Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

de su 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHỊNG GD&ĐT LÂM BÌNH</b>
<b>TRƯỜNG THCS BÌN AN</b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b>BỘ ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN LỊCH SỬ 9</b>
<b>I. Nhận biết</b>


<b>Câu hỏi 1: Hãy nêu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm</b>
<b>1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Theo em những cơ sở nào hình thành</b>
<b>hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ?</b>


<b>Trả lời</b>


- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xơ: Thời kì này khoa học kĩ
thuật của Liên Xơ có sự phát triển vượt bậc, gặt hái được những thành công vang dội:


+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân
của Mĩ


+ Năm 1957 phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở
đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của lồi người


+ Năm 1961 phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin
bay vòng quanh Trái Đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày
trong vũ trụ …


- Những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa :
+ Cùng mục tiêu xây dựng CNXH



+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản


+ Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lê- Nin.


<b>Câu hỏi 2: Nêu những nét chung về cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội</b>
<b>chủ nghĩa ở các nước Đông Âu (1989-1991) ?</b>


<b>Trả lời</b>


- Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu:


+ Năm 1985 khi Liên Xô tiến hành cải tổ nhưng Đông Âu vẫn giữ nguyên cơ chế cũ.
+ Đầu những năm 80 của thế kỉ XX các nước Đơng Âu lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế và chính trị. (sản xuất giảm, nợ nước ngồi tăng, đình cơng, biểu tình…)


+ Cuối năm 1988 khủng hoảng đến đỉnh cao, bắt đầu từ Ba Lan rồi lan ra các nước
Đông Âu khác.


+ Công nhân bãi cơng, quần chúng biểu tình địi cải cách kinh tế, chính trị, tổng
tuyển cử tự do…


- Kết quả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Cuối năm 1989 CNXH sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu


<b>Câu hỏi 3: Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ </b>
<b>sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn? </b>


<b>Trả lời</b>



- Giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX:
+ Các nước châu Á:


* Đông Nam Á: Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập.
* Nam Á: Ấn Độ (1946-1950).


+ Các nước châu Phi: Ai Cập (1952), Angiêri (1954-1962). Năm 1960 có 17 nước
đã giành độc lập.


+ Các nước Mĩ la tinh:Cu Ba (1-1-1959)


=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ.


- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
+ GhinêBitxao: (9-1974)


+ Mơdăm bích (6-1975)
+ Ănggơla (11-1975)


- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
+ Rơđêdia, sau đó đổi tên là CH DimBaBuê (1980)


+ Tây Nam Phi nay là CH Namibia (1990)
+ Cộng hòa Nam Phi 1993.


=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đỗ hoàn toàn.


<b>Câu hỏi 4: Trình bày những nét nổi bật của Châu Á từ sau năm 1945 đến nay?</b>
<b>Trả lời</b>



- Châu Á là lục địa rộng lớn, dân số đông, tài ngun phong phú, có nhiều tơn giáo
dân tộc khác nhau.


- Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á là thuộc địa của các nước đế
quốc thực dân.


- Sau 1945 một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên và giành độc lập (Trung
Quốc, Ấn Độ, Inđơ…)


- Từ nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định do chiến tranh xâm lược
của các nước đế quốc.


- Sau khi độc lập, các nước phát triển kinh tế nhanh chóng ( Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Xingapo). Từ sự phát triển nhanh chóng đó nhiều người dự đoán rằng thế
kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á.


<b>Câu hỏi 5: Nêu những nét chính về tình hình Đơng Nam Á từ trước và sau năm</b>
<b>1945 ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 km2<sub>, gồm 11 nước với số dân là 536 triệu</sub>
dân (ước tính năm 2002).


- Trước năm 1945 hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực
dân phương Tây ( trừ Thái Lan).


- Tháng tám năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh , các nước Đơng
Nam Á nổi dậy giành chính quyền:


Việt Nam ( 8/1945)
Inđônêxia ( 8/1945)


Lào (10/1945)


- Ngay sau đó các nước thực dân phương Tây trở lại xâm lược Đông Nam Á .
Nhân dân các nước Đông Nam Á lại tiếp tục đấu tranh, đến giữa những năm 50 của thế
kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập.


- Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”,
tình hình Đơng Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ
vào khu vực, các nước Đơng Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.


<b>Câu 6: Tổ chức ASEAN từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10” được phát triển như </b>
<b>thế nào?</b>


<b>Trả lời</b>


- Hiệp hội các nước Đông Nam A “ASEAN” thành lập tại Băng Cốc Thái Lan với sự
tham gia của 5 nước (Thái Lan, Ma-lai-sy-a, In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po)
- Năm 1984, Bru-nây giành được độc lập đã tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của
tổ chức ASEAN, “ASEAN 6”.


- Vào những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình chính trị, khu vực được cải thiện,


ASEAN khơng ngừng mở rộng thành viên với các quốc gia: Việt Nam (7/1995), Lào,
Mi-an-ma (9/1997), Cam-pu-chia (4/1999).


-> Như vậy từ 6 nước năm 1984 đến năm 1999 ASEAN phát triển thành 10 thành viên
cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.


<b>Câu 7: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ – ne - vơ?</b>
<b>Trả lời</b>



+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt
Nam, Lào, Cam-pu-chia.


+ Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hịa bình trên tồn Đơng Dương.
+ Hai bên tập kết qn đội lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.


+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức
vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu hỏi 8: Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến </b>
<b>tranh thế giới thứ hai kết thúc? Dẫn chứng về sự giàu mạnh đó?</b>


<b>Trả lời</b>


* Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới vì:


+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương che chở khơng bị chiến tranh tàn phá.


+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí,
hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.


+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới.
+ Tài nguyên phong phú, nhân cơng dồi giàu.


+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.
* Dẫn chứng:


+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp tồn thế giới.


+ Về nơng nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp,
Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.


+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.


+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ
khí nguyên tử.


<b>Câu 9: Nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc ? Những việc làm của Liên Hợp </b>
<b>Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Hãy kể tên những tổ chức của Liên </b>
<b>Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam ?</b>


<b>Trả lời</b>


- Ngày 24/10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập, đặt trụ sở tại Niu-c.
* Nhiệm vụ :


+ Duy trì hịa bình và an ninh thế giới.


+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền các dân tộc.


+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
* Vai trị:


+ Giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế.


+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.



* Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Chương trình phát triển LHQ – UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi
đồng LHQ – UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới và UNFPA
giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD.


* Những tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam:
+ UNICEF( Quỹ nhi đồng )


+ FAO ( Nông nghiệp lương thực)


+ UNESCO (văn hóa khoa học giáo dục)
+ PAM (Chương trình lương thực)


<b>Câu hỏi 10: Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh? Biểu hiện của chiến tranh lạnh?</b>
<b>Em có nhận xét, suy nghĩ gì về chiến tranh lạnh?</b>


<b>Trả lời</b>


* Chiến tranh lạnh:


Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc
trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.


*Biểu hiện của chiến tranh lạnh:


+ Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành
lập các khối quân sự và xây dựng nhiều căn cứ quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến
tranh xâm lược.



+ Liên Xô và các nước XHCN tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng
phòng thủ.


*Nhận xét:


+ Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, khơng ổn
định, hao tốn nhiều tiền và của.


+ Em mong muốn thế giới khơng có chiến tranh, ln tồn tại trong hịa bình.
<b>Câu hỏi 11: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có tác động như thế nào</b>
<b>đối với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà</b>
<b>cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?</b>


<b>Trả lời</b>


*Tác động tích cực :


+ Làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người.


+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất
năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người.


+Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động công nông nghiệp giảm, lao động dịch
vụ tăng nhất là các nước phát triển cao.


* Tác động tiêu cực :


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Nhiễm phóng xạ ngun tử, tai nạn lao động, giao thơng, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
*Biện pháp hạn chế:



+ Con người cần phải nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên.


+ Sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đúng mục đích hịa bình, nhân đạo…
<b>Câu 12 Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?</b>


<b>Trả lời</b>


- Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm
và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.


- Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết, nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau
hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
- Từ năm 1950 nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh. Các nước Tây Âu ngày
càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không
đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước
ngồi.


<b>Câu 13: Vì sao tổ chức ASEAN được thành lập? Nguyên tắc hoạt động của tổ chức</b>
<b>ASEAN?</b>


<b>Trả lời</b>


<b>* Tổ chức ASEAN được thành lập vì:</b>


- Sau khi giành độc lập một số nước ĐNA co nhu cầu hợp tác, phát triển .
- Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.


=> ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Động Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành
lập.



<b>* Nguyên tắc</b>


- Tôn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ.


- Khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình.
- Hợp tác phát triển có kết quả.


<b>Câu 14Vì sao nói sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại </b>
<b>trong lịch sử cách mạng Việt Nam?</b>


<b>Trả lời</b>


- Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng,
chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cách mạng Việt
Nam.


- Đã đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. Mở
đầu thời kỳ Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.


- Cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế
giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Câu 15 Tại sao cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) của dân tộc ta </b>
<b>giành thắng lợi?</b>


<b>Trả lời</b>


- Có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với


đường lối chính trị, quân sự đúng đắn (cùng lúc tiến hành cách mạng XHCN ở miền
Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam).


- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, tạo dựng được khối đồn kết dân tộc, có hậu phương
miền Bắc vững chắc.


- Sự đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Được sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới.


<b>III. Vận dụng</b>


<b>Câu hỏi 16: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một</b>
<b>chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?</b>


<b>Trả lời</b>


- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á” vì:


+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề
Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình
hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.


+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN:
01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.


+ Như thế :


* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.



* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong
một tổ chức thống nhất


* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng
thời xây dựng một khu vực Đơng Nam Á hịa bình, ổn định để cùng nhau phát triển
phồn vinh


- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.


<b>Câu 17:</b> <b> Tại sao nói: “Hịa bình ổn định và phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa </b>
<b>là thách thức đối với nước ta hiện nay”?</b>


<b>Trả lời</b>
* Thời cơ:


- Có điều kiện hịa bình xây dựng đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Có điều kiện quan hệ hợp tác về mọi mặt với các nước trên thế giới và khai thác vốn
đầu tư của nước ngồi có hiệu quả.


* Thách thức.


- Nước ta là nước đang phát triển, điểm xuất phát về kinh tế thấp.
- Trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cịn nhiều hạn chế.


- Trong thời kì hội nhập kinh tế thị trường ngày nay, nền kinh tế nước ta cịn bị cạnh
tranh gay gắt, nếu khơng kịp thời đổi mới về đường lối cho đúng đắn và nắm bắt thời
cơ thì sẽ trở nên tụt hậu và đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc.



<b>Câu 18: Hiểu biết của bản thân em về mối quan hệ hữu nghị giữa Đảng, nhân dân </b>
<b>Cu-Ba với Đảng, nhân dân Việt Nam trong chiến tranh và trong quan hệ hiện </b>
<b>nay?</b>


<b>Trả lời</b>


- Trong chiến tranh: Cu ba đã giúp đỡ Việt Nam lương thực, thực phẩm, những chiến
lược chiến tranh có hiệu quả...


- Trong thời bình: mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cu ba vẫn được duy trì
được thể hiện qua các cuộc thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao của hai nước để thúc
đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thật...


<b>Câu 19: Hãy chứng minh “Từ những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã </b>
<b>mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á " ?</b>


<b>Trả lời</b>


- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia
được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính
trị khu vực được cải thiện rõ rệt.


- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984
Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Mianma, 4/1999 Campuchia trở thành thành
viên thứ 10 của tổ chức này.


Như vậy ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong
lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng
một khu vức Đông Nam Á hồ bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.


- Từ năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu mậu dịch tự do.
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 nước.


=> Một chương mới trong lịch sử khu vực đã được mở ra.


<b>Câu 20: Nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào </b>
<b>tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” hãy chứng minh?</b>


<b>Trả lời</b>


<i>- Quân sự: Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn " Việt quốc" "</i>
Việt cách". Miền Nam 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta...
=> Kẻ thù đông, mạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>- Kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai bão lũ</i>
xảy ra liên tiếp.


Thương nghiệp đình đốn
Tài chính kiệt quệ


<i>- Văn hóa, xã hội: Hơn 90% dân số mù chữ. Tệ nạn xã hội tràn lan.</i>


<b>Câu 21 Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá </b>
<b>sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ như thế nào, hãy chứng minh?</b>


<b>Trả lời</b>


Đông - Xuân (1953 – 1954), Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế
hoạch chiến đã từng bước làm phá sản Kế hoạch Na-va:



- Đầu tháng 12/1953 bộ đội chủ lực của ta tổ chức bao vây uy hiếp Điện Biên Phủ, bộ
phận cịn lại tiến cơng, giải phóng Lai Châu. Na-va phải tập trung 6 tiểu đoàn cơ động
lên Điện Biên Phủ => sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung
quân thứ hai của địch.


- 12/1953, liên quân Việt – Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, buộc Na-va phải
tập trung quân xuống Xê-nô, Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.


- 1/1954, ta tấn công Thượng Lào, Luông-Pha-bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư
của địch.


- 2/1954, quân ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, bao
vây Plây cu và Plây cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.


=> Lực lượng địch phân tán khắp nơi, Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.


<b>Câu 22: Chứng minh rằng Xơ viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng </b>
<b>của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?</b>


Trả lời


- Chính quyền Xơ viết Nghệ - Tĩnh khi thành lập đã thi hành các chính sách tiến bộ:
+ Về chính trị: Chính quyền Xơ viết thực hiện các quyền tự do, dân chủ, kiên quyết trấn
áp bọn phản cách mạng.


+ Về kinh tế: bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đề ra, chia lại ruộng đất
cơng…


+ Về văn hố, xã hội: Tổ chức các đồn thể quần chúng: Nơng hội, Cơng hội, Hội phụ
nữ giải phóng, Hội học sinh.., khuyến khích học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị


đoan…


<i> Bình An ngày 30 tháng 01 năm 2013</i>
<b> GV ra đề</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×