Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Bùi Xuân Dương

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH
GIÁO DỤC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Bùi Xuân Dương

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH
GIÁO DỤC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114 55
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUỲNH CHI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, q Thầy, Cơ khoa Khoa học Giáo dục,
Phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ quản lí các Phòng, Ban, các đại
lý, cửa hàng sách, các anh chị là biên tập viên, nhân viên phát hành của các công ty thuộc
hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các thầy giáo, cô giáo và học sinh Trường
THPT Mạc Đĩnh Chi - Bến Tre, Trường THPT Long Thành - Đồng Nai và một số trường
tại TP.HCM,… đã giúp đỡ tơi trong q trình lấy số liệu, thơng tin cũng như đóng góp cho
luận văn của tơi nhiều ý kiến quý báu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quỳnh
Chi, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng khoa học và ln động viên khích lệ
tơi hồn thành luận văn này. Những nhận xét và đánh giá của giảng viên hướng dẫn, đặc
biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thật sự là
những bài học vô cùng quý giá đối với tơi khơng chỉ trong q trình viết luận văn mà cả
trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
quan tâm gánh vác, chia xẻ trách nhiệm và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu.
Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi
rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp luận văn được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Bùi Xuân Dương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của
Nhà xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham
chiếu đầy đủ.
Tác giả

Bùi Xuân Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH
GIÁO DỤC ...................................................................................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 8
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 9
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 12
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 14
1.2.1. Quản lí ......................................................................................................... 15
1.2.2. Phát hành sách ............................................................................................. 19
1.2.3. Sách giáo dục ............................................................................................... 20
1.2.4. Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục ................................................. 21
1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục ........................................... 23
1.3.1. Đặc điểm và vai trò của phát hành sách ...................................................... 23
1.3.2. Các khâu và trình tự của phát hành sách ..................................................... 25
1.3.2.1. Các khâu của phát hành sách ................................................................... 25
1.3.2.2. Qui trình phát hành sách .......................................................................... 26
1.3.3. Chiến lược marketing trong quản lí hoạt động phát hành sách ................... 27
1.3.3.1. Chiến lược định vị sản phẩm ................................................................... 27
1.3.3.2. Chiến lược định giá sản phẩm ................................................................. 27

1.3.3.3. Chiến lược thị trường trọng tâm, thị trường mục tiêu ............................. 28
1.3.4. Tổng quan về tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM
giai đoạn 2002 - 2017 ............................................................................................ 29
1.3.4.1. Tình hình phát hành sách giai đoạn 2002 - 2007 ..................................... 29
1.3.4.2. Tình hình phát hành sách giai đoạn 2008 - 2017 ..................................... 33
1.3.5. Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động phát hành sách ......................... 35
1.3.5.1. Nhóm yếu tố khách quan ......................................................................... 35


1.3.5.2. Nhóm yếu tố chủ quan ............................................................................. 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO
DỤC CỦA NXBGD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................ 40
2.1. Cơ sở thực tiễn về hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGDVN và
NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NXBGDVN ......................................... 40
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển NXBGD tại TP.HCM .......................... 42
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD
tại TP.HCM ................................................................................................................... 44
2.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 44
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của
NXBGD tại TP.HCM .................................................................................................... 44
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................................... 44
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 47
2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 48
2.2.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành
sách của NXBGD tại TP.HCM ............................................................................. 48
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại
TP.HCM ........................................................................................................................ 50
2.3.1. Thực trạng về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách của NXBGD

với nhu cầu thị trường sách giáo dục..................................................................... 50
2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kho bãi, cửa hàng, đại lí phát hành của
NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 55
2.3.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ phát hành của NXBGD tại TP.HCM ........... 59
2.3.3.1. Thực trạng về năng lực của đội ngũ phát hành NXBGD ........................ 59
2.3.3.2. Thực trạng về phẩm chất của đội ngũ phát hành NXBGD ...................... 61


2.3.4. Thực trạng về mức độ đáp ứng của dịch vụ và sự sẵn có trong việc mua
sách tại NXBGD .................................................................................................... 63
2.3.4.1. Thực trạng về chất lượng cơ sở vật chất của NXBGD ............................ 63
2.3.4.2. Thực trạng về chất lượng phục vụ tại chỗ của NXBGD ......................... 64
2.3.5. Thực trạng về hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM .................. 67
2.3.5.1. Thực trạng về nghiệp vụ phát hành của cán bộ phát hành....................... 67
2.3.5.2. Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành (cửa hàng,
đại lí…) ................................................................................................................. 71
2.3.6. Thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ... 74
2.3.6.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động phát hành sách của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 74
2.3.6.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động phát hành sách của
NXBGD tại TP.HCM ........................................................................................... 76
2.3.6.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 84
2.3.7. Đánh giá chung về cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 85
2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động phát hành của
NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 90
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT
ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NXBGD TẠI TP.HCM .................. 92

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXB Giáo
dục tại TP.HCM ............................................................................................................. 92
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của NXBGD tại TP.HCM và chủ trương của Nhà
nước ....................................................................................................................... 92
3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ............................................................................. 93


3.1.3. Điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của cơng tác quản lí phát hành
sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ............................................................... 94
3.1.3.1. Điểm mạnh của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 94
3.1.3.2. Hạn chế của cơng tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 94
3.1.3.3. Cơ hội của cơng tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 95
3.1.3.4. Thách thức của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM ................................................................................................................ 95
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành
sách của NXBGD tại TP.HCM ..................................................................................... 99
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ................................................................ 99
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................................. 99
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................ 100
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................... 100
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD
tại TP.HCM ................................................................................................................. 100
3.3.1. Nhóm biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động pháp hành
sách ...................................................................................................................... 101
3.3.1.1. Biện pháp 1: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt
động phát hành sách ............................................................................................ 101
3.3.1.2. Biện pháp 2. Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất (kho bãi, cửa hàng,

đại lí…), nâng cấp phần mềm quản lí phát hành sách ........................................ 105
3.3.1.3. Biện pháp 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu số (đối tác phát hành, thị trường
phát hành, cơ cấu sách phát hành,…) ................................................................. 106
3.3.1.4. Biện pháp 4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
phát hành sách ..................................................................................................... 107


3.3.1.5. Biện pháp 5. Đa dạng hóa phương thức truyền thơng, phương thức phát
hành; đa phương hóa đối tác phát hành sách ...................................................... 108
3.3.2. Nhóm biện pháp phát triển cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách .... 109
3.3.2.1. Biện pháp 6. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về cơng tác quản
lí hoạt động phát hành ......................................................................................... 109
3.3.2.2. Biện pháp 7. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược cho các
hoạt động phát hành ............................................................................................ 111
3.3.2.3. Biện pháp 8. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện hoạt động phát hành
của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................... 112
3.3.2.4. Biện pháp 9. Tăng cường công tác tổ chỉ đạo thực hiện hoạt động phát
hành ..................................................................................................................... 114
3.3.2.5. Biện pháp 10. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát
hành của NXB ..................................................................................................... 115
3.3.2.6. Biện pháp 11. Đa dạng hóa phương thức quản lí phát hành .................. 116
3.3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 117
3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất .......................... 119
3.4.1. Tổ chức thực hiện ...................................................................................... 119
3.4.1.1. Công cụ khảo sát .................................................................................... 119
3.4.1.2. Cách tính điểm bảng hỏi ........................................................................ 119
3.4.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................... 120
3.4.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biên pháp nâng cao hiệu quả quản lí
hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .......................................... 120
3.4.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát

hành sách............................................................................................................. 120
3.4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển cơng tác cơng tác quản lí hoạt động phát hành
sách ..................................................................................................................... 122
3.4.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biên pháp nâng cao hiệu quả quản lí
hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .......................................... 123


3.4.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát
hành sách............................................................................................................. 123
3.4.4.2. Nhóm giải pháp phát triển cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách . 125
3.4.5. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách ..................... 126
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 134
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 137


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT

VIẾT TẮT

1

CBPH

Cán bộ phát hành


2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

ĐTB

Điểm trung bình

4

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

5

GV-PH-HS

Giáo viên - Phụ huynh - Học sinh

6

NVPP

Nhân viên phân phối


7

NXB

Nhà xuất bản

8

NXBGD

Nhà xuất bản Giáo dục

9

NXBGDVN

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

10

SGK

Sách giáo khoa

11

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU ĐỒ, HÌNH
Bảng 1.1: Tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002
- 2007 ........................................................................................................... 29
Bảng 1.2: Hệ thống thư viện trường học trong hệ thống phát hành của NXBGD tại
TP.HCM giai đoạn 2002 - 2007 ................................................................... 30
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của NXBGD tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2007
...................................................................................................................... 30
Bảng 1.4: Tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2008
- 2017 ........................................................................................................... 34
Bảng 1.5: Phát hành sách - TBGD năm 2017 của các đối tác qua các kênh ................. 34
Bảng 2.1: Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo thực trạng .............................. 46
Bảng 2.2: Vài nét về khách thể nghiên cứu của đề tài .................................................. 48
Bảng 2.3: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách
với nhu cầu thị trường sách giáo dục ........................................................... 50
Bảng 2.4: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành
sách với nhu cầu thị trường sách giáo dục ................................................... 51
Bảng 2.5: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách
với chất lượng, giá thành sách giáo dục ....................................................... 52
Bảng 2.6: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng giữa chất lượng, giá thành
sách giáo dục với nhu cầu thị trường ........................................................... 54
Bảng 2.7: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất kho bãi, cửa
hàng, đại lí phát hành ................................................................................... 56
Bảng 2.8: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng của hệ thống phát hành sách
giáo dục của NXBGD .................................................................................. 58
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về năng lực của cán bộ phát hành ..................................... 59
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về phẩm chất của cán bộ phát hành ................................ 61



Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của GV-PH-HS về chất lượng cơ sở vật chất của NXBGD
...................................................................................................................... 63
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá của GV-PH-HS về chất lượng phục vụ tại chỗ của
NXBGD........................................................................................................ 65
Bảng 2.13: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ phát hành của CBPH .................................................. 67
Bảng 2.14: Đánh giá của GV-PH-HS về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ phát hành của CBPH .................................................. 69
Bảng 2.15: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các
hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành ...................................... 71
Bảng 2.16: Đánh giá của GV-PH-HS về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các
hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành ...................................... 72
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng lập
kế hoạch phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .................................... 74
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện tổ chức, chỉ
đạo hoạt động phát hành sách ...................................................................... 76
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí cơ sở
vật chất - kỹ thuật ......................................................................................... 78
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí cơng
tác bổ sung phát triển kho bãi, cửa hàng, đại lí phát hành ........................... 79
Bảng 2.21: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí hệ
thống phát hành ............................................................................................ 80
Bảng 2.22: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí việc
ứng dụng CNTT ........................................................................................... 82
Bảng 2.23: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng
kiểm tra, đánh giá phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ..................... 84
Bảng 2.24: Đánh giá chung về cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại
TP.HCM ....................................................................................................... 85



Bảng 2.25: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng
kiểm tra, đánh giá phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ..................... 87
Bảng 3.1: Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo ............................................. 119
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí
hoạt động phát hành sách ........................................................................... 120
Bảng 3.3. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động
phát hành sách ............................................................................................ 122
Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt
động phát hành sách ................................................................................... 123
Bảng 3.5: Mức độ khả thi của các biện pháp phát triển cơng tác quản lí hoạt động phát
hành sách .................................................................................................... 125
Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp về khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
đề xuất ........................................................................................................ 126


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta hội nhập càng sâu thì vấn đề đặt
ra đối với các doanh nghiệp, nhất là các nhà xuất bản (NXB) càng cần phải xây
dựng cho mình một chỗ đứng, một vị thế nhất định trên thương trường và trong
lịng bạn đọc. Muốn vậy, khơng cịn cách nào khác hơn là chính bản thân các NXB
phải tự xây dựng một hệ thống phát hành riêng, mang bản sắc và đẳng cấp riêng của
doanh nghiệp hội nhập. Đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm, một cơng việc
mang tính kinh tế - xã hội đặc thù, thì việc xây dựng hệ thống phát hành riêng
khơng chỉ góp phần khẳng định thương hiệu, văn hóa của doanh nghiệp mà còn
mang ý nghĩa “sống còn” trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở nước ta hiện
nay.
Là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức

năng phát hành sách giáo dục hơn 60 năm qua (1957 - 2017), Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam (NXBGDVN) nói chung và Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) tại
TP.HCM nói riêng vừa phải thực nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước, phổ biến tri thức, vừa phải thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội đặt ra của một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập. Với chức năng và
nhiệm vụ được giao, NXBGD tại TP.HCM có rất nhiều lợi thế trong phát hành sách
giáo dục tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Theo cơ chế thị trường phát hành “độc
quyền” sách giáo khoa và sách giáo dục đi kèm trong thời gian dài từ trước đến nay,
đơn vị gần như chiếm trọn thị trường phát hành sách giáo dục với sản lượng phát
hành gần 108 triệu cuốn (năm 2018). Chính vì thế, phương thức phát hành trong
thời gian qua của NXBGDVN nhìn chung là đơn giản, một chiều và chưa mang tính
“chuyên nghiệp” của cơ chế cạnh tranh tự do theo nguyên lí vận hành thị trường
đúng nghĩa.
Tuy nhiên, thực trạng phát hành trên chắc chắn sẽ phải thay đổi cơ bản và toàn
diện khi Quốc hội nước ta đã thống nhất thông qua chủ trương “một chương trình
nhiều bộ sách” nhằm tranh thủ chất xám và vốn xã hội để tiệm cận trình độ giáo dục
các nước trong khu vực và trên thế giới. Chủ trương đó đã đặt NXBGDVN trong


2

tình thế phát triển mới, vận hội mới, vừa làm sách vừa cạnh tranh, vừa tận dụng hệ
thống phát hành truyền thống vừa phải xây dựng hệ thống và phương thức phát
hành hiện đại theo yêu cầu phát triển tất yếu của thị trường mở.
Cho đến nay dù đã có nhiều khía cạnh khác nhau về cơng tác phát hành sách
được nghiên cứu, triển khai tại đơn vị (qua các sáng kiến kinh nghiệm, hội thảo
chuyên đề phát hành được tổ chức hằng năm) nhưng chủ yếu vẫn vận hành theo cơ
chế phát hành một chiều nên kinh nghiệm quản trị hoạt động này tại NXBGDVN
vẫn chưa nhiều; sự năng động, đột phá của đội ngũ quản lí các cấp vẫn chưa thể
hiện rõ qua từng chính sách thị trường, xây dựng mạng lưới phát hành và chất lượng

phục vụ bạn đọc,… của NXBGDVN. Nhằm khảo sát, tổng kết thực trạng, đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của hệ thống phát hành của NXBGD tại TP.HCM
trong thời gian qua để có cái nhìn khách quan về tiềm lực phát hành sách giáo dục
trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài “Quản lí hoạt động phát
hành sách giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lí hoạt động phát hành sách và khảo
sát thực trạng công tác quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát
hành sách giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phát hành sách của nhà
xuất bản.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định rõ những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lí phát hành sách nói chung
và phát hành sách giáo dục nói riêng.
- Khảo sát thực trạng phát hành sách và cơng tác quản lí hoạt động phát hành
sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động
phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.


3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về thời gian

Tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD
tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017, trong đó luận văn phân kì thời
gian nghiên cứu theo các mốc cụ thể như sau:
+ Từ năm 2002 đến năm 2007: Thời kì đang hoàn thiện sách giáo khoa và
sách giáo dục theo chương trình cải cách mới.
+ Từ năm 2007 đến năm 2017: Thời kì phát hành sau hồn thiện bộ sách giáo
khoa hiện hành.
5.2. Về nội dung
Đề tài tập trung vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về quản lí hoạt
động phát hành sách; thực trạng phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM,
phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó, đưa
ra những đánh giá, nhận định và đề xuất một số biện pháp góp phần tăng cường
hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
5.3 Về đối tượng khảo sát
Một số cán bộ, nhân viên phụ trách công tác phát hành sách giáo dục của
NXBGD tại TP.HCM; một số các đơn vị phát hành sách, người bán sách trực tiếp
và giáo viên, cán bộ thư viện và phụ huynh học sinh tại một số trường trên địa bàn
phát hành của NXBGD tại TP.HCM.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề theo hướng tiếp cận biện chứng,
hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn.


4

6.1.1. Tiếp cận biện chứng
Hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản giáo dục tại TP.HCM
luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ giữa các hoạt động Xuất
bản, In và Phát hành.

6.1.2. Tiếp cận hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận Phát hành,
Phát hành sách… Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được
tiến hành trên cấu trúc, giả định đã được xác lập.
6.1.3. Tiếp cận lịch sử - logic
Hướng tiếp cận này được trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu các vấn đề và
việc trình bày kết quả nghiên cứu một cách logic giữa các phần, các chương.
Nghiên cứu xác định phạm vi, thời gian và điều kiện hoàn thành cụ thể để điều tra
thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu của đề tài. Các vấn đề có
mối quan hệ logic với nhau.
6.1.4. Tiếp cận thực tiễn
Qua khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những
bất cập, tồn tại trong hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản giáo dục
tại TP.HCM. Dựa trên cơ sở thực tế để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về
hoạt động phát hành sách, trên cơ sở đó xây dựng các bảng điều tra (bảng hỏi).
- Yêu cầu thực hiện: Tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những
nghiên cứu nói trên làm cơ sở lý luận về hoạt động phát hành sách giáo dục.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tơi sử
xây dựng hai loại phiếu thăm dò ý kiến đối với cán bộ, nhân viên phụ trách công tác


5


phát hành của NXBGD tại TP.HCM; người bán sách, đơn vị phát hành sách và giáo
viên, cán bộ thư viện tại một số trường tại TP.HCM nhằm thu thập thông tin về thực
trạng phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
- Yêu cầu thực hiện: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp
luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử
nghiệm trước khi điều tra chính thức trên nhóm khách thể được hỏi.
6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Chúng tơi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên phụ
trách phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM; một số người bán sách,
đơn vị phát hành sách và giáo viên, cán bộ thư viện tại một số trường tại TP.HCM
để làm rõ thêm thực trạng hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD.
- Yêu cầu thực hiện: Sau khi thu thập số liệu và số liệu và xử lý thống kê
toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn
sẵn.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê tốn học nhằm làm rõ hơn các
giả thuyết được nghiên cứu. Xử lý số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi chính xác, có độ tin cậy cao, làm cơ sở để phân tích, bình luận.
Tương quan của các chỉ số có thể giúp người nghiên cứu xác định các vấn đề cần
quan tâm, chú trọng để từ đó có những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực
tế.
- Yêu cầu thực hiện: Các thông tin thu thập từ điều tra thực trạng được sử lý
và phân tích trên máy vi tính với phần mềm sử lý thống kê SPSS for Windows 16
để tính tần xuất, thứ hạng, tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm
nghiệm T-Test,… làm cơ sở để bình luận số liệu thu thập được từ phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng kỹ thuật SWOT.
- Mục đích: Rà sốt và đánh giá vị trí, định hướng của cơng tác quản lí hoạt
động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại khu vực phía Nam dựa trên điểm
mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaks), cơ hội (Opportunities) và thách thức



6

(Threats); trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược SO (Strengths - Opportunities):
theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của hoạt động phát hành tại
NXBGD khu vực phía Nam, Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua
điểm yếu về công tác phát hành để tận dụng tốt cơ hội trong thời gian tới, Chiến
lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm
thiểu rủi ro do yếu tố khách quan gây ra trong công tác phát hành, Chiến lược WT
(Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch phát hành “phòng thủ” để tránh cho những
điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trường phát hành bên ngồi.
- u cầu thực hiện: Thẳng thắn và khơng bỏ sót bất kì điểm nào trong quá
trình thống kê. Người nghiên cứu nên quan tâm đến những quan điểm của mọi
người trong quá trình phân tích kết quả phát hành.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu:
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề về lý luận và thống nhất các
thuật ngữ khoa học về quản lí hoạt động phát hành sách nói chung và phát hành
sách giáo dục nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng trong việc tổng kết
quá trình triển khai quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại
TP.HCM giai đoạn 2002 - 2017 cũng như tham mưu, hoạch định kế hoạch và đề
xuất chính sách phát hành của NXBGDVN trong thời gian tới.
- Luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến cơng tác quản lí phát hành
sách giáo dục nói riêng cũng như phát hành sách nói chung của các đơn vị phát
hành sách Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn

Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của
NXBGD tại TP.HCM


7

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của
NXBGD tại TP.HCM.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành
sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH
SÁCH GIÁO DỤC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tổng thể, hoạt động “xuất bản”, “phát hành sách” đã có từ thời sơ khai
trong tiến trình lịch sử nhân loại, gắn liền với đời sống xã hội từ khi có chữ viết.
Cùng với sự tiến hóa của nhân loại, con người càng tiến bộ trong nhận thức thì hoạt
động xuất bản, phát hành sách ngày càng được phát triển dưới hình thức truyền bá
tri thức, lưu trữ tri thức. Phát hành sách lúc này có vai trị đặc biệt quan trọng trong
đời sống xã hội, trong việc truyền lại tri thức cho các thế hệ sau. Phát hành sách góp
phần tun truyền và phổ biến những thơng tin, tri thức của nhân loại được kết tinh
trong tài liệu đến với bạn đọc. Đồng thời, công tác phát hành sách góp phần giúp
con người nghiên cứu quá khứ, nắm vững hiện tại qua tài liệu sách vở lưu trữ lại.

Phát hành sách là một trong những hoạt động quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, và
cũng là một bộ phận khơng thể thiếu trong việc hình thành mơi trường văn hóa học
đường. Phát hành sách khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức
của giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa, phát hành sách cịn thúc đẩy văn hóa đọc
trong cộng đồng ngày một phát triển.
Trong q trình hình thành và phát triển đó, phát hành sách và vấn đề tổ chức
quản lí hoạt động phát hành sách đã có bước chuyển mình song hành cùng với sự
phát triển của xã hội. Ngoài mục tiêu làm tốt công việc phát hành, các NXB đã chú
trọng đến việc xem người đọc là trung tâm, với sự nhấn mạnh đến việc trao đổi và
quản lí thơng tin. Giai đoạn quản lí thơng tin được xem như bắt đầu cùng với sự ra
đời ngành Thông tin học. Cuộc bùng nổ thông tin và sự tiến nhanh như vũ bão của
công nghệ thông tin, viễn thông đã đưa con người đến với kỷ nguyên số. Do vậy,
hoạt động phát hành giờ đây địi hỏi người làm cơng tác này không chỉ phát hành
theo phương thức truyền thống mà phải đa dạng hình thức, phong phú hóa kênh
phát hành dưới nhiều thể loại khác nhau dựa trên kĩ thuật số hoá tài liệu. Xây dựng
kênh phát hành dựa trên cơng nghệ số đã đặt nền móng phát triển mới của ngành
phát hành: giai đoạn quản lí tri thức.


9

Tóm lại, vấn đề nghiên cứu quản lí hoạt động phát hành và sự phát triển của
nó nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước dưới
nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động phát hành sách đã có từ lâu trong đời sống nhân loại, kể từ khi con
người trở thành “người” có tư duy và ngôn ngữ, biết sáng tạo những giá trị tinh thần
và muốn lưu truyền giá trị ấy đến với những người cộng đồng và hậu thế.
Ở phương Tây, khái niệm xuất bản, phát hành xuất hiện lần đầu tiên vào thời
Trung cổ (năm 1330) dưới khái niệm xuất bản trong tiếng Pháp là “publier” và tiếng

Anh là “publish”. Đại từ điển tiếng Anh Oxford đã khái niệm “xuất bản, phát hành
là những sản phẩm sách, bản đồ, tranh ảnh, bài hát và các tác phẩm khác được sao
chép, in ấn hoặc chế bản bằng các phương pháp khác nhau để phát hành hoặc cung
cấp cho công chúng” [4, 27].
Tại Mỹ, ngành xuất bản, phát hành tuy được hình thành từ lâu (thế kỉ XVII)
nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX. Hướng nghiên cứu về lịch sử
phát hành sách, lịch sử của ngành Xuất bản được thực hiện bởi James Gilreath qua
cơng trình “American book distribution”, John Tebbel’s qua “History of book
publishing in the United States” và nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng khác về
các vấn đề giấy, về in ấn và cách hình thành, vận hành mạng lưới phân phối sách,
văn hóa thư viện, các đầu sách bán chạy sớm nhất,… như “The printed book in
American” của Joseph Blumenthal’s hay George Littlefield's “Early Boston
Booksellers”, xuất bản năm 1900 hoặc của Thomas Goddard Wright's “Literary
Culture in Early New England”, xuất bản năm 1920,… Các trung tâm xuất bản,
phát hành lớn của nước này là New Yord, Philadelphia, Boston [4].
Những năm 30 của thế kỉ XX, nhiều nhà xuất bản, phát hành bị đóng cửa do
khủng hoảng nền kinh tế thế giới (1929 - 1933). Sau những năm 50 của thế kỉ XX,
ngành xuất bản, phát hành của Mỹ bắt đầu phát triển mạnh. Nhiều trung tâm phát
hành mới hình thành như Washington, Los Angeles bên cạnh các trung tâm cũ hồi
phục sau chiến tranh. Một số nhà xuất bản dần phát triển thành các tập đoàn xuất
bản, phát hành xuyên quốc gia. Đến năm 1972, Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế


10

giới về các loại sách báo xuất bản, lượng tiêu thụ và doanh thu phát hành hằng năm
(với hơn 50 ngàn cơ sở xuất bản, 1 ngàn nhà xuất bản lớn nhỏ, 20 ngàn nhà xuất
bản, phát hành tư nhân, các nhà xuất bản Chính phủ, các nhà xuất bản Đại học, học
thuật toàn quốc… [4]
Về phát hành, sách giáo khoa của Mỹ do ngành giáo dục, các bang và địa

phương chọn đặt mua tại các nhà xuất bản theo cơ chế cạnh tranh tự do, số lượng
sách đặt mua tùy vào số học sinh đăng kí của trường. Lượng phát hành sách giáo
khoa khá lớn, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu hằng năm về kinh doanh sách của
cả nước. Về mạng lưới phát hành, tại Mỹ có hơn 1 ngàn hiệu bán sách sỉ và lẻ, hơn
20 ngàn hiệu sách với doanh thu hàng chục tỉ USD mỗi năm. Các nhà xuất bản áp
dụng chiến lược chiết khấu khác nhau đối với các hiệu buôn sách, cửa hàng,… theo
doanh số và hình thức bán sách khác nhau.
Trong khi đó tại Anh, các nhà nghiên cứu lại quan tâm nhiều hơn đến lịch sử
ngành xuất bản, các hình thức phát hành sau sách giấy qua “Book History: crisis,
continuity, and innovation” của Barnard, John (năm 2001) hoặc cơng trình “A
History of Booksellers, The Old and the New” của Curwen, Henry (năm 1873) hay
“A History of British Publishing” của Feather, John (năm 2002),… Các cơng trình
trên đã cung cấp một cách khái quát lịch sử ngành xuất bản Anh quốc cũng như
những tiến bộ, cải tiến kĩ thuật in, phương pháp phát hành sách và xuất bản phẩm
bán chạy trong quá trình phát triển ngành này tại đây [4].
Đến đầu thế kỉ XXI, tại Anh có hơn 2,4 ngàn cơ sở xuất bản, phát hành, tập
trung ở Luân Đôn và các thành phố lớn, trong đó có các nhà xuất bản lớn như
Longman, Collins, Heinemann, Thompson, Cambridge, Oxford… Về mạng lưới
phát hành, nước Anh có hơn 200 cơng ty phát hành sách báo lớn nhỏ, hơn 3 ngàn
hiệu sách và hàng ngàn câu lạc bộ sách với số lượng hội viên hàng triệu người.
Chính phủ Anh thường khơng can thiệp vào hoạt động xuất bản, phát hành nhưng
thực thi chế độ theo dõi quản lí. Sách của Anh chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ, Úc, Hà
Lan, Đức, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… Hiện nay, sách giáo khoa phát hành
theo cơ chế cạnh tranh một chương trình nhiều bộ sách, do các trường tự quyết định
lựa chọn sách giáo khoa của nhà xuất bản nào được đưa vào giảng dạy tại trường.


11

Do vậy, các nhà xuất bản bên cạnh việc phải tạo ra những bộ sách giáo khoa chất

lượng còn phải cạnh tranh cả chiến lược phát hành, mức chiết khấu, tính khả thi
trong đào tạo giáo viên để sử dụng các bộ sách sao cho hiệu quả nhất…. [4]
Ở châu Á, hoạt động phát hành sách được một số tác giả châu Á nghiên cứu
dưới sự quỹ tài trợ UNESCO như cơng trình “Book distribution and promotion
problems in South Asia” của N. Sankaranarayanan hay báo cáo của UNSECO tại
trung tâm phát triển sách châu Á qua “Report on the UNESCO Regional Centre for
Book Development in Asia (Karachi)” của E. Ferrer-Vieyra Joint Inspection Unit,…
Nội dung những cơng trình này thể hiện các hình thức phát hành trong những cơ
chế cạnh tranh tự do, cạnh tranh độc quyền và mức độ ảnh hưởng từ các cơ chế này
đến thị trường sách giáo khoa các nước. [4, 21].
Về xuất bản, phát hành tại Ấn Độ, trước năm 1947, ngành xuất bản Ấn Độ
rất lạc hậu. Sau khi giành độc lập, Chính phủ Ấn Độ chủ trương quốc hữu hóa hoạt
động xuất bản, phát hành. Ngày nay, Ấn Độ là một trong những nước có ngành xuất
bản, phát hành phát triển, đứng thứ ba thế giới về số lượng và chủng loại xuất bản
phẩm hằng năm. Cả nước Ấn Độ có gần 150 nhà xuất bản lớn nhỏ. Nui Đêli,
Mumbai là hai trung tâm xuất bản lớn nhất của Ấn Độ. Hằng năm, có khoảng 70%
xuất bản phẩm của Ấn Độ được bán cho các thư viện qua 30 nhà xuất bản hay công
ty trung gian phát hành sách báo độc quyền. Sách ở Ấn Độ xuất bản bằng hàng chục
ngôn ngữ bản địa bên cạnh tiếng Anh, tiếng Hinđu [4].
Thông qua việc điểm luận một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
hướng nghiên cứu của đề tài, chúng ta dễ nhận thấy việc nghiên cứu về phát hành
và sách giáo khoa đã nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt từ nhiều quốc gia và
trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Rõ ràng, nghiên cứu của các tác giả đã mang lại
những giá trị về lý luận, ứng dụng thực tiễn cao. Song những cơng trình nghiên cứu
về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục vẫn cịn “mỏng”. Có thể nói đây là
mấu chốt để nhìn nhận, đánh giá, lý giải cho nhiều vấn đề liên quan đến quản lí hoạt
động phát hành sách giáo dục trên bình diện khái quát. Trên cơ sở lí luận và thực
tiễn khách quan đó đã cung cấp một bức tranh tổng thể về lĩnh vực phát hành sách



×