Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 185 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, tƣ
liệu đƣợc sử dụng nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và đƣợc thu thập từ thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Chi Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ quý báu từ quý Thầy, Cô và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một và phòng Sau Đại
Học Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng đã chấp thuận và tạo điều
kiện cho tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị Tuyết Mai,
ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo
dục khóa 1 tại trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Giáo Dục & Đào Tạo thị xã Bến Cát cùng
cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh các trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn thị
xã Bến Cát đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận
văn này.
Cuối cùng, dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn cịn nhiều hạn chế
nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong các đồng nghiệp, q Thầy,
Cơ và Hội đồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trong luận văn này.
Tơi chân thành cảm ơn!


Bình Dương, tháng 10 năm 2017

Phạm Chi Lan

ii


TĨM TẮT
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, ngành GD-ĐT
phải đổi mới không ngừng để thích ứng với tình hình mới. Điều đó địi hỏi
CBQL các cấp phải luôn luôn trau dồi nghiệp vụ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin
học cũng nhƣ các nguyên tắc, chức năng quản lý nhằm góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc…” [17]. Bên cạnh đó, đề án "Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" theo Quyết định số
1400/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008 cũng đƣa ra
những mục tiêu cụ thể trong việc dạy và học tiếng Anh đối với từng cấp học. Do
đó, hoạt động đổi mới PPGD và quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng Anh
phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả bằng những biện pháp cụ thể.
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và
phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn nhƣ phân tích hồ sơ quản lý, phỏng vấn trực
tiếp, điều tra bằng bảng hỏi và phƣơng pháp toán thống kê nhằm đƣa ra những
kết quả đáng tin cậy. Qua việc nghiên cứu về lí luận quản lý hoạt động đổi mới
PPGD môn tiếng Anh và thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng
Anh ở các trƣờng THCS thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đề xuất 5 biện
pháp dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cũng nhƣ phát xuất từ nhu cầu
của thực tế giáo dục THCS hiện nay: Nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng chuyên

môn nghiệp vụ cho GV tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới PPGD; Tăng cƣờng
quản lý CSVC, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPGD môn tiếng Anh; Tăng
cƣờng công tác kiểm tra hoạt động đổi mới PPGD của GV và phƣơng pháp học
tập của HS đối với môn tiếng Anh; Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD môn
tiếng Anh và quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng Anh cho CBQL, GV;
Tăng cƣờng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGD môn tiếng Anh.

iii


Những biện pháp mà tác giả đề xuất đƣợc trƣng cầu ý kiến của tất cả CBQL
và GV các trƣờng THCS thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng. Kết quả khảo nghiệm
đã chứng minh đƣợc tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp mà tác giả đề
xuất. Tùy theo điều kiện từng địa phƣơng mà CBQL có thể vận dụng các biện
pháp mà tác giả đề xuất nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng trong công
tác quản lý việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh nói riêng và chất lƣợng giáo dục
nói chung.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 5
6.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ......................................................................... 5
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 6
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài........................................................................... 7
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................................................................ 9
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................... 9
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 9
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .......................................................... 13
1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý nhà trƣờng.............................................. 13

v


1.2.2. Khái niệm phƣơng pháp, phƣơng pháp giảng dạy ............................. 17
1.2.3. Khái niệm đổi mới, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, hoạt động đổi
mới phƣơng pháp giảng dạy......................................................................... 18
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ......... 20
1.3. Lí luận về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh ở trƣờng THCS ....... 21
1.3.1. Khái quát về giáo dục cấp THCS và giảng dạy tiếng Anh ở trƣờng
THCS............................................................................................................ 21
1.3.2. Các yêu cầu cơ bản của đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh ở

trƣờng THCS ................................................................................................ 24
1.4. Lí luận về quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh ở
trƣờng THCS ........................................................................................................ 25
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng
dạy tiếng Anh ở trƣờng THCS ..................................................................... 25
1.4.2. Quản lý sự thay đổi và quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng
dạy tiếng Anh ở trƣờng THCS ..................................................................... 26
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tiếng
Anh ở trƣờng THCS ..................................................................................... 28
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đổi mới PPGD tiếng Anh ở
trƣờng THCS ........................................................................................................ 35
1.5.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................... 35
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................... 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1....................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG THCS TẠI
THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................ 41
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng ................................................................................................................... 41
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ............. 41

vi


2.1.2. Tình hình giáo dục THCS và dạy học mơn tiếng Anh trong trƣờng
THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ................................................. 42
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 45
2.2.1. Nội dung khảo sát .............................................................................. 45
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng .................................................. 46
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát .... 48

2.2.4. Mẫu khảo sát ...................................................................................... 49
2.2.5. Qui ƣớc thang đo ................................................................................ 49
2.2.6. Kết quả thống kê mô tả ...................................................................... 50
2.3. Thực trạng thực hiện đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại
thị xã Bến Cát ....................................................................................................... 52
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về đổi mới PPGD môn tiếng
Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................... 52
2.3.2. Kết quả thực hiện đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng THCS
tại thị xã Bến Cát .......................................................................................... 57
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đổi mới PPGD môn tiếng
Anh ở trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát ......................................... 64
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng
THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ......................................................... 68
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về quản lý hoạt động đổi mới
PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng........................................................................................................... 68
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong q trình quản lý việc đổi mới PPGD
môn tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát ................................ 69
2.4.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc đổi mới PPGD môn tiếng
Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát ................................................. 73
2.4.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn
tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát ........................................ 79
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2....................................................................................... 89

vii


CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI
MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG
THCS TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, .......................................................................... 91

TỈNH BÌNH DƢƠNG .......................................................................................... 91
3.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................... 91
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 91
3.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................... 92
3.2. Các biện pháp quản lý việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng
THCS tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng .......................................................... 93
3.2.1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD môn tiếng Anh và quản lý hoạt
động đổi mới PPGD môn tiếng Anh cho GV và CBQL .............................. 93
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGD môn
tiếng Anh ...................................................................................................... 98
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV tiếng
Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới PPGD ......................................................... 100
3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra hoạt động đổi mới PPGD của GV và
phƣơng pháp học tập của HS đối với môn tiếng Anh ................................ 102
3.2.5. Tăng cƣờng quản lý CSVC, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPGD
môn tiếng Anh ............................................................................................ 104
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .......................................... 107
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất ............. 108
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 108
3.3.2. Nội dung khảo sát ............................................................................ 108
3.3.3. Quy định các mức độ đánh giá......................................................... 109
3.3.4. Khách thể khảo sát ........................................................................... 109
3.3.5. Kết quả khảo sát ............................................................................... 109
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 125
1. Kết luận .......................................................................................................... 125

viii



2. Khuyến nghị ................................................................................................... 126
2.1. Đối với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Bình Dƣơng .................................... 126
2.2. Đối với Phịng GD-ĐT thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................. 127
2.3. Đối với CBQL các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng......................................................................................................... 127
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ.......................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 130
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................ 1

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý


2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD-ĐT

Giáo dục – đào tạo

5

GV

6

GVTA

Giáo viên tiếng Anh

7


HĐND

Hội đồng nhân dân

8

HS

9

KCN

Khu công nghiệp

10

PPGD

Phƣơng pháp giảng dạy

11

QL

12

QLGD

13


SGK

Sách giáo khoa

14

TBDH

Thiết bị dạy học

15

THCS

Trung học cơ sở

16

THPT

Trung học phổ thông

17

UBND

Ủy ban nhân dân

Giáo viên


Học sinh

Quản lý
Quản lý giáo dục

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT KÍ HIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 1.1

Quy định số tiết của từng môn học bậc THCS

23

2

Bảng 2.1

Quy mô trƣờng lớp năm học 2016 - 2017

42


3

Bảng 2.2

Tình hình các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát,
Tỉnh Bình Dƣơng năm học 2016 – 2017

43

4

Bảng 2.3

Chất lƣợng giáo dục THCS qua các năm

44

5

Bảng 2.4

Độ tin cậy của thang đo đƣợc xác định bằng hệ
số tin cậy Anpha - Cronbach

48

6

Bảng 2.5


Qui ƣớc thang đo

49

7

Bảng 2.6

Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

50

8

Bảng 2.7

Quan niệm của CBQL, GV về đổi mới PPGD
môn tiếng Anh ở trƣờng THCS tại thị xã Bến
Cát

54

9

Bảng 2.8

Ý kiến của CBQL và GV về mục đích của việc
đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS


56

10

Bảng 2.9

Ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện
các PPGD trong giờ học môn Tiếng Anh ở
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

58

11

Bảng 2.10

Ý kiến của CBQL và GV về cách thức thực
hiện việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

59

12

Bảng 2.11

Ý kiến của CBQL và GV về đổi mới PPGD
phát âm môn tiếng Anh

60


13

Bảng 2.12

Ý kiến của CBQL và GV về cách dạy từ vựng
trong việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

62

14

Bảng 2.13

Ý kiến của CBQL và GV về cách dạy ngữ pháp
trong việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

63

15

Bảng 2.14

Thuận lợi của giáo viên trong quá trình thực
hiện đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

65


xi


16

Bảng 2.15

Khó khăn của giáo viên trong q trình thực
hiện đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các
trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

67

17

Bảng 2.16

Ý kiến của CBQL và GV về mức độ quan trọng
của việc quản lý đổi mới PPGD môn tiếng Anh
ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

68

18

Bảng 2.17

Thuận lợi trong quá trình quản lý đổi mới
PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại

thị xã Bến Cát

70

19

Bảng 2.18

Khó khăn trong q trình quản lý đổi mới
PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại
thị xã Bến Cát

72

20

Bảng 2.19

Ý kiến của CBQL, GV về công tác lập kế
hoạch về việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

73

21

Bảng 2.20

Ý kiến của CBQL, GV về việc tổ chức, chỉ đạo
việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các

trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

75

22

Bảng 2.21

Ý kiến của CBQL và GV về công tác kiểm tra,
đánh giá việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát

77

23

Bảng 2.22

Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý
việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh đổi mới
PPGD môn tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại
thị xã Bến Cát

82

24

Bảng 2.23

Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý

việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trƣờng
THCS (So sánh theo các tiêu chí)

86

25

Bảng 3.1

Mức độ cần thiết của các nội dung biện pháp
quản lý việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
trƣờng THCS thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng

110

26

Bảng 3.2

Mức độ khả thi của các nội dung biện pháp
quản lí việc đổi mới PPGD mơn tiếng Anh ở
trƣờng THCS thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng

115

Bảng 3.3

Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lý việc đổi mới PPGD môn
tiếng Anh ở trƣờng THCS thị xã Bến Cát tỉnh

Bình Dƣơng

121

27

xii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT

1

2

3

KÍ HIỆU

TÊN BIỂU ĐỒ

Ý kiến của CBQL và GV về tầm quan
Biểu đồ 2.1 trọng của việc đổi mới PPGD môn Tiếng
Anh ở trƣờng THCS

TRANG

52


Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý
hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở
các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng

108

Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
Biểu đồ 3.1 biện pháp quản lý việc đổi mới PPGD môn
tiếng Anh ở trƣờng THCS thị xã Bến Cát
tỉnh Bình Dƣơng

121

Sơ đồ 3.1

xiii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, tất cả các quốc gia trên thế giới
đều chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực. Đây là nhân tố cơ bản mang tính
chất quyết định, bởi vì trong q trình tăng trƣởng kinh tế, nhân lực là một yếu tố
đầu vào, nó giữ vai trị chủ thể, có ý nghĩa quyết định khả năng khai thác và hiệu
quả sử dụng các yếu tố khác (Tài nguyên, vốn sản xuất, khoa học công nghệ).
Việt Nam, với xu thế hội nhập quốc tế và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đặt lên hàng đầu. Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã đề ra mục tiêu phát triển đất nƣớc

trong thế kỉ XXI là cả nước trở thành một xã hội học tập [15]. Tại Đại hội lần
thứ XI, Đảng ta đã nhấn mạnh đột phá chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020 là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc
dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ…”[16].
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố đặt ra những u
cầu mới đối với ngƣời lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định
hƣớng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn
lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành
năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Điều đó địi
hỏi phải đổi mới đồng bộ nhiều yếu tố của quá trình dạy học, trong đó đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy (PPGD) là then chốt, bởi lẽ phƣơng pháp giảng dạy là
yếu tố năng động sáng tạo trong quá trình dạy học, nó phụ thuộc vào năng lực,
trình độ chun mơn nghiệp vụ dạy học của ngƣời giáo viên – lực lƣợng quyết
định chất lƣợng giảng dạy. Định hƣớng quan trọng trong đổi mới PPGD là phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực
cộng tác làm việc của ngƣời học. Đó cũng là những xu hƣớng quốc tế trong đổi
mới PPGD ở nhà trƣờng phổ thông.
1


Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [17]
Tiếng Anh là một ngơn ngữ quốc tế, có vai trị quan trọng trong các lĩnh
vực ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại, hội nhập, khoa học và công nghệ. Chủ
trƣơng mở cửa và hội nhập của nƣớc ta đã tạo ra nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh ngày càng cao đối với mọi đối tƣợng trong xã hội, đa số học
sinh (HS) chọn học ngoại ngữ tiếng Anh. Có thể nói, Tiếng Anh là một trong
những cơng cụ tồn tại trong thời kỳ hội nhập dành cho mọi công dân. Chính vì
vậy việc học và biết sử dụng một ngoại ngữ đang trở thành nhu cầu cần thiết đối
với ngƣời lao động, nhất là đối với HS − những ngƣời có tri thức và tay nghề cao
trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, chất lƣợng và hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ nói
chung, tiếng Anh nói riêng ở nƣớc ta còn nhiều bất cập so với nhu cầu của xã
hội. HS chƣa đủ năng lực sử dụng tiếng Anh làm phƣơng tiện học tập, nghiên
cứu, tra cứu tài liệu và giao tiếp. Những năm gần đây, môn Tiếng Anh dần trở
thành một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở
(THCS) và là môn thi chính thức trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
(THPT) quốc gia. Điều này phần nào cho chúng ta thấy sự quan tâm đầu tƣ của
các nhà quản lý giáo dục đối với việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh ở bậc trung
học. Mặc dù vậy, một thực tế là chất lƣợng dạy học môn Ngoại ngữ trong trƣờng
phổ thơng cịn thấp, việc đổi mới PPGD cịn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập. Đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy là chuyển đổi từ lối dạy học truyền thống một chiều sang lối học

2


chủ động, tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Để đạt đƣợc kết quả trên,
khơng những địi hỏi ngƣời giáo viên phải nổ lực, tự giác trong việc giảng dạy
mà cịn địi hỏi cơng tác quản lý đổi mới PPGD phải thực sự trở thành khâu quan

trọng nhằm đảm bảo thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Bến Cát là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dƣơng, nằm trong khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam, trung tâm thị xã cách Thành phố Thủ Dầu Một 20 km,
cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
chính quyền các cấp và sự đóng góp công sức to lớn của nhân dân thị xã Bến
Cát, sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển và đạt đƣợc những thành tích đáng
khích lệ. Nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh đối với sự phát triển của nhân lực
địa phƣơng, Thị uỷ, HĐND, UBND và ngành giáo dục thị xã đã chú trọng đến
chất lƣợng dạy học tiếng Anh trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, chất lƣợng môn
Tiếng Anh ở các trƣờng THCS thị xã Bến Cát còn rất khiêm tốn so với mặt bằng
chung của tỉnh Bình Dƣơng và so với yêu cầu của ngành đề ra. Có nhiều ngun
nhân dẫn đến tình trạng này nhƣ: đội ngũ giáo viên Tiếng Anh vẫn cịn bất cập
về trình độ, về nhận thức, thái độ trƣớc nhu cầu đổi mới về giáo dục; việc sử
dụng giáo trình, phần mềm hỗ trợ, mời giáo viên bản ngữ giảng dạy còn chƣa
đồng bộ; sự quan tâm của gia đình về việc học tập tiếng Anh còn chƣa đầy đủ…
và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ quản lý cịn nhiều hạn chế: trình độ
ngoại ngữ của đội ngũ quản lý chƣa cao ảnh hƣởng đến chỉ đạo hoạt động đổi
mới PPGD môn Tiếng Anh; cách thức tổ chức việc đổi mới phƣơng pháp còn
nhiều bất cập; khâu bồi dƣỡng nghiệp vụ giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS
sau tuyển dụng chƣa đƣợc quan tâm sâu sắc; công tác quản lý kết quả đầu ra về
bộ môn Tiếng Anh của học sinh còn chƣa chặt chẽ…nên ảnh hƣởng rất nhiều
đến chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh cấp THCS.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động đổi mới
phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở trên địa
bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

3


2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài phân tích thực trạng quản lý hoạt
động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới
PPGD, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn tiếng Anh ở các trƣờng
THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh ở các trƣờng THCS.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn
Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng
THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng trong những năm qua đã đạt
đƣợc những thành tích trên những nội dung công tác nhƣ: lập kế hoạch; tổ chức
thực hiện công tác đổi mới PPGD mơn Tiếng Anh, đồng thời cịn hạn chế ở
những nội dung công tác nhƣ: chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, đánh giá công tác quản
lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể từ nhiều phía, trong đó cơng tác
quản lý việc đổi mới PPGD chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa huy động đông
đảo GV thực hiện đổi mới PPGD, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới
PPGD môn tiếng Anh.
Cần đề xuất các biện pháp quản lý việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở
các trƣờng THCS để việc đổi mới PPGD mang tính rộng rãi, có hệ thống và đạt
kết quả cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận có liên quan đến quản lý hoạt động đổi mới
PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở
các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.


4


- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng
Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm này đƣợc vận dụng trong nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý
thuyết và nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm
hệ thống - cấu trúc, giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt chẽ
giữa quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh với quản lý các hoạt động
khác trong các trƣờng THCS cũng nhƣ xem công tác quản lý nhà trƣờng là một
hệ thống, trong đó cơng tác quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh là
một hệ thống con với các yếu tố hợp thành nhƣ: chủ thể quản lý, chức năng quản
lý, hình thức quản lý, nội dung quản lý, kết quả quản lý. Từ đó giúp tìm hiểu
chính xác thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy môn
Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic giúp ngƣời nghiên cứu xác định phạm vi không
gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính
xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày cơng trình nghiên cứu theo
trình tự hợp logic.
Tiếp cận lịch sử - logic chúng tôi xem xét thực trạng quản lý hoạt động đổi
mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng trong quá trình phát triển của nó, cụ thể từ năm học 2015-2016 đến
năm học 2016-2017, từ đó phát hiện ra những mối liên hệ bản chất và đề xuất
biện pháp phù hợp.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi phải xem xét vấn đề trong tình hình thực tế

khách quan, với tình hình giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, với điều kiện kinh tế
- xã hội của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ thực tế giảng dạy tiếng

5


Anh và quản lý giảng dạy tiếng Anh ở địa phƣơng. Từ đó đề ra những biện pháp
mang tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý giáo dục ở nƣớc nhà.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết


Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích, tổng hợp những vấn đề lí
luận của đề tài nhƣ: quản lý, quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dạy học ở
trƣờng, quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy mônTiếng Anh ở các
trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.


Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phƣơng pháp này dùng để phân loại và hệ thống hóa những vấn đề lí luận
nhƣ đã nêu trên.
6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Phƣơng pháp phân tích hồ sơ, sản phẩm hoạt động

Hồi cứu các tƣ liệu và sản phẩm hoạt động (các kế hoạch, các báo cáo sơ

kết, tổng kết, các văn bản chỉ đạo, hồ sơ sổ sách liên quan đến đổi mới PPGD và
quản lý hoạt động đổi mới PPGD…)


Phƣơng pháp phỏng vấn

Tiến hành các cuộc trao đổi với hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng
chun mơn, giáo viên tiếng Anh của một số trƣờng THCS và lãnh đạo, cán bộ
phụ trách chun mơn của Phịng giáo dục - đào tạo để tìm hiểu thực trạng đổi
mới PPGD và chỉ đạo đổi mới PPGD; tập hợp, khai thác, tổng kết các kinh
nghiệm trong việc thực hiện quản lý đổi mới PPGD.


Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Đối tƣợng khảo sát: Tất cả Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng
chuyên môn và giáo viên Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức cũng nhƣ nhận định của hiệu
trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên về thực trạng đổi
mới PPGD và quản lý hoạt động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng
6


THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Chúng tôi cũng sử dụng
phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPGD.


Phƣơng pháp toán thống kê

Sau khi thu lại toàn bộ các phiếu điều tra hợp lệ, tôi tiến hành xử lý số

liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Packages for Social Science) và viết báo
cáo bằng phần mềm Microsoft Word theo những bƣớc sau đây:
 Tổng hợp và nhập thông tin vào Variable view và Data view của phần
mềm SPSS.
 Sử dụng các phép toán trong phần mềm để đƣa ra các kết quả cần
thiết.
 Dựa trên kết quả thu đƣợc; đánh giá, phân tích và đề ra các giải pháp
phù hợp.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Về thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng ở hai năm học: năm học 2015-2016, và năm học 20162017.
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động đổi mới PPGD môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS công lập tại thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng dƣới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng nhà trƣờng.
- Về không gian: Đề tài khảo sát thực trạng tại 8 trƣờng THCS công lập
trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn bao gồm 3 chƣơng
với nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của cơng tác quản lý hoạt động đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở trƣờng trung học cơ sở

7


Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp
giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình

Dƣơng.
Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng.

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Trên lĩnh vực giáo dục, cải tiến PPGD là một vấn đề đƣợc đề cập và bàn
luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu PPGD đã không ngừng
nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân loại. Những năm gần đây, định
hƣớng cải tiến PPGD đã đƣợc thống nhất theo tƣ tƣởng tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh dƣới sự tổ chức hƣớng dẫn của giáo viên. Việc cải tiến
PPGD theo hƣớng coi trọng ngƣời học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến
khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong suốt
quá trình dạy học là cần thiết. Các vấn đề về quản lý, quản lý nhà trƣờng, PPGD
tiếng Anh đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và tổng hợp thành
các lí luận liên quan tới quản lý và giảng dạy tiếng Anh. Có thể kể đến một số
cơng trình tiêu biểu nhƣ: “Teaching English Cambridge University Press, 1995”
của Adrian Doff; “English Brainstormers” của Jack Umstatter, “Approaches and
Methods in Language Teaching” của Richards and Rodgers, Paul Ramsden,
(1998) với “Learning to Lead in Higher Education”,… Các tác giả trên đều đƣa
ra những hƣớng nghiên cứu về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập môn
tiếng Anh nhằm phát huy vai trò của ngƣời học theo định hƣớng phát triển năng

lực ngƣời học. Những tác phẩm trên khơng chỉ nhấn mạnh các phƣơng pháp hiện
đại và cịn nêu ra tầm quan trọng trong việc kết hợp với các phƣơng pháp truyền
thống để nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ [51],[56],[60],[59].
Hai nhà tâm lý giáo dục New Zealand là Graham Nuthall và Adrienne
Alton-Lee trong các năm 1990, 1992, 1993 đã xuất bản 3 nghiên cứu:
“Predicting, Learning from students Experience of Teaching - Tiên đoán học hỏi
kinh nghiệm giảng dạy của giáo sinh”, “Research on Teaching and Learning –

9


Nghiên cứu về giảng dạy và học hỏi” và “Understanding in how to Learn in
Classroom” về “Phƣơng pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm”. Các nghiên cứu
của hai tác giả mở ra một phƣơng pháp dạy học mới là phƣơng pháp giảng dạy
lấy học sinh làm trung tâm với mơ hình New Zealand. Nghiên cứu đã định hƣớng
cải tiến phƣơng pháp giáo dục theo tƣ tƣởng tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh dƣới sự tổ chức hƣớng dẫn của giáo viên, phƣơng pháp này đòi hỏi học
sinh tự giác chủ động tìm tịi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và ý thức
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã tiếp thu nhận
[52],[53],[54].
Trong tạp chí “Giảng dạy tiếng Anh ở châu Á”, tháng 12 năm 2005 (tuyển
tập: 7; kỳ phát hành: 4), hai tác giả Hong Wang và Liying Cheng đã đƣa ra
nghiên cứu của mình với đề tài “The impact of curriculum innovation on the
cultures of teaching” - tạm dịch “Tác động của việc đổi mới chƣơng trình đến
hoạt động giảng dạy”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã mô tả dự án cuốn
chiếu đƣợc áp dụng trong khoa tiếng Anh của một trƣờng đại học ở Châu Âu. Từ
đó đƣa ra một số đánh giá của mình đối với quá trình đổi mới chƣơng trình đến
hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại các trƣờng ở Châu Á [55].
1.1.2. Ở Việt Nam
Trên cơ sở lí luận của Chủ Nghĩa Mác Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,

đã có nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam nghiên cứu về quản lý nhà
trƣờng, quản lý hoạt động dạy và học đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhƣ Nguyễn
Đăng Dậu, Nguyễn Mạnh Quân (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý;
Nguyễn Thị Đoan, Đỗ Minh Cƣờng, Phƣơng Kỳ Sơn (1997), Các học thuyết
quản lý; Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lý
Giáo dục, Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài (1996), Chuyên đề Quản lý Trƣờng học;
Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trƣờng học... Mặc khác, cũng đã có
những giáo trình, cơng trình đi sâu vào việc nghiên cứu từng lĩnh vực của công
tác quản lý trƣờng học nhƣ: Nguyễn Trung Hàm (1999), Chỉ đạo quản lý dạy và
học trong nhà trƣờng (2001); Cao Duy Bình (1999), Kế hoạch hóa hoạt động nhà

10


trƣờng;. . . các tác giả nghiên cứu và đi sâu ở những bình diện khác nhau nhƣng
đều nhằm giải quyết mối quan hệ giữa GV và ngƣời quản lý; những nội dung
quản lý hoạt động dạy học. [13], [18], [38], [30], [29], [21], [5]
Các tài liệu biên soạn về đổi mới quản lý giáo dục trong đó có quản lý đổi
mới PPGD cũng mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây với các tài liệu biên
soạn phục vụ cho các dự án phát triển tiểu học, dự án phát triển THCS, dự án
phát triển THPT (SREM), chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng Hiệu trƣởng trƣờng
THPT liên kết Việt Nam – Singapore, Tài liệu chỉ đạo chuyên môn trung học phổ
thông - Bộ GD&ĐT... Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: "Dạy học và giáo
dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trƣờng", “quản lý nhà
trƣờng thực chất là quản lý quá trình lao động sƣ phạm của thầy…" [38]. Tác giả
Nguyễn Cảnh Toàn với đề tài "Đổi mới cách dạy, cách học tất yếu dẫn đến sự
quản lý dạy và học" [43]. Tác giả Phạm Hùng Quang với đề tài “Một số điều kiện
đổi mới phƣơng pháp dạy học” [39]. Tác giả Hoàng Cơ Chinh nghiên cứu về cải
tiến quản lý quá trình dạy học nhằm thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp giảng
dạy [10]. Tác giả Lê Nguyên Long đặt vấn đề về việc “Thử đi tìm những phƣơng

pháp dạy học hiệu quả” [33]. Tác giả Bùi Hiền nghiên cứu về phƣơng pháp hiện
đại dạy-học ngoại ngữ [24]. Tác giả Mai Quốc Liên cũng có ý kiến: "Cần cấp
bách có một chiến lƣợc ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trƣờng học
toàn quốc” [31].
Một số luận văn cao học cũng đã nghiên cứu về quản lý và đổi mới quản
lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn
này ở các trƣờng THPT, THCS. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu nhƣ:
Bùi Thị Thanh Huyền (2015) với luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
“Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS Thành Phố ng Bí
Tỉnh Quảng Ninh”, Đại Học Thái Nguyên, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm. Trong
nghiên cứu này tác giả đã đề xuất bảy nhóm giải pháp nhằm quản lý hoạt động
dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS Thành Phố ng Bí Tỉnh Quảng Ninh
bao gồm: Giáo dục nâng cao nhận thức cho GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan
trọng của Tiếng Anh; Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên phát triển chƣơng trình

11


×