Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả bảo vệ môi trường qua dạy học công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.43 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY
---------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC HỌC SINH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM - HIỆU QUẢ - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA
DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 8
Người thực hiện: PHẠM THỊ THẮM
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Tân
SKKN thuộc lĩnh vực : Mơn Cơng Nghệ

THANHMỤC
HĨA
NĂM 2019
LỤC


STT
1

Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

1


1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

2.1


Cơ sở lý luận của SKKN

4

2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

2.3

Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.4

Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.

14

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1

Kết luận


17

3.2

Kiến nghị

17

2

3


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên giàu có về tài nguyên năng lượng,
nhưng thực tế cho thấy khả năng việc khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều
hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả khơng cao. Những hạn chế đó do nhiều
nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức của con người trong việc sử dụng năng lượng
còn quá thấp, từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái
tạo năng lượng... làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn.
Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài? Hơn bao giờ hết,
việc giáo dục sử dụng tiết kiệm - hiệu quả năng lượng và việc bảo vệ môi
trường sống thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động
và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi
chính thái độ và nhận thức của họ, trong đó giáo dục có vai trị to lớn. Mà trong
cuộc sống, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt
động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời
sống vất chất và tinh thần của người dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh

tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của
nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu
cầu của xã hội không phải là vô tận.
Trong nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “ Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng như điều 18 về chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu
giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực
phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi
trường.
Trong chương trình mục tiêu quốc gia về “ sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ có
đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học, từ tiểu
học đến trung học phổ thông. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh
những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng ( như về các
loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình trạng khai thác sử dụng hiện nay và
những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng), sao cho các em có đủ kiến
thức, thái độ động cơ, ý thức và kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập
hoặc phối hợp nhằm tìm ra các giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
đã được tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng
túng khi dạy tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có, đội ngũ giáo viên còn gặp
1


khó khăn về kiến thức, kĩ năng, thái độ khi dạy học tích hợp. Thực tế trong q
trình giảng dạy môn Công nghệ, tôi thấy đa số học sinh chưa có ý thức trong

việc sử dụng năng lượng hợp lí: Từ việc sử dụng điện, quạt, máy tính hay nước,
việc bảo vệ môi trường như xả rác bừa bãi, ăn quà vặt đến việc đi học bằng xe
máy, xe đạp điện... Đa số các em đều rất thờ ơ đối với việc tiết kiệm năng lượng,
việc này ảnh hưởng xấu đến kinh tế và môi trường. Làm thế nào để phát huy tốt
khả năng tự giác, chủ động của các em trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp”, góp phần
tiết kiệm tài ngun, bảo vệ mơi trường là câu hỏi cứ day dứt mãi trong tơi.
Vì vậy, bằng tâm huyết của một người làm nghề giáo dục, với kinh nghiệm
đã được tích lũy trong q trình dạy học và những kiến thức cơ bản về việc bảo
vệ môi trường, về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả đã được nắm bắt, tôi
thấy cần phải giáo dục cho học sinh biết cách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường vào mơn học, qua đó góp phần giáo dục các em
có ý thức hơn khi sử dụng năng lượng ở trong và ngoài nhà trường một cách tiết
kiệm và hiệu quả. Với suy nghĩ đó, cùng những kết quả bước đầu đạt được khi
áp dụng dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào
môn học đã trở thành động lực để bản thân tôi quyết định thực hiện sáng kiến
“Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả - bảo vệ môi
trường qua dạy học Công nghệ 8” với mong muốn góp phần cùng nhà trường
giáo dục học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu
quả và bảo vệ môi trường học tập và nơi sinh sống của các em học sinh. Với
sáng kiến lồng ghép các hình ảnh trực quan có liên quan và liên hệ với thực tế ở
chính địa phương các em sinh sống, vận dụng một cách hợp lí – tích hợp giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể mà không làm
mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần giảng dạy. Nâng
cao được ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các em ngay tại
đơn vị cũng như tại gia đình các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng của việc sử dụng
năng lượng một cách bừa bãi của học sinh ngay trong nhà trường và trong cuộc
sống hành ngày ở gia đình, qua đó giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm - hiệu quả và bảo vệ mơi trường.

Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tích hợp thơng
qua chương trình mơn học Cơng nghệ 8, tiến hành điều tra thực trạng việc sử
dụng năng lượng của học sinh ở trong nhà trường và ở gia đình, từ đó giáo dục
cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quảvà biết bảo vệ môi trường
sống của các em.

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về việc giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp một số bài học
mơn Cơng nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở những kiến
thức về dạy học tích hợp, tâm lí, giáo dục học và những quan điểm, đường lối
của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy
học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong
khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN; nhìn nhận, đánh giá thực
trạng của việc sử dụng năng lượng bừa bãi của học sinh; xả rác thải không đúng
nơi quy định...
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí
kết quả giảng dạy trước và sau khi áp dụng đề tài.

3


2. NỘi dung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong môn Công nghệ 8 – Phần kĩ thuật điện có rất nhiều nội dung liên
quan đến việc sử dụng năng lượng điện. Từ nội dung về các nhà máy điện, đến
nội dung an toàn điện, các đồ dùng điện và mạng điện trong nhà. Từ các bài lí
thuyết đến các bài thực hành với những nội dung liên quan đến năng lượng, đến
môi trường thì đây là nội dung mà hiện nay được mọi người quan tâm.
Việc giáo dục cho thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước biết sử
dụng năng lượng sao cho vừa tiết kiệm mà hiệu quả, từ đó góp phần bảo vệ mơi
trường chống biến đổi khí hậu là việc làm rất quan trọng và cần thiết của ngành
giáo dục nói chung và của các mơn học nói riêng. Ngồi ra, giáo dục các em biết
giữ gìn vệ sinh môi trường sống từ những hành vi nhỏ đến những việc làm thiết
thực là một kĩ năng sống cần thiết để các em hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Có những nguồn năng lượng nếu cứ sử dụng mãi sẽ dần cạn kiệt, cần có
nguồn năng lượng thay thế vừa sạch vừa an tồn. Thơng qua những nội dung
này kích thích sự sáng tạo, sự tìm tịi khám phá tri thức của các em học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Trong quá trình giảng dạy mơn Cơng nghệ nói chung và mơn Cơng
nghệ 8 nói riêng ở đơn vị nơi cơng tác, tơi thấy nổi lên thực trạng như sau:
Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể
để phục vụ giảng dạy nhưng vẫn khơng đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của bộ môn. Học sinh ngoan nhưng ý thức về môn học bộ môn chưa cao
do tư tưởng xem nhẹ môn Công nghệ. Và đặc biệt là việc hiểu biết về năng
lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lí năng lượng cịn quá kém. Cụ thể: ý
thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn kém, hiện tượng xả
rác bừa bãi còn nhiều. Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng
quạt điện, đèn chiếu sáng ở các phòng học hay việc sử dụng nước nơi cơng
cộng cịn tùy tiện, bừa bãi. Nhiều học sinh muốn đi học bằng xe điện hoặc
bằng xe máy. Sau khi học xong học kì I năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành
khảo sát một số vấn đề liên quan đến sử dụng năng lượng trong nhà
trường, kết quả như sau:
Gần 20% HS có hiểu về tiết kiệm năng lượng nhưng cịn mơ hồ.

Trên 60% HS khơng quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi
trường.
Gần một nửa các em thích được đi học bằng xe đạp điện hoặc xe máy điện ...
Trên 80% HS không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì.
Trên 80% HS không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao.

4


Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ở 02 lớp về một số hoạt động liên quan
đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kết quả:
TT

Lớp

1

8A

2

8B

Tổng


số

Số học sinh
có ý thức tự

đến trường
bằng xe đạp

Số học sinh
có ý thức sử
dụng điện,
nước hợp lí

Số học sinh Số học sinh
có ý thức có hiểu biết
LĐVS
về
năng
chung
lượng

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

26

15

57,7

8

30,8

10

38,5

6

23,1

24

12

62,5

6

25,0


8

33,3

4

16,7

50

27

54,0

14

28,0

18

36,0

10

20,0

Tơi quyết định chọn lớp 8A để áp dụng sáng kiến này trong học kì II, còn
lớp 8B để làm đối chứng.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng trên, bản thân tơi phải tìm tịi và đúc kết một số sáng kiến

trong quá trình giảng dạy, cụ thể:
* Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống.
Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học
sinh suy nghĩ và trả lời; cho học sinh quan sát hình ảnh; sử dụng video về tình
huống trong thực tiễn cho học sinh xem và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra ...
Ví dụ : Tiết 42 - Bài 48 Công nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí
điện năng.
Trước khi vào bài học, GV cho học sinh quan sát hai video; một video về
sử dụng điện khơng hợp lí như đèn cao áp thắp sáng đường, đèn biển quảng cáo,
đèn biển ở các nhà hàng khách sạn sáng suốt ngày đêm; một video về sử dụng
điện văn minh nơi cơng sở và hình ảnh giờ trái đất 60+. Từ hai video trên đặt cho
học sinh tình huống cần giải quyết về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5


( Hình ảnh đèn quảng cáo, chiếu sáng)

( Hình ảnh đèn thắp sáng ở lớp đã tan học)

( Hình ảnh các bạn trẻ tham gia vào chương trình giờ trái đất)
Ví dụ: Tiết 27 - Bài 32 Cơng nghệ 8 ( trang 112 SGK): Vai trò của điện
năng trong sản xuất và đời sống.

6


Để tăng tính hấp dẫn và thực tế, giáo viên cho học sinh kể tên các nhà máy
thủy điện và nhiệt điện mà học sinh biết; sau đó, khi dạy đến nhà máy nhiệt

điện, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh nhà máy nhiệt điện đang xả khói
nghi ngút lên trời cao, nhà máy thủy điện với hình ảnh lũ lụt ở vùng hạ lưu; hay
thực tế hơn tơi dẫn chứng cho học sinh ví dụ thực tế nhà máy thủy điện Bá thước
xả nước gây ngập úng cho vùng hạ lưu Cẩm thủy đợt hè năm 2017. Rất nhẹ
nhàng, nhưng thực tế và sâu sắc giúp học sinh khắc sâu kiến thức và ý thức sử
dụng điện làm sao cho tiết kiệm và an tồn để góp phần làm giảm thiểu sự tác
động của các nhà máy điện đến đời sống và mơi trường.

Hình ảnh lũ, lụt do nhà máy thủy điện xả nước.

Hình ảnh nhà máy nhiệt điện xả khí thải.
* Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả ngay trong khi tổ chức các hoạt động dạy học.
Giáo viên lựa chọ nội dung tích hợp phù hợp với từng hoạt động, phù hợp
với phương án tổ chức hoạt động; các em được liên hệ thực tế với chính sự hiểu
biết của các em ngay ở trường, lớp hay ở gia đình; từ đó giúp các em có hứng
thú và khắc sâu ngay trong các hành động của các em. Từ việc sử dụng nước khi
các em xả nước để rửa chân tay, việc các em xả rác ra lớp học để mất thời gian
7


phải dọn vệ sinh hay việc các em ra học ngồi trời mà khơng tắt quạt, tắt điện
trong lớp học... từ đó các em có cách nhìn nhận đầy đủ về những việc làm của
bản thân đã đúng chưa cho việc tiết kiệm năng lượng, giữ gìn mơi trường sống ..
Ví dụ: Tiết 42 - Bài 48 Cơng nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí
điện năng.
Khi dạy nội dung phần II: “ sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng”, giáo
viên nêu cho học sinh tình huống đặt vấn đề như sau:
HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng 20p
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được cách sử dụng hợp lí và

tiết kiệm điện năng.
- Hình thức tiến hành hoạt động: Thảo luận, quan sát, trực quan.
ĐVĐ: Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm chúng ta cần làm như thế
nào? Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng tìm hiểu nội dung .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH

Gv: khi các em ra học tiết học thể dục
ngoài trời, trong lớp đèn vẫn sáng, quạt trần
vẫn quay thì các em có nhận xét gì; từ đó
cho các em kể về những tình huống sử dụng
điện lãng phí mà em và gia đình vẫn mắc
phải, các em có nhận xét gì và rút ra bài học
gì cho bản thân.
GV cho HS quan sát hình ảnh.

NỘI DUNG CHÍNH

II. Sử dụng hợp lí và tiết
kiệm điện năng.
- Giảm bớt điện năng trong
giờ cao điểm.
- Sử dụng đồ dùng điện có
hiệu suất cao để tiết kiệm điện
năng.
- Khơng sử dụng lãng phí
điện năng.

Hs: quan sát, trả lời, HS khác nhận xét.
GV nhận xét, sau đó GV cho học sinh

8


quan sát mạch điện chiếu sáng của hai đèn:
đèn sợi đốt ( P= 25W) và compac huỳnh
quang ( P = 5W); yêu cầu học sinh so sánh
độ sáng của hai đèn để từ đó rút ra được việc
nên dùng đèn điện nào để chiếu sáng vừa tiết
kiệm điện năng vừa tiết kiệm tiền điện cho
gia đình.

HS quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi.
? Tại sao phải giảm bớt tiêu thụ điện
năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện
bằng những biện pháp gì?
? Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có
hiệu suất cao?
GV phân tích cho HS thấy khơng lãng
phí điện năng là biện pháp rất quan trọng và
hướng dẫn HS trả lời câu hỏi về hành động
lãng phí và tiết kiệm điện năng.
Tiết kiệm hay lãng phí điện năng?
Tan học khơng tắt đèn phịng học □
Khi xem tivi tắt đèn phòng học □
Bật đèn nhà tắm, phòng vệ sinh suốt
ngày đêm □
Khi ra khỏi nhà tắt đèn phịng □
HS nghiên cứu nội dung phần thơng tin
SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Tiết 33- Bài 39 Công nghệ 8 ( trang 137 SGK): Đèn huỳnh

quang - phần III: “ so sánh đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt”
HĐ 3: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: 7p
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được ưu nhược điểm của đèn
sợi đốt và đèn huỳnh quang. Từ đó biết nên sử dụng loại đèn huỳnh quang để
tiết kiệm điện năng cho gia đình.
- Hình thức tiến hành hoạt động: Thảo luận, quan sát, trực quan .
9


ĐVĐ: Để biết được ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang,
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần III.
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn
GV cho học sinh quan sát mạch
huỳnh quang.
điện chiếu sáng dùng một đèn sợi đốt
Bảng 39.1 SGK/139
( P= 25W) và compac huỳnh quang ( P
= 5W); yêu cầu học sinh so sánh độ
sáng của hai đèn để từ đó rút ra được
việc nên dùng đèn điện nào để chiếu
sáng vừa tiết kiệm điện năng vừa tiết
kiệm tiền điện cho gia đình.

LOẠI ĐÈN

Đèn sợi
đốt

§Ìn
hnh

quang.

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC
ĐIỂM

1.Ánh
sáng liên
tục.
2. Khơng
cần chấn
lưu.
1. Tiết
kiệm điện
năng.
2. Tuổi
thọ cao

1.Khơng
tiết kiệm
điện năng.
2. Tuổi
thọ thấp
1. Ánh
sáng phát
ra không
liên tục.
2. Cần
thêm chấn

lưu.

HS quan sát, liên hệ thực tế và
đọc, làm bài tập nhỏ SGK/139
Ví dụ: Tiết 43 - Bài 49 Cơng nghệ 8 ( trang 167 SGK): Thực hành tính
tốn tiêu thụ điện năng trong gia đình.
Tơi lấy ln ví dụ thực tế so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn: đèn sợi
đốt và đèn com pac huỳnh quang khi hai đèn cùng làm việc trong 4 giờ, đèn sợi
đốt có cơng suất 20W có độ sáng tương đương đèn com pac 5W. Vậy đèn sợi
đốt có điện năng tiêu thụ cao gấp 4 lần.
HĐ 1: HD cách tính tốn tiêu thụ điện năng trong gia đình: 10ph
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được cách tính tốn tiêu thụ
điện năng trong gia đình. Từ đó biết nên sử dụng loại đèn huỳnh quang để tiết
kiệm điện năng cho gia đình và biết cách sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm.
- Hình thức tiến hành hoạt động: Cá nhân, thảo luận, trực quan.
ĐVĐ: Để tính được điện năng tiêu thụ mà hàng ngày, hàng tháng gia đình
em sử dụng để biết gia đình mình tốn bao nhiêu tiều điện cho việc sử dụng điện
năng chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần I.
HĐ của GV và HS
GV cho học sinh đọc thông tin
mục I – SGK.
HS đọc nội dung mục I SGK.

Nội dung chính
Tính tốn tiêu thụ điện năng
trong gia đình:
- Vận dụng cơng thức tính công

10



GV cho HS lên bảng viết và giải
thích các đại lượng cơng thức.
HS đọc và tìm hiểu nội dung VD
trong SGK.
GV cho HS làm VD sau: Tính và
so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn:
đèn sợi đốt có cơng suất 20W; đèn
compac huỳnh quang có cơng suất 5W
có độ sáng tương đương cùng làm việc
trong 4 giờ/ ngày.
HS làm VD: Từ CT A = P. t ta
có:
Điện năng tiêu thụ của đèn sợi đốt
là:
A1 = P1.t = 20.4 = 80Wh
Điện năng tiêu thụ của đèn com
pac huỳnh quang là:
A2 = P2.t = 5.4 = 20Wh

của dịng điện từ cơng thức tính cơng
suất
P=

A
A
t

= P. t Với (t- thời


gian làm việc của đồ dùng điện; P công suất của đồ dùng điện ; A- ĐN
tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời
gian t.)
- Áp dụng cách quy đổi đơn vị:
1kwh = 1000Wh để đưa về số
điện(KWh)

Học sinh tự so sánh được điện
năng của đèn sợi đốt có cùng độ sáng
tiêu tốn gấp 5 lần so với đèn huỳnh
quang và nhân với giá tiền phải trả để
biết rằng gia đình mình nên dùng bóng
đèn nào để chiếu sáng tiết kiệm điện
năng và tiền.
* Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả thông qua phần củng cố bài học.
Nội dung tích hợp thường mang tính thời sự, gắn với những vấn đề “
nóng” cần được giải quyết ngay tại lớp, tại trường, cộng đồng ... Hình thức sử
dụng ở đây chủ yếu là phát vấn, giao nhiệm vụ. Phương pháp sử dụng là khi hệ
thống bài học, giáo viên cho một số học sinh trả lời câu hỏi mang tính thực tế,
các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là khẳng định lại và
giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng cho bản thân.
Ví dụ: Tiết 33- Bài 39 Công nghệ 8 ( trang 137 SGK): Đèn huỳnh
quang.
Để củng cố cho học sinh về việc tiết kiệm năng lượng, giáo viên cho học
sinh kể các loại đèn điện mà gia đình em đang dùng trong sinh hoạt, từ đó tự cho
học sinh rút ra nhận xét về việc sử dụng điện tiết kiệm của gia đình nhà mình.
Ví dụ : Tiết 42 - Bài 48 Công nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí
điện năng.


11


Để củng cố cho học sinh, giáo viên cho học sinh đọc thơng tin “ Có thể em
chưa biết” về cảm biến hiện diện để tiết kiệm điện năng, sau đó đặt câu hỏi cho
học sinh kể ra một số đồ dùng điện có bộ phận tự động đóng – cắt điện trong gia
đình; học sinh sẽ kể ra được như: bàn là, tủ lạnh, máy bơm nước tự động bơm
nước khi hết và tự động ngắt điện khi tủ lạnh đủ nhiệt, bể đã đầy nước...
* Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong bài học thực hành.
Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên tích hợp để giáo dục ý thức sử
dụng tiết kiệm năng lượng cho học sinh như: ý thức chuẩn bị đồ dùng hợp lí; ý
thức sử dụng đồ dùng, thiết bị, điện năng của phịng học; ý thức làm việc theo
quy trình khi thực hiện một công việc; ý thức bảo vệ của công, bảo vệ mơi
trường và vệ sinh phịng học. Việc tích hợp giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm
năng lượng cho học sinh được diễn ra xuyên suốt tiết thực hành; từ hướng dẫn
ban đầu, giáo viên lồng ghép những câu hỏi nhanh về giáo dục sử dụng năng
lượng. Những câu hỏi dạng này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động trong
phịng thực hành của các em, dần dần hình thành thói quen lao động khoa học và
cơng nghiệp.
Ví dụ: Khi dạy bài 45 Cơng nghệ 8 ( trang 156 SGK): Thực hành quạt
điện
Từ hướng dẫn ban đầu đến hướng dẫn thường xuyên, giáo viên viên lồng
ghép những câu hỏi nhanh về giáo dục sử dụng năng lượng. Những câu hỏi dạng
này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động trong phịng thực hành của các
em, dần dần hình thành thói quen lao động khoa học và công nghiệp.
Trong phần hướng dẫn thường xuyên, là hoạt động chính của tiết thực
hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của
giáo viên. Trong hoạt động này, giáo viên tích hợp giáo dục ý thức sử dụng tiết
kiệm năng lượng và hiệu quả thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ

tư thế, động tác đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng đúng yêu cầu kĩ thuật cho mọi
đối tượng.
H§ 1: HD ban đầu. 5p
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS củng cố lại kiến thức về cấu tạo,
nguyên lí làm việc của động cơ điện 1 pha.
- Hình thức tiến hành hoạt động: Cá nhân, quan sát, trực quan.
ĐVĐ: Bài thực hành cần đạt được những mục tiêu gì? Để trả lời câu hỏi
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc mục tiêu
A. HD mở đầu.
của bài học trong SGK để hs nắm được
1. Muc tiêu :
các nội dung kiến thức và kĩ năng cần
2. Chuẩn bị:
đạt được sau giờ thực hành này.
( Phần I sgk/ 156)
- Kiểm tra các dụng cụ học tập
12


của học sinh.
- HS chú ý theo dõi để nắm được
các nội dung KT và KN cần đạt được
sau giờ thực hành này.
- GV yêu cầu HS giữ vệ sinh và
thực hiện đúng yêu cầu của phòng thực
hành.
HĐ2: HD thường xuyên 25p

- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS thực hành tìm hiểu các thơng tin về
quạt điện và động cơ điện 1 pha. Biết được vì sao các động cơ điện phải làm
việc đúng số liệu kĩ thuật.
- Hình thức tiến hành hoạt động: Thảo luận, quan sát, trực quan, thực
hành nhóm.
ĐVĐ: Bài thực hành có nội dung dung thực hành gì và trình tự các bước
thực hành như thế nào? Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần
II.
- GV phân nhóm và phát mẫu báo cáo thực
3. Nội dung và trình
hành cho hs.
tự thực hành
- Giới thiệu cách làm vào báo cáo thực hành. a. Đọc và giải thích ý nghĩa
- GV cho học sinh quan sát, tìm hiểu số liệu số liệu kĩ thuật của quạt
kĩ thuật và giải thích ý nghĩa các SLKT vào bảng điện.
1/157.
-GV HD học sinh quan sát và, tìm hiểu cấu
tạo và đặt câu hỏi để hs trả lời theo gợi ý trong b. Quan sát, tìm hiểu cấu
tạo, chức năng các bộ phận
SGK, ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.
- Kết quả kiểm tra ghi vào mục 3 báo cáo của quạt điện theo quy trình.
thực hành.
c. Sử dụng và vận hành
GV theo dõi, quan sát học sinh thực hành.
Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
GV yêu cầu HS làm việc theo quy trình để
tiết kiệm thời gian.
GV đặt câu hỏi: tại sao hiện nay cánh quạt
điện được làm bằng nhựa để thay thế cánh quạt
bằng kim loại?

? Nếu dây quấn stato quá ít, động cơ điện sẽ
thế nào khi làm việc?
? Vào mùa hè, để quạt điện quay suốt ngày
đêm thì tuổi thọ của quạt điện và mức độ tiêu tốn
điện năng như thế nào?
HS trả lời.
GV giải thích bổ sung thêm cho HS về vật
liệu thay thế giúp giảm giá thành và có thể tái chế
được.
13


- Nếu vì tiếc vài chục vịng dây stato mà làm
thiếu dây quấn stato thì khi động cơ làm việc, dây
quấn khơng đủ sẽ bị nóng và cháy tồn bộ cuộn
dây stato và hỏng động cơ của quạt gây nên hậu
quả nặng nề hơn...
- Vào mùa hè nóng bức, có thể để chậu nước
mát ở trước quạt điện làm dịu mát khơng khí,
tránh để bật quạt ở mức số lớn trong thời gian dài
gây tốn điện năng; ngoài ra, làm việc q tải cịn
gây nóng cuộn dây stato và cháy cuộn dây làm
hỏng động cơ và mất an toàn điện.
GV cho hs nêu các u cầu về an tồn sau
đó cho học sinh sử dụng và vận hành.
- HS ổn định tổ chức nhóm.
- Thảo luận và làm bài tập thực hành theo
các bước tiến hành (theo hướng dẫn ở trên).
-HS Ghi vào báo cáo thực hành.
* Giải pháp 5: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả thông qua kiểm tra đánh giá.
Trong quá trình ra đề kiểm tra, việc ra câu hỏi có tích hợp giáo dục ý thức
sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả không vượt quá giới hạn đem lại hiệu
quả rất tích cực. Giáo viên liên hệ với những nội dung cụ thể ở trường, lớp hay ở
địa phương, từ đó góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi
trường của học sinh.
Ví dụ: Khi ra đề kiểm tra phần tự luận, giáo viên đặt câu hỏi: Năng lượng
điện được sản xuất từ đâu? Trong gia đình em, điện năng được dùng để làm gì?
Em đã làm gì để cùng gia đình sử dụng tiết kiệm điện năng? ...Ngồi ra cịn có
các câu hỏi dạng trắc nghiệm liên quan đến nội dung này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả thông
qua các tiết học của môn Công nghệ 8, tơi nhận thấy đây là phương pháp dạy
học tích cực đem lại hiểu quả rõ rệt. Việc nhận thức đi từ hình ảnh sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến các hành động được áp dụng
vào thực tế.
Việc giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả không chỉ
dừng lại ở một mơn học, một cấp học mà nó phù hợp hầu hết ở các cấp học, từ
mầm non tới THPT hay cao hơn nữa.
2.4.1. Về phía giáo viên
Giáo viên dạy ở các mơn học có những nội dung liên quan như mơn giáo
dục cơng dân, mơn vật lí , mơn địa lí, mơn sinh học, hóa học... sau khi tôi áp
14


dụng đề tài “ Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả bảo vệ môi trường qua dạy học Cơng nghệ 8”, thì các đồng chí giáo viên bộ
mơn cũng đã rất quan tâm đến việc giáo dục HS sử dụng năng lượng tiết kiệm
và bảo vệ mơi trường. Ở các tiết học có nội dung tích hợp giáo dục ý thức sử
dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, bảo vệ mơi trường thì các giáo viên đã
lồng ghép một cách khoa học, việc lồng ghép này vừa nhẹ nhàng vừa sinh động

cho tiết học và đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Khi
thấy những hành động sai của học sinh, như: xả nước khơng vặn khóa; ra khỏi
lớp khơng tắt đèn, ăn quà trong lớp và xả rác bừa bãi ... thì nhắc nhở uốn nắn
học sinh ngay, từ đó giúp ý thức của các em ngày một tự giác hơn.
2.4.2. Đối với các hoạt động giáo dục
Việc giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, bảo vệ mơi
trường đã có chất lượng cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Ngồi việc lơng ghép vào
các mơn học, trong các tiết như sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp... giáo viên
Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp khen ngợi những lớp, những em
học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng điện, nước tiết kiệm;
nhắc nhở những lớp, những học sinh thực hiện chưa tốt để các em sửa chữa.
2.4.3.Về phía học sinh
Một điều thực tế và khách quan rằng HS rất thích học những tiết học có sử
dụng CNTT. Vì vậy, những hình ảnh, video tình huống liên quan đến nội dung
giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, bảo vệ mơi trường
được trình chiếu đã đem lại hiệu quả tiếp thu cao.
Học sinh tiếp thu rất nhanh và thực hiện rất hào hứng, tích cực. Vì vậy việc
giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, bảo vệ môi trường là
rất cần thiết và sẽ thực hiện liên tục và kết hợp nhiều hình thức để có kết quả cao
và duy trì được lâu dài.
Sau khi áp dụng sáng kiến này tại trường, từ học kì II năm học 2017 – 2018
đến nay đã thu được kết quả sau:
Kết quả khảo sát trước khi
Kết quả khảo sát sau khi áp
áp dụng
dụng
Trên 80% HS khơng hiểu được
Trên 80% HS có ý thức trong
sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì.

việc thực hiện nội quy, quy định của
nhà trường và của phòng thực hành.
Trên 80% HS không quan tâm
HS sử dụng điện, quạt đúng thời
đến việc sử dụng năng lượng ra sao điểm và tắt khi khơng sử dụng.
Gần 20% HS có hiểu về tiết
HS tham gia lao động làm xanh,
kiệm năng lượng nhưng còn mơ hồ. sạch đẹp học đường được cải thiện rõ
rệt.
15


Trên 60% HS không quan tâm
Trên 90% HS quan tâm đến việc
đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi
vệ môi trường.
trường.
Gần một nửa các em thích
Trên 90% HS tự đi học bằng xe
được đi học bằng xe đạp điện hoặc đạp hoặc đi bộ...
xe máy điện ...
Dưới đây là bảng kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cuối năm học
2017 – 2018 ở hai lớp 8A và 8B như sau:
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
TT Lớp

1
2



số

Số học sinh
có ý thức tự
đến trường
bằng xe đạp

Số học sinh
có ý thức sử
dụng điện,
nước hợp lí

Số học sinh Số học sinh có
có ý thức hiểu biết về
LĐVS
năng lượng
chung

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

26

15

57,7

8

30,8

10

38,5

6

23,1

24

12

62,5

6


25,0

8

33,3

4

16,7

50

27

54,0

14

28,0

18

36,0

10

20,0

8A
8B


Tổng

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến
TT Lớp

1
2
Tổng


số

Số học sinh
có ý thức tự
đến trường
bằng
xe
đạp

Số
học
sinh có ý
thức
sử
dụng điện,
nước hợp lí

Số học sinh Số học sinh có
có ý thức hiểu biết về năng

LĐVS
lượng
chung

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

26

25

96,2

25

96,2


26

100

24

92,3

24

18

75,0

15

62,5

16

66,7

12

50,0

50

43


86,0

40

80,0

42

84,0

36

72,0

8A
8B

Từ hai bảng kết quả trên nhận thấy việc giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm
năng lượng và hiệu quả, bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả giáo dục cao rõ rệt,
không chỉ đơn thuần là những kiến thức trong sách giáo khoa.
Việc học sinh hào hứng đi học bằng xe đạp, ngồi việc tiết kiệm tiền cho
gia đình; an tồn hơn khi tham gia giao thơng; giúp rèn luyện thân thể; cịn giúp
lượng khí thải độc hại từ xe máy ít đi; rác thải từ bình ắc quy hỏng giảm xuống
giúp bảo vệ môi trường sống... và là tín hiệu đáng mừng mà các giáo viên tin
tưởng hơn đến thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Việc giáo dục cho học sinh sử dụng tiết kiệm năng lượng - hiệu quả - bảo
vệ môi trường thông qua các bài học ở Trường Trung học cơ sở hiện nay là rất
cần thiết và đem lại hiệu quả giáo dục cao rõ rệt. Giúp học sinh sống có nguyên
tắc hơn, văn minh hơn, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng hơn và tác
phong khoa học hơn.
Việc tích hợp giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả,
bảo vệ môi trường là phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục - đào tạo hiện
nay; ngoài ra giúp học sinh hoàn thiện hơn về nhân cách sống trong thời đại
công nghiệp như hiện nay.
Từ thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về giáo dục
học sinh sử dụng tiết kiệm năng lượng - hiệu quả - bảo vệ môi trường như sau:
- Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc phù hợp với nội dung tiết học.
- Có tính thực tế, tính khả thi cao: Phù hợp với năng lực, thời gian và điều
kiện cơ sở vật chất, các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có.
- Phải lồng ghép giáo dục đồng bộ giữa các mơn học có nội dung liện quan
đến nội dung sử dụng tiết kiệm năng lượng - hiệu quả - bảo vệ môi trường.
SKKN đã được tôi tiến hành, thử nghiệm giảng dạy trong trường, có sự
quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu Tôi đánh giá là thành công
tạo ra được phong trào thi đua vận dụng dạy học tích hợp với giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường - sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả trong dạy các môn
học. Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và có thói quen học tập chủ động,
SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất
17


lượng giáo dục, giáo dục bảo vệ môi trường sống nói chung, giúp học sinh u
thích và hứng thú với mơn học nói riêng.
3.2. Kiến nghị.
Tuy nhiên để việc giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm năng lượng - hiệu
quả - bảo vệ mơi trường có chất lượng và cho tất cả các học sinh cần chú ý đến

một số vấn đề sau:
- Bản thân GV: Cần đề cao vai trò của việc giáo dục học sinh sử dụng tiết
kiệm năng lượng - hiệu quả - bảo vệ môi trường.
- Tổ chuyên môn: Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chun
mơn để GV có thể trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp bảo vệ mơi trường –
sử dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả một cách hiệu quả. Cần xây dựng các
tiết dạy để GV dạy thử nghiệm, tổ nhóm rút kinh nghiệm cả về nội dung và
phương pháp.
- BGH: Cần có sự chỉ đạo từ trên xuống và cần sự chung tay của tập thể
giáo viên trong sự nghiệp giáo dục này.
Với thời gian và kiến thức có hạn, hơn nữa việc kiểm nghiệm đề tài mới chỉ
ở một lượng nhỏ học sinh, tuy có đạt kết quả khả quan nhưng trong q trình
trình bày khơng tránh khỏi những thiếu sót và có thể cịn có các phương pháp
hiệu quả hơn. Rất mong được các thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp tham khảo,
góp ý, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để sáng kiến của tơi được hồn thiện
hơn đồng thời bản thân tôi cũng rút được kinh nghiệm trong giảng dạy những
năm học sau.
Tơi xin cam đoan đây là
SKKN của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.

Người viết

Phạm Thị Thắm

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Sách giáo khoa Công nghệ 8 -NxbGiáo

dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Sách giáo viên Công nghệ 8 -Nxb Giáo
dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo( 2010), Tài liệu tập huấn dạy học môn Công
nghệ ở THCS – Nxb Hà Nội.
4. Các Nghị quyết, văn bản luật..., của Đảng và Nhà nước về định hướng
đổi mới phương pháp dạy học.
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Công nghệ.
6. Mạng Internet.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thắm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường THCS Cẩm Tân

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng,
Sở, Tỉnh...)

1


Một số phương pháp
hướng dẫn học sinh
học phần Vẽ kĩ thuật
mơn Cơng nghệ 8.

Phịng
GD&ĐT

2

Giáo dục ý thức sử
dụng điện an tồn
thơng qua các bài học
an tồn điện mơn cơng
nghệ 8.

Phịng
GD&ĐT

Kết quả
Năm học
đánh giá
đánh giá
xếp loại ( A,
xếp loại
B, hoặc C)
A

C


2005 - 2006

2011-2012

20


3

Sử dụng công nghệ
thông tin để nâng cao
chất lượng học tập phần kĩ thuật điện Cơng nghệ 8

Phịng
GD&ĐT

B

2015-2016

DUYỆT SKKN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

21


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

DUYỆT SKKN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM THUỶ
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

22


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


DUYỆT SKKN CỦA SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

23


×