Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.88 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1. 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết..........................................................3
4.2. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.1.1 Khái niệm giá trị sống..............................................................................3
2.1. 2. Đặc trưng và giá trị của văn học............................................................4
2.1. 3. Căn cứ vào mục tiêu, kiến thức trọng tâm của các tác phẩm văn xi
có trong chương trình Ngữ văn 12.....................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........................5
2.2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên........................................................5
2.2.2. Thực trạng của học sinh...........................................................................6
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................6
2.3.1. Xác định kiến thức trọng tâm và liên hệ giáo dục giá trị sống ở từng tác
phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975 như thế nào?...............................................7
2 .3. 2. Vận dụng cụ thể bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để tổ
chức, hướng dẫn học sinh đàm, thảo luận nhập cuộc tự giáo dục trong mối
giờ học.......................................................................................................…….9
2.3.3. Áp dụng cụ thể vào các giờ dạy Đọc- hiểu văn xuôi Việt Nam hiện đại
sau 1975 ( Ngữ văn 12- tập 2).......................................................................10
2.3.3.1 Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)......................................10
2.3.3. 2 . Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải)....................................................12
2.3.3.3. Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng).........................................16
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá.................................................................................18
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.......................................................................................................19


2.4.1. Trong giờ học.........................................................................................20
2.4.2. Qua bài kiểm tra...................................................................................20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................21
3.1. Kết luận.........................................................................................................21
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................22
DANH MỤC............................................................................................................23
1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam, trước những yêu cầu của
thời đại, việc xác định những giá trị sống là rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước  tiến
hành đổi mới giáo dục như một đòi hỏi tất yếu.
Hiện nay, ngành giáo dục đang quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng 
sống cho học sinh, nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giá 
trị sống cho các em, hay nói cho đúng là giáo dục cịn mang nặng tính chất giáo
điều, lí thuyết mà xa rời thực tiễn. Học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng
sống cần thực hiện. Chẳng hạn, nếu học sinh hiểu con người phải có lịng nhân ái,
giá trị của nó thì sẽ khơng có hiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu 
cần trung thực, ý nghĩa của trung thực thì sẽ khơng có hiện tượng quay cóp.
Giáo dục khơng chỉ dừng lại ở việc dạy học, cung cấp tri thức mà còn là khơi
gợi những giá trị tốt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do,
những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che lấp khiến chúng ta xa rời với những
điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa. Bản thân mỗi người giáo viên đứng trên
bục giảng, được xã hội tôn vinh là kĩ sư tâm hồn nhưng ít nhiều đã bỏ qua những
cơ hội trong chính khả năng của mình để có thể cải biến tình hình, để góp phần làm
tốt vai trò của giáo dục đối với nhân cách con người.
Văn học là tấm gương phản ánh đời sống và dạy văn trong nhà trường cũng

là việc một cây cầu đặc biệt để gắn văn chương với đời sống thực tiễn. Hay nói các
khác người thầy dạy văn, ln ln tự ý thức về vai trị và trách nhiệm của mình
trong việc giáo dục và hồn thiện nhân cách học trò qua mỗi bài giảng cụ thể, cũng
phải chịu trách nhiệm về thực trạng đạo đức học trò xuống cấp trong đời sống xã
hội hiện nay.
Có nhiều cách thức và phương pháp khác nhau để tăng hứng thú cho học
sinh phù hợp với đặc thù của từng môn học và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho
các em. Trải nghiệm trên hai mươi năm đứng trên bục giảng, tôi đã trăn trở nhiều
về vấn đề này, và cũng nỗ lực cố gắng mỗi ngày với lòng tự trọng nghề nghiệp và
những lo lắng thường nhật về cuộc sống tinh thần của học sinh trên điạ bàn tơi cơng
tác. Đó là lí do tơi tâm huyết chọn đề tài xin được chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp, có thể góp phần làm thay đổi thực tế trên:
“ Giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong
giờ Đọc- hiểu tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại sau năm 1975.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy
Ngữ văn nói chung và áp dụng vào một giờ dạy cụ thể đọc - hiểu văn bản nhằm
mục đích:
- Đưa mơn văn gắn liền với thực tế yêu cầu của xã hội, tạo nên hứng thú học
tập cho học sinh.
2


- Giáo dục, bồi dưỡng, điều chỉnh nhân cách cho học sinh qua những giá trị
sống giàu ý nghĩa đời sống ở vùng sâu vùng xa của nơng thơn cịn nhiều hạn chế về
dân trí và hiểu biết xã hội.
- Trang bị cẩm nang cơ bản để tự tin, chủ động tạo dựng cuộc sống cho bản
thân hòa nhập cộng đồng tích cực, văn minh, truyền thống và hiện đại.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tích hợp giáo dục giá trị sống vào giảng dạy ngữ văn.

1. 4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Ngữ Văn 12.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh
THPT.
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân qua các giờ Đọc - hiểu
“ Chiếc thuyền ngoài xa”, “ Một người Hà Nội”, “ Mùa lá rụng trong vườn”
( Ngữ Văn 12, tập 2)
1.5. Điểm mới của đề tài
- Đi sâu vào giải pháp cụ thể để giáo dục giá trị sống, rèn luyện tập trải nghiệm
những kĩ năng sống phù hợp và rất cần thiết với đối tượng là học sinh vùng sâu ở
nông thôn.
- Đồng thời cũng đáp ứng được mối quan hệ mật thiết giữa văn học với đời sống
qua giờ Đọc – hiểu trong nhà trường phổ thông phù hợp với yêu cầu của thời đại.
- Chú trọng những giải pháp thiết thực và hiệu quả, trang bị cho học sinh một kĩ
năng sống, một cẩm nang để chủ động, tự tin vào đời sau khi học xong THPT.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm giá trị sống
Giá trị sống hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", là những điều mà một con
người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở
của hành động sống của mỗi con người. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con
người.
Giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm:
+ Các giá trị chung của loài người: Chân, thiện, mĩ.
+ Các giá trị dân tộc: Tinh thần dân tộc, yêu nước, Trách nhiệm cộng đồng.
+Các giá trị gia đình: Hồ thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình.

+ Các giá trị của bản thân: trung thực, khoan dung, giản dị…
3


Như vậy, con người cần hướng tới những giá trị sống cơ bản : hịa bình, tơn
trọng, hợp tác, trách nhiệm, trung thực, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, đoàn kết,
yêu thương, tự do…
Những thách thức của đời sống hiện đại hơm nay địi hỏi chúng ta phải có
những thái độ ứng xử tích cực, cần xu thế phát triển giáo dục lấy "tâm lực" làm chủ
đạo. 
Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, 
lối sống, phát triển các tố chất tâm lý, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc 
sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần 
gũi với thiên nhiên; tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có 
văn hố và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự 
phát triển nhân cách bền vững.
Từ nhũng giá trị sống cơ bản trên, trong đề tài này, tôi tập trung hướng tới giá
trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn để giáo dục học sinh. Giá trị sống giàu ý nghĩa thực
tiễn là những yếu tố căn cốt, cần thiết mà con người cần phải có. Giá trị sống giàu ý
nghĩa thực tiễn được rèn luyện và có ý thức tự thân từ rất sớm, bởi đây là những
phẩm chất quan trọng của cá nhân, của cá thể dễ áp dụng dễ vận dụng, dễ thực
hiện, nếu con người ta có ý thức tích cực chủ động tiếp nhận nó: Tình u thương,
lịng vị tha nhân ái, u cc sống, u gia đình và có trách nhiệm với bản thân, có
vốn sống hiểu biết để tự tin, tự trọng, thấu hiểu thấu cảm, sẻ chia và biết trân trọng
bảo về hạnh phúc của mình và của người thân…
2.1. 2. Đặc trưng và giá trị của văn học
Đề tài này xây dựng trên nền tảng lí luận văn học: Văn học là tấm gương
phản chiếu đời sống, có chức năng hướng thiện. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2
đề cập rất sâu sắc bài lí luận văn học: “ Các giá trị của văn học”; giới thiệu các giá
trị chủ yếu của văn học: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ. Trong

đó, giá trị đầu tiên và đặc trưng là giá trị thẩm mĩ. Giá trị nhận thức giúp con người
nhận thức, hiểu biết và thu nhận thế giới vật chất, thế giới tâm hồn mang màu sắc
chủ quan. Giá trị giáo dục của văn học là bồi dưỡng cho con người đồng cảm với
đồng loại trong mọi tình huống đau thương, tủi nhục và vui sướng, hạnh phúc. Văn
học dạy cho con người biết tự hào, biết hổ nhục, biết yêu, biết ghét. Văn học gắn bó
nhân loại thành một khối trong cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người. Giá trị
giáo dục của văn học khác hẳn với giáo dục trong nhà trường của các môn học
khác, trong gia đình và xã hội, khác hẳn với mơn giáo dục công dân. Văn học làm
cho con người ta biết tự giáo dục, biết dựa vào chính mình, tự tin – tự trọng mà
đứng lên.
2.1. 3. Căn cứ vào mục tiêu, kiến thức trọng tâm của các tác phẩm văn xuôi có
trong chương trình Ngữ văn 12
Văn xi hiện đại Việt Nam sau 1975 đến hết thế kỉ XX được tuyển chọn
và đưa vào chương trình Ngữ Văn 12 hiện hành phân phối 5 tiết học ( Chiếc
4


thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn). Song đây là giai
đoạn văn học có ỹ nghĩa đặc biệt về màu sắc thi pháp và phong cách văn học.
Thực hiện đề tài này, tôi phải nắm vững được ý nghĩa thời sự, thời đại của
các tác phẩm văn xuôi: Làm rõ và khắc sâu thi pháp và quan điểm sáng tác, thông
điệp của văn chương mang đặc trưng của giai đoạn văn học sau 1975: Đó là thời kì
văn học đổi mới mang màu sắc dân chủ và cá tính sáng tạo mạnh mẽ của các nhà
văn. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải Ma Văn Kháng là ba gương mặt tiêu
biểu được đưa vào chương trình phổ thông với các tác phẩm văn xuôi mang đậm
dấu ấn một thời.
Đồng thời, đây cũng là giai đoạn văn học mang về nhiều thông điệp cho độc
giả về giá trị sống của những con người bình thường trong cuộc sống đời thường.
Những thơng điệp này có ý nghĩa đời sống nhân sinh đặc biệt nhân văn nếu người
giáo viên có ý thức khai thác và khắc sâu trong mỗi bài dạy.

Như vậy, vấn đề đặt ra của đề tài là khơng tách biệt các nội dung bài học mà
có sự liên đới, liên kết và mở rộng liên hệ tự nhiên, thực hiện cầu nối, tiếng nói của
nhà văn với lớp độc giả trẻ hôm nay, về giá trị sống thực tiễn cho học sinh ở mỗi
bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Giảng dạy phần văn xi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 12,
hầu như anh chị em giáo viên trơng tổ nhóm chun mơn đều rất hứng thú. Vì đây
là giai đọan văn học đi vào chiều sâu nội tâm và số phận con người, được cảm nhận
và đánh giá mang màu sắc dân chủ. Song qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, qua trao
đổi trong sinh hoạt chuyên môn, qua các đợt đi chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy học, việc giáo dục giá trị sống mang ý nghĩa thiết thực cho học sinh ở từng bài
cụ thể còn đang chung chung, mơ hồ. Sức tác động của văn học đến từng cuộc đời,
từng số phận hầu như vẫn còn lấp lánh trên trang sách, chưa thực sự trở thành dấu
ấn cảm xúc, chưa thay đổi và cải biến được nhiều tâm tư, tính cách của các em học
sinh. Có nghĩa là người thầy còn thiên về chất văn chương mị đời và còn thiếu
nhựa sống, thiếu chất đời sống khi liên hệ thực tế.
Đi dự giờ đồng nghiệp về các tiết Đọc – hiểu ngữ văn thường diễn ra thực
trạng như sau: với 45 phút cho một tiết học để triển khai nội dung, hầu như giáo
viên chỉ tập trung vào các hình tượng văn học, các kỹ năng phân tích, các kiến thức
văn học mà coi nhẹ đi thiên chức của văn học, chính là cải biến tâm hồn con người,
là tổ chức cho học sinh chủ động tiếp nhận các giá trị văn học một cách thấm
nhuần. Kĩ năng liên hệ đời sống không được coi trọng, hoặc có chạm đến cũng
mang tính chất đại khái, hình thức. Đọc văn, cảm văn để mỗi người hoàn thiện cho
tâm hồn mình đẹp hơn. Thực tế chúng ta đã đưa học sinh vào một guồng quay thi
cử tới chóng mặt, khiến các em thụ động đón nhận mà quên đi cảm nhận của mình.

5



2.2.2. Thực trạng của học sinh
Bản thân tôi đang giảng dạy ở một mơi trường khơng có nhiều thuận lợi của
địa phương nông thôn thuộc vùng sâu bán sơn địa của tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện
vật chất cịn nghèo, trình độ dân trí thấp, khả năng giao lưu và hợp tác phát triển về
mọi mặt của người dân cịn vơ cùng lạc hậu. 100% học sinh đều có thành phần
xuất thân và bố mẹ làm ruộng. Phụ huynh giao phó tuyệt đối vấn đề giáo dục và
hoàn thiện nhân cách của con em mình cho thầy cơ, nhà trường. Thậm chí, có một
bộ phận phụ huynh đi làm ăn xa, con cái gửi lại cho ông bà, hoặc để các em tự lập.
Bản thân các em đã thiếu vốn sống, thiếu người kèm cặp nên dễ sống bng thả,
thậm chí sống bng tuồng, hoang dã. Phát triển và hồn thiện nhân cách cho học
sinh của vùng khó là một bài toán nan giải cho những người làm giáo dục trên địa
bàn này. Học sinh không những thiếu kĩ năng sống, văn hóa sống mà trong một bộ
phận khơng nhỏ các em hiện nay đã không quan tâm, không xác định được vai trị
trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội, đến cha mẹ, ông bà, đến việc học tập và
cuộc sống bản thân. Chưa kể, đây cũng là một trong những địa phương từng được
mệnh danh là vùng tâm điểm của HIV/ AIDS. Tệ nạn xã hội vẫn còn tàn dư, thanh
niên có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt
đẹp của làng xã, quê hương, của truyền thống dân tộc. Nhiều học sinh không chăm
lo cho việc học tập, rèn luyện của bản thân, sống khơng có hồi bão, khơng xác
định được cho mình một con đường đi đúng đắn, để rồi không biết sau này khi tốt 
nghiệp THPT sẽ làm gì cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và xã hội.
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ở 5 lớp 12 tại trường THPT 4 Thọ
Xuân, tôi thu được những kết quả sau:
- Đối với khái niệm giá trị sống và những giá trị sống cơ bản: học sinh khơng
biết chính xác về giá trị sống, thậm chí hồn tồn khơng biết các khái niệm này.
- Đối với lí do nào khiến các e ngại học văn nhất, thu được kết quả như sau:
35% cho rằng khơng kích thích tư duy như các mơn tự nhiên khiến các e khơng
thích. 43% cho rằng nội dung được học nhàm chán, xa rời thực tế đời sống của các
em hiện nay. 12% thấy học văn cũng như những mơn khác. Cịn lại 10% các em trả
lời u thích mơn văn.

Qua những kết quả điều tra ở trên chúng ta thấy rõ: ở trường THPT4 Thọ
Xuân ,học sinh chưa có hứng thú và chán học văn vì nặng giáo điều, xa dời thực tế
khiến các em hoang mang, khơng định hướng được mục đích học tập.
Với tư cách một môn học công cụ, ngữ văn cũng phải có trách nhiệm giáo
dục, điều chỉnh phát triển nhân cách cho học sinh, không chỉ đơn thuần là cung cấp
kiến thức. Thậm chí các giáo viên giảng dạy ngữ văn phải đặt mục tiêu này lên
hàng đầu: dạy văn trước hết phải dạy làm người.
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề

6


2.3.1. Xác định kiến thức trọng tâm và liên hệ giáo dục giá trị sống ở từng tác
phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975 như thế nào?
Nhận định về văn xuôi giai đoạn này, giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng: “ Truyện
và tiểu thuyết đi sâu hơn vào đời sống thế tục, vào đời sống hàng ngày bình thường
của con người với nhiều vấn đề xã hội ngổn ngang, phức tạp; giải quyết tốt hơn
mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, con người công dân, con người xã hội và con
người tự nhiên” ( Mấy vấn đề văn xi Việt Nam sau 1975, Hướng dẫn thực
hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12- mơn Ngữ văn, Hồng Quỳnh Liên,
trang 40 ).
Nhà văn hướng ngịi bút của mình v đời sống thế sự, nhân sinh hàng ngaỳ
với những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt để khai thác triệt để “cái
hằng ngày” vốn rất đa dạng và phong phú của hiện thực. Chính cuộc sống ấy đã tác
động đến từng người, tạo nên số phận riêng, cảnh ngộ riêng của họ. Nhũng con
người bình thường nhiều khi ít được để ý nhưng ẩn chứa nhiều giá trị và giữa họ
có mối quan hệ tác động qua lại nhiều khi khó nhìn rõ. Sự tiếp cận đời sống ở
phương diện đời tư thế sự có thể nói đã đem đến cho văn xuôi giai đoạn này những
trang viết mới mẻ và sâu sắc, thể hiện mọi khía cạnh đạo đức cá nhân và nhũng
quan hệ thế sự đan dệt cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng. Đối tượng của

văn học bây giờ là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó.
Văn xi Việt Nam hiện đại được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ
Văn 12 (tập 2) có ba tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn
Minh Châu), truyện ngắn “Một người Hà Nội”( Nguyễn Khải ) và trích đoạn
trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” ( Ma Văn Kháng ).
Đây là những gương mặt nhà văn xuất sắc tiêu biểu có nhiều đóng góp cho
nền văn xi Việt Nam hiện đại thời kì đổi mới viết sau chiến tranh.
Với vị trí là một người “ mở đường tinh anh và tài hoa” cho công cuộc đổi
mới văn học, bằng các tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ vươn tới
một thứ văn chương đích thực mà nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản.
Từ sự sống rất bình thường, tồn tại một cách tự nhiên xung quanh ta,ở trong mỗi
chúng ta có nhiều mặt, nhiều dạng khác nhau, nhà văn đã tao ra trong sáng tác của
mình một chiều sâu suy nghĩ và nhận thức về con người. Nhân vật của ông thường
được đặt trong những tình huống trớ trêu đầy nghịch lí để thể hiện một sự chiêm
nghiệm về lẽ đời. Soi vào bên trong tâm hồn nhân vật, ngòi bút của Nguyễn Minh
Châu sắc sảo và tinh tế len lỏi vào tận chiều sâu, ngõ tối của đời sống tâm linh để
thể hiện được bản ngã của con người cá nhân. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngồi
xa” mang thơng điệp đa chiều của nhà văn: Hành trình đi tìm cái Đẹp của người
nghệ sĩ, nỗi lo âu trăn trở về số phận con người, tìm vẻ đẹp trong bề sâu thân phận.
“ Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của thời kì đổi mới: hướng nội, khai
thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường”. ( Hướng dẫn
thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12- môn Ngữ văn, Bùi Minh Đức
trang 93,)
7


=> Từ kiến thức trọng tâm trên, tôi xác định mở rộng và giáo dục giá trị sống
cho học sinh: Học sinh qua bi kịch của gia đình làng chài tự xây dựng cho mình về
trách nhiệm của một thành viên trong tổ ấm; biết yêu thương và chia sẻ với nhũng
nỗi bất hạnh của người thân, trách nhiệm của bản thân về một gia đình tương lai.

Nguyễn Khải cũng là nhà văn có nhiều nỗ lực tìm kiếm, khám phá, quan tâm
đến con người cá nhân như một ý thức độc lập để chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Nhân vật của ơng ln được đặt trong tình thế lựa chọn. Các nhân vật bề ngồi có
vẻ bình thản nhưng ở chiều sâu, góc khuất ẩn giấu trong tâm hồn họ đang diễn ra
một quá trình lựa chọn căng thẳng và quyết liệt. Nhà văn đã khám phá và nhìn nhận
con người trong mối quan hệ nhiều chiều nhưng luôn ln chủ động và bản lĩnh, tự
tin, dám là mình. Truyện ngắn “ Một người Hà Nội” là cái nhìn riêng của Nguyễn
Khải về đất kinh kì, cái nhìn ấy chứa đựng tình yêu sâu nặng với Hà Nội, những
hiểu biết sâu sắc và tinh tế của tác giả về nét đẹp Hà Nội. Con người được Nguyễn
Khải soi ngắm từ cái nhìn thế sự, điểm qui chiếu là văn hóa ứng xử, là đạo đức sinh
hoạt. Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền được tô đậm ở bản lĩnh cá nhân, ở những ứng xử
xuất phát từ lòng tự trọng.
Trong thực tiễn giảng dạy, tôi tin chắc rằng rất nhiều giáo viên, đặc biệt là
những người có tuổi như tơi rất u thích nhân vật văn học mà cũng rất đời sống
này. Và cũng trong thực tế qua sinh hoạt chun mơn của tổ nhóm bộ mơn, đồng
nghiệp khi tổ chức học sinh đọc - hiểu, khai thác nhân vật này chủ yếu làm nổi bật
“ hạt bụi vàng” của chốn kinh kì Tràng An, hầu như tách hẳn với việc giáo dục
nhân cách học sinh vì một điều đơn giản: Học sinh vùng sâu vùng xa quá xa lạ với
văn hóa sống của nhân vật. Bản thân tơi tâm đắc nhân vật bà Hiền ở khả năng gợi
mở cho học sinh nhiều bài học nhân sinh rất dễ áp dụng và áp dụng tự nhiên theo
đúng chức năng của văn học mà không cần hô hào, ép buộc khiên cưỡng.
=> Từ kiến thức trọng tâm trên, tôi giáo dục giá trị sống cụ thể về vấn đề các
em đang cần, đang khát: làm thế nào để có ý thức cá nhân, có lịng tự tin và tự
trọng, làm thế nào để được là chính mình mà khơng mắc bệnh ích kỉ, ái kỉ để sống
là mình, chủ động và bản lĩnh- nhũng tố chất đang rất thiếu của thanh thiếu niên
bây giờ.
Cũng như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là nhà văn
đi tiên phong, đóng vai trị quan trọng vào q trình vận động và đổi mới của văn
xuôi Việt Nam sau 1975. Các tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng bộc lộ một sự
nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy ngẫm về xã hội và

con người trên đất nước ta sau chiến tranh.
Giá trị nội dung chính của tiểu thuyết “ Mùa lá rụng trong vườn” đề cập
đến vấn đề nhạy cảm, thể hiện sự quan sát tinh nhạy của Ma Văn Kháng về bao
biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam, đặc biệt là sự
thay đổi về quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Với cảm quan hiện
thực nhạy bén, nhà văn bày tỏ niềm lo âu sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước
những đổi thay của thời cuộc. Từ việc cảm nhận sâu sắc và thiêng liêng bữa cơm
8


chiều ba mươi và lời cúng tri ân cảm động của ông Bằng, giáo viên cho học sinh
thảo luận, trao đổi về ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết, nhằm giúp
các em mở rộng nhận thức về những điều quan trọng hơn như: việc hướng về
nguồn cội, bảo vệ các giá trị truyền thống cũng như việc phải gìn giữ bao giá trị tốt
đẹp trong quá khứ và hiểu được lí do tại sao một nhà tư tưởng phương Tây có thể
khẳng định “ Một dân tộc khơng có q khứ là một dân tộc bất hạnh.” ( Sách giáo
viên Ngữ văn 12, tập 2- trang 77)
=> Từ kiến thức trọng tâm trên, tơi xốy sâu và nâng lên giáo dục giá trị sống
giàu ý nghĩa đời sống cho học sinh: Gia đình là nguồn cội u thương, là đơn vị xã
hội có vai trị to lớn để bảo tồn đạo đức, tình cảm bền vũng của con người. Đặc
biệt, văn hóa truyền thống của dân tộc được lưu giữ tròng từng nếp nhà vẫn còn
nguyên giá trị đến ngày hôm nay buộc các em phải trân q, ni dưỡng và trách
nhiệm.
Như vậy, tơi đã chủ động trong việc lồng ghép các nội dung tích hợp để giáo
dục giá trị sống cho các em, không tách rời kiến thức trọng tâm, coi trọng đặc trưng
phân môn và lợi dụng điểm mạnh của văn chương là tác động trực tiếp, truyền cảm
vào lịng người. Chính vì thế, một trong những bí quyết tạo sức lơi cuốn và sức hấp
dẫn đối với học sinh là dạy văn học, đặc biệt là văn xuôi giai đoạn này, phải gắn
với đời sống thực tiễn, phải liên hệ so sánh và mở rộng thì càng làm cho tác phẩm
gần gũi và có sức sống tự thân lâu bền trong nhận thức và giáo dục qua con đường

thẩm mĩ.
2 .3. 2. Vận dụng xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để tổ chức, hướng dẫn
học sinh thảo luận nhập cuộc tự giáo dục trong mối giờ học
Câu hỏi phần liên hệ giáo dục này nằm trong hệ thống câu hỏi tòa bài dạy
nhằm định hướng, dẫn dắt học sinh từng bước nhập cuộc tích cực để chiếm lĩnh nội
dung bài học.
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo các cấp độ tư duy và mang đặc trưng bộ
mơn, có định hướng giáo dục rõ ràng là sẽ mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình
giảng giải, nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy và khả năng
nhập cuộc chủ động của học sinh.
Kết hợp nhiều dạng câu hỏi để đạt được mục đích, vừa áp dụng phương pháp
dạy học hiện đại, thoát li cách dạy thuyết giảng truyền thống, vừa tạo khơng khí
dân chủ, cởi mở, tin cậy trong giờ học. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp ở phần
giáo dục liên hệ, sẽ tránh tình trạng học sinh học vẹt, trả lời máy móc, qua loa. Bởi
những câu hỏi đưa ra phần này ít nhiều đều phải mang màu sắc cá nhân, trải
nghiệm cá nhân và có sự va đập của đời sống. Có nghĩa là nhưng câu trả lời không
nặng về tư duy trí tuệ mà chủ yếu là kết quả của đời sống thực tiễn của cả thầy và
trị. Từ đó, giáo viên dẫn dắt, tổ chức học sinh không những nắm vững kiến thức
trọng tâm bài học mà tiếp nhận những thông tin mở để tự giáo dục giá trị sống cần
thiết.
Cần sử dụng các dạng câu hỏi mở:
9


Người thầy xác định trúng vấn đề, để đưa ra câu hỏi gây hứng thú, tạo tâm thế
chủ động và thích nhập cuộc cuả học sinh: hỏi để dẫn dắt, hỏi để gợi mở, hỏi để
khơi gợi cảm xúc, hỏi trong sự liên hệ, so sánh. Và lồng ghép câu hỏi liên hệ, tích
hợp trong cả tiết học, có thể sử dụng phần kiểm tra bài cũ, phần củng cố khắc sâu
kiến thức, hoặc ngay trong phần khai thác kiến thức trọng tâm.
Giáo viên phải chủ động xây dựng hệ thống câu hỏi để các em định hướng

cách chuẩn bị bài theo tinh thần hợp tác tích cực. Trong hệ thống câu hỏi đó, cần
tinh giản, kết hợp các loại câu hỏi từ dễ đến khó, theo cấu trúc bài học, nhưng phải
gây được hứng thú tìm tịi và khám phá của học sinh, tránh tạo ra một cách chuẩn
bị bài mang tính đối phó.
2.3.3. Áp dụng cụ thể vào các giờ dạy Đọc- hiểu văn xuôi Việt Nam hiện đại sau

năm 1975 ( Ngữ văn 12- tập 2)
2.3.3.1 Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)
Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngồi xa” là một thơng điệp kép về bi kịch
con người, thân phận con người, vẻ đẹp khuất lấp trong bề sâu trong hồn con người
và sứ mệnh- thiên chức của người nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ
khám phá được phần nào hiện thực cuộc sống sau chiến tranh cũng như hành trình
săn tìm nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn cho chúng ta thấy những chân lí cuộc
đời. Đằng sau cái đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật là vẻ đẹp của tâm hồn, của
con người. Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà
hàng chài vô danh đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó
khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Và tấm ảnh được chọn phần kết truyện ngắn chứa
đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc của Nguyễn Minh Châu gửi gắm với độc giả.
Từ kiến thức trọng tâm trên, tôi sẽ định hướng và tổ chức cho học sinh nhận
ra được: không chỉ đơn giản là bi kịch của một người phụ nữ, không phải nhà văn
đang kêu than và kể khổ với cuộc đời, không phải ta đang gặp một người phụ nữ
nhu nhược và đáng trách, mà các em đang gặp một phần giá trị của người phụ nữ
Việt nam: hy sinh bản thân mình cho con cái, khoan dung độ lượng, và khiêm tốn
giản dị trong vỏ bọc của một kẻ quê mùa nhưng đầy hiểu biết và sâu sắc. Người
đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá,
bửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Người đàn
bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc.
Đôi mắt của chị như xun sâu vào lịng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp
trang sách lại. Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với
bố, cũng như vái lạy quan tịa càng tốt lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi

sinh “ Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Khi chị kể đến chi tiết “ vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó đã ăn
no” thì có lẽ người đọc ứa nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn
tại. Cuộc đời của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu
phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng .
10


Từ trang viết của Nguyễn Minh Châu, giáo viên phải dẫn dắt và hướng học
sinh nhận ra rằng phải bằng tình u thương, lịng trung thực, và sự tơn trọng của
bản thân để nhìn nhận đánh giá cuộc sống cho công bằng; bằng trách nhiệm của
bản thân để đấu tranh không ngừng cho việc thiện ở đời nhưng phải bằng sự tinh tế
và hợp tác chúng ta mới có thể giải quyết những mn vàn tình huống trong cuộc
sống.
Hỏi: Từ số phận của người đàn bà hàng chài, có thể cảm nhận đây là người đàn
bà vô danh trong vô vàn những số phận vô danh đang gánh nặng trên vai cuộc sống
mưu sinh nhọc nhằn, lam lũ, chúng ta có đồng tình với cảm xúc của nhà văn ?
- Giáo dục thái độ khơng coi khinh người nghèo khó, không vô cảm và ác
cảm trước người lao động lam lũ, khó nhọc, thậm chí nhếch nhác, khó ưa.
- Biết cảm thông và sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh: Biết hưởng ứng
chung tay vì người nghèo, thiện tâm chia sẻ các cuộc vận động ở nhà trường, địa
phương: Tết vì người nghèo, Lá lành đùm lá rách…
Hỏi: Từ nỗi niềm của người đàn bà hàng chài, em có liên tưởng gì đến người
phụ nữ gắn bó thân thiết với em ( bà, mẹ , chị )?
- Biết sẻ chia sự vất vả hi sinh của người chị, người mẹ trong nhà, từ lời nói,
cử chỉ đến hành động và việc làm.
- Biết đỡ đần và tập gánh vác những cơng việc gia đình có thể làm và nên
làm.
Hỏi: Em đồng tình hay phản đối hành động của thằng Phác vì muốn bảo vệ mẹ
mà sẵn sàng quyết tử với bất kì ai làm mẹ em đau khổ, kể cả đó là người bố của

mình?
- Tình mẫu tử là thiêng liêng nhưng hành xử phải xuất phát từ sự thấu hiểu và
có ý thức dần dần về bổn phận và trách nhiệm.
- Không nên hành xử hồ đồ gây tổn thương sâu sắc cho người thân, nhất là
những người thân sinh ra mình.
- Cảm động vì tình thương yêu dành cho mẹ nhưng khơng đồng tình đánh trả
bố để bảo vệ mẹ.
- Rút ra bài học cho bản thân trong thực tế gia đình em khi xảy ra bạo hành:
Em sẽ dùng kiến thức, sự hiểu biết và tình thương trách nhiệm của một thành viên
trong gia đình để nói chuyện, chia sẻ. Phải xác định bản thân là hạt nhân để gắn kết
yêu thương trong gia đình.
Hỏi: Từ việc người đàn bà hàng chài tự nguyện chịu những trận đòn dã man của
chồng do gánh nặng mưu sinh chồng chất của gia đình mà người đàn ơng đang phải
chèo chống vì chị đẻ nhiều. Em đồng tình hay phản đối?
- Sự hi sinh nhẫn nhục của người đàn bà xuất phát từ lòng vị tha, nhân hậu, độ
lượng nhưng cũng phản ánh một sự thật đau lòng trong đời sống xã hội: Thiếu hiểu
biết, thiếu kiến thức cơ bản và tối thiểu của một người không biết chữ, khơng được
học hành nên khơng biết kế hoạch hóa gia đình, khơng biết kiến thức về sinh sản…
Hỏi: Người chồng vũ phu đáng thương hay đáng lên án, đáng ghét?
11


?Rút ra bài học gì cho các bạn nam?
- Các em có ý thức tự trang bị kiến thức cho bản thân để chủ động trong cuộc
sống, không để xảy ra nhũng sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống do thiếu hiêu biết,
thiếu kiến thức: quan hệ tình dục trước hơn nhân, sinh con ngồi ý muốn, trời sinh
voi- trời sinh cỏ…
- Phải biết chịu trách nhiệm một cách độ lượng và hiểu biết, cảm thơng trong
cuộc sống gia đình sau này; phá vỡ quan niệm: việc sinh con, việc ni con hồn
tồn là người đàn bà phải chịu trách nhiệm.

- Người đàn ông đáng thương hơn là đáng ghét, mặc dù cách anh ta đánh vợ
mình rất hèn hạ và tàn bạo. Đó là hậu quả của đói nghèo và tăm tối, u mê.
Nghèo là một nghịch cảnh không ai mong muốn. Từ đó giáo dục giá trị sống
cho học sinh: chất lượng cuộc sống không phải cầu xin hay sự ăn may, mà là kết
quả của nỗ lực, của ý chí, của sự hiểu biết và lịng quyết tâm thì chúng ta sẽ tận lực
cải thiện được cuộc sống của chính mình.
=> Gia đình là cội nguồn ni dưỡng sức mạnh, là tổ ấm, là niềm vui, là bến
đỗ bình yên và hạnh phúc của mỗi người. Mỗi thành viên, nhất là người trẻ phải nỗ
lực để yêu thương, để hi sinh để cho và nhận, biết lắng nghe, biết thấu cảm, biết
xây đắp và ý thức vun trồng. Đó chính là vấn đề cốt lõi mà các em tự giáo dục từ
trang văn đẫm cảm xúc của Nguyễn Minh Châu.
2.3.3. 2 . Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải)

Bà Hiền là nhân vật chính được nhà văn xây dựng như một biệt lệ, không theo
khuôn mẫu quen thuộc, một con người nổi bật ở bản lĩnh cá nhân, ở khả năng tự ý
thức, có nhân cách đẹp, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Hà Nội. Sự việc chính của
truyện: Bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy con, cho con đi bộ đội,
tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sống sinh hoạt riêng… Bà gìn giữ một lối sống
thanh lịch từ những thói quen sinh hoạt nhỏ nhặt.
Có thể khẳng định, điều nhà văn tâm huyết nhất khi xây dựng nhân vật bà Hiền
là người phụ nữ lưu giữ những nét đẹp trong lối sống, đậm bản sắc. Lối sống là
quan niệm, nguyên tắc làm cơ sở cho những ứng xử có ý thức của con người. Qua
việc làm và suy nghĩ của bà Hiền, có thể thấy nổi lên bản lĩnh một con người ln
dám là mình: là mình khi đề cao lịng tự trọng, là mình trong quan hệ với cộng
đồng, đất nước, là mình trong những chiêm nghiệm lẽ đời.
Việc bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy con, cho con đi bộ đội,
tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sinh hoạt riêng…những điều tưởng như là nhỏ
nhặt. “Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy trong tất cả những cái bình thường
kia lại chứa đựng một triết lí sống đáng nể, vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân một con
người, vừa bộc lộ lối sống đặc trưng đất kinh kì” ( Tác phẩm văn học trong nhà

trường – một góc nhìn, một cách đọc, Phan Huy Dũng, trang 292 – Nhà xuất
bản Giáo dục
12


Thơng qua phân tích và đánh giá con người bà Hiền trong sinh hoạt và lối sống
đời thường, tôi đã mở rộng lồng ghép liên hệ cho học sinh bằng những câu hỏi mở
như sau:
Hỏi: Cách nói năng đi đứng và ăn uống của bà Hiền và con cái của bà có khác
chúng ta khơng? So sánh để chỉ ra sự khác biệt trong những biểu hiện cụ thể ? HS
thảo luận và liệt kê cụ thể:
+ Ăn uống thì nhếch nhác, tạm bợ, có thể ăn bốc khơng cần đũa hay thìa, ăn
xong bát đũa có thể khơng rửa ngay…
+ Nói năng thì cộc lốc, ít có thói quen thưa gửi với người trên, gặp người
lớn khơng chào, nói tục vô tội vạ…
+ Sinh hoạt cá nhân dễ buông thả, tùy tiện: quần áo không tự gấp, vắt
khươm niên, ngủ dậy chăn màn để tự nhiên, sách vở ít khi ngăn nắp, bạ đâu để
đó…
Hỏi: Từ thực tế đời sống, các em thấy thói quen thường nhật đó tốt hay xấu?
Tại sao các em khó sửa? Tại sao bà Hiền làm điều đó cho con cháu và bản thân rất
dễ dàng?
( HS thảo luận đưa ra phương án: Vì bà là người Hà Nội, vì bà có lịng kiêu
hãnh,vì bà tự trọng…)
GV kết luận: chúng ta không phải là người Hà Nội nhưng nếu chúng ta có
lịng tự trọng thì các em cũng có thể học theo và làm được những điều trong tầm
tay mà người Hà Nội đã làm. Hãy ý thức từ những điều tốt nhỏ nhặt nhất trong
sinh hoạt đời thường thì dần dần các em sẽ tự tạo cho bản thân một văn hóa sống.
Đừng bao giờ cho mình là người nhà q thì khơng cần văn hóa sống, nếu các em
biết trân trọng bản thân. Có ý thức tự giác trong sinh hoạt đời thường từ những việc
nhỏ nhất để tạo lối sống cho mình, khơng dựa dẫm ỉ lại vào bố mẹ. Hơn thế nữa,

phải đặt ra tiêu chuẩn cho bản thân, khả năng kết nối những người trong gia đình
cùng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp vượt lên giới hạn thông thường của những
thói quen chưa được tốt đẹp.
Hỏi: Có lịng tự trọng, con người sẽ vượt lên sự ích kỉ, bệnh ái kỉ như thế nào?
- Biểu hiện trẻ nhỏ - thanh thiếu niên nông thôn thường rụt rè, thiếu tự tin
nhưng khi bị phê bình thì thường nổi nóng, có biểu hiện cục cằn , lỗ mãng- tính sĩ
diện bị chạm nọc. Khi con người ta có lịng tự trọng sẽ biết định vị giá trị bản thân,
sẽ thấu cảm mọi việc, sẽ điềm đạm và bình tĩnh trong ứng xử quan hệ xã hội. Điều
đặc biệt, con người ta ai cũng muốn có lịng tự trọng, cho nên phải ý thức rèn luyện
về lòng tự trọng từ bé, hình thành thói quen tự điều chỉnh, tự đánh giá, biết yêu quí
bản thân trong tiêu chí chung của cộng đồng.
Chủ động và bản lĩnh là tính cách nổi trội mà người đọc rất khâm phục và
ngưỡng mộ bà Hiền. Đằng sau mỗi câu chuyện kể về bà Hiền, tác giả luôn cho ta
thấy sự tồn tại của một bản lĩnh sống vững vàng, một khả năng tự ý thức rất cao,
một lòng tự trọng đáng khâm phục. Tự trọng ở đây gắn liền với việc khơng để mình
rơi vào tình trạng nhục nhã, sống giữ được cốt cách và đặc biệt là có trách nhiệm
13


với cộng đồng- một tinh thần trách nhiệm không cần tuyên bố ồn ào, bốc đồng, hời
hợt.
Từ nhân vật bà Hiền, tôi đã định hướng và liên hệ cho học sinh nhận ra điểm
yếu, điểm hạn chế nói chung của các em: Thực tế cho thấy trẻ con nông thôn chúng
ta ngày càng sống ích kỉ và thụ động. Một điểm yếu của vùng miền đã tạo nên một
sự kì thị khá nhức nhối trong đời sống cộng đồng hiện nay.
Hỏi: Tại sao người Thanh Hóa chúng ta đi làm ở đâu, sinh hoạt ở đâu cũng bị kì
thị, điều tiếng là khôn ranh lọc lõi quá, thực dụng quá, sống tính tốn, hẹp hịi…?
Lí giải ngun nhân? Theo em, cần khắc phục điều này ra sao?
- Những người có điều kiện được đi nhiều, sống ở nhiều vùng đất sẽ nghiệm ra
từ sự so sánh trải nghiệm thực tế, và ít nhiều nhận thấy điểm yếu của người địa

phương mình. Người thầy dạy văn cũng khơng nên né tránh, mà cần cho học sinh
biết, từ đó dùng vốn sống trải nghiệm để dũng cảm thẳng thắn chỉ ra sai lầm của
những người đi trước, những tồn tại của người hiện tại trong chính con người thầy,
trong chính bản thân các em để tự gột rửa, tự điều chỉnh và hồn thiện.
- Phải có ý thức dám chịu trách nhiệm về bản thân từ những việc nhỏ nhất. Hình
thành một thói quen: tự tin nghĩ, tự tin làm, chủ động lựa chọn cho bản thân một
phương hướng tích cực, ít sai lầm. Không nên phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ,
trong khi sự hiểu biết và sự trải nghiệm của bố mẹ cịn nhiều hạn chế vì trình độ
và môi trường sống.
Hỏi: Chúng ta nên học và làm theo bà Hiền như thế nào?
- Bà Hiền rất khơn, tính gì cũng đúng. Nhưng khơng thực dụng. Khơn ngoan
mà khơng khôn lỏi. Khôn để người ta ngưỡng mộ tôn vinh, muốn học theo và làm
theo chứ không phải xấu hổ hay biện minh cho việc mình làm. Việc gì cũng đàng
hồng, đĩnh đạc, tự tin, khơng khoa trương, khơng chạy theo thành tích, khơng
đánh bóng, khơng vì sĩ diện. Thẳng thắn và cơng khai trình bày quan điểm, chính
kiến.
Từ thực tế cố hữu đã ngàn năm lâu đời trong đời sống ở nơng thơn Việt
Nam: vai trị trụ cột gia đình chủ yếu là đàn ơng, đàn bà ln ln bị lép vế. Thảng
hoặc có gia đình nào đàn bà cầm cương thì lại mắc sai lầm lớn: quá chuyên quyền,
ngạo ngược dẫn đến hạnh phúc khơng khơng trịn nghĩa. Con người bà Hiền rất ý
thức đề cao vai trò và thiên chức của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.
Hỏi: Bà cho rằng “ Người đàn bà khơng là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng
chả ra sao” thể hiện sự tự tin, chủ động, quyết đoán trong việc nhà của người phụ
nữ, theo em đúng hay sai?
Hỏi: Liên hệ đời sống thực tế của gia đình em và cộng đồng nơi em đang ở có
phù hợp khơng? Các bạn nữ có nên thay đổi quan niệm từ cách nghĩ rất hiện đại
này không?
Giáo viên giáo dục và định hướng cho học sinh nữ có ý thức lo toan, quán
xuyến, chỉ đạo và quyết định mọi việc lớn nhỏ trong cuộc sống gia đình. Tác động
tích cực đến học sinh nam có ý thức tơn trọng một cuộc sống dân chủ bình đẳng.

14


Từ trải nghiệm nhân vật bà Hiền, học sinh sẽ thấm thía những bài học nhân
sinh sâu sắc có thể học từ hơm nay để có vốn liếng đảm bảo cho tổ ấm ngày mai:
Người phụ nữ không nên dựa dẫm ỉ lại cho mình là phái yếu để phụ thuộc và thụ
động, cần mạnh mẽ, tự tin và trang bị đầy đủ những kĩ năng sơng để có ý thức sâu
sắc về trách nhiệm và bổn phận của người duy trì nề nếp gia giáo và ngọn lửa ấm
áp trong cuộc sống gia đình. Cho các em nhận thức sâu sắc: Hạnh phúc con người
cũng rất giản đơn nhưng hạnh phúc khơng phải là món q tặng bất ngờ. Muốn
hướng tới một tổ ấm hạnh phúc ngày mai, các em phải bắt đầu từ hơm nay: Tạo cho
mình một cách sống, một quan niệm sống tích cực và có ý thức vun trồng nó.
Trong thực tế bài dạy, phần liên hệ mở rộng như thế này, học sinh tiếp nhận cảm
động và sâu sắc từ ánh mắt tin cậy của các em đã truyền lửa cho tôi.
Hỏi: Từ ý thức bổn phận với cộng đồng của bà Hiền, em và các bạn nên học
hỏi điều gì?
Càng ngày trong thực tế xã hội, có một bộ phận khơng ít lớp trẻ càng xa dời
lí tưởng và mục đích sống lớn lao tốt đẹp. Một bộ phận không nhỏ tuổi trẻ bây giờ,
áp lực cuộc sống là vòng quay của đồng tiền, của sở thích cá nhân, của ham muốn
thực dụng có phần thấp hèn, vị kỉ. Trách nhiệm với người thân, với cộng đồng
không được mấy người trẻ quan tâm và thích thú. Lịng u nước, lịng tự tơn, tự
hào dân tộc khơng được hun nóng và sơi sục như trước kia. Khơng phải ngẫu nhiên
mà nhiều người có tuổi cảm thấy xúc động về đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp
năm 2013, hay sự kiện U23 Việt Nam vào đến chung kết của một giải đấu danh giá
của châu lục năm 2017. Bởi niềm tự hào, ý thức dân tộc đã được khơi dậy, niềm tin
vào người trẻ lại được thắp lửa…Là người truyền lửa và có một phần trách nhiệm
về ý thức công dân trong mối quan hệ cộng đồng, người giáo viên dạy văn cũng đã
từng hơn một lần bất lực trước quan điểm sống của người trẻ. Hội nhập để phát
triển nhưng hội nhập cũng rất dễ đánh mất mình, dễ hịa tan bởi thiếu bản lĩnh,
thiếu chính kiến, dễ a dua theo số đơng một cách thụ động, sống đồng bóng…

Bà Hiền rất có ý thức làm tròn bổn phận và trách nhiệm của một công dân.
Ý thức công dân được bà Hiền xác định tự nhiên và chuẩn mực, khơng đối phó,
khơng ồn ào… Cái chuẩn của con người là lòng tự trọng! Liên hệ mở rộng trong
bài học này, tôi đã nâng cao vấn đề cho học sinh: Phải sống nhờ, sống bám vào của
cải hay xương máu của người khác là không biết xấu hổ, không biết tự trọng là
không thể chấp nhận. Từ đó, khuyến khích các em sống có tự trọng, hãy phát triển
và bảo vệ những giá trị đạo đức bằng bằng suy nghĩ và hành động cụ thể, thiết thực.
Hãy trân trọng bản thân, yêu tất cả những gì các em thích và những người các em
cảm mến bằng cả tấm lịng. Tình u thương sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và
mang thói đạo đức giả khi chúng ta chỉ nói chung chung mà khơng bao giờ có một
hành động cụ thể. Cuộc sống cịn đầy rẫy những hận thù, những ích kỉ, những vơ
cảm và giá lạnh…nên rất cần bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
Và hãy làm tất cả điều đó, như thể các em đang bị thúc dục để các em sống tự giác
15


và trách nhiệm với bản thân, dần dần sẽ có trách nhiệm lớn hơn với người thân và
xã hội mà khơng cần so đo, tính tốn.
2.3.3.3. Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng)

Trích đoạn trong SGK Ngữ văn 12- tập 2 là một trong những đoạn văn cảm
động nhất của tác phẩm khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong việc gìn
giữ kỉ cương và đạo đức truyền thống. Và rộng hơn, đối với một phương diện của
văn hóa truyền thống, của dân tộc.
Nhà văn chọn một thời điểm rất có ý nghĩa: Ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Đây là thời khắc thiêng liêng nhất của tình cảm gia đình, thời điểm con người con
người có nhu cầu sum họp gia đình và tưởng nhớ tổ tiên nguồn cội.
Tác giả đã mô tả rất chi tiết các thành viên trong gia đình ơng Bằng chuẩn bị
cho cuộc sum họp ngày Tết như thế nào: Trang trí nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, cỗ bàn
thịnh soạn… Đây không chỉ là tổ chức một cuộc sum họp cho vui vẻ và một bữa ăn

cho tươm tất mà là thực hiện những nghi lễ có ý nghĩa văn hóa thiêng liêng của
truyền thống dân tộc. Đây là thái độ ứng xử văn hóa văn minh, là sự thành kính đối
với tổ tiên, là sự gắn bó của quan hệ dịng tộc của các thành viên trong gia đình.
Đoạn văn diễn tả tình cảm gia đình, tình cảm cội nguồn thiêng liêng nên đã
lựa chọn nhũng chi tiết gợi cảm như lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ tổ tiên,
những cử chỉ biểu hiện xúc cảm của các nhân vật, những lời đối thoại chân tình xúc
động…
Giáo viên sử dụng phương pháp tung vấn đề thảo luận và gợi mở nhằm giúp
học sinh thấy được: Nhân vật chị Hồi dù đã có gia đình riêng, đã sống một số
phận khác, ít cịn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh trong
chiến tranh nhưng chị vẫn quan tâm sâu sắc đến từng người và gắn bó với nhũng
biến động buồn vui cùng gia đình người chồng cũ nhằm giúp học sinh tiếp cận và
học tập hai phẩm chất đáng q của nhân vật: Tình nghĩa và thủy chung.
Hỏi: Vì sao mọi người trong gia đình, với những nét tính cách khác nhau, nhung
tất cả đều u q chị Hồi?
- Ai cũng u q chị Hồi bởi có tấm lịng nhân hậu, ở tình nghĩa thủy chung.
Sự có mặt của chị đã gắn kết mọi thành viên trong gia đình, đánh thức tình cảm
thiêng liêng về gia tộc.
.- Giáo dục tuổi trẻ hiện nay dù đi làm ăn xa cũng có ý thức trở về, vì gia đình
ln ln là cội nguồn và gốc rễ của u thương.
Hỏi: Cảm nhận về khơng khí Tết cổ truyền ở q em? Em có thích khơng? Em
ấn tượng nhất điều gì?
Đại đa số khơng thích: Tết khơng vui, khơng thiêng liêng vì: Khơng lo sắm
được tết vì bận bịu đồng áng; do suy nghĩ hời hợt: Tết là việc của người lớn, Tết là
được nghỉ ngơi để đi chơi; có tiền là có tết, khơng cần phải làm gì sắm Tết vừa mất
công, mất sức vừa mệt người…Chỉ cần một buổi đi chợ, đi siêu thị là muốn gì có
nấy.
16



Hỏi : Nhận xét trung thực về việc chuẩn bị đón Tết Ngun Đán của gia đình em
và ở q em có giống việc chuẩn bị Tết chiều ba mươi trong truyện của nhà văn Ma
Văn Kháng không?
? Em thấy bản thân và gia đình, hàng xóm nơi q em đã chuẩn bị Tết và đón Tết
đúng phong tục cổ truyền chưa? Điều gì đã làm được, điều gì chưa làm được?
Hỏi: Đọc hiểu trích đoạn: “ Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn
Kháng em có xúc động không? Tại sao?
Hầu hết các em cảm nhận được khơng khí ấm cúng, thiêng liêng của Tết cổ
truyền trong trang văn.
Hỏi: Có nên thay đổi và điều chỉnh cách nghĩ mọi người trong nhà không?
Theo em thay đổi bằng những cách nào? Nêu cụ thể?
- Bàn bạc, trao đổi và thống nhất việc chuẩn bị đón Tết ấm cúng và thiêng liêng.
- Tự giác, tự nguyện góp sức mình vào những công việc cụ thể vừa sức: lau dọn
bàn thờ, làm mứt, rửa lá dong, trang trí lại nhà cửa, tập gói bánh chưng…
Hỏi: Em thấy việc thờ cúng tổ tiên có cần thiết khơng? Điều đó có ý nghĩa gì?
Gia đình em thờ cúng nhằm mục đích gì? Em đã tham dự vào việc thắp hương, tế
lễ… trước bàn thờ gia tiên chưa?
Hỏi: Theo em, việc thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là chuẩn bị chu đáo về tinh thần và
vật chất trong cái Tết cổ truyền có nên khơng?
Hỏi: Trong đời sống thực tiễn, có những tổ chức tà đạo, gây hoang mang trong
đời sống tâm linh của người dân. Ví dụ “ Đạo Thánh chúa trời mẹ ” hô hào đập bỏ
bát hương, không thờ cúng tổ tiên. Quan điểm của em về vấn đề này?
Nhiều người sẽ đồng tình với tơi: Tổ tiên là nguồn cội, là nền tảng, là nét đẹp
văn hóa truyền thống của người Việt, là chỗ dựa tinh thần căn cốt. Thắp hương, tế
lễ tổ tiên là cầu nối để giao thoa thế giới vật chất và thế giới tâm linh, sự hội ngộ
thiêng liêng giữa người sống và người đã khuất, giữa hiện tại và quá khứ. Quan
trọng hơn việc cầu tài cầu lộc của đa số nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc thờ cúng là
thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ thành kính người thân đã mất, tạo nguồn năng
lượng sống về tình yêu, về sự đùm bọc, về sự bao dung và sức mạnh bền vững của
nền tảng gia đình người Việt.

Qua bài học này, học sinh là những người trẻ tuổi cảm nhận và tiếp nhận một
giá trị sống cần thiết, quen thuộc nhưng thường vơ tình bỏ qua: Hãy khiến cho các
em, mỗi khi thắp nén nhang thơm lên bàn thờ tiên tổ, phải tự nguyện cúi đầu,
không phải để làm một thủ tục qua loa, cũng khơng phải mê tín dị đoan, mà là sự
thành kính và biết ơn của một tấm lịng hiếu thảo. Cũng không phải để cầu may,
cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc…mà là tìm thấy sự nhẹ nhõm, thanh thốt, thơng
suốt trong tâm hồn khi hướng về nguồn cội.
Rõ ràng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc: trân trọng và gìn
giữ những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, của cộng đồng từ trong mỗi
nếp nhà. Điều này tưởng như đơn giản nhưng cần phải có sự hiểu biết sâu sắc và ý
thức tâm linh của mỗi con người, nhất là người trẻ. Trong thực tế, những điều tâm
17


huyết của nhà văn cũng là nỗi lo lắng của ông từ nhũng năm 80 của thế kỉ 20 đến
bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Phải chăng, giá trị bền vững và chiều sâu văn hóa
của tác phẩm bám rễ trong lịng cơng chúng là những trang văn rất giản dị, rất đời
này!
Như vậy có thể khẳng định rằng: Các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại
được đưa vào chương trình hiện hành Ngữ Văn 12 rất tiêu biểu, và đặc biệt rất có
giá trị đời sống, khơng những có ý nghĩa thời sự khi mới ra đời, mà đền bây giờ vẫn
còn nguyên vẹn giá trị thực tiễn. Công việc của người thầy văn không chỉ là người
thắp lửa cho học trò bằng sự đồng cảm, trân trọng những giá trị nhân văn trong
từng tác phẩm, mà khó hơn là phải trăn trở tìm ra con đường để các em tự hoàn
thiện bản thân bằng con đường giáo dục tự thân.
Trong thực tế giảng dạy, phần văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, những năm
đầu mới tiếp cận, tôi đã sai lầm tách khỏi giá trị đời sống thực tiễn, bản thân đã rất
lúng túng và thậm chí thiếu tự tin, thiếu hào hứng. Đặc biệt khi dạy “ Một người
Hà Nội”, tôi chỉ chú trọng khắc sâu vẻ đẹp của người Hà Thành thanh lịch “ chẳng
thơm cũng thể hoa nhài- Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” tôi đã từng

loay hoay khi nhận được lời chia sẻ rất thành thật của học trò:“ Em khơng thích
nhân vật bà Hiền vì bà ấy q xa lạ vớí dân nhà quê chúng em”! Hoặc khi dạy
trích đoạn “ Mùa lá rụng trong vườn”, cũng rất đậm đặc chất Hà Nội. Để cho
học sinh thấy, người Hà Nội lưu giữ những giá trị truyền thống đó rất đáng ngưỡng
mộ và mỗi chúng ta phải biết ơn, thật không dễ dàng chút nào. Những năm gần
đây, tôi đã dần dần phá vỡ được khoảng cách, trăn trở về những vấn đề từ nhu cầu
thực tiễn trong sinh hoạt đời thường, trong lối sống còn rất nặng chất hoang dã rất
khó thay đổi của học sinh nơng thơn vùng sâu bán sơn địa này. Văn chính là đời
vậy!
2.3.4 . Kiểm tra, đánh giá
Thông thường, người thầy thường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn
Văn bằng kết quả bài kiểm tra, có thể kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra 1 tiết…
Song để trải nghiệm và đánh giá kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tiến hành một
cách thức khá tự nhiên và hiệu quả:
Thứ nhất: thu nhận kết quả học tập ngay trong tiết học
Thói quen của thầy cơ dạy văn chúng ta thường hào phóng khoe kiến thức,
thường thao thao bất tuyệt thiên về cảm xúc chủ quan những gì mình tâm đắc,
khơng cần học sinh có hứng thú hay khơng. Thực tế, qua khảo sát và qua thanh tra
đột xuất trường học, các giờ dạy Đọc- hiểu cho kết quả khá bất ngờ: tỉ lệ học sinh
chán giờ Đọc – hiểu cao hơn cả giờ Tiếng Việt và làm văn. Đối với phần giáo dục
liên hệ thực tiễn trong các giờ văn, học sinh đồng tình hay phản đối, người thầy sẽ
cảm nhận được ngay. Các em đồng tình và tự nguyện tiếp nhận, lớp học sẽ cực kì
hưng phấn và sơi nổi. Giờ văn biến thành những khoảnh khắc chia sẻ kinh nghiệm
sống quí báu và bổ ích. Các em được soi thật về mình bằng sự dẫn dắt rất độ lượng
và có trách nhiệm của người thầy. Cách này sẽ làm các em tự tin và dám thay đổi,
18


muốn thay đổi, muốn làm mới bản thân, làm mới người thân theo cách tích cực và
tốt đẹp hơn.

Chia sẻ, tâm tình ngồi giờ, bằng nhiều hình thức: gọi điện thoại, nói chuyện
trực tiếp, đi thăm nhà các em ngồi giờ học… Quan sát các em nói chuyện, quan
sát và tìm hiểu sự quan tâm và chia sẻ của các em với người thân. Dành tình cảm
đặc biệt với những học sinh có hồn cảnh éo le, những số phận đặc biệt.
Thứ hai: Tham mưu với Đồn trường tích hợp để giáo dục đoàn viên, lồng
ghép nội dung trong các hoạt động ngoại khóa: Khi tơi 18, Tình u học đường,
Lập thân lập nghiệp…
Hình thức này khuyến khích các em dám là mình để bộc lộ giá trị sống gắn
với nhu cầu thực tiễn.
Thứ ba: Kiểm tra, đánh giá tích hợp với kĩ năng làm văn nghị luận đời
sống
Vận dụng tích hợp với kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Đây là hình thức kiểm
tra ý thức và thái độ làm cơ sở cho hành vi. Các em nghĩ để các em hành động.
Dạy xong mỗi bài, tôi thường ra đề vận dụng và giao cho học sinh về nhà làm,
hoặc thực hành trong các buổi dạy thêm phần kĩ năng làm văn nghị luận. Phải lên
kế hoạch cụ thể cho việc chấm, trả bài phải đánh giá và nhận xét cụ thể sẽ tạo hiệu
ứng rất tích cực từ phía học trị.
Đề vận dụng:
Đề 1:
Người đàn ơng hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn
Minh Châu) đáng thương hay đáng ghét? Nêu ý kiến quan điểm và liên hệ đến nạn
bạo hành trong đời sống hiện nay nơi anh chị sinh sống?
Đề 2:
Có nhiều tổ chức tà đạo trong đời sống muốn đâp bỏ bàn thờ vứt bát hương
gia tiên. Anh chị có quan điểm như thế nào sau khi học xong trích đoạn “Mùa lá
rụng trong vườn”?
Đề 3:
Người phụ nữ có vai trị quan trọng như thế nào trong việc gìn giữ nếp nhà?
Quan niệm của anh ( chị ) về một người vợ (người chồng ) tương lai của mình?
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng

nghiệp và nhà trường
Kết quả hoạt động giáo dục của bản thân cho thấy: tơi đã hồn tồn chủ động
và tự tin trong các giờ lên lớp, đã và đang đưa văn học văn học về gần với đời sống,
thậm chí đã biến những bài rất hay nhưng khó dạy cho học sinh vùng sâu vùng xa
thành những kiến thức đơn giản và đời thường như “ Một người Hà Nội”, Mùa lá
rụng trong vườn”... Cụ thể, trong năm học này, để có nguồn minh chứng thuyết
phục cho đề tài, tơi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 12A3, và đối chứng với lớp
12A7, đều là hai lớp học chương trình cơ bản môn Ngữ văn ở trường THPT 4 Thọ
Xuân, năm học 2017-2018.
19


Kết quả thu được:
2.4.1. Trong giờ học
Tôi đã áp dụng đề tài để dạy chính khóa và ngoại khóa từ mấy năm nay, đặc
biệt là năm học 2017-2018. Kinh nghiệm của tơi được đồng nghiệp rất hưởng ứng
tốt và có tác động rất tích cực. Tổ- nhóm chun mơn đánh giá cao và được áp
dụng phổ biến, khuyến khích tích hợp giáo dục giá trị sống mang ý nghĩa đời sống
cho học sinh từ giờ đọc- hiểu mở rộng ra các phần, các giai đoạn văn học khác:
Văn học Việt Nam 1945- 1975, văn học nước ngồi chương trình lớp 12… Kết quả
giờ học từ hai lớp so sánh và đói chứng, tơi nhận xét và kết luận:
* Lớp 12A7: Chưa áp dụng các giải pháp mới:
- Giờ học nặng thuyết giảng và hầu như chỉ có giáo viên làm việc, học sinh
khơng thích phát biểu, ngại trình bày, ngại đưa ra ý kiến chủ quan.
* Lớp 12A3: Tập trung vận dụng đề tài:
- Học sinh chủ động xây dựng bài học, tự tin tìm tịi, khám phá.
- Chủ động, sáng tạo và hứng thú vận dụng thực hành tích cực và thích chia sẻ,
khao khát hướng thiện.
2.4.2. Qua bài kiểm tra
Sau khi dạy thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 12A3 và 12A7, tôi tiến hành cho

hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và ra bài về nhà để so sánh.
Kết quả kiểm tra:
Lớp

Số
bài

12A3
50
(Thực nghiệm)
12A7
48
(Đối chứng)

Điểm 0-4
SL
TL

Điểm 5-6
SL
TL

Điểm 7-8
SL
TL

Điểm 9-10
SL
TL


2

4%

15

30%

25

50%

3

6%

8

17% 25

52%

15

31%

0

0%


Qua thực nghiệm dạy giờ đọc- hiểu gắn với đời sống, gắn với giá trị sống
thực tiễn cho học sinh, tôi nhận thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và hiệu
quả cao hơn, học sinh tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt
hơn.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc
đưa học sinh vào trung tâm của hoạt động dạy học. Các em có thể vận dụng những
kiến thức đã học ở nhiều môn khác nhau để hình thành kiến thức mới.
- Kiến thức được cung cấp thêm, khắc sâu kiến thức trọng tâm, đồng thời gắn với
thực tiễn nhiều hơn.

20


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đối với học sinh
- Trước hết, nội dung tích hợp có tính thực tiễn, gắn liền với đời sống nên có ưu
thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng
cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Trong quá trình 3 năm học ngữ văn ở trường THPT với việc tích hợp giáo
dục giá trị sống học sinh sẽ dần tạo nên một nền tảng văn hóa cho những hành động
thực tiễn của mình.
Đối với giáo viên
        - Tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh vào nội dung bài học một cách
phù hợp với hệ thống câu hỏi hợp lí tạo ra nhiều hiệu quả đồng thời. Dù là một
phương pháp nhỏ nhưng chúng ta đã sử dụng được ưu thế của môn Ngữ văn để tốt
mục tiêu giáo dục bền vững: bồi dưỡng nhân cách, đào tạo con người.
- Người thầy hãy biến những giờ dạy văn thành bài học cuộc sống bổ ích.

- Người giáo viên dạy văn không nên vô can trước vấn nạn đạo đức học trò
ngày một xuống cấp. Hãy thực hiện đúng thiên chức là người kĩ sư tâm hồn, hãy
gắn những bài học nhân sinh vào từng bài dạy cụ thể, hãy giáo dục học trò từ
những mảnh đời rất văn mà cũng rất đời, ta sẽ thấy yêu bản thân và yêu nghề hơn.
3.2. Kiến nghị
        - Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên mơn.
        - Khuyến khích cho giáo viên và học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến
chủ đề tích hợp mà Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm
2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Lê Thị Lương

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn lớp 12 –
do Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (chủ biên) – NXB Giáo dục.
2. Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, Một góc nhìn, một cách đọc
– Phan Huy Dũng – NXB Giáo dục.
3. Sách Giáo viên Ngữ Văn 12, tập 2 – do Phan Trọng Luận tổng chủ biên- NXB
Giáo dục.


22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ LƯƠNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT 4 Thọ Xuân
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
Tên đề tài SKKN
xếp loại
TT
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1.
Làm thế nào để có chất văn SỞ GD&ĐT
C
2009 - 2010
trong giờ đọc - hiểu theo
phương pháp dạy học mới.

2.


Tạo hứng thú và hiệu quả môn SỞ GD&ĐT
Ngữ Văn trong giờ đọc – hiểu ở
trường THPT.

C

2010 - 2011

3.

Nên xây dựng hệ thống câu hỏi SỞ GD&ĐT
như thế nào cho giờ đọc văn
theo tinh thần hiện đại

C

2011 - 2012

23


4.

Nên xây dựng hệ thống câu hỏi SỞ GD&ĐT
như thế nào cho giờ đọc – hiểu
theo tinh thần dạy học mới.

B


2012 - 2013

5.

Xây dựng hệ thống câu hỏi có SỞ GD&ĐT
chất văn trong giờ đọc – hiểu
theo tinh thần hiện đại.

C

2013 - 2014

6.

Thiết kế bài đọc – hiểu: “Đây SỞ GD&ĐT
thôn Vĩ Dạ”.

C

2014 - 2015

7.

Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ SỞ GD&ĐT
năng làm văn nghị luận cho học
sinh THPT.

C

2015 - 2016


8.

Nâng cao năng lực làm văn SỞ GD&ĐT
nghị luận, góp phần trang bị kĩ
năng sống cho học sinh THPT
trong thời kì hội nhập

B

2016 - 2017

---------------------------------------------------24


25


×