Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động khoa học công nghệ trường đại học thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Khoa Sư phạm

BÁO CÁO TỎNG KÉT
ĐẺ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Trung
Tham gia: ThS. Danh Hứa Quốc Nam
ThS. Nguyễn Xuân Hào
CN. Tống Thị Phưong Thảo

Bình Dương, tháng 9 năm 2015



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỬ DẦU MỘT

Khoa Sư phạm

BÁO CÁO TỎNG KẾT
ĐÈ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Trung
Tham gia: ThS. Danh Hứa Quốc Nam


ThS. Nguyễn Xuân Hào
CN. Tống Thị Phương Thảo

Bình Dương, tháng 9 năm 2015



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách thức tiếp cận
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cúư thực tiễn
7.2.3. Nhóm phương pháp sử dụng toán học
8. Cấu trúc của đề tài

NỘI DUNG

1
1
3

3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
6
7
7

Chương 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ Ở TRUỜNG đ ạ i h ọ c
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
1.2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà trường
1.2.2. Khái niệm biện pháp quản lý giáo dục
1.2.3. Khái niệm về khoa học và công nghệ
1.2.3.1. Khái niệm khoa học
1.2.3.2. Khái niệm công nghệ

1.2.3.3. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
1.2.4. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động KH&CN

7
7
8
11
11
11
17
19
22
23
23
24
24
25
25

1.3. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động KH&CN trong trường đại học

26

1.4. Vai trò của hoạt động KH&CN trong trường đại học

27

1.5. Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học
1.6. Nội dung quản lý KH&CN ở trường đại học

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

35
37


Chương 2: THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG 38
NGHỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
2.1. Khái quát về Trường Đại học Thủ Dầu Một
38
2.2. Khái quát chung về nghiên cứu thực trạng
39
2.2.1. Mục đích khảo sát
39
2.2.2. Nội dung khảo sát
39
2.2.3. Đối tượng khảo sát
40
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
41
2.3. Thực trạng hoạt động KH&CN và sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động 42
KH&CN ở Trường Đại học Thủ Dầu Một
2.3.1. Thực trạng hoạt động KH&CN của Trường Đại học Thủ Dầu Một
42
2.3.1.1. Đánh giá nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của Trường
42
2.3.1.2. Kết quả hoạt động KH&CN trường trong những năm học qua (từ 2010
44
đến 2015)
2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của CB, GV và s v đối với hoạt động KH&CN

47
2.3.1.4. Thái độ của CB, GV và s v đối với hoạt động KH&CN
49
2.3.1.5. Thực trạng kỹ năng của CB, GV và s v trong hoạt động KH&CN
52
2.3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động KH&CN ở Trường
55
Đại học Thủ Dầu Một
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động KH&CN của CB,
57
GỴ
KẾT LUẬN CHƯỐNG 2
60
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
61
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
3.1. Một số nguyên tắc để đề xuất biện pháp
61
3.1.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo của nhà trường
61
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn hoạt động quản lý GD của trường đại học.
61
3.1.3. Đảm bảo sự phù họp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường
61
3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất các biện pháp quản lý giáo dục
62
3.2. Hẹ thống các biện pháp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở Trường 62
Đại học Thủ Dầu Một
3.2.1. Định hướng phát triển KH&CN của nhà trường phù hợp với xu thế phát
62

triển kinh tế - xã hội của đất nước
3.2.1.1. Ý nghĩa
62
3.2.1.2. Nội dung
63
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
63
3.2.2. Hồn thiện quy trình tổ chức hoạt động KH&CN phù họp với đặc điểm
64
của nhà trường
3.2.2.1. Ý nghĩa
64
3.2.2.2. Nội dung
65
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
65


3.2.3. Xây dựng cơ chế quản lý nhân lực phục vụ cho hoạt động KH&CN
3.2.3.1. Ý nghĩa
3.2.3.2. Nội dung
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
3.2.4. Nâng cao nhận thức cho CB, GV, s v về vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động KH&CN
3.2.4.1. Ý nghĩa
3.2.4.2. Nội dung
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
3.2.5. Xây dựng chính sách đầu tư và cơ chế phân bổ kinh phí cho hoạt động
KH&CN
3.2.5.1. Ý nghĩa

3.2.5.2. Nội dung
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
3.2.6. Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hình thức sinh hoạt
khoa học
3.2.6.1. Ý nghĩa
3.2.6.2. Nội dung
3.2.6.3. Cách thức tiến hành
3.2.7. Bồi dưỡng cho CB, GV, s v kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động KH&CN và quản lý hoạt động KH&CN
3.2.7.1. Ý nghĩa
3.2.7.2. Nội dung
3.2.7.3. Cách thức tiến hành
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KÉT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với lãnh đạo Trường
2.2. Đối với các phòng, khoa
2.3. Đối với cán bộ, giảng viên
2.4. Đối với sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dành cho GV
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát dành cho s v
Phụ lục 3: Biên bản nghiệm thu đề tài sinh viên
Phụ lục 4: Bài báo đăng tạp chí Trường Đại học Thủ Dầu Một

65

65
66
66
69
69
69
69
71
71
72
72
74
74
74
74
75
75
76
76
78
79
79
80
80
81
81
81
83
85
85

89



B ảng

T rang

Bảng 2.1. Tổng họp số lượng CB, GV theo từng năm học của Nhà trường
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu độ tuổi và giới tính của CB, GV
Bảng 2.3. Số lượng đề tài, dự án và chuyển giao khoa học công nghệ của
CB, GV
Bảng 2.4. Số lượng bài viết đăng tạp chí, tham gia hội thảo của CB, GV
Bảng 2.5. Số lượng đề tài, đồ án, khóa luận của s v
Bảng 2.6. Tẩn suất trả lời câu hỏi của CB, GV về tầm quan trọng hoạt động
KH&CN
Bảng 2.7. Tần suất trả lời câu hỏi của s v về tầm quan trọng NCKH
Bảng 2.8. Tần suất trả lời câu hỏi của CB, GV về thái độ của họ đối với hoạt
động KH&CN
Bảng 2.9. Tần suất trả lời của s v về định hướng NCKH của nhà trường
Bảng 2.10. Tần suất trả lời của s v đối với kế hoạch NCKH của nhà trường
Bảng 2.11. Tần suất trả lời câu hỏi của CB, GV về Kỹ năng hoạt động
KH&CN của họ
Bảng 2.12. Tẩn suất trả lời của CB, GV về kỹ năng nghiên cứu khoa học
của s v

43
43
45
45

46
47
48
50
51
51

52
54



Chữ viết tắt
CB
GV

sv
GD
KH&CN
NCKH
NỌ
TW
GD&ĐT
UBND
THCS
THPT

Ý nghĩa
Cán bộ
Giảng viên

Sinh viên
Giáo dục
Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu khoa học
Nghị quyết
Trung uơng
Giáo dục và Đào tạo
ủ y ban nhân dân
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông



M Ở ĐẰU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế giáo dục thế kỷ XXI ở Việt Nam chỉ rõ: “Sứ mệnh của giáo dục là phát
triển toàn diện con người, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng những u
cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và của thời đại trí tuệ, của nền
kinh tế trí thức”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”,
toàn xã hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, vì họ ngày càng hiểu rằng:
Giáo dục ngày nay được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, đem lại
sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng, khóa XI đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học
và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và
việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình
độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới”, “Phát huy vai trị của cơng nghệ
thơng tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về
giáo dục, đào tạo” [16].

Trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ là các
hoạt động có chủ đích, có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết khách quan (được kiểm
chứng) về các sự vật hiện tượng, các quy luật trong lĩnh vực giáo dục để ứng dụng
trong thực tiễn hoạt động giáo dục (quản lý, giảng dạy, nghiên cứu...). Hoạt động
KH&CN và hoạt động đào tạo trong trường đại học có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung
cho nhau để hồn thiện những tri thức, kỹ năng chun mơn cho s v mà mục tiêu nhà
trường hướng tới. Người GV phải thường xuyên trau dồi học thuật về chuyên môn,
tham dự các buổi hội nghị, hội thảo khoa học, các buổi tạo đàm, sinh hoạt chuyên
môn để trao đổi kinh nghiệm học thuật, kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện NCKH để phát huy sáng kiến, phát triển tư duy, tìm
1


tòi và ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tể cuộc sống, cập nhật những kiến
thức khoa học mới, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Sinh viên phải
biết biến quá trình “đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đạo tạo”, biết “học
phưcmg pháp tự học”, rèn luyện những kỹ năng NCKH, biết đầu tư suy nghĩ để tìm
tịi, sáng tạo ra những giá trị mới, luyện tập viết bài công bố các ý tưởng khoa học,
tham gia tranh luận khoa học để nâng cao khả nâng nhận thức, kỹ năng chuyên mơn
nghề nghiệp. Vì vậy, hoạt động NCKH ở các trường đại học có vai trị rất quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Nghị quyết 29-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI đã
xác định: “Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu
tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học
giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo
dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục”. “Tăng cường
năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa
các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh” [16].
Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trị quan trọng

trong hoạt động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở các trường đại học, đặc biệt đối với
các trường mới thành lập như Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trường Đại học Thủ
Dầu Một với sứ mệnh: Phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng, chuyển
giao khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần giải quyết các vấn đề lý luận
và thực tiễn về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, các tỉnh miền Đơng Nam Bộ và
khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Để làm tốt vai trị đó, lãnh đạo nhà trường cần
hết sức quan tâm đến chất lượng hoạt động KH&CN của Trường, đặc biệt là công tác
giáo dục phẩm chất, năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ
giảng viên và sinh viên của Trường. Ý nghĩa và tầm quan trọng như trên, địi hỏi cơng
tác quản lý hoạt động KH&CN phải chặt chẽ, khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển
2


của nhà trường, đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình GD&ĐT chung của
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động khoa
học và công nghệ Trường Đại học Thủ Dầu M ột” nhằm tìm ra những giải pháp quản lý
hoạt động KH&CN họp lý, phù họp với tình hình của nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng GD&ĐT của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động KH&CN trong các
trường đại học, trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý hoạt động KH&CN Trường Đại học Thủ Dầu Một.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động KH&CN ở Trường Đại học Thủ Dầu Một
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động KH&CN ở Trường Đại học Thủ Dầu Một.
4. Phạm vi nghiền cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về quản lý hoạt động KH&CN ở

trường đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm rất nhiều nội dung liên quan.
Tuy nhiên, trong đề tài chúng tôi chỉ giới hạn quản lý hoạt động KH&CN ở cấp
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Giới hạn đối tượng khảo sát: khi tiến hành nghiên cứu thực trạng, chúng tôi
khảo sát 91 CB, GV và 279

sv để tìm

hiểu thực trạng hoạt động KH&CN của nhà

trường.
- Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cửu, trong đề tài này chúng tôi giới hạn thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2014
đến tháng 7/2015.

3


5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động KH&CN là nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược phát
triển nhà trường đại học nói chung và ở Trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng, thực
hiện tốt cơng tác quản lý hoạt động KH&CN này góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường, phù hợp với định hướng phát triển nhà trường theo định hướng
nghiên cứu. Việc quản lý hoạt động KH&CN ở Trường Đại học Thủ Dầu Một trong
thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn,
bất cập, quy trình quản lý chưa thật sự chặt chẽ, số lượng đề tài, dự án còn hạn chế,
chất lượng NCKH, chuyển giao cơng nghệ chưa cao. Vì vậy, nếu nghiên cứu tìm ra
những biện pháp quản lý hoạt động KH&CN phù họp với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà
trường, khắc phục những hạn chế sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN
ở Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian tới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe tài này, chúng tôi thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý KH&CN ở trường đại học.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KH&CN ở Trường Đại học
Thủ Dầu Một.
- Đ ề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KH&CN ở Trường
Đại học Thủ Dầu Một.
7. P h ư ^ g pháp nghiên cứu
7.1. Cáck thức tiếp cận
Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc: khi xây dựng hệ thống các biện pháp
quản lý hoạt động KH&CN ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi tiếp cận từ sứ
mạng của nhà trường, chiến lược phát triển của nhà trường, mục tiêu đào tạo, kế hoạch
phát triển hoạt động KH&CN, đội ngũ CB, GV của nhà trường...Chúng tơi phân tích
những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động KH&CN để đề xuất hệ thống các
biện pháp.
4


Quan điểm thực tiễn: chúng tôi dựa trên cơ sở từ thực tiễn hoạt động KH&CN
và quản lý hoạt động KH&CN của Trường Đại học Thủ Dầu Một, để đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động KH&CN cho nhà trường trong thời gian tới.
Quan điểm lịch sử: khi thực hiện đề tài, chúng tôi kế thừa các quan điểm,
nguyên tắc, những thành tựu nghiên cứu của những nhà khoa học, những CB, GV
nghiên cứu khoa học GD đã thực hiện trước đây.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích tổng họp các vấn đề lý luận từ các tài liệu khoa học, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ; Bộ GD&ĐT; của UBND tỉnh Bình Dương, các
đề tài, luận văn, luận án...có liên quan đến việc tổ chức quản lý hoạt động KHCN ở
Trường Đại học Thủ Dầu Một, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp nghiên cứu qua sản phẩm: chúng tôi tiến hành nghiên cứu các
đề tài, dự án KH&CN của CB, GY và s v để đánh giá thực trạng KH&CN của Trường
Đại học Thủ Dầu Một. Chúng tôi cũng nghiên cứu các hồ sơ tài liệu, báo cáo sơ kết,
tổng kết để tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động KH&CN của nhà trường.
b. Phương pháp quan sát: chúng tôi tiến hành quan sát việc thực hiện các đề tài
NCKH của CB, GV và s v để đánh giá thực trạng KH&CN của Trường Đại học Thủ
Dầu Một
c. Phương pháp điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra về nhận thức, thái độ, hành
vi của CB, GV và s v để đánh giá thực trạng KH&CN, thực trạng quản lý hoạt động
KH&CN của Trường Đại học Thủ Dầu Một.
d. Phương pháp phỏng vấn: chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn với đối
tượng CB quản lý, GV,

sv nhằm thu thập những thông tin để đánh giá thực trạng quản

lý hoạt động KH&CN của nhà trường.

5


e.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: chúng tôi tổ chức hội thảo chuyên đề

nhằm lấy ý kiến chuyên gia về việc đánh giá cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và hệ thống
đề xuất các biện pháp quản lý.
7.2.3. Nhóm phương pháp sử dụng tốn học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu như tính giá trị trung bình, tính
phần trăm...nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận và Kiến
nghị. Trong phần Nội dung gồm ba chương:
- Chương 1: Cở sở lý luận về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường
đại học
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở Trường Đại
học Thủ Dầu Một
- Chương 3: Đe xuất một số biện pháp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
ở Trường Đại học Thủ Dầu Một

6


NỒI DUNG

Chưong 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN) - một triết gia nổi tiếng, một nhà
giáo dục lỗi lạc Trung Quốc cho rằng: Đất nước muốn yên bình, phồn vinh người quản
lý đất nước cần chú trọng tới ba yếu tố: Thứ (dân đông); Phú (dân giàu); Giáo (dân
được giáo dục). Như vậy, theo Khổng Tử thì giáo dục là một thành tố không thể thiếu
được của mỗi quốc gia. Mặt khác, Khổng Tử còn cho rằng: Việc giáo dục là cần thiết
cho mọi người “Hữu giáo vô loại”. Trong phương pháp giáo dục, ông coi trọng việc:
Tự học, tự luyện, tu nhân; phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học
sát đối tượng, cá biệt hoá đối tượng; kết hơp học với hành, lý thuyết với thực tiễn, phát
triển động cơ, hứng thú, ý chí người học. Nhìn chung, cho đến ngày nay phương pháp
giáo dục theo lý luận của Khổng Tử vẫn là những bài học lớn, có giá trị cho các nhà

trường, cho mỗi người làm công tác quản lý giáo dục và đào tạo.
Hàng chục năm qua, Trung Quốc luôn là đất nước dẫn đầu thế giới về tốc độ
tăng trưởng GDP, có được sự tăng trưởng như vậy ở một đất nước xấp xỉ 1,3 tỷ dân
quả là thần kỳ và sự thần kỳ ấy cũng bắt đầu bởi sự phát triển giáo dục. ông Giang
Trạch Dân - Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản, nguyên Chủ tịch nước, chủ tịch quân
uỷ quân đội nhân dân Trung Quốc đã từng khẳng định: “Muốn chấn hưng đất nước
phải chấn hưng giáo dục, muốn chân hưng giáo dục phải chấn hưng người thầy giáo”.
Như vậy, vai trò của giáo dục, của người thầy giáo được người đứng đầu đất nước
Trung Quốc đặt đúng vị trí của nó.
7


Nhật Bản đã nhiều lần cải cách GD theo hướng hiện đại hóa và nhân văn hóa
nên ln được xếp vào số những nước hàng đầu về chất lượng và hiệu quả GD. [21,
tr.31].
Gần đây, trong “Thông điệp liên bang” (4/2/1997), Tổng thống Bill Clinton đã
nhấn mạnh: “Nước Mỹ cũng đang thực thi một chiến lược GD mới nhằm khắc phục
những mặt yếu kém của mình, nâng cao trình độ học vấn (GD phổ cập 13 và 14 năm)
để mở rông cửa các trường ĐH cho tất cả người Mỹ, đào tạo đội ngũ giáo viên tốt nhất,
coi GD là vấn đề an ninh quốc gia tối quan trọng”.
Các nhà nghiên cứu ngồi nước đã có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề quản
lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng như: M.I Kơnđacốp - Cơ sở lý luận khoa
học quản lý giáo dục —Tài liệu của Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và Viện
khoa học giáo dục 1984; Harld Koontz (1992) —Những vẩn đề cổt yếu về quản lý —
Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; Jean Wearien - Quản lý hành chỉnh và sư phạm trong
các nhà trường- Nxb Giáo dục, Hà Nội...Qua những tư tưởng trên phần nào nói lên
tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với GD trong mọi thời đại, đặc biệt là vai trị GD
nói chung và của quản lý GD nói riêng.
1.1.2. ở Việt Nam
Ngày nay, việc nghiên cứu xu thế giáo dục thế kỷ XXI ở Việt Nam chỉ rõ: “Sứ

mệnh của giáo dục là phát triển toàn diện con người, đào tạo nguồn nhân lực có đủ
trình độ đáp ứng những u cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và
của thời đại trí tuệ, của nền kinh tế trí thức. Qua đó, giáo dục làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và vì vậy, Đảng và Nhà nước coi giáo
dục là “Quốc sách hàng đầu”, tồn xã hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục, vì họ ngày càng hiểu rằng: Giáo dục ngày nay được coi là nền tảng cho sự phát
trien khoa học, kỹ thuật, đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong sự phát triển của mỗi dân tộc,
mỗi quốc gia. Vì thế, các nhà nghiên cứu trong nước đã có nhiều cơng trình đề cập đến
8


vấn đề quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng như: Nguyễn Minh Đạo
(1997), Cơ sở khoa học của quản lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục — Trường cán bộ
quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội; Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về
quản lý giáo dục - Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội... chủ yếu các
cơng trình trên nghiên cứu về mặt lý luận quản lý, song chúng đã được ứng dụng rộng
rãi và mang lại hiệu quả nhất định trong công việc quản lý giáo dục, quản lý trường
học.

về quản lý nhà trường,

các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Ngọc

Quang đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy học của
người giáo viên, từ những nguyên tắc chung đó các tác giả đã chỉ rõ một số biện pháp
quản lý của nhà trường. Trong cuốn: “Những bài giảng về quản lý trường học” - tập 3,
tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy
và học (theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường”, và nhấn mạnh: “Phải

kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học các bộ môn và các hoạt động khác hỗ
trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn
vẹn”.
Vấn đề phát triển khoa học và công nghệ, phát huy nguồn nhân lực khoa học,
công nghệ từ lâu đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau và đạt được nhiều thành quả đáng quý.

về mặt pháp lý, việc nghiên cứu thực tiễn

vấn đề quản lý khoa học và công nghệ ln gắn liền với q trình hình thành, hồn
thiện các chính sách pháp luật. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã ít nhiều
đề cập tới thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ nhưng hồn tồn rời rạc,
mang tính riêng lẻ [ 10, tr. 15].
Tác giả Nguyễn Hữu Gọn, Trường Đại học Đồng Tháp với đề tài “Thực trạng,
giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của cản bộ, giảng viên Trường
Đại học Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2011 ”, Tác giả Tô Thị Tâm (Trường Đại học
9


Giao thông vận tải) với đề tài “Vai trỏ của cách mạng Khoa học — Công nghệ hiện đại
và giải pháp đẩy mạnh Khoa học công nghệ ở Việt Nam”. Tác giả Hồ Thị Hải Yến
(2008) với luận án tiến sỹ, “Hoàn thiện cơ chế tài chỉnh đổi với hoạt động Khoa học
và Công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam ”. Tác giả Lê Thị Thu Hằng (2014)
với luận án tiến sỹ “Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong
giai đoạn hiện n a y”. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009) với đề tài “Một sổ giải
pháp tăng cường quản lý Khoa học và Công nghệ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai ”...
Ngoài ra, trong những năm gần đây ở tỉnh Bình Dương có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về chuyên ngành quản lý giáo dục như xây dựng và phát triển đội ngũ giáo
viên ở các trường cao đẳng sư phạm, THCS, THPT; quản lý hoạt động đào tạo của

trường cao đẳng sư phạm; đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh phổ
thông...
- Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Nam (năm 1997) về “Cải tiến phương pháp kiểm
tra - đánh giá thành quả học tập của học sinh trường phổ thông bằng trắc nghiệm
khách quan”.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lịch (năm 1999) về “Nghiên cứu các hình
thức và biện pháp bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo đạt trình độ trung
học sư phạm mầm non của Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương”.
- Luận văn thạc sỹ của Phạm Phúc Tuy (năm 2002) về “Vấn đề quản lý công tác
đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn âm nhạc của Trường CĐSP tỉnh Bình Dương Thực trạng và giải pháp”.
- Luận văn thạc sỹ của Trương Văn Ân (năm 2004) về “Thực trạng công tác
quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên Trường cao đẳng sư phạm
Bình Dương và một số giải pháp” .

10


- Luận văn thạc sỹ của Trịnh Đức Tài (năm 2005) về “Một số biện pháp xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dưong giai
đoạn 2 0 0 5 -2 0 1 0 ”.
- Luận văn thạc sỹ của Truong Thị Thủy Tiên (năm 2006) “Biện pháp quản lý
đào tạo giáo viên theo hình thức liên kết”.
Nhìn chung, các tác giả của những luận văn trên đã góp phần bổ sung nhằm
hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề hoạt động quản lý ở các trường đại học,
tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập hoặc đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động khoa
học và công nghệ ở trường đại học.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã loài người, hoạt động quản lý đã xuất hiện từ rất

sớm. Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức lực để tự vệ hoặc lao động
kiếm sống thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã xuất hiện những hoạt động tổ
chức, phối họp, điều khiển đối với họ. Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát
triển như một yếu tố khách quan, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động chung của con
người để đạt được kết quả mong muốn. Đó chính là những dấu ấn đầu tiên của hoạt
động quản lý.
Khi nghiên cứu về cơ sở quản lý, Các Mác đã khẳng định: Tất cả mọi lao động
trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng
cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và hiện thực những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận
động của những khí quan độc lập của nó [2]. Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động
mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người theo những yêu
cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lý.
Do đó, quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện và phát triển cùng với sự phát
11


triển của xã hội loài người. Quản lý là nhân tố khách quan được ra đời từ bản thân nhu
cầu của con người trong mỗi chế độ xã hội và không thể thiếu được trong đời sống con
người. Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử.
ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về quản
lý.
Theo quan điểm M et học\ Quản lý được xem như một quá trình liên kết thống
nhất giữa chủ thể và khách thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm kỉnh tể học: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác
cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.
Theo quan điểm lỷ thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động có chủ đích
của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ thống các quy tắc, ràng buộc về hành vi
đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu
và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.

Theo quan điểm của điều khiển học\ Quản lý là chức năng của những hệ có tổ
chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kĩ thuật....) nó bảo tồn cấu trúc các hệ,
duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động họp quy luật khách quan làm cho hệ
vận hành và phát triển.
M ột sổ quan niệm về quản lý của các tác giả ở nước ngoài:
Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi,
công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để
những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cá
nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cá nhân” [1, tr.27].
Frederich Wiliam Taylor (1856 - 1916), Mỹ: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ
ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ
tiền nhất” [7,tr.33].
Harold Koontz (người Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo
sự phối họp những nỗi lực cá nhân để đạt được mục đích của nhóm, mục tiêu của quản
12


lý là hình thành một mơi trường, trong đó con người có thể đạt được mục đích của
nhóm đối với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [12, tr.32].
Paul Hersey và Ken Blanchard: “Quản lý như q trình cùng làm việc và thơng
qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ
chức” [7, tr.12].
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Henri Fayol (Pháp), Max Weber (Đức) đều
khẳng định: “Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã
hội” [2, tr.334].
Quan niệm về quản lý của một số nhà khoa học Việt Nam:
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng,
q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”
[10, tr.17].
Nguyễn Quang u ẩn nêu khái niệm: “Quản lý là q trình tác động có mục đích

của chủ thể quản lý với tư cách là hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý” [20, tr.56].
Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục
tiêu của nhiều cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.” [11, tr.15].
Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra”.
[4, tr.9]
Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm
đạt mục đích nhất định” [18, tr. 130]
Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách
tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác
động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo
cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội”. [5, tr.55]

13


×