Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) khai thác và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần nhiệt học ở chương trình vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.26 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI
DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC Ở
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10

Người thực hiện: Trịnh Văn Tồn
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
SKKN thuộc mơn: Vật lý

THANH HOÁ NĂM 2018
0


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................4
2.1.1. Định nghĩa bài tập có nội dung thực tế........................................................4
2.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực tế...........................................................4
2.1.3. Các hình thức thể hiện bài tập có nội dung thực tế....................................5


2.1.4. Định hướng giải bài tập có nội dung thực tế...............................................6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................7
2.2.1. Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của
học sinh trung học phổ thông hiện nay .................................................................7
2.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học
vật lí ở các trường trung học phổ thông hiện nay.................................................7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề........................................................................................................................8
2.3.1. Một số biện pháp sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong quá trình
dạy học vật lý............................................................................................................8

2.3.2. Xây dựng một số bài tập thực tế phần Nhiệt học-Vật lý 10....................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................19
3.1. Kết luận............................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................19

1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Nhà trường hiện đại luôn hướng vào việc giới thiệu cho học sinh mơn vật
lí học đúng như bản chất của nó, chẳng hạn như tác giả của một cuốn sách giáo
khoa vật lí khá hay “ Các ngun lí và bài tốn” xuất bản năm 1995 tại Hoa kì
đã viết: “ Vật lí khơng phải chỉ là các phương trình con số. Vật lí học là những
điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh bạn. Nó nói về các màu sắc trong
một cầu vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của một viên kim cương.

Nó liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp , lái ôtô và cả việc điều khiển một con tàu
vũ trụ. Các nguyên lí vật lí hiện diện rõ ràng trong các đồ chơi, trong các trị đấu
bóng, trong các nhạc cụ và trong cả máy phát điện khổng lồ…”.
Trong những năm gần đây việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi
động trên thế giới và nước ta. Để đáp ứng tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hố đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng thời cả mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một trong những
vấn đề được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, nhiều cơng trình khoa học liên
quan đến đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đã được các nhà
khoa học nghiên cứu và vận dụng thành công trong thực tiễn. Một trong những
mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cho học sinh. Mục tiêu quan trọng nêu trên đã được quy định
tại điều 28 Luật Giáo Dục:"phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm
của lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...".
Kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn đời sống là thước
đo mức độ sâu sắc và vững vàng của kiến thức mà học sinh thu nhận được. Bài
tập vật lí với tính cách là một phương pháp dạy học, giữ vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lý ở trường phổ thông.
Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý,
những hiện tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn
đề thực tiễn. Trong nhiều trường hợp dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu
mạch lạc, hợp lơ rích, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm
đúng phương pháp và đúng kết quả thì đó mới là điều kiện cần chưa phải là đủ
để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức. Chỉ thơng qua bài tập bằng
hình thức này hay hình thức khác, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt
những kiến thức để tự lực giải quyết thành cơng những tình huống cụ thể khác


2


nhau thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn riêng
của học sinh.
Trong hệ thống bài tập vật lí ở trường phổ thơng thì bài tập có nội dung
thực tế có tầm quan trong đặc biệt, song hiện nay chưa có một vị trí xứng đáng
và chưa được quan tâm đúng mức, các sách tham khảo cho học sinh về các bài
tập nội dung thực tế cịn ít, chưa xác thực với nội dung thực tế. Do đó để đáp
ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu của học sinh và căn cứ chủ trương lớn của Đảng
và nhà nước trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy học ở trường THPT và để thực hiện tốt hơn nữa nguyên lý giáo
dục "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội".
Tơi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Khai thác và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học phần Nhiệt học ở chương trình Vật lý 10 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khai thác và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học vật lý nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, qua đó nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần Nhiệt học ở chương
trình Vật lý 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học bậc
THPT hiện nay.
- Nghiên cứu các bài tập có nội dung thực tế.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Điều tra thực trạng của việc sử dụng bài tập thực tế, những thuận lợi và khó
khăn trong việc sử dụng bài tập thực tế của trường THPT.
1.4.3. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
bài tập nội dung thực tế trong quá trình dạy học.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm
sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3


- Hiện nay trong sách giáo khoa vật lý đã đưa các bài tập thực tế vào nội
dung chương trình, song do nhiều hạn chế và phải đảm bảo yêu cầu nội dung
của sách giáo khoa nên số lượng bài tập thực tế chưa được nhiều, nội dung và
hình thức chưa thật phong phú, dẫn đến việc sử dụng bài tập thực tế của giáo
viên trong dạy học còn rất ít. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho giáo
viên và học sinh có thêm nhiều bài tập thực tế phong phú để tham khảo, sử dụng
trong việc giảng dạy và học tập phần Nhiệt học ở chương trình Vật lý 10.
- Nhiều tác giả đã đề cập đến các bài tập thực tế trong tài liệu, nhưng chưa
tập trung khai thác xây dựng bộ bài tập thực tế và chưa định hướng cách sử
dụng, chưa nêu ra các biện pháp sử dụng cụ thể giúp giáo viên sử dụng chúng
một cách có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ lên lớp
môn Vật lý. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần khắc phục những vấn đề
trên.
- Đề tài góp phần xây dựng được tài liệu về bài tập thực tế trong dạy học
phần Nhiệt học ở chương trình Vật lý 10.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Định nghĩa bài tập có nội dung thực tế
Bài tập thực tế là những câu hỏi liên quan đến vấn đề rất gần gũi với thực
tế đời sống mà khi trả lời học sinh không những phải vận dụng linh hoạt các
khái niệm, quy tắc, định luật vật lý mà còn phải nắm chắc và vận dụng tốt các
hệ quả của chúng. Các bài tập thực tế chú trọng đến việc chuyển tải kiến thức từ
lí thuyết sang những ứng dụng kỹ thuật đơn giản tương ứng, và giải thích, cũng
như liên hệ với các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
2.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực tế
Bài tập có nội dung thực tế là những dạng bài tập định lượng hoặc định tính.
Ở trong đề tài này tơi chú trọng các bài tập nội dung thực tế định tính .
Bài tập thực tế chia làm hai loại: Bài tập có nội dung thực tế tập dượt và bài
tập có nội dung thực tế sáng tạo.
2.1.2.1. Bài tập có nội dung thực tế tập dượt
Là loại bài tập thường đặt ra những ứng dụng kĩ thuật đơn giản thường
gặp trong cuộc sống và yêu cầu học sinh nhận diện những kiến thức vật lí nào đã
được ứng dụng. Khi trả lời các bài tập loại này, học sinh không những cảm nhận
được sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống mà còn
làm gia tăng vốn kinh nghiệm, rèn luyện tư duy kĩ thuật, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống của chính bản thân các em.
4


Ví dụ: Tại sao các lị sưởi thường đặt dưới thấp, các dàn máy điều hòa nhiệt độ
thường đặt trên cao, các dàn lạnh của tủ lạnh cũng đặt phía trên của tủ ?
2.1.2.2. Bài tập nội dung thực tế sáng tạo
Là loại bài tập khi giải, học sinh phải dựa vào vốn kiến thức của mình về sự
hiểu biết các quy tắc, định luật, trên cơ sở các phép suy luận logic tự lực tìm ra
những phương án kĩ thuật tốt nhất để giải quyết yêu cầu đặt ra của bài tập.
Ví dụ: Người ta muốn tháo ra ngồi một cái đinh ốc làm bằng thép đã vặn chặt
vào đai ốc làm bằng đồng lâu ngày. Nếu chỉ dùng cờ lê vặn thì rất khó khăn.

Hãy tìm ra mơt phương án đơn giản để việc tháo đinh ốc ra dễ dàng hơn.
2.1.3. Các hình thức thể hiện bài tập có nội dung thực tế
2.1.3.1. Thể hiện bằng ngơn ngữ
Cách thể hiện bài tập nội dung thực tế bằng lời chỉ sử dụng khi sự vật, hiện
tượng hay các thao tác kĩ thuật được đề cập đến hồn tồn có thể mơ tả một cách
ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ tưởng tượng. Khi nghe xong câu hỏi, học sinh có
thể hiểu và tưởng tượng một cách chính xác những thơng tin về vấn đề mà các
em cần giải thích.
Ví dụ: Trong nông nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “tưới khơ” để nói
đến cơng việc thường xun xới đất ở những hàng cây mới trồng làm đất tơi,
xốp. Hãy cho biết” tưới khơ” có tác dụng như thế nào? Cơ sở vật lí của cách
làm trên gì?
2.1.3.2. Thể hiện qua sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
Cách thể hiện bài tập nội dung thực tế thông qua sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
được sử dụng trong những trường hợp mà sự vật được nêu trong câu hỏi có
nhiều chi tiết, các thao tác kĩ thuật phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nếu
phải mơ tả bằng lời thì rất dài dịng, khó hiểu, học sinh khó tưởng tượng.
Ví dụ: Dựa vào sự giản nở vì nhiệt người ta chế tạo các băng kép. Đó hai thanh
kim loại có sự giản nở vì nhiệt khác nhau dán sát
mặt với nhau. Hình vẽ 1 là băng kép mà hai thanh
kim loại làm lần lượt bằng đồng và bằng thép
Hãy giải thích hoạt động của băng kép. Khi
nhiệt độ tăng, băng kép bị uốn cong xuống hỏi.
Hỏi thanh kim loại mỏng phía dưới làm bằng
thanh kim loại nào? đồng hay thép?
Hình 1

2.1.3.3. Thể hiện qua video clip

5



Trong những điều kiện cho phép, việc thể hiện bài tập nội dung thực tế thông
qua những đoạn phim video clip ngắn minh họa có tác dụng rất cao vì khi quan
sát, học sinh có cái nhìn khái qt, theo dõi được trình tự thật của hiện tượng
xảy ra, các thao tác kĩ thuật... nhờ đó có thể nhận biết được các dấu hiệu cơ bản,
liên tưởng nhanh đến các kiến thức vật lý tương ứng.
Ví dụ: Cho học sinh quan sát đoạn phim video clip về chuyển động của chiếc
máy bay bay ở độ cao tương đối lớn, ta nhìn thấy phía sau đi máy may có
những vệt trắng tồn tại tương đối lâu rồi mới tan. Lẽ dĩ nhiên máy bay có phụt
khói ra phía sau nhưng những vệt sáng trắng này khơng phải là khói. Vậy vệt
trắng đó là gì ? Hãy giải thích ?
2.1.4. Định hướng giải bài tập có nội dung thực tế
2.1.4.1. Tìm hiểu dữ kiện và yêu cầu của bài tập
Đọc kĩ nội dung bài tập để hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên gọi các bộ phận
của cấu trúc,... đặc biệt quan tâm đến các thao tác kĩ thuật như trong bài tập. Xác
định ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và hiểu rõ yêu
cầu của bài tập. Đối với bài tập thực tế thể hiện bằng hình ảnh, phim minh hoạ,
cần quan sát kĩ và khảo sát chi tiết các thông tin minh hoạ, nếu cần thiết phải vẽ
hình để diễn đạt những điều kiện của câu hỏi để so sánh các trường hợp riêng,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện mối liên quan giữa sự vật,
hiện tượng nêu trong bài tập với các kiến thức vật lý tương ứng.
2.1.4.2. Phân tích hiện tượng Vật lí
Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu. Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các vật lí trong
bài tập (những hiện tượng gì, những sự kiện gì, những tính chất gì…được đề cập
đến trong bài). Khảo sát chi tiết hình vẽ, đoạn phim. Tiến hành phân tích hiện
tượng, nhằm chỉ ra những khái niệm định luật, thuyết vật lí liên quan để giải.
2.1.4.3. Xây dựng lập luận
Tìm trong dàn bài những dấu hiệu có liên quan đến tính chất vật lí, một định
luật vật lí đã biết, phát biểu đầy đủ tính chất đó. Xây dựng lập luận, giải thích về

các thao tác kĩ thuật thực chất là cho biết các thao tác kĩ thuật đó là sự vận dụng
của kiến thức vật lí nào và tại sao làm như thế để đạt hiệu quả cao. Đồng thời
thực hiện phép suy luận logic để thiết lập lập mối quan hệ giữa khái niệm, định
luật đó với điều kiện đã cho, nghĩa trả lời được câu hỏi của bài tập.
Bài tập nội dung thực tế rất đa dạng vì nó phản án chân thực những công việc
cụ thể thường diễn ra trong thực tế cuộc sống. Vì vậy đối với những hiện tượng
vật lí phức tạp cần phải phân tích ra các hiện tượng đơn giản sao cho mỗi hiện
tượng đơn giản chỉ tuân theo một định luật hay môt quy tắc nhất định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6


2.2.1. Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống
của học sinh trung học phổ thơng hiện nay
Chương trình vật lí trung học phổ thông hiện nay bao gồm nhiều phần khác
nhau như cơ học, nhiệt học, quang học, điện học… Mỗi phần lại bao gồm nhiều
đơn vị kiến thức khác nhau tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác
nhau. Với một khối lượng kiến thức lớn như vậy, lẽ ra việc vận dụng kiến thức
vào đời sống, việc giải thích các hiện tượng xảy ra hằng ngày xung quanh các
em khơng phải là vấn đề khó khăn. Nhưng điều đó đã khơng diễn ra trên thực tế
như những gì chúng ta mong đợi.
Những câu hỏi kiểu như “Vào những trưa nắng khi đi trên đường cao tốc
ta có cảm giác dường như có vũng nước trên đường ở phía trước mặt đó là do
hiện tượng vật lý nào? ” hay “Công tơ điện dùng để đo đại lượng vật lý nào? ”
khiến nhiều học sinh không thể trả lời được. Ngay cả với các em học sinh giỏi,
khi làm những làm những bài tốn có liên quan tới kiến thức thực tế chẳng hạn
như loại bài tập về phương án thực hành thì các em cũng rất khó khăn trong việc
tìm hướng giải quyết.
Trong q trình giảng dạy mơn vật lý tại đơn vị, kết hợp với việc khảo sát ở
các đối tượng học sinh trung học phổ thông của các trường lân cận, tôi nhận

thấy thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống thực tế của học
sinh trung học phổ thông hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Những biểu hiện phổ
biến là:
- Hạn chế hiểu biết về các dụng cụ, phương tiện kĩ thuật đơn giản sử dụng
trong dạy học.
- Hạn chế khả năng vận dụng các kiến thức vào các vấn đề kĩ thuật đơn
giản.
- Hạn chế về các thao tác thực hành, thí nghiệm.
- Hạn chế về khả năng liên tưởng, tư duy logic trong quá trình vận dụng
kiến thức vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học vật lí ở các trường trung học phổ thông hiện nay
Qua việc dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp cũng như khảo sát qua các đề
thi kiểm tra từ các trường trung học phổ thơng lân cận, thơng qua việc thăm dị
trực tiếp từ học sinh. Cho thấy:
- Đa số các giáo viên chủ yếu sử dụng và chú trọng đến các bài tập tính
tốn mà rất ít sử dụng bài tập thực tế vào bài dạy, bài kiểm tra. Trong khi đó hầu
7


hết các em học sinh được hỏi đến đều cho rằng, việc vận dụng các kiến thức vật
lý để giải các bài tập thực tế là rất cần thiết và rất thú vị.
- Việc sử dụng thí nghiệm vào các tiến trình dạy học là rất ít, một số học
sinh cho rằng chưa bao giờ được tự tay làm thí nghiệm.
- Hầu hết giáo viên đều không sử dụng bài tập thực tế vào việc kiểm tra
đánh giá học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Một số biện pháp sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong q trình
dạy học vật lý.

2.3.1.1. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết học bài mới
Dùng để mở đầu một bài học, kích thích hứng thú trong các tiết học mới
cho học sinh. Giáo viên có thể xây dựng các bài, yêu cầu các em giải quyết một
nhiệm vụ nào đó mà với kiến thức đã học, lúc đó các em chưa giải quyết được,
nhưng các em có thể giải quyết được nếu các em học sang bài mới.
2.3.1.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giờ bài tập
Nhiệm vụ chính các giờ bài tập vật lý giúp học sinh giải các bài tập, qua đó
ơn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, và phát huy
năng lực tư duy của học sinh trong tiết giải bài tập, phải tích cực tới mức tối đa
hoạt động nhận thức của tất cả học sinh. Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh, có thể sử dụng bài tập có liên hệ với thực tế đặc biệt thêm yếu tố
”vui” trong nội dung bài tập làm cho học sinh thích thú và cảm giác bớt mệt mỏi
căng thẳng.
2.3.1.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết ôn tập
Trong các tiết ôn tập người ta thường sử dụng các bài tập mà học sinh chưa
nắm vững một cách hoàn toàn, các bài tập tạo điều kiện đi sâu giải quyết các
hiện tượng vật lý, các bài tập cho phép khái quát hóa tài liệu và các bài tập tổng
hợp liên hệ tài liệu trong các tiết học ôn tập tài liệu cuối chương hoặc cuối sách
giáo khoa. Giáo viên có dịp khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh.
2.3.1.4. Sử dụng bài tập nội có dung thực tế trong giờ ngoại khóa
Sử dụng bài tâp nội dung thực tế cần thời gian ngắn nhưng địi hỏi học sinh
nắm vững kiến thức vật lí, vì vậy bài tập nội dung thực tế được sủ dụng trong
các giờ ngọai khóa để tạo khơng khí vừa học tập vừa vui chơi cho học sinh. Đây
là một sân chơi rất bổ ích cho các em.
Ở các trường phổ thơng chúng ta có thể tổ chức các giờ học ngoại khóa về
vật lí cho học sinh dưới hình thức như “ đố vui để học” “ vật lí ở quanh ta” hay
8


là câu lạc bộ “vật lí vui”. Các ngoại khóa có thể đưa vào trong hoạt động hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay trong các giờ tự chọn.
2.3.1.5. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong việc kiểm tra, đánh giá
Các bài tập kiểm tra thường là các bài tập tổng hợp gồm những bài tập và
những câu hỏi về tài liệu vừa học. Để kiểm tra được trình độ hiểu biết của học
sinh và bản chất vật lí của tài liệu, thì giáo viên nên vận dụng các bài tập có nội
dung thực tế để kiểm tra và đánh giá.
Dưới đây tơi xin trình bày việc khai thác và sử dụng một số bài tập thực tế
xây dựng trong phần Nhiệt học ở chương trình Vật lý 10.
2.3.2. Xây dựng một số bài tập thực tế phần Nhiệt học – Vật lý 10
2.3.2.1. Hệ thống bài tập nội dung thực tế phần “Thuyết động học phân tử
chất khí. Cấu tạo chất”
Câu 1: Tại sao các lò sưởi thường đặt ở dưới thấp, các dàn máy điều hòa nhiệt
độ thường đặt ở trên cao, các dàn lạnh của tủ lạnh cũng đặt phía trên của tủ?
Gợi ý trả lời:
Bài này liên quan đến kiến thức sự truyền nhiệt của khơng khí.
Lị sưởi đặt phía dưới phịng, làm cho lớp khơng khí ở đó nóng lên nhẹ đi và
bốc lên cao, khơng khí mát lạnh ở chung quanh chuyển động đổ dồn về phía bên
dưới và thế chỗ lớp khơng khí nóng bốc lên trên tạo thành một dịng khơng khí
ấm đi từ dưới lên trên, dịng khơng khí lạnh đi từ trên xuống dưới. Khơng khí
lạnh đó được lị sưởi làm nóng và đẩy lên trên. Kết quả là khơng khí chuyển
động thành dịng khép kín và tồn bộ khơng khí trong phịng ấm lên đều đặn, tuy
rằng lò sưởi chỉ đặt ở một nơi của góc phịng. Nếu lị sưởi đặt trên cao, khơng
khí được lị sưởi làm nóng tiệp tục ở trên, cịn khơng khí lạnh ( khơng khí khơng
được làm nóng) tiếp tục ở dưới, khơng có sự ln chuyển khơng khí như ở
trương hợp trên.
Dàn máy điều hòa nhiệt độ đặt ở trên phịng làm lớp khơng khí ở đó lạnh đi
co lại tạo thành một dịng khơng khí lạnh chuyển động xuống dưới. Lớp khơng
khí nóng trong phịng ngay lập tức chuyển động lên trên thế chỗ lớp khơng khí
lạnh này. Lớp khơng khí đó lại được dàn máy điều hịa làm lạnh. Q trình đó
tiếp diễn kết quả làm tồn bộ khơng khí trong căn phịng mát lên.

Trong tủ lạnh sự đối lưu khơng khí diễn ra tương tự như máy điều hòa nhiệt
độ trong phòng.

Câu 2: Tọa đăng là một loại đèn dầu hỏa to, để bàn, có một
bóng đèn gọi là thơng phong. Phía trên là một hình trụ cao.

9


Khi lắp đèn mà chưa lắp thông phong, ngọn lửa tối và lắm khói. Khi lắp thơng
phong vào ngọn lửa sáng hẳn lên mà khơng khói.
Em hãy giải thích tại sao như vậy ?
Hình 2
Gợi ý trả lời:
Khi bấc đèn cháy , nó lấy oxi từ khơng khí xung quanh để đốt cháy chất dầu,
chất dầu cháy sẽ tỏa khí cacbonic ra khơng khí chung quanh
Lúc chưa thắp thơng phong khí cacbonic chậm chuyển đi chỗ khác và cản trở
khơng khí từ xung quanh đi tới bấc . Dầu cháy khơng đủ oxi nên ngọn lửa tối và
lắm khói.
Lúc lắp thơng phong, cột khơng khí trong thơng phong, cột khơng khí ở
trong thơng phong bị ngọn lửa hơ nóng nhanh hơn hẳn ngọn lửa khơng khí xung
quanh đèn. Khơng khí sau khí nóng lên sẽ bị khơng khí chưa nóng nặng hơn từ
dưới luồn qua các lỗ ở cổ đèn đẩy lên. Thế là khơng khí ln lưu động từ dưới
lên trên, dịng khơng khí này khơng ngừng đem đi các sản vật của sự cháy và
đem lại khơng khí mới.
Thông phong càng cao sự chênh lệch về trọng lượng của cột khơng khí nóng
và chưa nóng càng lớn, và dịng khơng khí mới càng đi mạnh vào trong đèn, làm
cho sự cháy xảy ra nhanh hơn.
Câu 3: Ở những nơi nuôi cá với số lượng lớn người ta thường
dùng những bánh xe quay trịn có lắp những cánh đạp nhỏ đập

liên tục xuống nước làm nước bắn tóe lên. Tại sao người ta lại
làm như vậy ?

Hình 3
Gợi ý trả lời:
Bài này liên quan đến kiến thức “Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử
chất khí”. Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử hay
phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Khi nước tiếp xúc với
khơng khí, khơng khí khuyếch tán đi vào nước ( làm cho cá thở được ) và nước
khuyếch tán vào khơng khí ( làm khơng khí ẩm đi ).
Ở những nơi ni cá tập trung với số lượng lớn thì khơng khí có sẵn trong
nước khơng đủ chó cá sinh sống.
Khi những cách nhỏ của bánh xe đập váo mặt nước làm nước tóe lên, chúng
tăng cường sự tiếp xúc giữa nước và không khí, tạo điều kiện cho nhiều phân tử
khí nữa đi sâu vào trong nước, do đó làm tăng lượng khơng khí trong nước.
Câu 4: Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp ?
10


Gợi ý trả lời:
Các phân tử khí trong bóng vẫn có thể ra ngồi làm áp xuất giảm và bóng bị
xẹp nhưng chậm.
Câu 5: Tại sao ngâm trứng vịt vào trong nước muối, sau một thời gian lòng
trong trứng vịt có vị mặn?
Gợi ý trả lời:
Các phân tử của muối dần dần có thể đi vào lịng trong của trứng.
Câu 6: Tại sao hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã mài nhẵn tiếp xúc với nhau thì
chúng hút nhau? Tại sao hai mặt khơng mài nhẵn thì chúng khơng hút nhau?
Gợi ý trả lời:
Câu này liên quan đến lực liên kết giữa các phân tử, khi đáy mài nhẵn thì

khoảng cách giữa các phân tử nhỏ hơn khi khơng mài nhẵn, chúng sẽ hút nhau.
Câu 7: Tại sao ta có thể sản xuất được thuốc viên bằng cách nghiền nhỏ dược
phẩm rồi cho vào khuôn nén mạnh? Nếu bẻ đôi viên thuốc rồi dùng hai tay ép
sát hai mảnh lại thì hai mảnh khơng thể dính liền với nhau? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Câu này liên quan đến lực liên kết giữa các phân tử, khi nén mạnh các phân
tử được đưa lại gần nhau nên chúng liên kết với nhau, cịn khi bẻ ra rồi ép lại thì
khoảng cách đó chưa đủ gần để lực liên kết giữa chúng có thể giữ chặt hai mãnh
dính với nhau.
Câu 8: Lấy một cốc nước đã đầy thả vào đó một ít cát thấy nước bị tràn ra khỏi
cốc. Nếu bỏ vào trong cốc trên một ít đường kết tinh thì nước trong cốc lại
khơng tràn ra ngồi. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Gợi ý trả lời:
Cát không tan vào nước nên nó chiếm chỗ trong cốc làm nước tràn ra, cịn
đường thì các phân tử của nó tan vào nước nên nước không bị tràn ra.
Câu 9: Việc tách hai tấm gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm
kính chồng lên nhau. Tai sao như vậy?
Gợi ý trả lời:
Vì bề mặt của kính nhẵn nên các phân tử được đưa lại gần nhau hơn và có
lực liên kết mạnh hơn, cịn bề mặt của hai miếng gỗ thì khơng nhẵn nên khi ép
lại thì các phân tử ở hai bề mặt vẫn còn cách xa nhau, chúng liên kết rất yếu.
Câu 10: Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi
mơi đổ nước lạnh vào. Vì sao khơng bỏ đá lạnh vào trước rồi mới bỏ đường sau?
Hãy giải thích?
Gợi ý trả lời:
Nhiệt độ càng cao chuyển động nhiệt cạng mạnh nên bỏ đường vào khi
nhiệt độ cao hơn thì đường dễ tan vao nước chanh hơn so với bỏ sau khi có đá.
11



2.3.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập nội dung thực tế phần “ Các định luật chất
khí”
Câu 1: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút
hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Gợi ý trả lời:
Khi rót nước nóng ra có một lượng khơng khí ở ngồi tràn vào phích. Nếu
đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra
và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay
mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thốt ra ngồi một phần
mới đóng nút lại.
Câu 2: Để rót chất lỏng ( như nước hay nước mắn chẳng hạn)
vào chai, người ta thường rót qua chiếc phễu. Quan sát chiếc phễu
ta thấy phần cuống phễu phía dưới có những sọc gân nổi như hình
4. Hãy giải thích tác dụng của những sọc gân nổi đó trong việc rót chất
lỏng vào chai.
Hình 4
Gợi ý trả lời:
Trường hợp phễu khơng có những sọc gân, cuống phễu áp sát vào cổ chai,
nước trong lịng phễu đóng vai trị là một “cái nút” nhốt khơng khí trong chai.
Khi lượng nước chảy vào chai tăng dần, làm cho thể tích khí trong chai giảm
dần và theo định luật Bơi-lơ-Ma-ri-ốt thì áp suất khơng khí trong chai sẽ tăng
dần đến một lúc nào đó áp suất khơng khí trong chai lớn hơn áp suất khí quyển
thì nước sẽ bị “kẹt” ở cuống phễu mà khơng chảy xuống chai được.
Trường hợp phễu có sọc gân, cuống phễu sẽ không áp sát vào cổ chai, sọc
gân sẽ tạo ra những khe hở nhỏ “ nối thông” không khí bên trong và bên ngồi
chai làm cho áp suất khơng khí bên trong và bên ngồi ln có sự cân bằng,
nước có thể dễ dàng chảy qua phễu cho đến khi đầy chai.
Câu 3: Tại sao vào mùa hè không nên bơm xe đạp quá căng?
Gợi ý trả lời:
Mùa hè nhiệt độ môi trường cao nên khi bơm căng áp xuất cũng tăng theo

nhiệt độ, áp xuất quá cao thì sẽ dễ nổ xăm.
Câu 4: Tai sao quả bóng bàn bị móp bỏ vơ nước nóng , quả bóng bàn sẽ trở lại
hình dạng như ban đầu ?
Gợi ý trả lời:
Khi nhiệt độ tăng thì áp xuất củng tăng lên nên tạo ra lực đẩy thành của
bóng phình ra.
Câu 5: Tại sao lốp xe bơm căng thường nổ trong lúc xe đang chạy trên đường
mà ít khi bị nổ khi xe đang đậu trong nhà để xe?
Gợi ý trả lời:
12


Khi đi trên đường nhiệt độ cao hơn nên áp xuất trong lốp cũng lớn hơn và
dễ bị nổ hơn.
Câu 6: Trong y học có phương pháp chữa bệnh gọi là “giác” Người ta hút máu
độc từ người bệnh ra bằng cách rạch một đường nhỏ trên da sau đó úp chiếc cốc
thủy tinh có một mẩu bơng nhỏ tẩm cồn đang cháy bên trong đó. Khi lửa bên
trong cốc tắt, máu độc hút ra từ vết cắt nhỏ trên da. Hãy giải thích nguyên tắc
vật lý của cách làm này?
Gợi ý trả lời:
Khi lửa cháy nhiệt độ cao áp xuất trong cốc tăng và đẩy bớt khơng khí ra
ngồi, úp cốc lên da để khi lửa tắt thì nhiệt độ hạ xuống, khơng khí bên ngồi
khơng tràn vào được , áp xuất trong cốc giảm làm cho máu độc bị hút ra ngoài.
2.3.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập nội dung thực tế phần “ Chất rắn ”
Câu 1: Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?

Hình 5a
Hình 5b
Gợi ý trả lời:
Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra nếu

khơng để khe hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm
cong đường ray.
Tương tự trên mặt cầu người ta cũng làm tách nhau thành từng đoạn, giữa
các đoạn là miếng cao su để mặt cầu dễ dàng co dãn vì nhiệt mà khơng nứt vỡ,
đổ sập.

13


Hình 6a

Hình 6b

Câu 2: Tại sao các ống dẫn khí nóng hay nước nóng trong nhà máy thỉnh thoảng
lại có một chỗ uốn cong?

Hình 7a
Hình 7b
Gợi ý trả lời:
Trong nhà máy, các ống này khá dài và phải bắt bám vào tường nhà máy.
Khi mới đặt ống thì ống nguội, khi cho khí đi qua thì ống nóng. Trong khi làm
việc ống cũng có khi nóng khi lạnh. Cho nên sự dãn nở vì nhiệt làm cho ống có
khi dài, có khi ngắn. Nếu khơng có những chỗ uốn cong như thế thì khi ống dài
ra sẽ bị vồng lên, bật ra khỏi tường. Nhờ có những chỗ uốn cong như thế, khi
ống dài ra thì chổ cong sẽ cong thêm, khi ống ngắn lại thì chổ cong sẽ duỗi ra
cịn các chỗ thẳng vẫn thẳng và bám tường.Cũng chính vì như thế mà ống dẫn
nước nóng trong nhà tắm phải làm bằng chất nhựa mềm để khi nở ra nó có thể
nở vào phía trong. Nếu làm bằng ống sắt thì phải bọc bằng vài lớp giấy hoặc vải
để khi nở ra ống không làm nứt tường.
Câu 3: Tại sao tấm tơn lợp nhà hay ghép vách có hình dạng lượn sóng?

14


Hình 8b
Hình 8a
Gợi ý trả lời:
Lý do để người ta làm tấm tơn có dạng lượn sóng là để cho chúng dễ dàng
co dãn vì nhiệt, các tấm tơn khi lợp mái nhà sẽ được vít cố định vào xà nhà, nếu
tấm phẳng thì khi nhiệt độ cao hoặc thấp tấm tôn sẽ dãn ra hoặc co lại làm bật
các vít cố định, nghiêm trọng hơn có thể làm nứt tường, xà. Do đó người ta làm
dạng lượn sóng khi nhiệt độ cao tấm tôn dãn ra vồng lên theo chỗ lượn sóng
khơng ảnh hưởng đến mặt phẳng chung của cả tấm
Câu 4: Tại sao khi lắp khâu dao, khâu liềm, người ta phải nung nóng khâu lên
rồi mới lắp vào chi dao, chi liềm?

Hình 9a

Hình 9b

Gợi ý trả lời:
Lắp khâu dao, khâu liềm, hay khi muốn lắp đai cho bất cứ vật nào cũng cần
nung nóng đai lên rồi mới lắp vào chỗ cần thiết. Sau đó dội nước lạnh vào đai
15


thì đai sẽ bó chặt vật lại. Đó là một ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Hầu hết các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi làm các khâu
dao, khâu liềm hay một đai nào đó, người ta làm nhỏ hơn chỗ định lắp một chút.
Nung nóng khâu hoặc đai đó, chúng sẽ nở ra để có thể lắp vào chi dao, chi
liềm dễ dàng. Sau đó dội nước lạnh, chúng sẽ bó chặt chi dao, chi liềm vào.

Ngược lại, khi muốn ắp vịng bạc (vịng bằng hợp kim có hệ số ma sát rất nhỏ)
vào trong ổ trục máy, người ta phải làm vòng to hơn một chút. Hơ nóng ổ trục
cho nở ra rồi lắp vào vịng ổ trục. Sau đó dội nước lạnh cho trục co lại giữ chặt
lấy vịng bạc.
Câu 5: Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ?

Hình 10a

Hình 10b

Gợi ý trả lời:
Thủy tinh là chất rất giòn lại dẫn nhiệt kém, khi rót nước nóng vào cốc thủy
tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở,
trong khi lớp thuỷ tinh bên ngồi chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là
lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị nứt. Vết nứt sẽ
nhanh chóng lan truyền vào bên trong và các phần khác, làm cho cốc vỡ tan. Để
tránh hiện tượng trên, trước khi rót nước sơi vào chai hay cốc người ta thường
đặt một chiếc thìa trong cốc rồi rót nước từ từ vào thìa để nhiệt truyền bớt sang
thìa sẽ làm nước giảm nhiệt , khi đó sự tăng nhiệt độ của thủy tinh là từ từ nên
không gây nứt vỡ hoặc ta nên rót một ít nước sơi vào chén cho nguội đi một chút
rồi đổ vào chai hay cốc để chúng ấm lên một chút. Sau đó rót nước sơi vào chổ
nước trước để nước trong chai, cốc nóng lên từ từ thì chai cốc khơng bị nứt vỡ.
16


Câu 6: Trong kĩ thuật đóng tàu để ghép những tấm sắt đóng lại với nhau người
ta khoan lỗ xuyên qua tấm sắt rồi luồn qua lỗ một chiếc đinh tán đã nung đỏ sau
đó đập bẹp ở hai đầu . Hãy giải thích việc làm trên có khác biệt gì so với so với
chiếc đinh tán khơng nung nóng?
Gợi ý trả lời:

Khi đinh tán nung đỏ thì nó giãn nở vì nhiệt, khi nguội đi đinh sẽ co lại ép
cho hai đầu tán ép chặt các tấm sắt hơn.
Câu 7: Tại sao trứng luộc xong ngâm vào nước lạnh lại dễ bóc hơn tự để nguội?
Gợi ý trả lời:
Trứng vừa luộc xong nếu đem bóc ngay thì lịng trắng trứng bám vào vỏ
khó bóc, ta nên ngâm trứng vào nước lạnh, khi ngâm vào nước lạnh lớp vỏ trứng
gặp lạnh co lại nhanh và có kích thước khơng đổi, sau đó lịng trắng trứng mới
từ từ co lại và tách khỏi lớp vỏ, việc bóc trứng sẽ dễ dàng.
Câu 8: Tại sao các đai ốc, vít bị gỉ khó vặn nhưng đem đốt nóng lên thì lại dễ
vặn hơn?

Hình 11a
Hình 11b
Gợi ý trả lời:
Khi đốt nóng đai ốc nở ra trong khi ốc ở bên trong chưa kịp nở làm cho đai
ốc vừa rộng ra so với ốc vừa làm lớp gỉ sắt giữa đai ốc và ốc bị vỡ do đó ta vặn
ốc dễ dàng hơn rất nhiều. Tương tự, mùa đông nút chai, nắp lọ ( bằng kim loại)
thường khó vặn, ta chỉ cần hơ nóng phần nút chai khi đó nút chai sẽ dãn nở và
dễ dàng vặn nút hơn.

17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phương pháp dạy học hiện nay là phải phát huy tính tích cực chủ động và
sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem
lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập. Đặc biệt đối với môn vật lý việc giúp
học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn là một vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã xây dựng đề tài

và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tại đơn vị mình đang cơng tác. Sau một năm
giảng dạy và nghiên cứu những kết quả đối chứng thực nghiệm, tôi nhận thấy
việc sử dụng “ bài tập thực tế ” trong quá trình dạy học đã giúp cải thiện được
đáng kể tình trạng học sinh quá yếu kém trong trong việc vận dụng kiến thức vật
lý vào thực tế cuộc sống của chính mình, tạo cho học sinh thói quen và sự tự tin
vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn. Theo tôi, đây là thành công lớn
nhất của đề tài nghiên cứu.
Thực tế cho thấy sau khi đưa vào thử nghiệm giảng dạy đối với khối lớp 10
tại đơn vị công tác, tôi nhận thấy trong giờ học các em học sinh đã có sự say mê
hơn, hứng thú hơn và đặc biệt là các em đã tích cực hoạt động hơn rất nhiều. Sự
tiếp thu kiến thức ở học sinh cũng có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt khả
năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cũng được cải thiện đáng kể.
Những học sinh được tiếp xúc và trả lời những câu hỏi thực tế đã dần dần hình
thành cho mình những kỹ năng sống đa dạng hơn. Các em tự tin hơn trong việc
lý giải các hiện tượng mà các em gặp trong đời sống bằng chính những kiến
thức mà mình được học.
Tơi đã chọn “ Bài 28 – Cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí –
Vật lý 10 cơ bản ” để tiến hành kiểm chứng kết quả đạt được của đề tài, chọn lớp
10A5 làm lớp thực nghiệm áp dụng đề tài và lớp 10A6 là lớp không được áp
dụng đề tài làm lớp đối chứng (hai lớp có trình độ tương đương). Sau khi giảng
dạy xong bài học ở hai lớp tôi đều cho các học sinh làm một bài kiểm tra 15
phút với nội dung là các câu hỏi thực tế liên quan tới bài học ( những câu hỏi
này khơng có trong nội dung của bài dạy tôi đã soạn). Nội dung câu hỏi như sau:
Câu 1: Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi
mơi đổ nước lạnh vào. Vì sao khơng bỏ đá lạnh vào trước rồi mới bỏ đường sau?
Hãy giải thích?
Câu 2: Tai sao quả bóng bàn bị bẹp nhưng chưa vỡ bỏ ngâm vào nước sơi, quả
bóng bàn sẽ phồng trở lại?
Với tiêu chí là đánh giá khả năng của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế, tôi thu được kết quả như sau:

18


Số học sinh đạt điểm ni
Lớp
Sĩ số 0  ni  3,5 3,5  ni  5 5  ni  6,5 6,5  ni  8 8  ni  10
Thực
0
0
9
16
20
0%
0%
20,0%
35,6%
44,4%
nghiệm
45
(10A5 )
Đối
0
21
15
7
3
0
45,7%
32,6
15,2%

6,5%
chứng
46
(10A6)
Qua bảng kết quả thu được tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức bài học
vào thực tế của lớp thực nghiệm đạt kết quả rất tốt, các em học sinh được học
bài trong đó có sử dụng “ bài tập thực tế ” trong quá trình dạy học đã có thói
quen và sự chủ động trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó kĩ năng
sống của các em cũng được cải thiện đáng kể.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xuất phát từ những yêu cầu hết sức cần thiết của việc cải thiện khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tế của học sinh, đặc biệt là đối với môn vật lý, tôi đã
mạnh dạn xây dựng đề tài này mong muốn góp phần làm thay đổi thói quen học
tập thụ động, thiếu tính thực tế của học sinh, giúp tăng hiệu quả của quá trình
giảng dạy, và hơn hết là giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống bằng chính
những kiến thức mình đã được học tập. Qua việc nghiên cứu tài liệu cũng như
hiểu biết từ thực tế giảng dạy ở đơn vị công tác, tôi nhận thấy đề tài này rất cần
thiết và có tính ứng dụng cao. Nó giúp cho học sinh khắc phục được sự yếu kém
trong việc vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, đồng thời phát huy tối đa tính
sáng tạo, gây hứng thú tìm tịi, phát hiện và giải thích các hiện tượng Vật lý của
học sinh. Về mặt tình cảm, học sinh cảm thấy u thích mơn Vật lý hơn .
3.2. Kiến nghị
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, các tài liệu mới được cập nhật
chưa nhiều, những vấn đề nêu ra chỉ là sự tìm tịi riêng của bản thân trong q
trình dạy học nên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong đề tài. Vì vậy
tơi rất mong nhận được sự cổ vũ và đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, của
các đồng nghiệp và của các bạn đọc để đề tài có thể được hoàn thiện và được áp
dụng rộng rãi trong ngành.


19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Trịnh Văn Tồn

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa vật lí 6,8,10 ( nâng cao – cơ bản), NXB Giáo Dục.
[2]. Nguyễn thanh Hải, Bài tập định tính và câu hỏi thực tế 6,8,10, NXB Giáo
Dục.
[3]. Sách giáo viên vật lí 10 ( cơ bản, nâng cao), NXB Giáo Dục.
[4]. Vũ Thanh khiết ( chủ biên ), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế lớp 10,
NXB giáo Dục.
[5]. 168 Câu hỏi lí thú về vật lí, NXB Văn Hóa Thơng Tin.
[6]. Bất ngờ và lý thú trong vật lý, NXB Đà Nẵng tác giả Mạnh Hùng – Việt
Thanh.
[7]. Vật lý vui, quyển 1 và quyển 2, NXB Giáo dục 2002 tác giả I.A.Ipê-RemMan.
[8]. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường
trung học phổ thông, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2001 tác giả Nguyễn
Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng.


21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trịnh Văn Toàn.
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Tổ phó chun mơn – trường THPT 4 Thọ Xuân

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Tổ chức hoạt động ngoài giờ Cấp tỉnh

lên lớp theo chủ đề sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả

C

2010

2.

Sử dụng các phép toán véc tơ Cấp tỉnh
trong bài tốn liên quan tới
động lượng

C

2011

3.

Sử dụng vịng trịn để giải Cấp tỉnh
quyết bài toán liên quan đến
quãng đường đi trong dao
động điều hòa

C

2012

4.


Khai thác và sử dụng bài tập Cấp tỉnh
thực tế trong dạy học phần
quang hình học 11

C

2017

----------------------------------------------------

22



×