Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI 2020 SACOMBANK (Báo cáo môn tài chính quốc tế trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ – TÀI CHÍNH
---------⸸--------

BÁO CÁO CÁ NHÂN
CHUYÊN ĐỀ 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

Sinh viên: Phạm Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 82218
Lớp: QKT60ĐH
Môn: Tài chính quốc tế
Nhóm: N04

Hải phòng, ngày 12 tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 3
PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1. Khái niệm hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. .................................... 4
2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngồi. ......................................................... 4
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. .............................................. 5


Xét theo mục đích đầu tư .......................................................................... 5



Xét về tính chất sở hữu.............................................................................. 5



4. Vai trị của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.................................................... 5
a) Vai trò chung của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi ...................................... 6
b) Vai trị của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với Việt Nam ..................... 7
c) Vai trị của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đối với các doanh nghiệp Việt
Nam ................................................................................................................. 9
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 10
1) Khái quát chung tình hình đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam trong 5 năm
qua.................................................................................................................... 10
a) Tình hình chung ....................................................................................... 10
b) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam năm 2018........ 11
c) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2019........ 11
d) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam năm 2020........ 12
2) Tìm hiểu về thực trạng đầu tư ra nước ngồi của Ngân Hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín (SacomBank) .................................................................................. 13
a) Giới thiệu chung về SacomBank............................................................... 13
b) Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................. 14
c) Tình hình kinh doanh đầu tư ra nước ngoài của Sacombank ................... 18
d) Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngồi của SacomBank ........... 22
PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT CÁ NHÂN ................................................................ 24
1


1. Những rủi ro, thách thức ............................................................................ 24
2. Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài........................................................................................................ 25
a) Thứ nhất, xây dựng và hồn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra
nước ngoài..................................................................................................... 25
b) Thứ hai, ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích hoạt động đầu tư ra
nước ngoài..................................................................................................... 26

c) Thứ ba, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực FDI. .............................. 27
d) Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. ................ 27
3. Một số đề xuất, kiến nghị ........................................................................... 27
a) Về phía cơ quan quản lý .......................................................................... 27
b) Về phía doanh nghiệp .............................................................................. 28
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................................... 30

2


LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, đến nay, Việt Nam không
chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực, mà
còn vươn lên trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu
tư ra nước ngoài.
Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngồi đã góp phần
khơng nhỏ dể phát triển nền kinh tế - chính trị quốc gia. Tuy nhiên
hoạt động này vẫn tồn tại một số điểm chưa thực sự mang lại hiệu
quả tối ưu.
Bài báo cáo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản cũng như phân
tích thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước
ngoài. Cụ thể là thực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của ngân
hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (SacomBank) tại Lào và Campuchia.
Từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả
hoạt động này trong thời gian tới.

3



PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (1996): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
xuất hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
ở nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là yếu tố để phân biệt đầu tư trực tiếp ra nước ngồi với các cơng cụ
tài chính khác.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn
đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài theo đó một tổ chức trong một nền
kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh
hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Theo UNCTAD (1998) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là một
khoản đầu tư trong thời gian dài, phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm sốt của một
cơng ty ở trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ)
đối với công ty con ở nền kinh tế khác.
Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong Nghị
định số 83/2015/NĐ-CP, theo đó, đầu tư ra nước ngồi là việc nhà đầu tư chuyển
vốn hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh hoặc xác lập
quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam,
đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Như vậy, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế
này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm
điều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn
từ việc đầu tư ra nước ngồi.
Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để
xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí tồn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài
để trở thành chủ sở hữu tồn bộ hoặc từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều
hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư”.

2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có các đặc điểm sau:
 Thứ nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các
phương thức: Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang
4


hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập
các doanh nghiệp với nhau.
 Thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà
họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của
chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án.
 Thứ ba là đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà
có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra
năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và
nước đi đầu tư.
 Thứ tư là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài.
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
 Xét theo mục đích đầu tư
Đầu tư theo chiều ngang (HI): doanh nghiệp mở rộng sang thi trường nước
ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngồi, do chủ đầu tư
có lợi thế cạnh tranh (cơng nghệ, kỹ năng quản lý…) trong sản xuất một loại sản
phẩm nào đó.
Đầu tư theo chiều dọc (VI): doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi với mục đích
khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào giá rẻ (lao
động, đất đai…), đây là các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu
sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân cơng lao động quốc tế.
 Xét về tính chất sở hữu
a) Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
b) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

c) Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT).
d) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO).
e) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
4. Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay đang là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia
để hịa mình vào nền kinh tế chung thế giới. Không những thế, đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi có vai trị to lớn đối với việc phát triển kinh tến, thương mại của nước
đi đầu tư lẫn nước trực tiếp nhận đầu tư.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại nhiều lợi ích như mang lại
nguồn thu ngoại tệ, tận dụng được lợi thế của nước đi đầu tư, nâng cao trình độ 5


năng lực quản lý cho doanh nghiệp, khẳng định vị trí và nâng cao vị thế của qc
gia đầu tư trên thị trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước trên
thế giới…
a) Vai trò chung của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
 Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi góp phần thúc đẩy sản xuất trong
nước phát triển.
 Thứ hai, đầu tư ra nước ngồi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất
nước.
Hoạt động sản xuất không thể tách rời hoạt động khai thác. Chính sự khai
thác khiến cho nguồn tài nguyên dần cạn kiệt. Với hình thức đầu tư này,
doanh nghiệp trong nước có cơ hội khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu tại
nước ngoài để đáp ứng sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường
bản địa.
 Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia.
Hoạt động này góp phần khơng nhỏ tạo ra nguồn vốn chung cho đất nước,
bởi nó giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển hơn, sử dụng
vốn có hiệu quả làm tăng doanh thu, giảm chi phí từ đó lợi nhuận cũng tăng.

Do vậy, ý thức thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà
nước được thực hiện nghiêm chỉnh hơn. Thơng qua các nghĩa vụ đóng thuế
đã góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
 Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi góp phần tạo việc làm thu nhập cho
người lao động trong nước.
Về mặt số lượng, hoạt động này tạo ra một lượng việc làm đáng kể cho nước
tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra qua việc sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện
đại và hệ thống quản lí tiên tiến, đội ngũ lao động có cơ hội nâng cao trình
độ, kỹ năng lao động.
 Thứ năm, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần củng cố, tăng cường quan
hệ chính trị ngoại giao và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi góp phần nâng cao năng lực quản
lí của nhà nước, hệ thống pháp luật, chính sách của nước đầu tư cũng như

6


tiếp nhận đầu tư cũng dần được hoàn thiện hơn. Đồng thời cũng thúc đẩy
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia ngày càng tăng.
b) Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với Việt Nam
 Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp củng cố vai trị chính trị và vị
thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, những
năm trước đây chủ yếu tiến hành thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng vài
năm trở lại đây nền kinh tế nước ta có những thay đổi đáng kể, tiềm lực tài
chính của doanh nghiệp trong nước dần đủ sức vươn ra thị trường thế giới.
Điều đó đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo và ngày càng củng
cố vai trị chính trị, vị thế kinh tế của Việt Nam trong khi vực và trên quốc tế.
Việt Nam từ khi có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng dần ổn định. Hiện chúng ta đã

khơng cịn là quốc gia xếp vào nhóm các nước kém phát triển, theo báo cáo
Cạnh tranh Toàn cầu 2010 – 2011 của Diễn đàn Kinh té Thế giới (WEF). Việt
Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, vượt 16 bậc so với xếp
hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia. Và cũng theo
thống kê của cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đén
tháng 2 năm 2011, Việt Nam đã có 575 dự án đầu tư vào 55 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
 Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập
sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam.
Bằng việc bỏ vốn và công nghệ để thành lập những doanh nghiệp trên quốc
gia sở tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quy mô sản xuất và từng
bước thâm nhập vào dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp sở tại. Chủ
đầu tư Việt Nam đã chủ động hơn trong vị trí của nhà cung cấp sản phẩm
trên thị trường nước tiếp nhận đầu tư, điều này ít nhiều tác động đến cán
cân cung cầu trong nền kinh tế bản địa. Từ đó kéo theo việc mở rộng thị phần
của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế một quốc gia khác. Nếu tiếp
tục phát huy tốt và chủ động nắm bắt các cơ hội trong chiến lược đầu tư, thì
số lượng dự án đầu tư của doanh nghiêp Việt Nam sẽ mở rộng mạng ra khắp
các nước trên thế giới
7


 Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, Việt Nam có
thêm nguồn ngun, nhiên liệu… Phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong
nước.
Đứng trước những báo động về vấn đề nguồn tài nguyên dần trở nên khan
hiếm trong đó có Việt Nam đã chọn giải pháp khuyến khích doanh nghiệp
trong nước tiến hành khai thác nguồn tài nguyên nước khác thông qua con
đường hoạt động đầu tư trực tiếp qua nước ngoài. Với hình thức đầu tư này,

Việt Nam có cơ hội khai thác, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ của
nước nhận đầu tư để đáp ứng sản xuất và cung ứng các hàng hóa, dịch vụ
cho thị trường bản địa, vừa nhập khẩu trở lại quốc gia mình những sản phẩm
đó mà khơng khai thác nguồn tài ngun trong nước.
 Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền
kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ đất nước về thể
chế chính sách phát triển kinh tế, về chính sách thuế, về thủ tục hành chính,
về hệ thống thông tin đối ngoại.
Con đường đầu tư trực tiếp ra nước ngồi khơng chỉ mang lợi ích trực tiếp
cho nhà đầu tư mà còn gián tiếp tác động đến nhiều mặt về xã hội, chính trị
của quốc gia di chuyển vốn đầu tư.
 Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi góp phần tạo đội ngũ
thương nhân năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà đầu tư Việt Nam có cơ
hội “cọ sát” thực tế, đồng thời tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ những đối
tác của nước tiếp nhận. Bên cạnh, do việc kinh doanh trong môi trường mới
rủi ro cao, áp lực cạnh tranh cũng tăng, buộc nhà đầu tư Việt Nam chủ động
hơn để đề ra những chiến lược điều hành dự án cho phù hợp. Trải qua thời
gian điều hành dự án ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt càng học hỏi và tích
lũy được kinh nghiệm quản lý mới. Qua đó đào tạo ra đội ngũ thương nhân
Việt Nam ngày càng năng động, năng lực kinh doanh cũng được nâng cao, đủ
sức cạnh tranh và quản lí tốt hoạt động kinh doanh trên trường quốc tế.

8


c) Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt
Nam
 Thứ nhất, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp
thâm nhập sâu vào thị trường mới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó

mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
 Thứ hai, khi tiến hành thực hiện hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
giúp các cơng ty phát triển thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đã tận dụng việc có mặt trực tiếp của sản
phẩm trên thị trường các nước và khách hàng cũng chính mình trải nghiệm
sản phẩm. Nhất là đối với những sản phẩm Việt Nam mang đậm tính truyền
thống nhưng vẫn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài. Từ đó tạo
nên những ấn tượng và long tin của người tiêu dùng.
 Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân tán rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi một khi có những
biến động trong kinh doanh nhà đầu tư đã phân tán rủi ro của cơng ty “con”
trên quốc gia khác. Qua đó, góp phần làm giảm sức ép cho công ty mẹ ở trong
nước.

9


PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1) Khái qt chung tình hình đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam trong
5 năm qua.
a) Tình hình chung
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu
hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó khơng chỉ là đặc quyền của các nước
có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học cơng nghệ hiện
đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang
và kém phát triển thì dịng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự
tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường
hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung đó, trong những
năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt

Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển
mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp Hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi
thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận
đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu
quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sau hơn 30 năm hội
nhập và phát triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư
hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp
(DN), dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mơ,
hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và DN tham gia đầu tư.
Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước
ngoài hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm
nghiệp, năng lượng và viễn thơng. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào,
Campuchia và Myanmar với vốn đầu tư chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước
ngoài của DN Việt Nam. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2019, đầu tư của Việt Nam
ra nước ngồi, có 148 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
của phía Việt Nam là 353,8 triệu USD; có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn
tăng thêm là 105 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
(vốn cấp mới và tăng thêm) 11 tháng năm 2019 đạt 458,8 triệu USD, trong đó lĩnh
10


vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có động cơ khác đạt 118,2
triệu USD, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 65,6
triệu USD, chiếm 14,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 60
triệu USD, chiếm 13,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 59,3 triệu USD, chiếm
12,9%.
b) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2018

Trong năm 2018, cả nước có 149 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam 376,1 triệu USD; có 35
lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam tăng thêm 56 triệu
USD. Tính chung trong 12 tháng năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài
cấp mới và tăng thêm đạt 432,1 triệu USD.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,7 triệu USD, chiếm 24,4% tổng vốn
đầu tư; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với 82,9 triệu USD và chiếm 19,1%
tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ ba với 52,3 triệu USD, chiếm
12,1% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.
Trong năm 2018, Việt Nam đã đầu tư sang 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó,
Lào là địa bàn dẫn đầu với 81,5 triệu USD, chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư. Australia
xếp thứ hai với 55,5 triệu USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ ba
với tổng vốn đầu tư 52,9 triệu USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là
Campuchia, Slovakia, Cuba.
c) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam năm 2019
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 10 tháng
đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt
411,92triệuUSD.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngồi, trong 10 tháng, đã có 128 dự án được cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 311,92
triệu USD. Có 28 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng
thêm gần 100 triệu USD.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 110,7 triệu USD, chiếm 26,9% tổng vốn
đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ hai với 65,57 triệu USD và
chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ
11



đứng thứ 3 với 59,35 triệu USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án
thuộc các lĩnh vực khác.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 30 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Australia là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với
140,63 triệu USD, chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với 22 dự án,
tổng vốn đầu tư là 61,46 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Tây
Ban Nha, Campuchia, Singapore, Canada…
Ðáng lưu ý, hoạt động đầu tư ra nước ngoài năm 2019 hoàn toàn do khu vực
kinh tế tư nhân thực hiện, khơng có dự án nào của DN nhà nước, trong đó xu hướng
cá nhân đầu tư ra nước ngồi gia tăng. Ngày càng có nhiều tập đồn tư nhân lớn và
cơng ty cổ phần trong nước đầu tư ra nước ngoài ở các nước phát triển nhằm mở
rộng thị trường, khẳng định thương hiệu như Tập đồn Vingroup, Cơng ty cổ phần
Hàng khơng Vietjet, Thaco, T&T, Vinamilk, FPT,... Ðịa bàn đầu tư ngày càng đa dạng,
hướng đến các đối tác phát triển và có thêm địa bàn mới như Ru-ma-ni, Áo, Ai Cập,
I-ta-li-a,... Hình thức đầu tư ngày càng đa dạng với số lượng dự án đầu tư theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần tại các DN nước ngồi có xu hướng gia tăng. Bộ trưởng
KH và ÐT Nguyễn Chí Dũng chia sẻ: “Có DN Việt Nam chi từ ba đến năm triệu USD
tham gia mua cổ phần của các DN nước ngoài, đến nay định giá lên đến cả trăm
triệu USD. Những thay đổi lớn trên toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19 đã
kéo theo sự xuất hiện của làn sóng mua bán, sáp nhập DN thơng qua hoạt động góp
vốn, mua cổ phần tại những công ty tiềm năng với giá rất rẻ. DN Việt Nam cần có
suy nghĩ lớn để tham gia vào thị phần này, đẩy nhanh quá trình vươn ra thế giới và
mang lại giá trị tầm cỡ tỷ USD cho đất nước”.
d) Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2020
Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn khá sôi động, với 86 dự án được cấp
mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 218,4 triệu
USD; có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 111,8 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm)
8 tháng đạt 330,2 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong
đó Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD, chiếm 28%; Lào 86,7 triệu USD, chiếm
26,3%; Mi-an-ma 44,6 triệu USD, chiếm 13,5%; Hoa Kỳ 40,8 triệu USD, chiếm 12,3%.

12


Số liệu cụ thể cho thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 225,7 triệu
USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 39,6 triệu USD,
chiếm 12%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác
đạt 19,6 triệu USD, chiếm 5,9%.
Thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng dự án quy mô vừa và nhỏ của khu vực kinh
tế tư nhân đang có xu hướng tăng dần. Trong đó, đến nay có 5 doanh nghiệp (DN)
đầu tư ra nước ngoài với vốn đăng ký vượt 1 tỉ USD là Tập đồn Dầu khí Việt Nam
(PVN), Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thơng Qn đội (Viettel), Tập đồn Cơng nghiệp
Cao su Việt Nam, Cơng ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Cơng ty cổ
phần Ơtơ Trường Hải (THACO) và Cơng ty cổ phần Golf Long Thành. Trái ngược với
khối tư nhân, số lượng dự án quy mô vốn lớn trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu
khí, viễn thơng... của DNNN hoặc có vốn nhà nước giảm mạnh trong vài năm gần
đây. Thậm chí năm 2019, khơng có dự án đầu tư ra nước ngoài nào của khối DNNN.
Thực tế thời gian qua cho thấy, việc đầu tư ra nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro và chính các nhà đầu tư Việt Nam đã từng phải đối mặt. Theo ghi nhận của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã xuất hiện một số rủi ro khi đầu tư vào một số địa bàn
đang có xung đột hoặc nguy cơ xung đột qn sự, chế độ chính trị khơng ổn định
như Venezuela, Iran, Ukraine... Đồng thời, một số quốc gia có rủi ro về pháp lý như
Cameroon, Tanzania, Panama... Ngoài ra, gần đây tình trạng dịch bệnh Covid-19
bùng phát tồn cầu cũng dự báo sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực đến hoạt động đầu
tư, kinh doanh tại các quốc gia sở tại.
2) Tìm hiểu về thực trạng đầu tư ra nước ngồi của Ngân Hàng TMCP
Sài Gịn Thương Tín (SacomBank)

a) Giới thiệu chung về SacomBank
Vào 21/12/1991: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên
được thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau đó ngân hàng
TMCP Sacombank thành lập theo giấy phép số 005/GP –UB ngày 03/01/1992 của
UBND TPHCM v/v cho phép Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín thành lập và hoạt động.
Vào 03/8/2015, Sacombank chính thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân
hàng 100% vốn nước ngoài (Sacombank Lào), đánh dấu 1 bước phát triển mới của
Sacombank tại Lào cũng như tại khu vực Đông Dương.

13


Đến cuối năm 2016, Tính đến thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Sacombank
đạt 293.385 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 22.570 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.852
tỷ đồng; nguồn nhân lực trên 15.600 cán bộ nhân viên; mạng lưới hoạt động 563
điểm giao dịch, gồm 552 chi nhánh, phòng giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam
và 2 ngân hàng con cùng 9 chi nhánh trực thuộc tại Lào, Campuchia.
Ngồi ra Sacombank cịn có các cơng ty trực thuộc như: Cơng ty chứng khốn
Sài Gịn Thương Tín (SBS), Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng Sài
Gịn Thương Tín (SBA), Cơng Ty địa ốc Sài Gịn Thương Tín (Sacomreal), Cơng ty
Kiều hối Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín(SBR), Cơng ty cho th tài chính Ngân Hàng
Sài Gịn Thương Tín (SBL), Cơng ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(SBJ). Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngồi uy tín đang nắm gần 30% vốn
cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001,
International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002;
Tập đồn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngày 20/01/2018, Sacombank tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai
kế hoạch năm 2018. Tại Hội nghị, Sacombank đã công bố lợi nhuận trước thuế đạt
hơn 1.488 tỷ đồng, gấp 9,5 lần so với năm 2016 và Ngân hàng đặt mục tiêu 1.640

tỷ đồng cho năm 2018. Năm 2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề
án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy phải đối
mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng Sacombank đã đạt được những kết
quả khả quan và tăng trưởng tích cực.
Bảng cân đối kế tốn rút gọn của Sacombank năm 2017
STT

Chỉ tiêu

A

Tài sản…
Tiền mặt, vàng
bạc, đá quý
Tiền gửi tại
NHNN
Tiền, vàng gửi
tại và cho vay
TCTD khác

I
II
III

31/12/2017 31/12/2016
ĐVT: Trđ

Chênh lệch
Tuyệt đối
%


2,344,362

2,956,708

(612,346)

-20.71

4,279,431

2,533,875

1,745,556

68.89

30,155,807

21,598,874

8,556,933

39.62

14


IV


V

VI
VII
VIII
IX

Chứng khốn
6,758,094
8,024,620 (1,266,526)
kinh doanh
Các cơng cụ tài
chính phái sinh
36,292
36,292
và các tài sản
tài chính khác
Cho vay khách
158,964,456 141,120,529 17,843,927
hàng
Hoạt động mua
10,332
(8,161)
-44,13
nợ
18,493
Chứng khốn
51,542,484 45,674,924
5,867,560
đầu tư

Góp vốn, đầu
9,683
(568,063)
-98,32
tư dài hạn
577,746

-15.78103

100.00

12.64

12.85

X

Tài sản cố định

1,511,446

1,582,722

(71,276)

-4.50

XI

Bất động sản

đầu tư

1,238,030

1,278,536

-

-

XII

Tài sản có khác

12,541,963

9,996,109

2,545,854

25.47

36,657,356

11.04

B

I
II

III

IV

V

TỔNG TÀI SẢN

Nợ phải trả và
vốn chủ sở
hữu…
Các khoản nợ
chính phủ và
NHNN
Tiền gửi và vay
các TCTD khác
Tiền gửi của
khách hàng
Các cơng cụ tài
chính phái sinh
và các cơng nợ
tài chính khác
Phát hành giấy
tờ có giá

368,680,399 332,023,043

1,000,000

1,447,970


(447,970)

-30.94

46,323,825

25,473,509

20,850,316

81.85

170,970,833 173,448,929 124,647,008

269.08104

-

67,892

-



17,639,970

10,414,842

7,225,128


69.37

15


VI

Các khoản nợ
6,527,007
4,923,518
khác
TỔNG NỢ PHẢI
368,680,399 332,023,043
TRẢ

1,603,489

32.57

36,657,356

11.04

VII

Vốn

9,777,116


8,878,079

899,037

10.13

VIII

Các quỹ

6,156,928

5,219,182

937,746

17.97

5,507,486

100.3

7,344,269

37.50

36,657,356

11.04


IX

Lợi nhuận chưa
10,996,701
5,489,215
phân phối
TỔNG VỐN CHỦ
26,930,745 19,586,476
SỞ HỮU
TỔNG NỢ PHẢI
TRẢ VÀ VỐN 368,680,399 332,023,043
CHỦ SỞ HỮU

Theo báo cáo hợp nhất năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đạt gần
369.000 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, cấu trúc danh mục tài sản có sự chuyển
biến tích cực; tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 325.000 tỷ
đồng, tăng 11,5%; cho vay khách hàng gần 223.000 tỷ đồng, tăng 12,1%, cơ cấu tín
dụng cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tổng thu nhập đạt
gần 8.650 tỷ đồng, tăng 32,4% so với năm trước, trong đó nguồn thu của khối cá
nhân chiếm gần 2/3, tạo nguồn lực tài chính để xử lý các tồn đọng. Ngoài ra,
Sacombank đã xử lý được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm
2017 mà hơn 15.000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ xấu đầu
năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến
sẽ giảm về 3% trong năm 2018.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Sacombank năm 2017
STT
I
II
III


Chỉ tiêu
Thu nhập lãi
thuần
Lãi/lỗ từ hoạt
động dịch vụ
Lãi/lỗ từ hoạt
động kinh
doanh ngoại hối

31/12/2017 31/12/2016
ĐVT: Trđ

Chênh lệch
Tuyệt đối
%

8,930,412

8,142,221

788,191

9.68

3,811,902

1,955,764

1,856,138


94.91

278,585

240,201

38,384

15.98

16


IV

V

VI
VII
VIII

IX

X
XI
XII
XIV

Lãi/lỗ từ hoạt
động mua bán

chứng khoán
kinh doanh
Lãi/lỗ từ hoạt
động mua bán
chứng khốn
đầu tư
Lãi/lỗ từ hoạt
động khác
Thu nhập từ
góp vốn mua cổ
phần
Chi phí hoạt
động
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh trước chi
phí dự hịng rủi
ro tín dụng
Chi hồn nhập
dự phịng rủi ro
tín dụng
Tổng lợi nhuận
trước thuế
Chi phí thuế
TNDN
Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
(đồng/cổ phiếu)


396,730

124,780

271,950

217.94

855,760

481,457

374,303

77.74

1,714,891

888,260

826,631

93.06

355,526

470

355,056


75543.83

(4,698,283)

(4,175,422)

(522,861)

12.52

11,645,523

7,657,731

3,987,792

52.08

(3,609,226)

(3,661,091)

51,865

-1.42

8,036,297

3,996,640


4,039,657

101.08

(1,590,702)

847,794

(2,438,496)

-287.63

7,719

3,525

4,194

118.98

Tổng thu nhập đạt gần 8.650 tỷ đồng, tăng 32,4% so với năm trước, trong đó
nguồn thu của khối cá nhân chiếm gần 2/3, tạo nguồn lực tài chính để xử lý các tồn
đọng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.488 tỷ đồng, gấp 8,5 lần so với năm 2016,
gấp 2,5 lần so với kế hoạch năm 2017 là 585 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu
1.640 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho năm 2018. Ngoài ra, Sacombank đã xử lý
17


được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm 2017, trong đó hơn
15.000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu.79 Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017

là 6,68% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm
về 3% trong năm 2018. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank tăng trưởng rất tốt,
đạt 2.625 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ truyền thống tăng gần 28% so với năm
trước.
c) Tình hình kinh doanh đầu tư ra nước ngoài của Sacombank
 Sacombank tại Lào
Ngày 12/12/2008, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên mở
rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng việc khai trương Chi nhánh
Lào. Sau gần 7 năm hoạt động, Sacombank – Chi nhánh Lào đã cung ứng những gói
giải pháp tài chính tồn diện và các dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho mọi đối
tượng khách hàng là doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư địa phương cũng như giới
kiều bào và các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư kinh doanh tại Lào; góp phần thúc
đẩy mối quan hệ giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Ngày 03/8/2015, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) chính
thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài
(Sacombank Lào). Như vậy, mạng lưới hoạt động của Sacombank hiện có 428 điểm
giao dịch, trong đó gồm 417 Chi nhánh/ Phịng giao dịch tại 48/63 tỉnh thành tại
Việt Nam; 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng 7 Chi nhánh tại Campuchia và 1
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng 2 Chi nhánh tại Lào. Sacombank Lào với tên
đầy đủ là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Sài Gịn Thương Tín Lào, là ngân hàng
con trực thuộc Sacombank và có tư cách pháp nhân, hạch tốn độc lập bằng vốn
tự có, được thành lập theo quy định của pháp luật nước CHDCND Lào, đặt trụ sở
tại số 44, tổ 8, đường Hengboun, huyện Chanthabury, thủ đô Vientiane, Lào.
Sacombank Lào hoạt động theo loại hình Ngân hàng thương mại, có vốn điều lệ là
39 triệu USD. Các quyền lợi của khách hàng tại Sacombank chi nhánh Lào trước đây
vẫn được đảm bảo tại Sacombank Lào.

18



Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Lào giai đoạn 2012-2016

Năm 2016, kinh tế Lào tăng trưởng ở mức 6,8% - thấp hơn so với mục tiêu 7,5%
Chính phủ đã đề ra và tăng nhẹ so với năm 2015 (6,7%). Dù còn phải đối mặt với
các vấn đề về thâm hụt ngân sách và thương mại, nhưng nhìn chung tình hình quản
lý v ĩ mô, môi trường kinh doanh và đầu tư tại Lào khá ổn định và đang dần được
cải thiện.
Tình hình cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá đã tạo ra một số
khó khăn nhất định cho Sacombank Laos trong năm qua. TTS của Đơn vị đạt 131,7
triệu USD, tăng 10,8% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn HĐ đạt 85,1 triệu USD, tăng
16,9% so với đầu năm. Trong đó, HĐ từ TCKT&DC đạt 29,5 triệu USD, giảm 9,4% so
với đầu năm (nếu loại trừ việc chuyển số dư tiền gửi các công ty chứng khoán, bảo
hiểm sang hạch toán tiền gửi của tổ chức tài chính phi tín dụng theo yêu cầu của
NHNN Lào trong năm thì tăng 12,5 triệu, +38,5%).
Đặc biệt, năm 2016, Sacombank Laos còn được nhận nguồn vốn ủy thác 4 triệu
USD từ World Bank giúp gia tăng quy mô nguồn vốn kinh doanh. CV khách hàng đạt
72,2 triệu USD, tăng 9,2% so với đầu năm, trong đó CV phân tán cá nhân tăng 26,5%.
Thu từ lãi tăng 2,5% và thu thuần DV tăng 4,4%, nhưng do chi phí đầu tư phát triển
mạng lưới sau khi chuyển đổi thành Ngân hàng con phát sinh khá lớn trong năm
nên LNTT đạt 0,89 triệu USD, giảm 48,9% so với năm trước, chỉ đạt 43,3% kế hoạch
cả năm. Sau khi chuyển đổi thành Ngân hàng con 100% vốn, quy mô hoạt động của
Sacombank Laos tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu tương
19


đối lớn, nên lợi nhuận của Đơn vị giảm sút. Trong thời gian tới, khi các CN mới dần
đi vào hoạt động ổn định thì hiệu quả kinh doanh của Sacombank Laos sẽ sớm được
cải thiện.
Tổng giám đốc Sacombank Lào cho biết: “Có mặt tại Lào từ năm 2008,
Sacombank Lào khơng ngừng tìm tịi những hướng đi mới để từng bước khẳng định

nội lực và vị thế của mình trên thị trường tài chính Lào trên nền tảng của Ngân hàng
mẹ - một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh việc nâng
cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, Sacombank Lào đã ln tích cực thực hiện
thêm nhiều chương trình, dự án có tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng
xã hội, góp phần tạo nên những bước tăng trưởng cho thị trường tài chính Lào
trong giai đoạn hội nhập này. Chính vì vậy mà Sacombank Lào đã được tín nhiệm
và trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên được ủy thác nguồn vốn từ tổ
chức tài chính nước ngồi để tăng cường hoạt động tín dụng, từ đó góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế Lào”.
 Sacombank tại Campuchia
Sacombank có mặt tại Campuchia từ năm 2009, trải qua 8 năm hoạt động
hiện mạng lưới hoạt động của Sacombank Cambodia gồm 01 Hội sở, 08 Chi nhánh
trực thuộc tại các địa bàn trọng điểm của Campuchia như thủ đô Phnom Pênh, tỉnh
Kampong Cham, tỉnh Kandalvà tỉnh Siêm Riệp. Sacombank Cambodia đã hòa mình
vào nhịp độ phát triển kinh tế năng động của Campuchia thơng qua việc cung ứng
những gói giải pháp tài chính tồn diện và các dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho
mọi đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư địa phương cũng
như giới kiều bào và các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư kinh doanh tại
Campuchia; góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa cộng đồng doanh
nghiệp hai nước Việt Nam – Campuchia.
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) đã chính thức khai trương
hoạt động chi nhánh tại Phnơm Pênh (Campuchia) vào ngày 23/06/2009. Thời gian
đầu, chi nhánh Phnôm Pênh cung cấp 23 sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng.
Trong đó, có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống phục vụ cho cả
khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,
chuyển tiền trong nước và chuyển tiền thanh tốn nước ngồi, cho vay tiêu dùng,
cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại
tệ, Sec du lịch…Mục tiêu khi đó của Sacombank tại chi nhánh Phnôm Pênh nhắm
đến đối tượng là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Campuchia hay
20



doanh nghiệp Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức quốc tế
ở Campuchia và những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tầng lớp dân cư Campuchia.
Ngày 5/10/2011, Sacombank Cambodia chính thức đi vào hoạt động, với trụ
sở tại số 60 Đại lộ Norodom, Phường Sangkat Chey Chumnas, Quận Khan Daun
Pênh, Thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia. Đây là ngân hàng được chuyển đổi từ chi
nhánh Phnôm Pênh và có tư cách pháp nhân, hạch tốn độc lập bằng vốn tự có
được thành lập theo quy định của pháp luật Campuchia. Vốn điều lệ hiện tại của
Sacombank Cambodia là 38 triệu USD, thời hạn hoạt động 99 năm theo loại hình
hoạt động ngân hàng thương mại.
Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Campuchia giai đoạn 2012-2016

Tình hình kinh tế - chính trị của Campuchia tiếp tục ổn định. Tăng trưởng kinh
tế đạt khoảng 7%; trong đó, dệt may, xây dựng, nông nghiệp tiếp tục là các ngành
mũi nhọn. Hoạt động ngành ngân hàng khá sôi động với tăng trưởng HĐ ở mức
21,8% và tăng trưởng tín dụng 20,5%. Sacombank Cambodia Plc trong năm 2016
tiếp tục tăng trưởng tốt về quy mô so với năm trước. TTS đạt 172,3 triệu USD, tăng
7,3% so với đầu năm.
Tổng HĐ đạt 128 triệu USD, trong đó HĐ từ TCKT&DC đạt 67,7 triệu USD,
tăng 27,3% so với đầu năm. CV khách hàng đạt 115,1 triệu USD, tăng 4,3% so với
đầu năm, trong đó chủ yếu tăng trưởng CV phân tán, cá nhân nhỏ lẻ (tăng 29,9%).
Hoạt động thanh toán biên mậu tiếp tục sôi động trong năm qua giúp thu DV tăng
9,3% so với năm trước. LNTT đạt 1,85 triệu USD, giảm 1% so với năm trước và hoàn
thành 76,2% kế hoạch được giao.
21


d) Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngồi của SacomBank
Sacombank có 2 ngân hàng con là Sacombank Lào và Sacombank Campuchia

năm 2016 cũng ghi nhận lợi nhuận lần lượt đạt 22 tỷ và 42 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm
so với năm 2015 được Sacombank giải thích do chi phí phát triển mạng lưới sau khi
chuyển đổi mơ hình hoạt động.
Kết quả kinh doanh 2 cơng ty con trực thuộc Sacombank năm 2016
ĐVT: tỷ đồng
Công ty con
Sacombank Cambodia
(Sacombank
Campuchia)
Sacombank Laos

Vốn điều lệ

LNTT

% Kế hoạch

783

40.9

76.20%

819

20.5

43.30%

Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngồi nước có những yếu tố thuận lợi

và khó khăn đan xen, các Cơng ty con tại Lào và Campuchia của Sacombank đã chủ
động triển khai những giải pháp kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh các hoạt động kinh
doanh chính và đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, có sự thay đổi về cơ cấu vốn,
đầu tư phát triển công nghệ, mạng lưới... nên hiệu quả kinh doanh chưa cao như
kỳ vọng.
Điểm làm tốt

Điểm chưa làm tốt

Sacombank không lựa chọn việc ngay
lập tức mở ngân hàng tại nước ngoài
mà chọn mở chi nhánh con trước. Lựa
chọn này được áp dụng với cả 2 địa bàn
Lào và Campuchia. Việc lựa chọn hướng
đi như vậy đã giúp Sacombank đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh theo
từng giai đoạn và sẵn sàng cho những
quyết định lớn trong đầu tư quốc tế
như việc mở ngân hàng 100% vốn tại
nước ngoài. Lào và Campuchia - hai thị
trường truyền thống và tiềm năng của
Việt Nam. Dù cũng có những định

Vì rất thận trọng trọng việc lựa chọn địa
bàn nên Sacombank tự bó hẹp mình
trong khu vực ASEAN, cụ thể là với hai
nước rất quen thuộc với Việt Nam là
Lào và Campuchia. Hơn nữa Ngân hàng
Việt Nam hiện tại có mặt trên thị
trường hai nước này khơng ít, vậy nên

việc cạnh tranh giữa chính các ngân
hàng Việt với nhau sẽ ngày càng trở nên
khắc nghiệt.

22


hướng đầu tư tại quốc gia khác nhưng
Sacombank vẫn rất thận trọng và chưa
có cơng bố cuối cùng.
 Tóm lại: Trong xu thế tồn cầu hố, để tăng cường quy mô, nâng cao năng
lực cạnh tranh, nhiều nhà băng đang chọn cho mình hướng đi vươn ra khai
thác thị trường trong khu vực đầy tiềm năng. Theo các chuyên gia ngành tài
chính, việc mở rộng hoạt động ra nước ngồi khơng những giúp ngân hàng
mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới, mà còn giúp phân tán
rủi ro và tăng vị thế, tầm ảnh hưởng của ngân hàng Việt trong khu vực mà
còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các
chuyên gia cũng khuyến cáo, khi đầu tư ra nước ngoài, các ngân hàng cũng
phải đối mặt với nhiều rủi ro và áp lực. Do vậy, bên cạnh sự tự lực của các
ngân hàng thương mại, NHNN và cơ quan quản lý cũng phải có những biện
pháp hỗ trợ, giúp đỡ và quản lý việc ngân hàng đầu tư ra nước ngoài.

23


PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT CÁ NHÂN
1. Những rủi ro, thách thức
Bên cạnh những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam,
cho các quốc gia và cộng đồng tiếp nhận đầu tư, thì đầu tư ra nước ngồi của các
DN Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Cụ thể:

 Một là, những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam và
các quốc gia tiếp nhận đầu tư này đã dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn,
ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân địa
phương cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới. Thực tế cho thấy, DN Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường mang
theo tư duy, cách nghĩ của người Việt Nam. Chẳng hạn như: Về đất đai, nếu
DN đầu tư ở Việt Nam sẽ được Nhà nước hỗ trợ thu hồi đất, nhưng sang đầu
tư Campuchia chế độ sở hữu đất đai sẽ khác, dẫn đến nhà đầu tư nước ngồi
gặp khơng ít khó khăn.
 Hai là, năng lực của DN Việt Nam vẫn còn yếu. Theo các chuyên gia kinh tế,
nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
DN Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng là do khả năng dự báo thị trường, năng lực
quản lý, năng lực tài chính vẫn cịn nhiều hạn chế.
 Ba là, nhiều DN Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh nhưng hoạt động cịn mang
tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Trong khi, về mặt quản lý nhà
nước, hiện chưa có cơ quan đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai
quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh
của tất cả các DN Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài.
 Bốn là, hiệu quả đầu tư của DNNN chưa cao. Theo báo cáo về hoạt động đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ
sắp xếp và phát triển DN năm 2018, tính đến cuối năm 2018, 19 DNNN và có
vốn nhà nước chi phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), có 114 dự án
đầu tư ra nước ngồi. Trong đó, 84 dự án phát sinh doanh thu, lợi nhuận. Trong
đó, tổng lợi nhuận của các dự án có lãi là 187 triệu USD giảm 24% so với năm
2017. Tuy nhiên, tổng số lỗ phát sinh trong năm 2018 của các dự án báo lỗ là
367 triệu USD tăng 265% so với năm 2017. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dự
án của Viettel với số lỗ phát sinh là 349 triệu USD, Tập đoàn Cao su Việt Nam
với số lỗ phát sinh là 7,7 triệu USD. Nếu so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng
doanh thu, lợi nhuận năm 2018 của hầu hết lĩnh vực đều giảm, giảm nhiều nhất
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (giảm 27%) và kinh doanh xăng dầu (giảm

24


×