Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Van 7 Tuan 20T7575

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.73 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần: 20</b> <b> Ngày soạn: 07/01/2013</b>


<b>Tiết: 75 - 76</b> <b> Ngày dạy: 09/01/2013</b>


<b>TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN</b>


<b>A. Mức độ cần đạt</b>


- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận và đọc - hiểu văn bản.
<b>B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ</b>


<i><b> 1. Kiến thức</b></i>


- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.


- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.


<i><b>2. Kỹ năng: </b></i>Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kỹ hơn về
kiểu văn bản quan trọng này.


<i><b>3. Thái độ:</b></i> Có ý thức tìm hiểu văn bản nghị luận.
<b>C. Phương pháp</b>


Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
<b>D. Tiến trình dạy học</b>


<i><b>1. Ổn định lớp:</b></i> Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ………;P…………,KP….………..
Lớp 7A5 vắng ………;P…………,KP….………..
<i><b>2. Bài cũ:</b></i> Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của Hs.



<i> 3. Bài mới: </i>Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại như kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Nhưng người ta thường
bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị
luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.


<i><b> Hoạt động của Gv và Hs</b></i>

<i><b>Nội dung bài dạy</b></i>



<b>Hoạt động 1:</b> <i><b>Hướng dẫn tìm hiểu chung về nhu</b></i>
<i><b>cầu nghị luận và văn bản nghị luận</b></i>


Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và các
câu hỏi như :


- Vì sao em đi học? (Hoặc em đi học để làm gì?)
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?


- Theo em như thế nào là sống đẹp?


- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?
Đó là những vấn đề thường gặp hàng ngày.


Em hãy nêu thêm các vấn đề tương tự bằng cách ghi
vào giấy. Gv kiểm tra và đọc to cho các Hs khác nhận
xét xem bạn đã nêu được vấn đề đúng, sai ntn?


<i><b></b>Gặp các vấn đề loại đó, em có thể trả lời bằng các</i>
<i>kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu</i>
<i>cảm khơng? Hãy giải thích vì sao?</i>


Ta không thể trả lời bằng các kiểu văn bản như kể


chuyện, tự sự, biểu cảm được vì khi được hỏi như vậy
ta không thể thuyết phục người nghe bằng kể tả mà
phải bằng các lí lẽ, các dẫn chứng, phải sử dụng khái
niệm thì mới trả lời thơng suốt được.


<i>Gv nêu ví dụ:</i> Với câu hỏi “Vì sao con người cần phải
có bạn bè?” em khơng thể kể hay tả một người bạn cụ
thể mà giải quyết được vấn đề. Hay câu hỏi về thuốc


<b>I. Tìm hiểu chung về nhu cầu nghị luận và</b>
<b>văn bản nghị luận</b>


<i><b>1. Nhu cầu nghị luận</b></i>


- Trong cuộc sống nhu cầu cần có văn nghị
luận là rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lá, em không thể nói hút thuốc lá có hại rồi kể ra
những người hút thuốc bị ho lao… Vì hút thuốc lá có
hại nhưng cái hại khơng thể thấy ngay trước mắt do
đó phải cung cấp những thơng tin, số liệu cụ tnể thì
mới thuyết phục được người nghe.


<i><b>Gv tóm lại:</b></i> Với các câu hỏi loại đó cần phải có những
tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới có thể trả
lời một cách thuyết phục được.


<i><b></b>Để trả lời những câu hỏi như thế hàng ngày trên</i>


<i>báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường</i>


<i>gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu</i>
<i>văn bản mà em biết. </i>


-> Văn bản xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, bày
tỏ quan điểm….


Gv cho Hs quan sát một số bài nghị luận.


-> “Hịch tướng sĩ”, “Tuyên ngôn độc lập”; “Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ.


<i><b></b>Vậy, trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận</i>


<i>dưới dạng nào?</i>


Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 1. Hs đọc.
Gọi học sinh đọc văn bản <i><b>“Chống nạn thất học”</b></i>
a. Bác viết bài này để làm gì? Cụ thể, Bác kêu gọi
nhân dân làm gì? Bác kêu gọi, thuyết phục nhân dân
chống nạn thất học.


<i><b></b>Em hãy gạch dưới các câu văn thể hiện ý kiến đó?</i>
(luận điểm)


+ “Một trong những cơng việc phải thực hiện cấp tốc
trong lúc này là nâng cao dân trí”


+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn
phận của mình… biết chữ Quốc ngữ)



<i>b. Để có sức thuyết phục Bác Hồ đã nêu những lý lẽ</i>
<i>nào? Kể ra?</i>


<i><b></b>Vì sao nhân dân ta phải biết đọc, biết viết?</i>


Pháp cai trị, tiến hành chính sách ngu dân: 95%
Người Việt Nam mù chữ… Nay dành được độc lập
phải nâng cao dân trí.


<i><b></b>Việc chống nạn mù chữ có thực hiện được hay</i>
<i>không?</i> -> Được. Người biết chữ dạy cho người
không biết; Người chưa biết gắng sức học; Người
giàu có mở lớp học ở tư gia; Phụ nữ cần phải học để
theo kịp nam giới…


<i><b></b>Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người</i>


<i>đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào?</i>
-> Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây
dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển.
<i>*<b></b> Vậy thế nào là văn nghị luận? Tư tưởng, quan</i>
<i>điểm trong văn nghị luận phải như thế nào?</i>


Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 2, 3. Hs đọc.


- Trên báo chí, truyền hình … có các văn bản
nghị luận như: Văn bản xã luận, bình luận,
phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm….


<i><b>* Ghi nhớ 1:</b></i> (Sgk/9)



<i><b>2. Thế nào là văn bản nghị luận?</b></i>
<b>Văn bản: “Chống nạn thất học”</b>
- <i>Mục đích</i>: Chống nạn thất học.
- <i>Luận điểm</i>:


+ “Một trong những công việc phải thực
hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”
+ “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi, bổn phận của mình… biết viết chữ
Quốc ngữ”.


-> Rõ ràng, cụ thể.
- <i>Lý lẽ, dẫn chứng</i>


+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách
mạng tháng Tám.


+ Những điều kiện cần có để người dân
tham gia xây dựng nước nhà.


+ Những khả năng thực tế trong việc chống
nạn thất học.


-> Thuyết phục.


- <i>Tư tưởng, quan điểm</i>: Bằng mọi cách phải
gắng sức xây dựng nước nhà.


<i><b>* Ghi nhớ 2, 3: </b></i>(Sgk/9)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Hết tiết 75 chuyển tiết 76</b>


<b>Hoạt động 2:Hướng dẫn Luyện tập</b>


<i><b>Bt1:</b></i> Văn bản <i>“Cần tạo ra thói quen tốt trong đời</i>
<i>sống xã hội”.</i>


Gọi 1 Hs đọc văn bản, lần lượt gọi Hs trả lời các câu
hỏi trong Sgk.


<i><b></b>Đây có phải là văn nghị luận khơng? Vì sao?</i>


Đây là văn nghị luận. Nhan đề là một ý kiến, một luận
điểm


<i> <b></b>Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dịng, câu văn</i>
<i>nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc,</i>
<i>tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?</i>


Hs suy nghĩ, trả lời.


<i><b></b> Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong</i>
<i>thực tế hay khơng? Em có tán thành ý kiến của bài</i>
<i>viết khơng? Vì sao?</i>


Bài nghị luận này nhằm giải quyết vấn đề trong thực
tế…


<i><b>Bt2:</b></i> Tìm hiểu bố cục bài văn?
Bố cục 3 phần:



<i>Mở bài:</i> Là nghị luận. (Nêu vấn đề)


<i>Thân bài: </i>Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
(dẫn chứng - lí lẽ)


<i>Kết bài:</i> Là nghị luận. (Kết thúc vấn đề)
<i><b>Bt3:</b></i> Hs về nhà tự làm.


<i><b>Bt4:</b></i> Gọi Hs đọc văn bản.


<i><b></b> “Hai biển hồ” là văn bản tự sự hay nghị luận?</i>


<b>Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học</b>
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học.


<b>II. Luyện tập</b>


<i><b>Bt1:</b></i> Văn bản <i>“Cần tạo ra thói quen tốt trong</i>
<i>đời sống xã hội”.</i>


a. Đây là một bài văn nghị luận vì: Bài văn đã
xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, một quan điểm.


b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần tạo ra thói quen
tốt trong đời sống xã hội. Điều đó thể hiện rõ
trong nhan đề của bài.


- Tác giả đã nêu ra các lí lẽ và dẫn chứng để


thuyết phục người nghe là :


+ Có thói quen tốt, có thói quen xấu.


+ Dẫn chứng ra những thói quen xấu cần loại
bỏ như: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,
vứt rác bừa bãi…


+ Tạo thói quen tốt thì khó, nhiễm thói quen
xấu thì dễ <sub></sub> Mọi người hãy xem lại mình để tạo
nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.


c. Bài nghị luận đã giải quyết một vấn đề đã
và đang xẩy ra trong thực tế. Đây là một vấn
đề cần thiết, đáng hoan nghênh.


<i><b>Bt2:</b></i> Bố cục văn bản: 3 phần


<i>Mở bài:</i> Là nghị luận. (Nêu vấn đề)


<i>Thân bài: </i>Trình bày những thói quen xấu cần
loại bỏ. (dẫn chứng - lí lẽ)


<i>Kết bài:</i> Là nghị luận. (Kết thúc vấn đề)


<i><b>Bt4: </b></i>Bài văn kể chuyện hai biển hồ nhưng
thực chất là để nghị luận. Hai hồ có ý nghĩa
tượng trưng để liên tưởng tới cách sống của
con người.



<b>III. Hướng dẫn tự học</b>
- Nắm kỹ nội dung bài học.


- Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những
văn bản cụ thể. (tùy chọn)


- Làm bài tập 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×