Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.16 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI:CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

1


MỤC LỤC
Chương 1: Khái quát lý luận …………………………………………………3
I. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường ………………………………………3
1. Khái niệm…………………………………………………………………….3
2.Phân loại cạnh tranh…………………………………………………………3
2.1.Cạnh tranh trong nội bộ ngành…………………………………………...3


2.2.Cạnh tranh giữa các ngành………………………………………………..4
3.Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường……………………5
3.1.Những tác động tích cực…………………………………………………...5
3.2. Những tác động tiêu cực…………………………………………………..5
II. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường…………………………………..6
1.Khái niệm…………………………………………………………………….6
2. Nguyên nhân hình thành độc quyền ………………………………………6
3.Phân loại độc quyền…………………………………………………………
4.Tác động của độc quyền ……………………………………………………
Chương II.Thực trạng về cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam hiện nay…
1.Cạnh tranh……………………………………………………………………
a. Tình trạng cạnh tranh khơng bình đẳng…………………………………..
b.Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp…………………………………
2. Độc quyền…………………………………………………………………….
a. Độc quyền của một số tổng công ty…………………………………………
b.Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng………………………
Chương III. Giải pháp………………………………………………………….
2


Chương 1: Khái quát lý luận
I.Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.Khái niệm
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người
bán và người mua bao gồm sự sản xuất ra hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm làm ra
và từ đó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa người với người. Cạnh tranh xuất hiện và
tồn tại gắn liền với sự xuất hiện,phát triển của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa, để thu được lợi nhuận cao nhất.Trong nền kinh tế hàng hóa,

cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực.Cạnh tranh được chia thành nhiều
loại cạnh tranh khác nhau như: cạnh tranh giữa người bán và người bán, giữa
người mua với người bán, giữa người mua với người mua, cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh
khơng hồn hảo,cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cạnh
tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia,.. Trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa, sự tập trung nghiên cứu đổ dồn về hai loại cạnh tranh cơ bản là cạnh
tranh trong nội bôn ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
2.Phân loại cạnh tranh
2.1.Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
nội bộ ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm giảnh giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi để thu lợi nhuận siêu
ngạch. Để thu được lợi nhuận là lớn nhất, các nhà tư bản thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí
3


nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận
siêu ngạch.Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội
(giá cả thị trường) của từng loaị hàng hóa .Điều kiện sản xuất trung bình của
một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất tiên tiến phát triển, năng suất lao động
tăng lên, giá cả thị trường của hàng hóa giảm. Ví dụ như trên cùng một khu phố
có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành
khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải
nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tốt, địa điểm thuận lợi, giá cả hợp lý phải
chăng thì khách sẽ tin tưởng và ghé lại quán nhiều hơn.
2.2.Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản trong
các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi nhất.Để thu

được lợi nhuận lớn nhất, các xí nghiệp tư bản tự do di chuyển tư bản từ ngành
này sang ngành khác có nghĩa là tự phân phối tư bản vào từng ngành sản xuất
khác nhau.Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giả sử trong
xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích
tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của
sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di
chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải
phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng
máy móc, thiết bị kĩ thuật cơng nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa
hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất
cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh
có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

4


3.Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
3.1.Những tác động tích cực
Cạnh tranh vừa là mơi trường vừa là động lực để thúc đẩy phát triển nền kinh
tế; là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bố giữa các ngành và các nguồn lực
kinh tế của xã hội một cách tối ưu; kích thích cải tiến kỹ thuật, các công nghệ
mới vào sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh; góp phần tạo
nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Bởi các doanh nghiệp ngày càng
ganh đua, tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế với nhau, từ đó cũng vơ hình
chung tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đạt hiệu quả
cao nhất. Để thực sư chiếm ưu thế với các doanh nghiệp khác, mỗi doanh
nghiệp sẽ phải chủ động sáng tạo, tìm tòi những sáng kiến mới tốt, đầu tư những
thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến hơn để tạo ra các sản phầm mang tính riêng
biệt của mình, hàng hóa đa dạng, chất lượng tốt hơn và cũng đặc biệt tạo ra

những nhà kinh doanh giỏi. Đồng thời cạnh tranh còn tạo ra khối lượng sản
phẩm đa dạng, mẫu mã ngày càng đẹp và phong phú,chất lượng tốt, giá cả hợp
lý phù hợp với sở thích và túi tiền của mỗi người ,đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người dân và làm cho quyền lợi của người tiêu dùng được hướng tới, tôn trọng
và quan tâm nhiều hơn.
3.2. Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực của cạnh tranh thì cũng có những tiêu cực xảy ra
như. Những mặt tạo ra tiêu cực của cạnh tranh gắn với cạnh tranh khơng lành
mạnh và khơng bình đẳng thể hiện ở: cạnh tranh sẽ làm gia tăng sự ô nhiếm môi
trường, làm mất cân bằng sinh thái do sư biến đổi công nghệ sản xuất, vận dụng
các cải tiến kĩ thuật tiên tiến để tạo ra đa dạng loại mặt hàng đạt lợi nhuận về
kinh tế; góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo do những nhà tư bản bóc
lột sức lao động của cơng nhân làm th chiếm đoạt ra phần các giá trị thăng dư.
5


II.Độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1.Khái niệm
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao nhất. Một ngành được coi là
độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai điều kiện sau: những đối thủ cạnh
tranh không thể gia nhập vào công việc sản xuất hàng hóa đó và khơng có
những sản phẩm thay thế tương tự (có nghĩa sản phẩm đó là duy nhất do chính
doanh nghiệp đó tạo ra.
2. Ngun nhân hình thành độc quyền
Theo lý luận của V.I Lênin về độc quyền của độc quyền trong nền kinh tế thị
trường thì chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kì
XX. Nguyên nhân hình thành độc quyền do sự phát triển của lực lượng sản xuất
tới tác động của khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh tích tụ và tập trung sản xuất hình

thành các xí nghiệp có quy mơ lớn. Vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, những thành
tựu khoa học – kỹ thuật mới xuất hiện, một mặt làm xuất hiện những ngành sản
xuất mới địi hỏi xí nghiệp phải có quy mơ lớn, cần có những vốn đâu tư. Mặt
khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc
đẩy phát triển sản xuất lớn. Trong điều kiện phát triển của khoa học – kỹ thuật ,
sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị
thặng dư, quy luật tích lũy… ngày càng phát triển mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu
kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất theo quy mô lớn. Sự
cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, cơng
nghệ sản xuất để tăng quy mơ tích lũy từ đó sẽ thắng thế hơn trong cạnh tranh.
Đồng thời cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn
các nhà tư bản làm ăn phát đạt, làm giàu với số tư bản tập trung nhỏ và quy mơ
xí nghiệp ngày càng to lớn hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn
6


bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, buộc
các nhà tư bản phải hợp nhất lại để thoát khỏi khủng hoảng. Sự phát triển của hệ
thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung
sản xuất, nhất là việc hình thành các cơng ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyền. Từ những nguyên nhân trên, Lênin đã khẳng định :
“... tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi
phát triển tới mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền.”
3.Tác động của độc quyền
Độc quyền có những tác động rất tích cực đến nền kinh tế như thúc đẩy phát
triển tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu và triển khai sẽ tạo ra nhiều mặt
hàng cho người tiêu dùng có thể lựa chọn phù hợp với mình; tăng năng suất lao
động, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; thúc đẩy nền kinh
tế phát triển theo hướng sản xuất hiện đại. Bên cạnh những tác động tích cực thì
vẫn có những tác động tiêu cực như làm xuất hiện cạnh tranh khơng hồn hảo

gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội, ít nhiều kìm hãm tiến bộ khoa học –
kỹ thuật phát triển và chi phối nhiều quan hệ kinh tế, xã hội, tăng phân hóa giàu
nghèo trong xã hội.
Chương 2. Thực trạng về cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta hiện
nay chưa thực sự nhất quán và rõ ràng, chưa nhận thấy được vai trò quan trọng
của nhà nước trong nền kinh tế. Do vậy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
chưa có quan điểm dứt khốt về việc ủng hộ cạnh tranh lành mạnh giữa các cá
nhân, doanh nghiệp và chống độc quyền trong kinh doanh. Do vậy, thực trạng
cạnh tranh và độc quyền ở nước ta còn tồn tại nhiểu bất cập.
1.Cạnh tranh
a. Tình trạng cạnh tranh khơng bình đẳng

7


Cạnh tranh khơng bình đằng giữa các doanh nghiệp tư nhân thuộc quyền sở
hữu của nhà nước với các doanh nghiệp thuộc thành phần minh tế khác, giữa
các doanh nghiệp trong nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước sẽ nhận được những quyền
ưu đãi từ phía nhà nước như: vốn đầu tư, thuế, vị trí địa đẹp, thị trường tiêu thụ
tốt,.. Các doanh nghiệp đó chủ yếu tập trung trong tay một lượng lớn các ngành
nghề quan trọng mà hầu như nước nào trên thế giới cũng cần như điện, nước,
than, dầu khí, bưu chính viễn thơng, giao thơng vận tải,.. Trong khi đó các
doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hầu như sẽ
hoạt động theo một quy chế riêng và gần như không nhận được sự ưu đãi của
nhà nước. Điều nãy sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế bởi các doanh nghiệp
được nhà nước giúp đỡ sẽ khơng hoạt động kém hiệu quả, chây ì hơn vì họ
nghiễm nhiên biết rằng mình sẽ nhận được sự giúp đỡ từ nhà nước từ các nguồn
hỗ trợ xã hội. Còn các doanh nghiệp tư nhân sẽ hoạt động năng nổ, hiểu quả hơn

tạo ra nguồn lực kinh tế dồi dào. Ngồi những quy định khơng hợp lý trong hoạt
động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước t
của các công ty nước ngồi sẽ làm giảm đi hiệu quả, khó kích thích được tăng
trưởng kinh tế. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Bộ Công
Thương đưa ra như sau: theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong
giai đoạn 2005-2014, Cục đã điều tra tiền tố tụng 78 vụ việc trên nhiều lĩnh vực
cạnh tranh. Tổ chức điều tra 8 vụ việc (gần 70 DN bị điều tra). Đồng thời quyết
định xử lý 5 vụ việc (tiền phạt gần 5,5 tỷ đồng). Về CTKLM, Cục Quản lý Cạnh
tranh đã tiếp nhận gần 300 đơn khiếu nại, quyết định điều tra 137 vụ việc và xử
phạt 127 vụ việc... Điển hình như vụ Vinapco tự ngừng bán xăng bị phạt hơn 3
tỷ đồng năm 2009; phạt 19 DN bảo hiểm hơn 1,7 tỷ đồng do liên kết tăng phí
năm 2010. Nhìn chung, trong năm 2011 số vụ tiếp nhận và quyết định điều tra ở
mức cao nhất, năm 2013 mức xử lý là nhiều nhất.
b.Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
8


doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình mà
khơng bị vấp phải những sự cản trở nào từ những đối thủ cạnh tranh thì buộc họ
phải gây ra những hành vi hạn chế từ những doanh nghiệp khác. Chẳng hạn như
một số doanh nghiệp thường bắt tay với nhau nhằm tăng sức mạnh của các
doanh nghiệp trong hội, để loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách không cho
tham gia các hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng, tẩy chay hoặc chèn
ép không cung cấp sản phẩm dịch vụ khiến cho công ty đó phải tham gia vào
hội hoặc tồi tệ hơn là bị phá sản. Khi tham gia vào hội, các doanh nghiệp sẽ thỏa
thuận với nhau để phân chi địa bàn hoạt động, thị trường tiêu thụ của mặt hàng
từ đó sẽ làm cho sự lưu thơng hàng hóa trên thị trường bị gián đoạn, chia cắt
nhau.
Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường sẽ thường
xuất phát ở một số công ty lớn hoặc độc quyền có khả năng chi phối thị trường.

Những cơng ty này thường sử dụng các biện pháp không lành mạnh để loại trừu
đối thủ cạnh tranh của mình, thao túng thị trường. Với sức mạnh của công ty
độc quyền sẽ áp đặt ra thị trường giá cả độc quyền đặc biệt khi mua về với giá
thấp nhưng bán ra ngoài thị trường với giá rất cao để thu được lợi nhuận siêu
ngạch, hoặc để loại bớt đối thủ cạnh tranh họ sẽ bán với giá thấp hơn so với chi
phí sản xuất. Sự lạm dụng này ưu thế của các doanh nghiệp dẫn đến việc áp
dụng các điều kiện trong kinh doanh đối với doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các
doanh nghiệp này. Hơn nữa, việc lạm dụng còn hạn chế khả năng về nhu cầu
hàng hóa của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành
viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác,
Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lý hồn chỉnh cho cạnh tranh không
lành mạnh giữa các doanh nghiệp nên việc xử phạt sẽ là rất khó khăn. Điểu này
sẽ tạo điểu kiện cho các hành vi đó ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Một số
hành vi cạnh tranh không lành mạnh như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng được tung ra thị trường và việc làm này sẽ gây thiệt hại cho người tiêu
9


dùng làm giảm uy tín của các doanh nghiệp nổi tiếng về sản phẩm này. Ví dụ
như: “ sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty
Thuý Hương. Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường
nhưng khơng ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với
Freshtea của công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ
Banca được cơng bố cơng khai trong cuộc hội thảo do Bộ Cơng thương tổ chức
thì, cơng ty Th Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: cấu tạo, cách phát âm và
tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc. Trơng bề ngồi, nếu khơng để ý
sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một
số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản

phẩm của cơng ty Nestle, vì trơng chúng rất... giống nhau! ”
Hay những hình thức quảng cáo trá hình, khơng đúng sư thật, đưa ra mức giá
cao hơn mức thực tế của sản phẩm cũng gây thiệt hại nặng nề khơng kém. Ví dụ
như : “Vài năm trước, có chuyện cơng ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su
tự nhiên lớn nhất tại TP. HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung
như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất khơng ưu việt của ngun liệu sản
xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo
cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng
hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên khơng có độ đàn hồi,
mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hồn tồn khơng sản xuất
nệm lị xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan
đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo
thời gian...”. Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất
nệm lò xo và nệm mút đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của
Kim Đan khơng có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ.”
2. Độc quyền
10


a. Độc quyền của một số tổng công ty
Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau: Loại thứ nhất là
kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trường hợp công ty Coca Cola
được coi là ví dụ về hình thức độc quyền là kết quả của cạnh tranh trên thị
trường nước uống có ga của Việt Nam. Việc thành lập các tổng cơng ty có ý
nghĩa cực kì quan trọng đới với nề kinh tế trong phạm vi cả nước, hoặc bộ
ngành, địa phương. Các tổng công ty này là tập hợp các doanh nghiệp nhà nước
sản xuất cùng loại sản phẩm với nhau từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
hóa của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên vẫn có một số hoạt động cạnh
tranh khơng bình đẳng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp như một số cơng
ty với thế mạnh vốn có của mình đã kiến nghị với chính phủ thực hiện chính

sách bảo hộ ngăn cấm nhập khẩu, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của
mình , nhờ đó sẽ tạo ra những quy định bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh. Với
ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã đưa ra những sản phẩm mà tạo ra sự khơng
hài lịng với những người kinh doanh trên thị trường và áp đặt từng mức giá
khác nhau với từng loại khách hàng. Cạnh tranh trong nội bộ công ty thường
xảy ra ít hơn do sự bảo hộ của nhà nước từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế kém
phát triển. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những quy định về chống độc quyền trong
luật cạnh tranh như các quy định về cấm đoán tự thân (per se prohibition), quy
định về thoả thuận giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm
dụng sức mạnh thị trường, tập trung kinh tế. Trong tương lai, khi tính cạnh tranh
của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành vi cạnh tranh khác phát
sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là cần thiết.”
b.Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng
Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà
lợi nhuận đem lại chậm và thường không đáng kể. Những ngành kinh tế quan
11


trọng mà có độc quyền tự nhiên tồn tại như điện, nước, dầu khí,.. đặc biệt một
hoặc một vài doanh nghiệp được Nhà nước cho phép hoạt động. Các doanh
nghiệp kinh doanh này thường hoạt động theo mơ hình khép kín đầu - cuối rõ
ràng. Vì thế hoạt động cạnh tranh thường là khơng có đối thủ nên các tổng công
ty sẽ đưa ra mức giá cao hơn so với mức giá thực tế để thi được lợi nhuận siêu
ngạch cao. Điểu này làm cho người tiêu dùng phải mất rất nhiều chi phí để sử
dụng hàng hóa dịch vụ trong khi chưa biết rõ được sản phẩm mình đang dùng
có thực sự tương xứng với số tiền mà mình đang bỏ ra hay khơng. Hơn nữa,
hiện nay cịn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh
nghiệp. Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT
ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các

công ty khác muốn cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường
trục viễn thông quốc gia do VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ
trước cùng với các quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thơng
cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN . Tình trạng
này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã
có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN đ-ợc nắm giữ hệ thống
truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật
thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện
phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính vì
vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh
khỏi. Giá hàng hóa cao nhưng chất lượng dịch vụ cịn bị hạn chế như hệ thống
giao thông kém phát triển, thường ở các thành phố lớn hay xảy ra tắc đường, ùn
tắc giao thông,.. Kết quả của độc quyền tự nhiên tạo ra năng suất lao động kém,
giá thành cao, buộc Nhà nước phải đầu tư một cách tương xứng mới có thể duy
trì được hoạt động kinh doanh.
III. Giải pháp

12


Từ những thực trang về cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam đã nêu ở trên ta
nhận thấy rằng : còn rất nhiều vấn đề, tồn đọng cần được tháo gỡ và giải quyết.
Nguyên nhân của những tồn tại đó là do hệ thống quy định pháp luật điều
chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh tranh và đôc quyền chưa hoàn chỉnh, ý
thức chấp hành pháp luật của mọi người chưa nghiêm minh; quan điểm về vai
trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên một số quy định cịn mâu
thuẫn với nhau; hệ thống thơng tin còn kém, chưa kịp thời nên gây ra sự bất
bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng khơng tốt đến mơi trường
cạnh tranh; q trình cải tiến hệ thống các doanh nghiệp của Nhà nước còn
chậm do nhiều doanh nghiệp được Nhà nước ưu đãi, bảo hộ, giúp đỡ thì làm ăn

khơng hiệu quả, trì trệ làm cho nền kinh tế chậm phát triển,.. Để giải quyết
những vấn đề trên thì Nhà nước ta cần phải đưa ra những chính sách hợp lý để
duy trì sự cạnh tranh lành mạnh mà vẫn kiểm soát được độc quyền một cách tốt
nhất qua các biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh , thống nhất quan điểm
đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, coi cạnh tranh là động lực để
thúc đẩy phát triển kinh tế , thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà
nước, đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền của các
doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giảm dần, các rào cản đối với các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành
sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp
dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách quốc
gia. Để đào tạo ra những nhà kinh tế am hiểu, nhận thức về cạnh tranh và độc
quyền cần phải đưa nội dung về cạnh tranh và độc quyền vào chương trình giáo
dục của các trường đại học thuộc khối kinh tế và kinh doanh, tuyên truyển trên
các phương tiện thơng tin đại chúng sẽ giảm bớt được tình trạng trên.

13


Thứ hai,  cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận
hành một cách trôi chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường để
khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Trước tiên, việc
soạn thảo luật một cách dân chủ có sự tham gia của các cơ quan có liên quan
như các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế
và những người tiêu dùng ; xóa bỏ những quy định hiện hành không phù hợp
với nền kinh tế thị trường; sửa đổi những bơ luật liên quan có quan hệ giữa luật
Việt Nam và luật nước ngoài.
Thứ ba, xây dưng một cơ quan chuyên theo dõi, giám sát các hành vi liên

quan đến cạnh tranh và độc quyền để hạn chế tình trạng này xảy ra. Nhà nước
cần giám sát chặt chẽ các hành vi lạm dụng sự tin tưởng của Nhà nước với các
doanh nghiệp lớn trong việc kiểm tra các chứng từ kê khai, hóa đơn để tránh có
những trường hợp khai khống, chuộc lợi bất chấp.
Thứ tư, cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và
kịp thời hơn, đồng thời nhnah chóng cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh như: việc xin
chuyển đổi mục đích sử dụng đất về cùng một cơ quan giải quyết sẽ tiết kiệm
được thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp; về vốn mở rộng khả năng vay, đầu
tư từ các nguồn ưu đãi để phát triển khả năng của công ty; tạo điều kiện cho các
mặt hàng cấp và nhập khẩu ra nước ngồi tạo sư lưu thơng, trao đổi mua bán
giữa các nước với nhau, tăng cường hoạt động thương mại từ đó hình thành mối
quan hệ gắn bó, khăng khít hơn.
Thứ năm, xóa bỏ hoặc cải tạo lại chế độ kiểm soát độc quyền kể cả với độc
quyền tự nhiên . Chỉ nên duy trì những độc quyền ở một số ngành phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế và nhu cầu thiết yếu của người dân như sản xuất và
truyển tải điện năng, khai thác dầu mỏ, bưu chính viến thơng, xây dựng các
14


cơng trình – cơ sở hạ tầng ,.. kiểm sốt chặt chẽ các doanh nghiệp thuộc quyền
sở hữu của Nhà nước. Để xóa bỏ được độc quyền, cần phải khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh bằng nhiều cách bằng cách tạo điều kiện cho
họ sử dụng các dịch vụ phù hợp trong thời gian cho phép; chia các doanh
nghiệp đang chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong nền kinh tế thành các đơn vị nhỏ để
các doanh nghiệp này không phụ thuộc vào doanh nghiệp chủ đạo và cũng để
tăng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau qua đó nền kinh
tế ngày càng được phát triển hơn.
Thứ sáu, cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng để cung cấp thông tin,
phản ánh và phát hiện kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tự ý

tạo ra giá cả độc quyền cao hơn rất nhiều sơ với thị trường. Bởi bảo vệ lợi ích
cho người tiêu dùng là mục tiêu được đặt lên hàng đầu vì khi họ mua các mặt
hàng mà các doanh nghiệp tạo ra cũng góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp đó, đồng thời cũng duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo
Tài liệu Tiếng Việt
1.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2019), “Chương IV Cạnh tranh và độc quyên trong
nền kinh tế thị trường” , Giáo trinh kinh tế chính trị, Hà Nội.
Tài liệu trực tuyến
1. ThS. Nguyễn Hoàn Hảo - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,
“Giải pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường”
(08:45 02/11/2019), />
15


2. Luật sư Trần Hồng Phong(2014), “Quy định về cạnh tranh không lành
mạnh”, />3. ThS. Đào Ngọc Báu - NCS Đại học Nhân dân Trung Quốc (2014), “ Vấn đề
độc quyền ở Việt Nam”,
/>4. Dân kinh tế,“Các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền”,
/>
16



×