Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên ở huyện Thường Tín hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.4 KB, 40 trang )

Mục lục
Chương I : Một số vấn đề về lý luận về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
1.1Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Đạo đức
1.1.2. Giáo dục đạo đức
1.2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và vai trị trong cơng tác giáo dục
đạo đức cho thanh niên hiện nay.
1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
1.2.2 Khái qt q trình ra đời, xây dựng và phát triển của Đồn Thanh
Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
1.2.3. Vai trị của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục
đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương I
Chương II: Giáo Dục Đạo Đức Của Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh Huyện Thường Tín cho Thanh Niên Hiện Nay Thực Trạng và Giải
Pháp
2.1. Đặc điểm, tình hình huyện Thường Tín và những hoạt động nổi bật
2.1.1 .Tình hình, đặc điểm huyện Thường Tín.
2.1.2 Những hoạt động nổi bật của Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
huyện Thường Tín
2.2. Thực trạng cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện Thường
Tín hiện nay của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống
2.2.2. Một số giải pháp phát huy hiệu quả công tác giáo dục đạo đức
2.2.3. Một số thành tựu quan trọng


2.2.4. Những mục tiêu Đại hội lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Thường Tín nhiệm
kỳ 2020-2025
2.2.5. Những chỉ tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ 2020-2025
Tiểu kết chương II


Kết Luận
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

1.Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng đơng đảo và có vai trị quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí
Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà” . Gắn với bề dầy lịch sử Thanh niên và
thế hệ trẻ ln là lực lượng xung kích đi đầu. Có biết bao nhiêu tấm gương
thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch sử hào hùng của dân tộc .
Ngày hơm nay, khi nước nhà hồn tồn độc lập, thanh niên Việt Nam vẫn
luôn là lực lược tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc . Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh
nhạy và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại đất nước…. Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nịng cốt
âm thầm góp phần giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện đạo đức
cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế thế giới có tầm quan trọng và cần thiết, góp phần đào tạo, giáo
dục thế hệ thanh niên vừa “hồng”, vừa “ chuyên”, chủ nhân tương lai đưa
nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến xứng đáng với mong ước
của Bác Hồ Kính yêu.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII, khóa X về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy


mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã khẳng
định:“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương nhân đất nước,
là lực lượng xung kích trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong

những nhân tố quyết định sự thành bại của sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà
nước ta cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác đã luôn chú trọng đến công
tác thanh niên, quan tâm, bồi dưỡng giáo dục thanh niên đạo đức, lối sống,
bản lĩnh chính trị, hướng tới xây dựng lớp người kế tục mục tiêu, lý tưởng
của Đảng: “ Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội ”.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và vai trò trách nhiệm
của tổ chức đối với công tác giáo dục cho thanh niên, trong thời gian qua,
Đoàn thanh niên các cấp trong tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc xây
dựng một lớp thanh niên mới. Thanh niên huyện Thường Tín đã kế tục xứng
đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
đã và đang xuất hiện những gương thanh niên điển hình, có đức, có tài, cống
hiến tích cực cho q hương, đất nước. Nét nổi bật của thanh niên huyện
Thường Tín hiện nay là tinh thần năng động, sáng tạo trong lao động sản
xuất , tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để vươn lên làm
giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đa số thanh niên huyện Thường Tín
ngày nay vẫn ln ý thức rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, mong
muốn được đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn
thanh niên huyện Thường Tín cịn có những hạn chế nhất định. Đó là cơng
tác giáo dục từng lúc, từng nơi cịn yếu, chưa được phát huy sức mạnh đồng
bộ của các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức thanh niên. Việc nắm bắt
diễn biến, tình hình tư tưởng của thanh niên và thực hiện các nội dung giáo
dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn – Hội chưa được đổi mới về nội dung
và phương thức để có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Một số nội dung,
phương thức giáo dục chưa phù hợp với địa phương, đơn vị, lứa tuổi…
Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một bộ phận thanh niên
Thường Tín chạy theo lối sống thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp

của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bang quang trước những sự kiện chính trị, kinh
tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện một bộ phận


thanh niên phạm vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được
khám phá trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên
có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này địi hỏi tổ chức Đồn TNCS hồ Chí
Minh huyện Thường Tín cần đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên; qua đó, phát huy vai trị to lớn của thanh niên trong sự nghiệp
các mạng Việt Nam hiện nay.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài :
Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta là một yêu cầu, nhiệm vụ
quang trọng đặt ra thường xuyên, liên tục đối với tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí
Minh. Do đó, vấn đề này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học với nhiều cơng trình được cơng bố với những mức độ, cách tiếp cận khác
nhau .

Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
3.1. Mục đích của tiểu luận.
Tiểu luận được thực hiện nhằm mục đích phát huy hơn nữa vai trị của Đồn
TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện
Thường Tín trong tình hình hiện nay. Qua đó, xây dựng lớp thanh niên
huyện Thường Tín vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển
quê hương, đất nước.
3.2 . Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, tiểu luận thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về cơng tác giáo dục đạo đức cho
thanh niên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay.

- Làm rõ thực trạng giáo đạo đức của Đồn TNCS Hồ Chí Minh cho
niên huyện Thường Tín hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò trong giáo
dục đạo đức của Đồn TNCS Hồ Chí Minh cho thanh niên Bình
Dương hiện nay.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:


Giáo dục đạo đức của Đồn TNCS Hồ Chí Minh cho thanh niên
huyện Thường Tín
- Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
huyện Thường Tín của Đồn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thường
Tín.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về đạo đức, thanh niên và công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các
phương pháp liên ngành, trong đó coi trọng phương pháp nghiên cứu tài
liệu, kết hợp phương pháp thu nhập thông tin, phương pháp phân tích – tổng
hợp.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về
cơng tác giáo dục đạo đức của Đồn TNCS Hồ Chí Minh cho thanh niên
hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn và có ý nghĩa khuyến nghị trong
việc nâng cao vai trò giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh nói chung, Đồn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thường Tín nói riêng
trong tình hình hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,


Chương I:
Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Thanh
Niên Của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
1.1.1. Khái niệm đạo đức
- Theo quan niệm triết học Mác- Lênin: Đạo đức là một lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức đạo
đức, một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao
gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành
vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng.
- Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là
mosralis là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, xét trong
quan hệ với tồn tại xã hội thì nó mang tính thứ hai; phản ánh tồn tại
xã hội và bị tồn tại xã hội quy định. Điều đó có nghĩa là ở mỗi thời
đại, mỗi cộng đồng, mỗi điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau có
đời sống đạo đức khác nhau.
- Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại sớm đưa ra các học
thuyết về đạo và đức của họ. Theo đó, Đạo có nghĩa là con đường,
đường đi, về sau khái niệm này được vận dụng trong triết học nhằm
chỉ con đường của tự nhiên. Sau đó, đạo khơng chỉ là con đường
của tự nhiên. Sau đó, đạo khơng chỉ là con đường của tự nhiên mà

còn nghĩa là đường sống của con người trong xã hội. Đức dùng để
nói đến nhân đức, đức tính, là biểu hiện của đạo nghĩa, là nguyên
tắc của luân lý. Như vậy, đạo đức được hiểu như những nguyên tắc,
các quy định, các chuẩn mực xã hội nhằm điều tiết hành vi của con
người mà mỗi người sống trong đó cần phải tn theo.
Từ cách tiếp cận Mácxít, có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong
quan hệ với nhau và quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống sức mạnh của dư luận xã hội.
1.1.2 Giáo dục đạo đức.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình,
cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ


của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải
tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp
yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo
những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế
hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã
hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường
về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính
khố của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học
đến phổ thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khố cũng nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả
đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh
đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và trao đổi kinh
nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được quan tâm. Thông qua
những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình

thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong
các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với tồn xã hội và cá nhân với
bản thân mình; đức tính trung thực như khơng quay cóp, chép bài của bạn, khơng
mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng
giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân
ái, vị tha hơn…
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề
nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng
lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống
cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành
vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện
lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây
hoang mang cho dư luận xã hội mà cịn gióng lên hồi chng cảnh báo về lối sống
đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều
nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là
của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước
chân vào đời.
Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm
non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo
dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những
hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh.
Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền
với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách
học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương


trình sách giáo khoa giáo dục cơng dân bậc phổ thơng chưa có những thay đổi
quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi
nhét, khơ cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn,

chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hồn
cảnh xã hội.
Một quan niệm mang tính sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh trong các nhà
trường phổ thông rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục
công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính
giáo dục cả, vậy mà người dạy khơng biết lồng trong mỗi bài học để định hướng tư
tưởng cho học sinh. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo
truyền giảng kiến thức chuyên mơn, khơng có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những
sai trái của học sinh. Vẫn cịn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác
chuyên môn, quan tâm đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thế nào coi đó là nhiệm vụ
trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh có
khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của
giáo viên chủ nhiệm, của ban cờ đỏ (Đoàn thanh niên), Ban Giám hiệu nhà
trường, các cấp quản lý lo chạy theo thành tích, xem thường kết quả thực chất của
giáo dục, dẫn đến căn bệnh nói dối ngày một trầm kha.
Đã đến lúc thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, các nhà trường cần
giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các
chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Cần tìm ra các hình thức sinh hoạt hiệu
quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng
lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và
rèn luyện trở thành những cơng dân có đức, có tài.
Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và
rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát
triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp
những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng
nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa.
Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy
thối về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêngquan Có như

vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người.


1.2 .Đồn TNCS Hồ Chí Minh và vai trị của nó trong cơng tác
giáo dục đọa đức cho thanh niên hiện nay
1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã
hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt nam và chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những
thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước
Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh theo
định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khn
khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ViệtNam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một
trong các tổ chức thành viên tạo nên quyền lực của nhân dân theo cơ
chế: " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý". Với vị
trí này Đồn sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nuớc, các đoàn thể và
tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo dục, đào
tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đồn viên và thanh niên tích
cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
- Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn giữ
vai trị là người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ
chức Đội, giúp đỡ vật chất, tài chính, và lựa chọn cán bộ làm cơng tác
thiếu niên nhi đồng.
Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên
(gồm: Hội LHTN Việt nam, Hội sinh viên Việt Nam...) Đoàn là hạt
nhân chính trị, đóng vai trị nịng cốt trong các phong trào và các tổ
chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các Hội thanh niên thực hiện
mục đích, tơn chỉ theo Điều lệ của các Hội.

- Tính chất của đồn TNCS HCM
- Tính chất chính trị - xã hội của Đồn thể hiện trên hai mặt là tính
tiên tiến và tính quần chúng. Đồn khơng phải là tổ chức quần chúng
phổ thơng mà là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến
(những thanh niên giác ngộ lý tưởng của Đảng). Tuy nhiên, Đồn cịn
là tổ chức mang tính xã hội và đó là tổ chức của quần chúng thanh
niên và vì thanh niên.
+ Chức năng của Đồn TNCS Hồ Chí Minh:


- Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân
xung kích cách mạng. Chức năng này biểu hiện ở việc Đồn ln ln
xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng, là
nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất
sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ.
- Đoàn là trường học XHCN của thanh niên. Đồn tạo mơi
trường đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ rèn luyện và
phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với
yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức của Đồn TNCS
Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
- Đoàn là người phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh. Chức năng này thể hiện trách nhiệm của Đoàn trong việc giáo
dục thiếu niên nhi đồng tạo nguồn bổ sung cho Đoàn.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đồn:
Đồn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ
chức Đoàn thực sự là một tổ chức quần chúng tiên tiến tự nguyện,
dân chủ và tự quản của thanh niên...

- Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên
các mặt sau:
a, Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra và
thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
b, Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu
toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại
biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan
lãnh đạo là Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do
Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
c, Ban chấp hành Đồn các cấp có trách nhiệm báo cáo về
hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp,
với Ban chấp hành Đoàn cấp trên,với cấp ủy Đảng cùng cấp và
thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới.


d, Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh,
cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục
tùng tổ chức.
e, Trước khi quyết định các cơng việc và biểu quyết nghị
quyết của Đồn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và
phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo
lưu báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc,
song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
- Hệ thống tổ chức của Đồn:
Đồn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức theo hệ thống 4 cấp như sau:
+ Tổ chức Đoàn gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở
+ Huyện đoàn và tương đương
+ Tỉnh đoàn và tương đương
+ Trung ương Đồn.
1.2.2 Khái qt q trình ra đời, xây dựng và trưởng thành của Đồn TNCS

Hồ Chí Minh:
- Sự ra đời của Đồn TNCS Hồ Chí Minh:
Tháng 10/1930, hội nghị lần thứ nhất của BCH TW Đảng ra áng Nghị quyết về
Cộng sản thanh niên vận động. Áng nghị quyết khẳng định: "Đảng Cộng sản phải
cần kíp tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên".
Tại hội nghị lần thứ 2 của BCH TW Đảng họp tại Sài Gòn vào những ngày từ 20 26/3/1931 đã nhấn mạnh: "Tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn là một vấn đề
cần kíp mà Đảng phải giải quyết". Đồng thời TW Đảng chỉ thị cho các cấp bộ
Đảng nhất thiết phải xây dựng được cơ sở Đoàn thanh niên ở địa phương mình.
Từ những sự kiện lịch sử quan trọng đó, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3
của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, họp tại Hà Nội trong các ngày từ 2325/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của hội
nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 nói trên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đồn TNCS
Hồ Chí Minh.
Các thời kỳ lịch sử của Đoàn:


Gắn liền với cuộc cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và sự
trưởng thành của tuổi trẻ Việt Nam, Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã qua các thời kỳ
lịch sử:
- Thế hệ thanh niên xây dựng Đảng (1920 - 1930)
- Thế hệ thanh niên làm cách mạng tháng tám (1931 - 1945)
- Thế hệ thanh niên chống Pháp (1945 - 1954)
- Thế hệ thanh niên chống Mỹ (1955 - 1975)
- Thế hệ thanh niên xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986) - Thế hệ thanh
niên trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(1986 đến nay)
Qua các thời kỳ lịch sử, Đoàn mang những tên gọi khác nhau, đã khẳng định
vai trị xung kích cách mạng của Đồn:
+ Đồn thanh niên Cộng sản Đơng Dương (1931 - 1936)
+ Đồn thanh niên Dân chủ Đơng Dương (1937 - 1939)
+ Đồn thanh niên Phản đế Đơng Dương (1939 - 1941)

+ Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam (1941 - 1956)
+ Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970)
+ Đồn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976)
Từ năm 1976 đến nay mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Các kỳ Đại hội của Đồn:
- Đại hội lần thứ 1 từ ngày 7 - 14/2/1950
- Đại hội lần thứ 2 từ ngày 25/10 - 4/11/1956
- Đại hội lần thứ 3 từ ngày 23 - 25/3/1961
- Đại hội lần thứ 4 từ ngày 20 - 22/11/1980


- Đại hội lần thứ 5 từ ngày 27 -30/11/1987
- Đại hội lần thứ 6 từ ngày 15 -18/10/1992
- Đại hội lần thứ 7 từ ngày 26 - 29/11/1997
- Đại hội lần thứ 8 từ ngày 8 -11/12/2002
1.2.3 Vai trò của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho thanh
niên Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, toàn Đoàn tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 2030”; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn
hóa cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. Coi trọng tuyên
truyền, giáo dục thanh niên sống có lý tưởng cách mạng, có niềm tin và kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Đảng, của dân tộc.
Theo đó, các cấp bộ Đồn sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho phù hợp với đặc điểm của từng
đối tượng thanh niên. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong
thanh thiếu nhi. Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước
của cán bộ đoàn chủ chốt các cấp. Tạo diễn đàn trao đổi, đối thoại với thanh thiếu
niên về các vấn đề chính trị, xã hội; thường xuyên nắm bắt, dự báo tình hình tư
tưởng, định hướng dư luận trong thanh thiếu niên; tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới.
Chú trọng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thơng hiện đại,
nhất là trên internet, mạng xã hội kết hợp chặt chẽ với hệ thống báo chí, xuất bản
của Đồn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Mỗi
ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trong đồn viên thanh niên, duy trì
hiệu quả fanpage, website của các cấp bộ đoàn về tuyên truyền, giới thiệu các tin
tốt, câu chuyện đẹp, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những tấm gương tiêu
biểu trong cuộc sống.


Xây dựng, tuyên dương và nhân rộng nhiều cá nhân, tập thể thanh niên tiên tiến,
lấy gương “người tốt, việc tốt” để lan tỏa trong cộng đồng, nhân lên những nghĩa
cử cao đẹp. Nâng cao chất lượng các đợt sinh hoạt chính trị gắn với dịp kỷ niệm
các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước. Kiên trì tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, hình thành thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật” trong đoàn viên, thanh thiếu niên.
Thứ hai, tổ chức sáng tạo, hiệu quả các phong trào hành động cách mạng phát huy
vai trị xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Các cấp bộ đồn phát huy thanh niên xung kích trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị và tập trung triển khai 3 phong trào hành động
cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích
bảo vệ Tổ quốc” trong từng nhóm đối tượng, tiếp tục duy trì các phong trào đặc
thù.
Phong trào của Đoàn tập trung đi sâu vào các mặt trận quan trọng như: học tập,

nghiên cứu khoa học; lao động, sản xuất kinh doanh; bảo vệ Tổ quốc; xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
bảo đảm an tồn giao thơng, an sinh xã hội… Cùng với đó, tồn Đồn triển khai 3
chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”;
“Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên
rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn
hóa tinh thần” để chăm lo, hỗ trợ các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp,
thiết thân của thanh niên, qua đó góp phần phát triển thanh niên tồn diện, khẳng
định vai trị của Đồn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
thanh niên.
Thứ ba, chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh cả về tư
tưởng, chính trị, tổ chức và hành động. Trong cơng tác xây dựng Đồn, chất lượng
cán bộ đồn là trọng tâm, nâng cao
chất lượng cơ sở đoàn là đột phá. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới mơ hình và tổ chức
hoạt động của Đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là tổ chức Đồn
trên địa bàn dân cư.
Kiên định những vấn đề có tính ngun tắc trong cơng tác xây dựng Đồn. Thực
hiện tốt một số chủ trương mới trong công tác xây dựng Đoàn: chủ trương “1 + 2”,
cán bộ đoàn cấp trung ương và cấp tỉnh 1 năm tối thiểu có 2 tháng công tác tại cơ
sở; chủ trương “1 + 1”, mỗi đồn viên giới thiệu được ít nhất 1 thanh niên tham gia
Đồn, Hội nhằm phát huy vai trị nêu gương, nịng cốt của đồn viên trong thu hút,
tập hợp, đoàn kết thanh niên; chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở đồn “3 chủ
động”, chủ động nắm bắt tình hình thanh niên, chủ động xây dựng và thực hiện kế


hoạch công tác, chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với các tổ chức liên quan
trong thực hiện nhiệm vụ.
Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh
niên về Đảng; đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng. Tổ chức
cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính

quyền, phịng chống tham nhũng, lãng phí, góp ý đảng viên, phịng chống suy thoái
về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với hình thức
phù hợp.Triển khai
Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam”, phát hiện, lựa chọn đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng tạo nguồn và nâng cao
chất lượng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Chủ động, sáng
tạo, kiên trì tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách đối
với thanh thiếu nhi.
Thứ tư, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức Đoàn các cấp, nhất là Đoàn
cấp huyện trong phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồn tiếp tục
xác định xây dựng Đội là xây dựng Đoàn trước một bước. Hội đồng Đội các cấp tổ
chức phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” để giáo
dục, rèn luyện thiếu nhi về lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, tác phong; về học tập
và rèn luyện; về sức khoẻ, thẩm mỹ và kỹ năng trong cuộc sống. Nâng cao chất
lượng đội viên.
Triển khai đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”.
Tích cực, chủ động thực hiện Luật Trẻ em 2016; tham gia giám sát việc thực hiện
quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất, kiến
nghị và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em, đặc biệt là
phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích và bạo hành,
xâm hại trẻ em.
Thí điểm triển khai mơ hình “Hội đồng trẻ em” và các hoạt động nhằm thúc đẩy
quyền tham gia của trẻ em. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện vai trị tổ
chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Tập trung huy động nguồn lực
chăm lo cho thiếu nhi có hồn cảnh khó khăn, con em hộ nghèo, thiếu nhi khu vực
vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Năm là, chủ động mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hữu nghị và hợp
tác quốc tế; chú trọng phát triển quan hệ đi vào chiều sâu, thiết thực; không ngừng
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quốc tế của Đoàn; đẩy mạnh việc nâng cao
nhận thức, hỗ trợ trang bị kiến thức, kỹ năng để đoàn viên, thanh niên chủ động,

tích cực hội nhập quốc tế.


Ưu tiên phát triển hợp tác thanh niên với các nước láng giềng, ASEAN, các nước
có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các tổ chức,
cơ chế hợp tác đa phương mà Việt Nam là thành viên. Thúc đẩy hợp tác trên các
lĩnh vực: phát triển thanh niên (đào tạo lãnh đạo trẻ, công dân tích cực, cơng dân
tồn cầu); mơi trường và phát triển bền vững; tình nguyện vì cộng đồng; khởi
nghiệp sáng tạo; phát triển doanh nghiệp xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về tình hình quốc tế, các vấn đề quốc tế, toàn cầu cho đoàn viên, thanh niên.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các nhiệm vụ và giải pháp trên, không
ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, Đồn TNCS Hồ Chí Minh sẽ
phát huy tốt hơn nữa vai trị của mình đối với thanh thiếu nhi, với đất nước, xứng
đáng với truyền thống 88 năm xây dựng, cống hiến, trưởng thành.
Như vậy việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh
niên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phát triển.
Do vậy, hơn lúc nào hết, Đồn TNCS Hồ Chí Minh với chức năng là “Trường học
xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, là đội dự bị tin cậy của Đảng cần phát huy tốt
hơn nữa những vai trị của mình trong cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
trong giai đoạn hiện nay
Tiểu kết chương I
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực
xã hội điều tiết hành vi con người, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường,của
toàn cầu hóa và sự suy thối đạo đức của một bộ phận thanh niên Việt Nam, việc
giáo dục đạo đức cho đối tượng này có tầm quan trọng đặc biệt. Trong đó, có thể
thấy rằng, vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng. Thơng qua
các hoạt động giáo dục, qua các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn, Đồn

TNCS Hồ Chí Minh đã giúp thanh niên có được những tri thức, những tình cảm,
niền tin, lý tưởng đạo đức đúng đắn, hoàn thiện nhân cách thanh niên Việt Nam
hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bản thân và đất nước


Chương II
Giáo Dục Đạo Đức
Của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Huyện Thường Tín Cho Thanh Niên Hiện Nay
Thực Trạng Và Giải Pháp.
2.1. Đặc điểm, tình hình Thường Tín và những hoạt động nổi bật
2.1.1 .Tình hình, đặc điểm huyện Thường Tín
Thường Tín là một huyện nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Thường Tín nguyên là tên của một phủ thuộc Trấn Sơn Nam từ thời Lê đến thời
nhà Nguyễn. Thời đó Phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội, sau thuộc tỉnh Hà Đông.
Phủ Thường Tín bấy giờ bao gồm các huyện: Thanh Trì, Thượng Phúc (là Thường
Tín ngày nay), Phú Xuyên.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất 2 tỉnh
Hà Đông và Sơn Tây), gồm 28 xã: Chương Dương, Đại Áng, Dũng Tiến, Duyên
Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hịa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Ninh,
Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Ngọc Hồi, Nguyễn Trãi, Nhị Khê,
Ninh Sở, Quất Động, Tả Thanh Oai, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú,
Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn
Tự.
Ngày 29 tháng 12 năm 1975, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình do hợp
nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hịa Bình.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên
Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Huyện
Thường Tín cịn lại 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Dun Thái, Hà Hồi, Hiền
Giang, Hịa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường,

Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng
Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm,
Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự.


Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Thường Tín trên cơ sở điều chỉnh
một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà
Hồi.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây. Như vậy, huyện
Thường Tín có 1 thị trấn và 28 xã, giữ ổn định đến nay.

Hành Chính
Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị
trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Thường Tín được
sáp nhập về thủ đơ Hà Nội theo nghị quyết của Chính phủ Việt Nam.
Kinh tế - Xã Hội




Cơng nghiệp - xây dựng: 53,4%
Thương mại dịch vụ: 32,5%
Nông nghiệp: 14,1%

Hiện nay huyện có nhiều cơng trình, dự án đầu tư như:
Khu cơng nghiệp phía bắc Thường Tín (chưa đầu tư).
• Khu cơng nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và
Liên Phương.
• Khu cơng nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị trí 4 xã: xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến,

xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xun.
• Cụm cơng nghiệp Quất Động nằm trên địa bàn xã Quất Động.
• Cụm cơng nghiệp Dun Thái nằm ở xã Duyên Thái, liền kề quốc lộ 1A và
cụm công nghiệp Liên Phương ở đội 7, xã Liên Phương.
• Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc), cụm công nghiệp làng nghề
Duyên Thái (sơn mài); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở),
cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bơng len), cụm cơng nghiệp làng nghề
mộc Văn Tự.
• Nhà máy bia Việt Nam có địa chỉ tại đường tỉnh lộ 427B, xã Vân Tảo, chuyên
sản xuất các loại bia ngoại: Heineken, Tiger,...
Giáo dục


Huyện có:


Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
• Trường Cao đẳng Truyền hình
• 6 trường THPT: Thường Tín; Nguyễn Trãi; Tơ Hiệu; Vân Tảo; Lý Tử Tấn;
Phùng Hưng.
• 30 trường THCSː THCS Thường Tín, Thị trấn Thường Tín, Chương Dương,
Dũng Tiến, Dun Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hịa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà,
Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê,
Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền
Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự.
• 29 trường tiểu họcː Thị trấn Thường Tín, Chương Dương, Dũng Tiến, Dun
Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hịa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên
Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất
Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự
Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự.

Y tế






Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín
Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (xã Hồ Bình)
Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương (xã Hịa Bình)

Huyện hiện nay có các trung tâm y tế, trung tâm dân số và bệnh viện đa khoa
huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như
các địa phương lân cận. Ngoài ra 100% các trung tâm y tế xã trong huyện đã có các
bác sĩ khám, chữa bệnh.
Khơng chỉ ấn tượng bởi kinh tế, giáo dục và y tế phát triển, huyện Thường Tín
xưa và nay cịn biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa
dạng. Huyện Thường Tín hiện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn,
cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn. Được thừa hưởng truyền thống lịch
sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt
Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử.
Huyện đã có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời ký đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đơng
Sơn. Tình cờ, trong q trình sản xuất người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những
hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngơi mộ bên dịng sơng
Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ thuyền tương tự như các hiện vật
tại di chỉ xã Châu Can huyện Phú Xuyên chứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng:
mũ, lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được Bảo tàng tỉnh đưa về bảo quản và trưng
bày.
Nhiều địa danh đã được sử sách ghi lại như Chương Dương Độ, diễn ra trận chiến
1285 của nhà Trần dẫn đến chiến thắng cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà



Nguyên. Hà Hồi nơi mở màn chiến thắng giặc Mãn Thanh của vua Quang
Trung trên đường tiến đánh thành Thăng Long.
Huyện là vùng đất khoa bảng, trong danh sách ghi tên những người đỗ tiến sĩ qua
các Triều đại phong kiến, Thường Tín là huyện đứng ở tốp đầu về con số đăng
khoa {gần 70 người}. Nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt, điển hình là họ
Vũ làng Ba Lăng xã Dũng Tiến được coi là đất học với nhiều người học rộng tài
cao. Họ Ngô ở Nghiêm Xá (Nghiêm Xuyên) với 3 cha con cùng đỗ đại khoa. Họ
Từ ở làng Khê Hồi xã Hà Hồi được gọi là "Họ Tiến sĩ" vì có đơng người đỗ khoa
bảng. Tiêu biểu là Gia đình Nguyễn Phi Khanh làng Nhị Khê, cả cha và con đều đỗ
Thái Học Sinh năm 1400 (tương đương Tiến sĩ). Sau này Nguyễn Trãi với tài văn
võ song tồn đã có cơng lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh thắng nhà Minh. Sáu trăm
năm sau ngày sinh Nguyễn Trãi được UNESCO đưa vào danh sách những nhân vật
kiệt xuất nhất của lịch sử nhân loại là Danh nhân văn hoá thế giới.
Trong hệ thống các di tích cổ, tồn huyện có 385 điểm được Nhà nước Việt
Nam xếp hạng gần 100 điểm, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc biệt như:
Chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi, nơi lưu giữ di hài theo phương thức "Tượng
táng" như cách gọi của GS-TS Nguyễn Lân Cường; chùa Mui xã Tô Hiệu, một
cụm kiến trúc còn khá nguyên bản cuối thế kỷ 14; đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị
Khê..Về di sản văn hóa phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa
phương, các sinh hoạt lễ hội các tích trị cổ: kéo lửa nấu cơm thi Từ Vân xã Lê Lợi,
các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân...
Huyện đã triển khai Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực
thiện nếp sống văn minh trong nếp sống xã hội như cưới, tang, hội hè, và các lễ
thức khác. Đã có 78% số hộ đạt Gia đình văn hố, 58 làng đạt danh hiệu Làng văn
hố, 58 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hố.
Di tích lịch sử
Thường Tín thực sự là một vùng quê tươi đẹp với những di tích lịch sử nổi tiếng là:










Đình An Lãng ở xã Văn Tự, Thường Tín Hà Nội Thờ Vua Lê Đại Hành và các
hoàng tử con vua.
Đền Vĩnh Mộ ở xã Nguyễn Trãi, Thường Tín Hà Nội thờ Hiển Ứng Linh
Chương Tôn Thần thời 12 sứ quân, là vị tướng nhà Đinh có cơng giúp Đinh Bộ
Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.[1]
Chùa Đại Minh (Thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái)
Đền Thờ Nguyễn Trãi ở xã Nhị Khê
Chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi
Đình thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên bên dịng sơng Hồng)
Chùa Mui (xã Tô Hiệu)
















Đình Nghiêm Xá - Nghiêm Xun
Cụm di tích đình chùa Liễu Viên - Nghiêm Xuyên
Đình Cống Xuyên - Nghiêm Xuyên
Đền Đơng Bộ Đầu (xã Thống Nhất)
Đình Là (Xã Tân Minh)
Lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo)
Bến và Đền, chùa Chương Dương (xã Chương Dương)
Khu đền Lộ, Xâm Dương, đền Sở, đền Dầm, đình chùa đền, lăng Bồ Tát Ninh
Xá (xã Ninh Sở)
Đền, chùa, đình Vân Trai, Yên Phú (xã Văn Phú)
Đình Đan Nhiễm (xã Khánh Hà)
Đình Thượng Cung, Ngọc Động (xã Tiền Phong)
Chùa Pháp Vân (thôn Văn Giáp, xã Văn Bình
Doanh Nhân















Qua các Triều đại phong kiến, huyện có gần 70 người đỗ đạt, tiêu biểu là:
Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, người phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đơng dưới
triều vua Lý Nam Đế, đã dạy nghề kim hoàn cho thợ bạc ở trong nước.
Cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi.
Lý Tử Tấn người làng Triều Đông, xã Tân Minh, cùng đỗ Thái học sinh và
cùng tham gia chống giặc Minh dưới cờ Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi
Nguyễn Chí (Hồng Giáp) người xã Cao Xá, huyện Thượng Phúc, nay là thơn
Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ
xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508),
đời vua Lê Uy Mục. Quan Thị Lang (thuộc dòng họ Nguyễn lớn nhất thôn Cao
Xá trên, hậu duệ là các ơng Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn
Đăng Chu).
Lê Công Hành (làng Quất Động) - là ông tổ nghề thêu ren...
Dương Trực Nguyên - đỗ tiến sĩ. Thời Lê sơ là phó suý hội Tao Đàn của vua Lê
Thánh Tơng.
Ngơ Hoan - đỗ Hồng giáp năm 1484, người làng Nghiêm Xá, Nghiêm XuyênĐô Ngự sử - Hội viên Hội Tao đàn của vua Lê Thánh Tơng. Cụ có hai con trai
là Ngơ Ước, Ngơ Hồnh cùng thi đỗ Hồng giáp và Đồng tiến sĩ xuất thân khoa
thi năm 1527 đời vua Lê Cung Hoàng.
Lương Văn Can người (làng) Xã Nhị Khê, nhà cách mạng Việt Nam, khởi
xướng phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Trần Lư, tiến sĩ triều Lê, ông tổ nghề sơn ta.















Từ Trọng Đĩnh (1689) Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, người xã Phương
Quế huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Liên Phương huyện Thường Tín). Ơng
là em của Từ Bá Cơ, làm quan Giám sát Ngự sử.
Nguyễn Khánh, Phó thủ tướng, quê xã Hà Hồi.
Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam,
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ nhiệm Văn phòng Văn
giáo Phủ Thủ tướng.
Vũ Kỳ (1921-2005), Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nguyên Đại biểu
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ngun Giám đốc Bảo
tàng Hồ Chí Minh.
Phạm Khơi Ngun, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường, Đại biểu Quốc hội khoá
XII, quê xã Ninh Sở.
Tạ Xuân Đại, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, quê xã Quất Động.
Luật sư Vũ Văn Mẫu, nguyên Thủ tướng, Tổng trưởng Ngoại giao của Việt
Nam Cộng hịa, q xã Quất Động.

Hệ thống giao thơng.
Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy
dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài
17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện
là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (xã Hồng Vân) qua cầu
vượt Khê Hồi trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến thị trấn Thường

Tín cắt với tuyến đường sắt Bắc Nam sang phía tây huyện và kết thúc ở huyện
Thanh Oai. Tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) qua gầm
cầu vượt Vạn Điểm đến ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ; tiếp theo là đoạn
đường 429 từ ngã ba Tía cắt tuyến đường sắt Bắc Nam chạy vào Đồng Quan. Dự
kiến sẽ xây cầu Mễ Sở nối với huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên.
Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là ga Thường
Tín, ga Chợ Tía và ga Vạn Điểm (tên khác là ga Đỗ Xá).
Đường thủy có sơng Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sơng đi Tứ
Dân, Khối Châu, Phố Nối và thành phố Hưng Yên.
Hiện nay, huyện Thường Tín đang đầu tư xây dựng khu đơ thị Dun Thái nằm ở
phía bắc huyện, giáp ranh với xã Liên Ninh của huyện Thanh Trì.
Làng nghề


Thường Tín vùng đất trăm nghề, nơi có rất nhiều và dày đặc làng nghề, làng có
nghề. Huyện cũng là trung tâm, cái nôi của làng nghề. Thực tế xét theo ocop thì
hầu như tất cả các huyện khác gần Thường Tín cũng có nhiều làng nghề, làng có
nghề và nghề phụ, sản phẩm sở hữu, nghề sở hữu trí tuệ... Các làng nghề cũ, nghề
mới, địa phương có nghề tại huyện:


































Đan lưới ở Trần Phú (xã Minh Cường)
Nghề mộc ở xã Minh Cường
Thủy tinh thôn Giáp Long
Tiện gỗ ở xã Nhị Khê
Sơn mài ở xã Duyên Thái
Nghề thêu ở xã Quất Động
Nghề thêu thôn ở xã Dũng Tiến
Làm bánh giày ở Quán Gánh

Nghề mây tre đan ở xã Ninh Sở
Làm đồ vàng mã Văn Bình
Điêu khắc gỗ Nhân Hiền (Hiền Giang)
Làm xương sừng Thụy Ứng (Xã Hịa Bình)
Mộc dân dụng Phụng Cơng (xã Hịa Bình)
Bật bơng, chăn, ga, đệm Trát Cầu (xã Tiền Phong)
Đồ mộc dân dụng Định Quán (xã Tiền Phong)
Mộc, làm khuôn bánh trung thu Thượng Cung (xã Tiền Phong)
Mộc cao cấp một số ở xã Vạn Điểm
Trồng hoa, cây cảnh ở Hồng Vân, Vân Tảo
Một số ít trồng hoa, cây cảnh ở Tự Nhiên, Thư Phú
Làm áo long bào, áo hầu đồng thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến)
Buôn bán gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi)
May cờ tổ quốc Từ Vân (xã Lê Lợi)
Nghề mộc ở Phúc Trạch (xã Thống Nhất)
Mộc, cơ khí Nguyên Hanh (xã Văn Tự)
Dệt đũi thôn Cống Xuyên
Trồng cây gia vị ở xã Tân Minh
Nghề thêu ren xã Thắng Lợi
Nghề may Gia Khánh (xã Nguyễn Trãi)
Thêu ở Đình Tổ (xã Nguyễn Trãi)
Nghề mộc ở An Định (xã Tô Hiệu)
Một số làm nghề kim khí Liễu Nội
Nhiều hộ làm nghề mộc rải rác ở một số thôn xã khác.








Nét đẹp vùng đất tổ nghề thêu
Vùng đất được coi là đất tổ của nghề thêu nay là Quất Động, huyện Thường
Tín, ngoại thành Hà Nội.
Từ xa xưa hàng thêu ở Quất Động chủ yếu phục vụ các tầng lớp giàu sang
quý tộc, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật cũng đơn giản quanh quẩn
nhuộm có 5 màu chỉ: vàng, đỏ, xanh, lục, tím.
Ngày nay hàng thêu ngồi mục đích sử dụng cịn mang tính nghệ thuật.
Ngày càng có thêm nhiều nguyên liệu, vật liệu như xa tanh, chỉ tơ, thuốc
nhuộm nhiều màu, kỹ thuật tinh xảo và ra đời thêm hàng thêu trắng, hàng
nổi kết hợp dua, ren. Từ những mặt hàng thêu phổ biến như gối, áo, khăn...
đến những hàng tinh xảo hơn như tranh chân dung, tranh bản... Bằng cây
kim và những mũi chỉ nhiều màu khác nhau người thợ thêu đã vẽ nên bức
tranh nguyên bản như các bức chân dung, hình ảnh, phong cảnh... giống như
thật.

2.1.2 Những hoạt động nổi bật của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
huyện Thường Tín
Mở đầu cho tháng thanh niên, Huyện Đồn Thường Tín đã tổ chức Lễ ra quân tại
trường Mầm non xã Quất Động, trồng 60 cây xanh, tặng q cho 09 học sinh có
hồn cảnh khó khăn. Sau Lễ ra quân là một chuỗi hoạt động của Huyện đồn
Thường Tín và đồn cơ sở.
Huyện Đồn đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội tổ
chức Ngày hội tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 1.200 đoàn viên thanh niên
khối trường THPT, GDTX; tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện, thu được 227
đơn vị máu an toàn; phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao
huyện tổ chức giải kéo co thanh niên khối xã, thị trấn, thu hút gần 500 đoàn viên,
thanh niên tham gia; tổ chức Hội thi Nét đẹp công sở khối công nhân viên chức và
Ngày hội “Khi tôi 18” khối THPT...
Các Đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tham

gia: Đoàn xã Tân Minh tổ chức giao lưu văn nghệ và cắm trại, thu hút hơn 600
đoàn viên, thanh niên; Đoàn thanh niên xã Vạn Điểm, Văn Bình tổ chức vệ sinh
đường làng ngõ xóm, bóc xóa quảng cáo, rao vặt sai quy định; Đồn thanh niên thị
trấn Thường Tín vận động, tun truyền nhân dân chấp hành quy định về trật tự
hành lang an tồn giao thơng.v.v...
Ngày 22/3/2016, Huyện Đồn Thường Tín đã tổ chức Lễ kỷ niệm 86 năm ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2017) và ra mắt Đội hình
”Camera 360 trẻ” , với mục đích thơng qua hoạt động của Đội hình góp phần xây
dựng các nguồn tư liệu, clip, hình ảnh trực quan, sinh động lưu lại những khoảnh
khắc, hình ảnh đẹp và chưa đẹp trên địa bàn huyện; nâng cao vai trò giám sát của


tổ chức Đồn; tích cực tham gia tun tuyền, phổ biến các quy định pháp luật; thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả “Năm kỷ cương hành chính”.
Song song với các hoạt động trong Tháng thanh niên, Ban Chấp hành Huyện Đoàn
Thường Tín cịn tích cực chỉ đạo tổ chức Đại hội đoàn cấp cơ sở tiến tới Đại hội
đại biểu Đoàn TNCS huyện Thường Tín lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022.
Đến nay, đã có 7/29 đồn xã, 6/6 trường THPT, 03 đơn vị đồn khối cơng nhân
viên chức đã tổ chức Đại hội. Huyện đoàn tiếp tục chỉ đạo 22 cơ sở đoàn xã, thị
trấn tổ chức đại hội xong trước ngày 15/5/2017.
Những hoạt động của tuổi trẻ huyện Thường Tín hưởng ứng trong Tháng Thanh
niên đã thực sự có sức lan tỏa, thể hiện rõ nét tinh thần xung kích, tình nguyện, góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác đồn năm 2017 và các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2.2 . Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện Thường Tín
hiện nay.
2.2.1. Cơng

tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Có đạo đức cách

mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước.
Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của lồi
người mà khơng ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần,
thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ
rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng”; “Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh
thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng”; và “các
cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân
tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh”.
Khi nói về thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Đồn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ
nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”; đồng thời, Người còn cho rằng, thanh niên phải
tiếp cận những tri thức mới, hiểu những vấn đề thuộc về trách nhiệm của mình
trước đất nước, xác định được mục đích, động cơ học tập, sẽ xây dựng quyết tâm
trong học tập. Tại Buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam (1955),
Hồ Chí Minh nói: “Nhiệm vụ của thanh niên khơng phải là hỏi nước nhà đã cho
mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế
nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn
đấu chừng nào?”.


×