Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THANH TỚI

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CÂY LIM
XANH (ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV.) TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ THU HIỀN

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người cam đoan

Nguyễn Thanh Tới


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường,
các cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đăkrông tỉnh Quảng
Trị nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
TS. Cao Thị Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, các bạn đồng
nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện luận văn. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ thời gian hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, luận văn mới
thực hiện nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây Lim xanh

(Erythrophleum fordii Oliv.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh
Quảng Trị. Trong q trình thực hiện, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy giáo,
cơ giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng ….. năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thanh Tới


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG .............................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Đặc điểm cây Lim xanh ....................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái ......................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh thái ......................................................................... 3
1.1.3. Giá trị sử dụng ............................................................................... 3
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh ............................ 4
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 4
1.2.2. Ở Việt Nam.................................................................................... 5

1.2.3. Ở tỉnh Quảng Trị ............................................................................ 7
1.2.4. Thực trạng về cây Lim xanh trên địa bàn Khu BTTN ĐaKrông ..... 8
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG ............... 9
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 9
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9
2.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu .................................................... 9
2.2.2. Phạm vi về không gian ................................................................... 9
2.2.3. Phạm vi về thời gian ...................................................................... 9
2.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 9
2.3.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 9
2.3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 9
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 10


iv
2.4.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần có Lim xanh phân bố
.............................................................................................................. 10
2.4.2. Đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Lim xanh với
các loài khác trong tổ thành ................................................................... 10
2.4.3. Đặc điểm tái sinh của loài Lim xanh ............................................ 10
2.4.4. Một số giải pháp bảo tồn loài Lim xanh ở khu Bảo tồn thiên nhiên
ĐaKrông ................................................................................................ 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10
2.5.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................ 10
2.5.2. Điều tra sơ bộ............................................................................... 11
2.5.3. Điều tra cây Lim xanh trên ô tiêu chuẩn ....................................... 11
2.5.4. Phương pháp nội nghiệp .............................................................. 14
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI...................... 20
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................ 20

3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 20
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi ranh giới ......................................................................... 20
3.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 20
3.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ................................................................ 21
3.3.1. Khí hậu ........................................................................................ 21
3.3.2. Thủy văn ...................................................................................... 22
3.4. Địa chất, đất đai ................................................................................. 23
3.4.1. Địa chất ....................................................................................... 23
3.4.2. Đất đai ......................................................................................... 24
3.5. Thảm thực vật rừng và đa dạng sinh học ............................................ 25
3.5.1. Hiện trạng Thảm thực vật rừng .................................................... 25
3.5.2. Khu hệ Thực vật rừng .................................................................. 28
3.5.3. Khu hệ Động vật .......................................................................... 30
3.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 31


v
3.6.2. Hiện trạng sản xuất ...................................................................... 33
3.6.3. Sản xuất Lâm nghiệp ................................................................... 34
3.6.4. Hệ thống hạ tầng thiết yếu ........................................................... 35
3.6.5. Giáo dục và Y tế .......................................................................... 36
Chƣơng 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 38
4.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần có Lim xanh phân bố .... 38
4.2. Xác định được đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài
Lim xanh với các loài khác trong tổ thành ................................................ 39
4.2.1. Cấu trúc tổ thành lâm phần có Lim xanh ...................................... 39
4.2.2. Quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong cấu trúc tổ
thành rừng ............................................................................................. 49
4.2.3. Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần và của loài Lim

xanh ....................................................................................................... 56
4.2.4. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lâm phần và của loài Lim
xanh ....................................................................................................... 60
4.3. Xác định được đặc điểm tái sinh của loài Lim xanh ........................... 64
4.3.1. Tổ thành và mật độ cây tái sinh .................................................... 64
4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ....................................... 73
4.3.4. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi ............................................... 74
4.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh
trưởng chiều cao loài Lim xanh tái sinh tự nhiên ................................... 76
4.4. Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn loài Lim xanh ở khu Bảo tồn
thiên nhiên ĐaKrông ................................................................................. 79
4.4.1. Điều chỉnh cấu trúc N/D1.3 và N/HVN ........................................... 79
4.4.2. Xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng dặm Lim xanh vào vùng phân bố
thích hợp ................................................................................................ 80
4.4.3. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường công tác bảo vệ rừng...80
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ....................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 90


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CÁC KÝ HIỆU
D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m tính từ cổ rễ

Ex

Độ nhọn


∑G/ha

Tổng tiết diện ngang thân cây/hec ta

IV%

Chỉ số quan trọng (Important Value- IV)

Khu BTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

M/ha

Trữ lượng/hec ta

M

Số tổ ghép nhóm

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

N


Mật độ cây/ha

N

Dung lượng mẫu

N/D1.3

Phân bố số cây theo cỡ đường kính

N/Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao

S

Sai tiêu chuẩn

S%

Hệ số biến động

S2

Phương sai

Sk

Độ lệch


Sx

Sai số chuẩn của số trung bình

2. CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTT

Cơng thức tổ thành

OTC

Ơ tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG
Biểu 2.1. Điều tra cây Lim xanh và các lồi cây gỗ trên ơ tiêu chuẩn ...................... 12
Biểu 2.2. Điều tra cây tái sinh trên ô dạng bản ........................................................... 13
Biểu 2.3. Điều tra cây bụi thảm tươi trên ơ dạng bản................................................. 13
Bảng 3.2. Thành phần lồi động vật ghi nhận trong Khu BTTN Đakrông .............. 30
Bảng 4.1. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu về ........................................................... 38
một số nhân tố điều tra lâm phần ................................................................................. 38
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành lâm phần có Lim xanh ................................................... 40
phân bố ở trạng thái IIB................................................................................................. 40
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành lâm phần có Lim xanh ................................................... 44

phân bố ở trạng thái IIIA1 .............................................................................................. 44
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành lâm phần có Lim xanh ................................................... 47
phân bố ở trạng thái IIIA2 .............................................................................................. 47
Bảng 4.5. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế trong cấu trúc tổ
thành rừng của trạng thái IIB ........................................................................................ 51
Bảng 4.6. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế trong cấu trúc 53
tổ thành rừng của trạng thái IIIA1 ................................................................................. 53
Bảng 4.7. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế trong cấu trúc 55
tổ thành rừng của trạng thái IIIA2 ................................................................................. 55
Hình 4.4. Phân bố N/H của lâm phần và của Lim xanh của trạng thái IIB ............... 61
Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh của trạng thái IIB......................................... 64
Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh của trạng thái IIIA1 ...................................... 67
Bảng 4.10. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh của trạng thái IIIA2.................................... 70
Bảng 4.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần và Lim xanh ........ 71
Bảng 4.12. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần và Lim xanh ........ 73
Bảng 4.13. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi............................................................. 75
Bảng 4.14. Số cây tái sinh Lim xanh ở các cấp chiều cao và độ tàn che .................. 79


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh của trạng thái IIB .... 57
Hình 4.2. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh ................................ 58
của trạng thái IIIA1 ........................................................................................ 58
Hình 4.3. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh ................................ 59
của trạng thái IIIA2 ........................................................................................ 59
Hình 4.5. Phân bố N/H của lâm phần và của Lim xanh ................................ 62
của trạng thái IIIA1 ........................................................................................ 62
Hình 4.6. Phân bố N/H của lâm phần và của Lim xanh ................................ 63
của trạng thái IIIA2 ........................................................................................ 63

Hình 4.7. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng .................................. 73
Hình 4.8. Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc ......................................... 73
Hình 4.9. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao .................................... 74


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông tỉnh Quảng Trị có diện tích 37.681,0 ha.
Là một trong những khu rừng đặc dụng ở vùng Trung Trường Sơn, tiêu biểu cho
hệ sinh thái của rừng nhiệt đới thường xanh đồi núi thấp, có độ che phủ lớn, cịn
thảm thực vật nguyên sinh có giá trị sinh học cao. Theo kết quả điều tra đến nay
Khu BTTN ĐaKrơng có 1.452 lồi thực vật bậc cao có mạch, 28 lồi ghi trong
Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Sự phong
phú về chủng loại đã nâng tầm quan trọng của Khu Bảo tồn thiên nhiên
ĐaKrông ngang tầm với hệ thống các Khu Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và
khu vực, góp phần bảo vệ giá trị của các nguồn gen thực vật của tỉnh Quảng Trị
nói chung và Khu BTTN ĐaKrơng nói riêng.
Tuy nhiên, trải qua thời gian dài trước và sau khi thành lập Khu BTTN
ĐaKrông, công tác điều tra nghiên cứu khoa học vẫn chưa được sự quan tâm
thích đáng, chưa có chương trình nghiên cứu chi tiết cụ thể cho từng đối
tượng, và xây dựng cơ sở dữ liệu về động, thực vật nói chung tại đơn vị. Các
chương trình nghiên cứu khoa học tại Khu BTTN ĐaKrông từ khi thành lập
tới nay mới chỉ thực hiện ở mức độ chuyên đề nhỏ, chưa có sự đầu tư chuyên
sâu, cụ thể.
Lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum fordii oliv thuộc họ Đậu
(Fabaceae). Lim xanh là cây gỗ quý, được xếp vào nhóm gỗ tứ thiết của Việt
Nam “Đinh, Lim, Sến, Táu”, nổi tiếng từ lâu đời, được sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau như: xây dựng, cầu đường, đóng đồ gia dụng, đồ cao
cấp… và hiện đang được thị trường ưa chuộng. Do được ưa chuộng nhiều,
cộng với việc khai thác không hợp lý dẫn đến Lim xanh ngoài tự nhiên đã dần

bị cạn kiệt, cần được chú ý nghiên cứu gây trồng và bảo tồn. Theo tác giả
Nguyễn Hồng Nghĩa thì Lim xanh phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền
Bắc Việt Nam, song dải phân bố chính kéo dài từ Quảng Ninh, Nam Lạng


2
Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang qua Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hịa Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Bình. Cịn theo tác giả Lê Mộng
Chân và Lê Thị Huyên thì phạm vi phân bố của cây Lim xanh từ biên giới
Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng.
Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông được thành lập theo Quyết định số
768/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 9 tháng 4 năm 2001 và nằm
trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010. Từ khi được thành lập
đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông đã tổ chức một số đợt điều tra Đa
dạng sinh học thuộc nhiều chương trình, dự án khác nhau và bước đầu đã đạt
được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài
nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá chi tiết phân bố, số lượng và chất lượng tầng
cây cao và cây tái sinh của loài Lim xanh. Mặt khác, trước tình trạng tác động
mạnh mẽ khai thác của con người vì giá trị kinh tế của cây Lim xanh, dẫn đến
có nguy cơ bị tuyệt chủng ngồi tự nhiên. Do vậy, cần thiết có những nghiên
cứu chi tiết, tỷ mỷ về loài cây Lim xanh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc
điểm cấu trúc và tái sinh cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.) tại
Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị”.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm cây Lim xanh

1.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây Lim xanh có tên khoa học là Erythrophloeum fordii oliv thuộc phân họ
Vang (Caesalpiniaceae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales) và còn được gọi
với tên khác là "Lim hoặc Thiết lim". Là cây thân gỗ lớn thường xanh, có chiều
cao đạt đến 37-45 mét, đường kính thân đạt 200-250 cm, gốc có bạnh vè, thân cây
trịn với vỏ có màu nâu đậm, có vết nứt vng, có nhiều khí khổng dễ thấy và có
thể bị bong vảy lớn. Có tán lá dày và xanh quanh năm. Lá của cây Lim xanh là lá
kép lông chim hai lần và hình trứng. Mặt trên của lá là màu xanh đậm, trong khi
mặt dưới là màu xanh lá cây nhạt với tĩnh mạch dễ thấy. Hoa của cây Lim xanh là
cụm hoa mọc thành chùm ở đỉnh sinh trưởng, dài 20-30cm, hoa nhỏ màu trắng nở
vào tháng 3-4 và mùa quả chính vào khoảng tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Quả
cây Lim xanh có hình dạng quả thuỗn dài 20cm, rộng 3-4cm, trong đó có chứa 612 hạt. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lớp lên nhau, có lớp vỏ chất sừng, cứng và đen,
bảo vệ chắc nên hạt tồn tại lâu trong đất, dễ bảo quản.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Lim xanh là cây ưa sáng, thường chiếm tầng trên của rừng (tầng ưu thế
sinh thái), lúc cịn nhỏ chịu bóng. Lim xanh có thể phát triển trên nhiều loại
đất khác nhàu của đá mẹ như sa thạch, đá phiến sét, đá phiến mica và thậm
chí đất có thành phần cơ giới khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nó có thể chịu được
độ ẩm cao, trung bình đến nơi có tính axit cao và các điều kiện trong đó có
một lớp đất ẩm và sâu. Lim xanh thường phát triển cùng với nhiều loài cây gỗ
lá rộng khác nhau trong một môi trường rừng nhiều tầng.
1.1.3. Giá trị sử dụng
Lim xanh là cây gỗ quý, nó có tĩnh mạch tốt, cứng, mạnh, bền, chịu được
thời tiết và ít bị cong hoặc nứt. Gỗ có độ bền kết cấu cao và được xếp vào nhóm
gỗ tứ thiết của Việt Nam “Đinh, Lim, Sến, Táu”, nổi tiếng từ lâu đời, được sử


4
dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: xây dựng, cầu đường, đóng đồ gia
dụng, đồ cao cấp… và hiện đang được thị trường ưa chuộng. Do được ưa

chuộng nhiều, cộng với việc khai thác không hợp lý dẫn đến Lim xanh ngoài tự
nhiên đã dần bị cạn kiệt, cần được chú ý nghiên cứu gây trồng và bảo tồn.
Hiện nay, Lim xanh được xếp vào nhóm cây nguy cấp và nguy cơ tuyệt chủng,
theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì Lim xanh được xếp vào
nhóm II, nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại và theo sách Đỏ thế giới IUCN thì Lim xanh được xếp
vào nhóm nguy cơ tuyệt chủng (Nguyễn Hồng Nghĩa, 1998) [19].
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh
1.2.1. Trên thế giới
- Trên thế giới, Lim xanh được phân bố chủ yếu ở châu Á, trong đó tập
trung ở miền nam Trung Quốc (bao gồm cả phía đơng Đài Loan), phía bắc của
Campuchia, Lào và Việt Nam. Nó sống ở độ cao từ 300-900m. Một thơng tin
khác liên quan, vào năm 1993 một sự kiện quan trọng của Viện Nghiên cứu Quốc
tế Nấm Lim Xanh ở New York với mục đích thúc đẩy nghiên cứu khoa học và y
học quốc tế về Nấm Lim Xanh, thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm
liên quan đến nấm lim xanh và cách sử dụng nấm Lim xanh hiệu quả để điều trị
bệnh. Đã nghiên cứu sinh thái dọc sông Savannah ở Nam Carolina bởi Chen và
cộng sự, (1993) xác định nấm Lim xanh là loài bào tử đầu tiên mọc trên cây
Lim xanh.
- Lim xanh là một lồi cây bản địa của khu vực Đơng Nam Á, là loài cây
cho giá trị sử dụng gỗ cao và đang bị khai thác một cách quá mức và ở mức độ
đe dọa nguy cơ cao đối với loài cây này. Hiện nay đang có nhiều dự án chú trọng
tới việc gieo ươm và trồng cây Lim xanh tại khu vực phân bố để bảo tồn loài.
Việc nghiên cứu về loài cây Lim xanh ở thế giới được biết rất hạn chế,
chưa có cơng trình nghiên cứu về sinh thái của lồi này, hiện nay chỉ có thơng
tin một số nước nghiên cứu Lim xanh thông qua nghiên cứu đặc tính dược


5

học của Nấm Lim mọc trên cây Lim như Đại học Califonia, Viện Nghiên cứu
quốc tế ở New York - Hoa Kỳ hoặc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Lim xanh là lồi thực vật xếp vào nhóm nguy cơ đe dọa cao.
1.2.2. Ở Việt Nam
Theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa [23] thì Lim xanh phân bố tự nhiên
ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam, song dải phân bố chính kéo dài từ
Quảng Ninh, Nam Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang qua Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hà Tây (cũ), Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Bình. Cịn
theo tác giả Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên thì phạm vi phân bố của cây
Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam. Hiện nay, cây Lim xanh
cũng được tìm thấy ở Quảng Ngãi, Bình Định và Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận).
Lim xanh phát triển từ 10047'N, 230N và 1020-1080 E, nhưng tập trung phân
bố ở 170-230N. Việc nghiên cứu tổng quan về cây Lim xanh trên thế giới hiện
chưa thấy có tài liệu cơng bố. Cịn ở Việt Nam có các nghiên cứu sau:
- Lim xanh (Erythrophloeum fordii oliv): Đề tài Đại học Lâm nghiệp, năm
1985 và Đề tài Viện KHLN năm 1994, 1995 của Phó Giáo sư Tiến sỹ Phùng Ngọc
Lan làm chủ nhiệm. Các đề tài này chỉ mới nghiên cứu được một số vấn đề hay một
số nội dung hoặc là về đặc điểm sinh học, lâm học hay hình thái.
- Đề tài Nghiên cứu Khoa học - Bảo tồn nguồn gen cây rừng I do Tiến sỹ
Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện KHLN làm chủ nhiệm, thực hiện từ 1996-2000 [20].
Nội dung chủ yếu điều tra khảo sát một số loài cây bản địa trọng đó có Lim xanh;
Thu hái hạt; Tư liệu hóa về danh mục cây, xuất bản báo cáo; bảo tồn các loài cây
trên bằng gieo và gây trồng; Sử dụng phương pháp điều tra truyền thống bao gồm
điều tra sinh thái di truyền để xác định các vùng chính của khu phân bố, vùng xuất
xứ, các nguồn gen hiện cịn và tình trạng bị đe dọa; áp dụng các biện pháp và
hướng dẫn kỹ thuật cho thu thập hạt giống, gieo ươm. Kết quả của đề tài về khảo
sát loài, thu thập bản tồn nguồn gen các loài trong đó Lim xanh được đánh giá đa
dạng di truyền bằng phân tử (RAPD và cpADN) cho 9 xuất xứ.
- Nguyễn Minh Đức (1998), bước đầu nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố



6
sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh tại Vườn
quốc gia Bến En, Thanh Hóa [4].
Khi nghiên cứu về đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan
(1964) [17] đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường
Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, Bọ xít là nhân tố sinh vật đầu
tiên gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm. Tiếp theo các đề tài trên tác giả đã
nghiên cứu và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát triển Lim xanh, đồng
thời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo trồng lồi cây này.
Theo tác giả thì khơng nên trồng thuần loài Lim xanh.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây lá rộng bản
địa dưới tán rừng Thông do Kỹ sư Bùi Trọng Thủy - Trung tâm lâm nghiệp Bắc
Trung Bộ làm chủ nhiệm, thực hiện từ 2007-2011 [29]. Đề tài này chủ yếu điều
tra, đánh giá kỹ thuật gây trồng một số lồi cây bản địa dưới tán rừng Thơng
(trong đó có cây Lim xanh) tại 4 tỉnh Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
- Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh
(Erythrophloeum fordii oliv) tại Bình Phước của Phạm Văn Bốn - Phân viện
Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ thực hiện năm 2009 [2]. Đề tài này
chủ yếu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Lim xanh ở các mơ hình làm
giàu rừng theo rạch và mơ hình rừng trồng thuần lồi cây Lim xanh.
- Năm 2011, hai tác giả Chaw Chaw Sein và Ralph Milohner thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) cũng có nghiên cứu về
sinh thái của Lim xanh tại Phú Thọ nhằm hỗ trợ cho việc trồng rừng một số
loài cây bản địa được lựa chọn ở Việt Nam [38].
Tuy nhiên, các cuộc điều tra, nghiên cứu trên mới chỉ ở mức độ đánh
giá về sinh thái, đa dạng sinh học theo nhóm lồi hoặc ở nghiên cứu sinh thái
giai đoạn gieo ươm của Lim xanh mà chưa có các nghiên cứu đánh giá một
cách tổng thể về tình hình phân bố, đặc điểm sinh thái, tái sinh, phát triển và
cơng tác bảo tồn lồi riêng cho cây Lim xanh.



7
Mới đây nhất, trong giai đoạn 2011-2014, Vườn quốc gia Bến En đã
tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu về đặc điểm phân bố của loài Lim
xanh (Erythrophloeum fordii oliv) ở Vườn quốc gia Bên En" [4]. Kết quả
điều tra trên 20 tuyến cho thấy tần suất xuất hiện loài Lim xanh là 7,33
cây/1km. Lim xanh phân bố tập trung trên kiểu địa hình đồi núi thấp và
kiểu địa hình đồi thoải, có độ cao từ 50 – 150 m, địa hình tương đối bằng
phẳng, khơng có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250. Ở các độ cao từ 30–
50m và từ 150 – 500m trên núi đất đều thấy có Lim xanh phân bố nhưng
mật độ thưa. Kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định: Lim xanh có phân
bố ở hầu hết các trạng thái rừng và các dạng địa hình ở Vườn quốc gia Bến
En, trừ núi đá vôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 05 trạng thái IIa, IIb,
gỗ - nứa, IIIa1và IIIa2 có 4 trạng thái, trừ trạng thái rừng hỗn giao gỗ nứa, Lim xanh đều là thành phần chính tham gia cấu trúc tổ thành. Ở trạng
thái IIIa1 và IIIa2 thì Lim xanh là lồi quan trọng nhất, đứng đầu trong
công thức tổ thành tạo nên cấu trúc mỗi lâm phần. Ở trạng thái IIa, IIb và
rừng hỗn giao gỗ - nứa thì Lim xanh là lồi quan trọng thứ 3 tạo nên cấu
trúc lâm phần.
1.2.3. Ở tỉnh Quảng Trị
Trong những năm qua ở Quảng Trị đã có một số đề tài điều tra, nghiên
cứu về thực vật nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá
chi tiết phân bố, số lượng và chất lượng tầng cây cao và cây tái sinh của loài
Lim xanh một lồi theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính
phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm thì Lim
xanh được xếp vào nhóm II, nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại và theo sách Đỏ thế giới IUCN thì Lim
xanh được xếp vào nhóm nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, việc thực hiện đề tài sẽ
có triển vọng phục hồi và phát triển cây Lim xanh ở Khu BTTN Đakrơng nói
riêng và ở tỉnh Quảng Trị nói chung.



8
1.2.4. Thực trạng về cây Lim xanh trên địa bàn Khu BTTN ĐaKrông
Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông được thành lập theo Quyết định số
768/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 9 tháng 4 năm 2001 và nằm
trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010. Mục đích thành lập là
bảo vệ các kiểu thảm thực vật, các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là các diện tích
rừng ngun sinh hiện cịn trong vùng lõi, qua đó bảo vệ các quần thể của các
lồi động, thực vật q hiếm, các loài đặc hữu và các loài đang bị đe doạ,
đồng thời bảo vệ và bảo tồn các giá trị về địa chất, về cảnh quan thiên nhiên.
Từ khi được thành lập đến nay, Khu BTTN ĐaKrông đã tổ chức một số
đợt điều tra Đa dạng sinh học thuộc nhiều chương trình, dự án khác nhau và
bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tính đến 2015 khu
vực ĐaKrơng đã ghi nhận được 1.452 lồi thực vật bậc cao có mạch, 91 lồi
thú, 193 lồi chim, 49 bò sát ếch nhái.
Năm 2010, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng tiến hành “Điều tra đánh
giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh
mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” [35]. Kết quả đã xác
định, Lim xanh có phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng, tuy nhiên
chưa có đánh giá về số lượng và tình hình bảo tồn của lồi cây này.
Trong gian đoạn 2013-2015, Khu BTTN ĐaKrơng, đã thực hiện đề tài
“Điều tra phân bố các loài thực vật quý hiếm hiện có ở Khu bảo tồn thiên
nhiên ĐaKrông”. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy, Lim xanh phân bố chủ
yếu ở các tiểu khu 746A, 851, 824, 849 và thuộc nhóm lồi phân bố rất ít [16].
Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá chi tiết phân bố, số
lượng và chất lượng tầng cây cao và cây tái sinh của loài Lim xanh. Vì vậy,
để nghiên cứu bảo tồn lồi Lim xanh trên địa bàn Khu BTTN ĐaKrơng thì
cần phải điều tra, đánh giá phân bố, số lượng loài Lim xanh hiện còn, khả
năng tái sinh làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp bảo tồn trong thời gian tới là

rất cần thiết.


9
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Lim xanh trên một số trạng thái rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng thường xanh tại Khu BTTN ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Lim
xanh với các loài khác trong tổ thành
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Lim xanh
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Lim xanh ở khu Bảo tồn thiên
nhiên ĐaKrông.
2.2.2. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu cây Lim xanh trên một số trạng thái rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng thường xanh tại khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, mỗi
trạng thái rừng lập 3 ô tiêu chuẩn.
2.2.3. Phạm vi về thời gian
Luận văn thực hiên từ năm 2018 đến 2019.
2.3. Mục tiêu nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là:
- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài
Lim xanh làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển cây
Lim xanh trên địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông.
2.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Lim xanh
với các loài khác trong tổ thành


10
- Đánh giá được đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Lim xanh
- Xác định được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới phân bố và tái sinh
loài Lim xanh
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển cây Lim
xanh trong Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần có Lim xanh phân bố
2.4.2. Đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Lim xanh với
các loài khác trong tổ thành
- Cấu trúc tổ thành lâm phần và loài Lim xanh
- Quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong cấu trúc tổ
thành rừng
- Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần và của lồi Lim xanh
- Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lâm phần và của loài Lim xanh
2.4.3. Đặc điểm tái sinh của loài Lim xanh
- Tổ thành cây tái sinh
- Mật độ cây tái sinh
- Chất lượng cây tái sinh
- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
- Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi tới tái sinh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng
chiều cao loài Lim xanh tái sinh tự nhiên
2.4.4. Một số giải pháp bảo tồn loài Lim xanh ở khu Bảo tồn thiên nhiên
ĐaKrông
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Công tác chuẩn bị
- Thu thập các tài liệu đã nghiên cứu trước đây về hệ thực vật phân bố
các loài thực vật của Khu BTTN ĐaKrông.


11
- Thu thập các loại Bản đồ của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền
vững Khu BTTN ĐaKrông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gồm
bản đồ hiện trạng, quy hoạch và phân bố các loài thực vật quý hiếm).
- Báo cáo và kết quả điều tra trên Ơ định vị sinh thái rừng của Khu
BTTN ĐaKrơng, năm 2017.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư
- Vật tư, văn phòng phẩm,...
- In bản đồ phục vụ ngoại nghiệp thể hiện: hiện trạng tài nguyên rừng,
địa hình, giao thơng, các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác QLBVR,...
2.5.2. Điều tra sơ bộ
Tiến hành nghiên cứu bản đồ hiện trạng rừng, tìm hiểu các trạng thái
rừng. Sau đó sơ thám, quan sát các hiện trạng rừng, tìm hiểu khái quát về sự
phân bố của Lim xanh, tìm hiểu sơ bộ về tài nguyên thực vật rừng, đất đai, khí
hậu, ... của khu vực nghiên cứu để nắm được địa điểm, diện tích, khối lượng
cơng việc phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch và thời gian điều tra ngoại nghiệp.
2.5.3. Điều tra cây Lim xanh trên ô tiêu chuẩn
* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình, luận văn tiến hành nghiên cứu
trên 3 trạng thái rừng là trạng thái IIA, trạng thái IIIA1 và trạng thái IIIA2.
Ô tiêu chuẩn (OTC) được lập theo phương pháp điển hình để nghiên cứ
đặc điểm cấu trúc rừng có Lim xanh phân bố. OTC được bố trí tại các vị trí có
tính đại diện cao ở 3 trạng thái rừng nghiên cứu. Địa hình trong các OTC phải
tương đối đồng nhất. Các OTC khơng đi qua các khe, qua đỉnh hoặc có đường
mịn hay được ô tô chạy qua.

Tổng số OTC lập là 16 ơ, mỗi ơ có diện tích 2.000 m2 (50 m x 40 m),
trong đó trạng thái IIB là 8 ô, trạng thái IIIA1 là 4 ô và trạng thái IIIA2 là 4 ô.
Trong mỗi OTC lại chia làm các phân ơ, mỗi phân ơ có diện tích 100 m2 (10
m x 10 m). Như vậy, tổng số phân ô điều tra ở trạng thái IIB là 160 phân ô,
trạng thái IIIA1 là 80 phân ô và trạng thái IIIA2 là 80 phân ô.


12
- Dùng máy định vị GPS để xác định vị trí tâm ơ tiêu chuẩn tại thực địa.
- Diện tích ơ tiêu chuẩn 2.000 m2, kích thức hình chữ nhật (50m x 40m).
- Trong ô tiêu chuẩn, thu thập các nội dung sau:
+ Đo D1.3 và Hvn tất cả các cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm, đánh giá chất lượng
theo ba cấp: A; B; C.
+ Kết quả đo được ghi chép vào Biểu 2.1
Biểu 2.1. Điều tra cây Lim xanh và các lồi cây gỗ trên ơ tiêu chuẩn
TT

Tên cây

Chu vi

D1.3 (cm) HVN (m)

Phẩm
chất

Ghi chú

* Điều tra tái sinh cây Lim xanh trên ô dạng bản
Trong mỗi ô tiêu chuẩn thiết lập 4 ơ dạng bản tại 4 góc của ô tiêu chuẩn, diện

tích ô dạng bản 25m2 (5 x 5m). Như vậy, số ô dạng bản để điều tra tái sinh là 64 ô
dạng bản. Cây tái sinh được điều tra trong các ô dạng bản là các cây có đường kính
ngang ngực < 6 cm.
- Nội dung đo đếm: Đo đếm tất cả cây tái sinh xuất hiện trong ô dạng
bản theo các nội dung sau:
- Chiều cao cây tái sinh phân theo 3 cấp: < 1m, 1-3 m, >3m
- Phẩm chất cây tái sinh phân theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu.
Cây tốt là những cây có tán lá phát triển đều đặn, trịn xanh biếc, thân
trịn thẳng, khơng bị khuyết tật, khơng bị sâu bệnh.
Cây trung bình là những cây có thân thẳng, tán lá khơng đều, ít khuyết
tật, khơng bị sâu bệnh.
Cây xấu là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng
kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.
- Nguồn gốc cây tái sinh phân theo hạt và chồi
Kết quả đo đếm tái sinh trên ô dạng bản được ghi chép vào Biểu 2.2.


13
Biểu 2.2. Điều tra cây tái sinh trên ô dạng bản
TT

Tên

Chất

loài

lƣợng

Cấp chiều cao/nguồn gốc

1,0 – 3,0 m

< 1, 0 m
Hạt

Chồi

Hạt

Chồi

> 3,0 m
Hạt

Chồi

* Điều tra một số nhân tố sinh thái nơi cây Lim xanh tái sinh tự nhiên
- Đặc điểm nhân tố khí hậu: Kế thừa tài liệu về khí tượng của trạm khí
tượng thủy văn gần Khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông nhất
- Điều tra nhân tố đất đai: Kế thừa tài liệu nghiên cứu về đất của Khu
bảo tồn thiên nhiên Đăkrông.
* Điều tra cây bụi, thảm tươi
- Cây bụi là cây thân gỗ thuộc tầng thấp, chỉ tiêu điều tra là tên loài cây,
số lượng, phẩm chất, chiều cao vút ngọn được đo bằng thước mét, độ che phủ
bình qn của các lồi được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng.
- Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng, chỉ tiêu điều tra là
tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của lồi, độ che phủ chúng
được xác định bằng phương pháp ước lượng.
Điều tra cây bụi, thảm tươi được tiến hành trên các ô dạng bản giống
như điều tra cây tái sinh. Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.3 sau đây:

Biểu 2.3. Điều tra cây bụi thảm tƣơi trên ơ dạng bản
Tên lồi cây
TT
HVN (m)
chủ yếu

Số
lƣợng
(cây)

Độ che
phủ (%)

Chất lƣợng sinh trƣởng
(%)
Tốt

Trung bình

Xấu


14
2.5.4. Phương pháp nội nghiệp
a) Phân chia trạng thái rừng
Sử dụng hệ thống phân loại rừng theo trạng thái của Loetschau (1960),
sau đó được Viện Điều tra, Quy hoạch rừng bổ sung phát triển thành bảng
phân loại các trạng thái rừng được quy định tạm thời thành văn bản pháp quy
tại Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN6-84).
Kiểu IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên

phong ưa sáng, mọc nhanh, đều tuổi, một tầng. Đất trảng cây bụi có nhiều cây
gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ cây gỗ tái sinh > 1000 cây/ha với độ tàn che > 10%.
Kiểu IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm
những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài
phức tạp đều tuổi, độ ưu thế khơng rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này
có thể cịn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể.
Chỉ được xếp vào kiểu này những quần thụ mà đường kính phổ biến không
vượt quá 20 cm. Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi, mật độ cây gỗ > 1000
cây/ha, với đường kính > 10 cm.
Kiểu IIIA: Được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều,
khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ
hoàn toàn hoặc thay thế cơ bản. Kiểu này được chia ra các kiểu phụ:
- Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng
mảng lớn. Tầng trên có thể cịn sót lại một số cây cao nhưng phẩm chất xấu,
nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
- Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian
phục hồi tốt. Đặc trưng cho kiểu này là đã hình thành tầng giữa vươn lên
chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20-30m. Rừng
có hai tầng trở lên, tầng trên tán khơng liên tục được hình thành chủ yếu từ
những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn một số cây to khỏe vượt tán
của tầng rừng cũ để lại.


15
- Kiểu phụ IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2
lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của kiểu
này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có
đường kính lớn (trên 35 cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn.
Kiểu IIIB: Rừng tự nhiên bị tác động ở mức trung bình, cịn có kết cấu
3 tầng cây, với trữ lượng gỗ: 250 – 350 m3/ha.

Kiểu IIIC: Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có cấu trúc 3 tầng cây,
các dấu vết rừng bị tàn phá khơng cịn thể hiện rõ, có trữ lượng gỗ: 350
- 450 m3/ha.
b) Xác định cơng thức tổ thành các lồi cây gỗ trong khu vực nghiên
cứu bằng chỉ số tầm quan trọng IVI% (Important Value Index – IVI%) của
Daniel Marmillod, Vũ Đình Huề (1984).
IV % 

N %  G%
2

(3.1)

Trong đó:
IV% là chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã.
G% là tiết diện ngang thân cây tương đối.
Ni và Gi là mật độ và tổng tiết diện ngang của loài i.
N% 

Ni
*100
N

(3.2)

G% 

Gi
*100
G


(3.3)

Theo Daniel Marmillod, những lồi cây có IV% > 5% là những lồi có
ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong
một lâm phần, nhóm lồi cây chiếm trên 50% tổng cá thể tầng cây cao thì
nhóm lồi đó được coi là nhóm lồi ưu thế. Đây là những căn cứ xác định lồi
và nhóm lồi ưu thế.
- Tính tốn trị số IV% cho từng loài.


16
- Xác định lồi có ý nghĩa về mặt sinh thái: Trong nghiên cứu này
những lồi có trị số IV% > 3% sẽ được coi là lồi có ý nghĩa về mặt sinh thái.
Khi đó, tên của QXTVR được xác định theo các lồi đó.
IV1%.L1 + IV2%.L2 + IV3%.L3 + ... + IVi%.Li
Ký hiệu Li là tên loài cây thứ i trong QXTVR, với i  10
c) Quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong cấu trúc tổ
thành rừng
Theo Daniel Marmillod, những lồi cây có IV% > 5% là những lồi có
ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Để xác định mối quan hệ sinh thái
giữa lồi Lim xanh với các lồi có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần
(trong nghiên cứu này những lồi nào có IV% > 3% được coi là lồi có ý
nghĩa về mặt sinh thái) để xác định dựa vào phương pháp nghiên cứu mối
quan hệ sinh thái loài trong rừng mưa nhiệt đới bằng tiêu chuẩn χ2 (Bảo Huy, 1997).
Liên kết dương là trường hợp những lồi cây có thể cùng tồn tại suốt
q trình sinh trưởng, giữa chúng khơng có sự cạnh tranh về ánh sáng, về các
chất dinh dưỡng trong đất và không làm hại nhau thông qua các chất hoặc
sinh vật trung gian khác.
Liên kết âm là trường hợp những lồi cây khơng thể tồn tại lâu dài bên

cạnh nhau được do có những đối kháng quyết liệt trong quá trình lợi dụng các
yếu tố môi trường như ánh sáng, chất dinh dưỡng trong đất, ..., có khi loại trừ
lẫn nhau thơng qua nhiều yếu tố như độc tố lá cây, tinh dầu, sinh vật trung
gian, ...
Quan hệ ngẫu nhiên là trường hợp những loài cây tồn tại tương đối độc
lập với nhau, nếu có cùng chung sống với nhau thì khơng ảnh hưởng lẫn nhau.

(3.4)
Với P là hệ số tương quan giữa hai loài A và B


×