Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.73 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đều biết tham nhũng là một hiện tượng xấu của xã hội nó gắn
liền với sự ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước. Tham nhũng làm tha hóa
quyền lực nhà nước. Khơng ai có thể phủ nhận sự tồn tại cũng như tính nguy hại
của tham nhũng đối với xã hội. Tham nhũng trực tiếp đe dọa đối với sự phát
triển, làm chậm trễ tiến trình tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm lòng tin của
nhân dân vào chính quyền và pháp luật.
Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của
nhân dân, của Đảng và chính phủ vì nó khơng mang gươm, mang súng mà nó
nằm ngay trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong
sạch và ý trí phấn đấu của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng là cần kiệm - liêm - chính”
Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương chính sách và pháp luật về phịng chống tham nhũng.
Đặc biệt chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của thủ tướng chính phủ đã
xác định. “Đưa nội dung phịng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng”.
Ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ
và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; hình thành ý thức
chấp hành pháp luật trong mỗi công dân, chống lại những biểu hiện tham nhũng
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa
nội dung phịng chống tham nhũng chính thức vào giảng dạy tại các cơ sở giáo
dục. Cụ thể cấp THPT tích hợp nội dung phịng chống tham nhũng trong mơn
GDCD với mục tiêu trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về phịng,
chống tham nhũng qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ,
ý thức tự giác cho học sinh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời
phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo phong trào sâu
rộng trong nhân dân từng bước hình thành văn hóa phòng, chống tham nhũng.


Với mục tiêu trên nội dung phòng chống tham nhũng được đưa vào dạy
học trong môn GDCD ở các trường THPT, tập trung vào các vấn đề như : Khái
niệm tham nhũng; biểu hiện của các hành vi tham nhũng; nguyên nhân, tác hại
của tham nhũng đối với nhà nước và xã hội; thái độ ứng xử của học sinh đối với
hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên trong thực tế dạy giảng khơng ít giáo viên cịn lúng túng, mơ hồ
về nội dung khó trừu tượng và vấn đề nhạy cảm vì khi giáo viên liên hệ như câu
chuyện liên quan đến hành vi tham nhũng nếu không thận trọng sẽ khiến các em
mất niềm tin, thiếu tôn trọng người lớn và sẽ phản giáo dục. Nhưng nếu né tránh
hết những câu chuyện thực tế thì sẽ rất khó khi dạy về phịng chống tham nhũng.
1


Với những vấn đề trên bản thân tôi thấy sự cần thiết thực hiện đề tài:
“Tích hợp nội dung phịng chống tham nhũng trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Các vấn đề tơi trình bày trong bài viết của mình nhằm giúp học sinh nhận
thức được bản chất của tham nhũng và các biểu hiện của tham nhũng, nguyên
nhân, tác hại của tham nhũng và các giải pháp phịng chống tham nhũng. Trên
cơ sở đó HS có thái độ khơng khoan nhượng và tham gia phịng chống tham
nhũng, đồng thời rèn luyện lối sống lành mạnh trong sạch để trở thành công dân
tốt cho đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Triển khai thực hiện áp dụng cho học sinh các lớp 10A6,10A7,11C6,
11C7, 12B6, 12B7 tại trường THPT Tĩnh Gia 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm Sư phạm, điều tra, tham khảo ý kiến học
sinh.
- Trong nội dung tích hợp vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực như:
+ Sử dụng phương pháp nhóm, đóng vai, phương pháp trò chơi, phương
pháp dự án…
+ Kĩ thuật khăn trãi bàn, mảnh ghép…
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được về mọi mặt, từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải
cách hành chính, cải cách tư pháp, hồn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập
Quốc tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong đó có tệ nạn tham
nhũng. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra nghiêm trong ở nhiều ngành
nhiều cấp nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu
về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân; là một trong những nguy cơ
lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, trong thời gian qua, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về phịng,
chống tham nhũng, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đối với cơng tác phịng
chống tham nhũng .
Xuất phát từ u cầu của cơng tác phịng chống tham nhũng ngày
02/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 137/2009/QĐ- TTg phê
duyệt đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng
thái độ, ý thức tự giác đối với cán bộ, cơng chức, học sinh, sinh viên trong đấu
tranh phịng, chống tham nhũng; Phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan
nhà nước, qua đó tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phịng chống tham nhũng,
từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng. Đối với các trường THPT, đề
2


án đặt ra mục tiêu: Bước đầu trang bị kiến thức về phịng, chống tham nhũng

cho học sinh, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về mục đích, u
cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng; xây dựng được thái độ, ý
thức đấu tranh, bài trừ tệ nạn tham nhũng cho đối tượng này. Với mục tiêu đó,
giáo dục về phịng, chống tham nhũng trong các trường THPT tập trung vào nội
dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng, với các vấn đề chủ yếu là khái
niệm “tham nhũng”; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng; thái độ, ứng xử của
học sinh đối với hành vi tham nhũng.
Thực hiện chỉ thị 10/CT –TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về đưa nội dung phịng chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục đào
tạo từ năm học 2013 – 2014. Giúp học sinh, hiểu biết pháp luật về phịng, chống
tham nhũng có vai trị quan trọng, trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực
đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và ý thức pháp luật, là yếu tố không
thể thiếu của nhân cách.
Từ dẫn chứng thực tiễn về vấn nạn tham nhũng ở nước ta, giúp học sinh
dễ tiếp cận kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng nắm bắt vấn đề,
qua đó các em có nhận thức đúng đắn để có thể bày tỏ thái độ lên án, đấu tranh
và có cách giải quyết khi gặp phải vấn đề liên quan đến phịng chống tham nhũng.
Thơng qua giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, các em được
trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống, học
tập và làm việc theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
hạn của người công dân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Căn cứ chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo
dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014.
Thực hiện công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GD&ĐT
về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện cơng văn số 4935/UBND- KTTC ngày 04/7/2013 của UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013
của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay từ tháng 01 năm 2013 ( từ 09/1/2013 – 10/1/2013 ) để đảm bảo cho
cơng tác triển khai nội dung giáo dục phịng, chống tham nhũng trong trường
THPT được thực hiện có hiệu quả trong năm học 2013 – 2014, Sở GD&ĐT
Thanh Hóa đã triển khai tập huấn cho 104 giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn
GDCD của 104 trường THPT trên tồn tỉnh.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều GV
trong các nhà trường chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội dung, tinh thần của giáo
dục phòng, chống tham nhũng đối với học sinh. Nhiều giáo viên khi vận dụng tỏ ra
rất lúng túng cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Thậm trí có những giáo
viên khơng được đào tạo bài bản khi giảng dạy cịn có những nhận thức sai lệch về
tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng đối với học sinh là khơng phù hợp, là
mơ hồ...có những giáo viên làm theo kiểu đối phó. Để giúp GV giảng dạy bộ môn
3


trong nhà trường nói riêng và các trường THPT nói chung, tơi ln cố gắng tìm
hiểu và trao đổi kinh nghiệm với những nội dung thực sự cần thiết đã áp dụng trong
quá trình giảng dạy để các đồng nghiệp cùng quan tâm tham khảo.
Trước hết cần hiểu việc dạy học tích hợp nội dung phịng, chống tham
nhũng trong mơn GDCD là rất cần thiết vì: Giáo dục phịng, chống tham nhũng
vào bài học sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Luật phòng
chống tham nhũng, biết tham nhũng là gì, biểu hiện ra sao, các em có ứng xử
như thế nào trước hành vi tham nhũng và tác hại ghê gớm do tham nhũng gây ra.
Dạy nội dung phòng, chống tham nhũng là vấn đề thách thức đối với giáo
viên ở chỗ tham nhũng là vấn đề rất nhạy cảm, liên quan đến việc thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Địi hỏi giáo viên phải tìm hiểu pháp
luật, biết đánh giá phân tích các quy định của pháp luật đang tác động vào cuộc
sống hàng ngày của các em. Ví dụ liên hệ vụ án A tham nhũng, giáo viên cần
khai thác khía cạnh nào? Đâu là vi phạm pháp luật? Điều đó thể hiện sự thiếu
phẩm chất, đạo đức như thế nào? Bài học gì rút ra từ vụ án đó? Giáo viên định

hướng cho học sinh thảo luận đánh giá đúng. Giáo dục cho các em có niềm tin
vào pháp luật, tin vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong dạy học, học trị có thể đưa ra những câu chuyện tham nhũng trên
báo chí từ các trang mạng xã hội hoặc do người lớn kể lại. Nếu giáo viên giải
quyết không tốt, không khéo sẽ khiến học sinh mất niềm tin, hình thành cho các
em những suy nghĩ tiêu cực. Nên giáo viên hạn chế việc bình phẩm, đưa ra
những ý kiến chủ quan, vì như thế là áp đặt, không mang lại những bài học bền
vững cho học sinh.
Khi giảng dạy giáo viên thường gặp những khó khăn vướng mắc như: Tài
liệu ít, chương trình khơng cho phép dành riêng một tiết độc lập mà lồng ghép;
nội dung tích hợp là vấn đề nhạy cảm do vậy giáo viên phải lựa chọn, kiến thức
nào để phù hợp với học sinh, để hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn về
vấn đề đó và khơng gây nên phản cảm, hoang mang cho học sinh.
Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên không nên đưa ngay những
hiện tượng tham nhũng mà chúng ta đi từ những quy luật của xã hội để các em
hiểu tiêu cực là mặt trái tất yếu của sự phát triển. Nếu giáo viên nêu ngay hiện
tượng tiêu cực trong bài giảng các em sẽ bị choáng ngợp, nhưng nếu giáo viên
dẫn dắt, lồng ghép từ từ, các em sẽ hiểu. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải
củng cố niềm tin cho các em, giúp các em hiểu bản chất của xã hội này là những
điều tốt đẹp.
Bên cạnh việc truyền đạt những kiến thức về phịng chống tham nhũng
giáo viên ln chú trọng việc giáo dục lý tưởng sống cho các em để hình thành
cho học sinh các sống đẹp, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống; biết lên
án và tránh xa cái xấu.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Giáo dục phòng, chống tham nhũng cấp THPT chỉ được lồng ghép tích
hợp vào một phần nhỏ của mỗi bài học mơn GDCD. Trong q trình giảng dạy
tơi đã tích hợp hiệu quả vào các chủ đề khác nhau của từng khối lớp làm cho bài
4



học không bị quá tải ngược lại mỗi bài giảng trở lên sinh động thu hút học sinh
và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh.
Nội dung tích hợp phịng, chống tham nhũng trong đề tài được thể hiện
cụ thể ở các chủ đề sau:
Lớp
Chủ đề
Nội dung tích hợp

10

11

Quan niệm về
đạo đức.

Nhà nước xã hội
chủ nghĩa.

12

Thực hiện pháp
luật.

12

Cơng dân bình
đẳng trước pháp
luật.


- Bản chất tham nhũng
- Người có hành vi tham nhũng là người thiếu đạo
đức.
- Phân biệt hành vi tham nhũng với hành vi không
tham nhũng.
- Tác hại của tham nhũng đối với Nhà nước
XHCN.
- Trách nhiệm của cơng dân trong việc đấu tranh
phịng chống tham nhũng.
- Người có hành vi tham nhũng là người vi
phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
- Người có hành vi tham nhũng đều phải chịu
trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật hoặc
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Những biểu hiện của hành vi tham nhũng.
- Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở
bất cứ cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí.

Chương trình lớp 10 vận dụng vào chủ đề:
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Tích hợp nội dung khái niệm tham nhũng vào điểm a mục 1 “ Đạo đức là gì?
1. Quan niệm về đạo đức.
a. Đạo đức là gì?
Giáo viên cho học sinh nhận xét một số tình huống:
1. Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ
qua đường an tồn.
2. Trên chuyến xe bt, có một phụ nữ bé con nhỏ, em đã đứng lên
nhường chỗ.

3. Bạn Minh lớp em gia đình khó khăn, bố mẹ đau ốm thường xuyên, em
đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ bạn Minh.
GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh:
1. Tại sao em làm như vậy? Việc làm đó là tự nguyện hay bắt buộc?
5


2. Những việc làm đó có phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội không?
GV tổng kết các ý kiến cho học sinh tự rút ra khái niệm về đạo đức:
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người
tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã
hội.
Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích
chung của xã hội được coi là người có đạo đức. Ngược lại một cá nhân chỉ biết
đến lợi ích của bản thân, chà đạp lên lợi ích của người khác của xã hội sẽ bị coi
là người thiếu đạo đức.
Vậy người có hành vi tham nhũng có phải là người thiếu đạo đức không giáo
viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ: Ơng A thủ trưởng cơ quan. Ơng u cầu kế tốn và thủ quy của cơ
quan làm chứng từ giả giúp ông lấy 20.000.000đ của cơ quan chi tiêu vào
việc cá nhân . Hành vi của ông A là:
A. Vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức.
B. Vi phạm quy chế của cơ quan.
C. Chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức.
D. Hành vi tham nhũng vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
Đáp án : D
Như vậy hành vi tham nhũng không chỉ vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà
còn vi phạm pháp luật, hành vi tham nhũng đã được quy định trong Luật phòng
chống tham nhũng ở nước ta.
Tham nhũng là gì?

Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. ( Luật Phòng chống tham nhũng ở
Việt Nam năm 2005)
GV đặt câu hỏi : ? Hành vi tham nhũng có những yếu tố đặc trưng nào?
Học sinh trả lời:
Thứ nhất người tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn
Thứ hai họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để đạt được hành vi tham nhũng
vì vụ lợi
GV phân tích giúp học sinh hiểu bản chất của tham nhũng:
- Người có chức vụ, quyền hạn là người được cơ quan, đơn vị giao nhiệm
vụ nhiệm vụ một cách hợp pháp, có quyền hạn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ đó
Ví dụ: Trưởng phịng Tài ngun và Mơi trường có quyền xem xét hồ sơ,
thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình.
Người cán bộ này được coi là người có chức vụ, quyền hạn vì được giao thực
hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của cơ quan nhà nước và cơng dân.
- Người khơng phải là lãnh đạo, khơng có chức vụ nhưng khi được giao
quyền khi thực hiện nhiệm vụ vẫn có khả năng tham nhũng.
Ví dụ: Thủ kho được giao nhiệm vụ quả lí kho hàng, Thủ quỹ được giao
nhiệm vụ quản lí tiền của cơ quan, đơn vi; cảnh sát giao thông được giao nhiệm
vụ đảm bảo trật tự an tồn, giao thơng đường phố,…đều có khả năng tham
6


nhũng khi được giao quyền.
GV cho học sinh thảo luận nhóm đơi câu hỏi:
? Vì sao hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức và người có hành vi tham
nhũng là người khơng có đạo đức?
HS trình bày ý kiến nhóm thảo luận:
GV kết luận bổ sung;
- Hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức, bởi vì hành vi lợi dụng chức vụ

quyền hạn để vụ lợi là khơng phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội trái
với quy tắc, chuẩn mực xã hội.
- Người có hành vi tham nhũng là người khơng có đạo đức, bởi vì người
khơng biết dựa trên các quy tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của mình.
* Phân biệt hành vi tham nhũng các hành vi vi phạm đạo đức khác.
GV đặt câu hỏi giúp học sinh phân biệt :
1. Người có hành vi tham nhũng khác với người vi phạm các chuẩn mực đạo
đức khác như thế nào ?
2.Vì sao lấy trộm tài sản khơng phải là hành vi tham nhũng?
Ví dụ: Tham ơ tài sản của Nhà nước là hành vi tham nhũng; nhưng lấy trộm
tài sản không phải là hành vi tham nhũng.
GV chia thành hai cột yêu cầu HS sử dụng kĩ năng trình bày 1 phút để HS
nêu ý kiến và thẩm định ý kiến của nhau.
GV phân tích, bổ sung, kết luận :
1. Phân biệt hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm đạo
đức khác
Người có hành vi vi phạm các chuẩn
So sánh
Người có hành vi tham nhũng
mực đạo đức khác
Hành vi tham nhũng được thúc Không chỉ là vụ lợi, đông cơ rất
đẩy bởi động cơ vụ lợi.
đa dạng, cịn có nhiều động cơ
Động cơ
khác như: Ích kỉ, muốn thể hiện
mình, muốn trả thù muốn làm
hại người khác.
Người có chức vụ quyền hạn như:
- Cán bộ lãnh đạo quản lí trong
các cơ quan đơn vị nhà nước…

Bất kể ai đều có thể có hành vi
Chủ thể
Cán bộ, công chức, viên chức…
vi phạm đạo đức.
Người được giao quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ,
cơng vụ đó.
2. Lấy trộm tài sản là hành vi ăn cắp, không phải là sự vụ lợi của người
có chức vụ, hay quyền hạn, nên không phải là tham nhũng.
Kết luận: Qua bài học, học sinh dễ dàng hiểu được đạo đức là gì và phân
biệt được được người có đạo đức và người khơng có đạo đức. Hiểu được thế nào
là hành vi tham nhũng và phân biệt được hành vi tham nhũng với các hành vi vi
phạm đạo đức khác.
7


Chương trình lớp 11 tích hợp vào chủ đề:
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Trong chủ đề này nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng
được thực hiện vào điểm c mục 2. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và mục 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Nội dung tích hợp:
- Tác hại của tham nhũng đối với Nhà nước XHCN.
- Trách nhiệm của cơng dân trong việc đấu tranh phịng chống tham nhũng.
2. c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
* Nhà nước pháp quyền XHCN có hai chức năng:
Một là: Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
? Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội của nhà nước

pháp quyền XHCN được biểu hiện như thế nào? Nêu VD minh hoạ?
Gv bổ sung chuẩn nội dung:
- Phòng ngừa ngăn chặn mọi, phá hoại
- Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, an tồn xã hội.
- Tạo điều kiện để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ
và lợi ích hợp pháp của công dân:
? Chức năng tổ chức và xây dựng biểu hiện như thế nào?
- GV bổ sung chuẩn nội dung:
+ Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
+ Tổ chức xây dựng và quản lí văn hố, giáo dục, khoa học.
+ Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật để bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ
và lợi ích hợp pháp của công dân.
? Trong hai chức năng nào đóng vai trị quyết định? Vì sao?
Hai chức năng trên có quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau; trong đó
chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất và giữ vai trị quyết vì: Nhà nước
XHCN, chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội “mới chỉ
là những cơng việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc
xây dựng” - Lênin.
Tích hợp tham nhũng có tác hại như thế nào đối với sự nghiệp xây
dựng nhà nước XHCN
GV dẫn dắt:
- Nhà nước pháp quyền XHCN thể hiện vai trị tồn diện nhiều mặt nhằm
bảo vệ cuộc sống của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng bên cạnh
ấy nhiều phần tử trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của
mình để tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng.
GV kết hợp phương tiện dạy học cho học sinh XEM VI DEO vụ án
THAM NHŨNG Đinh La Thăng ngày 22/ 01/2018
8



GV tóm tắt: Đây là vụ án kinh tế tham nhũng nghiêm trọng, được dư luận
đặc biệt quan tâm, hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Đảng, Nhà
nước và nhân dân giao quản lí nguồn tài ngun quốc gia, giao thực hiện cơng
trình trọng điểm. Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đồn dầu
khí vì động cơ khác nhau mà đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng đã thực hiện
hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ lụy.
Về hành vi tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh và nhiều bị cáo đã câu kết
với nhau như doanh nghiệp bên ngoài để chiếm đoạt tài số tiền rất lớn.
Hậu quả của vụ án chưa nói hết được mức nghiêm trọng của vụ án. Bởi
hành vi của các bị cáo còn dẫn đến làm chậm tiến độ, đội vốn dự án, gây thất
thốt lớn vốn của Nhà nước. Khơng chỉ bị cáo Đinh La Thăng mà kéo theo hàng
loạt cán bộ vướng vào vòng lao lý, gây tổn thất to lớn trong đó có nhiều người là nhà
nghiên cứu khoa học trong ngành dầu khí làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
Sau khi học sinh xem vụ án tham nhũng Đinh La Thăng.
Giáo viên đặt câu hỏi
? Tham nhũng có tác hại như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội đối với sự
nghiệp xây dựng nhà nước XHCN?
HS nêu được những tác hại của tham nhũng liên quan đến những gì các
em vừa xem vừa nghe đoạn video về vụ án tham nhũng Đinh La Thăng.
Gv giảng và khái quát những tác hại của tham nhũng:
Nhà nước ta đã xác định nạn tham nhũng là kẻ thù của nhân dân gây tổn
hại to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và đe dọa sự tồn vong của đất nước. Chính
vì vậy tác hại của tham nhũng là khơn lường cả vê mặt chính trị, kinh tế và xã hội
*Tác hại của tham nhũng:
Tác hại về mặt chính trị: Là trở lực đối với q trình đổi mới đất nước và
làm xói mịn lịng tin của nhân dân.
Tác hại về mặt kinh tế: Tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà
nước, của tập thể và của công dân.

Tác hại về mặt xã hội: Xâm phạm, thậm chí làm thay đổi đảo lộn những
chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam
GV cho học sinh thảo luận nhóm đơi nêu trách nhiệm của công dân:
1. Theo em mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
2. Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
HS nêu được nội dung:
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ
gìn trật tự, an tồn xã hội.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
9


+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch.
HS tự liên hệ bản thân bằng việc làm cụ thể.
Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, có động cơ đúng đắn, tác phong HS XHCN.
- Sẵn sàng tham gia lao động xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Lối sống lành mạnh không tham gia tệ nạn xã hội
- Lựa chọn nghành nghề phù hợp với khả năng của mình, tham gia vào bất kì
thành phần kinh tế nào.
- Biết quan tâm giúp đỡ người khác
GV đặt câu hỏi liên hệ vận dụng thực tế:
? Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình, hay ai đó vi phạm pháp luật?
- Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

- Phê phán hành vi vi phạm pháp luật;
- Đặc biệt những hành vi tham ơ, tham nhũng.
- Nói xấu, bơi nhọ chế độ XHCN.
GV tích hợp phịng chống tham nhũng để xây dựng nước phát triển
bền vững
HS Xem video: Tư tưởng Bác Hồ về phòng chống tham nhũng (theo đường
linh) />? Em nhận xét gì qua đoạn phim tư liêu?
Bác Hồ là Chủ tịch nước mà chỉ mong ước sống một cuộc sống giản dị, vì
dân, vì nước, bởi ta đang cịn khó khăn. Tư tưởng của Bác muốn nhắn nhủ tới
hàng trăm, hàng ngàn đồng chí chủ tịch từ cấp xã đến cấpTrung ương hiện đang
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị để tham ô, tham nhũng tài sản của dân.
Ví dụ : Một số phần tử lợi dụng chức quyền của mình để đục kht
những cơng trình kiến trúc đang xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống
nhân dân, làm cho nhân dân mất lòng tin vào các cơ quan chức năng.
GV đặt câu hỏi cho các em liên hệ thực tiễn:
? Em cho biết những hành vi tham nhũng mà em biết ?
GV liệt kê ý kiến học sinh trình bày :
- Vi phạm giao thơng Cảnh sát giao thơng khơng ghi biên bản mà phạt “nóng”
- Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân
- Lập biên lai khống để rút tiền của Nhà nước....
GV cho học sinh nêu những hành vi vi phạm quy chế, nội quy trường lớp như:
- Kiểm tra vi phạm quy chế (như quay bài)
- Quỹ lớp chi tiêu không minh bạch
- Lấy đồ dùng học tập của bạn (ăn cắp vặt)
- Kết quả học tập thấp xin điểm
- Cậy thế, cậy quyền con nhà lãnh đạo lười học ...
Các hành vi tưởng chừng nhỏ bé ấy sẽ ăn sâu bám dễ vào nết nghĩ thói
quen và nó là mầm mống của nạn tham nhũng. Có câu nói nổi tiếng : “Gieo
hành động thì gặp thói quen, gieo thói quen thì thành tính cách, gieo tính cách
thì thành số phận”. Vậy trước khi trở thành thói quen, tính cách, số phận thì

10


phải ngăn chặn nó nói khơng với tham nhũng từ những hành động nhỏ nhất.
? Chúng ta cần phải làm gì để phịng chống tham nhũng góp phần xây dựng đất
nước phát triển bền vững ?
- Việc xây dựng đất nước không phải chỉ của các cán bộ lãnh đạo, mà xây dựng
đất nước là việc làm của toàn dân tộc.
- Chúng ta cần hình thành cho mình những thói quen nói khơng với tham nhũng
ngay từ khi ngồi trên nghế nhà trường như :
+ Minh bạch trong chi tiêu quỹ lớp.
+ Không lấy đồ dùng của bạn
+ Trung thực trong giờ kiểm tra …những công việc nhỏ ấy giúp các em dần dần
hình thành một thói quen sống đẹp cho mình và cho mọi người xung quanh.
- Mỗi cá nhân cần làm đúng làm tốt trách nhiệm của mình thì đất nước trở lên
hùng mạnh.
VD: Học sinh cần chăm ngoan, học giỏi, trung thực trong lối sống
Giáo viên chuyên tâm với nghề và dạy tốt
Bác sĩ khám chữa bệnh tận tâm...
Cảnh sát giao thông làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ khi thi hành công vụ
→ Mỗi ngành nghề làm tốt trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng đất
nước ngày càng phồn vinh.
Từ liên hệ bản thân học sinh dễ ràng thấy được trách nhiệm của bản thân đối với
vấn nạn phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay:
Trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề phòng chống tham nhũng:
- Tìm hiểu về luật phịng chống tham nhũng như: Tham nhũng là gì, hối lộ là gì,
thế nào là không minh bạch, tác hại của tham nhũng là khơn lường ... từ đó
chúng ta có nhận thức đúng đắn về tham nhũng
- Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; (lên tiếng đấu tranh ngăn ngừa những
hành vi tham nhũng)

- Có nghĩa vụ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát
hiện, xử lí người có hành vi tham nhũng.
- Hình thành cho bản thân những thói quen nói khơng với tham nhũng ngay từ
khi ngồi trên nghế nhà trường như sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình
quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước đang diễn ra...những
việc làm nhỏ đó giúp chúng ta dần dần hình thành một cách sống đẹp cho mình
và có trách nhiệm với mọi người xung quanh.
Chương trình lớp 12
Chủ đề 1: CƠNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Trong chủ đề này nội dung tích hợp giáo dục phịng chống tham nhũng
được thực hiện ở mục 2. Cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
*Nội dung tích hợp:
- Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị nào cũng đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí.
2. Cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Tích hợp phòng chống tham nhũng:
11


GV cho học sinh xem video các đại án tham nhũng trong những năm vừa
qua tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành nghề khác nhau, những kẻ phạm tội đều
là người có chức vụ quyền hạn, Siêu lừa Huyền Như, Dương Chí Dũng, Vũ
Quốc Hảo, Bầu Kiên, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…
Sau khi học sinh nghe và xem xong các vụ án tham nhũng GV phát phiếu
học tập và hướng dẫn học sinh làm theo yêu cầu: Thảo luận nhóm đơi điền vào
bảng mẫu theo nội dung sau:
? Nêu một số vụ án ở nước ta mà không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ
gì? Chịu trách nhiệm pháp lí gì?
GV liệt kê ý kiến học sinh trình bày về một số vụ án điển hình:
Tên người vi

Nguyên giữ chức vụ
Phạm tội
Tráchnhiệm
phạm pháp
pháp lí
luật
Vụ án
Nguyên Cục trưởng Với tội danh tham ô, cố Bị tuyên án
Vinalines với Cục hàng hải Việt ý làm trái quy định của tử hình
cái tên Dương Nam, nguyên chủ tịch Nhà nước về quản lí
Chí Dũng
tập đồn Vinalines
kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
Dương Tự
Nguyên phó giám đốc Với tội danh lợi dụng Bị phạt 16
Trọng (em
cơng an Hải phịng
chức vụ quyền hạn làm năm tù
trai của
trái qui định của nhà
Dương Chí
nước (Chủ mưu, vạch kế
Dũng)
hoạch cho các bị cáo
khác đưa Dương Chí
Dũng đi nước ngồi
trốn)
Vụ án ‘Bầu
Ngun CT CLB bóng Với 4 tội danh: Kinh Bản án : 30

Kiên”
đá Hà Nội, nguyên doanh trái phép, trốn năm tù giam
CTHĐ QT ACB (Ngân thuế, lừa đảo, cố ý làm
hàng Thương mại cổ trái qui định của Nhà
phần Á Châu)
nước.
Vụ án “Siêu
Nguyên quyền trưởng Với tội danh Chiếm đoạt Bản án: Tù
lừa – Huyền
phòng
chi
nhánh tài sản và làm giả con trung thân.
Như”
Viettinbank TPHCM
dấu hồ sơ của các cơ
quan tổ chức. Chiếm
đoạt 4000 tỉ xảy ra tại
Ngân hàng Viettinbank.
Vụ án Đinh
Nguyên Cựu Chủ tịch Với tội danh Cố ý làm Bản án : 13
La Thăng
Hội đồng thành viên trái quy định của Nhà năm tù
VPN; Bí thư Thành ủy nước về quản lý kinh tế
TP HCM;
gây hậu quả nghiêm
Phó ban kinh tế Trung trọng
ương
12



? Những trường hợp trên bị xử lí với những bản án nghiêm khắc đã nói nên điều
gì về trách nhiệm pháp lí của hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng?
→ Tất cả họ dù là ai, ở cương vị nào vi phạm pháp luật đều phải chịu những
bản án đích đáng nghiêm khắc cơng bằng trước pháp luật.
? Trách nhiệm pháp lí của những người có chức có quyền và người dân bình
thường khi vi phạm pháp luật được quy định như thế nào?
- Người có chức vụ hay người người dân bình thường đều bình đẳng về trách
nhiệm pháp lí.
? Em hiểu bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì?
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là cơng dân dù ở địa vị nào làm bất cứ
nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định
của pháp luật, khơng bị phân biệt đối xử.
Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với
bất kì cơng dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài (hành chính,
hình sự, dân sự, kỉ luật) theo quy định của pháp luật
GV giúp HS hiểu sâu kiến thức thơng qua tình huống tích hợp tham nhũng:
Tại một phiên tịa hình sự, hai bị cáo bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ
quyền hạn, chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí. Hai bị cáo này
đều có cùng độ tuổi, sức khỏe, hồn cảnh như nhau. Đều cùng tham ơ với mức
mỗi người là 180 triệu đồng. Tòa đã áp dụng Điều 278 Bộ luật Hình sự về “Tội
tham ơ tài sản”, tuyên phạt hai bị cáo với mức hình phạt khác nhau; Bị cáo 41
tuổi bị phạt 7 năm tù giam; bị cáo 42 tuổi bị phạt 8 năm tù giam. Nhiều người
thắc mắc: Pháp luật có quy định người 42 tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí cao
hơn người 41 tuổi đâu.
Câu hỏi: Theo em, Tòa án tuyên phạt hai bị cáo với hai mức hình phạt tù
khác nhau như vậy có đúng pháp luật khơng?
? Việc xét xử người có hành vi tham nhũng vi phạm pháp luật căn cứ vào những
yếu tố nào? Để đưa ra hình phạt đối với người vi phạm pháp luật?
+ Dựa trên các quy định của pháp luật, về tính chất, mức độ của người vi phạm,
chứ không căn cứ vào chức vụ, nghề nghiệp, địa vị, tầng lớp xã hội, dân tộc

giới tính độ tuổi...
Cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là :
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau,
trong một hồn cảnh như nhau thì từ người có chức vụ đến người dân lao động
bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, khơng bị phân biệt đối xử.
? Vì sao giữa các cơng dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
?Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào?
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí giữa các công dân là điều kiện đảm bảo
để công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, làm cho pháp luật được tôn trọng
và thực thi một cách nghiêm minh, công bằng ở mọi nơi, không phân biệt chức
vụ, địa vị, tầng lớp, nghề nghiệp.
Chủ đề 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT – GDCD 12
Trong chủ đề này nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng được
13


thực hiện ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
*Nội dung tích hợp:
- Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
- Người có hành vi tham nhũng đều phải chịu trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm kỉ luật hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Những biểu hiện của hành vi tham nhũng.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật.
GV cho học sinh nghiên cứu một tình huống thực tế điển hình.
Ngày 15/1 ơng H là đội trưởng cùng nhân viên trong đội đi kiểm tra về
thuế tại công ty N. Được biết vào thời điểm kết thúc kiểm tra, ơng H có đề cập
với kế tốn cơng ty rằng, cơng ty N có 2 sai phạm về thuế. Lúc này ông H ra yêu
cầu, nếu công ty đồng ý chi 50 triệu đồng thì sẽ bỏ qua. Cịn nếu khơng sẽ bị xử

lí nặng, thậm chí ơng sẽ kiến nghị cơ quan cơng an xử lý hình sự đối với đại
diện công ty N. Trong diễn biến sau đó, đại diện cơng ty nói trên đã trình báo cơ
quan công an về việc này.
Khoảng 15h30 chiều 17/1, khi ông H đang nhận tiền từ tay bà P thì cơng
an ập vào bắt quả tang.
GV đặt câu dẫn dắt học sinh tìm hiểu:
1. Lỗi của ơng H là gì? Lỗi của ơng H có trái pháp luật khơng? Ông H là người
đó đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khơng?
2. Hành vi của ơng H có vi phạm pháp luật không?
- Lỗi của ông H là nhận hối lộ là hành vi tham nhũng, hành vi này là trái pháp
luật. Ơng H là người đội trưởng có đủ nhận thức biết hành vi của mình là sai
nhưng vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Ông H phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật phòng chống
tham nhũng.
? Hành vi trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức nào ?
- Biểu hiện hai hình thức.( có hành động và khơng hành động)
+ Hành động cụ thể: Ông H nhận tiền hối lộ là hành vi trái pháp luật
+ Không hành động: Công ty N kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước (trái
với pháp luật về thuế)
Từ phân tích trên học sinh tự rút ra bài học:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

GV giảng khắc sâu kiến thức cho học sinh:
Hành vi của ơng H chính là hành vi nhận hối lộ, hối lộ cũng là một hiện
tượng vi phạm pháp luật mà mọi người đều lên tiếng phê phán nhưng vì sao nó
lại có sức sống mãnh liệt đến như vậy, trong quan hệ hối lộ và nhận hối lộ đa số
các bên tham gia hối lộ đều có phần lợi ích vì thế họ tìm cách để che chắn cho
nhau rất ít trường hợp người đưa hối lộ tố cáo như công ty N. Hối lộ gây lên rất
nhiều tác hại trong đó có những tác hại cơ bản sau:

14


+ Hối lộ làm hư hỏng đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước, làm méo mó hoạt
động cơng quyền bẻ cong pháp luật và chà đạp lên công bằng xã hội. Hối lộ làm
cho hoạt động hành chính trở thành nơi sách nhiễu nhân dân. Tệ hối lộ làm tê
liệt hoạt động của chính quyền, biến chính quyền thành nơi làm ăn trục lợi
+ Tệ hối lộ làm đảo lộn giá trị đạo đức, văn hóa.
Chính vì vậy cho nên Tại khoản 2 điều 3 luật Phòng Chống tham nhũng
2005 chỉ rõ hành vi nhận hối lộ là hành vi tham nhũng. Hành vi của ông H là
hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng bởi vì đó là hành vi trục lợi cá nhân
hành vi đó trái với quy định của pháp luật.
Điều 276 quy định rõ về tội nhận hối lộ, người nào lợi dụng chức vụ
quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất dưới bất kì hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10
triệu đồng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
GV cung cấp thông tin về những biểu hiện của hành vi tham nhũng
(chiếu trên máy chiếu)
Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những hành
vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi.

8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn
để giải quyết cơng việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Giáo viên mở rộng kiến thức giúp học sinh hiểu sâu nội dung:
Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu
lực từ ngày 1/ 1/2010), bao gồm:
- Tham ô tài sản: Là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình
có trách nhiệm quản lý.
15


- Nhận hối lộ: Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua
trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất
kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu
của người đưa hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi:
là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của cơng dân
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
khác mà vượt q quyền hạn của mình làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi:
là cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận
hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào,
gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà cịn vi phạm,
để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc
khơng làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc
của họ hoặc làm một việc không được phép làm
- Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà
lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Từ thông tin trên giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trị chơi: “ai nhanh
mắt, nhanh tay”
Mục đích: Thơng qua các câu hỏi tình huống, hình ảnh thực tế (giáo viên
chiếu trên máy chiếu) học sinh nhận biết hành vi đó thuộc biểu hiện nào của
hành vi tham nhũng.
Luật chơi: Trả lời nhanh khi có hiệu lệnh và trả lời đúng nhận được 1 phần quà.
TRÒ CHƠI NHẬN BIẾT HÀNH VI THAM NHŨNG
1.Tình huống 1 : Thủ quỹ của cơ quan nhà nước đã lấy tiền công quỹ mà mình
có trách nhiệm quản lý để chi tiêu cho việc riêng.
Câu hỏi : Hành vi của thủ quỹ thuộc hành vi nào của biểu hiện tham nhũng?
Đáp án: Tham ơ tài sản.
2. Tình huống 1. Cán bộ phịng điều tra Hải quan đã nhận tiền, tài sản của bọn
buôn lậu để bỏ qua việc buôn lậu của bọn chúng.
Câu hỏi: Hành vi của cán bộ Hải quan thuộc hành vi nào của biểu hiện tham
nhũng?
Đáp án : Nhận hối lộ.
3. Tình huống 3: Cán bộ xã A dùng thủ đoạn chiếm một phần tiền cứu trợ lũ
quét của nhà nước và cá nhân ủng hộ cho người bị thiệt hại ở địa phương.

Câu hỏi : Tình huống trên thuộc hành vi nào của biểu hiện tham nhũng?
16


Đáp án: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Tình huống 4: Cảnh sát giao thơng khi phát hiện anh X vi phạm luật giao
thông đã không lập biên bản vì X là người quen.
Câu hỏi : Tình huống trên thuộc hành vi nào của biểu hiện tham nhũng?
Đáp án: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ
vì vụ lợi. (Cảnh sát giao thơng đã lợi dụng quyền hạn vì tình thân )
5. Tình huống 5: Ơng P là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (anh ruột của ơng
Q). Ơng Q đang có vụ tranh chấp đất đai với chị C. Ơng P đã nhờ đồng nghiệp
can thiệp để ơng Q thắng trong vụ tranh chấp đất đai .
Câu hỏi : Tình huống trên thuộc hành vi nào của biểu hiện tham nhũng?
Đáp án: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để
trục lợi.
Chú ý : Ông P đã nhờ đồng nghiệp …
6. Tình huống 6: Cán bộ kiểm lâm đã sửa chữa biên bản thu giữ lâm sản để
người vi phạm không bị xử lý.
Câu hỏi : Tình huống trên thuộc hành vi nào của biểu hiện tham nhũng?
Đáp án: Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. (Chú ý từ sửa chữa)
Việc tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài học giúp các em hiểu, nhớ
kiến thức nhanh hơn, bền vững hơn, những câu hỏi khó giáo viên gợi ý để học
sinh vận dụng và trải nghiệm ngay với những tình huống thực tế.
Bằng những kinh nghiệm và trách nhiệm của mình, qua mỗi bài học GDCD
tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt những kiến thức
phịng, chống tham nhũng thơng qua các tình huống điển hình, liên hệ thực tiễn, liên
hệ bản thân, các vấn đề có tính chất thời sự .... làm bài học trở nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, tạo động cơ hứng thú học tập cho các em. Dạy chủ đề phịng,
chống tham nhũng là nội dung khó và nhạy cảm là đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước nếu chỉ bằng lí thuyết hàn lâm sẽ làm tiết học sẽ trở lên nặng
nề khơ cứng địi hỏi người giáo viên phải phối hợp những phương pháp dạy học
và hình thức hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh sao cho vừa phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo vừa tạo được sự hứng thú cho các em trong
việc lĩnh hội tri thức mới vừa xây dựng được ý thức tự giác cho các em trong
đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Để khẳng định giáo dục phòng chống tham nhũng trong mơn GDCD là có
hiệu quả, tơi đã tiến hành điều tra ý kiến học sinh. (Qua phiếu trưng cầu ý kiến)
Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của HS (120HS) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng thống kê kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của học sinh về dạy học
tích hợp, liên mơn theo chủ đề môn GDCD.
Nội dung hỏi và phương án trả lời
Số ý Tỷ lệ
STT
kiến ( %)
1

Nội dung phòng, chống tham a. Có hiểu, dễ nhớ
17

116

97


2

3


4

5

6

nhũng trong bài học em có b. Hiểu bài nhưng khơng
hiểu khơng?
nhiều
c. Khơng hiểu bài
GV tích hợp nội dung phịng, a. Có ý nghĩa giáo dục
chống tham nhũng trong bài sâu sắc.
giảng, em thấy bài học hơm b. Bình thường
nay thế nào?
c. Khơ khan, khó hiểu
Em hãy nêu ý kiến đánh giá a. Bài học nặng nề, quá
về hiệu quả của việc giáo tải.
dục phòng chống tham nhũng b. Hoạt động học tập thu
của giáo viên thực hiện trong hút học sinh.
bài giảng?
c. Bài học sinh động, dễ
hiểu.
Mức độ ghi nhớ nội dung sau a. Nắm được những kiến
giờ học của các em như thế cơ bản về phòng chống
nào?
tham nhũng qua mỗi câu
chuyện tình huống ngay
trên lớp.
b. Chỉ nắm một số nội

dung
c. Khơng nắm vững nội
dung
Cách tích hợp nội dung a. Lý thuyết rất khó hiểu.
phịng chống tham nhũng của b. GV đã cung cấp nhiều
giáo viên?
thông tin mang tính thời
sự phù hợp với nội dung
bài học .
c.Tình huống liên hệ gần
gũi thực tế dễ hiểu.
Em nhận thức như thế nào về a. Là hành vi xấu, cần
hành vi tham nhũng?
lên án
b. Bình thường

4

3%

0
116

0%
97%

4
0
0


3%
0%
0%

120

100%

120

100%

116

97%

4

3%

0

0%

0

0%

116


97 %

116

97 %

120

100%

0

0%

Để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình áp dụng đề tài
tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra định kì có phần tích hợp nội dung phịng, chống
tham nhũng và kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:
Hiểu sâu sắc
Hiểu cơ bản
TT
Lớp
Sĩ số
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng Tỉ lệ (%)
1
10A6
36
33
91

3
9
2
10A7
34
31
91
3
9
3
11C6
38
34
90
4
10
4
11C7
37
33
90
4
10
18


5
6

12B6

33
30
90
3
10
12B7
35
32
91
3
9
Từ kết quả trên cho thấy đa số học sinh bày tỏ ý kiến mong muốn được
học tập hiểu về nội dung phịng, chống tham nhũng tích hợp trong mỗi bài học.
Điều này cho thấy, dạy học phát triển năng lực đang trở thành một nhu cầu
thường xuyên đối với người học. Vì thế, GV cần phải có sự đầu tư hơn nữa
trong việc tìm các phương pháp dạy học trong đó tập trung xây dựng các chủ đề
dạy học trong mỗi mơn học và chủ đề tích hợp, liên mơn phù hợp với phương
pháp dạy học tích cực và phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện nhà
trường để mang lại giá trị giáo dục cho học sinh, giúp các em có cái nhìn rộng
hơn, sâu hơn, để vận dụng vào cuộc sống, nâng cao trách nhiệm đối với công
đồng xã hội đất nước.
Qua mỗi tiết học các em say sưa phát biểu, cùng lắng nghe cô giảng giải,
có những lúc tranh luận trong lớp, các em đặt câu hỏi cùng cô. Những câu
chuyện về tham nhũng mà các em nghe người lớn kể lại, những vụ án tham
nhũng từ báo chí, từ các trang mạng được các em dẫn chứng thuyết minh về tác
hại của tham nhũng thuyết phục, bày tỏ thái đội quan điểm đối mỗi vấn đề tham
nhũng, giờ học tập trở lên sôi nổi, cuốn hút… tạo nên tinh thần u thích mơn
học. Điều quan trọng trong dạy học tích hợp phịng chống tham nhũng giáo viên
phải hiểu pháp luật, biết phân tích đánh giá khéo léo giúp các em thấy được việc
xét xử nghiêm minh đối với các bị cáo có chức vụ quyền hạn là thể hiện quyết

tâm của Đảng, Nhà nước của tồn xã hội trong cơng tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, đặc biệt tội phạm kinh tế, chức vụ, tội phạm tham nhũng, thể hiện
pháp luật khơng có vùng cấm, bất cứ ai, dù ở cương vị nào, nếu vi phạm đều bị
xử lý theo quy định của pháp luật, qua đó cũng cố niềm tin cho các em đối với
Đảng, Nhà nước.
* Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Giải pháp đưa ra đã được áp dụng hiệu quả trong cơng tác giáo dục phịng
chống tham nhũng trong môn GDCD ở các khối lớp 10,11,12; tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp về chủ đề: “Phòng, chống tham nhũng’’ của trường THPT
Tĩnh Gia 2 trong những năm qua đã góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức,
xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng, và chấp hành pháp luật cho học sinh.
Giải pháp có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các trường THPT trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong cơng tác giáo dục kiến thức pháp luật phòng,
chống tham nhũng và cũng là tài liệu ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh có phần liên
hệ kiến thức pháp luật về phịng, chống tham nhũng trong môn GDCD.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức pháp luật phịng,
chống tham nhũng của cá nhân tôi trong dạy học môn GDCD giúp học sinh có
kiến thức cơ bản về phịng, chống tham nhũng, làm cho việc học tập trở nên có ý
nghĩa hơn, tạo được tinh thần học tập, thái độ kiên quyết chống tham nhũng lên
án những hành vi tham nhũng và lối sống xa hoa lãng phí của một số phần tử
19


trong xã hội. Qua mỗi bài học sẽ thấm dần nuôi dưỡng tâm hồn các em biết sống
đẹp, sống yêu thương, sống trách nhiệm; tích cực tham gia cơng tác xã hội; biết
lên án và tránh xa cái xấu ; biết trân trọng giá trị cuộc sống. Sống đẹp sẽ giúp
các em có sức đề kháng trước những cám dỗ của những đồng tiền bất chính và
lối sống phung phí xa hoa, không bị biến chất và xuống cấp về đạo đức. Tuy

nhiên trên đây mới chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân tôi nên không tránh
khỏi những hạn chế, rất mong sự quan tâm góp ý của ban giám khảo, các bạn đồng
nghiệp và bạn đọc để cho đề tài này càng hồn thiện hơn và có sức lan tỏa rộng hơn.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải xác định giáo dục phòng chống tham nhũng trong mỗi
bài học là một nguyên lí giáo dục bắt buộc trong dạy học bộ mơn vì đặc trưng
của mơn GDCD có vai trị trực tiếp trong q trình hình thành ý thức chính trị,
hành vi đạo đức, pháp luật lối sống cho học sinh.
 - Giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về Luật phịng, chống tham nhũng,
khơng chỉ nắm vững chắc địa chỉ tích hợp của mơn GDCD mà còn biết lựa chọn
phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung tích hợp.
- Dạy tích hợp chủ đề giáo viên phải có năng lực sư phạm, nhiệt tình trách
nhiệm và có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung, liên hệ vấn đề nào để
truyền đạt tới học sinh các dễ hiểu bài, không bị nặng nề khô khan cứng nhắc,
quá tải đối với học sinh.
Đối với học sinh :
- Học sinh phải có thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc.
- Tích cực chủ động tìm hiểu Luật phịng chống tham nhũng, hiểu được việc
đấu tranh phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của học sinh và của toàn dân tộc.
- Quan tâm đến các vấn đề chính trị - kinh tế của đất nước và thế giới từ
đó xác định rõ mục đích học tập để trở thành những công dân tốt, thành cơng
bằng chính năng lực của mình.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam kết không coppy
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết SKKN
Nguyễn Thị Thủy

20



21



×