Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tổ chức dạy học chủ đề STEM chế tạo động cơ điện một chiều nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Hồng Hảo

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM
“CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU”
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Hồng Hảo

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM
“CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU”
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số

: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN ANH THUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Chế tạo
động cơ điện một chiều” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh” là cơng trình nghiên cứu của tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Anh Thuấn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác.
TP. HCM, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Phạm Thị Hồng Hảo


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Anh
Thuấn đã định hướng đề tài, tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tơi trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong phịng sau đại học,
Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu, để thực hiện thành công đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Trung học phổ
thơng Đinh Tiên Hồng và các em học sinh lớp 11T1 đã tạo điều kiện thuận
lợi, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực nghiệm.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn
học viên cao học Khóa 29 đã động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập,

nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Phạm Thị Hồng Hảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Nội dung

1

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

2

GV

Giáo viên

3

HS


Học sinh

4

NL

Năng lực

5

TP

Thành phố

6

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC
STEM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH .............................................................. 6
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.................................................... 6
1.1.1. Khái niệm năng lực .............................................................................. 6
1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề .................................................................. 6
1.1.3. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề..................................................... 6
1.2. Dạy học STEM ......................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm dạy học STEM.................................................................. 10
1.2.2. Tiêu chí xây dựng chủ đề/ bài học STEM ......................................... 11
1.2.3. Quy trình xây dựng chủ đề STEM ..................................................... 13
1.3. Thực trạng dạy học mơn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM trên
địa bàn thành phố Vũng Tàu hiện nay ...................................................... 15
1.3.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 15
1.3.2. Phương pháp điều tra ......................................................................... 15
1.3.3. Đối tượng điều tra .............................................................................. 16
1.3.4. Kết quả điều tra .................................................................................. 16
1.4. Kết luận chương 1 .................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
STEM “CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU” .............................. 26


2.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề STEM “Chế tạo động cơ điện một
chiều” ........................................................................................................ 26
2.2. Xây dựng chủ đề STEM “Chế tạo động cơ điện một chiều” ................... 27
2.3. Các kiến thức thể hiện lĩnh vực STEM trong chủ đề ............................... 43
2.4. Tiến trình hoạt động nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong
chủ đề STEM “Chế tạo động cơ điện một chiều” .................................... 44
2.5. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ..................... 59
2.5.1. Cách thức đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong q trình

hồn thành sản phẩm .................................................................................... 59
2.5.2. Bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề (Rubric) .......................... 62
2.6. Kết luận chương 2 .................................................................................... 67
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................ 68
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................... 68
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................... 68
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................. 68
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.......................................... 68
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm ........................................................ 68
3.2.2. Thời gian thực nghiệm sư phạm ........................................................ 68
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 69
3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ............................................................... 70
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................... 70
3.6. Kết luận chương 3 .................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề ................................................ 7
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm ............................................................ 32
Bảng 2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học để tìm hiểu nguyên
tắc hoạt động của động cơ điện một chiều...................................... 33
Bảng 2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học để tìm hiểu lực từ ......... 34
Bảng 2.4. Kiến thức để tìm hiểu việc chế tạo động cơ thành quạt mini ......... 35
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá sản phẩm động cơ điện một chiều ..................... 35
Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sản phẩm poster và thuyết trình ......................... 36
Bảng 2.7. Các kiến thức thể hiện lĩnh vực STEM trong chủ đề ..................... 43
Bảng 2.8. Năng lực thành phần của năng lực giải quyết vấn đề trong quá

trình chế tạo động cơ điện một chiều .............................................. 59
Bảng 2.9. Bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình chế
tạo động cơ điện một chiều ............................................................. 62
Bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ..................................................... 70
Bảng 3.2. Danh sách HS được đánh giá.......................................................... 71
Bảng 3.3. Danh sách HS chia nhóm tham gia thực nghiệm ........................... 72
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong buổi 1 ................ 74
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong buổi 2 ................ 77
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong buổi 3 ................ 79
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong buổi 4 ................ 80
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong buổi 5 ................ 84
Bảng 3.9. Kết quả mỗi nhóm. .......................................................................... 85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chuỗi hoạt động thực hiện quy trình thiết kế kĩ thuật .................... 12
Hình 2.1. Bản vẽ thiết kế động cơ điện một chiều.......................................... 29
Hình 2.2. Khung dây đồng .............................................................................. 29
Hình 2.3. Nam châm đất hiếm ........................................................................ 29
Hình 2.4. Miếng kim loại mỏng làm thanh quét ............................................. 30
Hình 2.6. Vận hành động cơ sau khi lắp ráp ................................................... 30
Hình 2.7. Đo tần số quay của động cơ bằng máy đo tần số ............................ 31
Hình 2.8. Đo cơng suất của động cơ ............................................................... 31
Hình 2.9. Các dụng cụ thí nghiệm để khảo sát lực từ tác dụng lên dây
dẫn trong từ trường ......................................................................... 49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Hiểu biết của GV về STEM....................................................... 16
Biểu đồ 1.2. Sự áp dụng mô hình giáo dục STEM vào bộ mơn Vật lí hiện

nay ................................................................................................ 17
Biểu đồ 1.3. Đánh giá về sự cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ
của HS .......................................................................................... 17
Biểu đồ 1.4. Mức độ các GV kết nối các môn học khác vào dạy học Vật
lí. ................................................................................................... 18
Biểu đồ 1.5. Sự phù hợp của việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo
dục STEM vào trường học ........................................................... 19
Biểu đồ 1.6. Sự cần thiết của việc tổ chức các bài giảng theo chủ đề
STEM trong dạy học Vật lí. ......................................................... 20
Biểu đồ 1.7. Sự hiểu biết về mơ hình giáo dục theo định hướng STEM
của HS .......................................................................................... 21
Biểu đồ 1.8. Mức độ tham gia của HS vào các hoạt động STEM. ................ 21
Biểu đồ 1.9. Sự mong muốn được tham gia các hoạt động STEM của HS. .. 23


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển về khoa học kĩ thuật nhanh chóng trên thế
giới, Việt Nam cũng đang từng bước thay đổi để hội nhập quốc tế về mọi mặt.
Vì vậy, việc đổi mới và phát triển giáo dục là điều cấp thiết. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(2013) đã thể hiện rõ quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội”. Đồng thời, Đảng cũng đưa ra mục tiêu “tập trung phát triển
trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức,

lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập
suốt đời”.
Nhiệm vụ cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo là “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Với định hướng đó,
giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều đổi mới. Việc
dạy học để phát triển các năng lực cho học sinh là điều quan trọng. Để đáp
ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi và vận
dụng sáng tạo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Một trong những
phương pháp dạy học tích cực đó là phương pháp dạy học STEM.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Dạy học STEM là quan
điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh một cách toàn diện, các
kiến thức và kĩ năng về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và Tốn học được tổ


2
chức dạy học tích hợp theo chủ đề, trang bị cho người học những kiến thức và
kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Giáo dục
STEM chú trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của HS
đáp ứng yêu cầu mới trong sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đang diễn ra.
Đặc điểm của dạy học STEM là: cách tiếp cận liên ngành; lồng ghép với
các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến
thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế; kết nối từ trường học, cộng đồng
đến các tổ chức toàn cầu. Dạy học STEM phải đảm bảo một số yêu cầu cụ thể
như: bài học STEM phải gắn với tình huống và vấn đề thực tiễn, thường được
phỏng theo quy trình thiết kế kĩ thuật, bài học phải dẫn HS vào chuỗi hoạt

động tìm tịi, khám phá có kiến thức mở, bài học có các nội dung tích hợp
tốn học và khoa học, hướng tới việc phát triển phẩm chất, năng lực của học
sinh, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Ở nước ta, giáo dục STEM đã chính thức đưa vào chương trình giáo dục
phổ thơng mới. Các Sở, ban ngành cũng đã có cơng văn hướng dẫn, được tập
huấn. Một số trường cũng đã và đang thực hiện việc giáo dục STEM theo chủ
đề một cách định kì theo tháng, tuần, học kì như trường THPT Hoa Sen ở
quận 9, TP Hồ Chí Minh. Có rất nhiều đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc
nghiên cứu sâu rộng về việc giáo dục STEM nói chung và dạy học STEM
theo chủ đề nói riêng. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng thông qua việc giáo
dục STEM, học sinh có cơ hội được phát triển các năng lực chung một cách
toàn diện nhất, hiệu quả của việc dạy học STEM có thể đáp ứng đầy đủ các
mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương trình giáo dục phổ thơng mới như:
phát triển năng lực đặc thù các môn học, phát triển các năng lực chung cho
HS, định hướng nghề nghiệp cho HS.


3
Từ trường là một nội dung kiến thức nằm trong chương trình vật lí lớp
11, nó có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, kĩ thuật, cơng nghệ, trong đó
điển hình là động cơ điện một chiều. Nhằm mục đích để học sinh hiểu rõ
nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của động cơ điện một chiều, và có thể vận
dụng các kiến thức này để chế tạo những thiết bị đơn giản như quạt mini có
thể sử dụng khi cần thiết. Học sinh thơng qua chủ đề, có thể hiểu rõ kiến thức
về từ trường, có thể phát triển đầy đủ tồn diện các năng lực chung, trong đó
có năng lực giải quyết vấn đề.
Với mong muốn góp phần vào việc đổi mới giáo dục, làm giàu thêm tài
nguyên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong chương trình phổ thơng,
chúng tơi chọn đề tài: tổ chức dạy học chủ đề stem “Chế tạo động cơ điện một
chiều” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề STEM “Chế tạo động cơ điện
một chiều” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các hoạt động dạy học và tổ chức dạy học chủ đề
STEM “Chế tạo động cơ điện một chiều” thì có thể góp phần phát triển được
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quá trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM “Chế
tạo động cơ điện một chiều” để học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Phạm vi: Các nội dung liên quan đến động cơ điện một chiều, môi
trường học ở bậc THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về NLGQVĐ.
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học GQVD, cấu trúc
NLGQVĐ, tiêu chí đánh giá của NLGQVĐ trong dạy học Vật lí.


4
- Tìm hiểu khái niệm chung về STEM, giáo dục STEM, vai trò của giáo
dục STEM trong dạy học, quy trình thiết kế chủ đề STEM.
- Nghiên cứu cấu trúc về NLGQVĐ trong DH STEM.
- Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề STEM “Chế tạo động cơ điện một
chiều”
- Tìm hiểu một số nghiên cứu hiện nay về dạy học STEM nói chung và
dạy học STEM nhằm phát triển NLGQVĐ ở nước I và góc lệch  ,
7. Thay thanh đồng bằng thanh đồng khác có độ dài dài hơn trước, đo các giá
trị I và góc lệch  .



PL7
PHỤ LỤC 3
PHIẾU HƯỚNG DẪN SỐ 1
TÍNH LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DỊNG ĐIỆN
1. Dụng cụ thí nghiệm:

2. Bố trí thí nghiệm

3. Hướng dẫn tính độ lớn lực từ
3.1. Biểu diễn các lực tác dụng lên dây ở hình bên?
3.2. Khi dây dẫn ổn định, hãy viết biểu thức cân
bằng của dây? Từ đó suy ra biểu thức tính lực từ F?
………………………………………………………………………………………………………………………….………

3.3. Dùng cân tiểu li đo khối lượng dây dẫn, dùng
thước đo độ đo góc
Khối lượng dây: ……………………………….
Góc lệch

 : ………………………………………

Hãy tính lực F? ………………………………………………………………………………………………………………………….………


PL8
PHỤ LỤC 4
PHIẾU HƯỚNG DẪN SỐ 2
THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DỊNG ĐIỆN
1. Dụng cụ thí nghiệm:


2. Bố trí thí nghiệm

3. Khảo sát thí nghiệm
Quan sát thí nghiệm và ghi lại kết quả
1. Bố trí thí nghiệm như hình, đóng khóa K, quan sát hướng của dây dẫn.
2. Thay đổi các giá trị: chiều dài thanh , cường độ dòng điện I. Ghi lại các giá trị
đo được
Khối
lượng
thanh

Chiều
dài 

Góc lệch



F = mg tan 

Cường độ
dịng điện I

Lập tỉ số

F
I.

Sử dụng nguồn pin 9V


Sử dụng nguồn pin 15V

3. Rút ra nhận xét: ………………………………………………………………


PL9
PHỤ LỤC 5
PHIẾU HƯỚNG DẪN SỐ 3
VẬN DỤNG QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
1. Cho thí nghiệm bố trí như sau

2. Nghiệm lại quy tắc bàn tay trái theo hướng dẫn sau
2.1. Đóng khóa K, thanh kim loại di chuyển theo hướng nào?
2.2. Xác định hướng của từ trường của nam châm chữ U?
2.3. Xác định chiều dòng điện chạy trong thanh kim loại?
2.4. Nghiệm lại quy tắc bàn tay trái:
Để bàn tay trái:

B hướng

vào lòng bàn tay

I : chiều từ cổ tay đến ngón

F : chiều ngón cái

giữa

2.2. Đổi chiều dòng điện (đảo cực pin) thanh kim loại di chuyển theo hướng
nào? Nghiệm lại bằng quy tắc bàn tay trái?

2.3. Đảo cực nam châm, thanh kim loại di chuyển theo hướng nào? Nghiệm
lại bằng quy tắc bàn tay trái?


PL10
PHỤ LỤC 6
LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN CÁC DÂY DẪN CĨ DỊNG ĐIỆN
BÀI KIỂM TRA – THỜI GIAN 5 PHÚT
Tên HS: ………………………. Lớp: ………………Nhóm: ……………
1. Điền vào chỗ trống.
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dịng điện có chiều dài l, cường độ I đặt trong từ


trường đều cảm ứng từ B có:
+ điểm đặt:
…………………………………………………….…
+ phương: ……………………………………………
+ chiều: ………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………..
+ độ lớn: ………………………………………………
2. Cho dây dẫn PQ mang dòng điện đặt giữa hai cực của
nam châm

a. Trên hình, biểu diễn hướng của từ trường (bằng mũi tên) giữa hai cực của nam
châm?
b. Cho lực từ tác dụng lên PQ là hướng từ ngồi vào (vng góc mặt phẳng chứa
nam châm và dây dẫn). Vẽ hình. Xác định chiều dịng điện trên dây dẫn PQ (bằng
mũi tên)



PL11

3. Trong hình vẽ đoạn dịng điện MN đặt trong mặt phẳng chứa các đường sức từ
của một từ trường đều ở các vị trí khác nhau

a. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dịng điện MN trong hình nào lớn nhất?
………………………………………………………….……
b. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dịng điện MN trong hình nào bé nhất?
……………………………………………………….……
4. Cho một thí nghiệm như hình vẽ, thanh AB
mang dịng điện treo trên giá, đặt trong nam
châm hình chữ U. Sự di chuyển của thanh AB
sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu
a. Tăng cường độ dòng điện trong thanh AB
b. Thay nam châm chữ U bằng nam châm có từ
trường mạnh hơn
c. Tăng chiều dài của thanh AB
…………………………………………………………………………………
5. Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của các
đường sức từ trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,50 T. Khi dịng điện chạy
qua đoạn dây dẫn này có cường độ 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ
bằng bao nhiêu?


PL12
PHỤ LỤC 7
Các công cụ đánh giá sản phẩm poster và động cơ điện một chiều
Bảng tiêu chí đánh giá poster và thuyết trình poster
Tiêu chí


Mức 1

Mức 2

Mức 3

Điểm tối

đánh giá

(3 điểm)

(4 điểm)

(5 điểm)

đa

1. Bố cục

Không đầy đủ 2 Đầy đủ 2 phần Đầy đủ 2 phần.
phần



bày

lộn


trình nhưng

phân Phân chia hợp lí,

xộn, chia chưa hợp hài hịa, rõ ràng

khơng rõ ràng



Khơng có tên Có tên nhóm Có tên nhóm và
nhóm



tên và thành viên tên thành viên,
nhưng phân bố phân

thành viên

chưa đẹp
2.
thức

đẹp,

khoa học

Hình Khơng có tranh Có tranh ảnh Có
ảnh minh họa


bố

ảnh

tranh

minh

họa minh họa, hoặc

nhưng

chưa tự vẽ, tô màu

chưa tô màu đẹp và hợp lí
hoặc chưa đẹp,
chưa hợp lí
3.
dung

Nội Trả lời đúng 2-3 Trả lời đúng 4- Trả lời đúng 6
câu/6 câu hỏi 5 câu/6 câu hỏi câu
trong

Bản

vẽ

trong


phần phần hướng dẫn

phần trong

hướng dẫn

hỏi

hướng dẫn
chưa Bản vẽ đúng Bản

vẽ

đúng

đúng nguyên lí nguyên lí hoạt nguyên lí hoạt
hoạt động của động
động



nhưng động, phù hợp,

điện chưa khả thi

có khả thi


PL13


một chiều
Bản vẽ thiết kế Bản vẽ thiết kế Bản vẽ thiết kế
khơng có trích có
dẫn hoặc sơ sài.

dẫn có trích dẫn đầy

trích

nhưng

cịn đủ.

thiếu.
4. Thuyết Trình bày cịn ấp Trình bày to, Trình bày to, rõ
trình

úng,

chưa

rõ rõ, nhưng chưa ràng, mạch lạc,

ràng và thiếu sót đầy đủ, chưa đầy

đủ,

huy


huy động được động được cả
cả nhóm tham nhóm cùng tham
gia

gia

Khơng trình bày Trình bày được Trình bày được
được lí do chọn lí

do

chọn lí

do

chọn

phương án thiết phương án thiết phương án thiết
kế sản phẩm kế động cơ điện

kế sản phẩm

nhưng tính khả một chiều hợp lí,
thi chưa cao

có khả thi.

thuyết Trình bày đầy Trình bày đúng,

Khơng

trình

được đủ

poster

các

trong

phần đầy đủ được các
poster phần

nhưng

trong

cịn poster.

chưa đúng.
Hiểu sai hoặc Giải thích chưa Giải thích đúng
giải thích chưa đầy đủ vai trị vai trị của cổ
đúng vai trị của của động cơ góp trong động
cổ
động

góp


trong điện một chiều. cơ

điện

điện

chiều.

một


PL14

một chiều.
Giải thích chưa Giải thích đúng Giải thích đúng,
đúng

hoặc ngun lí hoạt đủ

ngun



khơng giải thích động của động hoạt động của
được nguyên lí cơ

điện

một động




điện

hoạt động của chiều nhưng có một chiều
động



điện sự gợi ý của

một chiều

GV

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm động cơ điện một chiều
Tiêu chí

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Điểm tối

đánh giá

(3 điểm)

(4 điểm)


(5 điểm)

đa

1.
thức

Hình Động cơ không Động cơ đầy Động cơ đầy đủ
đầy đủ các bộ đủ

các

bộ các

bộ

phận:

phận, và cịn sơ phận: nguồn, nguồn, cơng tắc,
sài.

công tắc, cánh cánh quạt, thân

(thiếu công tắc)

quạt,

thân máy, đế

máy, đế

Phân bố các bộ Phân bố các Phân bố các bộ
phân lộn xộn, bộ phận chưa phận hợp lí
khó thao tác.

hợp lí

Động cơ khơng Động cơ chắc Động cơ dễ di
chắc chắn, dễ chắn

nhưng chuyển và lắp

bung các thiết còn cồng kềnh ráp chắc chắn
bị.

khi di chuyển.
hoạt Hoạt

động Hoạt động tốt

lượng sản động được với chập

chờn với nguồn pin

2.

Chất Không


PL15


phẩm

nguồn 9V

dưới

nguồn 9V

pin 9V
Động cơ không Động cơ làm Động
làm cho cánh cánh
quạt quay hoặc quay
quay rất chậm



làm

quạt cánh quạt quay
chậm. với

tốc

độ

Tốc độ quay nhanh.
dưới

1500 (Tốc độ quay


vòng/phút

trên

1500

vòng/phút)
Động cơ hoạt Động cơ hoạt Động cơ hoạt
động với công động với công động với công
suất nhỏ

suất gần bằng suất gần lớn hơn
1W

1W

Giá thành sản Giá thành sản Giá thành sản
phẩm quá mắc

phẩm

phẩm

rẻ

(vật

dụng

tự


tìm

kiếm)


PL16

PHỤ LỤC 8
Bảng kết quả trình bày poster và thuyết trình báo cáo sản phẩm cho từng
nhóm.
Tiêu chí

Nội dung

đánh giá
Bố cục

Đầy đủ 2 phần.
Phân chia hợp lí, hài hịa, rõ ràng
Có tên nhóm và tên thành viên, phân
bố đẹp, khoa học

Hình thức Có tranh ảnh minh họa, hoặc tự vẽ,
tơ màu đẹp và hợp lí
Nội dung

Trả lời đúng 6 câu hỏi trong phần
hướng dẫn
Bản vẽ đúng nguyên lí hoạt động,

phù hợp, có khả thi
Bản vẽ thiết kế có trích dẫn đầy đủ.

Thuyết

Trình bày to, rõ ràng, mạch lạc, đầy

trình

đủ, huy động được cả nhóm cùng

Điểm
nhóm No.9

Điểm
nhóm
VTM

5

5

5

5

5

5


4

4

5

4

5

4

5

5

5

5

5

4

5

5

tham gia
Trình bày được lí do chọn phương

án thiết kế động cơ điện một chiều
hợp lí, có khả thi.
Trình bày đúng, đầy đủ được các
phần trong poster.
Giải thích đúng vai trị của cổ góp
trong động cơ điện một chiều.


PL17
Giải thích đúng, đủ nguyên lí hoạt
động của động cơ điện một chiều
Tổng điểm

4

4

53

50

Bảng kết quả sản phẩm động cơ điện một chiều cho từng nhóm.
Tiêu chí

Nội dung

đánh giá
Hình

Động cơ đầy đủ các bộ phận: nguồn,


thức

công tắc, cánh quạt, thân máy, đế
Phân bố các bộ phận hợp lí
Động cơ dễ di chuyển và lắp ráp chắc
chắn

Chất

Hoạt động tốt với nguồn pin 9V

lượng sản Động cơ làm cánh quạt quay với tốc độ
phẩm

trên 1500 vịng/phút
Động cơ có cơng suất trên 1W
Động cơ có giá thành rẻ. (khơng q
50.000 đồng)
Tổng điểm

Điểm

Điểm

nhóm

nhóm

No.9


VTM

5

5

5

4

5

5

5

4

5

4

5

4

5

5


35

31


×