Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHUYEN DE BIEN PHAP GIUP HOC SINH YEU LOP 9 VIETDUOC BAI VAN NGHI LUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.58 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ:. BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 9 TRƯỜNG THCS KIM HÒA VIẾT TỐT BAØI VĂN NGHỊ LUAÄN I. Hieän traïng:. --------------------------. - Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay nhà trường rất coi trọng quan điểm lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường .Đặc biệt là kỹ năng viết.đ Việc viết văn trong nhà trường góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen suy nghĩ, làm việc nghiêm túc, thận trọng, có phương pháp. Và để viết được một đoạn (bài) văn hay nhất là văn nghị luận thì học sinh phải có một vốn từù phong phú, đủ để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, phải biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận...Nhưng thực tế học sinh lớp 9 trường THCS Kim Hòa trong năm học 2012 – 2013 còn khá nhiều em khả năng làm văn nghị luận rất kém, mặt dù kiểu bài này các em đã được học ở lóp 7,8 và lên lớp 9 chỉ nhằm củng cố và nâng cao thêm các kiến thức và kỹ năng đã có. Từ thực tế nêu trên, với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn, tôi rất trăn trở về điều này cho nên tôi tập trung nghiên cứu tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng chất lượng làm văn nghị luận của các em. - Năm học 2012- 2013 trường THCS Kim Hòa được 02 lớp 9 với tổng số 63 em (34 em là người dân tộc khmer), khả năng thực hành làm văn của các em rất chênh lệch . Bên cạnh những học sinh từ trung bình trở lên thì số học sinh yếu kém cũng khá nhiều.Trong bài khảo sát chất lượng đầu năm 2012- 2013, với đề bài “Viết đoạn văn khoảng 8đến 10 câu ,trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ vệ sinh trường lớp ở nơi em đang học” có những học sinh viết đoạn văn như sau: Ví duï1 : Em thấy việc giữ vệ sinh ở trường học của em còn có chỗ hỏng tốt đó là việc bỏ rác tùm lum tùm la có lớp hốt rác rồi đem bỏ tầm bậy làm mất nét đẹp của trường. Em thấy sẽ kêu lớp trực ghi vơ trừ điểm, không bỏ rác tùm lum không đổ rác tầm bậy nửa thì trường sẽ đẹp ra.Đĩ là suy nghĩ của em..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ví duï 2: Vấn đề giữ vệ sinh trường lớp ở nơi em đang học hơi tốt chứ chưa tốt lắm . Lớp em có bạn ăn bánh uống nước rồi bỏ đại vô hộc bàn làm ướt cặp. Có bạn ăn rồi bỏ rác vô sọt.Nên chưa có tốt về vấn đề giữ vệ sinh nơi em đang học. Một hôm em thấy em đó học ở lớp 6/1 đổ rác dô ky của lớp 6/3 làm vấn đề giữ vệ sinh ở nơi em học không tốt. Còn lớp em thì đổ rác rất tốt không có tổ nào đổ trật chỗ làm vấn đề vệ sinh tốt. Từ ví dụ trên tôi nhận thấy học sinh mình cũng có hiểu vấn đề, có biết cách nghị luận nhưng các em diễn đạt chưa tốt, chưa được trôi chảy. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là: - Vốn từ của các em còn nghèo nàn quá nên em hiểu vấn đề nhưng không diễn tả được hết ý tưởng của bản thân dẫn đến việc lặp từ,lặp ý hoặc dùng từ nói vào trong văn bản viết. Một số em là người dân tộc khơme do chỉ khi đến tiết học mới giao tiếp bằng Tiếng Việt nên khả năng vận dụng Tiếng Vieät khi laøm vaên keùm. - Một số khác thì chưa nắm vững kĩ năng trình bày đoạn văn nghị luận nên cứ viết đại cho có chữ rồi đem nộp bài. - Một số thì chưa tích cực trong học tập nên lười suy nghĩ, làm bài cho nhanh để ra chơi. II/ Giaûi phaùp thay theá: Với khả năng của mình, tôi chọn một nguyên nhân để thay đổi đó là nguyên nhân thứ nhất: “Vốn từ của học sinh trường tôi còn hạn chế dẫn đến khả năng hành văn kém, một số học sinh dân tộc khmer còn hạn chế vốn từ Tiếng Việt”. Tôi nghĩ rằng việc giúp học sinh yếâu kém mở rộng vốn từ có thể sẽ làm thay đổi kết quả viết văn nghị luận . Vì vốn từ ngữ phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để HS tiếp thu tri thức cũng như giao tiếp trong đó có viết văn. III/ Vấn đề nghiên cứu: Tôi tiến hành thực hiện như sau: 1/ Chọn thời gian bồi dưỡng: Tận dụng các tiết giảm tải trong chương trình Ngữ Văn 9; kết hợp với các tiết trả bài kiểm tra, cộng các buổi học nâng kém và tích hợp vào các tiết dạy phần văn bản, phần Tiếng Việt ở các bài: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, Trau dồi vốn từ, Thuật ngữ, Tổng kết từ vựng … 2/ Nội dung- biện pháp thực hiện: Soạn nội dung thay thế các tiết giảm tải, các buổi nâng kém tập trung vào các vấn đề sau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a/ Rèn đọc lại các văn bản đã học: Tôi thực hiện nội dung này vì phần lớn trong giờ dạy chính thức giáo viên ít gọi đối tượng này đọc bài do các em đọc quá chậm, đọc không chuẩn , giáo viên phải giúp các em sữa lỗi đọc sai… Như thế sẽ không kịp thời gian và sẽ khiến cho các học sinh khá giỏi mất hứng thú trong giờ học Văn. Cho nên ở những tiết học này thường tôi thiết kế những câu hỏi dễ để kích thích sự chú ý của các em trong giờ học hoặc gọi các em đọc những đoạn văn ngắn. Đến các tiết học này,trong quá trình luyện đọc, tôi khuyến khích các em nên mạnh dạn nêu lên những từ, ngữ mà em còn chưa hiểu nghĩa bằng câu hỏi: Đọc qua văn bản, em thấy những từ nào mà em còn chưa hiểu nghĩa ? Rồi sau đó, tôi nhờ các em khá giỏi hoặc những em nào biết nghĩa giúp bạn giải thích , kết hợp với việc đọc – hiểu các chú thích ở Sách giáo khoa, khuyến khích các em đọc thêm sách báo để làm tăng vốn từ cho bản thân. Để thực hiện được điều này, người dạy phải hết sức tế nhị , cần tạo được sự thân thiện đúng mực với người học để họ chủ động đưa ra điều còn thắc mắc bởi mỗi con người đều có lòng tự trọng của riêng mình, có người không muốn để người khác biết mình “dốt”. b/ Lần lượt giúp cho HS yếu kém mở rộng vốn từ bằng các cách dưới đ â y: b.1/ Mở rộng vốn từ theo hệ thống từ cùng nghĩa, trái nghĩa: - Về lí thuyết: ôn tập các kiến thức về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm (thực hiện trên tiết học chính thức ở các tiết Tổng kết từ vựng). - Về bài tập: Để giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, giáo viên có thể tiến hành bằng cách cung cấp các từ trái nghĩa, cùng nghĩa hoặc gần nghĩa cho học sinh theo những đề tài, chủ đề, chủ điểm khác nhau. Ví dụ: + Trong trường hợp gặp từ vui vẻ, từ Tổ quốc, có nhiều cách giúp học sinh mở rộng vốn từ: => Cách 1: Giáo viên có thể mở rộng vốn từ cho các em bằng việc cung c ấp các t ừ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa như: vui sướng, vui mừng, sung sướng, ... hoặc bằng những từ trái nghĩa như: buồn rầu, buồn bã, buồn chán, rầu rĩ, ủ ê... + Trong trường hợp từ tổ quốc giáo viên đưa ra những từ đồng nghĩa, gần nghĩa như: đất nước, giang sơn, quốc gia, sông núi, xứ sở... (không cần đưa ra từ trái nghĩa với chủ đề này) =>Cách 2: Trong những trường hợp này, giáo viên cũng có thể đ ể cho h ọc sinh tự tìm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa hoặc bằng cách g ợi m ở, đ ặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> => Cách 3: Cũng có thể tiến hành mở rộng từ theo cách này b ằng vi ệc cho học sinh thay thế một từ nào đó trong câu bằng m ột từ đ ồng ngh ĩa khác mà khi thay thế, nghĩa chung của cả câu không thay đổi. Ví dụ: Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó: Chúng em quyết tâm bảo vệ trường lớp học thật sạch đẹp. => Nếu học sinh tìm từ không chuẩn, giáo viên điều ch ỉnh, s ửa ch ữa cho các em để cuối cùng tìm được từ thay thế phù hợp nhất. b.2) / Mở rộng vốn từ theo hệ thống từ cùng trường: - Về lí thuyết: Ôn lại kiến thức về Trường từ vựng đã học ớ lớp 8 (thực hiện trên tiết học chính thức ở các tiết Tổng kết từ vựng). - Về bài tập: + Tìm các từ cùng trường nghĩa Giáo viên mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm các từ cùng trường nghĩa được gợi ra t ừ nh ững từ cho trước. Ví dụ, với từ “biển”, giáo viên sẽ mở rộng từ bằng việc hướng dẫn học sinh tìm các từ cùng trường gắn liền với “biển”. Những từ đó có thể là: sóng, nước, nắng, gió, cát, mây, trời... + Tìm từ theo trường liên tưởng: Giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ theo trường liên tưởng bằng cách chọn ra một từ trung tâm (hoặc một đối tượng nào đấy), rồi xoay quanh từ trung tâm đó, tìm những từ khác d ựa vào những liên tưởng khác nhau. Ví dụ, lấy từ trung tâm là “giáo viên”, chúng ta có thể mở rộng từ cho học sinh bằng cách dựa vào những liên tưởng khác nhau ở học sinh: + Nhờ liên tưởng đồng loại, có thể tìm được các từ ngữ nh ư: thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ... + Nhờ liên tưởng về hoạt động, có thể tìm được các từ ngữ như: soạn bài, chấm bài, giảng dạy, phụ đạo, lên lớp, hướng dẫn, thuyết trình, nghi ền ng ẫm, tìm tòi, sửa chữa, dắt dẫn, giảng giải... + Nhờ liên tưởng về địa điểm, có thể tìm được các từ ngữ như: bục giảng, lớp học, phòng học, phòng hội đồng, phòng giáo viên... + Nhờ liên tưởng về phương tiện hoạt động, có thể tìm được các từ ngữ như: giáo án, phấn màu, thước kẻ, giáo cụ trực quan, mẫu vật... + Nhờ liên tưởng về tính chất, có thể tìm được các từ ngữ như: dịu dàng, nhiệt tình, say sưa, gắn bó, quan tâm, yêu thương....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> => Cũng có thể, giáo viên đưa ra một từ, rồi dựa vào các trường liên t ưởng được gợi ra từ từ đó, mở rộng vốn từ cho các em. Ví dụ, v ới t ừ “ mắt”, giáo viên có thể mở rộng từ cho các em bằng những liên tưởng khác nhau gợi ra từ từ này: + Hình dáng của mắt: mắt lá liễu, mắt lá dăm, mắt ốc nhồi, mắt diều hâu... + Đặc điểm của mắt: mắt xếch, mắt lác, mắt lé, mắt lồi... + Hoạt động của mắt: nhìn, liếc, trợn, trừng, quắc, nhòm... + Bệnh của mắt: cận thị, viễn thị, đau, nhức... + Tính chất: trong sáng, dịu dàng, tinh anh, gườm gườm... Các loại bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh được tiến hành theo cách này là : - Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật: Đặc điểm về tính tình của một người; Đặc điểm về màu sắc của một vật; Đặc điểm về hình dáng của người, vật ( hướng dẫn về nhà).. b.3)Mở rộng vốn từ theo cách cấu tạo từ: - Về lí thuyết: Ôn lại kiến thức về Từ và cấu tạo từ đã học ớ lớp 6 ta có từ đơn, từ phức ;trong từ phức có từ ghép, từ láy... - Về bài tập: Giáo viên mở rộng vốn từ cho học sinh theo cách c ấu t ạo t ừ, d ựa vào m ột yếu tố gốc cho sẵn, yêu cầu học sinh tìm những từ khác có chứa yếu tố đó. Ví dụ: Trong từ tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm những từ chứa tiếng quốc. Hoặc yêu cầu HS sắp xếp các từ cho sẵn có ch ứa cùng m ột y ếu t ố nh ưng có nghĩa khác nhau vào nhóm thích hợp. Ví dụ: Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm: (a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”; (b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai” (lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú) Trong một số trường hợp, giáo viên cũng có thể mở rộng từ cho HS bằng cách ghép tiếng đã cho với một tiếng khác để tìm ra từ mới. Ví dụ, với tiếng cho trước “sách”, HS có thể tìm thấy các từ khác như: s ách vở, sách bút, đèn sách, sách báo... Cũng có thể tiến hành mở rộng vốn từ cho học sinh theo cách c ấu t ạo t ừ nhưng không phải là tìm yếu tố ghép mà tìm yếu tố láy. Ví dụ, giáo viên yêu c ầu học sinh tìm từ láy có tiếng sạch. Học sinh sẽ tìm được các từ như: sạch sẽ, sạch sành sanh....

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c/ Một trong những khâu không thể bỏ qua của việc rèn luyện vốn từ cho học sinh yếu kém là việc giải thích nghĩa của từ. Chỉ khi các em hiểu được nghĩa của từ, các em mới có khả năng sử dụng đúng, từ đó ti ến lên s ử d ụng hay một từ nào đấy trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Trong nghĩa c ủa từ, thành phần nghĩa biểu niệm là thành phần cốt lõi, thành phần quan trọng nhất. Vì thế giải thích nghĩa của từ chủ yếu là giải thích nghĩa biểu niệm, giúp các em nắm được đầy đủ nhất các nét nghĩa chung và riêng, r ộng và h ẹp c ủa t ừ đó. Trên cơ sở học sinh hiểu được nghĩa biểu niệm, giáo viên sẽ giúp các em hiểu nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái cũng như các mối quan hệ giữa nghĩa của t ừ đang được giải thích với nghĩa của các từ khác trong hệ thống hay trong nh ững l ời nói cụ thể. Ở lớp 6 các em đã được học 2 phương pháp giải thích nghĩa của từ : - Giải thích nghĩa bằng cách định nghĩa khái niệm nhằm nêu lên những nét đặc trưng trong nghĩa của từ. + Khi định nghĩa, những nét đặc trưng này được sắp xếp theo trình tự nét chung, khái quát nói trước, nét riêng, cụ thể nói sau. Ví dụ, chặt là một hoạt động; tác động lên vật khác; làm vật phân ra thành từng đoạn; bằng dụng cụ có lưỡi; với lực tác động theo chiều thẳng góc; từng đợt, không liên tục. + Bài tập: * Cho sẵn một số từ và những nét nghĩa phù hợp với từng từ ấy nh ưng s ắp xếp không theo trình tự. Giáo viên yêu cầu học sinh s ắp x ếp l ại v ị trí các t ừ sao cho phù hợp với những nét nghĩa đó. * Cho sẵn từ và yêu cầu các em tập dùng lời để giải thích. Việc giải thích ở đây chủ yếu là để các em tập nêu ra những nét nghĩa biểu niệm mà từ đó có được. - Giải thích nghĩa của từ bằng cách đối chiếu, so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. + Đây là một trong những phương pháp giải thích nghĩa của từ thường được sử dụng trong từ điển giải thích. Ví dụ, vô số : nhiều; vô ngần : cực kì ; heo : lợn ; tốt : trái nghĩa với xấu ; chết : trái nghĩa với sống v.v… + Bài tập: Cách giải thích này được sử dụng dưới dạng các bài tập tìm từ, hoặc sắp xếp các từ. * Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ng ược nhau (t ừ trái nghĩa): + đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen + trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm * Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm. - Ngoài 2 cách đã học giáo viên có thể cung c ấp thêm cách gi ải thích ngh ĩa c ủa từ thứ 3 là: Giải thích nghĩa của từ bằng cách đặt từ vào văn cảnh mà t ừ xuất hiện. + Văn cảnh này có thể là một câu văn, câu thơ, nhưng cũng có th ể ch ỉ là một ngữ có chứa đựng từ cần giải thích. + Ví dụ, khi giải thích nghĩa của từ lở ta có thể dẫn ra những câu như : “Khúc sông bên lở bên bồi, bên lở thì đục bên bồi thì trong ”, “, dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”, “ Miệng ăn núi lở”. + Bài tập: * Cho trước từ cần kiểm tra nghĩa, sau đó cho một số câu có ch ứa t ừ ấy nhưng chỉ có một câu dùng đúng nghĩa. Giáo viên yêu cầu h ọc sinh đánh d ấu vào câu dùng đúng. * Cho một câu có chứa từ cần giải thích, sau đó dựa vào ngh ĩa đã đ ược dùng đó, học sinh tự đặt một câu khác. d/ Hướng dẫn học sinh cố gắng trang bị cho mình một quyển Từ điển Tiếng Việt, biết cách tra nghĩa của từ qua từ điển khi cần thiết . Giúp học sinh ôn luyện về cách sử dụng từ Hán Việt khi nói và vieát: * .Khái niệm từ Hán Việt: - Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt. - Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt. - Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn : từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực c ủa ti ếng Vi ệt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga...), cho nên đ ược dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó. VD: - Thảo mộc : cây cỏ ( từ H-V) Sôcôla( bột ca cao đã được chế biến có vị ngọt và béo), roocket( tên lửa) * Ý nghĩa, vai trò và giá tri của việc sư dụng từ Hán Việt: - Để hiểu được nội dung của từ ghép Hán Vi ệt, c ần hiểu đ ược y ngh ĩa c ủa các yếu tố Hán Việt - Ngày nay trong kho tàng từ ng ữ ti ếng Việt đang tồn tại hàng lo ạt c ặp t ừ thuần việt và Hán Vi ệt có có ngh ĩa tường đương nhưng khác nhau v ề s ắc thái y nghĩa về màu sắc biểu cảm, màu sắc phong cách..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> VD: quốc gia = nước nhà, giang sơn = sông núi, vãng lai = qua lại, thổ huyết = hộc máu... - Về s ắc thái y ngh ĩa: có s ắc thái y ngh ĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình. VD: Thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu... - Về s ắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Vi ệt mang s ắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang s ắc thái thân m ật, trung hòa, khiếm nhã...) VD: Phu nhân = vợ, hi sinh = chết... - Về sắc thái phong cách: từ Hán Vi ệt có phong cách g ọt gi ũa và th ường đ ược dùng trong phong cách khoa học, chính lu ận, hành chính( còn ti ếng Vi ệt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng... VD: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = mãi mãi, khâu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm... - Sử d ụng từ Hán Vi ệt: Vấn đề s ử d ụng từ hán Vi ệt là v ấn đ ề h ết s ức t ế nhị. Trong các từ Hán vi ệt và t ừ thu ần Việt đồng nghĩa , từ Hán Vi ệt có s ắc thái trừu tượng, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn t ừ thu ần Việt mang sắc thái c ụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để: + Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu th ị thái đ ộ tôn kính, trân tr ọng, làm nổi bật y nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. VD; Nói : Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội tre em cứu nước)... + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ. VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn ... để tránh thô tục, khiếm nhã. + Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc như được sống trong b ầu không khí xã hội xa xưa VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã. ..trong các truyền thuyết, truyện cổ tích. * Khi sư dụng từ Hán Việt cần chú y: - Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt với từ thuần Việt. VD: Tham quan thì nói( vi ết thành thăm quan) , vong gia thì nói ( vi ết thành phong gia)... - Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt . VD: từ yếu điểm, biển thủ là từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển trong tiếng Việt - Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa ch ọn t ừ đ ể phù h ợp với thái độ của mình với người nói, phù h ợp với hoàn c ảnh giao ti ếp( VD: X ơi – ăn, cầm đầu – thủ lĩnh đề nghị – xin phiền...).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Không lạm dung từ Hán Vi ệt, nhưng nếu s ử d ụng đúng t ừ Hán Vi ệt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp phù hợp s ẽ mang lại giá trị nghệ thuật. VD: Sau ngôi đền có nhiều dị vật ( sau ngôi đền có nhiều vật lạ) e/ Đối với các tiết trả bài kiểm tra trong chương trình Ngữ Văn 9 thì ngoài việc sửa bài, nhận xét các ưu khuyết điểm chung của cả lớp tôi đ ặc bi ệt lưu y thêm việc chữa lỗi dùng từ cho nhóm yếu kém bằng cách giúp các em nh ận thấy được những từ dùng sai (giáo viên thực hiện khi chấm bài), gợi y đ ể các em tìm những từ ngữ thích hợp hơn để thay thế, yêu cầu học sinh gi ỏi đ ọc bài cho cả lớp nghe. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: nghe qua bài văn của bạn, em có nhận xét gì? Tùy theo câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng các em đến kết luận: muốn viết được đoạn (bài) văn hay trước nhất người làm bài cần phải có được vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt ý tưởng của mình thành văn. Từ đó khuyến khích các em về nhà viết lại bài theo hướng dẫn rồi nộp để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của em. IV/ Thiết kế: - Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất. Tổng số học sinh Kiểm tra trước tác Tác động Kiểmtra sau tác động động 18(nam:12,nữ:6,dân O1 X O2 tộc khơme:17) - Nhóm thực nghiệm: 18 học sinh( nam: 12 ; nữ 06; dân tộc khơme: 17 ) có điểm chung là khả năng hành văn rất kém do vốn từ ngữ còn hạn chế . - Nhóm đối chứng: cũng 20 học sinh trong nhóm thực nghiệm. V/ Đo lường: Kiểm tra kỹ năng viết văn của học sinh. Tôi sử dụng bài kiểm tra bình thường trên lớp: bài kiểm tra chất lượng đầu năm 2012- 2013 (thực nghiệm) và bài viết số 5 (đối chứng). Đến bài viết số 5: với đề bài “ Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi cộng cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của em về hiện tượng đó. Baûng ñieåm kieåm tra Học sinh. Nhóm thực nghiệm (KT trước tác động) 4 3 4 2 1 1. Nhóm đối chứng (KT sau tác động) 5 5 6 4 4 5.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 0 3 3 4 1 3 2 3 4 3 3 5 4 7 4 7 2 5 3 5 4 7 2 6 Giá trị TB: 2,6 Giá trị TB:4,8 Độ lệch chuẩn: 1,3 Độ lệch chuẩn:1,4 Giá trị p của phép kiểm chứng ttest phụ thuộc: 5,53699E-07. 6/ Phân tích dữ liệu: Sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc và mức độ ảnh hưởng. Giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động (4,8 – 2,6 = 2,2 điểm). 7/ Keát quaû: Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp giúp Hs yếu kém mở rộng vốn từ , tôi nhận thấy các em đã có sự tiến bộ: hạn chế được tình trạng đưa từ nói vào bài viết (khi chưa cần thiết), biết diễn đạt được ý tưởng của bản thân, những học sinh dân tộc khmer tích cực xây dựng bài hơn trong giờ hoïc, baøi laøm vaên noäi dung phong phuù hôn. Tuy đây chưa phải là một kết quả mĩ mãn nhưng nhìn chung đã phần nào cải biến được khả năng làm bài văn nghị luận, sự yêu thích giờ học văn của các em .Để từ đó các em tiếp tục phát huy năng lực này trong các bài kiểm tra tiếp theo cũng như trong những năm học ở THPT sau này. Keát luaän: Trên đây là một số kinh nghiệm còn ít ỏi mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình dạy học. Cho nên sẽ còn một số vấn đề mà bản thân chưa lĩnh hội hết được, mong được sự đóng góp của quí đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn, riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm này trong những năm học tới để rút thêm nhiều biện pháp mới góp phần đưa chất lượng bộ môn Ngữ Văn nói chung và phần làm văn nghị luận nói riêng ngày càng đạt chất lượng cao hơn. Kim Hoøa, ngaøy 2/ 1 / 2013 Người viết. VOÕ THÒ NGOÏC BÍCH.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×