Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh – lý luận, thực tiễn và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM HỒ CHIÊU DƯƠNG

PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH –
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM HỒ CHIÊU DƯƠNG

PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH –
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là PHẠM HỒ CHIÊU DƯƠNG – là học viên lớp Cao học Khóa 28
chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về chính sách khoan
hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh – Lý luận, thực tiễn và
kiến nghị” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

PHẠM HỒ CHIÊU DƯƠNG



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACT
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC
HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA
PHÁP LUẬT ........................................................................................................................ 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH
VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ............................................................... 8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ............................ 8
1.1.2. Xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ...................................................... 19
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả
thuận hạn chế cạnh tranh ..................................................................................................... 20
1.1.4. Cơ sở học thuyết về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn
chế cạnh tranh ...................................................................................................................... 25
1.1.5. Vai trị và ý nghĩa của chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn
chế cạnh tranh ...................................................................................................................... 31
1.2. ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ......... 35
1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với chính sách khoan hồng trong
xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ................................................................. 35
1.2.2. Nội dung điều chỉnh cơ bản của pháp luật đối với chính sách khoan hồng trong xử lý
các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh .......................................................................... 36
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của việc sử dụng chính sách khoan hồng trong xử lý
các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh .......................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ
CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ...................................... 41


2.2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ......... 41
2.2.1. Pháp luật của Hoa Kỳ về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận
hạn chế cạnh tranh................................................................................................................ 41
2.2.2. Pháp luật của Nhật Bản về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận
hạn chế cạnh tranh................................................................................................................ 49
2.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ
CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH....................................... 60
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về chính sách khoan hồng
trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ........................................................ 60
2.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về chính sách khoan hồng trong xử lý các
hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ................................................................................. 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................... 65
3.1. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÍNH
SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH VÀ NGUYÊN NHÂN............................................................................. 65
3.1.1. Những hạn chế và bất cập .......................................................................................... 65
3.1.2. Nguyên nhân .............................................................................................................. 66
3.2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
VÀ VÂN ĐỀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ CÁC
HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM ....................... 67
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ
CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM ............. 69
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chính sách khoan hồng trong xử lý các
hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ................................................................................. 70
3.3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chính sách khoan hồng
trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam .................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................... 76


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
UBCTQG: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
JFTC: Ủy ban Cạnh tranh Công bằng Nhật Bản.
AMA: Đạo luật Chống Độc quyền Tư nhân và Duy trì Thương mại Cơng bằng của
Nhật Bản.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng mô tả “Tình thế lưỡng nan của người tù” theo hướng tiếp cận
“Chiến lược chiếm ưu thế” ...................................................................................... 26
Bảng 1.2: Bảng mô tả “Tình thế lưỡng nan của người tù” theo hướng tiếp cận
“Trang
̣̣ thái cân bằng Nash” .................................................................................... 28
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu từ Hướng dẫn Hệ thống giảm trừ liên quan đến
việc hợp tác trong điều tra và quy định của AMA 2020 ......................................... 58



TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể làm cho khách hàng phải trả nhiều hơn
đáng kể giá trị thực của sản phẩm và loại sự cạnh tranh vì các thành viên tham gia
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần cải thiện nâng lực sản xuất hay chất lượng
sản phẩm của họ. Hầu hết các quốc gia, ở một chừng mực nhất định, đều cấm hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Để chống hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
khơng chỉ có việc áp đặt các hình phạt nặng đối hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh được áp dụng, các cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới cịn khuyến khích
việc tự khai báo về hành vi vi phạm bằng cách áp dụng chính sách khoan hồng, theo
đó miễn hoặc giảm mức hình phạt cho thành viên cung cấp thơng tin, chứng cứ về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
Tiếp thu kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh, Việt Nam đã
lần đầu tiên quy định về chính sách khoan hồng tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018.
Tuy nhiên, quy định này còn nhiều hạn chế dẫn đến chính sách khoan hồng chưa
thể áp dụng được trên thực tế.
Luận văn nêu ra một số kinh nghiệm của việc thành cơng thực thi chính sách
khoan hồng của Hoa Kỳ và Nhật Bản từ đó nhận dạng các hạn chế trong quy định
về chính sách khoan hồng của Việt Nam hiện nay và nêu ra một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chính sách khoan hồng
trong phát hiện, xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Từ khóa: Chính sách khoan hồng, Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Luật cạnh
tranh.


ABSTRACT
A cartel might significantly raise the price that customers have to pay for
products and eliminate competition because there’s no urge for its participants to
improve their productivity or quality of their products. Most nations, to a certain

extent, prohibit cartel conduct. In order to fight against cartels, competition
authorities in the world not only impose heavy fines on cartel conduct but also
encourage self-report of the violation by employing leniency program, thus, grant
immunity or reduction of fine to the participant who reports and submits evidence
of the cartel to competition authority.
Adopting experience in competition law enforcement, Vietnam initially
regulated leniency program as specified by Article 112 Competition Law 2018.
However, this provision still has a number of limitations leading to the fact that
leniency program cannot be applied in practice.
This Thesis outlines some experience of the successful leniency program of
the United States and Japan, thereby, identifies limitations in the current leniency
program of

Vietnam and suggests some recommendations to improve the

legislative framework and the efficiency of leniency program in discovering,
prosecuting cartel conduct.

Key words: Leniency; Cartel; Competition law.


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiên cứu
phát triển nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho thương nhân. Trong quá trình tìm kiếm lợi
nhuận cá nhân, người thương nhân sẽ sáng tạo ra những sản phẩm mới hoặc những
sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng tốt hơn nhưng giá thành thấp hơn. Từ đó,
một cách khơng chủ đích, tạo ra lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, một số thương

nhân nhận thấy việc thực những hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng sẽ mang đến mức lợi nhuận mong đợi mà
không cần bỏ chi phí, nguồn lực để tìm cách cải thiện hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Những hành vi này gây tổn hại đến cạnh tranh, lợi ích của người
tiêu dùng và phúc lợi chung của xã hội. Chính vì vậy, những hành vi này cần bị cấm
thực hiện.
Đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, do các doanh nghiệp có hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đa số đều nhận thức được hành vi của mình là vi
phạm pháp luật. Do đó, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường được thực hiện
ngầm theo phương thức thông đồng. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh gặp
nhiều khó khăn trong việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. Chính sách khoan hồng ra đời như một công cụ giúp phát hiện, điều tra
và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách hiệu quả và ít tốn kém chi phí,
nguồn lực hơn.
Chính sách khoan hồng là một điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018. Hiện nay
vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để đưa Chính sách khoan hồng vào áp
dụng trong thực tiễn. Đồng thời, người viết nhận thấy một số bất cập trong quy định
về chính sách khoan hồng theo Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018. Thêm vào đó, hiện
nay cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vẫn chưa
được thành lập, các quy định pháp luật Việt Nam về chính sách khoan hồng hiện
nay vẫn chưa đầy đủ, chưa có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể cần thiết để thực
hiện chính sách khoan hồng. Những bất cập trong quy định pháp luật cũng như bối


2

cảnh thực thi pháp luật cạnh tranh có thể dẫn đến chính sách khoan hồng trở nên
hình thức, khơng áp dụng được trong thực tiễn, khơng mang lại lợi ích trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trái luật như
theo ý nghĩa ban đầu của chính sách khoan hồng.

2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn, người viết đặt ra các giả
thuyết nghiên cứu như sau:
Một là, lý luận về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận
hạn chế cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này còn chưa đầy đủ, một
số vấn đề lý luận còn chưa được luận giải rõ ràng, cần được bổ sung.
Hai là, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề chính sách khoan hồng trong xử
lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh cịn có những điểm hạn chế và bất cập
cần được hoàn thiện.
Ba là, thực tiễn áp dụng chính sách khoan hồng trong xử lý hành vi thoả
thuận hạn chế cạnh tranh chưa hiệu quả ở Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể sau đây:
Một là, lý luận về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận
hạn chế cạnh tranh và pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi
thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm những vấn đề nào?
Hai là, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước quy định về chính
sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh như thế
nào? Có những hạn chế, bất cập nào trong quy định của pháp luật Việt Nam về
chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh và
nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là gì?
Ba là, thực tiễn về các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường
Việt Nam và vấn đề áp dụng chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả


3

thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Cần có những giải

pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chính
sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt
Nam?
3. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách khoan hồng của các
nước đã phát triển như Anh, Châu Âu, Nhật Bản,… và Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về các hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, biện pháp chế tài liên quan đến hạn chế cạnh tranh.
Về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có các nghiên cứu như: "Căn cứ xác
định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam" của ThS. Hồ Thị Duyên;
"Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam" của ThS.
Nguyễn Ngọc Quý; "Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam"
của ThS. Mai Duy Phước; "Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay" của ThS.
Nguyễn Thị Bảo Nga;"Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị
Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Kiểm soát tập trung kinh
tế theo quy định của pháp luật Việt Nam" của ThS. Phạm Thị Ngoan, A Brief
overview of American Antitrust law của Alden F. Abbott…
Về biện pháp chế tài liên quan đến hạn chế cạnh tranh có Luận văn thạc sỹ
“Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam” của Kim Hoàn Mỹ Linh.
Về hiệu quả và quy định pháp luật của chính sách khoan hồng có các nghiên
cứu như: The Cartels and Leniency Review (8th Edition) của John Terzaken, The
Japanese Leniency Program: Pro-Cartel or Anti-Cartel của Steven Van Uytsel, US
and EU Competition Law: A Comparision của Eleanor M.Fox, Using Leniency to
Fight Hard Core Cartels của OECD, The Effectiveness of Corporate Leniency
Programs của Mandy Regenspurg, The Leniency Policy của Jiří Šorf, Leniency and
Game Theory của Charlotta Croner, Leniency (Amnesty) Plus: A Building Block or
a Trojan Horse? của Martyniszyn, The Role of the Leniency Programme in the



4

Enforcement of Competition Law in the UK: A complementary enforcement
procedure or an admission of the failure of enforcement authorities to tackle
anticompetitive behaviour head on? của Malini S. Jinadasa, Three essays on
Leniency Policy của Michel Cloutier,…
Về chính sách khoan hồng có các nghiên cứu như: Chính sách khoan hồng
cơng cụ hữu hiệu khám phá các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Lê Thu Hà được
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội năm 2007, Số 3 (95),
tr.56-69. Luân văn thạc sỹ của Trần Ngọc Hiếu: Chính sách khoan hồng trong pháp
luật chống độc quyền của Hoa Kỳ - kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách khoan hồng trong xử
lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về chính sách khoan hồng
trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh.
Hai là, làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về chính sách
khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở nghiên
cứu so sánh với pháp luật của một số nước để chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập
của pháp luật Việt Nam.
Ba là, làm sáng tỏ thực trạng các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên
thị trường Việt Nam và thực tiễn áp dụng chính sách khoan hồng trong xử lý các
hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam để từ đó, trên cơ sở của các
nghiên cứu lý luận, đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi
thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về chính sách
khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, thực trạng các

quy định của Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành về chính


5

sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở
có sự so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới và các vấn đề thực tiễn về
áp dụng chính sách khoan hồng đối với các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh
trên thị trường Việt Nam.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn được giới hạn cụ thể như sau:
- Đối với pháp luật Việt Nam, Luận văn tập trung nghiên cứu Luật cạnh tranh
2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong mối liên quan với một số văn bản
pháp luật khác có điều chỉnh vấn đề này như Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân
sự 2015;
- Đối với pháp luật các nước, Luận văn lựa chọn Nhật Bản vì là quốc gia có
pháp luật về cạnh tranh nói chung và các quy định về chính sách khoan hồng trong
xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh tương đối hiệu và có điều kiện hoàn
cảnh tương tự như Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn chọn Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng
chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đầu
tiên trên thế giới và việc áp dụng tương đối hiệu quả.
- Về thời gian nghiên cứu, các số liệu thực tiễn về chính sách khoan hồng
trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thu thập và xử lý từ thời
điểm năm 2005 sau khi Luật cạnh tranh 2004 có hiệu lực.
- Về khơng gian, Luận văn chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc
thực thi chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh
tranh ở Việt Nam.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các lý thuyết kinh tế để tiếp cạnh các quy định pháp luật về

cạnh tranh, bao gồm chính sách khoan hồng; sử dụng phương pháp mơ tả để khái
qt, phân tích các quy định pháp luật cạnh tranh về hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh và chính sách khoan hồng; phương pháp giải thích nhằm giải thích, cung
cấp thơng tin về các lý thuyết, học thuyết của các nhà kinh tế học về việc áp dụng


6

chính sách khoan hồng; phương pháp phân tích và đánh giá nhằm nhận diện các yếu
tố có vai trị tiên quyết đối với sự thành cơng của chính sách khoan hồng; và
phương pháp so sánh luật nhằm so sánh quy định điều chỉnh chính sách khoan hồng
theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
Việt Nam về chính sách khoan hồng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các quốc
gia đã áp dụng thành cơng chính sách khoan hồng.
5.2. Khung lý thuyết
Luận văn sử dụng các lý thuyết về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh để phân
tích các hành vi thỏa thuận cạnh tranh và việc xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh.
Sử dụng thuyết “Bàn tay hữu hình” (The Visible Hand) của Chandler trong tác
phẩm trong tác phẩm Bàn Tay Hữu Hình – Cuộc Cách Mạng Quản Lý Trong Các
Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (The Visible Hand: The Managerial Revolution in American
Business) để xem xét sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Ứng dụng Lý thuyết trị chơi trong giải thích cách thức hoạt động của chính
sách khoan hồng từ đó cố gắng tìm ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện để chính
sách khoan hồng được thực thi trong thực tế và tối ưu hóa lợi ích có được từ chính
sách khoan hồng.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về ý nghĩa khoa học
Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận về chính sách khoan hồng, cơ sở học

thuyết hình thành chính sách khoan hồng và các hạn chế, bất cập của chính sách
khoan hồng theo pháp luật Việt Nam. Từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện
khung pháp lý về chính sách khoan hồng ở Việt Nam.
Về giá trị ứng dụng
Với các nội dung được nghiên cứu, Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
để tham khảo trong việc phân tích, đánh giá tính hiệu quả của chính sách khoan
hồng, xem xét mặt có lợi và mặt có hại của chính sách khoan hồng, kết hợp với kết


7

quả áp dụng trên thực tiễn của chính sách khoan hồng để xây dựng khung pháp lý
tối ưu hóa lợi ích có được từ chính sách khoan hồng.


8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG XỬ LÝ
CÁC HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh

1.1.1.1. Khái niệm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh
doanh trở lên được thể hiện dưới bất kì hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai
lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường1.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được phân chia thành 02 loại là thỏa thuận
theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo

chiều ngang là thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên là đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ
cạnh tranh tiềm năng của nhau. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc là
thỏa thuận giữa các bên kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một
chuỗi sản xuất hoặc phân phối sản phẩm2. Một số thỏa thuận cạnh tranh nhất định
có thể có các khía cạnh thuộc về cả hai dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo
chiều ngang và theo chiều dọc. Khác biệt chính giữa hai loại thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh là, trong khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang, đặc biệt là
những thỏa thuận liên quan đến việc nâng giá sản phẩm, hạn chế đầu ra sẽ tổn hại
cạnh tranh trong hầu hết các trường hợp thì thỏa thuận theo chiều dọc thường ít đe
dọa đến cạnh tranh hơn và trong một số trường hợp có thể có lợi theo quan điểm

Lê Danh Vĩnh (2011), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
CAND, tr.25.
2
Commission Regulation (EU) No 330/2010 on the application of Article 101(3) of the
Treaty on the Functioning of the European Union to categories of vertical agreements and
concerted practices, OJ L102, 23.4.2010, p. 2
1


9

hiệu quả. Chính vì vậy ở quy định pháp luật ở các quốc gia về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh theo chiều ngang thường nghiêm khắc hơn thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo chiều dọc3.
Đa số quy định pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia đều cấm cả hai loại thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh chiều ngang và chiều dọc, tuy vậy các quốc gia thường có
hướng tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng các điều khoản cấm. Hệ thống pháp
luật về cạnh tranh ở nhiều quốc gia sẽ có một điều khoản về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bao gồm thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Ví

dụ ở Hoa Kỳ phạm vi của quy định cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh rộng, chính
vì vậy, cả thỏa thuận theo chiều ngang và chiều dọc đều được xử lý bằng cùng một
điều khoản.
Bên cạnh đó thì pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia như Costa Rica,
Indonesia và Nam Phi lại có những điều khoản riêng biệt quy định về thỏa thuận
theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Ngoài ra, luật cạnh tranh của một số
quốc gia cũng có thể có một điều khoản chung quy định về các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh theo chiều dọc và quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo
chiều ngang bằng nhiều điều khoản riêng biệt ví dụ như quy định về ấn định giá
phân phối, giao dịch độc quyền, áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng,
v.v…
Điều khoản cấm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được quy định bằng
một điều khoản chung có phạm vi điều chỉnh bao phủ nhiều loại thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh khác nhau mà không nêu cụ thể các hành vi bị cấm, những hành vi bị
cấm sẽ được xác định thông qua thực tiễn áp dụng luật. Hướng tiếp cận này cho
phép tính linh hoạt trong thực thi luật, tuy nhiên, nó lại khơng đưa ra hướng dẫn cần
thiết và có tính pháp lý cho cộng đồng và các cơ quan quản lý cạnh tranh, đặc biệt
đối với những quốc gia có thể chế cạnh tranh non trẻ, nơi mà nhận thức cộng đồng

3

Model Law on Competition (2012) Revised Chapter III, UNCTAD.


10

về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vi phạm pháp luật thường cịn thấp. Chính
vì vậy, nhiều quốc gia sẽ quy định một điều khoản chung về các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm và danh sách khơng đầy đủ các hành vi có thể được xem là vi
phạm pháp luật. Hướng tiếp cận này cho phép tính linh hoạt trong thực thi pháp luật

đồng thời cũng đảm bảo được việc đưa ra những hướng dẫn cần thiết để thực thi
pháp luật.
Thỏa thuận theo chiều ngang
Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh, trong
đó những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang có ảnh hưởng đặc biệt
nghiêm trọng đến cạnh tranh là các hardcore cartel. Hardcore cartel là những thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh vớ mục đích duy nhất là tăng
giá hoặc hạn chế đầu ra. Trong số các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều
ngang thì hardcore cartel là loại thỏa thuận gây hại nghiêm trọng đến cạnh tranh,
chính vì vậy, quan điểm các hardcore cartel luôn luôn hạn chế cạnh tranh và do đó
được xem là vi phạm pháp luật mà không cần điều tra thêm các yếu tố khác 4 được
chấp nhận rộng rãi. Chính vì vậy, ở nhiều thể chế pháp luật cạnh tranh hardcore
cartel được xem là vi phạm mặc nhiên (per se) và bị cấm hoàn toàn5.
Bốn dạng thỏa thuận thường thuộc phạm vi định nghĩa của “hardcore cartel” là
ấn định giá, hạn chế việc sản xuất hay mua bán, phân chia thị trường và gian lận
thầu.
Thứ nhất, thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận ấn định giá hoặc những điều
khoản khác về mua bán bao gồm cả trong mua bán quốc tế được xem là vi phạm per
se do đó bị cấm ở nhiều quốc gia. Ấn định giá liên quan đến những thỏa thuận giữa

The United States Supreme Court đã nhận định rằng “there are certain agreements or
practices which, because of their pernicious effect on competition and lack of any redeeming
virtue, are conclusively presumed to be unreasonable and therefore illegal without elaborate
inquiry as to the precise harm they have cause or the business excuse for this use” (Northern
Pacific Railway Co. v. United States, 356 US 1 (1958)).
5
UNCTAD (2012), Model Law on Competition (2012) Revised Chapter III.
4



11

các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng giá, điều chỉnh giá hoặc giữ giá của sản phẩm hay
dịch vụ ở một mức cố định. Ấn định giá có thể thể hiện dưới dạng thỏa thuận hình
thành một giá bán tối thiểu hoặc không được giảm giá hoặc giá phải được tính theo
một cơng thức chuẩn,… Quy định về ấn định giá khơng chỉ áp dụng cho người bán
mà nó cịn được áp dụng đối với người mua trong trường hợp người mua thông
đồng để xác định giá tối đa mà họ sẵn sàng chi trả cho hàng hóa là nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm. Ấn định giá không chỉ áp dụng đối với giá hàng hóa, dịch vụ mà
cịn được áp dụng đối với các điều khoản khác có thể làm ảnh hưởng đến giá bán
cho người tiêu dùng như phí vận chuyển, bảo hành, chương trình giảm giá hoặc lãi
suất.
Thứ hai, hạn chế việc sản xuất hay mua bán còn được gọi là hạn chế đầu ra
được thực hiện nhằm ảnh hưởng đến giá thông qua việc cố ý tạo ra giới hạn sản
xuất, cung cấp sản phẩm. Giới hạn đầu ra liên quan đến các thỏa thuận về khối
lượng sản xuất, khối lượng bán hàng, hoặc tỷ lệ tăng trưởng thị trường. Ảnh hưởng
của hạn chế đầu ra tương tự với ấn định giá, nếu số lượng sản phẩm được sản xuất
hoặc bán ra ít đi thì giá cả sẽ tăng lên. Thỏa thuận này làm cho các doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả và có tính chất đổi mới, sáng tạo không thể phát triển thêm.
Thứ ba, phân chia thị trường (hoặc khách hàng) là các thỏa thuận giữa các đối
thủ cạnh tranh để phân chia thị trường với nhau. Những thỏa thuận này là thỏa
thuận không cạnh tranh với nhau. Trong thỏa thuận này, các bên tham gia sẽ phân
chia lãnh thổ bán hàng theo địa lý hoặc chỉ định các khách hàng hoặc các nhóm
khách hàng. Phân chia thị trường địa lý có thể có hiệu quả tốt hơn việc ấn định giá
dưới góc nhìn của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bởi vì việc phân
chia thị trường tránh được các khó khăn và chi phí để điều chỉnh giá. Chính sách
giữa các bên tham gia cũng tương đối đơn giản vì việc xuất hiện hàng hóa, dịch vụ
của một bên đối thủ cạnh tranh trong phạm vi thị trường của một bên khác đã đủ để
thể hiện gian lận. Phân chia thị trường có thể xảy ra trong việc mua bán trong quốc
gia và mua bán quốc tế. Phân chia thị trường gây hạn chế cạnh tranh bằng cách giới

hạn phạm vi của những nhà sản xuất hiệu quả trong nhóm khơng được bán hàng hóa


12

ra ngoài phạm vi lãnh thổ địa lý được phân chia hoặc bán cho khách hàng không
phải khách hàng được phân chia. Thỏa thuận này làm cho doanh nghiệp khó có thể
giảm chi phí sản xuất đơn vị thơng qua khai thác quy mô kinh tế.
Thứ tư, gian lận thầu, gian lận thầu là cách thức mà các đối thủ cạnh tranh
dùng để nâng giá khi các hợp đồng kinh doanh được ký kết dựa trên kết quả đấu
thầu cạnh tranh. Gian lận thầu thường được thể hiện trong tình huống khi các đối
thủ cạnh tranh đồng ý từ trước ai sẽ là người thắng thầu và với mức giá nào, làm
mất đi mục đích của việc mời thầu là mang lại sản phẩm hay dịch vụ với giá cả và
các điều kiện tốt nhất. Có nhiều loại gian lận thầu như các bên tham gia có thể thỏa
thuận thay phiên nhau thắng thầu theo kiểu xoay vòng; hoặc một số bên tham gia có
thể đồng ý đưa ra các điều kiện dự thầu không thể chấp nhận được nhầm che đậy
cho kế hoạch gian lận thầu. Trong một số trường hợp khác, các bên chỉ đơn giản là
không tham gia đấu thầu hoặc rút lại đơn dự thầu đã nộp. Việc sắp xếp gian lận thầu
thường sẽ có những cách thức để bồi thường cho bên chấp nhập thua trong việc đấu
thầu. Những thỏa thuận này có thể bao gồm các hợp đồng thầu phụ các phần chính
của hợp đồng cho một bên thua thầu hoặc thanh toán một khoản tiền cho các bên
tham gia còn lại. Gian lận thầu là vi phạm pháp luật trong hầu hết các quốc gia.
Ngay cả những quốc gia khơng có luật cạnh tranh thì vẫn có những quy định pháp
luật về đấu thầu. Nhiều quốc gia quy định xử phạt hành vi gian lận thầu nghiêm
khác hơn so với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang khác vì tính
chất lừa dối của hành vi và việc gây hại đáng kể đến việc mua sắm của chính phủ và
chi tiêu cơng.
Ngoài ra, tẩy chay nhóm (group boycotts) cũng nằm trong danh sách mở rộng
của các dạng hardcore cartel. Tẩy chay nhóm là việc ngăn chặn doanh nghiệp nào
đó gia nhập thị trường, tẩy chay nhóm bao gồm việc cùng nhau từ chối giao dịch

hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp đó và cùng nhau từ chối việc gia
nhập một thỏa thuận hoặc hiệp hội có vai trị quan trọng trong cạnh tranh.
Cùng nhau từ chối giao dịch hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ là thỏa thuận
giữa các đối thủ cạnh tranh thông đồng với nhau nhằm giới hạn việc bán hàng cho


13

một khách hàng nào đó hoặc bằng những cách thức khác cản trở hoặc giới hạn việc
giao dịch với một nhà cung cấp cụ thể. Tẩy chai nhóm có thể được dùng để thực
hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh phi pháp. Ví dụ để thực thi thỏa thuận ấn
định giá, các bên tham gia sẽ khơng có mối quan hệ kinh doanh với bên khác trừ khi
thỏa thuận cho phép điều đó. Một ví dụ khác là tẩy chay nhóm có thể được sử dụng
để ngăn doanh nghiệp tham gia thị trường hoặc làm giảm lợi thế cạnh tranh của một
đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Hoặc các bên tham gia có thể dùng tẩy chay nhóm để
nhắm vào một bên tham gia thỏa thuận nhưng lại giảm giá hàng hóa, dịch vụ nhằm
đảm bảo tính thực thi của thỏa thuận ấn định giá. Tẩy chay nhóm có thể là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang (giữa các đối thủ cạnh tranh thỏa thuận
không mua hoặc bán với cá nhân, doanh nghiệp mục tiêu) hoặc thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh theo chiều dọc (thỏa thuận giữa các doanh nghiệp ở các giai đoạn khác
nhau trong chuỗi sản xuất hoặc phân phối từ chối kinh doanh với bên thứ ba,
thường là đối thủ cạnh tranh của một bên tham gia thỏa thuận). Tẩy chay nhóm là vi
phạm pháp luật ở nhiều quốc gia, đặc biệt khi việc này được sử dụng để đảm bảo
việc thực thi của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác hoặc làm hạn chế cạnh
tranh hoặc tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh. Theo đó, việc cùng nhau từ
chối mua bán hoặc cung cấp hàng hóa thường được xem là vi phạm per se ở nhiều
nước. Hình thức khác của tẩy chay nhóm là cùng nhau từ chối việc gia nhập một
thỏa thuận hoặc một hiệp hội có vị trí quan trọng trong cạnh tranh. Việc trở thành
thành viên của các hiệp hội thương mại hoặc hiệp hội nghề nghiệp là rất phổ biến
trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Những hiệp hội

này thường có các quy định cụ thể để được gia nhập và trong những trường hợp
thơng thường thì những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện này sẽ được
cho phép gia nhập hiệp hội. Tuy nhiên, các quy định để gia nhập có thể được soạn
thảo để loại trừ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bằng cách phân biệt đối xử hoặc
chỉ có phép những đối tượng nhất định gia nhập (act as a closed shop), theo đó làm
giảm hoặc hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên các hiệp hội có thể dẫn chứng những quan
ngại về chuyên mơn, ví dụ, việc khơng tn thủ quy cách ứng xử nghề nghiệp để


14

biện minh cho việc loại trừ các cá nhân hoặc doanh nghiệp khỏi việc tham gia các
hiệp hội nghề nghiệp. Việc cùng nhau từ chối sự gia nhập một thỏa thuận có thể thể
hiện dưới dạng từ chối chấp nhận doanh nghiệp gia nhập cơ sở vật chất cần thiết để
có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trên thị trường.
Các thỏa thuận hạn theo chiều ngang khác hardcore cartel sẽ bị xem là hạn chế
cạnh tranh dựa trên quy tắc hợp lý (rule of reason). Những thỏa thuận loại này gồm
các thỏa thuận tiếp thị chung, mua bán chung, liên doanh nghiên cứu và phát triển
và một số loại thỏa thuận về chia sẻ thông tin khác. Nhiều quốc gia sử dụng bài
kiểm tra quy tắc hợp lý (rule of reason test) để xem xét liệu thỏa thuận đó có là một
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khơng, vì thực tế là các đối thủ cạnh tranh thỉnh
thoảng cũng cần phải hợp tác với nhau để trở thành đối tác chiến lược hoặc liên
doanh và sự hợp tác này có thể có lợi cho cạnh tranh. Tuy nhiên việc gắn nhãn “liên
doanh” sẽ không loại trừ trách nhiệm của các bên khi sử dụng liên doanh như một
công cụ để nâng giá hoặc hạn chế đầu ra. Một số thỏa thuận chiều ngang phổ biến
như:
(i) Thỏa thuận thị trường chung: là thỏa thuận cùng bán, phân phối hoặc quảng
cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thỏa thuận này có thể sẽ giúp nâng cao tính cạnh
tranh nếu việc sử dụng chung các tài sản bổ trợ giúp tiết kiệm chi phí và mang tính
hiệu quả. Tuy nhiên, sự hợp tác này có thể sẽ liên quan đến những thỏa thuận về

giá, đầu ra và các biến số cạnh tranh quan trọng khác có thể dẫn đến việc hạn chế
cạnh tranh. Việc thỏa thuận này có mang đến lợi ích cho cộng đồng hay không sẽ
được các cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định dựa trên tình huống cụ thể của từng
vụ việc.
(ii) Thỏa thuận cùng mua: là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm cùng
mua những hàng hóa đầu vào cần thiết. Thường thì các thỏa thuận cùng mua là có
lợi cho cạnh tranh vì việc cùng mua sẽ giúp các bên tham gia có được mức giảm giá
tốt hơn từ nhà cung cấp từ đó giảm chi phí đầu vào hoặc giảm chi phí giao hàng và
chi phí phân phối. Tuy nhiên, thỏa thuận này có thể làm hạn chế cạnh tranh nếu họ
thỏa thuận nhằm tiêu chuẩn hóa chi phí của các bên tham gia.


15

(iii) Thỏa thuận liên doanh Nghiên cứu & Phát triển (R&D): Sự hợp tác giữa
các đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm các thỏa thuận cùng nghiên cứu và phát triển.
Đa số việc hợp tác về R&D là có lợi cho cạnh tranh và mang lại những lợi ích đáng
kể vì hợp tác R&D tạo điều kiện để các bên tham gia kết hợp các tài sản bổ trợ,
công nghệ hoặc bí quyết kinh doanh từ đó cho ra đời những sản phẩm mới hoặc
những sản phẩm được cải thiện tốt hơn. Các thỏa thuận R&D có thể cản trở hoặc
hạn chế cạnh tranh nếu những thỏa thuận này áp đặt lên các bên tham gia các giới
hạn trong việc khai thác sản phẩm được phát triển khi hợp tác.
(iv) Thỏa thuận chia sẻ thông tin: Thỏa thuận chia sẻ thông tin liên quan đến
việc trao đổi hàm lượng thông tin đáng kể giữa các bên. Việc chia sẻ thơng tin là
việc cần thiết để tăng tính cạnh tranh, hợp tác trên thị trường, tuy nhiên việc chia sẻ
thông tin thỉnh thoảng có thể dẫn đến sự thơng đồng giữa các bên. Theo đó, việc
trao đổi thơng tin về giá, chi phí, các điều khoản giao dịch, chiến lược thị trường
hoặc các biến số thị trường quan trọng khác có thể làm nổi lên những quan ngại về
cạnh tranh. Chính vì vậy, thỏa thuận chia sẻ thơng tin được xem là hạn chế cạnh
tranh per se ở một số quốc gia do từ việc chia sẻ những thông tin cạnh tranh nhạy

cảm các bên có thể lợi dụng để thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận theo chiều dọc
Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp ở những giai
đoạn khác nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối như thỏa thuận giữa nhà sản xuất
và nhà phân phối, giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Do các doanh nghiệp này
thường không cạnh tranh trực tiếp với nhau, cán cân ảnh hưởng của những thỏa
thuận này thường nghiêng về việc tạo hiệu quả cạnh tranh hơn là làm hạn chế cạnh
tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc thường được tiếp cận theo
hướng dựa trên quy tắc hợp lý vì các thỏa thuận này khơng phải lúc nào cũng có hại
mà trên thực tế, chúng có thể có lợi trong những hoàn cảnh thị trường nhất định.
Các thỏa thuận chiều dọc không liên quan đến giá rất hiếm khi bị các cơ quan quản
lý cạnh tranh phản đối.


×