Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.16 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG MỸ 4. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG. TÊN ĐỀ TÀI:. Tăng cường sử dụng tranh ảnh vật thật để làm tăng vốn từ cho học sinh lớp Hai/2 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4. Người thực hiện: Nguyễn Văn Quí Tháng: 01 - 2013.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục lục. I. Tóm tắt II. Giới thiệu III. Phương pháp Khách thể nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Đo lường và thu thập dữ liệu IV.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả Phân tích dữ liệu và kết quả Bàn luận kết quả V. Kết luận và khuyến nghị Kết luận Kiến nghị VI.Tài liệu tham khảo VII.Phụ lục tài liệu.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tên đề tài: Tăng cường sử dụng tranh ảnh vật thật để làm tăng vốn từ cho học sinh lớp Hai/2 Người thực hiện: Nguyễn Văn Quí Đơn vị: Trường TH Phong Mỹ 4 I.TÓM TẮT Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước, Chính vì vậy nhiều giáo viên trăn trở, suy nghĩ, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đó miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả hơn. Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đó khú, cũng phải biết dùng từ như thế nào cho phù hợp với văn cảnh, đúng ngữ pháp cần khá hơn. Vì vậy, dạy học cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Trong giờ Luyện từ và câu, việc làm giàu vốn từ được tổ chức thực hiện theo chủ điểm đó học và rèn cách sử dụng từ gắn với hoạt động giao tiếp. Kiến thức được ẩn trong hệ thống bài tập. Hệ thống các bài tập không tách rời phần từ và ngữ pháp mà đan xen với nhau. Việc tiến hành làm bài tập được diễn ra trong suốt một tiết học, thông qua các bài tập để rút ra kiến thức mới trong bài, vì vậy với học sinh trung bình và yếu để để tiếp thu, nắm bắt phương pháp mới này là khá vất vả. Trong giờ học số học sinh phát biểu ý kiến còn hạn chế với vốn từ của các em còn ít..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường Tiểu học Phong Mỹ 4 là một trường thuộc vùng ven của huyện Cao lãnh. Qua thời gian công tác, tôi nhận thấy vốn từ của đa số học sinh còn ít, thậm chí còn chưa biết tìm từ. Tình trạng này không thể chấp nhận được, bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc học tập của các em và đến cả cuộc sống của các em sau này. Từ đó, tôi nhận thấy cần tìm hiểu thực trạng của học sinh và qua đó có thể áp dụng một số giải pháp để góp phần định hướng cho việc giảng dạy luyện từ và câu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với phận môn luyện từ và câu ở lớp 2. Trên cở sở đó tôi đã đưa ra giải pháp cần phải tăng cường sử dụng phương pháp tranh ảnh vật thật để làm tăng vốn từ của học sinh lớp Hai/2,Trường Tiều học Phong Mỹ 4. Tôi đã tiến hành nghiên cứu được xây dựng trên thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động với 2 lớp tương đương (lớp Hai/2 là lớp thực nghiệm với 25 học sinh, lớp Hai/3 là lớp đối chứng với 23 học sinh), với khoảng cách 6 tuần. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng giải pháp mang lại có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của học sinh. Điều đó chứng tỏ tên đề tài: tăng cường sử dụng phương pháp tranh ảnh vật thật để làm tăng vốn từ của học sinh lớp Hai/2, Trường Tiều học Phong Mỹ 4 là Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng có hiệu quả. II.GIỚI THIỆU -Hiện trạng: Việc tiến hành một tiết Luyện từ và câu trong suốt tiết học, học sinh khi tìm các em còn thụ động, các em không nắm vững được vốn từ, khả năng trực quan tìm hiểu của các em còn mơ hồ nặng nề, bởi thế tranh ảnh vật thật có thể làm các em có ý tưởng tìm tòi sẽ tạo cho các em mở rộng thêm vốn từ và khắc sâu hơn. Từ đó tôi nhận thấy: Đa số các học sinh vùng nông thôn trước khi học thường không học qua các lớp mầm non, mẫu giáo. Chưa tiếp xúc với đồ chơi sinh động. Không có sân chơi cho các em. Các em không được xem nhiều tranh, ít được đọc nhiều sách. Chưa cảm nhận được nhiều về cảnh đẹp thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Riêng giáo viên do điều kiện còn khó khăn nên chưa có nhiều tranh ảnh vật thật mà chỉ dừng lại ở kiến thức và những kiến thức và một số tranh ảnh sẵn có trong sách giáo khoa. Đa số học sinh lớp tôi thường chưa nhận biết được từ ở phân môn luyện từ và câu. Vì vậy, trong khi giảng dạy tôi thường dành nhiều thời gian ở khâu sử dụng tranh ảnh vật thật. Sau đó gọi học sinh đọc lại nhiều lần, rồi viết các từ vào bảng con. -Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng tranh ảnh vật thật có làm tăng vốn từ của học sinh lớp Hai/2, Trường Tiểu học Phong Mỹ 4 không ? -Giả thuyết nghiên cứu: Có, sử dụng phương pháp tranh ảnh vật thật sẽ làm tăng vốn từ của học sinh lớp Hai/2,Trường Tiểu học Phong Mỹ 4. III. PHƯƠNG PHÁP 1.Khách thể nghiên cứu a.Giáo viên: Nguyễn Văn Quí giáo viên lớp Hai/2 là giáo viên lớp thực nghiệm. Bản thân là giáo viên nhiệt tình công tác, luôn tận tụy với công việc, luôn quan tâm đến học sinh, luôn thay đổi phương pháp dạy học của mình, là lớp một buổi/ ngày. Đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường. Nguyễn Ngọc Diễm giáo viên lớp Hai/3 là giáo viên lớp đối chứng. Cô là giáo viên nhiệt tình công tác, luôn tận tụy với công việc, luôn quan tâm đến học sinh, luôn thay đổi phương pháp dạy học của mình, là lớp một buổi/ ngày. Đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường. b.Học sinh: Học sinh lớp Hai/2 là học sinh lớp thực nghiệm, với tổng số là 25 học sinh trong đó có 1 học sinh giỏi, 8 học sinh khá, 14 học sinh trung bình, 2 học sinh yếu. Học sinh lớp Hai/3 là học sinh lớp đối chứng, với tổng số là 23 học sinh trong đó có 2 học sinh giỏi, 5 học sinh khá, 13 học sinh trung bình, 3 học sinh yếu. Lớp. Tổng số HS. HS nữ. Số HS khá, giỏi. Số HS yếu. Lớp Hai/3. 23. 11. 7. 3. (Lớp đối chứng).
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lớp Hai/2. 25. 11. 9. 2. (Lớp thực nghiệm) 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn lớp Hai/3 có 23 học sinh là lớp đối chứng, chọn lớp Hai/2 có 25 học sinh là lớp thực nghiệm, cả hai lớp đều được thực hiện hai bài kiểm tra. Bài kiểm tra trước tác động của lớp thực nghiệm được kí hiệu là 01, bài kiểm tra trước tác động của lớp đối chứng được kí hiệu là 02. Bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm được kí hiệu là 03, bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng được kí hiệu là 04. *Bảng thiết kế nghiên cứu Lớp. Lớp Hai/2. KT trước tác động. Tác động. 01. Tăng cường sử dụng tranh ảnh vật thật trong phân môn Luyện từ và câu. (Lớp thực nghiệm) Lớp Hai/3. KT sau tác động. 02. 03. 04. (Lớp đối chứng) * Bảng so sánh điểm trung bình trước tác động của hai nhóm Lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng. 6.08. 5.70. ĐTB P. 0.349. P= 0.349 > 0.05, từ đó cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình trước tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, sự chênh lệch này do các yếu tố ngẫu nhiên và hai lớp này được coi là tương đương với nhau. 3.Quy trình nghiên cứu Ngày dạy. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 24/10/2012. Hai/2. 10. Từ ngữ về họ hàng, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 31/10/2012. Hai/2. 11. Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà. 07/11/2012. Hai/2. 12. Từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy. 14/11/2012. Hai/2. 13. Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?. 21/11/2012. Hai/2. 14. 28/11/2012. Hai/2. 15. Từ ngữ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?. 05/12/2012. Hai/2. 16. Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?. 12/12/2012. Hai/2. 17. Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?(TT). Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi.. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Nội dung đề kiểm tra trước và sau tác động do cả hai giáo viên của hai lớp cùng thực hiện. Bài kiểm tra gồm 10 từ chỉ sự vật/15 phút. Đề kiểm tra đảm bảo được độ giá trị và độ tin cậy. Các bài kiểm tra đều sử dụng thang điểm 10, chấm bài theo đáp án đã xây dựng và theo phương thức chấm chéo (giáo viên lớp hai/2 chấm bài kiểm tra lớp hai/3 và giáo viên lớp Hai/3 chấm bài kiểm tra lớp Hai/2) để đảm bảo tính khách quan của đề tài. IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu và kết quả * Bảng điểm thống kê sau tác động LỚP NGHIỆM. THỰC LỚP ĐỐI CHỨNG. ĐIỂM TRUNG BÌNH. 8.36. 6.61. ĐỘ LỆCH CHUẨN. 0.86. 1.78. GIÁ TRỊ T-TEST P. 0.000081. CHÊNH LỆCH TB CHUẨN (SMD). 0.99. HỆ SỐ PEARSON R. 0.57. - Như kết quả trên đã chứng minh hai lớp trước tác động là tương đương..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kết quả kiểm tra sau tác động cho kết quả T-Test p = 0.000081<0.05 cho thấy sự chênh lệch rất có ý nghĩa, tức là điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng chính là do tác động mang lại. - Giá trị SMD = 0.99 so với bảng tiêu chí Cohen ở mức độ lớn cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp Tăng cường sử dụng phương pháp sử dụng tranh ảnh vật thật trong phân môn luyện từ và câu đến kết quả của lớp thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được kiểm chứng. * Biểu đồ so sánh điểm trước và sau tác động của hai lớp. 2. Bàn luận kết quả.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Kết quả điểm kiểm trung bình trước tác động của lớp thực nghiệm là 6.08, điểm trung bình trước tác động của lớp đối chứng là 5.70. Mặc dù có sự chênh lệch nhưng qua kiểm chứng cho thấy hai lớp là tương đương. - Kết quả điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 8.36, điểm trung bình sau tác động của lớp đối chứng là 6.61, độ chênh lệch điểm trung bình sau tác động là 1.75. Từ đó cho thấy điểm trung bình hai lớp có sự khác biệt lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. - Kết quả kiểm tra sau tác động cho kết quả T-Test p = 0.000081<0.05 cho thấy sự chênh lệch rất có ý nghĩa, tức là điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng chính là do kết quả tác động mang lại. - Chênh lệch trung bình chuẩn SMD = 0.99 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động lớn. -Hệ số tương quan pearson r = 0.57 so với bảng hopkins ở mức độ lớn chứng tỏ giải pháp tác động rất đều lên các đối tượng. *Hạn chế của nghiên cứu: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng học trái buổi nhau nên gặp một ít khó khăn trong việc thu thập tài liệu. V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Qua các kết quả thu thập được sau nghiên cứu có thể nói giả thuyết nghiên cứu của tôi đưa ra là đúng đắn. Việc tăng cường sử dụng phương pháp tranh ảnh vật thật có làm tăng vốn từ của học sinh lớp Hai/2 trường tôi. Giải pháp mang lại mức độ ảnh hưởng cao, gọn nhẹ, dễ thực hiện mang tính khả thi mà bấtt cứ giáo viên nào, trong hoàn cảnh nào cũng làm được. 2.Khuyến nghị Đối với cấp quản lí: cần quan tâm nhiều đến công tác giảng dạy của giáo viên, mở nhiều chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu cho giáo viên học tập kinh nghiệm. Đối với giáo viên: không ngừng học tập, nâng cao tây nghề, tích lũy nhiều kinh nghiệm thông qua các buổi học tập chuyên đề. Ngoài ra cần học tập ở bạn đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy ngày càng tốt hơn. Với khả năng có hạn và thời gian viết đề tài ngắn, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, mong các cấp lãnh đạo và bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có thể hoàn thiện đề tài này hơn..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tôi xin cân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Người thực hiện. Nguyễn Văn Quí.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu khoa học sư phạn ứng dụng (Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt-Bỉ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề “vật chất và năng lượng” thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học (học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Sông Đà) (do Đinh Thị Thảo, Vũ Thị Thê, Nguyễn Thị Thìn – trường CĐSP Hòa Bình. Bùi Văn Ngụi- Sở GD&ĐT Hòa Bình.) Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng việt 2 – Nhà xuất bản Giáo dục. VII. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI 1. Bài kiểm tra trước và sau tác động của 02 lớp. 2. Bài soạn minh họa. 3. Danh sách lớp và các điểm số minh chứng. 4. Bảng tính các số liệu..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD TRƯỜNG TH PHONG MỸ 4 NĂM HỌC 2012 - 2013. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Tăng cường sử dụng tranh ảnh vật thật để làm tăng vốn từ cho. học sinh lớp Hai/2 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4. Họ và tên người viết: Nguyễn Văn Quí Đơn vị: Trường TH Phong Mỹ 4 Môn: Luyện từ và câu TT. Tiêu chí đánh giá. 1. Tên đề tài : - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động; - Có ý nghĩa thực tiễn. Hiện trạng: - Nêu được hiện trạng; - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng; - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết. Giải pháp thay thế - Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế; - Giải pháp khả thi và hiệu quả; - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu - Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi. - Xác định được giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế: Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu. Đo lường: - Xây dựng được thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu; - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. Phân tích dữ liệu và bàn luận - Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế; - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu. Kết quả : - Kết quả nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục; - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược,(minh chứng) ...; Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế. Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài Kế hoạch bài học, bài kiểm tra/ bảng kiểm, thang đo/ băng. 2. 3. 4. 5 6. 7. 8. 9. Nhận xét. Điểm tối đa 5 5. 20. 5 5 5. 5. 30. 15. Điểm chấm.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 10. hình, dữ liệu thô ... (đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục) Trình bày báo cáo: - Văn bản viết cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp. Tổng cộng. 5 100. Xếp loại: Ghi chú: Dưới 50 điểm: Không đạt; Từ 50 đến 69 điểm: Xếp loại Đạt; Ttừ 70 đến 85 điểm: Xếp loại Khá; Từ 86 đến 100: Xếp loại tốt (A).. NGƯỜI ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên).
<span class='text_page_counter'>(14)</span>