Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi HSG LS 7 2013 MV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.34 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT MÈO VẠC ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 7 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề). Câu 1 (5 điểm): Trình bày những diễn biến chính chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ? Chiến thắng đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta ? Câu 2 (2 điểm): Em hiểu thế nào về các thuật ngữ lịch sử sau: - Lãnh địa phong kiến. - Chế độ quân chủ. Câu 3 (6 điểm): Hãy trình bày công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đối với nước ta buổi đầu độc lập. Câu 4 (4 điểm): Hãy trình bày những đóng góp của nhân dân Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống Tống (thời Lý) và cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (thời Trần) Câu 5 (3 điểm): So sánh sự giống và khác nhau về cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba ------------------ HẾT---------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh ............................. SBD ....................................... Chữ kí GT1....................................... Chữ kí GT2..............................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT MÈO VẠC. Câu 1. HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 7 Nội dung cần đạt. * Diễn biến chính: - Cuối năm 938, đúng như dự kiến của Ngô Quyền , đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo hỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng cao. - Ngô Quyền cho toán thuyền nhẹ đánh nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc vượt qua trận địa cọc ngầm mà không biết - Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy, thuyền xô phải cọc nhọn phần lớn bị đắm. Hoằng Tháo tử trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. * Ý nghĩa: - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta và khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. Điểm 1 1 1. 2. Cộng: 5 điểm 2. 3. * Hiểu các thuật ngữ như sau: - Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất đai rộng lớn mà lãnh chúa chiếm được và nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến - Chế độ quân chủ: là thể chế nhà nước do vua đứng đầu * Ngô Quyền: - Người tổ chức và lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ Quốc - Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, của người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. * Đinh Bộ Lĩnh: - Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân. - Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ * Lê Hoàn: - Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. => Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh. 1,5 0,5 Cộng: 2 điểm 1 1. 0,5 1,5. 1 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ. Cộng: 6 điểm 4. 5. * Những đóng góp của nhân dân Hà Giang: - Trong cuộc kháng chiến chống Tống: tháng 10/ 1075, Lý Thường Kiệt thống lĩnh 10 vạn quân chia làm hai đạo thủy bộ tập kích sang đất Tống. Trong chiến dịch này, đạo quân bộ chủ yếu là trai tráng các dân tộc thiểu số của châu Nguyên Bình do các tù trưởng chỉ huy, đã lập nhiều chiến công đánh quân Tống trên đất Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm. - Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), vị tướng giỏi trấn thủ ở châu Tuyên Quang là Trần Nhật Duật đã khôn khéo chỉ huy quân chống giặc từ Vân Nam tràn xuống, thoát khỏi quỷ kế của địch, bảo toàn lượng lượng để chiến đấu lâu dài. 2. 2. Cộng: 4 điểm * Giống :Tránh thế giặc mạnh ban đầu, ta chủ động rút lui để 1 bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” *Khác: + Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của 1 Trương Văn Hổ để quân Mông – Nguyên không có lương thảo nuôi quân dồn chúng vào thế bị động, khó khăn + Chủ động bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu 1 diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta. Cộng: 3 điểm. Lưu ý: - Thí sinh viết bài phải theo hướng có mở bài, giải quyết vấn đề và kết luận - Khi trình bày thí sinh không được cộng đầu dòng, gạch đầu dòng hoặc đánh dấu hoa thị ... Nếu vi phạm, chỉ chấm ½ điểm của ý đó. - Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng của mình nhưng đảm bảo chuẩn kiến thức thì vẫn chấm điểm tối đa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×