Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.14 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ....................................................................................................................
A. Mở đầu ....................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
B. Nội dung .....................................................................................................................
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến ............................................................................
2. Thực trạng .................................................................................................................
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..................................
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................
C. Kết luận ....................................................................................................................
1. Kết luận ......................................................................................................................
2. Kiến nghị ....................................................................................................................
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................

1
2
2
2
3
3
4
4
8
8
19
20
20


20
21

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định
16/2006-BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã
nêu: "Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm cho học sinh". [1]
- Thực hiện mục tiêu này, đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở
tất cả các môn học trong nhà trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy học văn
cũng khơng nằm ngồi mục tiêu ấy.
- Đổi mới phương pháp dạy học văn đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết.
Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học văn bao gồm nhiều phương diện: sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật vào giờ giảng... song điều quan trọng nhất phải
xác định được đúng thi pháp thể loại của tác phẩm thì mới khai thác hết được cái
hay, cáp đẹp của văn chương.
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường phổ
thông, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, học sinh thường khơng có hứng thú
học văn (trừ một số lớp học theo ban Khoa học xã hội và nhân văn), bài viết của
các em hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung. Hoặc có
những em dùng tài liệu như một kỹ xảo lắp ghép.
- Tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình
ngữ văn ở trường THPT. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu

truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của
chúng ta.
- Theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là truyện
ngắn, người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống... trong khi đó
các chi tiết trong mỗi tác phẩm truyện ngắn mới thực sự là tế bào, là mạch máu
tạo nên sức sống và vẻ đẹp của tác phẩm.
- Trong khoảng vài ba năm trở lại đây, trong đề thi THPT quốc gia thì câu
3 trong đề thi lại thường đề cập đến việc cảm nhận, phân tích các chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm truyện ngắn trong thế đối sánh với nhau.
Như vậy việc khai thác một tác phẩm truyện ngắn trong giờ đọc - hiểu văn
ở nhà trường THPT ngoài việc tiếp cận tác phẩm qua việc phân tích nhân vật,
cột truyện, kết cấu, ngơn ngữ thì điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải giúp
học sinh khám phá, phát hiện được những chi tiết nghệ thuật để thấy được giá trị
của tác phẩm văn học.
Xuất phát từ lý do trên, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ mang tên: "Khai
thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài
tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia."
2. Mục đích nghiên cứu.
Tơi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiện
nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc hơn về phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi từ
2


góc nhìn chi tiết nghệ thuật. Đồng thời qua q trình nghiên cứu và thực
nghiệm, sẽ phát huy được sự sáng tạo của học sinh, tạo thêm hứng thú, niềm say
mê cho các em khi học tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận
cơ bản về truyện ngắn, về chi tiết nghệ thuật, tập trung vào một số tác phẩm tiêu
biết trong chương trình THPT.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở đọc, tìm hiểu các tài liệu tin cậy thực dạy, kiểm tra đánh
giá học sinh và dự giờ đồng nghiệp.

3


B. NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận của sáng kiến.
1.1. Khái niệm truyện ngắn.
Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn
là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình. Từ
W.Gớt thế kỷ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antonốp thế
kỷ XIX - XX đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên... họ
đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau. Các khái niệm thường xốy vào bình
diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhận vật, chi tiết, ngôn ngữ... để khái quát
thành đặc trưng. Người thì cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", một 'trường
hợp", người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính xúc tích của chi tiết, cơ đúc của
ngơn từ...
Ở phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: Truyện ngắn là một tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ
chốt nào đó.
1.2. Đặc trưng truyện ngắn.
Truyện ngắn hiện đại có các đặc trưng cơ bản sau đây:
1.2.1. Hình thức tự sự cỡ nhỏ.
Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thường chỉ thể hiện
một bước ngoặt, một trường hợp hay tâm trạng nhân vật trong thời khắc đặc
biệt. Nếu truyện ngắn có dung lượng tương đối lớn, có giá trị nghệ thuật cao, có
sức nặng khái quát hiện thực, người ta cịn gọi đó là một đoản thiên tiểu thuyết.
Trong trường hợp này, tiểu thuyết được đưa ra như một thước đo, đánh giá các

tác phẩm tự sự. Ông già và Biển cả của Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc
vào số những tác phẩm được đánh giá theo kiểu đó. Mượn thể loại này để đánh
giá thể loại kia, ngẫm lại, cũng chỉ là một cách nói độc đáo. Truyện ngắn tự nó
đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xi nghệ
thuật rồi. Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực
một cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu. Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ
nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi
phản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc
làm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động
mạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao.
1.2.2. Phải có tình huống.
Trong tác phẩm trụn ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu
thuẫn. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn
hút. Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột. Tình huống
trong truyện ngắn giúp cho những gì cịn nằm trong hình thức chưa phát triển
được có cơ hợi thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì thế, truyện ngắn
khơng thể thiếu tình huống trụn. Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vật
mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn. [1]
1.2.3. Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình.
4


Trong trụn ngắn, nhân vật có vai trị hết sức quan trọng. Nhân vật là
linh hồn của tác phẩm. Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởng
người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả
Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo ngun tắc điển hình hóa, được tác giả khắc
họa đầy đủ, đa chiều. Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách rõ nét, điển
hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó. Trong nhiều nhân vật tiêu
biểu, ở những truyện ngắn thành cơng, người đọc cịn thấy rõ dấu ấn dân tộc,

thời đại của nó.
Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là
người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đều
hướng tới con người và những gì xung quanh con người. 
1.2.4. Vai trò quan trọng của chi tiết.
Truyện ngắn có thể có cớt trụn hoặc khơng có cốt truyện nhưng nhất
thiết khơng thể khơng có chi tiết. Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết mà
khơng khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhân
vật được bộc lộ đầy đủ. Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết
mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả. Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọc
hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm. 
Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảo
đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa
một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn. Bên cạnh đó, việc sử
dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khả
năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người.
1.3. Chi tiết trong truyện ngắn.
1.3.1. Khái niệm chi tiết.
Khái niệm chi tiết được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều nhất là:
Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng. Truyện ngắn có thể được thể hiện ở nhiều dạng, có cớt trụn, oặc khơng
có cốt truyện; cũng có thể được viết theo truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng
mạn, kỳ ảo. Song dù tồn tại ở dạng nào đi nữa thì truyện ngắn luôn đòi hỏi phải
có chi tiết. Thậm chí, đó phải là những chi tiết cô đúc, tiêu biểu. Chi tiết trong
truyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có chức năng nghệ thuật, chức năng
thẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có tính thơng tin, thống kê, đơn nghĩa của
báo chí. Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt là truyện 
ngắn, một thể tài luôn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đặc trưng
thể loại. [1]
1.3.2. Phân loại chi tiết.

Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung tâm
và Chi tiết phụ trợ. 
- Chi tiết trung tâm.
Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là nơi
nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật. 
- Chi tiết phụ trợ. 
Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai cốt truyện, có
chức năng đẩy câu chuyện vận động và phát triển. 
5


Ta cũng nên phân biệt rõ đặc điểm của chi tiết trong ba loại hình truyện
ngắn là truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn và truyện ngắn kỳ ảo.
Chi tiết trong truyện ngắn hiện thực thường được tác giả chọn lọc từ hiện
thực đời sống, nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực như nó vốn có. Do
vậy chi tiết trong truyện ngắn hiện thực giàu tính xác thực và ít tính hư cấu.
Chi tiết trong truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa là loại chi tiết giàu chất hư cấu,
phóng đại, tượng trưng, khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, tò mò của độc giả.
Chi tiết trong truyện ngắn kỳ ảo là loại chi tiết có tính chất hư cấu cao độ, khác
lạ, mang yếu tố hoang đường, kỳ bí, khó tin, được sử dụng theo ý đồ nhất định
của tác giả. Các chi tiết đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại trong
một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn và mang giá trị to lớn về nợi dung và nghệ tḥt.
1.4. Vai trị của chi tiết trong truyện ngắn.
Do những yêu cầu khắt khe của đặc trưng thể loại, truyện ngắn đòi hỏi
phải có dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, nhân vật điển hình, tính hình
tượng cao… nên truyện ngắn không cho phép lan man, dàn trải những quan sát,
suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, mà phải hết
sức cô đọng, tinh tế, sâu sắc. Chính vì thế, ngoài những thành tố khác tham gia
cấu thành nên tác phẩm khác, truyện ngắn nhất thiết phải chứa đựng nhiều chi
tiết cô đúc, tiêu biểu, có giá trị lớn về cảm xúc và tư tưởng. 

Chi tiết truyện ngắn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, thấm đẫm nhân
tình thế thái. Nhờ chi tiết mà tình tiết truyện được mô tả tỉ mỉ, sống động, giàu
hình ảnh; hình tượng nhân vật được khắc hoạ rõ nét về hình dáng, tính cách, số
phận cùng các mối quan hệ của nhân vật; không gian, thời gian, tình huống,
xung đột được thể hiện sinh động, phong phú, đa chiều, đa dạng nhưng cũng rất
gần gũi và tinh tế… Chính vì thế, trong truyện ngắn, chi tiết có vai trò quan
trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, triển khai cốt truyện, xây
dựng tình huống, khắc hoạ hình tượng nhân vật, hấp dẫn độc giả, đồng thời cách
sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn phản ánh năng lực sáng tạo nghệ thuật
của người viết. Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọc
nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ,
gây cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng
kể được nhưng truyện ngắn khơng thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”.
Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng có mối liên
hệ hữu cơ, tác động qua lại, cái này thúc đẩy, nâng đỡ cái kia phát triển. Cũng là
một chi tiết, nhưng có thể cùng một lúc tham gia nhiều vai trò khác nhau trong
tác phẩm. Cho nên, việc phân định rạch ròi vai trò cụ thể của chi tiết trong
truyện ngắn là hết sức khó khăn. [1]
1.4.1 Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
Văn học là một hình thức đặc biệt của nhận thức cuộc sống. Khơng ít tác phẩm
văn học có độ sâu khái quát của tư duy triết học. Và có thể nói, tác phẩm văn
học thực thụ bao giờ cũng mang mợt tư tưởng nhất định, một triết lý nào đó.
Trong truyện ngắn dồn nén rất nhiều chi tiết cô đúc, trong đó có chi tiết tiêu biểu
đóng vai trò là trung tâm truyền tải chủ đề tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
Trong trường hợp này, ta có thể xem chi tiết như chất liệu truyền tải thông điệp
thầm kín mà tác giả gửi đến người đọc thông qua tác phẩm. Trong quá trình tư
6


duy hình tượng, người viết không tự hô hào, không tự giải thích, không đưa ra

bình luận mà cứ để chi tiết với giá trị thẩm mĩ sẵn có thể hiện chủ đề tư tưởng
của tác phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi của truyện ngắn không phải là tác giả
viết gì trong tác phẩm mà quan trọng là người đọc sẽ cảm nhận được điều gì sau
khi đọc xong tác phẩm. Như vậy, có thể xem chi tiết như một chất liệu để truyền
tải nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
1.4.2. Vai trò của chi tiết trong kết cấu tác phẩm.
Trong truyện ngắn, nhờ có chi tiết mà người đọc hình dung ra được không
gian, hoàn cảnh, số phận nhân vật. Chi tiết trong truyện ngắn là một thành tố
giúp tác giả “kiến tạo” nên tác phẩm, triển khai cốt truyện theo nhiều chiều kích
về không gian và thời gian, với những điểm nút, các xung đột, các mâu thuẫn và
những chi tiết giúp mở nút, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết xung đột Việc sử
dụng chi tiết phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian, có vai trò quan
trọng trong kết cấu tác phẩm, triển khai cốt truyện, tạo cho tác phẩm trở thành
một chỉnh thể trọn vẹn cả về nội dung và hình thức đồng thời chứa đựng những
giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ to lớn. Với những tác phẩm có cốt truyện rõ
ràng ta có thể ví cốt truyện như một bộ khung, chi tiết là chất liệu để nhà văn
đắp nên bộ khung đó. Tác phẩm có đầy đặn về nội dung, trọn vẹn về hình thức
hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc người viết sử dụng chi tiết nhiều hay
ít, độc đáo hay bình thường. Bằng tài năng thiên bẩm cùng sự thăng hoa về cảm
xúc, người viết tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn từ những chi tiết cô
đúc kết hợp với thủ pháp, ngôn ngữ, giọng điệu… Khi nói về truyện ngắn,
nhà văn Nguyễn Cơng Hoan đã nhìn nhận: “Truyện ngắn khơng phải là
truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”. Khác với tiểu thuyết,
truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Cho
nên, truyện ngắn thường hạn chế về số lượng nhân vật. Thời gian và không gian
trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Thêm vào đó, truyện
ngắn phải bảo đảm tính xác định về mặt thể loại, nên nó ln đòi hỏi phải cơ
đọng đến mức cao nhất. Chính vì thế, một tác phẩm truyện ngắn ln có hướng
ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn tiểu thuyết. Do vậy, tình huống truyện luôn
là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Nghệ thuật truyện

ngắn còn được gọi là nghệ thuật tạo tình huống, điều đó cũng đồng nghĩa với
nghệ thuật chọn lọc, hay sáng tạo chi tiết của nhà văn. [1]
1.4.3. Vai trò của chi tiết trong xây dựng hình tượng nhân vật.
Nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực, được xuất hiện qua
sự trần thuật miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Cũng như các thể tài văn học
khác, các phương thức thể hiện nhân vật trong truyện ngắn cũng hết sức đa
dạng, phong phú, mà điều đầu tiên là được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những
biểu hiện mọi mặt của con người mà ta có thể căn cứ vào đó để nhận biết về
nhân vật đó. Chính vì lẽ đó Hêghen đã xem chi tiết như những con mắt trổ
những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật. Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn
thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong
truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của
tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của
7


thế giới ấy. Có nghĩa là truyện ngắn thường khơng nhắm tới việc khắc họa
những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.
Mà nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người trong một thời điểm nhất
định. Tuy nhiên, ta cũng mở rộng khái niệm về nhân vật, bởi nhân vật trong
tác phẩm có thể là con người, sự việc, vùng đất, loài vật…Khi bàn về chủ nghĩa
hiện thực, Ănghen cho rằng: “…ngồi sự chính xác của các chi tiết, cịn phải
xây dựng những tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình…”. Ở đây
Ănghen không bàn tới quan hệ giữa chi tiết với tính cách, với hoàn cảnh mà ông
chỉ nhấn mạnh tới vai trị của chi tiết trong văn xi tự sự hiện thực chủ nghĩa.
Nhưng trong truyện ngắn, chi tiết không đứng bên cạnh, nằm ngồi tính cách
nhân vật. Thậm chí chi tiết cịn có chức năng cá thể hóa nhân vật, tạo tính riêng
của nhân vật, phân biệt nhân vật này với nhân vật khác. Nhờ có chi tiết mà nhân

vật hiện lên có những đặc trưng riêng như đặc điểm nhận dạng (ngoại hình, diện
mạo), lai lịch, ngôn ngữ cùng những mâu thuẫn, những phản ứng trước hoàn
cảnh để từ đó nhân vật bộc lộ rõ thân phận, tính cách và sớ phận.
2. Thực trạng.
- Có nhiều cơng trình nghiên cứu đã cố gắng tìm một cách tiếp cận tác
phẩm đúng, có ý nghĩa như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
(Nhiều tác giả - NXB Giáo dục 1978), Những bài giảng văn ở Đại học (Lê Tri
Viễn - NXB Giáo dục 1982), Giảng văn I. II (Nhiều tác giả - NXB ĐH & THCN
1982) v.v... Từ sau cải cách giáo dục, ngồi sách giáo khoa và sách tham khảo
chính thức của Bộ Giáo dục (sách giáo viên) nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học, nhiều nhà giáo đã tham gia viết các cơng trình nghiên cứu và phân tích về
các tác phẩm văn học được giảng dạy trong Nhà trường. Các cơng trình này cũng
đã giúp rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong việc tìm hiểu, nhận thức và
cảm thụ tác phẩm văn học. Nhưng phần lớn chỉ giúp học sinh tiếp thu một cách thụ
động theo lối học vẹt, học theo, chưa nói có khơng ít bài viết chất lượng chưa cao
cịn nặng về diễn nơm hoặc tóm lược tác phẩm văn chương là chính.
- Theo khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm truyện ngắn ở trường chúng
tôi, tôi nhận thấy:
+ Đa số học sinh khi học đến văn xi đều có tâm lý ngại học.
+ Các em rất lười đọc văn bản vì văn bản dài, khó nhớ.
+ Một số giáo viên khi dạy văn xuôi không xuất phát từ thi pháp thể loại,
tức là không khai thác tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở lý luận của vấn đề đã trình bày ở trên, tơi đưa ra một số ví dụ
minh họa cụ thể như sau:
3.1. Hướng dẫn học sinh phân tích các chi tiết nghệ thuật qua một số
các tác phẩm truyện ngăn tiêu biểu trong chương trình THPT.
3.1.1. Truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân)
3.1.1.1. Hướng dẫn khai thác các chi tiết tình huống truyện.
- Giáo viên cho học sinh xác định tình huống, gọi tên tình huống của

truyện. (Đó là tình huống nhặt được vợ, lại nhặt nơi đầu đường xó chợ. Đây là
một tình huống lạ, một tình huống có vấn đề).
8


- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các chi tiết quan trọng tạo nên tình
huống trên. Bước này học sinh chỉ cần căn cứ vào sách giáo khoa để tìm hiểu.
Có thể chỉ ra những cụm từ, những câu, những đoạn cụ thể, hoặc có thể trả lời
một cách khái quát nội dung chi tiết của vấn đề (Tên nhân vật chính (Tràng), bối
cảnh trước khi Tràng nhặt vợ, câu hò của Tràng, thái độ của người đàn bà nhặt
thóc rụng, bốn bát bánh đúc, cái nhíu mày của người vợ nhặt,…).
- Học sinh căn cứ vào các chi tiết đã tìm để đi sâu vào phân ý nghĩa và giá
trị của các chi tiết ấy. Chẳng hạn như tên gọi của nhân vật (Tràng), đã gợi lên
một loại dụng cụ dùng trong nghề mộc, nó nói lên sự vất vả cơ cực của một kiếp
người (em gái của Tràng có tên là đục), như vậy tên gọi của nhân vật là theo ý
đồ nghệ thuật của nhà văn. Hoặc như bối cảnh của truyện: những dòng người
“đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và
nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào
người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cịng queo
bên đường. Khơng khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác
người…”. Đây quả là một khung cảnh thê lương, một không khí của đám ma,
một khơng gian đầy mùi tử khí… Truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân đã xây dựng
được một tình huống vơ cùng độc đáo để thể hiện ý tưởng: Một nông dân nghèo
rớt mồng tơi, tưởng chừng không bao giờ có vợ lại được có vợ bằng cách
“nhặt”, mà chỉ cần bốn bát bánh đúc. Tuy nhiên nhà văn khơng chỉ dừng ở đó.
Thơng qua tình huống khác thường độc đáo này, Kim Lân “đã thể hiện một
tình cảm nhân hậu với những người cùng khổ”, ý nghĩa của truyện: trong sự
túng đói quay quắt, trong bất cứ hồn cảnh khốn khó nào, người nơng dân vẫn
khát khao vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hy vọng. [1]
3.1.1.2. Hướng dẫn khai thác các chi tiết về nhân vật.

Tương tự như trên, giáo viên cho học sinh tìm hiểu theo các bước: xác
định và gọi tên nhân vật, tìm các chi tiết quan trọng biểu hiện nổi bật nội dung
tư tưởng cũng như nghệ thuât của vấn đề rồi đi sâu vào phân tích các chi tiết đó.
Chẳng hạn về nhân vật Tràng, từ chi tiết ngoại hình (thơ nháp, vập vạp), đến
tính cách chậm chạp (tư duy bằng miệng) rồi hoàn cảnh éo le: dân ngụ cư, cha
chết sớm, nhà nghèo (chỉ có một túp lều dúm dó mọc trên một mảnh đất lổn
nhổn những cỏ), mẹ già cả… đều tập trung nhấn mạnh đến khả năng rất khó lấy
vợ của Tràng. Việc anh có vợ nhà văn miêu tả bằng một loạt chi tiết hết sức tình
tế. Hạnh phúc đến thật bất ngờ tưởng khơng bao giờ có được ở một thân phận
thấp hèn xấu xí, cho nên Tràng từ ngỡ ngàng thành niềm vui cụ thể, Tràng cảm
nhận và tận hưởng “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ơng
nghèo khổ ấy, nó ơm ấp, mơn mang khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay
vuốt nhẹ trên sống lưng”. Vì vậy đến khi đã về đến nhà, đã có thị ở nhà rồi, mà
“Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà rồi, đến bây giờ hắn vẫn cịn ngờ ngợ như khơng
phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư”. Chi tiết Tràng đi ra đi vào phấp phỏng, sốt
ruột chờ mẹ về và cái thở phào “ngực nhẹ hẳn đi” là chi tiết thể hiện sự quan sát
và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn. Rồi chi tiêt sáng hôm sau (của đêm tân hơn)
thức dậy, Tràng vẫn cịn cảm thấy: “Trong người êm ái lửng lờ như người vừa
ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay vẫn cịn ngỡ ngàng như
khơng phải” . Tiếp theo là những cảm nhận về cuộc sống đầu tiên khi đã có gia
9


đình: “Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái và bổng vừa chợt nhận ra xung quanh
mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ”. Đọc đến đây, ta có liên hệ đến hình ảnh
Chí Phèo nhận ra sau những cơn say dài triền miên. Ở đây Kim Lân rất tài tình
trong việc miêu tả tâm lý, tả những tâm trạng phức tạp ở nhân vật của mình.
Tràng đã có sự thay đổi thật sự với những cảm nhận về trách nhiệm và tình cảm
đối với gia đình, với cái nhà của mình. Tuy nhiên để hiểu được sâu sắc vấn đề,
tơi hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu thêm một số chi tiết khác trong tác

phẩm. Như chi tiết đã bị tóm lược trong chương trình Tràng mua hai hào bạc
dầu để thắp trong đêm tân hôn với một ý nghĩ rất hồn nhiên: Vợ mới, vợ miếc
cũng phải sáng sủa một tí chứ. Rõ ràng người đàn ông khốn khổ và cơ cực ấy đã
rất chi chút đến hạnh phúc của mình. Song có lẽ, chi tiết đắt nhất để tả sự thay
đổi đó chính là việc: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Tác giả Nguyễn Quang Trung trong
“Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học 12” (NXB Giáo dục - 1999) đã chọn
chi tiết này và bình: “So với cái dáng” ngật ngưỡng” mở đầu tác phẩm, hành
động “ xăm xăm” này của Tràng là một đột biến quan trọng, một một bước
ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: Từ khổ đau sang hạnh phúc,
từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Chẳng thế mà Kim Lân đã
thấy đủ điều kiện đặt vào dòng suy nghĩ của một Tràng ý thức bổn phận sâu
sắc: “Bây giờ hắn mới thấy nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ
con sau này” Tràng đã thật sự “Phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của
hạnh phúc. Cô Kiều xưa: “ xăm xăm băng lối vườn khuya vường mình” thì táo
bạo đấy mà vẫn cú chênh vênh, đơn độc thế nào. Cái xăm xăm của Tràng mới
thực khỏe, tự tin như vậy”. Đúng là ở Tràng đã có sự chuyển biến, thay đổi lớn
lao, là bước ngoặt quan trọng trong đời anh.
Khác với sự đổi thay theo chiều hướng đi lên, thẳng đứng của Tràng, ở
nhân vật bà cụ Tứ, tâm lý được miêu tả diễn biến phức tạp, theo hai bước: lúc
mới gặp nàng dâu mới và sáng hôm tân hôn. Ở mỗi bước, nhà văn đã khéo léo
lựa chọn nhiều chi tiết có ý nghĩa để miêu tả nhân vật nhất là tâm lý nhân vật,
rối rắm đó: ngạc nhiên có, sững sờ có, vui mừng có, buồn tủi có, lo lắng có, tin
tưởng có.
Diễn biến tâm trạng của nhân vật có vẻ như nếp gấp như thế, nhưng điểm
sáng ở bà cụ Tứ như có người đã nhận xét: Truyện gồm ba nhân vật, lại xuất
hiện muộn mằn nhất và là một bà lão “gần đất xa trời” nhưng thật kỳ lạ, chính
bà lão chứ khơng phải ai khác đã thắp sáng sự tin tưởng, niềm hy vọng cho
người khác. Có thể thấy rõ điều đó qua một số chi tiết như: Khi Tràng đánh
diêm đốt đèn, thắp sáng, bà cụ Tứ dã nói: “Có đèn ấy à ? Ừ thắp lên một tí cho

sáng sủa ...” Một chút sáng nhỏ bé lần đầu xuất hiện trên cái tối tăm của cuộc
sống nhưng nó là khát khao, ước mong cháy bỏng của bà.
Chính vì vậy, trong đêm tâm hơn và sáng hơm sau bà đã nói với con và dâu
bằng những lời lẽ tràn đầy niềm tin hy vọng: “Biết thế nào hả con, ai giàu ba
họ, ai khó ba đời ? Có ra thì con cái chúng mình về sau” hay bàn chuyện sửa
sang nhà cửa, chăn ni… Câu nói “Khi nào có tiền ta mua lấy đơi gà” nghe có
vẻ phấn khởi mà sao vẫn thấy thật tội nghiệp, người đọc dễ liên tưởng đến bài ca
dao than thân “Mười quả trứng” của ông cha ta: “Tháng giêng, tháng hai/
10


Tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn tháng nạn/ Đi vay đi dạm/ Được một quan
tiền/ Ra chợ Cửa Diên/ Mua một con gà mái về nuôi”. Rồi chi tiết nồi “chè
khoán” (mà thực chất là cháo cám) với nhận xét “Ngon đáo để” của bà chính
là niềm tin về hạnh phúc cuộc sống.
Cùng với những chi tiết miêu tả nhân vật, truyện ngắn “Vợ nhặt” cịn có
nhièu chi tiết về kết cấu, cốt truyện rất đặc sắc. Nhờ đó mà ý nghĩa của chủ đề
của tác phẩm càng trở nên sâu sắc hơn. Đó là tiếng hờ khóc tỉ tê “của những
nhà có người chết đói, tiếng trống thu thuế đầu đình, và cảm giác đắng chát và
nghẹn bứ của Tràng khi ăn bát chè cám của mẹ vừa múc cho” . Ba chi tiết khác
nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa: hạnh phúc đang bị đe dọa. Niềm vui của
bà cụ Tứ và hạnh phúc của Tràng đang phải đối mặt với một thực tế: nạn đói
khủng khiếp đang hồnh hành khắp nơi, sinh mạng người lúc này có thể bị mất
đi rất dễ dàng. Trong ba chi tiết, có lẽ tiếng trống ngồi đình là đắt nhất. vì sao ?
Chúng ta hãy đọc lại chi tiết mà Kim Lân đã miêu tả : “Ngồi đình bỗng dội lên
một hồi trống dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngồi
bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám vẩn trên nền trời như những
đám mây đen”. Cách giải thích như tác giả trong “Tuyển tập các bài giảng văn
học lớp 12” (NXB TP Hồ Chí Minh - 1992) ý là “Về phương diện biểu tượng,
đàn quạ ấy che đen cả bầu trời như những đám mây đen làm cho ta nhận thức

được cảnh sống bế tắc, tối tăm, chết chóc tưởng chừng như đang ụp xuống,
đóng lại kín mít, tối bưng” .
Những con quạ, biểu tượng cho cái chết vậy mà chúng phải hốt hoảng sợ hãi
bay lên vì tiếng trống. Có phải tiếng trống thu thuế, hay là chính sách tàn bạo dã
man của thực dân Pháp và lưỡi hái tử thần đã làm cho “Xóm làng ta xơ xác héo
hon” và hơn 2 triệu người phải chết đói. Đàn quạ sợ tiếng trống dồn dập đó là phải.
Về chi tiết cuối hình ảnh “đồn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” có
người chú ý đến có người khơng, nhưng đây vẫn là một chi tiết rất đáng trân
trọng về chủ đề tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của tác giả. Bởi cùng với chi
tiết mở đầu tác phẩm: một buổi chiều “chạng vạng mặt người” và kết thúc là
một buổi sáng “mặt trời lên bằng con sào” chi tiết này đã làm cho “Vợ nhặt”
khơng cịn là tác phẩm của dòng Văn học Hiện thực phê phán trước 1945. [1]
3.1.2. Truyện “Vợ chống A Phủ” (Tơ Hồi).
Tác phẩm tập trung phản ánh thân phận đau khổ của người nông dân miền
núi dưới ách thống trị áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời
là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hình
ảnh con đường giải phóng và cuộc đời cách mạng của họ. Vì vậy, khi đọc hiểu
tác phẩm này, giáo viên cần tập trung cho các em khai thác các chi tiết xoay
quanh nhân vật Mỵ. Có thể thấy ở nhân vật này đầy ắp những chi tiết hay, chi tiết độc
đáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đi hết mọi chi tiết mà quan trọng nhất là biết
lựa chọn những chi tiết có giá trị lớn nhất trong việc thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm
và biết khai thác sâu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy.
Mở đầu truyện ngay từ những dòng đầu tác giả đã rất khéo léo giới thiệu
về Mỵ: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy có một
cơ con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng
vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vả, chẻ củi hai đi cõng nước dưới khe suối
11


lên, cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi ... Cô ấy là vợ A Sử, con trai của

Thống Lý Pá Tra”. Cách miêu tả, dẫn dắt như thế có sức gây ấn tượng về nhân
vật mà nhà văn muốn giới thiệu. giáo viên đã hướng dẫn học sinh, khi đọc hiểu
đoạn giới thiệu này tập trung vào chi tiết: Lúc nào ... cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi, đặc biệt chi tiết Mỵ ngồi “bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.
Tác giả đã tỏ ra tất tinh tế và sâu sắc khi đặt nhân vật trong sự đối lập với khung
cảnh xung quanh: giữa cảnh giàu sang của nhà Thống Lý Pá Tra “nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” thì Mỵ đặt ngang với vật vơ tri vơ giác,
vị trí thấp kém: tảng đá, tàu ngựa. Ẩn dụ này chính là thân phận thấp hèn, với
địa vị nô lệ mặc dù, nghịch lý thay, tuy không phải là con gái nhưng lại là con
dâu của Thống Lý Pá Tra. Nói về thân phận Mỵ ở nhà Pá Tra là phải nói đến chi
tiết đó.
Tìm hiểu nhân vật Mỵ, qua đoạn giới thiệu chúng ta thường đi sâu vào các
khía cạnh: nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần và sức sống kỳ diệu của nhân vật.
Ở mỗi khía cạnh tơi hướng dẫn học sinh tập trung khai thác các chi tiết phục vụ
cho các nội dung trên. Chẳng hạn ở nỗi đau thể xác có chi tiết “Bao giờ cũng
thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm cịn có lúc, đêm nó cịn
được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm
cả đêm cả ngày” đã nói lên sự hành hạ, bóc lột thậm tệ sức lao động của con
người. Nội dung này càng được khẳng định qua chi tiết người chị dâu tuổi chưa
cao nhưng lưng đã còng sát đất. Rồi chi tiết Mỵ bị trói đứng vào cột nhà trong
suốt đêm, chi tiết A Sử đạp chân vào mặt Mỵ khi cơ đang bóp chân cho hắn, chi
tiết A Sử đi chơi đêm về thấy Mỵ ngồi sưởi đã đánh Mỵ ngã ngay suống bếp…
và các chi tiết ấy đều có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Chỉ đơn cử chi tiết hằng đêm
Mỵ thức dậy sưởi lửa, bị A Sử đánh gục xuống bếp nhưng đêm mai Mỵ vẫn thức
dậy như khơng có truyện gì xảy ra đã mang rất nhiều lớp nghĩa. Học sinh khai
thác để thấy được: đó là sự tố cáo tội ác của A Sử nói riêng, bọn quan lại nói
chung; là việc thể hiện Mỵ chỉ cịn là cái xác khơng hồn, nói đúng ra Mỵ giống
như một chiếc máy đã được lập trình và mọi hành động đều xuất phát từ sự lập
trình ấy; Tuy nhiên nhìn sâu hơn chi tiết này lại mang ý nghĩa Mỵ đang vô cùng
lạnh lẽo, cô đơn và cái cơ lạnh ấy bắt Mỵ phải tìm đến bếp lửa, sự thèm khát hơi

ấm đã giúp Mỵ chiến thắng mọi sợ hãi. Như vậy bên trong sự băng giá vẫn đang
tồn tại một cô Mỵ với một niềm khát sống mãnh liệt. Ngồi ra, chi tiết này cịn
là cơ sở cho hành động cứu A Phủ sau này. [1]
Ở khía cạnh nỗi đau tinh tình, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm để
khai thác các chi tiết có ý nghĩa quan trọng nhất như chi tiết con dâu gạt nợ (chi
tiết này khơng chỉ nói lên nỗi đau của Mỵ mà còn tố cáo sự độc ác thâm hiểm
của chế độ lang đạo miền núi trước Cách mạng tháng Tám.), chi tiết “Cô Mỵ về
làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ”, chi tiết “Bây giờ
thì Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải
đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ,
việc đi làm mà thôi”. Đây là những chi tiết thể hiện rõ nhất nỗi đau tinh thần của
Mị, người con gái cực khổ ấy đã hoàn toàn đánh mất cảm giác về thời gian và
không gian, cô không nhớ ngày tháng, khơng nhớ nơi mình đang ở mà chỉ “nhớ
12


đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa,
mỗi tháng lại làm đi làm lại”.
Ngồi các chi tiết trên, cịn có rất nhiều chi tiết khác nữa như chi tiết “Mỗi
ngày Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa”, chi tiết “Ở cái
buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vng bằng bàn tay. Lúc nào
trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Chi tiết này
góp thêm ý nghĩa vào việc miêu tả thân phận của Mỵ ở Hồng Ngài. Mỵ không
chỉ là kẻ nô lệ thấp kém trong gia đình Pá Tra mà cịn như là một người tù đang
ở chính ngay trong nhà người chồng. Đặc biệt qua chi tiết căn buồng, nhà văn đã
tạo dựng lên được một thứ ngục thất tinh thần, ở đó nó khơng chỉ giam hãm thân
xác, mà cịn giam hãm cả tuổi xuân và tình yêu của Mị.
Khai thác khía cạnh sức sống kỳ diệu của nhân vật Mị, giáo viên sẽ bắt
đầu bằng việc cho học sinh tìm các chi tiết. Có thể thấy ở nội dung chi tiết cũng
rất nhiều và đặc sắc. Từ chi tiết Mị vào rừng tìm lá ngón để tự tử nhưng khơng

đành lịng chết vì thương bố, đến chi tiết Mị nổi loạn trong đêm tình mùa xuân
và sau nữa là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ. Có thể nói, nhà văn đã rất thành
công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật Mỵ để nói lên sự trỗi dậy mãnh liệt của
lòng ham sống và khát khao hạnh phúc ở nhân vật này. Chi tiết Mỵ cởi trói cho
A Phủ đã được nhiều người phân tích rạch rịi, bởi vì nó là đỉnh cao của sự trỗi
dậy ở Mỵ, là hành động tất yếu khơng thể khác hơn. Có điều nhà văn đã khéo
léo trong việc dẫn dắt, miêu tả diễn biến phức tạp tâm trạng của nhân vật và chi
tiết “tiếng sáo gọi bạn tình” chính là bước dẫn dắt đó. Đây là chi tiết được Tơ
Hồi miêu tả rất tinh tế để thể hiện sự trỗi dậy mãnh liệt trong tâm hồn của Mỵ.
Thật vậy, đọc truyện chúng ta ai cũng biết, lúc đầu sống trong cảnh nô lệ
ở nhà Thống Lý Pá Tra, Mỵ đã định tự tử bằng lá ngón, nhưng vì thuơng cha
nên Mỵ đã không thực hiện. Dần dẫn Mỵ đã bị tê liệt sức phản kháng đó: “Ở
lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ thì Mỵ tưởng mình cũng là con
trâu, mình cũng là con ngựa... Mỗi ngày Mỵ càng khơng nói, lùi lũi như con
rùa ni trong xó cửa” . Tuy nhiên đó chỉ là cái bên ngồi, ngòi bút của nhà văn
đã đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để khám phá và khơi dậy cái sức
sống mãnh liệt ở Mỵ. Chi tiết “tiếng sáo gọi bạn mùa xuân” chính là sự biểu
tượng của sự trỗi dậy đó. Phần sáng của truyện cũng bắt đầu bằng chi tiết này.
Trong truyện tiếng sáo gọi bạn đã theo sát diễn biến tâm trạng của Mỵ. Lúc đầu,
khi mùa xuân đến có tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi, nghe tiếng sáo Mỵ đã
thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm lời bài hát, Mỵ uống rượu say và Mỵ quyết định đi
chơi Tết như mọi thanh niên khác. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng ngoài
đường. Khi bị A Sử ngăn cản trói tàn bạo vào cột nhà thì Mỵ vẫn nghe tiếng sáo
đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi, những đám cưới mà ngày nào Mỵ từng được
diện kiến. Quả thực, tiếng sáo đã làm Mị quên đi hiện tại mà nhớ về quá khứ, để
thấy “trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm.
Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Bốn lần tiếng sáo xuất hiện trong tâm hồn
Mỵ dù nghe hay không nghe, tiếng sáo đã làm thay đổi lớn, đã thức dậy ở Mỵ
lòng ham sống mãnh liệt, lòng khát khao hạnh phúc mà bấy lâu nay những
tưởng Mỵ đã bị tê liệt quên lãng.

13


3.1.3. Truyện “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành)
Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng so sánh truyện “Rừng xà nu” với “Đất
nước đứng lên” và nhận xét rằng viết truyện ngắn “Rừng xà nu” khó hơn viết
tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Bởi vì tuy cả hai truyện cùng viết về một đề
tài, thời gian, không gian câu chuyện cũng bằng nhau, nhưng viết “Rừng xà nu”
khó hơn viết “Đất nước đứng lên” vì “Rừng xà nu” là truyện ngắn, “Đất nước
đứng lên” là một truyện dài. Chuyện của một đời người chỉ kể trong một đêm vì
vậy làm sao khơng khó: cho nên từng chi tiết của truyện phải có tính hàm súc
cao độ. Ở bài viết này, tơi chỉ mạo muội đưa ra hướng khai thác các chi tiết mơ
tả hình tượng cây xà nu và các chi tiết miêu tả hình tượng nhân vật Tnú như tơi
đã hướng dẫn học sinh 12 trong quá trình đọc hiểu tác phẩm.
3.1.3.1. Đọc hiểu hình tượng cây xà nu.
Ở nội dung này, học sinh đi vào tìm và khai thác các chi tiết tạo dựng hình
tượng cây xà nu với sự gắn bó mật tiết với cuộc sống và con người Tây Ngun.
Đó là hình ảnh những đồi xà nu xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là chi tiết
“lửa xà nu cháy giần giật” trong mỗi bếp, trong đống lửa ở nhà ưng; khói xà nu
xơng bảng nứa để Mai và Tnú học chữ… Để thấy được cây xà nu có mặt trong
đời sống hàng ngày của người dân làng Xơ Man như tự ngàn đời qua. Đó là
những chi tiết thể hiện cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân
làng Xô Man như ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng
lấy vũ khí, soi cho Tnú đọc thư anh Quyết, soi rõ “xác mười tên giặc ngổn
ngang”… Là những chi tiết thể hiện hình tượng cây xà nu gắn bó với cuộc sống
người dân đến mức như thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc từng người: Tnú
thấy cụ Mết như một cây xà nu đại thụ và ngực cụ “căng như một cây xà nu
lớn”, cịn cụ Mết cũng ln tự hào “khơng có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”…
Để làm nổi bật hình tượng cây xà nu, cịn có thể khai thác rất nhiều những
chi tiết khác. Đó là chi tiết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không

bị thương”, “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh
nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”
đã thể hiện sự cùng chung gian khổ, cùng chung số phận của cây xà nu với con
người Tây Nguyên bất khuất. Những chi tiết “Trong rừng ít có loại cây sinh sơi
nảy nở khoẻ như vậy”, “Cũng có ít lồi cây ham ánh sáng mặt trời đến thế” đã
tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của
người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chống Đế
quốc Mỹ xâm lược. Chi tiết “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người,
cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác khơng
giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể
cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã” đã thể hiện
sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động huỷ diệt của kẻ thù, cũng
đồng thời là biểu trưng cho sức sống bất diệt, sự bất khuất, kiên cường và sự
vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến một mất một
còn với bè lũ cướp nước và bán nước. [1]
3.1.3.2. Đọc hiểu hình tượng nhân vật Tnú.
Tnú là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm, đi sâu khai thác
nhân vật này cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đọc hiểu “Rừng xà nu”.
14


Thông qua hướng dẫn học sinh khai thác các chi tiết cụ thể trong tác phẩm các
em sẽ làm nổi bật hình tượng nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Để giúp học sinh dễ tìm hiểu, có thể gọi ra những luận điểm chính làm cơ sở
khai thác chi tiết. Chẳng hạn luận điểm: Tnú là người có tính cách gan góc, dũng
cảm, mưu trí, học sinh sẽ đi vào khai thác các chi tiết Tnú cùng Mai xung phong
vào rừng nuôi dấu cán bộ sau khi đã chứng kiến cái chết của anh Xút, của bà
Nhan, chi tiết Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu vì học chữ
thua Mai, chi tiết “xé rừng mà đi” “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con
cá kình” mỗi khi đi liên lạc, chi tiết nuốt lá thư khi bị bắt và chỉ vào bụng dõng

dạc nói “cộng sản ở đây này”. Ở luận điểm: Tnú là người có tính kỷ luật cao,
tuyệt đối trung thành với cách mạng, học sinh khai thác các chi tiết Tnú về phép
một đêm sau ba năm đi lực lượng, chi tiết Tnú bị đốt mười đầu ngón tay mà
khơng kêu nửa lời. Ở luận điểm Tnú có một trái tim u thương và tấm lịng sục
sơi căm giận kẻ thù, học sinh khai thác chi tiết “Anh (Tnú) đã bứt đứt hàng chục
trái vả mà không hay” diễn tả chân thật tâm trạng của Tnú trước cảnh vợ con bị
giặc hành hạ dã man. Đây là sự giằng co giữa trách nhiệm của người chồng,
người cha với trách nhiệm của người cán bộ cách mạng, là sự giằng có giữa tình
riêng và nghĩa chung. Là người chồng, người cha Tnú phải xông vào tức khắc để
cứu vợ con, không thể chần chừ một phút, một giây. Là cán bộ của Đảng, Tnú
không thể xông vào cứu vợ khơng phải vì Tnú sợ chết mà trách nhiệm của
Đảng, xông vào là rơi vào âm mưu của kẻ thù: “Bắt được cọp cái và cọp con,
tất sẽ được cọp đực trở về” . Mà để chúng bắt được Tnú thì như lời cụ Mết đã
nói: “Cán bộ của Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” .Tnú đang là cán bộ của
Đảng thay thế anh Quyết lãnh đạo dân làng Xơ man chiến đấu kẻ thù. Trước
đây, vì lý tưởng của Đảng dân làng Xô man đã không ngại khó khăn, nguy hiểm
đã lấy tính mạng của mình như anh Xút, bà Nhan để bảo vệ người Đảng là anh
Quyết, cho nên Tnú khơng thể ra được. Lý trí thì bảo như vậy, nhưng cịn tình
cảm thì sao? Vì vậy, chi tiết Tnú trong tay hàng chục trái vả lúc nào không hay
là biểu hiện chân thật của sự giằng co, đầu tranh giữa lý trí vì tình cảm, giữa
trách nhiệm của nguời cán bộ Đảng với trách nhiệm của người chồng, người
cha. Chi tiết này làm ta có thể liên tưởng đến chàng trai Trần Quốc Toản trên
bến Bình Than bóp nát trái cam vua ban cho lúc nào không hay. Cuối cùng, mặc
dù cụ Mết hết sức ngăn cản “Không được Tnú! để Tau!” Tnú vẫn nhảy ra xông
vào quân giặc để cứu vợ con. Tnú trước hết vẫn là một con người bình thường
như mọi người.
Một chi tiết khác trong truyện là lời xưng hô của Dít đối với Tnú lúc anh
về thăm làng. Lúc đầu cơ gọi anh là: “đồng chí” và giọng hơi lạnh lùng, đơi mắt
nghiêm khắc. Sau đó khi đọc xong giấy phép của Tnú, cô mới cười và gọi Tnú là
“anh” và xưng lại là “em”.Có người cho là Dít đã quá nguyên tắc khi xử sự

như thế đối với anh rể của mình. Có thể là Dít hơi ngun tắc, nhưng nếu để ý
đến thái độ của mọi người “im lặng chờ đợi chung quanh” và khi Dít đã đọc
xong tờ giấy phép có chữ ký của người chỉ huy thì “tiếng cười nói im đi một lúc
bây giờ lại rộn lên, chật cả căn nhà nhỏ”, đồng thời có để ý đến cảnh làng Xô
Man đổi thay, quy cũ và đang trong tư thế sẵn sàng chống lại mọi âm mưu của
kẻ thù thì chúng ta mới thơng cảm cho cách xử sự của cô đối với ông anh của
15


mình. Bởi vì, sau đó Dít đã trở lại với hình ảnh của cơ em gái với nụ cười trên
mơi và lời xưng hơ “anh”, “em” ngọt ngào, đó chính là tình cảm thật của cơ. Dít
đã hành động như mọi người Xơ Man, Dít tiêu biểu cho người làng Xơ Man
cảnh giác, đề phịng sẵn sàng chờ đón qn thù, nhưng sinh hoạt làng xóm thì
vẫn hồ hởi, tự tin, vui vẻ. Đó chính là sức mạnh để tồn tại của người Xô Man
truớc sự tàn bạo của quân thù…
3.2. Ví dụ minh họa từ một đề văn cụ thể về dạng phân tích chi tiết
nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn.
Đề bài: Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “Chi tiết tiêu biểu trong một
truyện ngắn có vai trị quan trọng như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt”. Anh
chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu
biểu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi và Rừng Xà Nu của Nguyễn
Trung Thành.
Giải quyết vấn đề
Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm
Bước 2: Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn
chương (trong truyện ngắn), cụ thể:
Chi tiết văn học; vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học (Chi tiết nghệ
thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người,
chi tiết có vai trị biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trị làm
tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện).

Bước 3: Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết: Tất cả các chi tiết đều
được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường
xuất hiện trong một hồn cảnh (tình huống đặc biệt);
Học sinh tóm tắt các sự việc phần trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn
luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 - 10 dòng. Chú ý dẫn dắt ngắn gọn, chọn
những sự việc then chốt, có liên quan chặt chẽ đến mạch vận động của tác phẩm
và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết bàn luận; tránh lan man.
Cụ thể: Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm; tình huống dẫn đến chi
tiết; đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích.
Bước 4: Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết.
Bản chất của văn chương là sự sáng tạo nên cần có sự cảm nhận phong phú sáng
tạo của học sinh song cũng cần phải bám vào mạch truyện, vào các yếu tố liên
quan để hiểu về chi tiết cũng như hiểu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Phải
gắn chi tiết ấy vào chỉnh thể của tác phẩm và phong cách của nhà văn. [1]
Phân tích nội dung
Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì: Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết
đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể để hiểu sâu nội dung, ý nghĩa.
Như chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải đặt vào hoàn cảnh A Phủ là
một chàng trai rất, mạnh mẽ gan bướng từng đứng lên đánh con quan không dễ
gì anh khuất phục, khơng dễ gì A Phủ sẽ khóc nên chi tiết này có thể thấy nó đã
thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi cực đến tận cùng của nhân vật.
Hay phải đặt vào hoàn cảnh xã hội để hiểu ý nghĩa của chi tiết. Cũng với
chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ”, phải thấy được hồn cảnh của người nơng
16


dân miền núi dưới ách thống trị của địa chủ phong kiến lúc bấy giờ - luôn đè nén
con người khiến họ phải chịu bao cảnh ngang trái, bất cơng.
Bình sâu các từ ngữ quan trọng: Trong các “chi tiết đắt”, nhà văn thường
đặc tả qua một số từ ngữ then chốt để làm nổi bật tư tưởng. Có những từ ngữ gợi

giá trị tạo hình như từ ngữ trong chi tiết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ “Trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt- Kim Lân) hay
hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bị bốc cháy “Một ngón tay Tnu bốc cháy. hai
ngón…ba ngón … Khơng có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười
ngón tay bây giờ đã trở thành mười ngọn đuốc”.
Có những từ ngữ làm nổi bật những xúc cảm như trong truyện ngắn “Đôi
mắt” của Nam Cao khi nhà văn nói về thái độ của Hồng với người nơng dân
“Nỗi khinh bỉ của anh phì ra cả ngồi nét mặt theo cái bĩu mơi dài thườn thượt,
mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”.
Chỉ khi học sinh biết chú ý vào các từ ngữ then chốt có sức gợi thì mới
làm nổi bật nội dung cụ thể của chi tiết và cảm xúc của người viết.
Phân tích sâu ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó: Cho phép học sinh có những
cảm nhận, liên tưởng phong phú nhưng vẫn phù hợp với mạch truyện và góp
phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Khi phân tích hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnu, học
sinh có những cảm nhận và liên tưởng:
Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay của Tnu như thể hiện nỗi đau
đớn tận cùng của Tnu và cũng là nỗi đau của toàn dân tộc khi kẻ thù sang xâm
lược.
Nhà văn đã miêu tả “Một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón...”.
Ngơn ngữ giàu sức tạo hình để ta hình dung ra hình ảnh những ngón tay Tnu cứ
bén dẫn, bén dần lần lần một ngón, hai ngón...
Nhà văn lại nói thêm: Khơng có gì đượm bằng cây xà nu. Lửa bắt rất
nhanh, mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Ngọn lửa ấy lan thật nhanh
và ngay trong chốc lát mười ngón tay ấy đã bùng lên bốc cháy...
Nỗi đau như đến tận cùng. Đau đớn cực độ khi Tnu khơng cảm thấy lửa ở
mười đầu ngón tay mà anh cảm thấy lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng,
máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh đã cắn nát môi anh rồi.
Lúc này nỗi đau ấy không chỉ ở mười đầu ngón tay nữa mà ngọn lử ấy
như thiêu đốt tồn cơ thể anh, anh đang cố kìm nén nỗi đau. Đó cồn là hình ảnh

tố cáo tội ác tày trời của giặc Mĩ, chúng đã tàn sát hủy diệt cuộc sống của nhân
dân ta.
Chúng còn giết bà Nhan, anh Xút, anh Quyết và bao nhiêu người dân vô
tội khác nữa. Chúng đã biến cây xà nu vốn thân thuộc gần gũi, vốn là bạn của
mọi nhà giờ đây lại thiêu đốt nhân dân. Dưới sự tàn bạo của chúng tất cả đều trở
nên đáng sợ (Liên hệ với tội ác của giặc Minh ở thế kỉ XV):
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai
vạ” - Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi
Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cũng là ngọn lửa của lòng căm thù trong
mỗi người dân Việt Nam. Bọn thằng Dục thiêu đốt mười đầu ngón tay của Tnu
là để uy hiếp tinh thần của nhân dân.
17


Chúng đe dọa người dân “xem hãy coi bàn tay thằng Tnu”, chúng muốn
người dân Tây Ngun nhìn vào đó mà sợ, mà khơng dám đấu tranh nhưng
ngược lại nhìn vào đó họ khơng sợ hãi bọn giặc mà chỉ thấy thương cho Tnu và
căm giận sục sôi với quân thù và họ sẽ đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù tàn
ác, trả thù cho những người dân đã chịu đau thương và đã hi sinh.
Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Không phải ngẫu nhiên mà
nhà văn Nguyễn Trung Thành ví ngọn lửa ấy như những ngọn đuốc bởi ngọn
đuốc vốn thật gần gũi với buôn làng Tây Nguyên, nó soi sáng trong đêm tối nơi
núi rừng.
Và ngọn đuốc thường có ý nghĩa nói về tinh thần đấu tranh. Lúc này mười
ngọn đuốc ấy kết thành một bó đuốc rực sáng để khích lệ và cổ vũ tinh thần đấu
tranh. Đặc biệt bó đuốc ấy như ánh sáng soi đường cho cả dân làng đứng lên đấu
tranh (Liên hệ vơi trái tim Đan cô).
Ngọn lửa ấy cũng đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi của người dân Tây
Nguyên, họ cùng nhất loạt đứng lên đấu tranh và chiến thắng.
Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ với các chi tiết khác ở tác phẩm cũng

như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác: Các chi tiết trong tác phẩm
bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi tiết khác.
Khi tìm hiểu chi tiết, hình ảnh nào đó, ta đặt nó trong mối liên hệ với các
chi tiết khác trong tác phẩm để thấy một mạch thống nhất. Hay khi liên hệ với
các chi tiết trong các tác phẩm khác thì lại để thấy được sự kế thừa cũng như sự
sáng tạo trong sáng tác văn chương.
Như khi phân tích về giọt nước mắt của A Phủ có thể liên hệ với giọt
nước mắt của Hộ trong “Đời thừa”. Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân
vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh”.
“Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể khơng ra tiếng khóc”. Hay nước mắt
của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên “Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”.
Ở đây đều là giọt nước mắt của những người đàn ơng đau khổ nhưng có
hồn cảnh và số phận khác nhau. Nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo là sự cảm
động khi được Thị Nở chăm sóc, giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận ra
hành động thơ bạo của mình với vợ con thì giọt nước mắt của A Phủ lại là nỗi
đau đớn, tủi cực của người nông dân khi bị áp bức.
Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong
cách của nhà văn):
Bút pháp miêu tả như bút pháp hiện thực (chi tiết kết thúc truyện Chí
Phèo), bút pháp lãng mạn cách mạng (chi tiết kết thúc truyện “Vợ nhặt”), bút
pháp của khuynh hướng sử thi (chi tiết về hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm
“Rừng xà nu”)
Nét đặc trưng trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị như trong tác phẩm của
Kim Lân, ngôn ngữ hào hùng tráng lệ như trong “Rừng xà nu”, ngôn ngữ đậm
màu sắc triết lí như trong tác phẩm của Nam Cao..., ngôn ngữ đậm sắc thái Nam
Bộ trong “Những đứa con trong gia đinh” Nguyễn Thi... [1]
Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống tồn bộ tác phẩm

18



Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất, tạo nên
những chuyển biến trong cuộc đời của nhân vật và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý
nghĩa tư tưởng của tác phẩm; thể hiện rõ phong cách của tác giả.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Với sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi và đồng nghiệp đã áp dụng thực tế
vào giảng dạy tại trường. Thực tế cho thấy, chúng tôi đã đạt được kết quả ngồi
mong muốn. Những học sinh trong lớp tơi dạy đã quan tâm nhiều hơn đến giờ
văn. Đặc biệt ở những lớp ban khoa học xã hội, các em làm việc một cách say
mê, hứng thú.
- Kết quả cụ thể:
Chất lượng môn văn cuối kỳ, cuối năm tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ điểm văn
trong các kỳ thi THPT Quốc gia tăng hơn trước, cụ thể điểm khá giỏi chiếm
60%, điểm yếu chiếm tỉ lệ rất ít. Đặc biệt kết quả học sinh giỏi cấp Tỉnh cao hơn
những năm trước rất nhiều.

19


C. KẾT LUẬN
1. Kết luận.
- Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc khai thác vai
trò của chi tiết nghệ thuật trong việc giảng dạy tác phẩm truyện ngắn ở trường
THPT.
- Tuy nhiên sáng kiên kinh nghiệm này mới chỉ được áp dụng trong thực
tế giảng dạy ở trường tôi. Rất mong được đồng nghiệp trong tỉnh đóng góp ý
kiến để cùng đi đến sự hồn thiện của sáng kiến, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học văn trong trường THPT, trong kì thi THPT Quốc gia.
2. Kiến nghị.
- Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, tôi xin mạnh dạn đề xuất

một số kiến nghị như sau:
Một là, đối với Sở GD&ĐT: Cần tổ chức tập huấn cho GV nhiều hơn nữa
về việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt là thể loại văn
xuôi. Mỗi lần tập huấn, cần cho GV dự một giờ cụ thể tại trường THPT.
Hai là, đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất,
trang thiết bị hỗ trợ GV. Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với GV có sáng
kiến kinh nghiệm trong q trình giảng dạy.
Ba là, Đối với GV: Cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực
trong q trình dạy học, đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa người
học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các công văn của Bộ giáo dục và Sở giáo dục
2. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Nhiều tác giả - NXB
Giáo dục 1978)
20


3. Những bài giảng văn ở Đại học (Lê Tri Viễn - NXB Giáo dục 1982)
4. Giảng văn I. II (Nhiều tác giả - NXB ĐH & THCN 1982)
5. Từ điển Tiếng Việt

6. Mạng Intơnet
7. Đọc và nghiên cứu các tác phẩm trong trường THPT: Vợ nhặt của Kim
Lân; Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997); Từ điển thuật ngữ
văn học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Phan Trọng Luận (2000), làm văn lớp 12 Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Phan Trọng Luận (2008) Ngữ văn 12 tập 2 Nhà xuất bản Giáo dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
21


Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên Trường THPT Hoằng Hóa 4 - Hoằng
Hóa - Thanh Hóa
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

1
2

3

4

Hai hình tượng thẩm mĩ trong bản
Sở HĨA 4
TRƯỜNG THPT HOẰNG
Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí
C
GD&ĐT
Minh.
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Sở
"Đường mà khơng Đường một tí
C
GD&ĐT
nào".
Sử dụng phương pháp dạy học vấn
đáp, đàm thoại để tạo bầu khơng
Sở
C
khí văn chương trong giờ dạy - GD&ĐT
học văn.
Phương pháp ôn tập phần đọc Sở
KINH NGHIỆM

hiểu cho học sinh SÁNG
khối 12KIẾN
trong kỳ
B
GD&ĐT
thi THPT Quốc gia.

Năm học
đánh giá
xếp loại
2001 - 2002
2004 - 2005

2012 - 2013

2014 - 2015

KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
TRUYỆN NGẮN ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI TỐT HƠN
TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ:
Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa 4
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018

22




×