Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Quản lí hoạt động dạy học môn toán cấp trung học cơ sở tại hệ thống trường việt úc thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trịnh Văn Quân

QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT ÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trịnh Văn Quân
QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT ÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương. Những tài liệu tơi tham khảo trong
q trình làm luận văn đều được ghi nhận trong danh mục tài liệu tham khảo.
Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Quân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
động viên từ thầy, cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
TS. Huỳnh Lâm Anh Chương, người đã ln nhiệt tình hướng dẫn tơi về mặt
khoa học, sẵn sàng giúp đỡ và luôn động viên tôi trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Q Thầy, Cơ trong khoa Khoa học Giáo dục và q Thầy, Cơ trong Phịng Sau
đại học đã tận tình giảng dạy những kiến thức khoa học và chia sẻ những kinh nghiệm
vô cùng bổ ích.
Ban giám hiệu và giáo viên hệ thống trường Tiểu học – Trung học cơ sở –
Trung học phổ thông Việt Úc đã hỗ trợ và cung cấp những thơng tin cần thiết cho
luận văn.
Gia đình – những người đã luôn bên cạnh và động viên tôi.
Tôi xin cảm ơn và kính chúc các Thầy, Cơ những người thân yêu của tôi thật

nhiều niềm vui và tràn đầy hạnh phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Quân


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 2
3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
7.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 7
8.1. Đóng góp về mặt lí luận .................................................................................. 7
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .............................................................................. 7
9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TOÁN

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ....................................................... 8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước ....................................................... 10
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài ..................................................... 12
1.2.1. Hoạt động dạy học môn Tốn tại trường THCS ........................................ 12
1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường THCS ............................ 17


1.3. Lí luận về HĐDH mơn Tốn tại trường THCS............................................. 20
1.3.1. Mục đích dạy học mơn Tốn tại trường THCS.......................................... 20
1.3.2. Nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn tại trường THCS ................... 20
1.3.3. Hình thức dạy học mơn Tốn tại trường THCS ......................................... 23
1.3.4. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học trong dạy học mơn Tốn tại
trường THCS ............................................................................................. 24
1.3.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả học mơn Tốn của HS tại trường THCS..... 26
1.3.6. Cơng tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém .................................. 27
1.3.7. Việc học mơn Tốn của học sinh ............................................................... 27
1.4. Lí luận về quản lí HĐDH mơn Tốn ở trường THCS .................................. 28
1.4.1. Phân cấp quản lí HĐDH mơn Tốn tại trường THCS ............................... 28
1.4.2. Mục đích của việc quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường THCS: 28
1.4.3. Quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy Tốn THCS ..... 29
1.4.4. Quản lí việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong dạy học mơn Tốn ................................................... 31
1.4.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS THCS 32
1.4.6. Quản lí việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu mơn Tốn của
học sinh THCS .......................................................................................... 33
1.4.7. Quản lí hoạt động học tập mơn Tốn của học sinh THCS ......................... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường
THCS ......................................................................................................... 35

1.5.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 36
1.5.2. Hạn chế....................................................................................................... 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN
TỐN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT ÚC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 39
2.1. Giới thiệu tình hình giáo dục ở trường Việt Úc cấp THCS trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh....................................................................................... 39
2.1.1. Sơ lược về tình hình giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........ 39


2.1.2. Tình hình Giáo dục Trường Tiểu học, THCS và THPT Việt Úc ............... 41
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 43
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán cấp trung học cơ sở tại hệ thống
trường Việt Úc, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 46
2.3.1. Thực trạng xác định mục đích dạy học mơn Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ
thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 46
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy mơn Tốn .......... 48
2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán .......... 50
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS .............................. 52
2.3.5. Thực trạng công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém ................ 54
2.3.6. Thực trạng việc học mơn Tốn của học sinh ............................................. 56
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ
thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 59
2.4.1. Thực trạng nhận định ý nghĩa của công tác quản lí HĐDH mơn Tốn cấp
trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh .... 59
2.4.2. Thực trạng QL việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn 60
2.4.3. Thực trạng quản lí việc sử dụng PPDH, PTDH mơn Tốn ........................ 64
2.4.4. Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS .......... 68
2.4.5. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu của GV ... 70

2.4.6. Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ................................... 73
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động dạy học mơn
Tốn ở cấp THCS của các cơ sở thuộc hệ thống trường Việt Úc ............. 75
2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuận lợi .................................................................. 75
2.5.2. Thực trạng các yếu tố gây cản trở .............................................................. 77
2.6. Đánh giá chung về thực trạng ....................................................................... 80
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 80
2.6.2. Hạn chế....................................................................................................... 81
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 82
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 83
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TOÁN


CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT ÚC, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................... 84
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp
trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc, Thành phố Hồ Chí Minh ... 84
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ
thống trường Việt Úc, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 85
3.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn tổ Toán và GV lập kế hoạch thực hiện chương trình
mơn Tốn cấp THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh ................ 85
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
hướng phát triển năng lực ......................................................................... 90
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, phân loại, để
bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém vào đầu năm học 95
3.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn GV tăng cường phối hợp với cha, mẹ HS về quản
lí việc học mơn Toán ................................................................................. 98
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 101
3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí ..... 102
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................. 102

3.4.2. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm ...................................................... 103
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm ............................................................................ 103
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm................................................................................ 103
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 111
1. Kết luận .......................................................................................................... 111
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 112
2.1. Đối với Bộ GD &ĐT ................................................................................... 112
2.2. Đối với Sở GD&ĐT .................................................................................... 113
2.3. Đối với Phòng giáo dục ............................................................................... 113
2.4. Đối với lãnh đạo nhà trường ....................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 115


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Các chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

BGH

Ban giám hiệu

2

CBQL


Cán bộ quản lí

3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

ĐG

Đánh giá

6

ĐLC

Độ lệch chuẩn

7

ĐTB


Điểm trung bình

8

HĐDH

Hoạt động dạy học

9

HS

Học sinh

10

HTDH

Hình thức dạy học

11

GD

Giáo dục

12

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

13

GV

Giáo viên

14

PPDH

Phương pháp dạy học

15

PTDH

Phương tiện dạy học

16

QLCS

Quản lí cơ sở

17

TB


Trung bình

18

THCS

Trung học cơ sở

19

TLCM

Trợ lí chun mơn

20

TTCM

Tổ trưởng chun mơn

21

THPT

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt


Tên bảng, biểu đồ

Trang

1

Bảng 2.1. Thống kê đội ngũ GV dạy Toán cấp THCS năm học 2020
- 2021 của trường Việt Úc

43

2

Bảng 2.2. Mô tả mẫu điều tra giáo dục

44

3

Bảng 2.3. Mức độ đồng ý về việc xác định mục đích dạy học mơn
Tốn cấp THCS của CBQL và GV các cơ sở tại hệ thống trường Việt
Úc

46

4

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của việc thực hiện
chương trình giảng dạy mơn Tốn


48

5

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của việc sử dụng
phương pháp, phương tiện và ứng dụng CNTT trong dạy học mơn
Tốn

50

6

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của HS

52

7

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của công tác bồi
dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém

54

8

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được về việc học mơn
Tốn của HS


56

9

Bảng 2.9. Mức độ đồng ý với mục đích quản lí hoạt động dạy học
mơn Tốn

59

10

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của công tác quản
lí việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy Toán THCS

60

11

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của cơng tác quản
lí việc sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học mơn
Tốn

64

12

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của cơng tác quản
lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

68


13

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của cơng tác quản
lí việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu của GV

70


14

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của cơng tác quản
lí hoạt động học tập của học sinh

73

15

Bảng 2.15. Mức độ tác động của những yếu tố thuận lợi đến cơng
tác quản lí HĐDH mơn Tốn ở cấp THCS của các cơ sở thuộc hệ
thống trường Việt Úc

75

16

Bảng 2.16. Mức độ tác động của những yếu tố gây cản trở đến cơng
tác quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn ở cấp THCS của các cơ sở
thuộc hệ thống trường Việt Úc


77

17

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

104

18

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

104


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Stt

Tên bảng, biểu đồ

Trang

1

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ diễn tả khái niệm quản lí

18

2


3

4

5

6

Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện thường xuyên so với quy định Thực
trạng HĐDH mơn Tốn cấp Trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt
Úc, Thành phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.2. Kết quả đạt được so với yêu cầu Thực trạng HĐDH
mơn Tốn cấp Trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc, Thành
phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện thường xuyên so với quy định Thực
trạng QL HĐDH mơn Tốn cấp Trung học cơ sở tại hệ thống trường
Việt Úc, Thành phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.4. Kết quả đạt được so với u cầu Thực trạng QL HĐDH
mơn Tốn cấp Trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc, Thành
phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp THCS
ở trường Việt Úc

58

59

79


80

106


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ mà khoa học – công nghệ có những
bước phát triển nhảy vọt, đưa loài người sang kỉ nguyên công nghệ 4.0, thông tin và
phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan
không thể cưỡng lại được. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có những thời cơ và thách
thức lớn. Một trong những con đường để đưa đất nước phát triển và hội nhập với thế
giới thành công, đó là phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó, đổi mới chất lượng
giáo dục ở phổ thông và chất lượng GD&ĐT nói chung ở nước ta đã có sự khởi sắc,
đã đạt được những thành tựu nhất định. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức
mới của học sinh, sinh viên và giáo viên được nâng cao, chất lượng GD từng bước
được nâng lên.
Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên hệ thống GD&ĐT nước ta vẫn
còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước. Để khắc phục tình trạng trên
và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đổi mới giáo dục là vấn đề cần thiết hiện
nay. Đổi mới GD trên tất cả các mặt: mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình,
PPDH, trong đó đổi mới cơng tác quản lí HĐDH có ý nghĩa đến quyết định đào tạo
nguồn nhân lực.
Tốn học khơng chỉ là mơn học về con số, Tốn học là một môn khoa học giúp
cho chúng ta có tư duy, giúp cho việc tiếp cận với các lĩnh vực khác trong cuộc sống
trở nên dễ dàng hơn. Thật vậy, trong cuộc sống Toán học hiện diện ở mọi nơi, mọi
lĩnh vực. Do đó, Tốn học được xem là mơn học cơ sở của tất cả các mơn học khác.
Vì vậy, cần quan tâm đầu tư đúng mức cho môn học này.

Môn Tốn trong trường THCS có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong việc
phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác
phong làm việc khoa học…, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
Toán học có ứng dụng rất lớn trong thực tế cuộc sống của học sinh sau này.
HĐDH mơn Tốn cần phải có phương pháp quản lí đúng đắn, khoa học, gắn
liền với đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.


2

Quản lí HĐDH tại trường THCS là một cơng việc khơng hề dễ đối với nhà
quản lí và cịn khó khăn hơn đối với việc quản lí HĐDH mơn Tốn. Do vậy, đổi mới
và nâng cao chất lượng quản lí giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lí cũng
như nhận thức đúng về cơng tác quản lí HĐDH mơn Tốn của nhà quản lí sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn tại cấp THCS.
Hệ thống trường Việt Úc trên địa bàn Tp.HCM đã góp phần phát triển toàn
diện vào nền giáo dục chung và được Sở giáo dục đánh giá là một trong những mũi
nhọn của ngành giáo dục Thành phố nhưng mặt bằng các cơ sở chưa đồng bộ do trình
độ dân trí khơng đồng đều. Chất lượng dạy học mơn Tốn tại Hệ thống trường phổ
thông Việt Úc cấp THCS tuy từng bước được nâng lên và đi vào ổn định, song còn
chậm, thiếu vững chắc và chưa đồng đều tại các cơ sở trên toàn thành phố. Đặc biệt
trong lĩnh vực quản lí giáo dục, quản lí hoạt động dạy học mơn Toán trong Hệ thống
nhà trường cấp THCS đang đặt ra nhiều vấn đề cần sớm được quan tâm nghiên cứu
giải quyết. Thực tế đòi hỏi của các Phòng giáo dục Quận trên Thành phố phải có
những biện pháp quản lí HĐDH đồng bộ và mang tính khả thi.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, Người nghiên cứu chọn đề tài “Quản lí hoạt
động dạy học mơn Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc Thành
phố Hồ Chí Minh’’ làm đề tài nghiên cứu, hi vọng sẽ góp phần vào việc quản lí nhằm
nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng tại trường
Việt Úc cấp THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận về quản lí hoạt động dạy Toán cấp THCS và
khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lí HĐDH Tốn cấp trung học cơ sở tại trường
Việt Úc, đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả
thi nhằm thực hiện mục tiêu dạy học Tốn ở trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí HĐDH mơn Tốn ở trường trung học.


3

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS tại hệ thống trường Việt Úc Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp THCS tại hệ thống trường Việt Úc
TP.HCM đã có những kết quả nhất định trong công tác lập kế hoạch và tổ chức nhưng
vẫn còn những hạn chế về công tác chỉ đạo và kiểm tra. Nếu hệ thống hóa được lí
luận về quản lí dạy học mơn Tốn cấp THCS và đánh giá đúng thực trạng quản lí dạy
Tốn cấp THCS tại Trường Việt Úc TP.HCM thì có thể đề xuất được các biện pháp
quản lí có tính cần thiết và khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS ở trường trung
học.
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp
THCS tại Trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp cần thiết và khả thi trong quản lí HĐDH mơn Tốn
cấp THCS tại trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS tại trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát gồm: Quản lí cơ sở, Trợ lí chun mơn cơ sở và các giáo viên
dạy mơn Tốn cấp THCS.
Quản lí ở cấp bộ mơn.
Chỉ nghiên cứu chương trình dạy học mơn Toán cấp THCS của Bộ Giáo dục được
thực hiện ở trường Việt Úc.
Thời gian: năm học 2019 – 2020.


4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quan điểm tiếp cận hệ thống giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt
chẽ giữa quản lí HĐDH mơn Tốn với quản lí các hoạt động sư phạm khác tại cấp
THCS cũng như xem cơng tác quản lí nhà trường là một hệ thống, trong đó quản lí
HĐDH mơn Tốn là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó hiểu chính
xác thực trạng quản lí HĐDH mơn Toán.
7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic
Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic giúp người nghiên cứu xác định phạm vi
khơng gian, thời gian và điều kiện hồn thành cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính
xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, đồng thời trình bày cơng trình nghiên cứu
theo một trình tự logic.
7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn, tồn
tại trong cơng tác quản lí HĐDH mơn Tốn tại cấp học THCS tại trường Việt Úc, từ
đó đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn của cấp THCS tại hệ thống
trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lí luận
từ sách, báo, tài liệu và văn kiện, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận
cho vấn đề nghiên cứu thể hiện ở Chương 1.
Cách tiến hành:
Nghiên cứu các văn bản về đường lối của Đảng, các chủ trương, chính sách…
của Nhà nước về Giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lí hoạt động dạy
học.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, website, báo cáo, các cơng
trình nghiên cứu… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


5

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát sư phạm
Mục đích: Phương pháp quan sát sư phạm nhằm thu thập thông tin qua việc
quan sát hoạt động quản lí dạy học mơn Tốn tại cấp THCS.
Cách tiến hành:
Nghiên cứu các tài liệu, kế hoạch của trường, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, báo
cáo sơ kết, tổng kết, kế hoạch của giáo viên, các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài sáng
kiến kinh nghiệm trong ứng dụng dạy học mơn Tốn… của giáo viên trường Việt Úc
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục đích điều tra: Thu thập thơng tin số liệu, tư liệu về thực trạng quản lí
HĐDH mơn Tốn và biện pháp quản lí HĐDH mơn Tốn của cấp THCS tại trường
Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh nhằm minh chứng cho giả thuyết khoa học.
Nội dung điều tra: Thực trạng HĐDH mơn Tốn và cơng tác quản lí HĐDH
mơn Toán của cấp THCS tại trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh, những ưu điểm
hạn chế và nguyên nhân. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp

đề xuất.
Mẫu nghiên cứu: Điều tra CBQL, GV dạy Toán tại 6 cơ sở của cấp THCS tại
hệ thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
Cách tiến hành:
Mẫu khảo sát gồm:
Các cán bộ quản lí (Quản lí cơ sở, Hiệu phó, Tổ trưởng, Nhóm trưởng bộ mơn
Tốn ở 6 cơ sở trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh).
Các giáo viên Tốn cấp THCS Trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phiếu câu hỏi gồm:
Phiếu dành cho cán bộ quản lí (bao gồm Quản lí cơ sở, Hiệu phó, Tổ trưởng,
Nhóm trưởng bộ môn).
Phiếu dành cho các giáo viên Toán THCS
Nội dung phiếu hỏi:
Giai đoạn 1: gồm các câu hỏi về:


6

Thực trạng HĐDH mơn Tốn cấp THCS của giáo viên 6 cơ sở trường Việt Úc
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS của giáo viên 6 cơ sở trường
Việt Úc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2: gồm các câu hỏi về:
Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS của giáo viên 6 cơ sở trường
Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm trực tiếp thu thập thơng tin về thực trạng HĐDH mơn Tốn
cấp THCS của giáo viên 6 cơ sở trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh và làm rõ
thêm những thơng tin chưa được rõ ràng hoặc chưa được trả lời trong phiếu hỏi, tìm

ra những khó khăn và nguyên nhân những hạn chế của cơng tác quản lí.
Cách tiến hành:
Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lí (bao gồm Quản lí cơ sở, Trợ lí
chun mơn, Tổ trưởng chun mơn), một số giáo viên 6 cơ sở trường Việt Úc tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp xử lí số liệu
Dữ liệu định lượng
Mục đích: Sử dụng phần mềm SPSS để dùng các phép thống kê Tốn học xử
lí các số liệu định lượng thu thập được.
Cách tiến hành:
Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phần mềm thống kê SPSS để tính
Tốn, xử lí số liệu, từ đó nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận về thực trạng HĐDH
mơn Tốn cấp THCS của GV, thực trạng quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS của
GV và tính cần thiết, khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả quản lí HĐDH mơn Tốn cấp THCS của GV trường Việt Úc tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Phép Tốn thống kê tác giả sử dụng là:


7

Thống kê mơ tả: tính tỉ lệ %, điểm trung bình, độ lệch chuẩn tùy theo từng nội
dung trả lời của 2 nhóm khách thể khảo sát.
Dữ liệu định tính
Mục đích: Nhằm xử lí các dữ liệu định tính thu được trong các cuộc phỏng
vấn sâu và các câu hỏi mở trong bảng hỏi của GV và CBQL về thực trạng HĐDH
mơn Tốn cấp THCS và quản lí HĐDH mơn Toán cấp THCS của GV trường Việt Úc
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cách tiến hành: Các dữ liệu định tính thu được sẽ được mã hóa (coding),
phân nhóm (categorizing), đếm tần số, tỉ lệ % và so sánh giữa 2 nhóm CBQL và GV.

8. Đóng góp của luận văn
8.1. Đóng góp về mặt lí luận
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về quản lí HĐDH mơn Tốn tại cấp THCS.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng dạy học mơn Tốn và quản lí HĐDH mơn Tốn tại cấp
THCS của trường Việt Úc cấp THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề
xuất một số biện pháp cần thiết, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH
mơn Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cấu trúc của luận văn
Gồm phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, kết luận và khuyến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn cấp trung
học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng về quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Việt
Úc cấp THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường
Việt Úc cấp THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


8

CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TOÁN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tởng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Như chúng ta đã biết Toán học có nguồn gốc thực tiễn. Số học ra đời trước hết
do nhu cầu đếm. Toán học của những con số của chúng ta có nguồn gốc thuộc về
Toán học của người Hindu, người Arab và người Babylon. Họ không quan tâm đến
việc đưa ra các chứng minh nên Toán học của những con số đã được truyền lại cho

chúng ta đơn thuần ở dạng một tập hợp những qui tắc tính Tốn khơng liên quan với
nhau mấy. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo lại ruộng đất bên bờ sông Nin
(Ai cập) sau những trận lụt hằng năm. Vào thế kỉ thứ VII trước Cơng ngun, Hình
học đã lan truyền từ Ai Cập sang Hi Lạp, nơi nó dần dần phát triển thành một lí thuyết
Tốn học. Như vậy, Hình học là một lí thuyết Tốn học có nguồn gốc Hi Lạp. Người
Hi Lạp đã gắn giá trị lớn cho các chứng minh và vì thế đã phát triển Hình học theo
hướng tiên đề. Khi nói đến nguồn gốc thực tiễn của Toán học cũng cần nhấn mạnh
cả nguồn gốc thực tiễn của chính các qui luật của logic hình thức được sử dụng trong
Toán học.
Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định rằng: Kết quả toàn bộ hoạt động
quản lí của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lí hoạt
động giảng dạy của đội ngũ GV (XukhomLinxki,1984).
Zimin, Konđakôp, Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy,
giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lí của
Hiệu trưởng (XukhomLinxki, 1984).
Khổng Tử với quan điểm dạy học gắn liền với PPDH mơn Tốn hiện nay là:
“Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi
người học phải tích cực suy nghĩ. Địi hỏi học trị phải tập luyện, phải hình thành nề
nếp, thói quen học tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi” (Hà Nhật Thăng
và Đào Thanh Âm, 1998). Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy học phải
đề cao đến các qui định về nề nếp dạy học, nâng cao trình độ của người dạy để lựa


9

chọn được những PPDH theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc
lập suy nghĩ và sáng tạo của người học.
Cômenxki đã đưa ra những quan điểm về HĐDH mà chúng ta có thể vận dụng
trong HĐDH mơn Tốn. Theo ơng q trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri
thức là phải dựa vào sự vật hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết,

khơng nên áp đặt, gị ép người ta chấp nhận bất kì một điều gì và ông đã nêu ra một
số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy
tính tự giác tích cực của HS; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến
thức; nguyên tắc dạy học theo khả năng tiếp thu của HS (vừa sức); dạy học phải thiết
thực và dạy học theo nguyên tắc cá biệt (Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm, 1998).
Lênin viết: “Những hình thức và qui luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng
mà là sự phản ánh thế giới khách quan, thực tiễn của con người, được lặp đi lặp lại
hàng nghìn triệu lần, sẽ được củng cố vào ý thức người ta dưới những hình thức của
logic học” (Nguyễn Bá Kim, 2003).
Theo Ăng ghen: “Đối tượng của Tốn học thuần túy là những hình dạng không
gian và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan” (Ngũn Bá Kim, 2003).
Trong HĐDH mơn Tốn cần có những mơ hình học tập sẽ giúp HS tiếp thu
bài học nhanh hơn, theo Stoff (Stoff 1966) thì mơ hình học Tốn nhất thiết phải có
ba đặc trưng cơ bản; tính đẳng cấu (mơ hình phản ánh đúng một cách đẳng cấu những
thuộc tính nhất định nào đó của đối tượng nghiên cứu mà những thuộc tính ấy là đối
tượng nhận thức của học sinh), tính đơn giản (đơn giản về mặt tri giác), tính khác với
nguyên bản (để trong dạy học dễ dàng đạt được mục đích đề ra), (Nguyễn Bá Kim,
2003).
Có thể nói rằng, từ xưa con người đã có chủ trương, mục đích, nội dung,
phương pháp quản lí giáo dục, muốn giáo dục tốt cần có nề nếp dạy học tốt, nâng cao
trình độ của người dạy để lựa chọn phương pháp dạy học và định hướng giáo dục
phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, dạy theo năng lực và cá thể. Kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại là tạo nên quản lí đặc trưng nổi bật tạo nên những giá
trị của nền văn hóa, nền giáo dục của các quốc gia.


10

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
Ngoài HĐDH mơn Tốn được tổ chức trên lớp cịn có thể tổ chức những hoạt

động thực hành Tốn ngồi nhà trường như ở nhà máy, công xưởng, đồng ruộng, kể
cả những hoạt động có tính chất tập dợt nghiên cứu bao gồm cả các khâu đặt bài
Tốn, xây dựng mơ hình, thu thập dữ liệu, xử lí mơ hình để tìm lời giải, đối chiếu lời
giải với thực tế để kiểm tra và điều chỉnh (Nguyễn Bá Kim, 2003).
Đề cập đến phương tiện trực quan trong HĐDH mơn Tốn: “Phương tiện trực
quan tượng trưng là một hệ thống kí hiệu qui ước nhằm biểu diễn tính chất muốn
nghiên cứu tách rời khỏi tất cả các tính chất khác của đối tượng và hiện tượng”
(Nguyễn Bá Kim, 2003).
Theo tác giả Phạm Văn Hồn, trong cơng tác bồi dưỡng HS giỏi mơn Tốn
cần bồi dưỡng cho HS tác phong, phương pháp nghiên cứu và thói quen tự đọc sách
(Nguyễn Bá Kim, 2003).
Trong công tác dạy học, phụ đạo HS yếu kém mơn Tốn, theo tác giả Phạm
Văn Hoàn, thầy giáo nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy
theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức (Nguyễn Bá Kim, 2003).
Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lí giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo;
tài liệu “Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc
Quang; tài liệu “Quản lí, quản lí giáo dục tiếp cận từ những mơ hình” của tác giả
Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lí và quản
lí giáo dục được tiếp cận từ những mơ hình.
Các tác giả như: Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ
Hoạt… cũng có các cơng trình nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học nói chung và
dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Nghiên cứu về quản lí nhà trường
nói chung và quản lí HĐDH nói riêng có các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang, Phạm
Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt…
Về quản lí đổi mới PPDH và quản lí chất lượng, hiệu quả dạy học phải kể đến
các công trình nghiên cứu của: Quách Tuấn Ngọc, Trần Kiểm, Trần Kiều, Trần Bá
Hồnh, ... ln lấy người học làm trung tâm với ý tưởng cốt lõi là người học phải tích
cực, chủ động, sáng tạo trong q trình học tập. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp



11

với tinh thần nghị quyết TW4 khoá VIII về GD-ĐT. Nghị quyết yêu cầu: “Đổi mới
mạnh mẽ PPGD, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học”. Nội dung này đã được thể hiện thành qui định pháp luật tại Luật
giáo dục, trong đó có yêu cầu cơ bản là: (1) Nội dung GD phải đảm bảo tính cơ bản,
tồn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; (2) PPGD phải phát huy tính tự giác,
tích cực, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Tài liệu “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn có đề
cập đến việc dạy học tính sáng tạo cho HS thơng qua mơn Tốn. Tài liệu “Phương
pháp dạy học mơn Tốn” của tác giả Nguyễn Bá Kim nói về nội dung của môn Tốn,
định hướng q trình dạy học Tốn, phương pháp dạy học mơn Tốn.
Các cơng trình khoa học trên với tầm vóc qui mơ về giá trị lí luận và thực tiễn
được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn trong phát triển sự nghiệp giáo
dục nước nhà. Tuy nhiên phần lớn các cơng trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu
về lí luận có tính chất tổng quan về quản lí giáo dục, quản lí trường học, cịn về quản
lí HĐDH mơn Tốn ở trường THCS chưa được đề cập nhiều.
Bên cạnh những thành tựu mà giáo dục đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn
nhiều yếu kém, bất cập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục
còn thấp, nội dung, phương pháp dạy học cịn lạc hậu. Quản lí về giáo dục cịn bất
cập. Xu hướng thương mại hóa trong giáo dục, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức
xúc của xã hội. Chính những điều này đã đặt trên vai ngành giáo dục ở nước ta một
trọng trách lớn của thời đại. Ngành giáo dục chúng ta cần xác định được những nhiệm
vụ trọng tâm, giải pháp hữu hiệu, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất
lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc.
Trước yêu cầu bức xúc của thực tiễn ở các trường THCS là đổi mới cơng tác
quản lí HĐDH, trong đó có quản lí HĐDH mơn Tốn, nhiều học viên cao học quản

lí giáo dục đã đi vào nghiên cứu thực trạng quản lí HĐDH ở các trường THCS, THPT


12

và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong cơng tác
quản lí HĐDH như:
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quốc Thể (2007) “Thực trạng việc quản lí hoạt
động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau”
Luận văn thạc sĩ của Định Thị Hồng Hạnh (2011) “Biện pháp quản lí hoạt
động dạy – học mơn Tốn tại trường THCS n Hịa, Hà Nội”
Luận văn thạc sĩ của Lương Cảnh Tiệp (2015) “Biện pháp quản lí hoạt dạy
học mơn Tốn ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang theo hướng tiếp cận năng lực”
Từ các cơng trình nghiên cứu kể trên, chúng tơi nhận thấy chưa có cơng trình
nào nghiên cứu sâu về thực trạng quản lí HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS mang
tính quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn
Tốn cấp trung học cơ sở tại hệ thống trường Việt Úc Thành phố Hồ Chí Minh là vơ
cùng cần thiết.
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1. Hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường THCS
* Dạy học
Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có
mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân
loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”. Một số
khác dựa trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho
rằng “Dạy học là một q trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng
giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích
chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân
loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài Toán thực tế

đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”.
* Hoạt động dạy học
HĐDH dùng ở đây được hiểu là dạy học trong nhà trường – một bộ phận của
hoạt động giáo dục tổng thể chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học


13

trong cuộc sống). Tiếp cận theo quan điểm thì hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt
động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Hoạt động dạy: Hoạt động dạy với vai trò chủ đạo của giáo viên là sự tổ chức,
điều khiển tối ưu quá trình truyền đạt nội dung hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một
cách khoa học cho học sinh tiếp thu (lĩnh hội). Hoạt động dạy do giáo viên làm chủ
thể và tác động vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh.
Hoạt động học: Hoạt động học với vai trò chủ động của học sinh là sự tự điều
khiển tối ưu quá trình tiếp thu (lĩnh hội) một cách tự giác, tích cực, tự lực nội dung
hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo viên truyền đạt nhằm phát triển và hình
thành nhân cách học sinh. Hoạt động học do học sinh làm chủ thể và tác động vào
đối tượng là nội dung kiến thức mới chứa đựng trong tài liệu học tập.
* Hoạt động dạy học mơn Tốn
HĐDH mơn Tốn là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh
tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản của Tốn học và hình thành hoặc
biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở HS. Các HĐDH mơn Tốn được thực hiện
trong q trình hình thành kiến thức Toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó.
* Hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường THCS
HĐDH mơn Tốn cấp THCS là hoạt động kép gồm hoạt động dạy của GV
Tốn và hoạt động học mơn Toán của HS cấp THCS. Trong đó, hoạt động dạy của
GV Tốn giữ vai trị chủ đạo, truyền thụ, tổ chức, điều khiển, hướng đến hoạt động
học mơn Tốn của HS, thúc đẩy và làm cho việc học mơn Tốn của HS thành công.
Nhờ hoạt động dạy của GV mà HS được tiếp xúc, giao lưu, tham gia vào các hoạt

động học tập như thảo luận nhóm, thực hành, áp dụng các bài Toán vào thực tế...
Điều đó góp phần mở rộng tầm hiểu biết của HS. Đồng thời GV cũng đòi hỏi HS phải
nhanh nhẹn, khéo léo thay đổi phương pháp học tập của mình để thích ứng với từng
nội dung bài học. Hoạt động dạy của GV và hoạt động học mơn Tốn của HS tồn tại
trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau, cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ dạy học mơn Tốn cấp THCS.
Hoạt động giảng dạy của giáo viên


×