Một số khó khăn trong hoạt
động học của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội”, tác giả đã chỉ ra: Trong hoạt động học nói chung, khó khăn
lớn nhất đối với sinh viên là khả năng học tập đã có của bản thân, khó khăn lớn
thứ hai là phương pháp học ở ĐH và nội dung học ở ĐH là khó khăn thứ ba.
Ngồi ra, nhịp độ nhanh của việc học ở đại học và việc giảng dạy ở ĐH cũng là
những vấn đề khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập [13].
Năm 2015, tác giả Lê Minh Nguyệt trong đề tài: “Khó khăn tâm lí và biện


14

pháp khắc phục trong rèn luyện nghiệp vụ của giáo sinh người dân tộc Ê Đê
trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk” [19] kết luận: nhìn chung giáo
sinh người Ê Đê trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk được khảo sát
gặp khó khăn về nhiều phương diện trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Trong đó, nổi lên một số khó khăn sau:
- Khó khăn lớn nhất là “vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt cịn hạn chế”.
- Khó khăn thứ hai về việc “huy động tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động
rèn luyện nghiệp vụ”.
- Khó khăn thứ ba là “chưa hiểu biết đầy đủ nội dung và cách thức rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm”.
Tác giả Đồng Văn Toàn trong bài “Một số biện pháp khắc phục KKTL
trong quá trình học tập của lưu học sinh Lào học tập trường CĐSP Thừa Thiên
Huế” đã tìm hiểu một số biện pháp mà sinh viên Lào sử dụng nhằm giảm thiểu
KKTL. Các biện pháp [29]:
- Tích cực chủ động giải quyết khó khăn.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cơ, bạn bè.
- Tìm những nguyên nhân để an ủi mình.
Trong đề tài của PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn: “Thực nghiệm một số biện
pháp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tập tốt nghiệp của sinh viên
đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” đã phân tích kết quả thực nghiệm một số

biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tập tốt nghiệp của
sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, kỹ năng giải
quyết vấn đề trong thực tập tốt nghiệp của sinh trong nhóm thực nghiệm là khá
tốt sau một thời gian tham gia thực nghiệm [25].
Năm 2015, Nguyễn Thị Diễm My với đề tài: “Một số khó khăn tâm lí của
sinh viên sư phạm mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang khi thực tập
sư phạm 2” cũng mới chỉ ra một số nguyên nhân gây khó khăn tâm lí trong thực


15

tập sư phạm và đưa ra một số kiến nghị đối với các Cán bộ quản lý và giáo viên
mầm non tại các cơ sở Giáo dục nhưng chưa đưa ra được biện pháp khắc phục
những khó khăn tâm lí cho sinh viên [17].
Tóm lại: các nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập tới những KKTL ở
những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay vẫn còn chưa
nhiều hoặc chưa làm rõ được bản chất của KKTL, đặc biệt là KKTL trong hoạt
động thực tập sư phạm thì càng ít tác giả quan tâm nghiên cứu. Nhưng ở một
mức độ nào đó các cơng trình này cũng có đóng góp nhất định về mặt thực tiễn,
giúp người đọc nhận thấy trong hoạt động của sinh viên nói riêng và con người
nói chung đều gặp KKTL ở các mức độ khác nhau.
2 C sở lí luận về k ó k ăn tâm lí và các biện p áp k ắc p ục
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1. Khó khăn tâm lí
Trong từ điển Anh – Việt [20, tr.278] “difficulty” dùng để chỉ sự khó khăn,
gay go, khắc nghiệt địi hỏi phải có nhiều nỗ lực, cố gắng để khắc phục. Người
ta hay dùng từ “shock” là sự va chạm; sự đột biến, sự đột khởi; “tactics” chiến
thuật tấn công ồ ạt, sự tấn cơng mãnh liệt và đột ngột, sự khích động, sự sửng
sốt; cảm giác bất ngờ,…để chỉ sự khó khăn, sự sốc, sự chống váng trước một
mơi trường mới.

Theo từ điển Pháp – Việt thì “difficulte‟” chỉ sự khó khăn, sự việc gây trở
ngại [6, tr.335].
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng “khó khăn” có nghĩa là có nhiều trở
ngại làm mất nhiều công sức [37, tr.357].
Theo từ điển láy tiếng Việt “khó khăn” nghĩa là có nhiều trở ngại làm mất
nhiều công sức [23, tr.20].
Theo Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển tiếng Việt “Khó khăn” là có nhiều
trở ngại hoặc chịu điều kiện thiếu thốn, đời sống khó khăn [36, tr. 906].


×