Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số phương pháp dạy học mỹ thuật nhằm phát huy tính ứng dung cho họ sinh khối 7,8 trường THCS cù chính lan qua các bài vẽ trang trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------- ۞۞ --------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CỦA CÁC BÀI VẼ TRANG TRÍ Ở LỚP 7, 8
TẠI TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN

Người thực hiện: Dương Thị Hồng Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cù Chính lan
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Mĩ Thuật

THANH HÓA NĂM 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------- ۞۞ --------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CỦA CÁC BÀI VẼ TRANG TRÍ Ở LỚP 7, 8
TẠI TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN

Người thực hiện: Dương Thị Hồng Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cù Chính lan


SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Mĩ Thuật

THANH HÓA NĂM 2016
1


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................2
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................2
C. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................2
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................2
1. Khái niệm:.................................................................................................2
2. Mục tiêu:....................................................................................................2
3. Những định hướng cơ bản về phương pháp phát huy tính ứng dụng của
các bài vẽ trang trí cho học sinh lớp 7, 8 trường THCS Cù Chính Lan........2
B. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY- HỌC MĨ THUẬT- PHÂN MÔN VẼ
TRANG TRÍ TRƯỚC KHI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ở
TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN HIỆN NAY.............................................2
1. Nhận xét chung:.........................................................................................2
2. Dạy- Học và kết quả học tập của học sinh đối với phân mơn vẽ trang trí
hiện nay.........................................................................................................2
3. Ngun nhân.............................................................................................2
C. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG CHO
HỌC SINH LỚP 7, 8 TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN..............................2
1. Giải pháp 1................................................................................................2
2. Giải pháp 2................................................................................................2

3. Giải pháp 3................................................................................................2
4. Giải pháp 4................................................................................................2
5. Giải pháp 5................................................................................................2
6. Giải pháp 6................................................................................................2
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO TỪNG
BÀI GIẢNG TRONG PHÂN MƠN VỄ TRANG TRÍ LỚP 7, 8.....................2
III. KẾT LUẬN.....................................................................................................2
1. Kết luận.........................................................................................................2
2. Kiến nghị.......................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................2

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang trí là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội và chiếm một
vị trí quan trọng trong đời sống. (Kiến trúc đơ thị, trang trí, nội ngoại thất, trang
trí phục trang, trang trí điện ảnh, sân khấu.).
Phân mơn trang trí được đưa vào từ lớp 6 tới lớp 9 nhằm tìm tịi, sáng tạo
độc đáo của học sinh khi làm bài, chương trình và nội dung học trang trí ở
THCS có sự sắp xếp mang tính đồng tâm, phát triển để học sinh tiếp cận môn
học từ dễ đến khó. Như trong trang trí trại hè, một bài gắn liền với đời sống sinh
hoạt của học sinh được thể hiện bằng nhiều kiến thức tổng hợp (kiến thức kẻ
chữ, trình bày, sắp xếp và bao qt). Trang trí lều trại, trang trí báo tường, trang
trí bìa lịch treo tường, trang trí mặt nạ, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, tạo dáng
và trang trí lọ hoa,....đều có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống hằng ngày.
Qua quá trình giảng dạy nhất là đối với phân mơn Vẽ trang trí, tơi nhận
thấy các em học sinh hồn tồn có thể sử dụng kiến thức vẽ trang trí kết hợp với
sự sáng tạo của bản thân để làm ra một vật dụng mới, đẹp mắt và rất có ích trong

cuộc sống thường ngày nếu có sự khơi gợi và hướng dẫn của người giáo viên
cho các em. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài để hướng các em quan
tâm đến nghệ thuật trang trí ứng dụng và chú ý đến cách vận dụng những kiến
thức cơ bản vào trong trang trí để các em có thể tạo ra các sản phẩm có ích.
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng phân mơn vẽ trang trí và qua đó ứng dụng
vào trong thực tế giảng dạy các đối tượng lớp 7,8 là học sinh trường THCS Cù
Chính Lan. Giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về vẽ trang
trí. Những kiến thức chung, cách sử dụng màu vẽ, cách vẽ họa tiết, phân biệt
được và thực hiện được bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Từ đó thúc
đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tị mị sự hiếu kì của các em trên mọi chất
liệu. Giúp học sinh hiểu được giá trị của mĩ thuật cổ dân tộc. u q trân trọng
cái đẹp, có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn.
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp giảng dạy, nhằm phát huy tính
ứng dụng của các bài vẽ trang trí cho học sinh lớp 7,8 trường THCS Cù Chính
Lan. Trang trí khơng chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp mn màu, mn vẻ
mà cịn phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tịi để ln ln có cái mới, cái khác,
cái lạ…Học trang trí các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất
của người lao động sáng tạo không ngừng.
Đối với học sing trường THCS Cù Chính Lan đã từ lâu các em đa phần bị
chi phối ảnh hưởng của các môn học chính, lo cho thi, phần nào thao nhãng mơn
mĩ thuật. Nếu vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy phân mơn vẽ trang trí thì
sẽ phát huy tính hứng thú trong học tập trang trí ứng dụng cao của HS.
C. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3


Là học sinh lớp 7, 8 trường THCS Cù Chính Lan và phân mơn vẽ trang trí
nhằm tìm ra những phương pháp dạy học hay, phù hợp để ứng dụng tích cực
hóa hoạt động trang trí ứng dụng cho học sinh trong các bài vẽ trang trí và trong

đời sống hàng ngày. Bởi vì trang trí ln gắn bó mật thiết đối với đời sống con
người. Thông qua cách ăn mặc, nếp sống, tiện nghi sinh hoạt… có thể đánh giá
chất lượng, thị hiếu và phong cách sống của con người. Nếu cuộc sống khơng có
trang trí, mọi vật dụng làm ra khơng có kiểu dáng và hình thức khác nhau thì
cuộc sống thật nhàm chán. Như vậy, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong
muốn về tình cảm, ý thích, tâm lý của con người.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tìm hiểu thực tế
- Phương pháp quan sát trực quan
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp làm việc theo nhóm

4


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Khái niệm:
Đổi mới PPDH là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của HS để
HS tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh và sâu sắc. Đồng thời vận dụng tính trang
trí là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc lên
mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hữu ích hay hình thể đẹp
với nội dung, yêu cầu của từng loại hình trong cuộc sống.
2. Mục tiêu:
Giáo dục thẩm mĩ, giúp HS hiểu về cái đẹp của thiên nhiên và của tác phẩm
Mĩ thuật. Qua đó HS sẽ có cảm hứng tìm tịi và tạo ra cái đẹp, góp phần xây
dựng mơi trường thẩm mĩ cho xã hội
Phát triển khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo góp phần hình thành

phẩm chất người lao động mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước.
3. Những định hướng cơ bản về phương pháp phát huy tính ứng dụng
của các bài vẽ trang trí cho học sinh lớp 7, 8 trường THCS Cù Chính Lan
Phát huy tính ứng dụng cho HS lớp 7, 8 qua các bài vẽ trang trí, khơng chỉ
bó hẹp trong khơng gian ở trong lớp học hay trên giấy mà có thể tạo cơ hội cho
các em được ứng dụng vào thực tế ngay chính trên ngơi trường của mình. Ví dụ
có thể tổ chức một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh khối lớp 8
trong dịp 26/3 sau khi đã được học bài “Trang trí lều trại”. Hoặc có thể giao cho
bất kì em nào từ lớp 7 đến lớp 8 kẻ một câu khẩu hiệu phục vụ cho các hoạt
động cổ động hoặc tuyên truyền sau khi đã được học qua bài vẽ trang trí “ kẻ
chữ in hoa nét đều, kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm ( lớp 6), chữ trang trí ( Lớp
7), trình bày câu khẩu hiệu (lớp 8)”.........
B. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY- HỌC MĨ THUẬT- PHÂN MƠN VẼ
TRANG TRÍ TRƯỚC KHI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ở
TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN HIỆN NAY.
1. Nhận xét chung:
Mĩ thuật, là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đối,
hài hòa của HS. Hiện nay mơn mĩ thuật đã đưa vào chương trình học ở bậc
THCS của hầu hết các nước trên thế giới. Mơn Mĩ thuật là mơn học độc lập có
mục tiêu, chương trình, SGK, sách hướng dẫn thiết bị riêng cho dạy và học, GV
được đào tạo cơ bản, kết quả học tập của HS được đánh giá một cách nghiêm
túc.
a. Giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường THCS Cù Chính Lan đã chuẩn về
chun mơn, nghiệp vụ vững vàng. Ln tìm tịi sáng tạo trong cơng tác giảng
dạy bộ môn, tự làm đồ dùng dạy học sát với từng bài học và thực tế của trường.
b. Quản lý và chỉ đạo ít quan tâm đến bộ mơn, kiểm tra đánh giá chất
lượng cịn xem nhẹ, đơi khi kết quả kiểm tra còn xem như đại trà, hoặc xem dạy5



học MT là bề nổi, có tính chất phong trào. Vì vậy dạy Mĩ thuật chưa thực sự
phát huy khả năng suy nghĩ, tìm tịi, ứng dụng sáng tạo của HS.
c. Cơ sở vật chất cho dạy- học Mĩ thuật THCS thiếu thốn, nghèo nàn,
chưa được nghiên cứu đúng cách, đúng hệ thống, trang thiết bị đồ dùng dạy học
chưa đủ và chưa đảm bảo tính thẩm mĩ.
2. Dạy- Học và kết quả học tập của học sinh đối với phân mơn vẽ
trang trí hiện nay.
Đa số các giờ học bình thường theo thời khóa biểu diễn ra một cách buồn
tẻ theo kiểu thông tin một chiều, GVcũng sử dụng PP vấn đáp nhưng chủ yếu
vẫn là thuyết trình và luyện tập. HS khơng được quan sát bên ngồi thực tế, khi
vẽ khơng tìm tịi, suy nghĩ, bài vẽ trở nên dễ dãi, cẩu thả… Vấn đề kiểm tra,
đánh giá, xếp loại cũng khơng được đề cao.
3. Ngun nhân
Chính là do chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trị, vị trí của
mơn MT trong hệ thống giáo dục phổ thơng với giáo dục tồn diện cho HS của
một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh HS.
C. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CHO HỌC SINH LỚP 7, 8 TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN.
1. Giải pháp 1
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp tìm hiểu thực tế
Mục tiêu và nhiệm vụ của phương pháp này ở phạm vi rộng vì ngồi việc
học sinh tìm hiểu đặc điểm nội dung, hình tượng, đường nét, màu sắc,bố cục…
thì giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh. Giúp HS thấy được tính
giáo dục, tính thực tiễn, vẻ đẹp và sự phong phú sau khi hoàn thành xong một
nội dung yêu cầu của đề tài. Từ đó HS sẽ có cảm hứng tìm tịi, sáng tạo ý tưởng
mới trong cách sắp xếp bố cục trên giấy và ứng dụng ngoài thực tế.
b. Cách thức thực hiện:
Sử dụng đồ dùng trực quan: Hướng dẫn HS quan sát các bức tranh của
họa sĩ và học sinh mang chủ đề của bài học, hoặc hướng dẫn HS quan sát trực
tiếp ngồi mơi trường xã hội.

Ảnh trang trí mặt nạ cho buổi lễ Halowin

6


.
Hình ảnh trang trí ứng dụng, tạo dáng và trang trí mặt nạ
Sử dụng PP thuyết trình: Gv giới thiệu đề tài ở phạm vi rộng hơn, giới
thiệu để HS hiểu được ý nghĩa và tính thực tiễn của chủ đề đối với cuộc sống
hàng ngày.
Sử dụng PP vấn đáp gợi mở để HS hiểu đề tài ở mức độ sâu hơn, phạm vi
rộng hơn ngoài ra gợi mở để Hs có cảm xúc thể hiện được những ý tưởng mới.
2. Giải pháp 2
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp trực quan
Dạy trên những gì HS nhìn thấy như hình vẽ, tranh ảnh, cả lời nói diễn
cảm có hình ảnh có tính trực quan. Phương pháp trực quan giúp HS lĩnh hội tri
thức nhanh cụ thể. Ngồi ra cịn tác động đến xúc cảm của học sinh. Bằng việc
sử dụng phương tiện trực quan, giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh từ
khái quát đến chi tiết. HS có cách nhìn tồn diện hơn trước mỗi dạng bài. Tạo
cảm hứng để HS suy nghĩ tìm tịi ý tưởng mới của bài
b. Cách thức thực hiện
Giáo viên nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học, đảm
bảo rõ nội dung, tránh trùng lặp. Cần phân loại đồ dùng dạy học như mơ hình,
hình ảnh, tranh hoặc thăm quan.
Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng. Kết hợp
nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng DH cùng với nét vẽ minh họa
để cho sự lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị giác và thính giác
Tùy theo nội dung bài dạy giáo viên có cách trình bày đồ dùng dạy học
khác nhau.
Ví dụ: Trang trí tranh cổ động

Cần chú ý tới vị trí trình bày đồ dùng dạy học: phải có ánh sáng chiếu tới,
kích thước to rõ ràng …sao cho mọi HS nhìn rõ.

7


GV cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ trang trí của HS hoặc của họa sĩ để
làm tư liệu giảng dạy. Ngoài ra GV cần nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học sát với
từng bài học và thực tế của trường.
Ví dụ: Tư liệu họa tiết trong trang trí
Hoa, lá, chim, thú, các hình hình học…. được dựa trên thực tế, sau đó đơn
giản và cách điệu làm họa tiết trang trí.

Ví dụ: Ứng dụng trang trí hình vng từ tư liệu họa tiết trang trí.

3. Giải pháp 3
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp gợi mở: Có thể kết hợp cùng với các
phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi
mở…để h ọc sinh suy nghĩ, tìm tịi phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ của
mọi học sinh( giỏi, khá, trung bình…) Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả
năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ, kĩ năng vẽ trang trí.
Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tịi ý tưởng mới cho mỗi bài học
b. Giải pháp thực hiện.
Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống, các
vấn đề cần gợi mở và gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học
sinh.
VD1: Ở hoạt động Quan sát nhận xét, giáo viên có thể gợi mở để học sinh
khai thác nội dung sâu hơn: “ Ngoài các gợi ý vừa nêu của bài em còn biết về
những kiểu dáng chậu cảnh nào khác? Em hãy miêu tả về hình dáng, họa tiết của
chậu đó”. (Tạo dáng và trang trí chậu cảnh- lớp 8).

VD2: Ở phân mơn vẽ trang trí- vẽ tranh cổ động (mĩ thuật 8) “tranh cổ
động và tranh đề tài giống và khác nhau ở điểm nào?. Đây là câu hỏi khó, HS có
thể trả lời thiếu hoặc sai. Nhưng qua câu hỏi này đã tác động đến suy nghĩ và
8


nhu cầu muốn tìm hiểu của học sinh. Lúc này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh
về sự giống và khác nhau của hai thể loại tranh này. Hoặc ở hoạt động thực hành
có thể gợi mở về cách vẽ. Như em thấy nét vẽ này hoặc hình vẽ này đã được đẹp
chưa ( đối với hs trung bình và yếu), giáo viên cần chỉ ra những sai sót một cách
cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo khả năng của mình. “Em nhớ lại
xem hình ảnh cổ động về phịng chống ma túy ngồi sân trường trong buổi lễ
mít tinh phịng chống ma túy HIV/AIDS như thế nào?, có những hoạt động gì?
(đối với học sinh khá). Các em hãy quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ
chưa được đẹp? Em có thể sửa chúng đẹp hơn không? (đối với học sinh giỏi).
Những câu hỏi trên có ý nghi vấn,đồng thời tin vào khả năng của học
sinh,khích lệ ,động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn
Về đánh giá bài vẽ tranh giáo viên cũng có thể sử dụng PP gợi mở để
hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài trong lớp:
VD: Em thấy trong lớp có bao nhiêu bạn vẽ đúng nội dung và có bao
nhiêu bạn vẽ chưa nội dung của bài học? Hoặc em thấy bài nào trong lớp đẹp
nhất ? vì sao?
4. Giải pháp 4
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp vấn đáp.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vì được suy nghĩ
trước và đoán được nội dung mà giáo viên sẽ giảng, các em sẽ không bị động
tiếp thu kiến thức. Khai thác nội dung bài vẽ và suy nghĩ xem bài vẽ có thể ứng
dụng vào hoạt động gì trong cuộc sống.
b. Giải pháp thực hiện
Giáo viên nghiên cứu bài trước khi dạy để xác định các tình huống cần

hỏi và đặt giả thiết cho những câu trả lời của học sinh, kết hợp thêm các câu hỏi
gợi mở mỗi khi học sinh chưa trả được, hoặc trả lời sai. Mỗi hoạt động dạy –
học cần sử dụng vấn đáp vào đúng trọng tâm kiến trức của hoạt động đó.
5. Giải pháp 5
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp luyện tập.
Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở
thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Kiểm tra và gợi ý để các đối tượng
học sinh phát huy hết khả năng của mình.Thơng qua thực hành, học sinh được
củng cố về kiến thức lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực thành để tạo nên
một bài vẽ có hiệu quả.
b. Giải pháp thực hiện:
Giáo viên quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo thời gian đúng tiến độ.
Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp lí
hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ
thể ngay trên từng bài vẽ. Đây là một trong những phương pháp đặc thù của
môn Mĩ thuật và thường mang lại kết quả khả quan cho bài dạy. GV làm việc
với từng HS, góp ý, khích lệ để mỗi em hoàn thành bài vẽ theo khả năng của
mình.

9


6. Giải pháp 6
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm.
Giúp học sinh nắm được hình thức hoạt động nhóm. HS được tham gia
vào hoạt động nhóm, rèn luyện kĩ năng triển khai hoạt động nhóm nhanh và có
hiệu quả. Qua hoạt động nhóm giáo dục cho học sinh có tinh thần tập thể, biết
phối hợp với mọi người trong các công việc sau này.
b. Giải pháp thực hiện
Phương pháp học tập này được tiến hành dưới nhiều hình thức tùy thuộc

vào bài tập là câu hỏi hay bài thực hành:
+ Thảo luận câu hỏi
+ Làm bài tập nhóm
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO
TỪNG BÀI GIẢNG TRONG PHÂN MÔN VỄ TRANG TRÍ LỚP 7, 8.
Tơi đã tiến hành thực nghiệm khơi dậy sức sáng tạo của học sinh khi áp
dụng kiến thức phân mơn vẽ trang trí để sáng tạo ra những vật dụng có ích trong
cuộc sống cụ thể vào trong các bài dạy và kết quả thu được như sau:
Kết quả phân mơn vẽ trang trí lớp 7
Tiết 4 : Tạo họa tiết trang trí

Tiết 7 : Tạo dáng và trang trí lọ hoa

10


Từ lọ dầu gội đã hết + giấy màu+ keo dán+ bút dạ = một sản phẩm lọ họa
mới lạ.

Từ lọ nước giặt đã hết tạo thành một lọ cắm hoa độc đáo bằng giấy màu.
Tiết 10 : Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật

Đèn ngủ từ ống mút, chai nhựa, khung ảnh từ bìa cứng, kẹp áo, dâu ruy bang
Tiết 15 : Chữ trang trí

11


Chữ trang trí theo chữ cái tên bằng cúc các loại với nhiều kích cỡ, khâu trên vải
có trang trí thêm hoa vải, hạt vòng, chỉ thêu…

Tiết 18 : Trang trí bìa lịch treo tường.

Bằng những vật dụng khơng dùng nữa + sự sáng tạo + ứng dụng kiến thức
Bìa lịch được làm bằng nắp chai, bìa cat tong, bìa cứng, giấy màu, keo dán, bút
dạ và vẽ trên một tấm vải cũ…
Tiết 23 : Trang trí đĩa trịn.
Ứng dụng kiến thức bài Trang trí đĩa trịn để tái chế và trang trí những chiếc đĩa
nhựa, thìa nhựa cũ… tạo thành vật dụng trang trí trong cuộc sống.

Làm mới chiếc gương trịn từ những chiếc thìa nhựa và màu vẽ. Hay tạo biển
tên hình đĩa nhựa trịn trang trí giấy màu bên trong cho phịng riêng.
Tiết 28 : Trang trí đầu báo tường.

12


Đầu báo bằng giấy, bìa cattong, dây thừng, lá cây khơ.
Ngồi cách vẽ báo tường thơng thường các em học sinh, sử dụng rơm, dây
ruy băng, giấy xốp, dây dù, lá cây để làm đầu báo tường theo lối trang trí tự do.
Tiết 31 : Trang trí tự do.
Với các kiến thức đã học, bốn em học sinh lớp 8A đã sử dụng gáy giáo
án cũ, giấy bóng, dây thép, bóng đèn ngủ, đĩa nhựa, keo dán, giấy xốp màu, dây
điện, kéo, kìm, giấy dán đủ họa tiết để sáng tạo ra một chiếc đèn ngủ được trang
trí đẹp mắt và tiện dụng.

Từ lõi giấy vệ sinh, bút dạ đen các em đã sáng tạo ra các con vật ngộ
nghĩnh để trang trí góc học tập

Kết quả: Phân mơn vẽ trang trí lớp 8:
Tiết 1 : Trang trí quạt giấy.

Sử dụng giấy màu, dây len, que nhựa để tạo thành những chiếc quạt giấy
đủ màu sắc, tiện. Chỉ với bìa cứng, giấy màu, keo, bút dạ, các em học sinh đã
tạo ra được một sản phẩm quạt giấy mới lạ, đẹp mắt và tiện lợi trong những
ngày hè nóng bức.

13


Tiết 4 : Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
Sáng tạo chậu cảnh từ chai nước cocacola cắt tạo thành dáng các con vật
ngộ nghĩnh sau đó sơn màu. Có thể xỏ lỗ hai bên, buộc dây thừng để treo.
Hay với một hộp bánh đã bỏ đi, các em đã sử dụng giấy xốp màu, bút dạ, kéo,
keo dán đã tạo ra một chậu cảnh đẹp mắt.

Tiết 12,13 : Trình bày bìa sách ( Lớp 8). Với những tấm bìa cứng, cát tông, hộp
bánh bằng giấy, giấy màu, keo dán các em đã tạo nên những cuốn sách đẹp mắt,
hấp dẫn người xem.
14


Sản phẩm sáng tạo của các em sau tiết học Trình bày bìa sách
Sáng tạo ra các cuốn sách cho riêng mình hay ứng dụng kiến thức từ bài
bìa sách để làm thiệp chúc mừng từ bìa cứng, cúc áo, giấy màu

Tiết 16,17 : Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
Tạo ra chiếc mặt nạ trung thu từ bìa cứng, rổ, mẹt, dây len, màu vẽ…

Tiết 24,25 : Vẽ tranh cổ động

15



Tiết 26 : Trang trí lều trại

16


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Phát huy tính ứng dụng cho học sinh trong học tập đã được nhắc đến từ
lâu. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. HS và cha mẹ dần dần thích ứng với
quan niệm học để có cơng ăn việc làm, chấp nhận làm việc trong khu vực kinh
tế tư nhân.
Vì vậy phát huy tính ứng dụng trong GD là vấn đề tất yếu nhằm đào tạo
lớp người mới năng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn phát triển của đất nước. Bởi vì nó cung cấp, rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng cơ bản để tiếp thu và giải quyết bài học, gieo mầm và thúc đẩy sự
phát triển tư duy hình tượng, phù hợp với những ước mơ hồi bão, ham thích
tìm tịi, khám phá và sáng tạo của học sinh. Nếu GV thực hiện đầy đủ các mục
tiêu đề ra thì việc dạy học đạt kết quả cao. Song chúng ta cần chú ý rằng Mĩ
thuật nên được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, cần có những tiết tham
quan dã ngoại hoặc tổ chức học theo nhóm… Mĩ thuật khơng có cơng thức,
khơng có đáp số cụ thể và có phần trừu tượng. Mỗi bài lại khám phá được điều
mới, với nhiều hình, nhiều vẻ cái đẹp có quy định chung chung, khơng có đáp số
duy nhất, vì nghệ thuật là lĩnh vực tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người,
cho nên việc dạy Mĩ thuật cần phải sinh động, sử dụng tối đa đồ dùng trực quan,
hướng dẫn chung cho cả lớp và cho từng đối tượng học sinh, phát hiện kịp thời
cái đúng sai để động viên uốn nắn. Vì vẽ trang trí với nhiều thể loại và hình ảnh
khác nhau cần tư duy, sắp xếp, mỗi loại hình trang trí lại có nhiều nội dung và

các hình ảnh khác nhau, đó là phân mơn mà người vẽ có điều kiện thể hiện các
hoạt động trong cuộc sống của con người và trang trí nội, ngoại thất. Vì vậy giờ
học vẽ trang trí GV cần gợi ý để học sinh vận dụng hết khả năng quan sát tinh tế
của mình, và GV cần truyền cảm hứng cho HS điều đó sẽ quyết định cho một
bài vẽ sinh động với những điều ngộ nghĩnh đáng yêu. Muốn được như vậy thì
GV phải nghiên cứu và vận dụng tốt các phương pháp dạy học để mang lại hiệu
quả tốt cho mục tiêu đề ra.
Thông qua q trình học tập phân mơn Vẽ trang trí, có thể nâng cao được
hiểu biết đối với nghề nghiệp, với xã hội, hoàn thiện nhân cách và lối sống trong
sinh hoạt cho học sinh. Qua quá trình áp dụng sáng kiến vào trong các bài dạy
của lớp 7, 8 tôi thấy các em học sinh thích thú, u thích mơn học hơn, các em
say mê tìm tịi sáng tạo để làm mới các đồ vật và số lượng các đồ vật được các
em tái chế, làm mới ngày một nhiều lên.
2. Kiến nghị
Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động
ngoại khoá, thành lập các câu lạc bộ năng khiếu mĩ thuật với nội dung mở rộng
và chun sâu. Phải có phịng học mĩ thuật rộng, đầy đủ ánh sáng. Phương tiện
(bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy, màu, máy chiếu hình,tranh, tượng, phiên
17


bản ,các tài liệu tham khảo) theo đặc thù của bộ môn. Như vậy sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học của bộ môn Mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính
sáng tạo của học sinh trong mơn học và đạt kết quả cao trong học tập. Tổ chức
các cuộc thi nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và u
thích hội hoạ.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã và đang thực hiện thu được nhiều
hiệu quả rõ rệt. Hiện tại, trong q trình giảng dạy tơi vẫn đang tiếp tục hồn
thiện, tìm tịi và phát huy hơn nữa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục . Tôi
rất mong được sự quan tâm, đóng góp xây dựng của đồng nghiệp để những bài

giảng ngày càng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

18


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung trong bài sáng kiến kinh nghiệm này, là
không đi sao chép, khơng lặp lại các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố từ
trước. Tơi xin hồn tồn chịu chách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Ban giám hiệu kí

Giáo viên

Dương Thị Hồng Oanh

19


PHỤ LỤC
BÀI SOẠN MINH HỌA
Ngày soạn: 21/2/2015
Tiết 25: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ LỀU TRẠI
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về trang trí lều trại, hình thức và cách thức
trang trí lều trại, cổng trại.
2. Kỹ năng : HS vẽ trang trí được 1 lều trại, cổng trại, có thể trang trí được một
lều trại, cổng trại đơn giản. Cụ thể vận dụng kiến thức của bài vào hoạt động

cắm trại chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
3. Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của lều trại, cổng trại qua việc trang trí.
Thích thú với hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thơng qua các bài vẽ trang
trước.
B.Phương pháp
-Quan sát vấn đáp trực quan.
-Luyện tập , thực hành.
C.Chuẩn bị
1) Gv: -Bộ đồ dùng dạy học MT 8.
-Tranh trang trí lều trại phóng to, máy chiếu.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2) Hs:- Tranh ảnh lều trại.
- Giấy, chì, màu, tẩy.
D.Tiến trình dạy học
I.ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới : (38') :
1.Đặt vấn đề : Trong những ngày nghỉ có rất nhiều hoạt động diễn ra như các
hoạt động vui chơi trong đó thường diễn ra hoạt động dành cho thiếu nhi đó là
cắm trại.
2.Triển khai bài :
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét
? Cắm trại nhằm mục đích gì?
? Em thấy trang trí cổng trại, lều

-Hs trả lời.

- Cắm trại là hoạt động tổ chức cho thiếu
nhi vui chơi, giải trí trong những ngày
nghỉ, lễ hội hoặc trong dịp hố.
- Cách trang trí đa dạng , phong phú


trại như thế nào?

? Trại thường có những phần nào?.

Khn viên, cổng trại, lều trại và sân chơi.

Hình thức trang trí như thế nào?

- GV cho học sinh xem một số
cách trang trí cổng trại, lều trại.

? Màu sắc của lều trại như thế nào
? Có thể sử dụng vật liệu gì để
trang trí?

+Cách bố cục( sắp xếp cổng, lều và bối
cảnh)
+Cổng trại ( hình dáng)
+Trang trí ( hình vẽ, màu sắc)

- Màu sắc trang trí tươi sáng.
- Sử dụng vật liệu đa dạng, sẵn có, lá cây,
giấy màu, vải...



? Vì sao cổng trại, lều trại lại phải
trang trí đẹp?
-GV kết luận: trang trí lều trại có
nhiều cách trang trí khác nhau, với
màu sắc tươi sáng, đẹp mắt.

+ Tạo khơng khí vui tươi cho ngày hội

Hoạt động 2 : Cách trang trí cổng trại, lều trại
-GV tiếp tục cho học sinh xem các
loại lều trại.

? Cổng trại, Lều trại được trang trí -Trang trí đối xứng qua trục, và trang trí tự
do
theo nguyên tắc nào, sử dụng
- Hoạ tiết hoa lá, hình mảng kỷ hà, các con
những hoạ tiết gì?
vật ...
? Nêu các bước cơ bản của một bài * Các bước:
B1- Tạo dáng cho cổng trại, lều trại.
vẽ trang trí

B2- Tìm bố cục

B3- Vẽ hoạ tiết


B4- Tô màu
GV cho HS xem một số bài vẽ của

học sinh năm trước
GV kết luận bổ sung: Khi trang trí
cần chú ý sắp xếp các mảng hình
và chữ sao cho hài hòa, tránh nặng
nề. Các mảng đặt chữ cần phù hợp
với nội dung trại. Căn cứ vào vải
nền của bạt, để màu chữ và hình
trang trí cho nổi bật.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn,
chỉnh sửa bài cho những em vẽ
chưa được.

- Vẽ trang trí một cổng trại hoặc lều trại mà
em thích trên giấy A4

- Màu sáp hoặc bút dạ.
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp
lên bài của những em vẽ yếu.
Động viên học sinh cố gắng hoàn
thành bài vẽ ở lớp.
IV- Đánh giá - Củng cố:(4')
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ
chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục đường nét, hình vẽ màu sắc
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích
những bài vẽ kém chất lượng.
V- Dặn dị:(2')
- Chuẩn bị bài 26- Giới thiệu về tỉ lệ cơ thể người , mỗi tổ vẽ 2 tranh về tỉ lệ cơ

thể người.
-Tranh mẫu
- Giấy, chì màu tẩy.
E.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×