Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Xuân Phương

TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH
CUỐI TUỔI TIỂU HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CHA MẸ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Xuân Phương

TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH
CUỐI TUỔI TIỂU HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CHA MẸ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi
tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Thành Phố Hồ Chí Minh” hồn tồn
là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ
một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Trong q trình thực hiện luận văn,
tơi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày
trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài
liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng
quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Xuân Phương


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn của quý Thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành của mình đến:
Q Thầy cơ trong khoa Tâm lí học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phịng khoa học Cơng Nghệ và Sau Đại học, q Thầy cơ đã tận tình
giảng dạy, chỉ dẫn tơi trong suốt q trình học tập tại trường và nghiên cứu hoàn
thành luận văn này.
Thầy PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn - người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên

môn, đã rất tận tình chỉ dẫn, định hướng, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu
thiết thực và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Q Thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và có những nhận
xét, góp ý quý giá về luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã sát cánh, động viên và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Xuân Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
MỤC LỤC 5
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................2
4.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

6.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................3
6.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................3
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu ...............................................................................3
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc ....................................................................3
7.1.2. Quan điểm thực tiễn .................................................................................3


7.1.3. Quan điểm logic – lịch sử .........................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.............................................................................4
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..............................................................4
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................4
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học ...............................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH
CUỐI TUỔI TIỂU HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ ..... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp ....................................................6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp ở nước ngoài .............................6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp ở Việt Nam .............................10
1.2. Lý luận về tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan
hệ với cha mẹ ..........................................................................................................13
1.2.1. Giao tiếp .............................................................................................................13
1.2.2. Tính tích cực ......................................................................................................18
1.2.3. Quan hệ cha mẹ - con ........................................................................................22
1.2.4. Tính tích cực giao tiếp của học sinh trong mối quan hệ với cha mẹ ..............25
1.2.5. Tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với
cha mẹ ...........................................................................................................................26
1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh
cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ xét theo từng tiêu chí đánh giá.32
Tiểu kết chương 1...........................................................................................................36
Chương 2. THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA ......................... 37

HỌC SINH CUỐI TUỔI TIỂU HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ ........................... 37
VỚI CHA MẸ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................. 37


2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu
học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .....................................................37
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi
tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .................................................37
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối
tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .........................................37
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................37
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................46
2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học ..........................................................46
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh
cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .................................46
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu
học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .....................................................48
2.2.1. Thực trạng mức độ nhu cầu giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối
quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM.................................................................................49
2.2.2. Thực trạng mức độ chủ động giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong
mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .........................................................................60
2.2.3. Sự thấu hiểu của cha mẹ với con ở cuối tuổi tiểu học tại Tp.HCM ...............72
2.2.4. Sự hòa hợp của học sinh cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM ............79
2.2.5. Đánh giá chung về tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong
mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM .........................................................................85
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi
tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM xét theo từng tiêu chí đánh giá
.......................................................................................................................................91
Tiểu kết chương 2...........................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 97



1. Kết luận ...............................................................................................................97
2. Kiến nghị .............................................................................................................98
2.1. Về phía cha mẹ .....................................................................................................98
2.2. Về phía bản thân học sinh ....................................................................................98
2.3. Về các đề tài nghiên cứu sau................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................100
PHỤ LỤC 104
1. Phiếu hỏi dành cho học sinh ...................................................................................104
2. Phiếu hỏi dành cho phụ huynh ..............................................................................118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Stt

Viết tắt

1

Chủ động giao tiếp

CĐGT

2

Đại học sư phạm


ĐHSP

3

Điểm trung bình

ĐTB

4

Hà Nội

HN

5

Học sinh

HS

6

Khoa học xã hội

KHXH

7

Giáo dục


GD

8

Nhu cầu giao tiếp

NCGT

9

Nhà xuất bản

Nxb

10

Phụ huynh

PH

11

Rất thường xuyên

RTX

12

Tần số


TS

13

Tích cực giao tiếp

TCGT

14

Thỉnh thoảng

TT

15

Thường xuyên

TX

16

Tỉ lệ phần trăm

%


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ TCGT ......................................................40
Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm từng câu trả lời trong câu 1 .....................................41

Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm từng câu trả lời trong câu 2 .....................................41
Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trong câu 7a, 7b .......................................................42
Bảng 2.5. Cách quy đổi điểm từng câu trả lời trong câu 8 .....................................43
Bảng 2.6. Cách quy đổi điểm trong câu 13a, 13b ...................................................43
Bảng 2.7. Cách quy đổi điểm từng câu trả lời trong câu 16 ...................................44
Bảng 2.8. Thang điểm đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ .........................45
Bảng 2.9. Vài nét về khách thể nghiên cứu (học sinh) ...........................................47
Bảng 2.10. Vài nét về khách thể nghiên cứu (Phụ huynh)......................................48
Bảng 2.11. Mức độ NCGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM .....49
Bảng 2.12. So sánh mức độ đánh giá NCGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm HS
có tổng thời gian ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày khác nhau .....................................51
Bảng 2.13. So sánh mức độ đánh giá NCGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm PH
có tổng thời gian ở bên cạnh con mỗi ngày khác nhau ...........................................51
Bảng 2.14. Mức độ của từng biểu hiện của NCGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha
mẹ tại Tp.HCM .......................................................................................................52
Bảng 2.15. Mức độ của NCGT của HS cuối tuổi tiếu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở
các lĩnh vực khác nhau ............................................................................................54
Bảng 2.16. Mức độ NCGT của HS cuối tuổi tiếu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở các
hình thức giao tiếp khác nhau .................................................................................55
Bảng 2.17. Mức độ NCGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở các
địa điểm khác nhau ..................................................................................................56


Bảng 2.18. Mức độ NCGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM trong
các tình huống khác nhau ........................................................................................58
Bảng 2.19. Mức độ CĐGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM .....60
Bảng 2.20. So sánh mức độ đánh giá sự CĐGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm
HS có tổng thời gian ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày khác nhau ...............................61
Bảng 2.21. So sánh mức độ đánh giá sự CĐGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm
cha mẹ có tổng thời gian ở bên cạnh con mỗi ngày khác nhau...............................62

Bảng 2.22. Mức độ của từng biểu hiện CĐGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ
tại Tp.HCM .............................................................................................................63
Bảng 2.23. Mức độ của CĐGT của HS cuối tuổi tiếu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở
các lĩnh vực khác nhau ............................................................................................66
Bảng 2.24. Mức độ CĐGT của HS cuối tuổi tiếu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở các
hình thức giao tiếp khác nhau .................................................................................67
Bảng 2.25. Mức độ CĐGT của HS cuối tuổi tiểu học tại Tp.HCM với cha mẹ ở các
địa điểm khác nhau ..................................................................................................68
Bảng 2.26. Mức độ CĐGT của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM trong
các tình huống khác nhau ........................................................................................70
Bảng 2.27. Mức độ thấu hiểu của cha mẹ với con cuối tuổi tiểu học tại Tp.HCM 72
Bảng 2.28. So sánh mức độ đánh giá sự thấu hiểu của cha mẹ với con giữa các
nhóm HS có tổng thời gian ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày khác nhau .....................74
Bảng 2.29. So sánh mức độ đánh giá sự thấu hiểu của cha mẹ với con giữa các
nhóm PH có tổng thời gian ở bên cạnh con mỗi ngày khác nhau ...........................74
Bảng 2.30. Mức độ của từng biểu hiện thấu hiểu của cha mẹ với con ở cuối tuổi tiểu
học tại Tp.HCM.......................................................................................................75
Bảng 2.31. Mức độ thấu hiểu của cha mẹ với con ở các lĩnh vực khác nhau .........77
Bảng 2.32. Nhận thức của cha mẹ về con ở các lĩnh vực khác nhau ......................79


Bảng 2.33. Mức độ hòa hợp của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM ...79
Bảng 2.34. So sánh mức độ đánh giá sự hòa hợp của con với cha mẹ giữa các nhóm
HS có tổng thời gian ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày khác nhau ...............................81
Bảng 2.35. So sánh mức độ đánh giá sự hòa hợp của con với cha mẹ giữa các nhóm
PH có tổng thời gian ở bên cạnh con mỗi ngày khác nhau .....................................81
Bảng 2.36. Mức độ của từng biểu hiện thể hiện hòa hợp của HS cuối tuổi tiểu học
với cha mẹ tại Tp.HCM...........................................................................................82
Bảng 2.37. Mức độ hòa hợp của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại Tp.HCM ở các
lĩnh vực khác nhau ..................................................................................................84

Bảng 2.38. Mức độ tích cực giao tiếp của HS cuối tuổi tiểu học với cha mẹ tại
Tp.HCM ..................................................................................................................85
Bảng 2.39. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa nam và nữ
trên khách thể HS ....................................................................................................87
Bảng 2.40. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa HS lớp 4
và lớp 5 trên khách thể HS ......................................................................................88
Bảng 2.41. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa HS lớp 4
và lớp 5 trên khách thể PH ......................................................................................89
Bảng 2.42. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa HS nam
và nữ trên khách thể PH ..........................................................................................89
Bảng 2.43. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm
HS có thời gian dành ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày khác nhau...............................90
Bảng 2.44. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa các nhóm
PH có thời gian dành ở bên con mỗi ngày khác nhau .............................................91
Bảng 2.45. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các biểu hiện của tính tích
cực giao tiếp theo đánh giá của HS .........................................................................92


Bảng 2.46. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các biểu hiện của tính tích
cực giao tiếp theo đánh giá của PH .........................................................................92
Bảng 2.47. So sánh mức độ đánh giá tính TCGT của HS với cha mẹ giữa nhóm PH
có phong cách giáo dục dân chủ và phong cách giáo dục tự do .............................94


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp...................................................... 15
Sơ đồ 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi
tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ ......................................................... 33



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. So sánh tỉ lệ % sự đánh giá mức độ NCGT giữa HS với PH .....................49
Biểu đồ 2.2. So sánh tỉ lệ % sự đánh giá mức độ CĐGT giữa HS với PH .....................61
Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ NCGT và mức độ CĐGT ở các địa điểm khác nhau
theo đánh giá của HS và PH .........................................................................69
Biểu đồ 2.4. So sánh tỉ lệ % sự đánh giá mức độ thấu hiểu của cha mẹ với con giữa
HS với PH ......................................................................................................73
Biểu đồ 2.5. So sánh tỉ lệ % sự đánh giá mức độ hòa hợp của con với cha mẹ giữa
HS với PH ......................................................................................................80
Biểu đồ 2.6. So sánh tỉ lệ % sự đánh giá mức độ TCGT của HS với cha mẹ giữa
HS với PH ......................................................................................................86


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
A.A. Liublinxkaia có nói: “Tồn bộ những nét thuộc về cá tính của cá nhân được
biểu hiện trong những trường hợp tiếp xúc điển hình với con người xung quanh tạo
nên nhân cách độc đáo của nó” [1]. Bởi lẽ, thơng qua hoạt động giao tiếp, con người
nhận thức được chính mình và người khác; từng bước chiếm lĩnh được tri thức và kinh
nghiệm lịch sử xã hội. Vì vậy, với mỗi cá nhân, giao tiếp khơng chỉ là phương thức tồn
tại mà cịn là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó, tốc
độ hình thành và mức độ ổn định của nhân cách sẽ phụ thuộc vào chính bản thân mỗi
người, mà trước hết là tính tích cực giao tiếp của người đó.
Đối với trẻ em ở độ tuổi tiểu học, việc phát triển tính tích cực giao tiếp không chỉ
giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, thích ứng được các quan hệ người – người trong
mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội; mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển các chức
năng tâm lý khác như: ngơn ngữ, trí tuệ, tình cảm… [10]. Ngồi ra, nhờ tính tích cực giao
tiếp, trẻ sẽ bộc lộ rõ năng lực nhận thức, tình cảm, xu hướng tính cách của mình… từ đó,

phụ huynh và nhà giáo dục có thể dự đốn được xu hướng phát triển của trẻ, có những tác
động phù hợp đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các em.
Kết quả nghiên cứu của dự án FPG (Family Life Project) công bố vào tháng 5
năm 2008 trong tác phẩm Hành trình ứng dụng tâm lý học phát triển đã chỉ ra rằng,
đặc điểm tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi cách tương tác bằng lời nói của người mẹ từ
khi cịn rất nhỏ. Theo đó, trẻ em đến từ các gia đình mà những người mẹ ít nói chuyện
với con của họ, hoặc nói chuyện với con bằng vốn từ ít phong phú thì khả năng ngơn
ngữ của trẻ sẽ bị hạn chế, trẻ thường gặp khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi
phức tạp và tần suất nói chuyện của trẻ với người khác thấp. Tuy nhiên, kỹ năng ngôn
ngữ lại là một trong những kỹ năng đóng vai trị rất lớn trong sự thành cơng về học
thuật, cũng như sự phát triển về tâm lý, nhân cách của các em [29, tr.213-226].
Qua các phân tích trên có thể nhận thấy, việc tìm hiểu và vận dụng tính tích cực
giao tiếp trong cách tổ chức đời sống và hoạt động của học sinh tiểu học ở gia đình,
trong mối quan hệ với cha mẹ giữ một vai trị quan trọng trong sự phát triển ngơn ngữ


2

của trẻ nói riêng và sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ nói chung. Tuy nhiên,
hiện nay nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm thích đáng đến việc chăm sóc về cả thể
chất lẫn tinh thần cho con, đặc biệt là giúp con phát triển những phẩm chất cần thiết
trong giao tiếp, giúp các em có thể thiết lập và thích ứng được với các mối quan hệ xã
hội như: tính chủ động, tính tích cực… Theo kết quả nghiên cứu Điều tra Gia đình
Việt Nam 2006, đối với nhóm trẻ dưới 15 tuổi, tỷ lệ người bố chỉ dành thời gian dưới
1 giờ để chăm sóc con là 29,6%. Đáng lưu ý là vẫn còn tỷ lệ khơng nhỏ người cha và
người mẹ hồn tồn khơng có thời gian chăm sóc con cái dưới 15 tuổi (6,8% của
người mẹ và của người bố là 21,5%) [29].
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn thực hiện đề tài: “Tính
tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại
thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong
mối quan hệ với cha mẹ; bước đầu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực
giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ; trên cơ sở đó
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính tích cực giao tiếp này của các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến tính tích cực giao tiếp của học
sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ: tính tích cực, tính tích cực giao
tiếp, quan hệ cha mẹ và con cái, tính tích cực giao tiếp trong mối quan hệ với cha mẹ…
Xác định thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong
mối quan hệ với cha mẹ tại Tp.HCM hiện nay. Trên cơ sở đó tìm hiểu một số yếu tố
ảnh hưởng đến tính tích cực giao tiếp này của trẻ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 4, 5 tại các quận nội thành ở Tp.HCM.


3
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các phụ huynh có con đang học lớp 4,5 tại các
quận nội thành ở Tp.HCM hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tính tích cực giao tiếp của trẻ tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ phát triển
không đồng đều giữa các em. Các tiêu chí đánh giá tính tích cực giao tiếp ở mỗi cá
nhân cũng phát triển khơng đồng đều. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực
giao tiếp của trẻ tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ. Trong đó, yếu tố phong cách
ứng xử của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tìm hiểu tính tích cực giao tiếp của trẻ tiểu học trong mối quan hệ với
cha mẹ trong đời sống gia đình thường nhật.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng trên học sinh tại các quận nội thành Tp.Hồ
Chí Minh ở khu vui chơi giải trí – giáo dục hướng nghiệp dành cho trẻ em – Vietopia.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận về giao tiếp,
tính tích cực, quan hệ cha mẹ - con, tính tích cực giao tiếp của học sinh trong mối quan
hệ với cha mẹ, tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ
với cha mẹ.
Nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập nhằm thực hiện
các thao tác như: Xây dựng bảng hỏi, thiết kế mẫu phỏng vấn, bình luận thực trạng.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Việc nghiên cứu, đảm bảo thu thập được những cứ liệu thực tiễn, mới mẻ để
phân tích, chứng minh cho lý luận đã có về tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối
tuổi tiểu học. Từ đó, đưa ra những đề xuất nâng cao tính tích cực giao tiếp của các em
trong mối quan hệ với cha mẹ, góp phần vào việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp,
thích ứng được các quan hệ xã hội; tạo điều kiện cho sự phát triển các chức năng tâm lí


4
khác như: ngơn ngữ, trí tuệ, tình cảm… góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục
hiện nay: “Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [12]. Vì vậy, việc tìm
hiểu thực trạng tính tích cực giao tiếp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích
cực giao tiếp đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra.
7.1.3. Quan điểm logic – lịch sử
Vận dụng quan điểm logic – lịch sử, người nghiên cứu xem xét và trình bày lịch sử

nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp theo một trình tự thời gian liên tục; đồng thời đánh
giá, phân tích, rút ra những ưu điểm, hạn chế và đóng góp của các cơng trình nêu trên.
Từ đó, người nghiên cứu xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, giả thuyết,
phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Tìm hiểu tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối
tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại một số quận nội thành Tp.HCM”.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này được sử dụng để khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý
luận cơ bản, trên cơ sở đó xây dựng bảng hỏi. Cụ thể, người nghiên cứu đọc tài liệu,
tham khảo, phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn trong và ngồi
nước về tính tích cực giao tiếp nói riêng, hoạt động giao tiếp nói chung, tìm ra cơ sở
nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Tiến hành xây dựng hai bảng
hỏi dành cho học sinh và phụ huynh để tìm hiểu thực trạng tính tích cực giao tiếp của
học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ. Trong đó:
- Bảng hỏi dành cho học sinh để tìm hiểu về thực trạng tính tích cực giao tiếp của
các em trong mối quan hệ với cha mẹ và nguyên nhân của thực trạng.
- Bảng hỏi dành cho phụ huynh nhằm tìm hiểu đánh giá của phụ huynh về thực
trạng tính tích cực giao tiếp của các em trong mối quan hệ với cha mẹ và nguyên nhân
của thực trạng nhằm bổ sung dữ liệu phân tích thực trạng.


5
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này là phương pháp bổ trợ được sử dụng để thu thập thêm dữ liệu
về tính tích cực giao tiếp của các em trong mối quan hệ với cha mẹ. Người nghiên cứu
tiến hành phỏng vấn cả học sinh và phụ huynh.
Mẫu phỏng vấn học sinh dùng để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và những yếu tố

ảnh hưởng đến thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh trong mối quan hệ với
cha mẹ theo sự tự đánh giá của các em.
Mẫu phỏng vấn phụ huynh dùng để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và những yếu
tố ảnh hưởng đến thực trạng tính tích cực giao tiếp của học sinh trong mối quan hệ với
cha mẹ theo sự đánh giá của phụ huynh.
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, tiến hành phỏng vấn 10 học sinh
tiểu học và 5 phụ huynh dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. Phỏng vấn được thu
âm, ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ kí xác nhận của khách thể.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỉ lệ
phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm Chi – bình phương, kiểm nghiệm ANOVA
làm cơ sở để bình luận số liệu thu được.


6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA HỌC
SINH CUỐI TUỔI TIỂU HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp ở nước ngồi
“Trong hoạt động giao tiếp có thể tìm thấy sự thể hiện tổng hợp của tất cả các đặc
trưng cơ bản của con người như là một thành viên của xã hội, như là một chủ thể của
hoạt động nhận thức và sáng tạo” [39]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp
đã thu hút tất cả các nhà khoa học trên thế giới từ thời cổ đại: Socrates, Plato,
Aristoteles…. đến các nhà tâm lí học hiện đại: Anna Freud, EE. Acquyt, M. Again, A.N.
Leonchiev, M.I. Lixina, D.B. Enconhin, V.X. Mukhina B.Ph. Lomov, L.X. Vugotxki…
Từ thời cổ đại, giao tiếp bắt đầu được đề cập đến trong các tư tưởng tâm lý học
phương Đông và các tư tưởng triết học Hy Lạp. Trong đó:
- Tiêu biểu cho tư tưởng tâm lý học phương Đơng có học thuyết Nho gia bàn
về cách xử thế của người quân tử theo nguyên tắc: tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ [33].

- Triết học Hy Lạp cổ đại đề cập đến vấn đề giao tiếp qua tư tưởng của Socrate
(470 - 399TCN) và Platon (428 - 347TCN), cho rằng đối thoại là sự giao tiếp trí tuệ,
phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người [21].
Thế kỉ XIX, triết học đặc biệt chú ý nghiên cứu vấn đề giao tiếp vì lúc này giao
tiếp được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình thành và phát triển bản
chất xã hội của con người.
- Nhà triết học người Đức, Ph. Bach (1804 – 1872) cho rằng bản chất của mỗi
người chỉ có thể được thể hiện trong giao tiếp thông qua sự thống nhất giữa cái giống
nhau và cái khác nhau [16].
- Các tác giả Karl Mark (1811 – 1993), Anghen và Lenin (1870 – 1924) đã xem
xét giao tiếp với tư cách là một trong những phạm trù quan trọng nhất của chủ nghĩa duy
vật lịch sử biện chứng. Phạm trù này xuất hiện trong các bản thảo kinh tế và triết học
của Mark vào năm 1984 và trong tác phẩm “Tình hình giai cấp cơng nhân ở Anh”.


7
- Ngồi ra, tác giả Karl Mark cịn thấy được vai trò của giao tiếp đối với sự phát
triển của mỗi người: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của
tất cả các cá nhân khác mà nó trực tiếp hay gián tiếp giao tiếp” [38].
Đầu thế kỉ XX, giao tiếp được các ngành khoa học như Triết học, Tâm lý học, Xã
hội học quan tâm nghiên cứu.
- Karl Jaspert (1883 – 1969), nhà triết học – tâm lý học người Đức đại diện cho triết
học hiện sinh đã xây dựng lý thuyết giao tiếp hiện sinh, khẳng định giao tiếp xuất phát từ
nhu cầu của con người và “là điều kiện tổng quát cho sự tồn tại của con người” [38].
- Mactinbabo (1878 – 1965), một đại biểu của triết học hiện sinh đưa ra nguyên tắc
giao tiếp “Tồn tại là đối thoại” trong tác phẩm “Tôi và bạn”, coi giao tiếp và cuộc sống
là hai mặt không thể tách rời trong một vấn đề. Thiếu giao tiếp, con người không thể tồn
tại và phát triển được [38].
Giữa thế kỷ XX, một số khoa học mới ra đời như lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ
thống và nhất là điều kiển học đã có ảnh hưởng lớn lao đến việc phát triển nghiên cứu

vấn đề giao tiếp.
Sau đó là sự xuất hiện của nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về bản chất,
cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa
giao tiếp và hoạt động… được thể hiện trong nhiều cơng trình nghiên cứu như: “Về bản
chất giao tiếp người” (1973) của Xacophin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại
trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L. Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A.
Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K. Platonov, “Phạm trù giao tiếp và
hoạt động trong tâm lý học” của B.P. Lomov…
Vận dụng thành tựu từ những cơng trình trên, các nhà tâm lý học trên thế giới đã
nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp nói chung và tính tích cực giao tiếp của trẻ em nói
riêng. Tuy nhiên, hầu hết những cơng trình nghiên cứu từ các cách tiếp cận khác nhau
chưa đề cập trực tiếp đến tính tích cực giao tiếp, mới chỉ đề cập đến từng tiêu chí riêng
biệt đánh giá tính tích cực giao tiếp: nhu cầu giao tiếp, tính chủ động giao tiếp, sự hịa
nhập vào nhóm giao tiếp.


8

- Một số cơng trình nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp.
Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, A.V. Vedenov cho rằng nhu cầu giao tiếp chỉ có
ở con người, có tính bẩm sinh và di truyền được. Cùng quan điểm với ơng, trong tác phẩm
“Tâm lý học tình bạn tuổi trẻ” L.X. Côn đã viết: “Con người là một thực thể xã hội, có
nhu cầu giao tiếp và tiếp xúc về tình cảm với người khác là một nhu cầu bẩm sinh”. Trong
đó, bằng các thực nghiệm tâm lý học mơ tả, L.X. Cơn cũng chứng minh q trình phát
triển nhu cầu giao tiếp của con người từ 2, 3 tháng tuổi đến lứa tuổi thiếu niên và đặc điểm
nhu cầu giao tiếp của từng độ tuổi [28].
Bên cạnh đó, đứng trên góc độ phân tâm học, nhà tâm lý học Anna Freud đã
phân tích cụ thể q trình phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ em theo sự phát triển cá
thể, chia làm bốn giai đoạn từ duy kỷ chưa nhận biết thế giới bên ngoài, chưa có
quan hệ bạn bè, đến lúc có nhu cầu giao tiếp với bạn bè. Ở hai giai đoạn đầu, dù em

bé được các bạn lớn hơn dung nạp, trẻ vẫn tỏ ra khó hợp tác, người lớn có giúp đỡ
cũng vơ bổ, cuộc sống tập thể chưa thực giúp ích gì cho em bé. Đến giai đoạn ba mới
bắt đầu xã hội hóa, chấp nhận ở vào một nhóm trong nhà trẻ, mãi đến giai đoạn bốn
mới thực sự có quan hệ xã hội với bạn cùng lứa, có thân người này, ghét người nọ
một cách ổn định [11].
Ngoài ra, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhu cầu giao tiếp của trẻ
em trong mối quan hệ với người lớn, các tác giả V.V. Vetrova, Đ.B. Godovicop, M.G.
Elagila, M.I. Lixima, A.F. Reystay, A.G. Rutxcaia, E.O. Xmirnova đã chỉ ra: Nhu cầu
giao tiếp sẽ thay đổi tùy theo nội dung, tính chất của hoạt động chung giữa trẻ em và
người lớn. Trong mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu giao tiếp được thừa nhận như là nhu
cầu có được nhờ sự tham gia của người lớn, sự tham gia này vô cùng cần thiết để trẻ
em giải quyết các vấn đề cơ bản, đặc thù đối với lứa tuổi này.
Các tác giả đã chia sự phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ em với người lớn
thành bốn giai đoạn.
• Nhu cầu hướng đến sự chú ý và săn sóc thiện cảm của người lớn.
• Nhu cầu cộng tác hoặc cùng tham gia của người lớn trong hoạt động với đồ vật.
• Nhu cầu của trẻ em với sự tham gia của người lớn trong hoạt động nhật thức thế
giới xung quanh.


9
• Nhu cầu về sự hiểu biết lẫn nhau và đồng cảm của người lớn [44].
Khi bàn đến động cơ giao tiếp của trẻ mẫu giáo, các nhà tâm lí học A.V.
Daporozet và M.I. Lixia xuất phát từ tư tưởng của nhà tâm lý học A.N. Leonchiev cho
rằng: Động cơ giao tiếp của trẻ mẫu giáo nằm trong đối tượng hoạt động và được thể
hiện trong mục tiêu giao tiếp của trẻ khi giao tiếp với người lớn. Các tác giả đã phân ra
làm ba nhóm động cơ giao tiếp sau:
- Nhóm giao tiếp cơng việc: giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cơng việc, hoạt động
vui chơi.
- Nhóm giao tiếp nhận thức: nhằm thu được những thông tin, hiểu biết về sự vật,

hiện tượng xung quanh trẻ trong hoạt động vui chơi, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng và cách sử dụng sự vật hiện tượng đó.
- Nhóm giao tiếp cá nhân: nhận thức về người khác và tự đánh giá bản thân mình.
Các tác giả kết luận: động cơ giao tiếp với hạt nhân là nhu cầu giao tiếp vừa
là biểu hiện, yếu tố cấu thành và là nguồn ngốc bên trong của tính tích cực con
người [44].
- Một số cơng trình nghiên cứu về tính chủ động giao tiếp.
A.V. Daporozet và M.I. Lixia bằng phân tích và quan sát các quan hệ và hành
vi giao tiếp của trẻ mẫu giáo với người lớn đã kết luận: tính chủ động của trẻ em
khơng đồng đều, trẻ em nhỏ tuổi (2 – 4 tuổi) có tính chủ động thấp hơn các em lớn (5 –
7 tuổi) và phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của người lớn, chờ đợi người lớn bộc lộ
quan hệ với mình. Trẻ em mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) có tính chủ động giao tiếp cao
hơn, ít phụ thuộc vào tính tích cực của người lớn [44].
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả V.V. Vetrova, Đ.B. Godovicopva,
M.G. Elagila, M.L. Lixina, E.O. Xmirnova về tính chủ động giao tiếp của trẻ em mẫu
giáo đã đưa ra kết luận:
• Tính chủ động giao tiếp của trẻ em mẫu giáo là một biểu hiện, một thành phần
tâm lí của tính tích cực giao tiếp.
• Tính chủ động giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trước và sau khi tiếp xúc xúc cảm
với người xung quanh có sự thay đổi: sau khi tiếp xúc tính chủ động của trẻ cao
hơn trước khi tiếp xúc [44].


10

-

Một số cơng trình nghiên cứu về sự hịa nhập vào nhóm giao tiếp.

Trong tác phẩm “Quan sát cách ứng xử học sinh như thế nào”, tác giả

Gertsude Dirisscoll đã đề cập đặc điểm của sự chấp nhận bạn bè đến một khía cạnh
của sự hịa nhập giao tiếp bè bạn – đó là sự chấp nhận bạn bè. Ơng đã nêu ra những
đặc điểm của sự chấp nhận bạn bè trong nhóm bạn chơi như: mặt xúc cảm, sự đóng
góp của mình vào nhóm, sự đáp lại xúc cảm với các cá nhân khác.
Nhà tâm lý học người Pháp Bianaka Zazzo đã kết luận về các chỉ báo cơ bản để
đánh giá mức độ hòa nhập của trẻ em trong các quan hệ; kết luận bước đầu về thực
trạng sự hịa nhập và nhóm giao tiếp bạn bè của trẻ em, sự khác biệt giữa nam và nữ,
chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố thể chất, gia đình, nhà trường đến mức độ hòa nhập
của trẻ em và ảnh hưởng của sự thích nghi, hồn nhập vào nhóm bạn đến kết quả học
tập ở lớp 1 [44].
Tóm lại, trong suốt bề dài lịch sử nghiên cứu giao tiếp, các nhà nghiên cứu trên
thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề giao tiếp ở các khía cạnh cơ bản sau:
- Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển con người và xã hội
loài người.
- Những quan điểm khác nhau về bản chất của giao tiếp.
- Các vấn đề chung của giao tiếp như: kết cấu, nhiệm vụ, phong cách giao tiếp…
- Một số tiêu chí đánh giá tính tích cực giao tiếp như: nhu cầu giao tiếp, tính
động giao tiếp, sự hịa nhập vào nhóm khi giao tiếp…
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu một cách trực tiếp về tính tích cực
giao tiếp, đặc biệt là tính tích cực giao tiếp của trẻ em trong mối quan hệ với cha mẹ.
Ngồi ra, khách thể của các cơng trình nghiên cứu những đề tài có liên quan đến tính
tích cực giao tiếp chủ yếu chỉ mới được thực hiện nhiều trên trẻ mẫu giáo, chứ chưa
được tiến hành trên trẻ em ở độ tuổi tiểu học.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp ở Việt Nam
Vấn đề giao tiếp được các nhà tâm lý học Việt Nam tập trung nghiên cứu từ nửa
sau thế kỉ XX đến nay theo nhiều hướng khác nhau như: “Giao tiếp và sự phát triển
nhân cách của trẻ” (1981), “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên sư phạm” (1895) của
tác giả Trần Trọng Thủy; “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của tác giả Bùi Văn



×