Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lê Thanh Tùng
Hà Nội - 2011

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO
CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CỦA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lê Thanh Tùng

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO
CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CỦA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số:

: 62.31.09.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Văn Phức

Hà Nội – Năm 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi tới GS.TS. Đỗ Văn Phức
giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận án, sự
khuyến khích, động viên của thầy đã giúp tơi vượt qua những khó khăn trong
q trình nghiên cứu để hồn thành luận án.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo của Khoa Kinh
tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô giáo của Đại học Kinh
tế quốc dân, Đại học Giao thông vận tải đã giảng dạy, phản biện chuyên đề, luận
án, giúp tơi có định hướng rõ ràng hơn trong q trình thực hiện và hồn thành
luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, cán bộ Viện
Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đối với tơi trong q
trình học tập và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghiên cứu sinh

LÊ THANH TÙNG


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh

LÊ THANH TÙNG


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 01
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 06
1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................... 06
1.2. Tình hình nghiên cứu ở các nước ............................................................................. 09
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỰ BÁO CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ 15
2.1. Cơ sở lý luận của cầu đào tạo lái xe ô tô................................................................... 15
2.1.1. Khái niệm cầu đào tạo lái xe ô tô .................................................................. 15
2.1.2. Phân loại cầu đào tạo lái xe ô tô ..................................................................... 20
2.1.3. Đặc điểm của cầu đào tạo lái xe ô tô .............................................................. 21
2.1.4. Xu hướng phát triển của cầu đào tạo lái xe ô tô trên thế giới ......................... 22
2.2. Cơ sở lý luận của dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô....................................................... 27
2.2.1. Khái niệm dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô ....................................................... 27
2.2.2. Phân loại dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô ........................................................ 29

2.2.3. Nguyên tắc dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô ..................................................... 30
2.2.4. Các phương pháp sử dụng cho dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô ...................... 32
CHƯƠNG 3 – XÂY DỰNG HÀM CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
CỦA VIỆT NAM ............................................................................................................. 50
3.1. Tổng quan cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam thời gian qua ................................ 50
3.2. Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cầu đào tạo lái xe ô tô ........................ 54
3.2.1. Ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người............................................... 54
3.2.2. Ảnh hưởng của số lượng xe ô tô lưu hành ..................................................... 58
3.2.3. Ảnh hưởng của nhu cầu vận tải đường bộ ..................................................... 60


iv

3.2.4. Ảnh hưởng của học phí đào tạo lái xe ô tô .................................................... 62
3.2.5. Ảnh hưởng của dân số .................................................................................... 64
3.2.6. Ảnh hưởng của thị hiếu người dân đối với lái xe ơ tơ ................................... 67
3.2.7. Ảnh hưởng của chính sách Nhà nước ............................................................. 69
3.3. Xây dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam ............................................... 75
3.3.1. Chỉ định phương pháp nghiên cứu ................................................................ 75
3.3.2. Chỉ định mơ hình hàm cầu đào tạo lái xe ơ tơ ................................................ 77
3.3.3. Xây dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân của Việt Nam ....................... 81
3.3.4. Xây dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề của Việt Nam ................... 95
CHƯƠNG 4 – DỰ BÁO CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CỦA VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020 ................................................................................................................

107

4.1. Dự báo các biến giải thích trong mơ hình hàm cầu (3.11) và (3.14) ....................... 107
4.1.1. Dự báo giá trị của biến số lượng xe ô tô cá nhân tăng thêm mỗi năm .......... 107
4.1.2. Dự báo giá trị của biến khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

tăng thêm mỗi năm ........................................................................................ 108
4.1.3. Dự báo giá trị của biến khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ
tăng thêm mỗi năm ........................................................................................ 109
4.1.4. Dự báo giá trị biến học phí thực của đào tạo lái xe ô tô cá nhân ................... 110
4.2. Dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam đến năm 2020 .................................... 112
4.2.1. Dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân của Việt Nam đến năm 2020. ........... 114
4.2.2. Dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề của Việt Nam đến năm 2020 ........ 117
4.2.3. Dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam đến năm 2020 ........................ 120
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 124
DẠNH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 127
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 135


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Tổng cục ĐBVN

Tổng cục Đường bộ Việt Nam

EVIEWS

Phần mềm trợ giúp kinh tế lượng

Econometrics views

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

Gross Domestic Product

GPLX

Giấy phép lái xe

GTVT

Giao thông vận tải

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

Asia Development Bank


International Monetary
Fund

JICA

Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật
Bản

Japan International
Cooperation Agency

Luật GTĐB

Luật Giao thông đường bộ

IRTAD

Tổ chức nghiên cứu và phân tích số International Traffic
liệu an tồn giao thơng quốc tế
safety data and Analysis
Group

SPSS

Phần mềm phục vụ phân tích thống Statistical Package for
kê kinh tế xã hội
Social Sciences

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

UBATGTQG
WB

Ủy ban An tồn giao thơng quốc
gia
Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1

Tỷ lệ dân số sở hữu GPLX ô tô tại một số quốc gia trên thế
giới

24

Bảng 3.1

Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

55

Bảng 3.2

Số liệu thống kê của các biến trong mơ hình (3.3) giai đoạn
2001 - 2010

82

Bảng 3.3

Thống kê mơ tả các biến mơ hình (3.3) giai đoạn 2001 - 2010

83

Bảng 3.4


Kiểm định nghiệm đơn vị của các biến trong mơ hình (3.3)

86

Bảng 3.5

Kiểm định nghiệm đơn vị của các biến trong mơ hình (3.3)

86

Bảng 3.6

Các giá trị đặc trưng của kiểm định DW = 0

88

Bảng 3.7

Kết quả kiểm định đồng tích hợp giữa biến phụ thuộc và các
biến giải thích mơ hình (3.3)

88

Bảng 3.8

Kết quả phân tích lựa chọn các biến giải thích mơ hình (3.3)

89

Bảng 3.9


Số liệu thống kê của các biến trong mơ hình (3.12) giai đoạn
1996 - 2010
Thống kê mơ tả các biến mơ hình (3.12) giai đoạn 1996 2010

Bảng 3.10

97
98

Bảng 3.11

Kiểm định nghiệm đơn vị của các biến trong mô hình (3.12)

99

Bảng 3.12

Kết quả kiểm định đồng tích hợp giữa biến phụ thuộc và các
biến giải thích mơ hình (3.12)

100

Bảng 3.13

Kết quả phân tích lựa chọn các biến giải thích mơ hình (3.12)

100

Bảng 4.1


Kết quả dự báo số lượng ơ tô cá nhân tăng thêm mỗi năm giai
đoạn 2011 - 2020
Kết quả dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường
bộ tăng thêm mỗi năm giai đoạn 2011 – 2020
Kết quả dự báo khối lượng hành khách vận chuyển bằng
đường bộ tăng thêm mỗi năm giai đoạn 2011 - 2020
Kết quả dự báo mức học phí thực của đào tạo lái xe ô tô cá
nhân giai đoạn 2011 - 2020
Kết quả dự báo lượng cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân
giai đoạn 2011 – 2020 với mức học phí thực phương án thấp
Kết quả dự báo lượng cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân
giai đoạn 2011 – 2020 với mức học phí thực phương án cao

Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6

108
109
110
112
116
117


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Tên bảng
Kết quả dự báo lượng cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề
giai đoạn 2011 – 2020
Kết quả dự báo lượng cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020 với mức học phí thực phương án thấp
Kết quả dự báo lượng cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020 với mức học phí thực phương án thấp

Trang
119
120
121


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số thứ tự

Tên hình

Trang

Hình 2.1


Các yếu tố hình thành cầu đào tạo lái xe ô tô

16

Hình 2.2

Mối quan hệ giữa lượng cầu đào tạo lái xe ơ tơ và học phí

17

Hình 2.3

Đường cầu đào tạo lái xe ơ tơ của Việt Nam

21

Hình 2.4

Số lượng xe ô tô trên 1000 dân tại một số quốc gia-2002

23

Hình 2.5

Đường cong mơ tả sự tương tự có độ trễ theo thời gian của hiện
tượng kinh tế xã hội tại các vùng khác nhau

44


Hình 3.1

Quản lý Nhà nước về đào tạo lái xe ơ tơ

50

Hình 3.2

Lượng cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam giai đoạn 2001 2010
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và GDP đầu người thực giai đoạn
1994-2010

Hình 3.3

52
56

Hình 3.4

Số lượng ơ tơ lưu hành giai đoạn 2001-2010

59

Hình 3.5

Khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách và GDP danh nghĩa
giai đoạn 1996 -2010

62


Hình 3.6

Dân số thành thị và dân số cả nước giai đoạn 2001 - 2010

66

Hình 3.7

Hiệu tác mạng lưới thuận - Hiệu ứng thị hiếu, trào lưu

68

Hình 3.8

Phát triển đường bộ của Việt Nam giai đoạn 2004-2009

71

Hình 3.9

Đồ thị biến thiên của các biến trong mơ hình hồi quy (3.3)

83

Hình 3.10

Kết quả tính tốn hệ số TIC của mơ hình hồi quy (3.11)

94


Hình 3.11

Đồ thị biến thiên của các biến trong mơ hình hồi quy (3.12)

98

Hình 3.12

Kết quả tính tốn hệ số TIC của mơ hình hồi quy (3.14)

104

Hình 4.1

Kết quả dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam đến năm
2020

121


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Sau hơn hai thập kỷ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế
Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, quan trọng trên các phương diện tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình qn đầu người, cơng tác xóa đói giảm
nghèo, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, cải
thiện vấn đề nhà ở… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì trong bối cảnh
hiện nay các vấn đề liên quan đến giao thông vận tải, giao thông đơ thị, an tồn

giao thơng, tai nạn giao thơng nói chung đang ngày càng trở nên gay gắt, bức
thiết mà một trong số đó chính là vấn đề số lượng người dân học lái xe ô tô đang
tăng nhanh, đặc biệt tại các đô thị lớn và tại các khu vực kinh tế trọng điểm của
quốc gia.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng số lượng người dân có cầu đào tạo lái
xe ô tô của Việt Nam sẽ lên đến nhiều triệu người trong vòng một thập kỷ tới và
dự báo trong các thập kỷ tiếp theo có thể lên đến hàng chục triệu người, liên
quan đến hàng triệu hộ gia đình khi Việt Nam trên con đường trở thành quốc gia
phát triển.
Cũng qua đó cho thấy đối với Việt Nam đào tạo lái xe ơ tơ chính là một
trong những lĩnh vực đào tạo phải phục vụ cho số lượng người học nhiều nhất
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xu hướng này sẽ tiếp diễn cả trong các
thập kỷ tiếp theo. Hệ quả kéo theo là hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội phát
sinh địi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan cần phải được quan tâm đầu tư,
nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Từ thực tiễn giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội tại Việt Nam và thế giới thì đều thấy rằng thỏa mãn hiệu quả cầu
đào tạo lái xe ô tô không chỉ đơn thuần là đáp ứng một nhu cầu xã hội mà cịn
phục vụ u cầu phát triển giao thơng vận tải nói riêng và xã hội nói chung theo
hướng bền vững, góp phần quan trọng nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phục
vụ nhu cầu vận tải của nền kinh tế nhằm đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa trong thời gian tới.


2

Trước những thách thức đặt ra của quá trình phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế, thực hiện yêu cầu phát triển “đi tắt, đón đầu, tránh nguy cơ tụt
hậu”, trước tình hình đó nhằm giúp các cơ quan chức năng có được một cơng cụ
tin cậy trong dự báo cầu đào tạo lái xe ơ tơ thì việc xác định được hàm cầu đào
tạo lái xe ô tô và xây dựng một quy trình dự báo có tính khoa học, khách quan là

hết sức cần thiết. Thực tiễn đã chỉ rõ không thể thực hiện tốt việc xây dựng quy
hoạch, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch khi thiếu thông tin, kết quả
thực hiện của công tác dự báo. Do đó, kết quả thu được của nghiên cứu dự báo
cầu đào tạo lái xe ô tô đảm bảo tính tin cậy thì cũng là một trong những cơ sở
khoa học phục vụ quá trình hoạch định các chiến lược, chính sách kinh tế xã hội
có liên quan càng phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả khi đi vào cuộc
sống. Bên cạnh đó, nếu kết quả nghiên cứu dự báo cầu đào tạo lái xe ô tơ đủ tin
cậy thì cũng là góp phần thiết thực nhằm cung cấp cho các cơ quan chức năng
thêm cơ sở khoa học cho việc đưa ra các chính sách nhằm kiềm chế tai nạn giao
thông, thực hiện lái xe an tồn, nâng cao an tồn giao thơng nhằm phục vụ an
sinh xã hội, phát triển kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Các câu hỏi đang đặt ra cần có hướng trả lời là liệu đào tạo lái xe ơ tơ có
phải là một loại hình dịch vụ hay khơng ? Nếu là một loại dịch vụ thì nó có
những điểm riêng khác biệt nào so với các loại hình dịch vụ thơng thường ?
Tiếp theo là có thể dùng lý thuyết hàm cầu của kinh tế học để ước lượng hàm
cầu đào tạo lái xe ô tô hay không ? Nếu giải quyết được những câu hỏi này thì
việc thực hiện xây dựng quy trình dự báo và đưa ra kết quả dự báo cầu đào tạo
lái xe ô tô sẽ được tiến hành như thế nào ?
Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giải quyết các vấn
đề trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô
của Việt Nam đến năm 2020” để thực hiện nghiên cứu luận án tiến sĩ.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là vận dụng lý thuyết kinh tế học để xây
dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam.
Trên cơ sở hàm cầu đào tạo lái xe ô tô xác định được tiến hành xây dựng

quy trình dự báo và đưa ra kết quả dự báo như là một công cụ phục vụ hoạch
định chính sách, lập kế hoạch khách quan và khoa học.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số
phương pháp sau đây:
-

Phương pháp hồi quy

-

Phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian

-

Phương pháp mơ hình hóa thống kê

-

Các phương pháp phân tích, kiểm định của kinh tế lượng

-

Các phương pháp phân tích, mô tả của thống kê.
Các phương pháp trên được tác giả sử dụng với sự trợ giúp của phần

mềm EVIEWS 6.0

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt
Nam. Trong đó, luận án phân chia thành hai đối tượng là cầu đào tạo lái xe ô tô
cá nhân và cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề.
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau: tập trung vào
phân tích, nghiên cứu cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân trong giai đoạn 2001 –
2010 và cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề trong giai đoạn 1996-2010.

5. Những đóng góp khoa học của luận án
-

Đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận của cầu đào tạo lái xe ô tô,
một loại cầu dịch vụ đặc thù của nền kinh tế nhưng cho đến nay chưa có tác
giả trong nước nào thực hiện nghiên cứu chuyên sâu. Đặc biệt luận án đã
phát hiện và làm rõ được vai trò điều tiết của Nhà nước đối với cầu đào tạo
lái xe ơ tơ, qua đó nêu bật được sự khác biệt của cầu đào tạo lái xe ô tô với


4

các loại cầu dịch vụ thông thường khác. Đây là đóng góp mới về mặt học
thuật nhằm phục vụ việc nghiên cứu các loại cầu hàng hóa, dịch vụ của nền
kinh tế, đặc biệt là các loại cầu dịch vụ chịu sự điều tiết của Nhà nước.
-

Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cầu đào tạo lái xe ơ tơ, trong đó
có sự chia tách đối với cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân và cầu đào tạo lái xe ô
tô hành nghề.

-


Luận án thành công trong việc xây dựng hàm cầu theo hướng tiếp cận hàm
sản xuất Cobb–Douglas để xây dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân và
hàm cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề của Việt Nam. Qua đó chứng minh
bằng thực nghiệm sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb–Douglas trong
việc xây dựng một hàm cầu dịch vụ đặc thù của nền kinh tế. Đây cũng là
đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án.

-

Luận án thành công trong việc định lượng ảnh hưởng dưới dạng độ co giãn,
đóng góp biên và đưa 3 biến: học phí thực, số lượng xe ơ tô cá nhân tăng
thêm mỗi năm và thị hiếu vào mơ hình hàm cầu đào tạo lái xe ơ tơ cá nhân.
Hàm cầu đào tạo lái xe ô tô cá nhân của Việt Nam được xác định như sau:

lnDRI1t = 1,5741 – 0,4132ln(Pt) + 1,1398ln(CAR1t) + 0,5608(PREt)
Thành công trong việc định lượng ảnh hưởng dưới dạng độ co giãn, đóng
góp biên và đưa 3 biến: khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
tăng thêm mỗi năm, khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ tăng
thêm mỗi năm và chính sách đổi mới kinh tế vào mơ hình hàm cầu đào tạo
lái xe ô tô hành nghề. Hàm cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề của Việt Nam
được xác định như sau:

lnDRI2t = 6,5784 + 0,4783ln(GOOt) + 0,5873ln(PASt) + 0,1263 (POLt)
Hai hàm cầu nói trên cũng là đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn của
luận án trong thực nghiệm xây dựng các hàm cầu dịch vụ của nền kinh tế.
-

Luận án thành công trong dự báo các biến giải thích trong mơ hình hàm cầu
đào tạo lái xe ô tô cá nhân và hàm cầu đào tạo lái xe ô tô hành nghề. Từ đó
đưa ra kết quả dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam đến năm 2020.



5

6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận của dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô
Chương 3: Xây dựng hàm cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam
Chương 4: Dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam đến năm
2020


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu dự báo nhu cầu hàng hóa, dịch vụ là một trong những chủ đề
được nhiều nhà nghiên cứu trong nước thực hiện trong thời gian gần đây. Trong
lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) thì những nghiên cứu này chủ yếu là các
nghiên cứu về dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa, vận tải hành khách hoặc dự báo
nhu cầu vận tải một ngành trong lĩnh vực GTVT như: nghiên cứu của Nghiên
cứu sinh Cao Ngọc Châu (1994) “Hoàn thiện một số phương pháp dự báo nhu
cầu vận tải và ứng dụng trong vận tải hành khách”[10]; của TS Hồng Tùng
(2003) “Phân tích dự báo nhu cầu vận tải đường sắt”[45]; nghiên cứu của TS
Trịnh Văn Chính và ThS Vương Tấn Đức (2006) “Dự báo nhu cầu đi lại cho

metro”[49] hay nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Xuân Đào và TS Nguyễn Hữu
Đức (2005) “Study on the ownership of motorcycles in Viet Nam -nghiên cứu
vấn đề sở hữu xe máy tại Việt Nam”[84] hoặc của tác giả Đỗ Tiến Dũng (2005)
thực hiện “Phân tích một số ưu, nhược điểm của các phương pháp dự báo lượng
hàng thường áp dụng trong quy hoạch cảng Việt Nam”[16], ngồi ra cịn có
nghiên cứu của TS Lã Văn Chăm (2008) “một số vấn đề về nội dung và phương
pháp dự báo nhu cầu sân bay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam”
[46]… Các nghiên cứu này đã trình bày một số phương pháp sử dụng cho dự
báo, trong đó nổi bật là các phương pháp ngoại suy và phương pháp hồi quy,
đặc biệt là phương pháp hồi quy được sử dụng khá hiệu quả trong việc dự báo
một số nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của ngành GTVT. Gần đây, Bộ GTVT cũng
ban hành “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn
2011-2020”[7], trong đó có tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực ngành GTVT
bằng phương pháp hồi quy với mơ hình hồi quy đa nhân tố và đưa ra kết quả dự
báo đến năm 2020 của số lao động toàn ngành GTVT và của lĩnh vực vận tải
xếp dỡ (đường bộ), tuy nhiên quy hoạch cũng chưa đề cập đến dự báo cầu đào


7

tạo lái xe ô tô của Việt Nam. Như vậy, tổng quan các cơng trình nghiên cứu cho
đến nay tại Việt Nam thì hầu hết đều chưa thấy đề cập đến nghiên cứu cầu đào
tạo lái xe ô tô và dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô hoặc nếu có thì chỉ đưa ra phân
tích dự báo định tính cầu đào tạo lái xe ơ tơ chứ chưa nâng lên thành đối tượng
nghiên cứu. Do đó cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tiến hành xây dựng
cơ sở lý luận về cầu đào tạo lái xe ô tô để trên cơ sở đó thực hiện nghiên cứu
chuyên sâu về cầu đào tạo lái xe ô tô và tiến hành dự báo cầu đào tạo lái xe ô tô
của Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó trong thời gian qua, các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam
đã hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ Pháp, Nhật Bản, Malaysia, Đài

Loan, Ngân hàng WB, ngân hàng ADB và các tổ chức quốc tế như DFID, JICA,
KFW, GTZ… tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích tình hình, xác định những
nhân tố ảnh hưởng nhằm tiến hành một số dự án nghiên cứu trong lĩnh vực
GTVT về giao thông đường bộ, giao thông đô thị tại Việt Nam như: nghiên cứu
của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC-Japan Bank for International
Cooperation) với sự hợp tác của Bộ GTVT (1999) “nghiên cứu về giao thông
công cộng của khu vực thành thị tại Việt Nam”[79]; Nghiên cứu thực hiện bởi
cơ quan phát triển quốc tế New Zealand (New Zealand Agency for International
Development) và Ủy ban ATGTQG Việt Nam (2004) “nghiên cứu triển khai
giao thông đường bộ an toàn của Việt Nam”[88] hay hợp tác giữa Bộ GTVT
với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (2007) nhằm thực hiện “nghiên cứu
quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam”[55] và Nghiên
cứu của UBND Tp Hà Nội và JICA (2006) trong dự án “phát triển giao thông
đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội”[56]; nghiên cứu giữa Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Tokyo trong dự án “Ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam-những việc cần làm để triển khai thực hiện quy
hoạch ngành”[29]… Các nghiên cứu này đều có sự trợ giúp, phối hợp thực hiện
của các chuyên gia nghiên cứu nước ngoài nên phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập
đến nhiều vấn đề thời sự, liên quan đến nhiều đối tượng trong và ngồi ngành
GTVT. Tuy nhiên, tổng quan thì tác giả luận án nhận thấy hầu hết các cơng
trình nghiên cứu đều chưa thực hiện nghiên cứu về cầu đào tạo lái xe ô tô, chưa


8

thấy xây dựng được quy trình dự báo. Trong các nghiên cứu này nhìn chung nếu
có đề cập đến vấn đề đào tạo lái xe ô tô và cầu đào tạo lái xe ơ tơ thì chỉ thực
hiện bằng phân tích định tính nên kết quả thu được cịn hạn chế về tính khoa
học, điểm chung là đều chưa nêu được các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
cầu đào tạo lái xe ô tô.

Trong giai đoạn vừa qua cịn có sự hợp tác giữa các một số nhà khoa học
trong nước với các chuyên gia nước ngoài để thực hiện các nghiên cứu có liên
quan dự báo nhu cầu GTVT như nghiên cứu của tập thể GS.TS Hsu Tien Pen
(Đài Loan), GS.TS Mohd Sadullah (Malaysia) và GS.TS Nguyễn Xuân Đào
(2003) “Comparative analysis of motorcycle utilization and forecasting model
of motorcycle ownership of Eastern Asian Countries – Taiwan, Malaysia and
Viet Nam - nghiên cứu so sánh về sử dụng xe máy và mơ hình dự báo nhu cầu xe
máy tại một số nước Đông Á – Đài Loan, Malaysia và Việt Nam”[75] và cũng
các nhà khoa học này thực hiện “Motorcycle ownership and utility analysis by
questionaire survey Taiwan, Malaysia and Viet Nam -Sở hữu xe máy và phân
tích mức thỏa dụng bằng phương pháp điều tra phỏng vấn tại Đài Loan,
Malaysia và Việt Nam”[76] hay nghiên cứu của tập thể chuyên gia TS
Singhasivanon, TS Kaewkungwal (thuộc Đại học Mahidol – Thái Lan) và TS
Trịnh Văn Hùng (2006) “nghiên cứu về hiện trạng, các nhân tố rủi ro và tử
vong do tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Việt
Nam”[97]… Nhìn chung, các nghiên cứu này đều có chất lượng cao và đã làm
phong phú phương pháp luận về nghiên cứu dự báo nhu cầu GTVT, cung cấp
kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu từ một số quốc gia phát triển tuy nhiên tác giả
luận án cũng thấy rằng do phạm vi nghiên cứu rộng và đối tượng nghiên cứu đa
dạng chứ không tập trung hướng vào nghiên cứu cầu đào tạo lái xe ô tô do đó
nếu có đề cập đến cầu đào tạo lái xe ơ tơ thì cũng chỉ dừng lại ở phân tích định
tính hoặc sử dụng phương pháp phân tích thống kê để so sánh về tình hình sở
hữu giấy phép lái xe ô tô tại các quốc gia.
Như vậy, tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trên thì cho thấy số
nghiên cứu có đề cập đến cầu đào tạo lái xe ơ tơ là rất ít, cũng chưa có nghiên
cứu nào tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo lái xe ô tô,


9


xây dựng hàm cầu và quy trình dự báo. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu đã cho
thấy nổi lên phương pháp hồi quy là phương pháp được sử dụng khá hiệu quả
trong phục vụ nghiên cứu dự báo cầu hàng hóa, dịch vụ của ngành GTVT. Bên
cạnh đó phương pháp hồi quy cũng tỏ ra thích hợp đối với dự báo một đối tượng
nghiên cứu mới như cầu đào tạo lái xe ơ tơ của Việt Nam và qua đó giúp tác giả
trong việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho luận án.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC
Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới thì dự báo nhu cầu GTVT là một
trong những chủ đề kinh tế xã hội rất được các nhà nghiên cứu quan tâm. Từ đó
các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án cũng
khá đa dạng, trong đó nổi lên có một số nghiên cứu sau đây.
Ngay từ những năm 1980 tại Mỹ có nghiên cứu của tác giả Ruth H. Asin
(1980) [90] về vấn đề cầu đào tạo lái xe ô tô trong giai đoạn 1969-1977. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê đã có kết luận về mối quan hệ
giữa thu nhập của hộ gia đình và cầu đào tạo lái xe ô tô theo chiều hướng tỷ lệ
thuận. Cũng trong nghiên cứu đã cho thấy 80,8% dân số từ 16 tuổi trở lên có
GPLX ơ tơ, trong đó tỷ lệ GPLX ô tô tăng trung bình 7,2% trong thời kỳ nghiên
cứu. Vào thời điểm năm 1977 tại Mỹ thì tỷ lệ nam giới có GPLX ơ tơ là 89,1%
và tỷ lệ nữ giới có GPLX ơ tơ là 72,3%.
Bên cạnh đó, các tác giả Button, Pearman và Fowkers (1982) [63] sử
dụng phương pháp hồi quy để xây dựng mơ hình dự báo tỷ lệ sở hữu ô tô trên
1000 dân tại Anh. Qua kết quả phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến cầu xe ơ tơ thì các nhà nghiên cứu đã đưa cầu đào tạo lái xe ơ tơ thành một
trong những biến giải thích để xây dựng mơ hình phục vụ dự báo tỷ lệ sở hữu ô
tô trong tương lai.
Cũng trong thập kỷ 1980, tại Nhật Bản, các tác giả T. Kawashima and H.
Ogasawara (1989) [95] sử dụng phương pháp phân tích thống kê, thông qua việc
xác định tỷ lệ gia tăng số lượng GPLX ô tô để thực hiện nghiên cứu dự báo cầu
đào tạo lái xe ô tô của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2050. Nghiên



10

cứu xây dựng mơ hình phục vụ dự báo bao gồm 2 biến giải thích là: mức dân số
thực tế có phân theo giới tính và nhóm tuổi; mức dân số dự báo có phân theo
giới tính và nhóm tuổi giai đoạn 1990 - 2050 và số lượng GPLX ô tơ có phân
theo giới tính và nhóm tuổi. Kết quả nghiên cứu đưa ra được kết quả dự báo tỷ
lệ tăng của lượng cầu đào tạo lái xe ô tô của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 2000 và giai đoạn 2001-2050.
Tại khu vực Đơng Nam Á có nghiên cứu của các tác giả Mohd Sadullah
và Leong Lee Vien (2003) [82] về vấn đề sở hữu xe máy tại Malaysia. Thông
qua kết quả điều tra bằng phương pháp khảo sát phỏng vấn đã cho thấy sự tương
quan giữa cầu đào tạo lái xe ô tô và số xe máy được đăng ký theo hướng nếu số
xe máy đăng ký mới giảm xuống thì số lượng GPLX ơ tơ tăng lên, phản ánh sự
thay thế của xe ô tô đối với xe máy trong việc phục vụ đi lại của các hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu này tiếp tục được các tác giả được khẳng định qua mơ hình
dự báo cầu xe máy thì hệ số hồi quy thu được của biến GPLX ô tô mang dấu
âm, phản ánh quan hệ nghịch biến.
Tại Đài Loan, tác giả Hsu Tien Pen (2005) [96] đã nghiên cứu mối quan
hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng xe máy, tỷ lệ tăng trưởng ô tô và tỷ lệ tăng trưởng
GDP của Việt Nam, Malaysia, Đài Loan. Trong đó, tác giả sử dụng phương
pháp mơ hình hóa thống kê để biểu diễn hệ số MC (số lượng xe máy chia số
lượng ô tô) tại Nhật Bản trong giai đoạn từ 1953 đến 2001 cho thấy thời gian
đầu số lượng xe máy lớn hơn ô tô rất nhiều nhưng đến những năm đầu thập kỷ
70 thì số lượng xe máy giảm mạnh và số lượng ô tô tăng nhanh. Đây là một mơ
hình có thể phát triển nhằm áp dụng cho nghiên cứu cầu xe ô tô, cầu xe máy và
các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan (trong đó có cầu đào tạo lái xe ô tô) tại
các quốc gia đang phát triển khu vực Đơng Á như Việt Nam.
Tại Nhật Bản thì tác giả Hirota Keiko (2006) [74] cũng thành công trong
việc đưa cầu đào tạo lái xe ô tô là một trong ba biến giải thích để xây dựng mơ

hình dự báo cầu xe ô tô đến năm 2030, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương
quan tương đối chặt giữa cầu đào tạo lái xe ô tô với cầu xe ô tô của xã hội. Tác
giả chỉ ra xu hướng tác động là: nếu người dân có cầu đào tạo lái xe ơ tơ và có
GPLX ở giai đoạn trước thì trong ngắn hạn họ sẽ sở hữu xe ô tô, do đó làm


11

lượng xe ô tô lưu hành tăng lên. Nghiên cứu cũng thành công trong việc xây
dựng hàm hồi quy theo hướng tiếp cận dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas dạng
tuyến tính loga phục vụ dự báo.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Nhật BảnJAMA (Japan Automobile Manufacturers Association) (2004) [73] với số liệu
thống kê trong giai đoạn 1965-2001 tại Nhật Bản cũng cho thấy sự tương quan
chặt giữa cầu đào tạo lái xe ô tô và cầu xe ô tô của xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu
của JAMA còn phát hiện một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm là trong giai đoạn
1965-2001 thì cầu đào tạo lái xe ơ tơ của nữ giới tăng mạnh hơn nam giới, đặc
biệt trong giai đoạn 1965-1980, điều này cho thấy phụ nữ Nhật Bản có xu
hướng ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động xã hội và làm cho số lượng lao
động nữ giới tham gia vào nền kinh tế tăng lên, phản ánh sự liên quan đến xu
hướng tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản thời kỳ nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu gồm Bijun Han, Karl Lennart Bang và Staffan Algers
(2001) [62] đã sử dụng phương pháp hồi quy để tiến hành nghiên cứu xây dựng
mơ hình đánh giá ảnh hưởng của cầu xe ô tô tới cầu đào tạo lái xe ô tô tại Thụy
Điển. Nghiên cứu đã cho thấy sự tương quan giữa số lượng GPLX ô tô và số
lượng xe ô tơ tại các hộ gia đình theo xu hướng số lượng xe ơ tơ tăng thì số
lượng người có GPLX ô tô cũng tăng lên. Tuy nhiên, số lượng GPLX ô tô có xu
hướng tăng nhanh hơn số lượng xe ô tô (điều đó đồng nghĩa cầu đào tạo lái xe ô
tô tăng nhanh hơn cầu xe ô tô). Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng hàm dự báo
bằng phương pháp hồi quy, với mơ hình ước lượng được tiến hành dự báo cầu
đào tạo lái xe ô tô thông qua biến giải thích là số lượng xe ơ tơ.

Tại Anh thì các nhà nghiên cứu G.A. Whelan và M.Wardman (1999) [71]
cũng xây dựng mơ hình dự báo số lượng xe ơ tơ bằng phương pháp hồi quy,
trong đó các tác giả cũng đưa biến số lượng GPLX ô tô được cấp trong một thời
kỳ làm biến giải thích cho mơ hình dự báo. Ngồi ra cịn có nghiên cứu của các
tác giả K.Button, JL Hine, N Ngoe (1992) [77] cũng nghiên cứu xây dựng hàm
cầu xe ô tô tại Anh trong đó sử dụng hướng tiếp cận hàm sản xuất CobbDouglas trong xây dựng mơ hình hàm cầu.


12

Tại Pháp, các tác giả Jan Gerrit Tuinenga và Marits Pieters (2006) [67]
đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu vào mối quan hệ
tương quan giữa cầu đào tạo lái xe ô tô và cầu xe ô tô. Nghiên cứu đã sử dụng
số liệu thu thập từ khảo sát xã hội học tại khu vực thủ đô Paris-Pháp. Mục tiêu
nghiên cứu là sử dụng số liệu về GPLX ô tô để làm đầu vào nghiên cứu cho mơ
hình dự báo số lượng ơ tơ. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra quan hệ tương
quan chặt giữa số lượng GPLX ô tô và cầu xe ô tơ. Ngồi ra, nghiên cứu đã cho
thấy cầu đào tạo lái xe ơ tơ có liên quan đến rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội,
đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, giao thông đô thị.
Tác giả Kurri Jari (2005) [81] đã sử dụng phương pháp hồi quy để nghiên
cứu về vấn đề sở hữu xe ô tô và đánh giá những ảnh hưởng về mặt xã hội tại
một số quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu bao gồm: Đức, Pháp, Thụy Điển,
Anh quốc, Tây Ban Nha, Áo và Phần Lan. Nghiên cứu có đề cập đến cầu đào
tạo lái xe ô tô trong mối quan hệ tương quan với vấn đề sở hữu xe ô tô, trong đó
sử dụng số liệu GPLX ô tô để mô tả lượng cầu đào tạo lái xe ô tô. Kết quả
nghiên cứu đưa ra một số phát hiện mới về mặt xã hội có liên quan đến cầu đào
tạo lái xe ơ tơ là: độ tuổi trung bình của người sở hữu GPLX ô tô sẽ ngày càng
tăng; nhóm người cao tuổi (65 tuổi trở lên) ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn
trong tổng số người có GPLX ô tô và trong giai đoạn nghiên cứu thì số lượng
phụ nữ có cầu đào tạo lái xe ơ tơ tăng nhanh hơn nam giới.

Bên cạnh đó, tác giả Konstadinos G. Goulias (1992) [80] cũng đã sử
dụng phương pháp hồi quy thực hiện nghiên cứu dự báo một số loại cầu hàng
hóa, dịch vụ xã hội của Hà Lan, trong đó có dự báo cầu đào tạo lái xe ơ tô.
Trong nghiên cứu tác giả đã phát hiện tương quan tỷ lệ thuận giữa thu nhập
người dân với cầu đào tạo lái xe ô tô, nghĩa là khi thu nhập người dân tăng lên
thì cầu đào tạo lái xe ơ tơ cũng tăng nhanh. Bên cạnh đó, kết quả phân tích, so
sánh số liệu thống kê của nghiên cứu cũng phát hiện xu hướng mới là khi kinh
tế càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng cao thì sẽ xuất hiện xu
hướng xã hội cho thấy số lượng người dân trung bình trong một hộ gia đình
giảm dần, do đó số lượng xe ơ tơ mua sắm tăng lên. Đây cũng được coi như một
nhân tố kinh tế xã hội làm cầu đào tạo lái xe ô tô tăng lên trong tương lai.


13

Gần đây, các tác giả Max Bohnet và Carsten Gertz (2008) cũng thực hiện
nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình đến quyết định mua sắm xe ơ tô
tại Đức [86] hay tác giả David Leibling (2008) nghiên cứu sự tương quan giữa
cầu xe ô tô và số lượng GPLX ô tô đang lưu hành tại Anh [65] trong đó tác giả
có sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas… Hoặc nghiên cứu
sự biến động của cầu đào tạo lái xe ơ tơ nhằm giải thích xu hướng sử dụng các
phương tiện giao thông thay thế xe ô tô như nghiên cứu của Diana Wilkinson
(1999) [64] tại Scotland, qua đó tác giả cho thấy mối quan hệ thay thế giữa tàu
điện ngầm, tàu cao tốc và xe bus đối với xe ô tô cá nhân…
Bên cạnh đó, cầu đào tạo lái xe ơ tơ cũng là đối tượng nghiên cứu quan
trọng tại nhiều quốc gia phục vụ cho việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm
bảo đảm an tồn giao thơng, giảm thiểu thiệt hại xã hội do tai nạn giao thông
đường bộ gây ra (đặc biệt khi tai nạn có ơ tơ tham gia) nhằm hướng đến phát
triển xã hội bền vững như nghiên cứu của Shengchuan Zhao (2006) [91] tại
Trung Quốc cũng đã chỉ ra đối tượng quan trọng gây ra các vụ tai nạn giao

thơng đường bộ có ơ tơ tham gia là nhóm những người có GPLX ơ tơ dưới 1
năm và nhóm những người có GPLX ơ tơ từ 2-3 năm. Các nhà nghiên cứu Jean
Marc Bourgeon, Pierre Picard (2006) [69] tại Pháp tiến hành nghiên cứu mối
quan hệ giữa đào tạo lái xe ơ tơ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại một
số quốc gia phát triển thuộc OECD. Bên cạnh đó, Steven M. Rock (1997) [94]
tại Mỹ thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng người lái xe ơ tơ có tuổi
đời lớn hơn 80 với số lượng vụ tai nạn do họ gây ra nhằm đưa ra giải pháp giảm
thiểu, đây cũng là nghiên cứu nhắm vào vấn đề lão hóa ở người lái xe ô tô tại
các quốc gia phát triển. Hay nghiên cứu của Kingham, J. Pearce, D.Dorling,
M.Faulk (2007) [93] tại NewZealand đã nghiên cứu vấn đề đào tạo lái xe ô tô
cho thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-19 cho thấy đây là đối tượng gây ra số vụ
tai nạn giao thơng nhiều nhất, từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu số
tử vong của người điều khiển phương tiện trong độ tuổi này ...


14

TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương này luận án đã trình bày tổng quan các cơng trình có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam và tại các nước.
Trong đó, tổng quan ở trong nước thì các nghiên cứu về dự báo nhu cầu hàng
hóa của ngành GTVT là khá nhiều nhưng số nghiên cứu có đề cập đến cầu đào
tạo lái xe ơ tơ là rất ít và chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính. Đặc biệt, chưa có
cơng trình nào tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
đào tạo lái xe ô tô, xây dựng được hàm cầu và quy trình dự báo.
Tiếp theo, qua tổng quan tình hình nghiên cứu tại các nước đã cho thấy
các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án khá
đa dạng. Trong đó, chủ yếu các nghiên cứu này được thực hiện tại các quốc gia
phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản… do các quốc gia này đã phải
đối mặt với sự phát triển của ô tô và cầu đào tạo lái xe ô tô từ thập kỷ 60, 70 thế

kỷ trước. Mặc dù giữa Việt Nam và các quốc gia nói trên có sự khác biệt rất lớn
trên nhiều mặt kinh tế xã hội, tuy nhiên qua tổng quan nghiên cứu tác giả luận
án cũng đúc kết được một số bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích nhằm phục
vụ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo lái xe ô tô của Việt Nam và
lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt
Nam.


15

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỰ BÁO CẦU ĐÀO TẠO
LÁI XE Ô TÔ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẦU ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
2.1.1. Khái niệm cầu đào tạo lái xe ô tô
2.1.1.1. Khái niệm cầu đào tạo lái xe ô tô
Nhu cầu là khái niệm được nhân loại nghiên cứu từ lâu. Nhu cầu con
người rất đa dạng và phức tạp, bao gồm các nhu cầu về thể xác căn bản như
thực phẩm, quần áo và an toàn; các nhu cầu xã hội như tài sản, thế lực và tình
cảm; các nhu cầu thuộc về cá nhân như kiến thức và sự tự thể hiện. Nhu cầu tạo
động cơ làm con người sẽ phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu. [32]
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam tập 3 (2002) thì định nghĩa:
Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần
và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ. Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử.
Mức độ nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu về căn bản phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội, trước hết là trình độ phát triển kinh tế. [52, tr
267]
Theo cuốn Marketing căn bản (2002) của tác giả Philip Kotler thì lại cho

rằng: “nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được” và ông cho rằng ý tưởng cội nguồn, cơ bản của marketing là ý tưởng về
những nhu cầu của con người. [32, tr 9]
Nhu cầu cũng là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của kinh tế học,
bởi vì kinh tế học có mục tiêu là nghiên cứu cách thức nhằm sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn lực xã hội khan hiếm để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu con
người. Nhu cầu là nền tảng quan trọng hình thành nên khái niệm cầu. Khái niệm


×