Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIAO AN 7 TUAN 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.54 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH CHƯƠNG I. Tên chương: 1. Văn học: Tục ngữ, văn bản nghị luận , chèo. 2. Tiếng Việt: Các dạng câu, mở rộng câu, dấu câu. 3. Tập làm văn: Lập luận chứng minh, giải thích, hành chính, đề nghị. II. Tổng số tiết: 68. III. Thời gian thực hiện: Từ ngày IV. Kiến thức và kĩ năng trọng tâm: 1. Khai thác các chủ đề tình yêu thiên nhiên, lao động, quê hương đất nước. Hiểu và cảm thụ nội dung, nghệ thuật của văn bản nghị luận, chèo. Thấy sự chặt chẽ trong nghị luận, liên keetslis lẽ. 2. Biết, hiểu vạn dụng được các dạng câu khác ngoài câu đơn bình thường để cảm thụ và hiểu rõ về văn bản. 3. Luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tích hợp được ba phân môn. Có thói quen lập luận, liên kết, tạo văn bản mạch lạc, thuyết phục. Mở rộng thêm các yéu tố Hán Việt V. đồ dùng dạy học: 1. Văn bản. 2. Lược đồ. 3. Tranh ảnh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày soạn: 30/12/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 31/12/2012 - Lớp: 7c: Ngày 31/12/2012. TÊN BÀI DẠY Bài 20: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. TUẦN 20 Tiết: 73. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: a. Khái niệm tục ngữ. b. Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: a. Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. b. Vận dụng được ở các mức độ nhất định, một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng những kinh nghiệm quí báu của cha ông qua tục ngữ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương Pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, bình. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, nó rất phong phú và đa dạng… Trong đó tục ngữ được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ của dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề, tiết học này giới thiệu tám câu tục ngữ cĩ chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. TG 10 Phút 20 Phút. NỘI DUNG I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Chú thích: II. Đọc, Tìm hiểu tục ngữ: 1. Câu 1: a. Kết cấu ngắn gọn, vần lưng, đối vế, đối ngữ, đối từ; giàu giá trị gợi tả, gợi hình ảnh, nói quá. b. Tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn. 2. Câu 2: a. Đối vế, đối từ, đối thanh, vần lưng. b. Kinh nghiệm dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc. 3. Câu 3, 4: a. Vần lưng: gà – nhà; bò – lo.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Hoạt động 1 Đọc. Khái niệm tục ngữ. Hoạt động 2 Câu 1,2,3,4 tập trung nói về chủ đề gì? Nêu đặc sắc của cách nói ấy? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 05 phút. b. Kinh nghiệm dự đoán bão lụt để có biện pháp phòng chống, giữ gìn nhà cửa, hoa màu. 4. Câu 5: a. So sánh, kết cấu ngắn gọn, đối vế, đối thanh. b. Khẳng định giá trị của đất đai. 5. Câu 6: a. Vần lưng, vần chân. b. Thứ tự nguồn lợi kinh tế của các ngành nghề. 6. Câu 7: a. Vần lưng, quan hệ so sánh, phép liệt kê. b. Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp. 7. Câu 8: a. So sánh, vần lưng. b. Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất đối với cây trồng. * GHI NHỚ: (sgk). III. Luyện tập: 1. Phân tích sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ.. Hoạt động 3 Câu 5,6,7,8 tập trung nói về chủ đề gì? Nêu đặc sắc của cách nói ấy? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt.. Hoạt động 4 Hướng dẫn thực hiện bài tập ở nhà.. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, ngắn gọn, hàm xúc, kết cấu bền vững. - Thể hiện những kinh nghiệm của nhân loại. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. - Sưu tầm hai chủ đề đã học. - Chuẩn bị “Chương trình địa phương, tìm hiểu chung về văn nghị luận.”.. Ngày soạn: 30/12/2012 Ngày dạy :. TÊN BÀI DẠY: Bài 20:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG. TUẦN 20 Tiết: 74.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Lớp: 7b: Ngày 04/01/2013 - Lớp: 7c: Ngày 01/01/2013. VĂN BẢN BIỂU CẢM. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cảm thụ và tạo lập văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng: a. Đọc- hiểu văn bản biểu cảm, viết đoạn văn biểu cảm về bài thơ, đoạn văn. b.Biết cách sưu tầm một số văn bản biểu cảm tiêu biểu của các tác giả Gia Lai đã được đăng trên báo, tạp chí hoặc đã được xuất bản. 3. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp mang giá trị nhân văn. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra. 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương Pháp: Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Văn học Gia Lai... TG 10 Phút. 20 Phút. NỘI DUNG I. Ôn tậpăn biểu cảm: 1. Đọc các văn bản: a. “Đất nước của ta” (Ca dao Giarai). b. “Giấc mơ quê” (Ngô Thị Thanh Vân). c. Trích tùy bút “Những cánh rừng lặng lẽ” (Văn Công Hùng). 2. Trả lời câu hỏi: Câu a: - Các văn bản trên được xếp vào kiểu văn bản biểu cảm vì biểu đạt cảm xúc, tình cảm của tác giả. - Những tình cảm chủ yếu được tập trung biểu đạt ở mỗi văn bản: + Văn bản 1a: Tình yêu quê hương đất nước. + Văn bản 1b: Tình yêu đối với cha mẹ, quê hương. + Văn bản 1c: Tình cảm tôn kính, ngưỡng mộ, ngợi ca trước sự hi sinh của các liệt sĩ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. - Nhận xét về tình cảm ở các văn bản trên : Đó là những tình cảm cao đẹp, trong sáng được thể hiện một. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Hoạt động 1 Đọc.. Hoạt động 2 Vì sao các văn bản trên được xếp vào kiểu văn bản biểu cảm ? Hãy tìm những tình cảm chủ yếu được tập trung biểu đạt ở mỗi văn bản? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt.. Em có nhận xét gì về tình cảm ở các văn bản trên ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 05 Phút. cách cụ thể, chân thành, xúc động. Câu b: Một số hình ảnh đặc sắc ở mỗi văn bản: - Văn bản 1a: + Tự hào về quê hương: câu 1,2,3. + Tự hào về những con người lao động cần cù: câu 4 đến hết. - Văn bản 1b: Nỗi nhớ quê hương và tình yêu đối với cha mẹ: - Văn bản 1c: Tình cảm tôn kính, ngưỡng mộ, ngợi ca trước sự hi sinh của các liệt sĩ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. “những chiếc hòm gỗ nhỏ phủ quốc kì...độc lập...” Câu c: Cách lập ý ở mỗi văn bản trên: - Văn bản 1a: Lập ý bằng cách quan sát, suy ngẫm. - Văn bản 1b: Hồi tưởng quá khứ và suy ngẫm về hiện tại - Văn bản 1c: Hồi tưởng quá khứ và suy ngẫm về hiện tại. * GHI NHỚ: (sgk). II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Viết đoạn văn biểu cảm (khoảng 80 chữ) nêu cảm nghĩ của em về một trong các văn bản trên. 2. Bài tập 2: Sưu tầm văn bản biểu cảm địa phương.. Tìm một số hình ảnh đặc sắc ở mỗi văn bản ? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt. nơi góc sân mẹ nhóm củi ngo bụi tro bay vương vít mái đầu Nồi nước vối thơm lừng cha uống Tiếng mời nhau đầu ngõ hôm nào Cánh diều chao nghiêng cả triền đê... Tìm cách lập ý ở mỗi văn bản ? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt.. Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh thực hiện.. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Mỗi văn bản biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu, được bộc lộ qua những hình ảnh vừa cụ thẻ vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. - Tình cảm trong văn biểu cảm cần cụ thể, chân thực và trong sáng. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm. - Chuẩn bị “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”.. Ngày soạn: 30/12/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 04/01/2013 - Lớp: 7c: Ngày 01/01/2013. TÊN BÀI DẠY: Bài 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. TUẦN 20 Tiết: 75.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Khái niệm văn bản nghị luận, nhu cầu nghị luận trong đời sống, đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Tư tưởng: Có ý thức sử dụng văn nghị luận phù hợp. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương Pháp: Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Nghị luận là văn bản thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt. TG 15 Phút. 20 Phút. NỘI DUNG I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: Câu hỏi và các vấn đề: - Muốn sống đẹp ta phải làm gì? - Vì sao trẻ em cần phải đi học? - Vì sao em yêu mùa xuân? Trả lời các vấn đề và các câu hỏi trên bằng thể nghị luận. * GHI NHỚ: (Nội dung 1 sgk).. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Hoạt động 1 Hỏi đáp về nhu cầu nghị luận. Trong đời sống, các em có gặp các vấn đề và các kiểu câu hỏi như trong sgk không? Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự? Gặp các vấn đề và các câu hỏi loại đó, em sẽ trả lời bằng cách nào? Bằng kiểu văn bản nào? Vì sao? (Vì văn nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải quyết vấn đề. ). Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh, em từng gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể một vài kiểu văn bản mà em biết? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt. Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, các ý kiến trong các cuộc họp… Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2/9/1945. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946. 2. Thế nào là văn bản nghị luận? Hoạt động 2 a. Mục đích: Chống giặc dốt Đọc văn bản “Chống nạn thất học” nâng cao dân trí. Bác viết bài này nhằm mục đích gì? (hô b. Luận điểm chủ chốt: “một hào, kêu gọi nhân dân chống nạn thất.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí”. c. Lí lẽ: - Hầu hết người Việt Nam mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. - Mọi người phải biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà. - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. - Học bằng cách: người biết dạy người chưa biết, người chưa biết thì phải học, người giàu có thì mở lớp… - Công việc trọng đại này có thể làm được (các anh chị em đã gây dựng phong trào truyền bá chữ quốc ngữ) Luận điểm rõ ràng, lí lẽ giàu sức thuyết phục. Nhằm xác lập tư tưởng chống nạn thất học. * GHI NHỚ: (Nội dung 2, 3 sgk).. học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại) Bác viết cho ai đọc? Ai thực hiện? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Diễn đạt thành những luận điểm nào? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết nêu ra những lí lẽ nào? Em có nhận xét gì về những luận điểm, lí lẽ mà Bác đưa ra? Vậy em hiểu thế nào là văn nghị luận? Phát hiện, thảo luận, nêu. Chốt. Văn nghị luận là một loại văn bản mà ở đó người viết trình bày, phát biểu ý kiến, quan niệm, suy nghĩ, tư tưởng, thái độ của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Thực chất, đây là thể văn dùng lí lẽ để phân tích, giải quyết vấn đề, là văn bản lí thuyết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, luận điểm phải rõ ràng.. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Nghị luận trong đời sống Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, các ý kiến trong các cuộc họp… - Văn nghị luận là một loại văn bản mà ở đó người viết trình bày, phát biểu ý kiến, quan niệm, suy nghĩ, tư tưởng, thái độ của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Thực chất, đây là thể văn dùng lí lẽ để phân tích, giải quyết vấn đề, là văn bản lí thuyết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn nghị luận. - Chuẩn bị “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”.. Ngày soạn: 30/12/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 05/01/2013 - Lớp: 7c: Ngày 05/01/2013 I. Mục tiêu:. TÊN BÀI DẠY: Bài 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. TUẦN 20 Tiết: 76.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Khái niệm văn bản nghị luận, nhu cầu nghị luận trong đời sống, đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Tư tưởng: Có ý thức sử dụng văn nghị luận phù hợp. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương Pháp: Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Nghị luận là văn bản thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt. TG. 15 Phút. 03 Phút. 02 Phút. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS I. Nhu cầu nghị luận và văn bản Hoạt động 1 nghị luận: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập: Gọi học sinh đọc bài văn “Cần tạo ra 1. Bài tập 1: thói quen tốt trong đời sống xã hội” a. Văn bản “Cần tạo ra thói quen Học sinh thảo luận nhóm. tốt trong đời sống xã hội” b. Là văn bản nghị luận vì tác giả Đây có phải là bài văn nghị luận không? dùng lí lẽ để nêu ý kiến về một vấn đề Vì sao? xã hội. c. Ý kiến đề xuất: Cần chống lại Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, những thói quen xấu và tạo ra những câu văn nào thể hiện ý kiến đó? thói quen tốt. d. Các lí lẽ: Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu - Có thói quen tốt, thói quen xấu. ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? - Có người biết phân biệt tốt xấu Bài nghị luận này có nhằm giải quyết nhưng vì đã quen nên khó bỏ, khó sửa vấn đề có trong thực tế hay không? Em - Tạo được thói quen tốt rất khó, có tán thành ý kiến của bài viết không? nhưng nhiễm thói quen xấu thì rất dễ. Vì sao? Bài nghị luận này nhằm giải quyết một vấn đề có thực trong xã hội, vấn đề nêu ra rất đúng đắn. 2. Bài tập 2: Hãy tìm bố cục của bài văn? Bố cục: 2 phần Bài có 2 phần: 1.Từ đầu…rất nguy hiểm”: Bàn luận và chứng minh về các thói quen tốt và xấu chủ yếu là noí về thói quen xấu trong xã hội. 2. Kết luận vấn đề: 3. Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 15 Phút. (Về nhà) 4. Bài tập 4: Bài văn “Hai biển Hồ” Là bài văn nghị luận (kể chuyện để nghị luận). a. Phần đầu: Từ đầu…muôn thú, con người”: Phần này mang nặng tính tự sự vì chủ yếu là kể về hai Biển Hồ. b. Phần sau mang nặng tính nghị luận vì nó dùng lí lẽ để nêu lên một định lí của cuộc sống, con người phải biết chan hoà, chia xẻ với moị người xung quanh mới thực sự có hạnh phúc.. Hướng dẫn giải bài 4. Gọi học sinh đọc bài văn “Hai Biển Hồ”. Bài văn trên là văn bản tư sự hay nghị luận? Đây là văn bản nghị luận viết theo lối qui nạp. Nhấn mạnh: Đây là bài nghị luận, phần trước đưa ra những dẫn chứng rồi từ đó rút ra một suy nghĩ, một định lí trong cuộc sống con người. Bài văn kể chuyện để nghị luận. Củng cố toàn bài đã học.. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Nghị luận trong đời sống Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, các ý kiến trong các cuộc họp… - Văn nghị luận là một loại văn bản mà ở đó người viết trình bày, phát biểu ý kiến, quan niệm, suy nghĩ, tư tưởng, thái độ của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Thực chất, đây là thể văn dùng lí lẽ để phân tích, giải quyết vấn đề, là văn bản lí thuyết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn nghị luận. - Chuẩn bị “Tục ngữ con người ...; Rút gọn câu; Đặc điểm ...; Đề văn nghị luận.”..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×