Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo sinh trung học sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phùng Thị Phƣơng Loan

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO
GIÁO SINH TRUNG HỌC SƢ PHẠM MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phùng Thị Phƣơng Loan

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO
GIÁO SINH TRUNG HỌC SƢ PHẠM MẦM NON

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN THỊ NGỌC CHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tác giả

Phùng Thị Phương Loan


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Trần Thị Ngọc
Ch c - người đã tận tình giúp đỡ em hồn thành luận văn này.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với:
Các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non, Ban Giám hiệu, phòng Quản
lý khoa học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ em trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
an giám hiệu, Các thầy cô giáo, tập th các em giáo sinh Trung học Sư phạm
Mầm non lớp K14MN01, K14MN02, K15MN01 V

K15MN02 trường Trung cấp

Mi n Đông, an Giám hiệu, cô giáo cùng các cháu các trường mầm non: Trường
Mầm non Hoa Sen, trường Mầm non Trảng Dài, trường Mầm non An

ình ở


Tp. iên Hịa, tỉnh Đồng Nai đã tạo đi u kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên cứu
và thực nghiệm đ hoàn thành luận văn.
Cám ơn gia đình, anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã hết lịng giúp đỡ, khích lệ,
động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2016
Tác giả

h n Th

h ơn

o n


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ L

LUẬN VỀ R N LU ỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


M NHẠC

CHO GIÁO SINH

TRUNG HỌC SƢ PHẠM MẦM NON ....................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đ .........................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .....................................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................................8
1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................................... 10
1.2.1. Kỹ năng............................................................................................................10
1.2.2. Kỹ năng tổ chức hoạt động .............................................................................13
1.2.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non .....................................14
1.2.4. Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc .................................................16
1.3.

ản chất rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo

sinh trung học sư phạm mầm non ...................................................................................16
1.3.1. Tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
âm nhạc cho giáo sinh trung học sư phạm mầm non ......................................16
1.3.2. Hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo sinh
trung học sư phạm mầm non ...........................................................................18
1.3.3. Qui trình hướng dẫn giáo sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN ............24
1.3.4. Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho
GSTHSPMN ....................................................................................................26
1.3.5. Những yêu cầu v việc rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho
GSTHSPMN ....................................................................................................28
1.4.

iện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo

sinh sư phạm mầm non ..........................................................................................29


1.5. Đặc đi m hoạt động học tập của Giáo sinh Trung học Sư phạm nói chung
và Giáo sinh Sư phạm Mầm non trường Trung cấp Mi n Đơng nói riêng ...........32
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng tổ chức
HĐGDÂN cho GSTHSPMN ................................................................................33
Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................................37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG R N LU ỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC

M NHẠC CHO GIÁO SINH TRUNG

HỌC SƢ PHẠM MẦM NON TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP
MIỀN ĐÔNG...........................................................................................38
2.1. Khái quát chung v khảo sát thực trạng ..................................................................38
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................. 38
2.1.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 38
2.1.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................................39
2.1.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 40
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................................40
2.2.1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN tại
trường Trung cấp Mi n đông ..........................................................................40
2.2.2. Thực trạng kết quả tổ chức HĐGDÂN của GSTHSPMN trong hoạt
động thực hành tập giảng và hoạt động thực tập sư phạm ở trường MN ........49
2.2.3. Đánh giá mức độ kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của GSTHSPMN ....................51
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức HĐGDÂN của
GSTHSPMN ....................................................................................................58
Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................................60
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP R N LU ỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG GIÁO DỤC

M NHẠC CHO GIÁO SINH TRUNG

HỌC SƢ PHẠM MẦM NON ................................................................ 62
3.1. Những cơ sở định hƣớng của việc đề xuất biện pháp ........................................62
3.1.1. Qui trình hướng dẫn giáo sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN đã
trình bày ở chương 1. ........................................................................................62
3.1.2. Lý luận v việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
cho giáo sinh trung học sư phạm mầm non đã trình bày ở chương 1. .............62


3.1.3. Đặc đi m hoạt động học tập của Giáo sinh Trung học Sư phạm nói
chung và Giáo sinh Sư phạm Mầm non trường Trung cấp Mi n Đơng
nói riêng ...........................................................................................................62
3.1.4. Kết quả đi u tra và phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt
động âm nhạc cho GSTHSPMN tại trường trung cấp Mi n Đông. ...................62
3.2. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ
chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN ........................................................................62
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................................62
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..................................................................63
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................63
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả .............................................64
3.3.

iện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN trường
Trung cấp Mi n Đông ............................................................................................ 64
iện pháp 1: Xây dựng nội dung rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN

3.3.1.


cho GSTHSPMN Trường Trung cấp Mi n Đông ..........................................64
3.3.2. iện pháp 2: Hướng dẫn GS rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN ...............74
3.3.3. iện pháp 3: Hình thành động cơ rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN
cho GSTHSPMN ............................................................................................. 86
3.3.4. iện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong quá
trình rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN ......................90
3.4. Thực nghiệm các biện pháp .....................................................................................93
3.4.1. Mục đích thực nghiệm (TN) ............................................................................93
3.4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................93
3.4.3.Tiến hành thực nghiệm......................................................................................93
3.4.4. Phân tích kết quả quá trình thực nghiệm .........................................................98
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................113
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

:

Đối chứng

GD

:

Giáo dục


GSTHSPMN :

Giáo sinh Trung học Sư phạm Mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN

:

Giáo viên Mầm non

HĐGDÂN

:

Hoạt động giáo dục âm nhạc

KNTC

:

Kỹ năng tổ chức

MN


:

Mầm non

TN

:

Thực nghiệm

TP

:

Thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
ảng 2.1.

Mức độ quan trọng của việc rèn luyện các KNTC HĐGDÂN cho
GSTHSPMN ............................................................................................... 41

ảng 2.2.

Tổng hợp đánh giá v các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng tổ
chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN ............................................................. 45

ảng 2.3.


Đánh giá thái độ của GS khi rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN .........46

ảng 2.4.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình rèn luyện kỹ năng tổ
chức HĐGDÂN cho GSTHSPMN ............................................................. 47

ảng 2.5.

Đánh giá kết quả kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của GSTHSPMN ..............49

ảng 2.6.

Tổng hợp đánh giá nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức HĐGDÂN
cho trẻ MN theo chủ đ của GS ..................................................................52

ảng 2.7.

Tổng hợp đánh giá nhóm kỹ năng tri n khai HĐGDÂN cho trẻ MN .......54

ảng 2.8.

Tổng hợp nhóm kỹ năng đánh giá việc tổ chức HĐGDÂN cho trẻ
MN ..............................................................................................................55

ảng 2.9.

Tổng hợp đánh giá kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của GSTHSPMN ...........56


ảng 3.1.

Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................................94

ảng 3.2.

Kết quả học tập môn học “Âm nhạc” của GS lớp TN và lớp ĐC
trước thực nghiệm .......................................................................................98

ảng 3.3.

Tổng hợp các kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của GS lớp TN và lớp ĐC
đạt được trong nội dung 1 sau TN ............................................................100

ảng 3.4.

Tổng hợp kết quả các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức HĐGDÂN
của GS lớp TN và lớp ĐC sau TN ............................................................103

ảng 3.5.

Tổng hợp các kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của GS lớp TN và lớp ĐC
đạt được trong nội dung 2 sau TN ............................................................105

ảng 3.6.

Tổng hợp kết quả các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức HĐGDÂN
của GS lớp TN và lớp ĐC trong nội dung 2 sau TN ................................107



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
i u đồ 3.1. Kết quả khảo sát kết quả học tập môn “Âm nhạc” của GS lớp TN
và lớp ĐC trước TN ..................................................................................99
i u đồ 3.2. So sánh mức độ đạt được các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức
HĐGDÂN của GS lớp TN và lớp ĐC trong nội dung 1 sau TN ...........104
i u đồ 3.3. So sánh mức độ đạt được các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức
HĐGDÂN của GS lớp TN và lớp ĐC trong nội dung 2 sau TN ...........108


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non Việt Nam đang trong thời kì đổi mới chương trình và
phương pháp giảng dạy. Mục tiêu của đổi mới là dạy học lấy trẻ làm trung tâm, dạy
học cá nhân hóa, hướng đến phát tri n tồn diện v năm lĩnh vực, chú trọng hình thành
ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực chung của con người, phát tri n tối đa ti m
năng vốn có, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu
của gia đình, cộng đồng, xã hội, đặt n n tảng cho việc học tập suốt đời. Giáo dục
khơng th đạt chất lượng cao nếu khơng có đội ngũ giáo viên mầm non có chất lượng,
bởi đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng góp phần to lớn tạo nên diện mạo và chất
lượng GD của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu phát tri n năng lực làm việc cho
GV phải chú trọng ngay từ quá trình đào tạo ở các trường, các khoa sư phạm.
Trường sư phạm là nơi đào tạo ngh GV nói chung, trong đó có GVMN. Nội dung
chương trình đào tạo GVMN trình độ trung học sư phạm bao gồm nhi u học phần,
trong đó học phần “Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non”
là một trong những học phần chuyên ngành giúp giáo sinh có kỹ năng thiết kế, tổ chức các
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non. Chính vì thế, việc rèn luyện kỹ
năng cho GS trong học phần này là rất quan trọng, góp phần giúp GS sẵn sàng , tự tin hơn
khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ mầm non sau này.

Theo đánh giá của các chuyên viên phòng mầm non của sở giáo dục tỉnh Đồng Nai,
phòng giáo dục Thành phố iên Hòa và một số cán bộ quản lý của các trường mầm non
trên địa bàn cho rằng hiện nay đa số các GVMN mới ra trường còn lúng túng trong việc
tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trong việc tổ chức HĐGDÂN cho
trẻ mầm non.
Trường Trung Cấp Mi n Đông được phép đào tạo ngành Sư Phạm Mầm Non từ
năm học 2013 - 2014, mục tiêu là đào tạo GVMN tương lai có trình độ trung cấp. Vì mới
mở mã ngành nên trường cịn chưa có kinh nghiệm trong đào tạo. Hơn nữa, đào tạo hệ
Trung cấp Sư phạm mầm non nói chung chủ yếu là thực hành, nhưng nhi u GV khi giảng
dạy còn nặng v cung cấp lý thuyết mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng cho GS,
chưa tạo đi u kiện cho các em được trải nghiệm thực tế. Hơn nữa, GS lại chưa có ý thức tự


2

học tập rèn luyện kỹ năng cho mình, đa số chỉ đợi đến khi đi thực tập mới bắt đầu rèn
kỹ năng. Vì vậy khi GS bước vào thực tập sư phạm tại các trường mầm non đ u được
đánh giá là còn thiếu kỹ năng tổ chức hoạt động nói chung và HĐGDÂN cho trẻ nói
riêng.
Vì thế, vấn đ rèn luyện kỹ năng cho GS trong học phần “phương pháp tổ chức
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non” được xem là nhiệm vụ quan trọng, cần
xây dựng những biện pháp rèn lyện kỹ năng tổ chức HĐGDÂN cho giáo sinh sư phạm
mầm non (GSTHSPMN) một cách cụ th đ tri n khai góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường, đào tạo nên những GVMN tương lai đáp ứng được nhu cầu đổi
mới của ngành GD.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đ tài “Biện pháp rèn luyện
kỹ năn tổ chức hoạt độn

iáo dục âm nhạc cho iáo sinh trun học s phạm mầm


non” .
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho
giáo sinh sư phạm mầm non và đ xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức
hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo sinh trung học sư phạm mầm non
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách th nghiên cứu: Hoạt động rèn luyện NVSP cho GSTHSPMN THSP.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
âm nhạc cho giáo sinh sư phạm mầm non.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xác định được kỹ năng tổ chức HĐGDÂN của giáo sinh SPMN và đi u kiện
thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo
sinh thì kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc của giáo sinh sẽ được tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đ tài
- Nghiên cứu thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo âm
nhạc cho giáo sinh sư phạm mầm non


3

- Đ xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo âm nhạc cho
giáo sinh với học phần này.
- Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động
giáo âm nhạc cho giáo sinh sư phạm mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đ tài khảo sát quá trình rèn luyện KNTC HĐGDÂN cho giáo sinh tại trường trung
cấp Mi n Đông - tỉnh Đồng Nai
- Đ xuất các biện pháp rèn luyện KNTC HĐGDÂN (trong hoạt động học có chủ
đích) phù hợp với đi u kiện thực hiện của trường.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các tài liệu lý luận có liên quan
đến đ tài nghiên cứu
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.

h ơn pháp qu n sát

Quan sát giờ giáo viên bộ môn “Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ mầm non” tổ chức cho giáo sinh thực hành tập giảng nhằm tìm hi u:
Nội dung rèn luyện, cách thức giáo viên tổ chức rèn luyện và cách thức ki m tra,
đánh giá quá trình rèn luyện phát hiện những thuận lợi và khó khăn. Đồng thời
quan sát đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
của giáo sinh.
7.2.2. h ơn pháp điều tr
Sử dụng phiếu đi u tra thăm dò ý kiến của 7 giáo viên của khoa sư phạm mầm
non, trong đó có 2 giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn “Phương pháp tổ chức hoạt
động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non” Trường trung cấp Mi n Đông, thành phố
iên Hòa, Tỉnh Đồng Nai và 60 giáo sinh mầm non năm thứ 2 tại cơ sở chính. Chúng
tơi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hi u nhận thức của giáo viên và giáo sinh v
tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho
giáo sinh và v các biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
cho giáo sinh mà giáo viên đã sử dụng. Sau đó tiến hành xử lý phiếu đi u tra và phân


4

tích kết quả thu được nhằm tìm hi u thực trạng việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt
động giáo dục âm nhạc cho giáo sinh sư phạm làm cơ sở cho quá nghiên cứu.

7.2.3. h ơn pháp ph n v n
Chúng tôi phỏng vấn sâu 2 giáo viên dạy học phần “Phương pháp tổ chức hoạt
động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non” Trường trung cấp Mi n Đơng- thành phố
iên Hịa, Tỉnh Đồng Nai v các biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo
dục âm nhạc cho giáo sinh mà giáo viên đã sử dụng. Trao đổi với cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non các trường mầm non đ thu thập thông tin nghiên cứu thực trạng kỹ năng
của giáo sinh mầm non thực tập hiện nay đ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
7.2.4. h ơn pháp n hiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu và phân tích kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non
mà giáo sinh đã lập.
7.2.5. h ơn pháp thực n hiệm s phạm
Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đ đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
các phương pháp được đ xuất trong đ tài nghiên cứu.
Thực nghiệm trên lớp 60 giáo sinh năm thứ hai (lớp thực nghiệm 30 giáo sinh lớp
K15MN01, lớp đối chứng 30 giáo sinh lớp K15MN02 trường trung cấp Mi n Đơng).
Nhóm thực nghiệm là nhóm sẽ được tác động bởi các biện pháp thực nghiệm. Nhóm
đối chứng là nhóm khơng có được tác động bởi các biện pháp đ ra. Từ đó, so sánh,
đối chiếu mức độ bi u hiện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc giữa nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm.
7.2.6. h ơn pháp thốn kê toán học
Sử dụng phương pháp này đ

xử lý số liệu thu được đ đưa ra kết quả

nghiên cứu.
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đ lý luận có liên quan đến việc rèn luyện
kỹ năng tổ chức hoạt động giáo âm nhạc cho giáo sinh mầm non.



5

8.2. Về mặt thực tiễn
- Làm rõ thực trạng v việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo âm nhạc
cho giáo sinh sư phạm mầm non tại trường trung cấp Mi n Đông tỉnh Đồng Nai.
- Đ xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo âm nhạc
cho giáo sinh sư phạm mầm non trường trung cấp Mi n Đông tỉnh Đồng Nai, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp ngành sư phạm mầm non.


6

Chƣơng 1. CƠ SỞ L LUẬN VỀ R N LU ỆN KỸ NĂNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC M NHẠC
CHO GIÁO SINH TRUNG HỌC SƢ PHẠM MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Nghiên cứu n oài n ớc
Việc nghiên cứu quá trình rèn luyện kỹ năng tổ chức nhằm hình thành năng lực
ngh nghiệp cho GV ln được quan tâm nghiên cứu, trong đó, nghiên cứu v kỹ
năng tổ chức hoạt động giáo dục là hướng nghiên cứu được phát tri n từ đầu thế kỷ
XX trở lại đây.
Theo các tác giả N.D. Lê-vi- tốp [22], A.V. Pe- trop-xki [25] thì kỹ năng có hai
loại: Kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao. Kỹ năng bậc thấp được hình thành lần đầu
tiên qua các hoạt động đơn giản, là cơ sở đ hình thành kỹ xảo. Kỹ năng bậc cao là kỹ
năng được nảy sinh sau khi đã có các tri thức.
Năm 1961, N.V. Cu-dơ-min-na trong cơng trình nghiên cứu “Hình thành các
năng lực sư phạm” đã xác định năng lực sư phạm cần có của người giáo viên, mối
quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm
và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm [7].

Đầu những năm 60, vấn đ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm mới trở thành hệ thống
lí luận với cơng trình nghiên cứu của O.A. Ap-đu-li-na “ àn v kĩ năng sư phạm”.
Trong cơng trình này tác giả nêu rõ từng loại kĩ năng sư phạm của người giáo viên và
phân tích tỉ mỉ những kĩ năng chung và kĩ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy
và giáo dục [2].
Vào những năm 70, cùng với việc thành lập “phòng nghiên cứu đào tạo giáo viên
ở trường sư phạm” (Liên Xơ), nhi u cơng trình nghiên cứu v tổ chức lao động khoa
học và tối ưu hóa q trình dạy học đã được tiến hành. Đó là các cơng trình nghiên cứu
của M.Ia. Cô-va-li-ôp, Iu.K. Babanxki, N.I. Bôn-đư-rep…. Đặc biệt cơng trình nghiên
cứu của X.I. Ki-xê-gơp: “Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm trong đi u kiện giáo
dục đại học” [20], trong đó đã nêu ra hơn 100 kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập
trung vào 50 kĩ năng cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kì thực


7

hành, thực tập sư phạm cụ th . Cơng trình này đồng thời nghiên cứu sự hình thành kĩ
năng sư phạm cho người học dưới góc độ là một quá trình có tổ chức trong nhà trường
sư phạm và chia quá trình này thành năm giai đoạn. Việc phân chia quá trình hình
thành kĩ năng thành năm giai đoạn chỉ có tính chất định hướng, sự hình thành một kĩ
năng cụ th có th khơng nhất thiết phải trải qua tất cả các giai đoạn trên.
Các nhà Tâm lý học, Xã hội học phương Tây đã đi sâu nghiên cứu v kỹ năng tổ
chức, lãnh đạo. Đi n hình là các tác giả: W.Benis, Mc.Call & Lombardo, R.Balke,
G.A.Yulk, G.Courtois, A.Makenzic v.v... Tác giả G.A.Yulk trong cuốn “Leadership in
organization” (Người lãnh đạo trong một tổ chức) đã đưa ra những kỹ năng tổ chức
đặc trưng của một người lãnh đạo thành cơng, đó là: Thơng minh, kỹ năng nhận thức
tốt, sáng tạo, khơn khéo, kỹ năng nói hoạt bát, có sức thuyết phục, thông thạo v các
phương diện xã hội... A.Makenzic trong cuốn “Cạm bẫy thời gian” đã phân tích các kỹ
năng tổ chức hoạt động và nhấn mạnh đến kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng làm chủ
thời gian là 2 nhóm kỹ năng chìa khóa [23]. Ở các nước như Canada, Australia, Hoa

Kỳ…, người ta dựa trên cơ sở các thành tựu của tâm lí học hành vi và tâm lí học chức
năng đ tổ chức rèn luyện các kĩ năng thực hành giảng dạy cho giáo sinh, sinh viên.
Những luận đi m của J. Watson (1926), A. Pojoux (1926), F. Skinner (1963)…, những
cơng trình: The process of learning của J. .

igss và R. Tellfer 1987,

Beginning teaching của K. arry và L. King 1993 đang được sử dụng và đưa vào giáo
trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Australia và một số nước
khác. Trong báo cáo “ Khoa học và nghệ thuật đào tạo giáo viên” của nhóm Phitelta
kapkar cho thấy hệ thống đào tạo giáo viên ở các nước phương tây chú ý hình thành
vững chắc các kỹ năng cơ bản của các hành động giảng dạy ngay trong khi giáo sinh
sinh viên học từng phần lý thuyết trên “The process of learning” của J.

igss và R.

Tellfer (1987) [45], và eginning Teaching của K. arry và L.King (1993) [46].
Tại “Hội thảo v canh tân việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên các nước Châu Á và
Thái Bình Dương” do APEID thuộc UNESCO tổ chức tại SEOUL hàn quốc cũng đã
xác định rõ tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và các kỹ năng sư phạm cho
sinh viên trong quá trình đào tạo [40].


8

Những cơng trình nghiên cứu trên cho ta thấy một cách nhìn rất cơ bản và tồn
diện cho q trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai. Muốn giáo
sinh có kỹ năng thực hành tốt thì cần quan tâm đến công việc tổ chức và đi sâu vào
quá trình rèn luyện kỹ năng sư phạm, đặc biệt tạo đi u kiện cho giáo sinh thực hành
vận dụng, ki m chứng cái đã học. Với cách nhìn như vậy, cho thấy những quan đi m

đó vẫn ln có giá trị khoa học và phụ hợp với đào tạo giáo viên hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu tron n ớc
Ở Việt Nam, kỹ năng, KNTC, HĐGDÂN cũng là một vấn đ trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhi u người. Mỗi tác giả nghiên cứu kỹ năng, KNTC,
HĐGDÂN ở nhi u góc độ khác nhau.
Những cơng trình nghiên cứu v hệ thống kỹ năng hoạt động sư phạm như: Các
tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong giáo trình “Giáo dục học tập 2” [24] đã đ
cập đến hai hệ thống kỹ năng đảm bảo tiến hành hoạt động sư phạm có kết quả cao.
Đó là hệ thống các kỹ năng n n tảng như: Kỹ năng thiết kế, KNTC, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng nhận thức…và hệ thống các kỹ năng chuyên biệt như: Kỹ năng giảng dạy, kỹ
năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng xã hội, kỹ năng tự học…
Năm 1995, tác giả Nguyễn Hữu Dũng có đ tài: “Hình thành kỹ năng sư phạm
cho sinh viên sư phạm” [8]. Đây là một cơng trình khoa học có giá trị cao v vấn đ
này, tác giả đã chỉ ra được một sô cơ sở lý luận khoa học v kỹ năng sư phạm và vai
trị của việc hình thanh nó trong q trình đào tạo sinh viên sư phạm nói chung. ên
cạnh đó cịn có nhi u tác giả đi sâu vào nghiên cứu các kỹ năng trong hoạt động sư
phạm có các tác giả: Trần Anh Tuấn (1996) “Xây dựng qui trình luyện tập các kỹ năng
giảng dạy cơ bản”, Ngô Công Hồn (1996) “Vài nét v qui trình rèn luyện tay ngh
cho sinh viên khoa giáo dục mầm non - Đại học Sư phạm Hà Nội - Đại học Quốc gia
Hà Nội”, Phan Thành Long (1997) “Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh
viên cao đẳng sư phạm”, Nguyễn Thị Hồng Phượng (2001) “Năng lực sư phạm mầm
non – Khái niệm và phân loại”, luận án tiến sĩ Trần Thị Ngọc Chúc (2006) “ iện pháp
tổ chức việc rèn luyện kỹ năng ngh cho giáo sinh hệ THSP mầm non 12+2”.… Các
tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đ rèn luyện, hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo


9

sinh, sinh viên, đ xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng ngh
cho sinh, sinh viên.

Đặc biệt, có nhi u tác giả nghiên cứu v KNTC như tác giả Nguyễn Thị Xuân
(1998) đã xây dựng hệ thống kỹ năng có ba nhóm kỹ năng chính bao gồm kỹ năng
chuẩn bị tiết học, kỹ năng tiến hành tiến học, kỹ năng nhận xét, đánh giá tiết học. Tác
giả Hồng Thị Oanh (2003) “Nghiên cứu KNTC trị chơi đóng vai theo chủ đ cho trẻ
5 tuổi của sinh viên cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo” phân chia theo các nhóm kỹ
năng nhận thức, nhóm kỹ năng thiết kế, nhóm KNTC thực hiện.
Nghiên cứu và đ ra biện pháp nâng cao kỹ năng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi làm quen với môi trường xung quanh trong tiết học của sinh viên sư phạm, vấn đ
v rèn luyện kỹ năng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập “Cho trẻ làm quen với
môi trường xung quanh” đã được tác giả Đỗ Chiêu Hạnh (2006) nghiên cứu với các kỹ
năng: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động, KNTC hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động.
Một số luận văn sau đại học của các tác giả nghiên cứu v rèn luyện KNTC
hoạt động giáo dục cho GSTHSPMN trường cao đẳng sư phạm như: Nguyễn Thị
Oanh, Vũ Thị Nguyệt… đã hệ thống các KNTC hoạt động ngoài giờ lên lớp: Kỹ năng
lập kế hoạch, kỹ năng thiết kế chương trình, kỹ năng thực hiện tri n khai, kỹ năng
ki m tra đánh giá kết quả hoạt động. Luận văn thạc sĩ giáo dục học của Đặng Thị ích
Diệp (2012) đã đ ra “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức cho giáo sinh sư
phạm khi thực hiện hoạt động th dục sáng của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi theo chủ đ ”với
các kỹ năng: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động, KNTC hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt
động.
V vấn đ tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, có các
tác giả như: Tổ chức họat động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp do Lê
Thu Hương (chủ biên) (2007). Tác giả Phạm Thị Hịa (2014), đã viết Giáo trình tổ
chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non (dành cho hệ Cao đẳng sư phạm
mầm non). Lê Thị Đức, Lý Thu Hi n, Phạm Thị Hòa (2015), đã cho tái bản lần thứ tư
sách Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non),...đa số các tác giả đ u đ cập đến
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non.


10


Nói tóm lại, vấn đ kỹ năng, rèn luyện KNTC, HĐGDÂN đã thu hút khá nhi u
cơng trình nghiên cứu với những qui mô và mức độ khác nhau. Qua những cơng trình
mà chúng tơi tiếp cận và giới thiệu ở trên thì nhìn chung các cơng trình thường nghiên
cứu rèn luyện kỹ năng ở các lĩnh vực, đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, v việc rèn
luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo sinh ngành sư phạm mầm
non còn chưa được đ cập đến. Hy vọng qua việc nghiên cứu đ tài này, chúng tơi sẽ
góp phần làm phong phú thêm hệ thống tư liệu v lịch sử nghiên cứu vấn đ kỹ năng
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Kỹ năn
Kỹ năng là vấn đ được nhi u nhà nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học
quan tâm. Có rất nhi u quan đi m khác nhau v kỹ năng. Tuy nhiên, qua quá trình
nghiên cứu nhi u tài liệu khác nhau chúng tơi quy v hai quan đi m chính sau:
Khi nghiên cứu v kỹ năng, các nhà tâm lí học thường quan niệm kỹ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và đi u kiện hành động mà
con người đã nắm vững hay kỹ năng nghiêng v mặt kỹ thuật của hành động.
V.A.Kruchetxki quan niệm kỹ năng là sự thực hiện một hành động hay một hoạt động
nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật hay những phương thức đúng đắn. Theo ông, chỉ
cần nắm vững cách thức hành động là con người đã có kỹ năng chứ khơng cần tính
đến kết quả của hành động [21]. Tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng có quan niệm kỹ năng
là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật
hành động và có kỹ năng [34].
Theo quan niệm trên, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với
mục đích và đi u kiện hành động mà con người đã nắm rõ. Người có kỹ năng hoạt
động trong lĩnh vực nào đó là người đã nắm vững tri thức v hoạt động, thực hiện
đúng thứ tự các bước, các thao tác hành động. Các tác giả đ u không nhấn mạnh đến
kết quả đạt được của hoạt động.
Một quan đi m khác v kỹ năng cũng được nhi u nhà nghiên cứu thừa nhận và
ứng dụng: kỹ năng là sự bi u hiện năng lực của con người, gắn kỹ năng là thành phần
quan trọng nhất của năng lực. Theo tác giả X.I.Kixegof: “Kỹ năng là sự thực hiện có

kết quả một động tác hay một hoạt động nào đó phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và


11

áp dụng cách thức đúng đắn, có chú ý đến những điều kiện nhất định” [20]. Người có
kỹ năng khơng chỉ nắm vững tri thức lý thuyết v hành động mà phải biết vận dụng
vào thực tế. Muốn có kỹ năng trước hết cần nắm vững tri thức v các thao tác cấu
thành hành động và cần có những kinh nghiệm phù hợp. Sự vận dụng những tri thức
và kinh nghiệm đã có vào hành động thực và có kết quả phù hợp với nhiệm vụ ban đầu
đặt ra. Vì vậy kỹ năng là một thành phần quan trọng, một bi u hiện của năng lực.
Nhi u nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích kỹ năng trong mối quan hệ với tri
thức, kỹ xảo và năng lực. Người có kỹ năng khơng chỉ hành động có kết quả trong
một hồn cảnh cụ th mà cịn phải đạt được những kết quả tương tự trong những đi u
kiện khác nhau. Như vậy kỹ năng vừa có tính ổn định lại vừa m m dẻo.
Đa số các tác giả Việt Nam như Nguyễn Ánh Tuyết, Ngơ Cơng Hồn, Trần
Quốc Thành, Nguyễn Thạc, Hồng Anh…cũng có quan niệm cho rằng kỹ năng là khả
năng của con người sử dụng các kiến thức và kỹ xảo của mình một cách có kết quả
trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Muốn có kỹ năng trước
hết cần nắm vững tri thức v các thao tác cấu thành hành động và cần có những kinh
nghiệm đã có phù hợp.
Tác giả Đặng Thành Hưng đã có quan đi m mới v vấn đ kỹ năng. Dựa trên
các nghiên cứu v khoa học tâm lí và khoa học giáo dục, tác giả đã khẳng định kỹ
năng phải là những hành động thực tiễn chứ không phải là khả năng ti m ẩn, không
phải là những hành vi tự động hóa ở con người. “ Kỹ năng là một dạng hành động
được thực hiện tự giác dựa trên những tri thức về công việc, khả năng vận động và
những điều kiện sinh học – tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kỹ năng đó) như nhu
cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đich, tiêu
chí đã định hoặc mức độ thành cơng theo chuẩn hay qui định” [17]. Tác giả đã nhấn
mạnh kỹ năng phải là cái có thật, đã được thực hiện chứ khơng phải là khả năng có

th có ở mỗi cá nhân. Tác giả Đặng Thành Hưng đã chỉ rõ bản chất của kỹ năng chính
là những hành vi, hành động được cá nhân thực hiện tự giác và thành công xét theo
những yêu cầu, qui tắc, tiêu chuẩn nhất định. Vì kỹ năng là một dạng hành động nên
kỹ năng bao gồm một hệ thống các thao tác hay kỹ thuật cấu thành hành động, trình


12

tự thực hiện các thao tác, quá trình đi u chỉnh hành động và nhịp độ, cơ cấu thời gian
thực hiện hành động.
Có th thấy, kỹ năng khơng chỉ là mặt kỹ thuật, cách thức hành động mà còn là
một bi u hiện của năng lực con người, một thành phần của năng lực. Kỹ năng vừa có
tính ổn định, vừa có tính m m dẻo, linh hoạt, vừa có tính mục đích. Nhờ có sự m m
dẻo của kỹ năng mà con người có tính sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, các quan niệm trên này tuy v hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau
nhưng thực chất chúng khơng hồn tồn mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Từ các
phân tích trên, chúng tơi nhận thấy đ phát tri n và rèn luyện kỹ năng v một lĩnh
vực hoạt động nào đó cần hội đủ các yếu tố sau:
+ Chủ th hành động phải có tri thức và kinh nghiệm v cách thức thực hiện
hành động: Mục đích, đi u kiện, trình tự thực hiện các thao tác hành động…
+ Chủ th phải thực hiện được những hành động có ý thức dựa trên sự vận
dụng những tri thức và kinh nghiệm đã có v lĩnh vực hoạt động đó vào trong từng
trường hợp cụ th , có sự kết hợp các yếu tố tâm lý khác như thái độ, tình cảm, động
cơ cá nhân, ý chí...
+ Sau khi thực hiện kỹ năng phải đạt được kết quả theo mục tiêu đặt ra.
+ Có th đạt kết quả tương tự trong những đi u kiện đã thay đổi.
Từ phân tích trên cho thấy: “Kỹ năng là việc thực hiện có kết quả một hành
động, cơng việc nào đó trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với những điều
kiện nhất định.”

Khi xem xét kỹ năng cần lưu ý:
- Kỹ năng phải được hi u là mặt kỹ thuật của hành động. Kỹ năng bao giờ
cũng gắn với một hành động cụ th .
- Những tính chất quan trọng đ xác định sự hình thành và phát tri n của kỹ
năng như: Tính đúng đắn, sự thành thạo, tính linh hoạt, tính m m dẻo.
- Kỹ năng là sản phẩm của q trình hoạt động thực tiễn. Nó là kết quả của
quá trình con người vận dụng những tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn
đ đạt được mục đích đã đ ra.


13

Vì vậy, muốn có kỹ năng và phát tri n kỹ năng chúng ta phải được đào tạo
và rèn luyện thường xuyên trong lĩnh vực hoạt động tương ứng.
1.2.2. Kỹ năn tổ chức hoạt động
Hoạt động của con người chỉ có hiệu quả khi nó được tiến hành một cách có tổ
chức, một cá nhân hoạt động có hiệu quả phải biết tự sắp xếp, bố trí kế hoạch hoạt
động hợp lí. Một nhóm người hay một tập th muốn cùng hoạt động chung đ đạt
được mục tiêu đ ra lại càng cần có tổ chức. Vì vậy vấn đ tổ chức hoạt động và kĩ
năng tổ chức hoạt động được nhi u nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo
L.I.Umanxki: “Kỹ năng tổ chức hoạt động là khả năng của người tổ chức làm việc có
hiệu quả trong những tình huống khác nhau” [41]. Tác giả Kegientev P. M nghiên
cứu v “Những nguyên tắc trong công tác tổ chức” đã nêu ra các kỹ năng chủ đạo của
tổ chức hoạt động là: Kỹ năng tổ chức tập th và các mối quan hệ trong tập th ; Kỹ
năng lập kế hoạch công việc; Kỹ năng thống nhất công việc của cá nhân và của tập
th ; Kỹ năng ki m tra, đánh giá; Kỹ năng tính tốn phương pháp tổ chức và ra chỉ thị
kịp thời [19, tr42]. Còn theo tác giả Trần Quốc Thành: “Kỹ năng tổ chức là sự thực
hiện có hiệu quả một hệ thống hành động của một hoạt động chung nào đó bằng cách
vận dụng những tri thức về hoạt động đó, thống nhất hành động của mọi người nhằm
đạt được mục đích chung trong những điều kịên cho phép” [37, tr.49].

Như vậy các tác giả cùng thống nhất quan đi m kỹ năng tổ chức hoạt động là
sự vận dụng tri thức tổ chức vào thực tiễn hoạt động. Tri thức tổ chức bao gồm những
hi u biết v công tác tổ chức, hi u rõ mục đích, nhu cầu của hoạt động, đặc đi m cá
nhân hay tập th tham gia hoạt động, các quy tắc, các bước tổ chức, cách phối hợp,
thương lượng với nhau …Trên cơ sở đó, con người vận dụng những tri thức tổ chức,
kết hợp với những hi u biết, kinh nghiệm v hoạt động đ tổ chức hoạt động đạt hiệu
quả mong muốn, k cả trong những đi u kiện hoạt động đã bị thay đổi. Đó chính là
có kỹ năng tổ chức hoạt động.
Dựa trên cơ sở khái niệm chung v kỹ năng, v tổ chức và quan niệm của các
tác giả v KNTC, chúng tôi cho rằng “KNTC là cách thức của con người khi thực hiện
các hoạt động trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm liên quan đến hành
động đó nhằm đạt mục đích đã đề ra.”


14

Người có KNTC phải có:
- Các tri thức v hoạt động: Mục đích, nhiệm vụ, đi u kiện, phương tiện hoạt
động có hiệu quả.
- Các tri thức v tổ chức: Qui tắc tổ chức, lập kế hoạch, ki m tra đi u chỉnh.
- iết vận dụng các tri thức trên vào thực tế làm cho hoạt động có kết quả.
Đ tổ chức các hoạt động đạt kết quả cần phải rèn luyện những KNTC hoạt
động đó.
1.2.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc tron tr ờng mầm non
1.2.3.1. Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là 2 bộ phận của hoạt
động giáo dục (theo nghĩa rộng) hướng đến sự phát tri n toàn diện nhân cách cho trẻ
mầm non. Chức năng trội của dạy học là trang bị tri thức, kỹ năng và phát tri n tình
cảm cho trẻ. Cịn chức năng trội của hoạt động giáo dục chính là giáo dục cho trẻ ý
thức v những chuẩn mực xã hội, hình thành thái độ phù hợp theo những chuẩn mực

đó, rèn luyện trẻ có những hành vi, kỹ năng, thói quen hành động theo chuẩn mực mà
xã hội đ ra.
Hoạt động giáo dục trong phạm vi đ tài nghiên cứu thuộc nghĩa hẹp, mục đích
của hoạt động giáo dục là hướng vào sự phát tri n những phẩm chất nhân cách và kỹ
năng xã hội cần thiết cho trẻ lứa tuổi mầm non.
1.2.3.3. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non
Giáo dục âm nhạc là một quá trình dạy cho trẻ học các kỹ năng âm nhạc, kỹ
năng th hiện bi u diễn, phát tri n cảm thụ âm nhạc một cách có hệ thống có trình tự
dưới sự tổ chức, đi u khi n, chỉ dẫn của giáo viên trong một thời gian nhất định.
Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh, nghệ thuật động, ln địi hỏi hoạt động trực
tiếp và sáng tạo của con người. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non được coi là
phương tiện hình thành và phát tri n cho trẻ tình cảm thầm mỹ, tình cảm đạo đức lành
mạnh, lòng nhân ái giúp phát tri n tâm hồn trẻ thơ.
Trong giờ học âm nhạc, các hoạt động nghe nhạc, tập hát, tập vận động và chơi
các trị chơi âm nhạc được nối tiếp liên hồn với nhau tạo nên một hình thức giáo dục
âm nhạc sinh động vui tươi, trẻ thật sự hịa mình vào âm nhạc và có cơ hội phát tri n


15

các kỹ năng âm nhạc cho mình. Trong hình thức giáo dục này đòi hỏi ở người giáo
viên phải hội tụ rất nhi u kỹ năng cần thiết hay nói cách khác giáo viên sau khi tốt
nghiệp quá trình đào tạo ngh của mình tại trường họ cần được rèn luyện kỹ năng tổ
chức hoạt động giáo dục âm nhạc một cách trình tự và phát huy những khả năng cá
nhân v âm nhạc.
Quan đi m, mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên luôn nắm giữ vai
trò hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tịi, khám phá. Trẻ tham gia
các hoạt động, trong đó có âm nhạc. Đây là một hình thức giáo dục chủ động đ phát
tri n khả năng cho từng cá nhân trẻ.
Giáo viên tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân đ giúp trẻ th hiện tốt

các nội dung âm nhạc trong hoạt động không bị áp đặt đ phát huy năng lực bản thân,
được trao đổi, nhận xét đ trở nên năng động hơn. Trong các hoạt động âm nhạc, trẻ
được tự do th hiện nhi u cách sáng tạo khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ
vận động giống nhau hoặc khi trẻ đã nắm được bài hát, giáo viên cho trẻ kết hợp vận
động nhịp điệu, bỏ qua các bước dạy hát khơng cần thiết.
Quan đi m giáo dục tích hợp trong âm nhạc cũng dựa theo các chủ đ xuất phát
từ nhu cầu của trẻ gắn với cuộc sống thiên nhiên, môi trường gần gũi trẻ.
Theo định hướng đổi mới, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non không tiến hành
theo các loại tiết mà tri n khai thông qua giờ hoạt động chung. Căn cứ vào tính chất
của từng bài hát, từng bài vận động và khả năng nhận thức của trẻ, Giáo viên lựa chọn
cách dạy phù hợp, đồng thời bổ sung thêm các bài hát theo chủ đ giáo dục đ dạy trẻ.
Hoạt động giáo dục âm nhạc trên giờ học được tiến hành dưới các hình thức cơ
bản sau:
Hình thức 1: Tập trung rèn luyện kĩ năng âm nhạc dựa trên cấu trúc của các tiết
có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Giáo viên có th thực hiện một trong
những nội dung trọng tâm gồm hát, vận động theo nhạc, nghe hát và trò chơi âm nhạc.
Nội dung kết hợp sẽ chọn 1 hoặc 2 trong các dạng hoạt động âm nhạc còn lại. Như vậy
giáo dục âm nhạc trong hoạt động chung có th sẽ bao gồm tất cả các dạng hoạt động
âm nhạc


×