Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 127 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHẠM DUY KHÁNH

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 834 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG - 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHẠM DUY KHÁNH

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 834 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đề tài “Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Thủ Dầu Một” được tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn
Văn Tân.
Tác giả xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được sử dụng trong
luận văn này là trung thực và khơng có sự sao chép nguyên văn bất cứ luận văn hay
các đề tài nghiên cứu đã công bố nào khác. Trong nội dung của luận văn có tham
khảo và sử dụng một số thơng tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, internet,…
được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình.
Bình Dương, ngày 10 tháng 08 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Phạm Duy Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Q thầy, cơ và Phịng
Sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn
Văn Tân đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến, giúp đỡ tác giả trong thời gian qua.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài, tác giả đã cố gắng nỗ lực hết mình,
trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến để hồn thành luận văn xong do quỹ thời gian thực
hiện luận văn khơng nhiều, kiến thức có hạn nên chắc chắn khơng tránh khỏi những

thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy, cô giáo
và các bạn học viên trong lớp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Phạm Duy Khánh

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một” với mục đích nhằm xác định, nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, sau đó đề xuất một số
hàm ý quản trị cho nhà trường nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên.
Sau khi khảo sát thực tế các bạn sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, tác
giả tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi kiểm
định hệ số Cronbach’s Alpha của 6 nhân tố từ mô hình đề xuất gồm: ý kiến người
xung quanh, cảm nhận sự khát khao khởi nghiệp, sự tự tin, khả năng sáng tạo, mơi
trường giáo dục, tiếp cận tài chính, kết quả cho thấy tất cả các biến độc lập đều có
hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 đạt yêu cầu.
Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, trích được 6 nhóm nhân tố từ 21
biến quan sát, kết quả EFA của biến độc lập và biến phụ thuộc có hệ số KMO > 0.5,
Sig. = 0.000 và tổng phương sai trích đều lớn hơn 50% đều đạt yêu cầu. Sau khi
phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả tiến hành phân tích hồi quy, kết quả cho
thấy cả 6 nhân tố đều đạt mức ý nghĩa Sig. < 0.05 đều ảnh hưởng cùng chiều với ý
định khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó nhân tố sự tự tin là nhân tố có ảnh hưởng
quan trọng nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tiếp đến là ý kiến người xung
quanh, khả năng sáng tạo, cảm nhận sự khát khao khởi nghiệp, môi trường giáo dục
và cuối cùng là tiếp cận tài chính.

Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy khơng có sự khác biệt về ý định
khởi nghiệp đối với nhóm sinh viên phân biệt theo năm học. Tuy nhiên, có sự khác
biệt về ý định khởi nghiệp đối với nhóm sinh viên phân biệt theo giới tính và theo
lĩnh vực học.
Cuối cùng tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị đến từng nhân tố nhằm
giúp nhà trường nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên.

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA: Analysis of Variance - Phân tích phương sai
EFA: Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những
chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
ILO: International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế
KMO: Kaiser – Meyer – Olkin - Hệ số kiểm định độ phù hợp của mơ hình trong
EFA
SPSS: Phần mềm Statistic Packages for Social Sciences
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân
VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry - Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ...............................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................ 1
1.1.Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
1.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ..................... 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 3
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước...................................................... 6
1.3.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 9
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................ 9
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 9
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 10
1.5.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10
1.6.Những đóng góp mới của đề tài .......................................................... 12
1.7.Kết cấu của đề tài ................................................................................ 12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......... 14
2.1.Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp ...................................... 14
2.1.1. Khởi nghiệp..................................................................................... 14
2.1.2. Người khởi nghiệp .......................................................................... 15
2.1.3. Ý định khởi nghiệp ......................................................................... 15
2.1.4. Vai trò của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế ..................... 16
2.2.Lý thuyết về ý định khởi nghiệp ......................................................... 18
2.2.1. Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) .................................. 18

v



2.2.2. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) ......... 18
2.3.Các mơ hình nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp ................ 19
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu của Ajzen (1991) ........................................... 19
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu của Shapero và Sokol (1982) ........................ 20
2.3.3. Mơ hình tiềm năng khởi nghiệp của Krueger và Brazeal (1994) ... 21
2.3.4. Mơ hình nghiên cứu của Fridolin Wilbard (2009) .......................... 22
2.3.5. Nghiên cứu của Fatoki, Olawale Olufunso (2010) ......................... 22
2.3.6. Mô hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014) ................... 23
2.3.7. Mơ hình nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) 24
2.3.8. Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) ....................... 25
2.4.Mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 27
2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu của luận văn ......................................... 27
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................... 31
2.5.Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay .................. 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 33
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................... 34
3.1.Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 34
3.2.Nghiên cứu định tính ........................................................................... 34
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 34
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................... 36
3.3.Nghiên cứu định lượng ........................................................................ 39
3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................... 39
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................ 40
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 53
4.1.Thông tin mẫu nghiên cứu .................................................................. 53
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu theo các đặc điểm cá nhân ............................ 53
4.1.2. Thống kê mô tả mẫu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................ 55

vi


4.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................ 57
4.3.Phân tích nhân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis) ...... 59
4.3.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập ........................................... 60
4.3.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ............................................. 63
4.4.Phân tích hồi quy ................................................................................. 64
4.4.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson ............................................... 64
4.4.2. Kết quả chạy hồi quy tuyến tính ..................................................... 67
4.4.3. Mơ hình hiệu chỉnh ......................................................................... 74
4.5.Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một ................................ 75
4.5.1. Sự khác biệt về giới tính ................................................................. 75
4.5.2. Sự khác biệt về lĩnh vực học ........................................................... 76
4.5.3. Sự khác biệt về năm học ................................................................. 79
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................... 80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................... 81
5.1.Kết luận ............................................................................................... 81
5.2.Hàm ý quản trị ..................................................................................... 82
5.3.Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 86
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC .........................................................................................................

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo ý kiến người xung quanh ........................................................ 42
Bảng 3.2: Thang đo cảm nhận sự khát khao khởi nghiệp ....................................... 42
Bảng 3.3: Thang đo sự tự tin................................................................................... 43
Bảng 3.4: Thang đo khả năng sáng tạo ................................................................... 44
Bảng 3.5: Thang đo môi trường giáo dục ............................................................... 45
Bảng 3.6: Thang đo tiếp cận tài chính .................................................................... 46
Bảng 3.7: Thang đo ý định khởi nghiệp của sinh viên ........................................... 46
Bảng 4.1: Cơ cấu về giới tính ................................................................................. 53
Bảng 4.2: Cơ cấu về lĩnh vực học ........................................................................... 54
Bảng 4.3: Cơ cấu về năm học ................................................................................. 55
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo .............. 58
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập.................................. 60
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập.................................. 61
Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập ................................................ 62
Bảng 4.8:Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc .............................. 63
Bảng 4.9: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc .................................................. 64
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 66
Bảng 4.11: Bảng tóm tắt mơ hình Tóm tắt mơ hìnhb .............................................. 67
Bảng 4.12: Bảng phân tích phương sai ANOVA.................................................... 68
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ....................................... 68
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết........................................ 73
Bảng 4.15: Kết quả Independent Sample T –Test so sánh về ý định khởi nghiệp . 75
Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả mức độ đánh giá ý định khởi nghiệp của sinh viên
theo giới tính ....................................................................................... 76
Bảng 4.17: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các nhóm nhân viên theo lĩnh
vực học ................................................................................................ 76
Bảng 4.18: Kết quả phân tích ANOVA về ý định khởi nghiệp của sinh viên theo 76
Bảng 4.19: Kiểm định Post hoc về ý định khởi nghiệp của sinh viên theo lĩnh vực


viii


học ....................................................................................................... 77
Bảng 4.20: Bảng thống kê mô tả mức độ đánh giá ý định khởi nghiệp của sinh ... 78
Bảng 4.21: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các nhóm nhân viên theo lĩnh
vực học ................................................................................................ 79
Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA về ý định khởi nghiệp của sinh viên theo 79

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đối tượng khảo sát theo giới tính ................................................ 53
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ đối tượng khảo sát theo lĩnh vực học .......................................... 54
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ đối tượng khảo sát theo năm học ................................................ 55
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ phân bố của phần dư chuẩn hóa (thứ nhất) ............................. 70
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phân bố của phần dư chuẩn hóa (thứ hai) ............................... 70

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 34
Hình 2.1: Mơ hình về ý định của Ajzen (1991) ........................................................ 20
Hình 2.2: Mơ hình ý định khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) ...................... 21
Hình 2.3: Mơ hình tiềm năng khởi nghiệp của Krueger và Brazeal (1994) ............. 21
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Fridolin Wilbard (2009) .................................... 22
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014) ............................. 24
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) .......... 25

Hình 2.7:Mơ hình tiềm năng khởi sự kinh doanh của Nguyễn Thu Thủy (2015) .... 27
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 38
Hình 4.1: Mơ hình hiệu chỉnh .................................................................................. 74

xi


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng đến tinh thần khởi nghiệp và xem
vấn đề này là một trong những động lực cho phát triển kinh tế thơng qua việc tạo
lập, hình thành các doanh nghiệp. Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đã làm
cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp mới thành lập khơng những
đóng góp vào GDP của nền kinh tế mà còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và làm
giàu cho chính bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ các nước phát
triển cũng như đang phát triển đang nỗ lực thúc đẩy và đưa ra nhiều chính sách hỗ
trợ khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên vì họ là nguồn doanh
nhân đầy tiềm năng cho đất nước. Theo Caroline V., and Rémi B. (2006), sinh viên
được đào tạo tốt sẽ có tiềm năng trở thành doanh nhân giỏi, tạo ra các doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh, mạnh hơn những cá nhân có trình độ thấp hơn.
Ở Việt Nam, với nền kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mơ vừa và
nhỏ thì việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là hướng đi không thể thiếu. Chính phủ
Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc định hướng tinh thần
doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ là nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền
kinh tế Việt Nam năng động và bền vững. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết
35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án "Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025"
nhằm khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh. Hàng loạt các chương trình hỗ

trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp kinh doanh ra
đời như chương trình khởi nghiệp của Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, cuộc thi Dynamic - sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai, các phong trào và
những cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp của các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước, … Tuy vậy, tỷ lệ khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh
viên ra trường đều có xu hướng mong muốn tìm kiếm một cơng việc ổn định ở các
cơng ty trong và ngồi nước, chỉ có một số rất ít muốn khởi nghiệp bằng việc tự
mình kinh doanh. Thêm vào đó, hiện nay tình trạng thất nghiệp trong nhóm lao

1


động có bằng đại học trở lên ngày càng nhiều. Vậy vấn đề được đặt ra là các trường
đại học, gia đình và xã hội cần làm gì để sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự
tin khởi sự kinh doanh, tạo lập nên các doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội và làm giàu cho chính bản thân chủ doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề
này, việc đi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên là rất cần thiết.
Trường Đại học Bình Dương tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình
Dương, tỉnh được xem là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển công
nghiệp và dịch. Sau 22 năm chia tách, Bình Dương đã trở thành địa phương có vóc
dáng một tỉnh cơng nghiệp, là tỉnh đi đầu về “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư”. Nhờ
những cách làm sáng tạo, Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục và nổi lên như
một điểm sáng, một điển hình về trung tâm cơng nghiệp của Việt Nam.
Đến nay, tồn tỉnh có 28 khu cơng nghiệp và 10 cụm cơng nghiệp. Trong đó, có
những khu cơng nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn
chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi
trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An… Bằng những chính sách phù hợp,
năm 2016, Bình Dương đã thu hút được 2,4 tỷ USD dự án đầu tư nước ngoài. Đến
nay, tồn tỉnh có 2.827 dự án với tổng số vốn lên đến 25,7 tỷ USD (chiếm 13% về

số dự án và 8,5% về số vốn so với cả nước). Bình Dương là 1 trong 5 tỉnh thu hút
đầu tư vượt mốc 20 tỷ USD. Song song với thu hút đầu tư nước ngồi, xây dựng
một mơi trường kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp khuyến khích các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp của tình Bình Dương, cũng đã
được lãnh đạo tỉnh quan tâm và động viên tinh thần tự thân lập nghiệp.
Trường Đại học Thủ Dầu Một là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng,
chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường cung cấp nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài có năng lực và phẩm chất phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Năm 2016 được Chính phủ
Việt Nam chọn là năm quốc gia khởi nghiệp với mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tư thứ
hai với Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm
2025”. Hòa cùng phong trào khởi nghiệp quốc gia, ngày 17/11/2017 Trường Đại

2


học Thủ Dầu Một đã phối hợp với Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia ra mắt Câu
lạc bộ Khởi nghiệp. Đây sẽ là cầu nối giữa sinh viên, người trẻ khởi nghiệp với các
doanh nghiệp, giúp sinh viên có thể tiếp cận với công nghệ, phương thức kinh
doanh tại doanh nghiệp, tổ chức các Khóa đào tạo Khởi nghiệp cho sinh viên và tạo
điều kiện cho các bạn sinh viên khởi nghiệp từ khi chưa tốt nghiệp. Đây là một định
hướng tốt và là xu hướng tất yếu tạo ra công ăn việc làm, tự làm chủ bản thân đối
với sinh viên. Vì vậy, xuất phát từ vấn đề nêu trên và với mong muốn ngày càng
góp phần phát triển kinh tế nước nhà thì việc nghiên cứu ý định khởi nghiệp của
sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một là rất cần thiết.
Trong những năm trở lại đây, làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam đang trở nên
ngày càng mạnh mẽ và đó cũng là lý do mà nhiều nghiên cứu đã bắt đầu hướng vào
chủ đề này. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã được tiến hành đều chỉ tập trung
đến sự ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân hoặc mơi trường đến ý định khởi
nghiệp. Thêm vào đó, văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của

các vùng miền khác nhau cũng có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
và ý định khởi nghiệp cũng khác nhau theo từng thời điểm.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ý
định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một” để làm đề tài
nghiên cứu, với mục đích xác định, nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên, đề
xuất một số hàm ý quản trị cho nhà trường trong việc nâng cao ý định khởi nghiệp
cho sinh viên.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên được thực hiện trong và ngoài nước với những phương pháp
nghiên cứu, thời gian, địa điểm và cách tiếp cận vấn đề khác nhau nên đưa đến
những kết luận khác nhau.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
❖ Nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào
Thị Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011)
Nhóm tác giả Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn

3


Thu Hiền (2011) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên”.
Nghiên cứu này được nhóm tác giả thực hiện nhằm hướng đến tìm hiểu các yếu
tố tác động đến tiềm năng khởi nghiệp thơng qua áp dụng mơ hình Entrepreneur
Scan được hai tác giả Driessen và Zwart phát triển cùng các công trình nghiên cứu
về tiềm năng khởi nghiệp khác liên quan.
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 600 sinh viên trường Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại
học Hoa Sen. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng
đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: Nhu cầu thành đạt; Nhu cầu tự

chủ; Định hướng xã hội; Sự tự tin; Khả năng am hiểu thị trường; Khả năng sáng tạo
và khả năng thích ứng. Trong đó, yếu tố nhu cầu tự chủ tác động âm đến tiềm năng
khởi nghiệp, sáu yếu tố còn lại tác động dương đến tiềm năng khởi nghiệp. Ba yếu
tố nhu cầu thành đạt, khả năng am hiểu thị trường, khả năng thích ứng ảnh hưởng
nhiều nhất đến tiềm năng khởi nghiệp.
❖ Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy (2015)
Tác giả Nguyễn Thu Thủy (2015) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại
học”.
Nghiên cứu này được tác giả thực hiện nhằm kiểm định tác động của các yếu tố
trải nghiệm cá nhân (trong đó có các trải nghiệm trong quá trình học tập tại trường
đại học) và một số yếu tố môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh được thể
hiện bằng hai chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh và tự tin khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học, từ đó gợi ý một số khuyến nghị cho các trường
đại học và các cơ quan quản lý vĩ mô để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của
sinh viên đại học ở Việt Nam.
Tác giả đã đề cập đến 10 nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh
viên đại học. Trong đó, yếu tố trải nghiệm cá nhân bao gồm: Kinh nghiệm kinh
doanh thương mại; Kinh nghiệm lãnh đạo; Hoạt động truyền cảm hứng; Học môn
khởi sự kinh doanh; Phương thức học qua thực tế; Tham gia hoạt động ngoại khóa;

4


Ngành học. Yếu tố môi trường bao gồm: Ý kiến người xung quanh; Vị trí xã hội
chủ doanh nghiệp; Hình mẫu chủ doanh nghiệp. Dữ liệu của nghiên cứu được thu
thập từ 693 sinh viên đại học ở 11 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Qua xử lý dữ
liệu, nhân tố kinh nghiệm thương mại và nhân tố kinh nghiệm lãnh đạo đã gộp lại
thành một nhóm và được đặt tên lại là năng lực khởi sự kinh doanh. Như vậy, Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 9 nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh

viên đại học, bao gồm: Năng lực khởi sự kinh doanh; Hoạt động truyền cảm hứng;
Học môn khởi sự kinh doanh; Phương thức học qua thực tế; Tham gia hoạt động
ngoại khóa; Ngành học; Ý kiến người xung quanh; Vị trí xã hội chủ doanh nghiệp;
Hình mẫu chủ doanh nghiệp. Nhân tố ý kiến người xung quanh có mức tác động
mạnh nhất tới cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh, ngành học khơng có
tác động tới mong muốn khởi sự kinh doanh. Yếu tố năng lực khởi sự kinh doanh
có mức độ tác động mạnh tới tự tin khởi sự kinh doanh.
❖ Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016)
Tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại
trường Đại học Lao Động – Xã Hội (Cở sở thành phố Hồ Chí Minh)”
Nghiên cứu này được tác giả thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành Quản trị kinh
doanh trường Đại học Lao động – Xã hội (Cở sở thành phố Hồ Chí Minh) thơng
qua áp dụng mơ hình tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của Krueger và Brazeal
(1994) và lý thuyết Hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập từ 315 sinh viên tại Trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 05
nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm: Giáo
dục và đào tạo tại trường Đại học; Kinh nghiệm và trải nghiệm; Gia đình và bạn
bè; Tính cách cá nhân; Nguồn vốn.
❖ Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền,
Mai Võ Ngọc Thanh (2016)
Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh
(2016) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự

5


doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại
học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ”.

Nghiên cứu này được nhóm tác giả thực hiện nhằm mục đích xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản
trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất
một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức và phát triển ý định khởi sự doanh
nghiệp trong sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
Nhóm tác giả đã đề cập đến 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
nghiệp của sinh viên, bao gồm: Kinh nghiệm làm việc; Quy chuẩn chủ quan; Giáo
dục; Thái độ; Nguồn vốn; Sự sẵn sàng kinh doanh; Sự đam mê kinh doanh. Dữ liệu
của nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại
các trường đại học / cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có 4 nhân tố đạt yêu cầu, được giữ lại và được đặt tên là: Thái độ và sự
đam mê; Sự sẵn sàng kinh doanh; Quy chuẩn chủ quan; Giáo dục. Trong đó, nhân
tố thái độ và sự đam mê có sức tác động động mạnh nhất đến đến ý định khởi sự
doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học/
cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
❖ Cơng trình nghiên cứu của Fridolin Wilbard (2009)
Tác giả Fridolin Wilbard (2009) đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Entrepreneurship proclivity: An exploratory study on student´s entrepreneurship
intention”, tạm dịch là “Khuynh hướng kinh doanh: Nghiên cứu thăm dò ý định
kinh doanh của sinh viên”.
Tác giả xem xét 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên
gồm: giới tính, nền tảng gia đình, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi
và ảnh hưởng xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính và nền tảng gia đình
là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên:
Nam giới có xu hướng khởi sự kinh doanh cao hơn nữ giới. Nền tảng gia đình là
một trong những yếu tố nổi bật nhất hình thành nên thái độ đối với tinh thần
khởi sự kinh doanh nếu gia đình đó có truyền thống kinh doanh.

6



❖ Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Tung Moi, Yin Ling Adeline,
Mui Ling Dyana (2011)
Nhóm tác giả Tung Moi, Yin Ling Adeline, Mui Ling Dyana (2011) đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Young adult responses to entrepreneurial intent”.
Nghiên cứu này được nhóm tác giả thực hiện nhằm mục đích xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên đại học.
Nhóm tác giả đã đề cập đến 5 yếu tố tác động đến ý định kinh doanh của sinh
viên, bao gồm: Thái độ (Attitudes); Mơ hình vai trị doanh nhân trong gia đình
(Entrepreneurial Role Model in the family); Ngành học (Academic Major); Giáo
dục

nhận

thức

(Perceived

Educational

Support);

Perceived

University

Encouragement. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 787 sinh viên tại Đại học
Malaysia Sabah. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố đều ảnh hưởng đến ý định
kinh doanh của sinh viên. Trong đó, yếu tố thái độ tác động mạnh nhất đến ý định

kinh doanh của sinh viên.
❖ Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Zhengxia Peng, Genshu Lu,
Hui Kang (2012)
Nhóm tác giả Zhengxia Peng, Genshu Lu, Hui Kang (2012) đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Entrepreneurial Intentions and Its Influencing Factors: A Survey
of the University Students in Xi’an China”, tạm dịch là “Ý định của các doanh nhân
và các yếu tố ảnh hưởng của nó: Khảo sát các sinh viên đại học ở Tây An Trung
Quốc”
Nghiên cứu này được nhóm tác giả thực hiện nhằm mục đích xác định, tìm
hiểu một cách có hệ thống ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân/tâm lý, các yếu tố nền
tảng của gia đình và các yếu tố môi trường xã hội đối với ý định kinh doanh của
sinh viên đại học. Dữ liệu dựa trên một cuộc điều tra mẫu tiến hành trên 2.010 sinh
viên đại học cao cấp ở Tây An, Trung Quốc.
Kết quả cho thấy tiêu chuẩn chủ quan của sinh viên đại học đã có ảnh hưởng
tích cực đáng kể đến thái độ kinh doanh của họ và tính hiệu quả của cơng ty và tất
cả những yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến ý định kinh doanh của họ một cách
có ý nghĩa. Trong các yếu tố cá nhân/tâm lý, kinh nghiệm kinh doanh của sinh viên

7


đại học có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tiêu chuẩn chủ quan và tính tính tự chủ.
Nguy cơ rủi ro trong kinh doanh cũng có ảnh hưởng tích cực đến tiêu chuẩn chủ
quan của sinh viên. Với biến số này ý định kinh doanh của họ bị ảnh hưởng. Các
yếu tố nền tảng gia đình khơng có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ kinh doanh của
sinh viên, tiêu chuẩn chủ quan, tính tự chủ của doanh nghiệp và ý định kinh doanh.
Trong các yếu tố môi trường xã hội, cả chính sách hỗ trợ và mơi trường kinh doanh
của xã hội đều có tác động tích cực đến thái độ kinh doanh, tiêu chuẩn chủ quan và
hiệu quả kinh doanh của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến các ý định
kinh doanh của sinh viên. Một số trở ngại về kinh doanh do thiếu sự tự tin, quỹ, thời

gian, hỗ trợ gia đình, kỹ năng kinh doanh và giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng tiêu
cực đáng kể đến các ý định kinh doanh của sinh viên.
Trong ba loại nhân tố bao gồm các yếu tố cá nhân/tâm lý, các yếu tố nền
tảng gia đình và các yếu tố mơi trường xã hội, trừ các yếu tố nền tảng gia đình, các
yếu tố cá nhân/tâm lý và các yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến
những ý tưởng kinh doanh của sinh viên đại học. Các yếu tố căn bản về gia đình
của sinh viên đại học khơng thể bị kiểm sốt theo chính sách, nhưng các yếu tố
cá nhân/tâm lý và các yếu tố mơi trường xã hội có thể được điều chỉnh bởi giáo
dục và các công cụ chính sách có liên quan.
❖ Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Rita Remeikiene, Grazina
Startiene, Daiva Dumciuviene (2013)
Nhóm tác giả Rita Remeikiene, Grazina Startiene, Daiva Dumciuviene
(2013) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Explaining entrepreneurial intention of
university students: The role of entrepreneurial education”, tạm dịch là “Giải thích ý
định kinh doanh của sinh viên đại học: Vai trò của giáo dục về kinh doanh”.
Nghiên cứu này nhằm mục đích thiết lập các tác động của việc thúc đẩy giáo
dục kinh doanh giữa những người trẻ tuổi. Nghiên cứu khẳng định rằng các yếu tố
chính của ý định kinh doanh là những đặc điểm tính cách (tự hiệu quả, rủi ro, nhu
cầu thành đạt, chủ động, thái độ đối với tinh thần kinh doanh, kiểm soát hành vi và
địa vị kiểm sốt) và chúng có thể được phát triển trong q trình nghiên cứu. Thơng
qua khảo sát, những người trẻ tuổi đang theo học tại các trường đại học (Đại học

8


Cơng nghệ Kaunas) có khuynh hướng tìm kiếm cơ hội kinh doanh sau khi hồn
thành chương trình học: 77% sinh viên ngành kinh tế và 70% sinh viên ngành cơ
khí. Nó cũng có nghĩa rằng chương trình học đã chọn khác nhau tác động đến ý
định của sinh viên để tìm kiếm kinh doanh. Các sinh viên ngành kinh tế có ý kiến
rằng giáo dục kinh doanh khơng chỉ cung cấp kiến thức hữu ích về khởi sự doanh

nghiệp mà cịn góp phần vào sự phát triển của các đặc điểm tính cách được đề cập ở
trên, trong khi ý kiến của sinh viên ngành cơ khí là ngược lại - giáo dục khơng cung
cấp hữu ích thơng tin về kinh doanh, khơng khuyến khích sự sáng tạo của giới trẻ
đối với việc khởi sự kinh doanh, khơng góp phần vào việc phát triển các đặc điểm
tính cách (khơng gợi nên ý định kinh doanh và sáng kiến để khởi sự kinh doanh).
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu nghiên cứu chung vừa nêu trên, bài nghiên
cứu tập trung làm sáng tỏ các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Kiểm tra sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Thủ Dầu Một theo các đặc điểm cá nhân, bao gồm: giới tính, lĩnh
vực học, năm học.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị cho nhà trường trong việc nâng cao ý định
khởi nghiệp cho sinh viên.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường
Đại học Thủ Dầu Một ?

9


- Mức độ tác động của các đặc trưng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

trường Đại học Thủ Dầu Một như thế nào ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Đối tượng khảo sát: Là những sinh viên đang theo học năm 2,3,4 tại Trường
Đại học Thủ Dầu Một. Lý do chọn sinh viên năm 2,3,4 vì cơ hội khởi sự kinh doanh
là như nhau cho bất kỳ sinh viên nào. Tuy nhiên tác giả không chọn sinh viên năm 1
vì họ mới bước chân vào giảng đường đại học, có thể họ vẫn cịn quan điểm chưa lo
nghĩ cho sau này, chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng. Đề tài không nghiên cứu sinh
viên vừa làm vừa học, sinh viên hệ văn bằng 2, học viên cao học vì họ đa số là
những người đã có cơng ăn việc làm và mối quan hệ xã hội nhất định.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
- Thời gian: Từ ngày 02/03/2019 đến ngày 20/08/2019.
- Về mặt nội dung: Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khởi nghiệp,
trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan niệm khởi nghiệp theo nghĩa
tinh thần doanh nhân, các cá nhân chấp nhận rủi ro, tận dụng cơ hội thị
trường để tạo dựng một công việc kinh doanh.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát sinh viên đang theo học năm
2,3,4 Trường Đại học Thủ Dầu Một từ ngày từ 03/06/2019 đến 30/07/2019.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu ở trên chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đề tài nghiên
cứu của tác giả tập trung nghiên cứu qua hai bước sau đây:
❖ Dữ liệu nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả đã xác định nguồn dữ liệu cần thu thập là nguồn dữ
liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp:
⧫ Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp


10


Tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng hai phương pháp chính đó là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
⧫ Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
- Một số cơng trình nghiên cứu và các luận văn tốt nghiệp cao học.
- Các giáo trình để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Ngoài ra, tác giả cịn thu thập thơng tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
nước ngồi thơng qua báo chí, Internet.
❖ Phương pháp nghiên cứu
⧫ Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu
khám phá: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tham khảo các mơ hình lý thuyết và các
cơng trình nghiên cứu có liên quan để từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, xây dựng
và điều chỉnh thang đo. Thảo luận nhóm để khám phá, bổ sung các biến quan sát,
tìm ra những điểm khơng phù hợp trong bảng khảo sát và những sai sót để điều
chỉnh cho phù hợp.
Phương pháp này thực hiện thông qua việc tiến hành tham khảo ý kiến của những
người có chun mơn như giảng viên hướng dẫn, Thành viên Hội Doanh nhân trẻ
tỉnh Bình Dương và đồng thời thảo luận nhóm với các bạn sinh viên Trường Đại
học Thủ Dầu Một đã tốt nghiệp.
⧫ Phương pháp nghiên cứu định lượng

Sau khi tác giả bổ sung các biến quan sát, điều chỉnh những sai sót và những
điểm khơng phù hợp trong bảng câu hỏi để lập thành một bảng câu hỏi khảo sát
chính thức, tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát này trực tiếp đến các bạn sinh

viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Số liệu thu về được tác giả xử lý và tiến hành
kiểm định với phần mềm SPSS 20.0 qua các bước sau:
- Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

11


- Kiểm định sự khác biệt về các đặc điểm cá nhân theo các thông tin thu
thập được từ các bạn sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
1.6. Những đóng góp mới của đề tài
❖ Đóng góp về mặt lý luận:
Đề tài được thực hiện với hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa
cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mặt khác, đề tài còn bổ sung như
một tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu để sử dụng trong
các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
❖ Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Xác định, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Kết quả nghiên cứu sẽ một phần nào giúp nhà trường có cái nhìn tồn
diện và sâu sắc hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Từ đó có những giải pháp trong việc khơi gợi,
hình thành và gia tăng ý định khởi nghiệp cho sinh viên.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài danh mục lời cảm ơn, lời cam đoan, tóm tắt luận văn, mục lục, danh
mục các từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục sơ đồ, hình ảnh, danh mục biểu đồ,
tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn này có kết cấu gồm 5 chương với nội dung
như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

12


×