Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.11 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
I. M U
1. Lý do chọn đề tài
Hình thành và phát triển năng lực nói chung, năng lực hợp tác cho học
sinh nói riêng là định hướng quan trọng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn
mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác, phối hợp, tự điều chỉnh
của cá nhân với tập thể nhằm thực hiện mục tiêu chung; là khả năng chủ động đề
xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; là tự nhận trách nhiệm và vai
trị của mình trong hoạt động chung của nhóm.
Khi tham gia hợp tác học sinh hồn thành cơng việc một cách nhanh
chóng, thuận lợi và nhẹ nhàng hơn. Hợp tác giúp các em tổng hợp được ý kiến
của bản thân và người khác để có được kiến thức đúng đắn và đầy đủ. Bên cạnh
đó, tham gia hợp tác các em sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tôn
trọng lẫn nhau và tạo khích lệ, động viên giữa các thành viên trong học tập.
Trong các môn học, Khoa học giúp học sinh tìm hiểu về thế giới xung
quanh, cuộc sống, con người cũng như những điều kì thú về tự nhiên. Mơn học
đòi hỏi các em phải vận dụng những kinh nghiệm cũng như hiểu biết của bản
thân vào học tập. Tuy nhiên sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, kinh nghiệm
thực tiễn chưa nhiều. Mặt khác, mỗi em có một môi trường sống riêng, những
nguồn thông tin riêng do đó nguồn kiến thức khơng giống nhau. Vậy nên trong
học tập, học sinh không thống nhất được nội dung cần nắm, khiến cho bài học
thiếu tập trung và bị phân tán nhiều. Vậy nên cần có biện pháp giúp học sinh
tổng hợp được những thơng tin mình thu nhận được một cách tích cực và có
chọn lọc. Hợp tác sẽ giúp các em làm được điều đó.
Để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5; tôi chọn đề tài “Nâng
cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học” làm đề tài nghiên
cứu trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp để nâng cao năng lực


hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong dạy
học môn khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra .
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.

Ngun ThÞ Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

1


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
I. NI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Môn Tự nhiên & xã hội lớp 1;2;3 và môn Khoa học lớp 4;5 là một môn
học với nhiều liên hệ, ứng dụng thực tiễn cuộc sống hằng ngày của các em vì thế
nên học sinh cịn chủ quan, xem nhẹ. Mặt khác, đặc điểm của học sinh Tiểu học
là tư duy chóng mệt mỏi khi phải ngồi nghe các thầy, cô giáo giảng bài một cách
đơn điệu. Các em thích được hoạt động được vui chơi xen kẽ với học tập. Bên
cạnh đó, tuổi thiếu niên ln thích tị mị, tìm tịi những điều mới lạ, những
thơng tin có nội dung vui, kiến thức độc đáo sẽ gây cho các em sự hứng thú và
say mê học tập mơn Khoa học hơn. Vì vậy, các giáo viên Tiểu học ngày nay rất
quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học để kích thích hứng thú học tập
của các em học sinh. Và thú vị hơn nữa khi các em vừa học, vừa có thể khám phá

thế giới, nghiên cứu khoa học. Điều này vừa giúp học sinh lĩnh hội bài nhanh vừa
giáo dục các em ý thức tìm tịi, nghiên cứu trong học tập. Mặt khác, mơn Khoa
học địi hỏi sự tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực đạo đức của con người.
Đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục, việc dạy học phải khơi dậy tính tích cực
và phát huy các năng lực của học sinh trong q trình học tập. Trên cơ sở đó, địi
hỏi người giáo viên phải tổ chức các hoạt động dạy học hướng đến việc chiếm
lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Một trong những kĩ năng đó là
kĩ năng hợp tác của học sinh. Chính vì vậy, nâng cao năng lực hợp tác cho học
sinh lớp 5 trong dạy học môn khoa học là việc làm cần thiết và quan trọng của
giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng về năng lực hợp tác của học sinh
Nhìn chung, năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học hiện nay được đánh
giá ở mức độ rất thấp. Các em đã có những biểu hiện của năng lực hợp tác
nhưng chưa được bộc lộ thường xuyên; rất nhiều học sinh còn gặp khó khăn và
hạn chế trong việc hợp tác. Những biểu hiện về trí thức, kĩ năng và thái độ học
tập chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh.
Căn cứ vào những biểu hiện đó, tơi tiến hành điều tra khảo sát năng lực
hợp tác của học sinh lớp 5. Kết quả cụ thể là:
- 33,4 % học sinh được khảo sát thường xuyên gặp khó khăn khi hợp tác
trong học nhóm cùng các bạn; 48,34 % ở mức độ thỉnh thoảng và 18,26% là
khơng bao giờ gặp khó khăn.

Ngun ThÞ Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

2



Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
- V nng lực hợp tác của học sinh, tỉ lệ học sinh hạn chế về năng lực hợp
tác chiếm đến 32,18%, trong khi đó, tỉ lệ học sinh có năng lực hợp tác tốt thấp
hơn rất nhiều, chỉ đạt 19,31%.
Như vậy, học sinh lớp 5 đa số còn gặp rất nhiều vấn đề trong việc hình
thành năng lực hợp tác trong quá trình học tập với bạn bè.
Trong các trường Tiểu học hiện nay, việc hình thành và phát triển tinh
thần hợp tác giữa các học sinh bước đầu đã thành công trong các môn học. Tuy
nhiên thực tế cho thấy, với khối lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu tương đối
nhiều nên học sinh phải ngồi nghe giáo viên giảng bài, đôi lúc khả năng hợp tác
chưa cao và điều kiện để hợp tác giữa các học sinh cịn ít. Qua dự giờ một số
đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đưa ra yêu cầu hợp tác nhưng các em còn hay
làm việc riêng, chỉ có một hai em làm nên chưa phát huy được tinh thần hợp tác
giữa các em.
Vậy làm thế nào để có thể phát huy được năng lực hợp tác cho học sinh
trong môn Khoa học? Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau:
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp
5 trong dạy học môn khoa học
3.1. Sử dụng trò chơi học tập
Chơi trò chơi là một hoạt động mang tính con người nhất. Cũng như lao
động, học tập; trị chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trị chơi
có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy định nhất định
mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song
đồng thời lại có ý nghĩa giáo dục rất lớn lao.
Đặc biệt, đối với học sinh, trị chơi trong học tập có nghĩa là học, là khám
phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và
ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà
giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận
thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay

đổi". Đối với Khoa học, khi sử dụng các trò chơi dân gian làm phương pháp
truyền thụ kiến thức cho học sinh sẽ giúp kích thích hứng thú, nhu cầu học tập
cho các em. Đồng thời, nâng cao năng lực tư duy nhạy bén, sáng tạo, tạo tâm lí
thoải mái và vui vẻ khi học.
Khơng những thế, vận dụng trị chơi vào trong dạy Khoa học sẽ giúp học
sinh nhớ kiến thức lâu và bền vững hơn bởi những kiến thức đó chính là những
gì mà các em được chơi, được thực hành được tự chiếm lĩnh (hoạt động chiếm
khoảng 80% tổng số thời lượng dạy học Khoa học).
[ Các bước tổ chức trò chi tin hnh nh sau:

Nguyễn Thị Thi
Trờng Tiểu học Yên T©m

3


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
Cn c vo nội dung kiến thức trình độ học sinh và điều kiện có, giáo
viên lựa chọn trị chơi phù hợp. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như
sau:
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hoặc cho học sinh chuẩn bị những dụng
cụ cần thiết, dễ tìm (nếu có).
* Cơng bố luật (cách chơi):
Giáo viên phải công bố rõ cho cả lớp biết về luật chơi, ai là người chơi
chính, ai giúp đỡ, cách xây dựng đội chơi như thế nào, cách chơi ra sao, đánh
giá như thế nào, chơi trong bao lâu, phần thưởng sẽ ra sao, tiêu chí đánh giá…
Hình thức cơng bố rõ ràng, tạo sự hứng thú cho học sinh.
* Tiến hành: Dù chơi chính hay giúp đỡ, dù trực tiếp hay gián tiếp chơi,
tất cả học sinh trong lớp phải tham gia, cổ vũ và giúp đỡ cho các đội chơi (nếu

cần). Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh.
* Nhận xét: Giáo viên đánh giá, nhận xét học sinh. Có thể cho học sinh
đánh giá các nhóm chơi.
[Nguyên tắc trong thiết kế
Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung Khoa học cụ thể trong
chương trình.
- Các trò chơi được xây dựng từ những nội dung chọn lọc của các mạch
kiến thức trong chương trình lớp 5 nhưng phải gắn với một trò chơi phù hợp.
- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn kĩ năng thực tế, năng lực hợp tác
cũng như một số kĩ năng khác.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với lứa tuổi học sinh.
- Trị chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh,
tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái.
- Trị chơi phải gần gũi, sát thực, khơng q cầu kì, phức tạp.
Nguyên tắc khai thác và thực hành
- Sử dụng triệt để nội dung, yêu cầu cơ bản cũng như đồ dùng, phương
tiện kĩ thuật sẵn có của nhà trường.
- Đồ dùng, phương tiện sử dụng trong các trị chơi phải mơ phỏng tương
đối với trị chơi dân gian trong thực tế nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, thẩm
mỹ, tính giáo dục và tính kinh tế.
[ Nguyên tắc tổ chức trị chơi
- Trình bày trị chơi. Nêu tên cũng như mục đích của trị chơi. Giới thiệu
về trị chơi dân gian và nội dung tốn học sẽ được chơi trong trị chơi này. Giải
thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu hoặc kết hợp vừa giải thích vừa làm mẫu để tạo
hứng thú cho học sinh. Không mất kiên nhẫn khi các em khơng hiểu luật.

Ngun ThÞ Thi
Trêng Tiểu học Yên Tâm


4


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
- Phi cú luật chơi rõ ràng, chặt chẽ, có thưởng có phạt.
- Khi chia nhóm, chia sao cho mạnh yếu đồng đều, nam nữ xen kẽ.
- Giáo viên luôn di động để nhìn được tất cả người chơi và phải là người
trọng tài cơng bằng, khách quan, chính xác.
- Tạo khơng khí chơi vui vẻ, dí dỏm, thoải mái.
- Biết dừng trị chơi đúng lúc.
Ví dụ: Bài “Nam hay nữ” Sách Khoa học 5, trang 6-9
- Trong bài học này, ở hoạt động 1 trong tiết thứ 2, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh trò chơi ai nhanh ai đúng theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
a. Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho 6 nhóm các tấm phiếu như sau:
Dịu dàng
Chăm sóc con

Có râu

Mạnh

Kiên nhẫn

Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
Đá bóng

Tự tin
Trụ cột gia đình


Cho con bú

Giám

Thư kí

Làm bếp giỏi

Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng

Mang thai
Kiếm

Và mỗi nhóm sẽ có một khổ giấy A3 với nội dung như sau:

Nam
………………………
…………………..

Cả nam và nữ
……………………………
……………………..

………………………
………………….

……………………………
……………………..

Nữ

………………………
………………….
………………………
…………………..

Mỗi nhóm sẽ được phát một bộ từ và một tờ giấy như trên. Giáo viên
công bố luật chơi: Trong 1 phút, học sinh phải xếp các từ ngữ trên vào các cột
phù hợp. Đội nào xếp nhanh, đúng và đảm bảo thời gian sẽ giành chiến thắng.
Như vậy, để có thể hồn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và giành
được chiến thắng địi hỏi cả nhóm phải đồn kết, thảo luận tìm từ nào phù hợp
với cột nào và cùng nhau xếp vào vị trí thích hợp. Khi nắm được nguyên tắc
này, học sinh sẽ duy trì được mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm để
các hoạt động sau đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu người giáo viên thực hiện tốt những nguyên tắc trên trong quá trình
xây dựng cũng như tổ chức những trò chơi dân gian tong dạy học Khoa học 5 thì
chất lượng của trị chơi cũng như của tiết học sẽ được nâng cao rất nhiều.
3.2. Tổ chức lớp học theo “hợp tác nhóm”

Ngun ThÞ Thi
Trêng TiĨu häc Yên Tâm

5


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
Hp tỏc hc tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ
học, cùng nhau trao đổi, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao
hơn.
Muốn thực hiện việc hợp tác nhóm có hiệu quả thì cần phải xác định rõ

nội dung yêu cầu của việc học hợp tác nhóm. Để tổ chức tốt giờ dạy, cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Xác định mục tiêu bài dạy: GV cần xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản
học sinh cần đạt sau mỗi giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân, phù hợp
với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân học sinh.
* Ra quyết định:
+ Giáo viên xác định thành viên trong mỗi nhóm. Số lượng phù hợp để
hoạt động là từ 2 đến 6 học sinh trong một nhóm, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu
của từng hoạt động.
+ Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Thành viên lựa chọn vào một
nhóm phải có thành phần năng lực đa dạng như học sinh năng khiếu, học sinh
chậm tiến, mơi trường sống khác nhau, tính cách trái ngược….
* Tổ chức lớp học: Các thành viên phải ln nhìn thấy nhau, phân cơng
nhiệm vụ và giải thích rõ ràng nhiệm vụ đó. Học sinh phải ý thức được đánh giá
kết quả theo nhóm chứ khơng phải đánh giá theo cá nhân. Tuy nhiên, giáo viên
có thể cho học sinh trình bày theo cá nhân hoặc biên tập lại một vấn đề để đánh
giá mức độ hiểu của các thành viên trong nhóm. Tun dương hoặc khen thưởng
những nhóm hồn thành tốt hay khuyến khích những thành viên trong nhóm này
hỗ trợ thành viên của nhóm khác.
Ví dụ: Bài “Dung dịch” trang 76,77
Mục tiêu của bài học giúp học sinh nêu được một số ví dụ về dung dịch
đồng thời biết tách một số chất ra khỏi dung dịch giáo viên chọn mục tiêu biết
tách các chất ra khỏi dung dịch bằng biện pháp chưng cất để tổ chức hoạt động
nhóm 4.
Cho học sinh thảo luận, dự đoán cách tách muối ra khỏi dung dịch nước
muối hoặc cách tách nước ra khỏi dung dịch. Học sinh tự tìm cách thực hiện,
ngồi đối diện nhau và phân công nhiệm vụ, tự lấy dụng cụ và thực hành. Sau khi
học sinh thực hành trong nhóm, giáo viên gọi một vài nhóm đứng dậy trình bày
cách thực hiện và xem kết quả của nhóm mình. Có thể gọi bất kì học sinh vì nào
vì các em đã thảo luận và chia nhiệm vụ cùng thực hiện. Đáp án đưa ra có thể là

đun nóng, chứng cất, phơi nắng, làm lắng….. Sau khi học sinh đưa ra cách làm,
cả lớp cùng chia sẻ, nhận xét và thống nhất đưa ra cách làm hiệu quả nhất.
Ngoài các yếu tố trên, giáo viên cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác
như mạch kiến thức; năng lực ngơn ngữ; khả năng diễn đạt… của học sinh. Từ

Ngun Thị Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

6


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
ú giỏo viờn có biện pháp cũng như cách thức tổ chức phù hợp hơn cho lớp học
nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
3.3. Sử dụng phương pháp làm thí nghiệm
Giáo dục trong môn Khoa học là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát,
thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết
các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thơng qua đó phát triển các phẩm chất và năng
lực cho học sinh.
Từ những phân tích trên cho thấy, để đạt được mục tiêu phát triển năng
lực, trong đó chú trọng tới con đường hình thành kiến thức của học sinh, giáo
dục trong môn Khoa học cần đi đôi với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực
nghiệm khoa học. Trong chương trình giáo dục mới, trải nghiệm sáng tạo đã
được thiết kế thành hoạt động học tập quan trọng ngay trong từng môn học
(trong đó có mơn Khoa học) và cả những hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
thiết kế mang tính liên mơn/tổng hợp.
Sử dụng phương pháp làm thí nghiệm trong dạy học khoa học góp phần
giúp học sinh hồn thành nhiệm vụ học tập nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.
Khi học sinh thực hiện các thí nghiệm địi hỏi ở học sinh sự đồn kết và phân

cơng nhiệm vụ rõ ràng. Từ những nhiệm vụ đó, học sinh sẽ tổng hợp, thảo luận
và rút ra được vấn đề hay chứng minh một kết luận nào đó. Như vậy để có được
kết quả như mong muốn đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải cùng hợp tác
thực hiện.
Sau đây là các cách để sử dụng phương pháp thí nghiệm:
Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm các giả thuyết, dự đoán trong phương
pháp nghiên cứu.
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu giúp học sinh
nắm vững kiến thức vững chắc, sâu sắc cả về lí thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng
phương pháp này, học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất
các giả thuyết khoa học, dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế
hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết. Sử dụng theo phương pháp nghiên
cứu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các hoạt động sau:
- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu
- Cho học sinh nêu các giả thuyết, dự đoán dựa trên cơ sở lí thuyết đã biết
- Lập kế hoạch giải quyết với từng giả thuyết
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết để làm thí nghiệm xác nhận
- Xác nhận giả thuyết thơng qua thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng
tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bổi dưỡng năng lực hp tỏc cho hc
sinh.

Nguyễn Thị Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

7


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019

* Dựng thớ nghiệm để kiểm nghiệm
Quy trình thí nghiệm để kiểm chứng kiến thức
Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan
sát trạng thái, hiện tượng
- Dự đốn kết quả. Quan sát mơ tả hiện tượng, giải thích hiện tượng
- Giáo viên hoặc nhóm học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng
- Giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho học sinh
* Dùng thí nghiệm để đối chứng
Để hình thành khái niệm khoa học giúp học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ,
chính xác hơn về một tính chất của một chất ta cần thực hiện thí nghiệm ở dạng
đối chứng. Trong q trình thực hiện thí nghiệm ở một mức độ tích cực, giáo
viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh, hướng dẫn các em phân
chia nhiệm vụ và thảo luận để các em hoạt động như người nghiên cứu.
Ví dụ: Bài “Thủy tinh” trang 60, 61
Để tìm hiểu về tính chất của thủy tinh, sau khi học sinh đọc xong mục
thông tin, để giúp các em kiểm chứng lại nội dung thơng tin mình vừa tiếp nhận
giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm. Các dụng cụ cần chuẩn bị là: lọ hoa, bát,
ống nghiệm tất cả bằng vật liệu thủy tinh. Học sinh sẽ thực hiện lần lượt để kiểm
chứng thơng tin.
Thí nghiệm 1: Quan sát sản phẩm, nhận xét về màu sắc, tính cứng, dễ vỡ
và không hút ẩm, không gỉ của thủy tinh.
Thí nghiệm 2: Đốt thủy tinh để kiểm tra tính chất khơng cháy
Thí nghiệm 3: Nhỏ chanh hoặc dấm lên thủy tinh để kiểm tra tính chất
khơng bị a - xít ăn mịn.
Trong q trình thực hiện thí nghiệm, các thành viên phân cơng nhiệm vụ
làm thí nghiệm như trên, có thể là mỗi học sinh làm 1 thí nghiệm hoặc làm cả
nhóm theo thứ tự tùy thuộc vào mỗi nhóm.
Sau khi làm thí nghiệm xong học sinh sẽ khẳng định lại kiến thức và lĩnh
hội kiến thức đã đọc và làm thí nghiệm. Cũng nhờ vậy mà học sinh nắm được
kiến thức lâu hơn.

4. Kết quả áp dụng các biện pháp trên
Để khẳng định tính hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm
sáng kiến ở hai lớp 5A và 5B trong bài Sự chuyển thể của chất.
Ở lớp 5A tơi vận dụng phương pháp trị chơi học tập vào dạy học, lớp 5B
dạy theo phương pháp nhóm thơng thường. Tuy nhiên, ở hoạt động thực hành,
lớp 5A chúng tơi cho học sinh tham gia trị chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Luật chơi
là các em sẽ được phát mỗi nhóm 6 em một khổ giấy A3 và bút. Trong thời gian
3 phút, các nhóm sẽ thi kể tên và xếp các chất vào các thể tương ứng.

NguyÔn Thị Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

8


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019
Th rn



Th lng

.

Th khí
………………………………
………………….

………………………

…………………

……………………
……………….

………………………………
………………….

Nhóm nào kể được nhiều và đúng thì sẽ giành được chiến thắng. Ở lớp 5B,
hoạt động thực hành tôi cho thảo luận nhóm.
Trong q trình học sinh thực hiện, tôi đã tiến hành quan sát các học sinh
và khảo sát sau giờ học. Kết quả cho thấy học sinh có thái độ nghiêm túc, hăng
hái, nhiệt tình, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Các em
đã tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức mới thông qua việc hợp tác với bạn bè để
kể và sắp xếp các chất vào các nhóm sao cho vừa nhiều, vừa đúng giúp nhóm
giành được chiến thắng. Các em cũng đã biết cách vận dụng những kiến thức đó
vào thực hiện các hoạt động có liên quan như chuyển các chất từ thể này thành
thể khác.
Qua tiết dạy, bước đầu đã rèn luyện cho học sinh tính tự giác, chủ động và
giúp đỡ nhau trong học tập. Đặc biệt giúp học sinh biết tôn trọng mọi ý tưởng
của các thành viên trong nhóm. Tất cả học sinh đều được tham gia vào nhiệm vụ
học tập, được nói lên ý kiến của mình, từ đó kích thích hứng thú, sự mạnh dạn
và tự tin của cá nhân. Không chỉ vậy, những yêu cầu đưa ra được giải quyết
nhanh hơn, hiệu quả hơn so với học theo phương pháp thông thường. Ở lớp 5,
học sinh mất nhiều thời gian hoàn thành nhiệm vụ hơn vì chỉ có một số học sinh
trong nhóm thực hiện. Có nhóm chỉ có học sinh năng khiếu tự nhận làm hết
nhiệm vụ còn học sinh khác chưa chú ý, làm việc riêng hoặc khơng đóng góp ý
kiến mà chỉ ngồi nghe. Kết quả thu được các em tìm được ít thơng tin hơn, học
sinh nắm bài chưa chắc chắn và chưa đồng bộ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều
đến sự tích cực và sáng tạo của những thành viên khác trong lớp cũng như chất

lượng lp hc.

Nguyễn Thị Thi
Trờng Tiểu học Yên Tâm

9


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019

III. KT LUN
Vic vận dụng một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh lớp 5 trong dạy học mơn khoa học là rất cần thiết góp phần nâng
cao hiệu quả dạy- học môn khoa học. Song để việc vận dụng mang lại hiệu quả
tối ưu đòi hỏi giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề. Đồng thời
cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung và trình độ của học sinh mà tìm tòi, phối hợp
nhuần nhuyễn, hợp lý các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm mang lại kết
quả như mong muốn.
Sử dụng các biện pháp trên giúp học sinh dễ tiếp thu bài, hiểu bài nhanh
hơn, hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó học sinh thêm u thích môn học,
khám phá kiến thức khoa học một cách tự nhiên và tự giác, tạo tinh thần hợp tác
giữa các thành viên trong lớp học. Khi học sinh được tham gia thảo luận hợp tác
với nhau thì kiến thức giúp học sinh nhớ lâu hơn bài học.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh
lớp 5 trong dạy học môn khoa học. Rất mong được các đồng nghiệp, Hội đồng
khoa học ngành góp ý rút kinh nghiệm để sáng kiến của tơi được hồn thiện
hơn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
n Tâm, ngày 10 tháng 4 năm 2019

Người viết
Nguyễn Thị
Thi

Ngun ThÞ Thi
Trêng TiĨu học Yên Tâm

10



×