Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.66 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn Lịch sử trong trường THCS
là mơn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự
hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tin vào
lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống
dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến
những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và tồn cầu. Trên nền
tảng kiến thức đã học, mơn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy,
hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong cơng cuộc cơng nghiệp
hố-hiện đại hố đất nước.
Như vậy bộ mơn lịch sử có vai trị vơ cùng quan trọng không kém các môn
khoa học khác. Trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử và phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, việc cải tiến phương pháp dạy học vô cùng
quan trọng bởi việc giáo dục phải tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động.
Giáo dục phải thông qua hành động mà hành động của bản thân là quan trọng nhất.
Vì thế việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí năng lực, bồi dưỡng rèn luyện phương
pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như các môn học
khác, học lịch sử không chỉ để biết mà còn để hiểu cội nguồn dân tộc đúng như Bác
Hồ đã dạy:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc ngọn mới người Việt Nam"
Do vậy việc nghiên cứu để không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy vai trị tích cực chủ động của học sinh trong việc học tập Lịch sử là việc làm
vô cùng cần thiết của người giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ lí do đó tơi muốn đóng góp kinh nghiệm nhỏ của bản thân vào công
1



tác giảng dạy lịch sử ở trường THCS hiện nay với đề tài : "Một số biện pháp sư
phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9".
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của công tác giảng
dạy lịch sử trong các trường học nói chung và trường THCS Định Liên nói riêng.
- Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng của việc dạy học lịch sử tại trường
THCS Định Liên để có những phương pháp dạy học phù hợp.
- Đề x́t mợt sớ giải pháp thiết thực, có hiệu quả trong công tác dạy học lịch
sử tại trường THCS Định Liên.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu học tập lịch sử của học sinh lớp 8-9 tại
trường THCS Định Liên.
- Nghiên cứu về phương pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh thong qua
việc học tập bộ môn lịch sử
- Tổng kết, đánh giá các phương pháp tối ưu trong giảng dạy lịch sử để thực
hiện có hiệu quả cơng tác giảng dạy lịch sử trong các trường học nói chung và
trường THCS Định Liên nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thực nghiệm.
- So sánh.
- Phiếu điều tra, phỏng vấn.
- Trao đổi với đồng nghiệp
- Nghiên cứu thực tế việc học tập lịch sử của học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết công cuộc cải cách giáo dục đã và
đang được triển khai ở các trường phổ thơng, địi hỏi đồng thời tiến hành cải cách
hệ thống giáo dục, cải cách nội dung, phương pháp dạy học.

2



Các bộ môn khoa học xà hội trong đó có bộ môn lịch sử ngày
càng đợc nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của nó trong việc
đào tạo thế hệ trẻ. Những biến chuyển to lớn sâu sắc trong thời
đại chúng ta càng chứng tỏ sự đổi mới phơng pháp dạy học, cũng
cần phải đổi mới phơng pháp chuẩn bị bài giảng trong giảng dạy
lịch sử nói riêng cũng nh đối với các môn khoa học khác nói chung.
Đó là yếu tố quyết định đến sự thành công của một giờ học, tạo
niềm hứng thú, say mê, tìm tòi cho häc sinh.
2. Thực trạng của vấn đề: Trường THCS Định Liên nằm trên địa bàn xã
Định Liên cách trung tâm huyện Yên Định khoảng 2,5 km dọc theo quốc lộ 45 về
hướng Tây Bắc. Đời sống nhân dân tương đối ổn định, chính quyền địa phương rất
quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp phát
triển, xây dựng quê hương đất nước. Song, trong những năm gần đây có một bộ
phận phụ huynh học sinh có biểu hiện sai lệch trong việc định hướng học tập cho
con cái mình. Họ cho rằng cần phải đầu tư cho con em họ học các mơn tự nhiên
như Tốn- Lý- Hố- Sinh mà coi nhẹ các môn khoa học xã hội như: Văn- Sử - ĐịaGDCD.... Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, đến việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Và như vậy đã làm mất cân bằng đến việc
giáo dục toàn diện học sinh. Làm thế nào để phối kết hợp nâng cao hiệu quả giáo
dục đó là trách nhiệm của các nhà giáo chúng ta?
Bên cạnh đó, trong q trình dạy học ở trường THCS Định Liên, để đáp ứng
mục tiêu chung của giáo dục thì dạy học Lịch sử đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chẳng hạn như điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn,trang thiết bị hiện đại chưa
đầy đủ... Trong khi việc dạy học hiện nay lại hướng tới xu hướng “hội nhập thế
giới” và tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng ta là “nhìn ra thế giới”, “Hướng
tới tương lai”, “học để ngày mai lập nghiệp”.
Trên thực tế giảng dạy lịch sử hiện nay ở các trường THCS trong những năm
qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một kiểu dạy phổ biến là: giáo viên trình bày những
3



kiến thức trong sách giáo khoa còn học sinh chỉ nghe và ghi chép. Có khác chăng
chỉ là ở mức độ truyền thụ của giáo viên hấp dẫn hay tẻ nhạt, sinh động hay khô
khan. Học sinh được tổ chức làm việc chung chưa được hoạt động theo nhóm hoặc
có hoạt động thì mới chỉ là hình thức. Vì vậy, dạy học lịch sử hiện nay chưa thể
nâng cao trí lực của học sinh mà chỉ dừng lại ở tiếp thu sự kiện. Mặc dù Bộ giáo
dục đã tiến hành cải cách rầm rộ, đổi mới phương pháp giáo dục song chất lượng
dạy và học chưa được nâng lên.
Tóm lại, một số giờ dạy lịch sử ở bậc THCS hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu
đổi mới phương pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh; chưa hiểu được bản chất
của sự kiện, của vấn đề do vậy chưa có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ để nhìn nhận
rõ bản chất của sự kiện.
2. Kết quả của thực trạng trên.
Qua điều tra khảo sát thực trạng việc chuẩn bị bài mới môn Lịch sử, đặc biệt
vào tháng 10 năm 2017 được sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã
tiến hành khảo sát điều tra chất lượng môn Lịch sử 8- 9 kết quả như sau:
Khôi/ lớp

Tổng số

Số HS có năng lực

Số HS khơng có năng lực

học sinh
tư duy lịch sử
tư duy lịch sử
8
90
20 = 22,2%

70 =77,8%
9
100
22 = 22%
88 = 88%
Nhận xét: Đa số các em khơng có hứng thú học tập bộ mơn lịch sử, phần lớn
học sinh chưa có phương pháp học tập và chuẩn bị bài tốt cho mơn học. Vì vậy kết
quả khảo sát cịn q thấp.
Từ thực tế đó tơi thấy để hiệu quả giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn tơi xin
trình bày những biện pháp sư phạm mà bản thân tôi hay áp dụng để phát triển tư
duy cho học sinh trong q trình giảng dạy mơn lịch sử trng THCS nh Liờn
với mong muốn đợc Hội đồng khoa hoc các cấp tham khảo và
đóng góp ý kiến cho tôi để bản thân tôi cố gắng hơn nữa
trong lĩnh vực chuyên môn.
3. Cỏc gii phỏp thc hin:
4


3.1- Những yêu cầu chung của việc sử dụng phương pháp dạy học
Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là một khoa học, đồng thời cũng
là một nghệ thuật. Khơng có một phương pháp nào tối ưu và duy nhất trong
phương pháp dạy học vì vậy cần có sự phối hợp đồng thời các phương pháp. Ví dụ:
tường thuật, thuyết minh chỉ có hiệu quả khi nó được kết hợp với các phương pháp
dạy học khác, trong đó phương pháp chủ đạo sẽ đem lại hiệu quả cho giờ học.
a. Đặc điểm bộ môn:
Môn lịch sử ở các trường nói chung, ở trường THCS nói riêng được giảng
dạy như một môn khoa học mà đặc trưng của môn học này không giống các môn
khoa học thực nghiệm khác vì học sinh khơng được trực tiếp quan sát. Sự kiện lịch
sử là cơ sở nhận thức của học sinh. Muốn học sinh nắm vững kiến thức thì người
thầy phải cung cấp cho các em một hệ thống các sự kiện cơ bản, đầy đủ và khái

quát nhất. Sự kiện lịch sử phải được thể hiện một cách sinh động, cụ thể, có hình
ảnh. Khơng khí của giờ học lịch sử phải được tạo ra bởi chính sự sống động của sự
kiện lịch sử. Vì vậy các biện pháp sư phạm trong giờ học phải nhằm mục đích khơi
phục lại bức tranh quá khứ. Người thầy phải biết định hướng giúp các em từng
bước thông qua sự kiện lịch sử để khám phá bản chất của sự kiện đó để hình thành
thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng.
b. Yêu cầu cấu trúc giờ học.
Tiết học lịch sử ở các trường THCS theo quy định là 45 phút, có nội dung cụ
thể được quy định ở sách giáo khao theo phân phối chương trình. Tuy nhiên người
thầy cần linh hoạt, mềm dẻo, gây bất ngờ tạo hứng thú cho học sinh bằng cách:
không nhất thiết cứ đầu tiết học là kiểm tra bài cũ. Có thể thay bằng việc kiểm tra
sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh như: sưu tầm tài liệu, vẽ bản đồ, lược đồ, làm
bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới…Cũng có thể kiểm tra bài cũ ngay khi tiến hành
cung cấp kiến thức mới. Yêu cầu phải phối hợp được các biện pháp nhằm phát triển
tư duy cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh tránh gây căng thẳng. Có như vậy
giờ học mới sôi nổi, đạt hiệu quả cao cho giờ học.
5


c. Chú ý đối tượng học sinh
Nhà sư phạm muốn đạt kết quả cao trong giáo dục nói chung phải luôn chú ý
đối tượng là người học. Người thầy phải xem xét khả năng nhận thức của học sinh
mà chọn cho mình một phương pháp dạy học thích hợp. Học sinh lớp 6,7 sự tiếp
nhận lịch sử khác với học sinh lớp 8,9 về tư duy. Vì thế thầy phải chú ý đến các cấp
độ tư duy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: từ tư duy kiểu tái tạo lịch sử,
tưởng tượng lịch sử đến tư duy kiểu phân tích, so sánh, tổng hợp lịch sử. Từ đó
người thầy sẽ phân loại các sự kiện, hiên tượng lịch sử, xem xét kiến thức để phát
triển tư duy cho học.
3.2. Sử dụng sách giáo khoa nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
a. Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài.

Trước khi dạy người giáo viên phải đọc sách giáo khoa để xác định kiến thức
của bài, hiểu rõ kiến thức, tư tưởng, kĩ năng của bài học. Từ đó có cái nhìn tồn
cục, khái qt, cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản, mối liên hệ hữu
cơ giữa các phần kiến thức trong toàn bài để xác định thời lượng phù hợp cho từng
phần, chỗ nào cần đi sâu chỗ nào cần lướt qua. Xác định rõ tư tưởng giáo dục cần
đạt của tiết bài từ đó xác định kĩ năng cần rèn cho học sinh.
Ví dụ khi chuẩn bị bài 2 lịch sử lớp 8: Cách mạng tư sản Pháp (1789- 1791)
trong phần I- Nước Pháp trước cách mạng, vấn đề đặt ra là cần làm rõ các khái
niệm, thuật ngữ “Đẳng cấp”, “Giai cấp”.
Đẳng cấp là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến,
do luật pháp hay tục lệ quy định về trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ. “Đẳng cấp thứ
ba” là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Pháp trước năm 1789, gồm: công nhân, nông
dân, dân nghèo thành thị và tư sản. Họ khơng có quyền lợi gì ngược lại bị phong
kiến thống trị và phải đóng mọi thứ thuế.
“ Giai cấp” là những tập đồn đơng đảo người trong xã hội, khác nhau về địa
vị, vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định, về việc hưởng thụ của cải làm
ra trong xã hội tùy theo địa vị xã hội. Do đó, trong xã hội có giai cấp, giai cấp này
6


có thể chiếm đoạt sức lao động, áp bức bóc lột, thống trị giai cấp khác. Vì vậy nảy
sinh mâu thuẫn đấu tranh giai cấp.
(Theo từ điển lịch sử phổ thơng).
Giáo viên có thể giải thích bức tranh biếm họa về tình cảnh nơng dân Pháp
trước cách mạng bằng sơ đồ sau:

Tăng lữ

Q tộc


- Có mọi quyền hành
- Khơng phải úng thu
đẳng cấp thứ 3

Nụng dõn
T sn
Cỏc tng lp nụng dân khác
- Khơng có quyền gì
- Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến
Qua sơ đồ này cần thấy rõ vai trị, vị trí, quyền lợi khác nhau của các đẳng
cấp và giai cấp.
Hoặc ở bài 26 tiết 40, Lịch sử lớp 8: Phong trào kháng chiến chống Pháp
trong những năm cuối thế kỉ XIX. Trong mục I phần 1: Cuộc phản công quân Pháp
của phe chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7 năm 1885, giáo viên cần cho học sinh
biết tính chất chính nghĩa trong hành động chống Pháp của phe chủ chiến sự liên
hệ hữu cơ giữa những hành động này với phong trào kháng chiến của nhân dân, sự
chuyển biến về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước. Mục này chỉ dành thời gian
ngắn.
Phần phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng, giáo viên cần khảng định:
Việc làm của Tôn Thất Thuyết là hành động tự vệ chính đáng. Sau đó chuyển sang
7


phát động tồn quốc kháng chiến. Cần giải thích khái niệm “Cần Vương”: (giúp
vua cứu nước. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống
ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước). Về tinh thần cơ bản
của chiếu Cần Vương thể hiện việc cố gắng gắn quyền lợi của triều đình với quyền
lợi của dân tộc. Do đó, đã cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến. Từ đó khẳng định
tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Giáo viên cũng cần
khẳng định : mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương nhưng thực tế đây là một

phong trào yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta vì thời kì này thiếu vắng
hồn tồn sự tham gia của triều đình.
Như vậy, khi sử dụng sách giáo khoa giáo viên cần chú ý: sách giáo khoa là
công cụ cơ bản trong việc xác định kiến thức trọng tâm của tiết bài, xác định các
khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ học để phát huy tính tích cực của
học sinh.
b. Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp
Đối với học sinh, sách giáo khoa đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc lĩnh
hội kiến thức. Các em đã được tiếp xúc với sách giáo khoa ở nhà, khi lên lớp được
nghe giảng, ghi chép và theo dõi. Vì vậy giáo viên cần chú ý: trong giờ học sinh
chú ý nghe giảng, tái tạo hình ảnh của sự kiện lịch sử và ghi chép đó là lúc tư duy
của học sinh phát triển. Tính tích cực của học sinh sẽ được biểu hiện qua nét mặt,
ánh mắt, các thao tác của các giác quan khác và bằng sự nhạy cảm khác. Học sinh
thường theo dõi bài giảng của giáo viên, đối chiếu so sánh với sách giáo khoa nên
bài giảng của giáo viên không nên mô phỏng lại sách giáo khoa mà nên diễn bằng
ngơn ngữ của mình.
Ví dụ, khi dạy bài I, lịch sử lớp 8: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên,
phần III: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Giáo viên cần
có Bản đồ châu Mỹ hoặc lược đồ 13 thuộc địa Anh để xác định: vị trí địa lí nằm
ven bờ Đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên như: đất đai màu mỡ phì nhiêu,
giàu tài ngun khống sản phong phú. Thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ thế kỉ
8


XVI-XVIII và lập ra 13 thuộc địa ở đây. Khu vực này, kinh tế phát triển nhanh
chóng theo con đường TBCN nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng chính sách
thuế khóa, độc quyền bn bán. Giáo viên có thể cung cấp thêm số liệu về ách áp
bức bóc lột của thực dân Anh và cuộc sống cơ cực của nhân dân 13 thuộc địa. Học
sinh quan sát lược đồ, nghe và theo dõi sgk từ đó hình thành kiến thức: Mâu thuẫn
giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh và tự lí giải vì sao. Đây là cơ sở các em tư

duy và tư duy học sinh đã phát triển. Từ đó học sinh có tư duy tiếp theo là nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Kết quả cuộc
chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thắng lợi: Một nước
CNTB ra đời và vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân là quyết định thắng lợi
cho cách mạng nhưng thực chất lại là một cuộc cách mạng tư sản vì lực lượng lãnh
đạo là quý tộc mới nhằm đánh đỏ chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu mở đường cho
CNTB phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. Quần chúng nhân dân có
vai trị to lớn đưa đến thắng lợi của cách mạng nhưng không được hưởng chút
quyền lợi gì.
c. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở nhà.
Hiện nay đa số học sinh khi ở nhà chỉ học theo vở ghi vì ở ghi ngắn gọn,
nhưng nếu chỉ học ở trong vở ghi thì kiến thức chưa đầy đủ và chi tiết trong khi
theo xu hướng hiện nay các môn khoa học xã hội chưa được nhìn nhân khách quan.
Đặc biệt hơn nữa đây lại là một mơn học vừa dài vừa khó thuộc (Đó là tôi chưa kể
học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện học tâp còn thiếu thốn) nên học sinh dễ chán
nản. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu học ở nhà.
Theo kinh nghiệm của bản thân sau 20 năm đứng lớp ở bộ môn này tôi thấy
người giáo viên không thể dặn dò chung chung rằng: về nhà các em học bài cũ và
chuẩn bị bài mới. Nếu dặn như vậy sẽ có rất ít hoặc thậm chí là khơng có em nào
học nhà nếu có thì cũng khơng chất lượng. Vì vậy giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ
thể, vừa sức và phải kiểm tra việc hoàn thành của các em Không nhất thiết giờ nào

9


cũng giao bài tập nhưng nếu giao là phải kiểm tra, đánh giá. Từ đó, sẽ hình thành
thói quen học tập ở nhà.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh học tự học ở nhà bài : Phong trào kháng chiến
chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, phần III: Những cuộc khởi nghĩa lớn
trong phong trào Cần Vương, lịch sử 8- giáo viên dành một ít thời gian để hướng

dẫn các em lập bảng sau:
STT Tên

cuộc Thời

khởi nghĩa

gian

Địa

bàn Người

hoạt động

Diễn biến

lãnh đạo

Kết quả,
ý nghĩa

1
2
3
Khi dạy bài 3, lịch sử lớp 8: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế
giới. Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sau:
Thời gian
1765
1769

1785
1769-

Tên phát minh

Người phát minh

ý nghĩa, cơng dụng

1784
Tóm lại, giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định để hướng dẫn
học sinh học ở nhà. Nhiệm vụ càng cụ thể kết quả càng cao. Đó là điều kiện để tư
duy học sinh phát triển.
3/ Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát
triển tư duy cho học sinh.
Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng là
một trong những biện pháp quan trọng đặc biệt để phát triển tư duy cho học sinh.
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
1. Câu hỏi và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, đúng đối tượng. Khơng đặt
câu hỏi q khó, vượt q khả năng tư duy của học sinh. Với học sinh lớp 6 không
nên đặt câu hỏi yêu cầu đánh giá, phân tích nhận xét. Và cũng không nên đặt câu
10


hỏi đơn giản quá như: Ai lãnh đạo? Chiến thắng nào? Năm nào?. Cần tránh việc
giáo viên chưa giảng, học sinh chưa có hiểu biết gì về vấn đề đó mà giáo viên đã
đặt câu hỏi.
2. Mỗi bài học không nên đặt quá nhiều câu hỏi ở dạng tình huống có vấn đề
mà chỉ cần khoảng 8- 10 câu hỏi. Câu hỏi phải đa dạng, phong phú từ dễ đến khó,
đơn giản đến phức tạp. Các câu hỏi phải tạo thành hệ thống hồn chỉnh có mối

quan hệ logic, chặt chẽ làm nổi bật nội dung, tư tưởng của toàn bài.
3. Cần triệt để khai thác các loại câu hỏi trong SGK để lựa chọn nội dung,
phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi SGK kết hợp với câu
hỏi sáng tạo phải đảm bảo tính khoa học đồng thời phải phát triển được tư duy, rèn
luyệ được kĩ năng cho học sinh.
Xuất phát từ những yêu cầu trên , trong dạy học lịch sử ở trường THCS
người giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
a. Nêu câu hỏi đầu giờ học.
Giáo viên có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra bài cũ nhưng nhất định trước khi
cung cấp kiến thức mới cần nêu câu hỏi dạng định hướng nhận thức của học sinh.
Việc nêu câu hỏi này nhằm xác định rõ việc nhận thức của học sinh trong giờ học.
Đồng thời hướng học sinh vào kiến thức trọng tâm của giờ học. Huy động cao nhất
các hoạt động cá nhân như: nghe, nhìn, tư duy. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi giáo viên
không nên yêu cầu học sinh trả lời ngay, chỉ sau khi cung cấp đầy đủ các thong tin,
sự kiện mới yêu cầu học sinh trả lời. Câu hỏi này giáo viên có thể ghi lên góc phía
trên của bảng.
Ví dụ, khi dạy bài 24, phần I, lịch sử lớp 9, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Tại
sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc?”. Trong q trình dạy học, giáo viên tuân thủ theo trình tự SGK để khai
thác. Khi đã cung cấp đầy đủ kiến thức, giáo viên mới yêu cầu học sinh trả lời. Trả
lời được tức là hoc sinh đã hiểu được kiến thức của tiết bài.
b. Giáo viên cần xác định mối liên hệ giữa câu hỏi và sự kiện lịch sử.
11


Ta biết để có hiệu quả trong giờ dạy học lịch sử, phát triển năng lực tư duy cho học
sinh cần sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học. Ngồi việc nêu câu hỏi (đã
nói ở trên) cần xác lập mối quan hệ giữa câu hỏi và các sự kiện hiện tượng của bài.
Ví dụ khi dạy bài 14 lịch sử lớp 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất. Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt

Nam có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Thái độ chính trị và khả năng
cách mạng của từng giai cấp qua bảng sau:
TT
1
2
3

Các giai cấp và tầng lớp

Thái độ chính trị và khả năng cách mạng

Đây là biện pháp tốt nhất để giáo dục, rèn luyện kĩ năng phát triển tư duy cho
học sinh. Biện pháp này giúp học sinh dễ nhớ và phát triển tư duy, tính tích cực chủ
động khi học ở lớp.
c. Giáo viên chú ý xây dựng câu hỏi
Một hệ thống cau hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả
năng học sinh.
Ví dụ khi dạy bài 26 lịch sử lớp 8: Phong trào kháng chiến chống Pháp
trong những năm cuối thế kỉ XIX tiết 41 mục 3 cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Giáo
viên hỏi: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất
của phong trào Cần Vương.
(Gợi ý: người lãnh đạo, thời gian tồn tại, quy mơ lớ, tính chát ác liệt, lập chiến
cơng, tính chất là giải quyết xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quôc và
phong kiến tay sai tức là mâu thuẫn dân tộc).
Hoặc ở bài 27 tiết 42 lịch sử lớp 8: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống
Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Có thể hỏi: khởi nghĩa Yên Thế có
đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? (đây là
phong trào bùng nổ theo tiến trình bình định trung du và miền núi của thực dân
Pháp nên phong trào không bị chi phối bởi khẩu hiệu Cần Vương mà xuất phát từ
12



lòng yêu nước, yêu quê hương, chiến đấu để bảo vệ cuộc sống tự do, lực lượng
tham gia chủ yếu là nông dân).
4 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử để
phát triển tư duy cho học sinh:
4.1. Sử dụng hình vẽ tranh ảnh
Khi dạy bài 22 lớp 9: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Cách
Mạng Tháng Tám 1945. Hình 37: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Giáo viên có thể giới thiệu đây là bức ảnh ghi lại lễ tuyên thệ của các chiến dịch
trong buổi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân và ngày
22 tháng 12 năm 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và
Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình (Cao Bằng). Trong ảnh, người đứng giữa
hàng quân, đội mũ phớt vai khoác túi là Võ Nguyên Giáp- Người được Hồ Chí
Minh cử ra thành lập đội. Tồn đội có 34 người trong đó có 31 nam và 3 nữ.
Hoặc khi dạy bài 20 lịch sử lớp 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm
1936-1939. Hình 33: Cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 01-05-1938.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết bức ảnh này được sưu tầm từ bộ ảnh tư liệu
trưng bày tại bảo tang Cách Mạng Việt Nam. Giáo viên cho học sinh quan sát bức
ảnh và nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của bức ảnh trên? (Gợi ý: đại điểm diễn
ra ở đâu? Thời gian nào? Các giai cấp, tầng lớp nào tham gia? Hình thức đấu
tranh?). Sau đó giáo viên cho học sinh trình bày hiểu biết của mình rồi gọi học sinh
khác bổ sung, cuố cùng giáo viên nhận xét bổ sung. Việc giáo viên tổ chức cho học
sinh khai thác bức ảnh sẽ giúp các em hiểu trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức, đoàn
kết đấu tranh của quần chúng nhân dân cùng chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng
Sản Đông Dương. Với kiến thức này cùng với kiến thức của toàn bài sẽ giúp học
sinh hiểu rõ phong trào dân chủ 1036-1939 thật sự là cuộc tập dượt lần thứ 2 chuẩn
bị cho thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám 1945.
4.2. Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa


13


Hình 40 bài 23 lớp 9: Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám 1945 và sự
thành lập nước VNDCCH. Chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh để nêu nhận xét về nội dung bức tranh, sau
đó giáo viên kết hợp miêu tả, tường thuật Chủ tịch HCM đọc tuyên ngơn độc lạp tại
quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Qua việc khai thác bức ảnh sẽ giúp học sinh
hiểu sâu sắc sự kiên tiêu biểu của lịch sử dân tộc. Từ đó giáo dục học sinh lịng
kính u Bác Hồ- lãnh tụ của dân tộc giản dị, dễ gần gũi.
4.3. Sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy
cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy bài 30 SGK lịch sử lớp 9: Hoàn thành giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước(1973-1975). Giáo viên sử dụng lược đồ hình 77: Tổng tiến
cơng và nổi dậy xuân năm 1975. Sử dụng ngay từ đầu để giới thiệu cách bố trí, các
sư đồn ngụy ở các khu và vị trí chiến lược của từng chiến dịch để phân tích nhấn
mạnh cơ sở để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Giáo viên trình bày:
Địch chia miền Nam thành 4 quân khu: Quân khu 1 từ Quảng Trị đế Quảng Ngãi
gồm 5 sư đoàn chủ lực chiếm giữ; quân khu 2 gồm Tây Nguyên và các tỉnh miền
Trung từ Bình Định đến Bình thuận có 2 sư đồn; qn khu 3 gồm miền Đơng Nam
Bộ gồm 3 sư đoàn; Quân khu 4 gồm các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long gồm 3 sư
đồn. Sau đó giới thiệu vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Tây Ngun có vị trí
chiến lược quan trọng, từ đây có thể tiến vào miền Đông Nam Bộ rồi vào Sài Gịn
theo đường sơ 14 và có thể tỏa xuống các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung theo
đường số 19, số 7, số 21 và phân tích.
Khi sử dụng lược đồ chiến dịch Biên Giới Thu- Đông 1950 bài 26 tiết 33 lịch
sử lớp 9 phần I. Đây là loại lược đồ trống, những nội dung cụ thể của lược đồ ở
dạng mờ như địa điểm, nơi quân tấn công, đường tiến công của quân ta, quân địch
rút lui, quân ta chặn đánh, những đại điểm diễn ra chiến dịch. Để khai thác lược đồ
có hiệu quả, giáo viên kết hợp việc nêu câu hỏi với tổ chức cho học sinh trả như

tường thuật, miêu tả cùng với chỉ lược đồ như giao nhiệm vụ: Hãy cho biết quân ta
14


chọn cứ điểm nào để đánh trong chiến dịch biên giới? Diễn biến chiến dịch? Học
sinh dựa vào SGK, lược đồ và vốn kiến thức của mình trình bày về cuộc tấn công
của quân ta vào cứ điểm Đông Khê và diễn biến trên lược đồ. Giáo viên gọi học
sinh khác bổ sung, sau cùng giáo viên nhận xét bổ sung (việc trình bày phải kết hợp
với dùng bút dạ hoặc giáy màu đính các kí hiệu trên lược đồ).
Sau khi trình bày xong diễn biến giáo viên có thể hỏi học sinh: Em hãy so
sánh cách đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc và cách đánh trong chiến dịch Biên
giới: (giáo viên cho học sinh phát biểu sau đó nêu lại những điểm chính và khẳng
định sự lớn mạnh của quân ta).
5 - Bài tập
Cho học sinh làm bài tập (luyện tập) sau khi tiếp thu kiến thức mới là vấn đề
không thể thiếu trong tiết bài dạy lịch sử hiện nay. Bài viết này tôi không đi sâu để
phân tích từng loại bài tập cũng như mức độ bài tập nhưng với một giáo viên giảng
dạy môn lịch sử điều tối thiểu phải biết sử dụng các loại (dạng) bài tập trong giờ
học cho phong phú, phù hợp, có như vậy mới đạt hiệu quả trong giờ dạy.
1. Bài tập dạng 1: Điền vào chỗ trống theo bảng:
Khi dạy bài 14, lịch sử lớp 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
Phần III: Xã hội Việt Nam phân hóa, ta cho học sinh làm bài tập sau: Dựa vào
sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam, hãy điền vào chỗ trống trong
bảng sau:

Số TT
Các giai cấp, tầng lớp Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
1
2
3

4
5
2. Bài tập dạng 2: Điền từ vào chỗ trống … (dạng này thường sử dụng đoạn
văn trong SGK Lịch Sử: khi cho học sinh làm bỏ bớt một số từ hoặc sự kiện lịch
sử.., học sinh bổ sung cho đúng, đủ).
Ví dụ: Hồn thành chỗ trống … sau:
15


‘’Cách mạng … là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã phá
tan ….. nô lệ của ….., đồng thời lật nhào …. tồn tại ngót ngàn năm. Việt Nam từ
một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ ….đưa nhân dân ta
từ thân phận nô lệ thành người dân …. làm chủ nước nhà’’.
3. Dạng bài tập 3: Nối cột A với cột B sao cho hợp lí.
Bằng hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam, hãy nối cột A với cột b sao cho hợp
lí:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
05-1911
Việt Nam và thực dân Pháp kí hiệp định sơ bộ
06-1925
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
19-08-1945
Cách Mạng Tháng Tám thành công
25-08-1945
Tổ chức Viêt Nam Thanh Niên ra đời
06-03-1946
Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn
19-12-1946
Nguyến Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

4. Dạng bài tập 4: Cho học sinh chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu và lý giải tại
sao khởi nghĩa thắng lợi tại Huế(dạng bài tập này sử dụng sau khi bài học tổng kết
vì phần chương hoặc bài học có nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu có ý nghĩa).
Ví dụ: Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ ngày 02-08-1945
đến ngày 21-07-1954, em hãy chọn năm sự kiện lịch sử tiêu biểu và giải thích tại
sao?
5. Dạng bài tập 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh hùng hoặc di tích
lịch sử quê hương. Dạng bài tập này giáo dục tư tưởng kính yêu, biết ơn lãnh tụ,
nhân vật anh hùng và biết bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử. Từ đó tự hào về đất
nước con người Việt Nam.
6. Dạng bài tập 6: Lập niên biểu (dạng tự chọn đơn vị kiến thức).
Ví dụ, sau khi học xong bài 23: Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám năm 1945
và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hãy lập niên biểu về cách mạng
tháng Tám năm 1945.
*Nhận xét:

16


* ở dạng bài tập1: Với dạng bài tập liệt kê những thông tin lịch sử đã học ở tiết bài,
phần hoặc chương: yêu cầu học sinh điền đúng 50% lượng thơng tin u cầu. Dạng
bài tập này có thể áp dụng cho các tiết bài và dạng bài.
* ở dạng bài tập 2: Dạng bài điền từ chỉ thích hợp chỉ nên áp dụng ở phần, ở đoạn
văn SGK có tính chất nhận xét, kết luận. Giáo viên cần dấu những địa danh, tên
riêng hoặc sự kiện, niên đại. Học sinh làm được 50 -60 % là đạt yêu cầu.
* ở dạng bài tập 3: Dạng nối cột A với cột B. Yêu cầu giáo viên khi ra bài tập cần
có lượng thơng tin thừa (cột A hoặc cột B thừa lượng thơng tin có liên quan hoặc
khơng hề liên quan tùy vào đối tượng học sinh khá hay trung bình)
* ở dạng bài tập 4: Cho học sinh chọn sự kiện lịch sử. Dạng bài tập này thường áp
dụng ở dạng bài tổng kết, ôn tập hay dạng bài có nhiều đơn vị kiến thức mà khi đó

giáo viên cần hướng học sinh vào đơn vị kiến thức trọng tâm. Dạng bài này học
sinh chọn đơn vị kiến thức nào ở giai đoạn lịch sử này đều đúng nhưng quan trọng
là đơn vị kiến thức nào có tính chất quan trọng, xuyên suốt thì đạt kết quả cao hơn.
Dạng đề này dễ nhưng lại là dễ khó chỉ cần học sinh làm được 50- 60% là đạt.
* ở dạng bài tập 5: Áp dụng với những tiết bài văn hóa, xã hội, bài về các danh
nhân văn hóa, các di tích lich sử… học sinh được trình bày cảm xúc đánh giá, nhận
xét của mình với vấn đề mà đề bài yêu cầu. Yêu cầu người giáo viên phải trân trọng
những suy nghĩ của học sinh từ đó uốn nắn, hướng học sinh về với suy nghĩ đúng
đắn có tính giáo dục: Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn.
* ở dạng bài tập 6: Lập niên biểu Lập niên biểu (dạng tự chọn đơn vị kiến thức).
học sinh chỉ cần làm được 60 - 70% là đạt yêu cầu.
Trên đây là một số dạng bài tập tiêu biểu mà tơi áp dụng trong q trình
giảng dạy mơn lịch sử ở trường THCS Định Liên. Do thời gian có hạn tơi khơng
thể đi sâu phân tích tính ưu, nhược của từng dạng bài tập mà chỉ đưa ra với tính
tham khảo cho đồng nghiệp.(Lưu ý: Tất cả những bài tập trên nên đưa vào bảng
phụ, máy chiếu hoặc phiếu học tập để học sinh có thể trình bày ln : trực tiếp trình

17


bày miệng hoặc viết vào bảng, vào giấy. Học sinh sẽ hứng thú làm việc. chủ động
tiếp thu kiến thức và làm được bài tập.)
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong quá trình dạy học tơi thấy sử dụng một số biện pháp dạy học này một
cách linh hoạt, hợp lí sẽ gây hứng thú học tập, phát triển tư duy học sinh. Các em
chăm chú nghe giảng, xây dựng bài sôi nổi, làm bài tập và nắm bài ngay tại lớp.
Chất lượng đại trà thực tế qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết của hai khối lớp 8
và 9 so với đầu năm có những tiến bộ rõ rệt.


Lớp
8
9

Tổng

số Số HS có năng lực tư duy Số HS khơng có năng lực tư

học sinh
lịch sử
duy lịch sử
90
47 hs= 52,2%
43 hs = 47,8%
100
68 hs= 68%
32 hs = 32%
Đạt được kết quả đó là do có sự cải tiến phương pháp dạy học, áp dụng hiệu

quả "Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư
duy cho học sinh lớp 8 - 9". Kết quả này được cả Hội đồng thi đua khen thưởng
của nhà trường ghi nhận.
Là một giáo viên Văn - Sử tôi thấy bản thân cịn cần phải cố gắng học hỏi,
khơng ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp, cập nhật thông tin để nâng cao
trình độ chun mơn tay nghề khiến cho giờ dạy lịch sử khơng cịn trở nên khơ
khan nặng nề nhằm lôi cuốn các em thêm yêu quý bộ mơn lịch sử. Từ đó bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử
của dân tộc.
2/ Kiến nghị đề xuất
* Với đồng nghiệp: Muốn phát triển tư duy cho học sinh trong học tập lịch

sử, giáo viên cần:
- Giảng dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm.
- Sử dụng tốt SGK trong chuẩn bị bài, trong dạy học trên lớp và hướng dẫn học ở
nhà.
18


- Giờ học phải linh hoạt, mềm dẻo, tạo tình huống gây hứng thú cho học sinh.
- Khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học.
- Biết xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng dạng bài phù hợp, rõ ràng, chính xác và
logic.
- Có hệ thống bài tập hợp lí, vừa sức để phát triển tư duy người học.
* Với cấp trên: tôi xin kiến nghị với Phòng giáo dục, Hội đồng khoa học
cấp trên tổ chức những buổi thảo luận kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng phương
pháp mới trong giảng dạy, đặc biệt là nên tổ chức những hội thảo để trao đổi về
những sáng kiến được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao hàng năm để tôi và
các đồng nghiệp - những người mà tuổi nghề cịn ít có điều kiện học hỏi thêm kinh
nghiệp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Định Liên, ngày 18 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình, khơng sao chép nội dung
của người khác

Trịnh Thị Thuỷ
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU


1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
19


1. Cơ sở lí luận …………………………………………………………2
2. Thực trạng của vấn đề…......................................................................3
3. Các giải pháp thực hiện……………....................................................4
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận................................................................................................17
2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................18

20


21



×