Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất sản phẩm panô đặc tại công ty cổ phần yên sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.87 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỬA PANÔ ĐẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YÊN SƠN

Ngành: Chế Biến Lâm Sản
Mã số: 101

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Phan Thiết
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sáng
Khoá học: 2004 - 2008

Hà Tây, 2008


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khố luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến các thầy cô trong khoa Chế Biến Lâm Sản cùng tập thể cán bộ
công nhân viên Công ty Cổ phần Yên Sơn đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tơi hồn thành bản khố luận này.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Phan Thiết
người đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khố luận.
Qua đây tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Tây, ngày 08 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Sáng


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

1

Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2

1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu

2

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

5

1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

5

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


5

1.4. Nội dung nghiên cứu

6

1.5. Phương pháp nghiên cứu

6

Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết

7

2.1. Các khái niệm cơ bản

7

2.1.1. Kế hoạch

7

2.1.1.1. Khái niệm kế hoạch

7

2.1.1.2. Nội dung của kế hoạch

8


2.1.1.3. Phân loại kế hoạch

9

2.1.2. Kế hoạch sản xuất

10

2.1.2.1. Mục tiêu chung của kế hoạch sản xuất

10

2.1.2.2. Phân loại kế hoạch sản xuất

10

2.1.2.3. Các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất

11

2.1.2.4. Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất

12

2.2. Các bước xây dựng kế hoạch kỹ thuật để sản xuất cửa Panô đặc

13

cho Công ty

2.2.1. Khảo sát thực tế

13

2.2.2. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát

14

3


2.2.3. Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất cửa Panô đặc cho Công ty

15

Chƣơng 3. Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất cửa Panô đặc cho

17

Công ty Cổ phần Yên Sơn
3.1. Khái quát chung về Công ty

17

3.2. Khảo sát thực tế

17

3.2.1. Lựa chọn và khảo sát sản phẩm


17

3.2.1.1. Lựa chọn sản phẩm

17

3.2.1.2. Khảo sát sản phẩm

18

3.2.2. Khảo sát máy móc thiết bị, dao cụ và q trình cơng nghệ gia

19

cơng sản phẩm
3.2.2.1. Khảo sát q trình cơng nghệ gia công từng chi tiết và sản

19

phẩm
3.2.2.2. Khảo sát máy móc thiết bị và dao cụ gia cơng sản phẩm.

20

3.2.3. Khảo sát thời gian gia công từng chi tiết trên từng máy

22

3.2.4. Khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất cửa


24

3.2.4.1. Khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu chính (gỗ)

24

3.2.4.2. Khảo sát tiêu hao nguyên liệu phụ

26

3.2.5. Khảo sát nhân lực

27

3.3. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát

28

3.3.1. Phân tích đánh giá q trình cơng nghệ gia cơng từng chi tiết của

29

3.3.2. Phân tích đánh giá lượng tiêu hao nguyên vật liệu tại nhà máy

32

3.3.3. Phân tích đánh giá thời gian gia công

33


3.4. Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất cửa Panô đặc cho Công ty

34

3.4.1. Kế hoạch về vật lực

35

3.4.1.1. Kế hoạch về nguyên vật liệu

35

3.4.1.1.1. Kế hoạch về nguyên liệu chính (gỗ)

35

4


3.4.1.1.2. Kế hoạch về nguyên vật liệu phụ

39

3.4.1.2. Kế hoạch về năng lượng điện

44

3.4.1.3. Kế hoạch về dao cụ phục vụ sản xuất sản phẩm

46


3.4.2. Kế hoạch về nhân lực

48

Chƣơng 4. Kết luận và kiến nghị

50

4.1. Kết luận

50

4.1.1 Kết quả đạt được

50

4.1.2. Tồn tại

50

4.2. Kiến nghị

51

Tài liệu tham khảo

52

Phụ lục


5


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây với nhiều lợi thế có được, ngành chế biến gỗ
và lâm sản của nước đang phát triển rất mạnh mẽ và đã có được những bước
tiến nhảy vọt. Kim nghạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước
ta liên tục tăng qua từng năm và hiện nay các sản phẩm này đã trở thành một
trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đứng trước rất nhiều cơ hội
cũng như thách thức, các doanh nghiệp chế biến lâm sản cần có những chiến
lược cũng như chính sách sản xuất kinh doanh hợp lý để đáp ứng được nhịp độ
phát triển cũng như sự biến động liên tục của thị trường. Kế hoạch sản xuất
kinh doanh là cụ thể hố các chiến lược đó thành các cơng việc, nhiệm vụ cần
đạt được hàng ngày hàng giờ, hàng tháng.
Kế hoạch sản xuất được lập nhằm mục đích sử dụng tối ưu hóa nguồn lực
hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn cao nhất nhu cầu của thị trường
về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
Đứng trước những đòi hỏi của sản xuất và các kiến thức đã được trang bị
đồng thời được sự đồng ý của trường Đại học Lâm Nghiệp và khoa Chế Biến
Lâm Sản tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất sản phẩm cửa Panô đặc cho
Công ty Cổ phần Yên Sơn”

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Q trình hình thành và phát triển của cơng tác lập kế hoạch sản xuất
trong các doanh nghiệp là hệ quả tất yếu của sự ra đời và phát triển của khoa
học về quản trị sản xuất.
Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục nhanh chóng
cùng với việc phát triển khoa học và cơng nghệ. Xét về mặt lịch sử, chúng ta
có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:
* Cách mạng cơng nghiệp
Ở Anh vào những năm đầu thế kỷ XVIII, khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh kéo theo sự bùng nổ cách mạng công nghiệp. Việc phát minh ra động cơ
hơi nước của Jame Watt vào năm 1764, tạo điều kiện cho ra đời hàng loạt
những máy móc khác trong kỹ nghệ. Hệ quả tất yếu là sự thay thế rộng rãi lực
lượng lao động thủ cơng bằng máy móc có năng suất cao hơn, cùng với sự
thiết lập hệ thống nhà xưởng và các phát minh khác của thời đại. Tính sẵn có
của máy hơi nước và máy móc sản xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp các
công nhân vào nhà máy. Sự tập trung này tạo ra một nhu cầu về việc sắp xếp
họ lại một cách hợp lý để sản xuất ra sản phẩm .
Năm 1800 những ngành công nghiệp khác phát triển lên cùng với sự
phát triển của động cơ xăng dầu và điện, nhu cầu về sản phẩm phục vụ cho
chiến tranh đã thúc đẩy sự thành lập nhiều nhà máy hơn nữa. Hệ thống sản
xuất thủ công được thay thế bởi hệ thống nhà xưởng với những máy móc hiện
đại vào thời kỳ đó tạo nên những thay đổi lớn đối với nhà máy nói riêng và cả
ngành cơng nghiệp nói chung.

7


Kỷ nguyên công nghiệp mới ở Hoa kỳ đã xuất hiện ngay khi bắt đầu thế
kỷ 20, đã tạo ra một giai đoạn mở rộng lớn lao về năng lực sản xuất. Sự chấm
dứt việc sử dụng lao động nô lệ, sự di chuyển của lực lượng lao động trong

nông thôn vào các thành thị và sự nhập cư đã cung cấp một lực lượng lao động
lớn cho sự phát triển nhanh chóng của trung tâm cơng nghiệp ở thành thị. Sự
phát triển này dẫn đến hình thức mới của ngành công nghiệp là giải quyết vấn
đề vốn thông qua việc thiết lập các cơng ty cổ phần. Từ đó, có thể nhà quản lý
trở thành người làm thuê cho xí nghiệp và được trả lương từ nhà tài chính, hay
người làm chủ đầu tư.
* Quản trị khoa học
Frederick W.Taylor được xem như là cha đẻ của phương pháp quản trị
khoa học. Ông nghiên cứu các vấn đề thuộc về nhà máy vào thời đại của ông
một cách khoa học, chú trọng đến tính hiệu quả với mong muốn đạt được kết
quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu.
Hệ thống hoạt động của Taylor như sau:
- Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng cơng
nhân để họ có thể được ấn định vào các cơng việc mà họ thích hợp nhất.
- Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa
ra kết quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ. Kết quả mong muốn
đối với từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian
biểu, so sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ.
- Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt của
từng nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc,
phương pháp làm việc và tiến trình cơng việc cũng như kết quả lao động có
thể được chuẩn hóa.

8


- Công việc giám sát được cải tiến thông qua việc lựa chọn và huấn
luyện cẩn thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị không quan tâm đến
việc đổi mới chức năng của nó. Ơng tin rằng quản trị phải chấp nhận việc
hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn

là để những chức năng quan trọng này cho chính cơng nhân.
- Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả
và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc
công nhân.
Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến
phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ơng có nhiều cải
tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ông quan
niệm việc lập kế hoạch công tác và huấn luyện cho công nhân những phương
pháp làm việc đúng đắn khơng chỉ nâng cao năng suất, mà cịn đảm bảo sức
khỏe và an tồn cho cơng nhân.
* Cách mạng dịch vụ
Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là sự
nở rộ của dịch vụ trong nền kinh tế Hoa kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch vụ
đã phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng cho
đến nay.
Ảnh hưởng quan trọng của nhân tố này lên các nhà quản trị tác nghiệp
là biên giới một quốc gia đã khơng cịn khả năng bảo vệ khỏi việc nhập khẩu
hàng hóa từ nước ngồi. Cuộc cạnh tranh đang gia tăng và ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải hiểu rõ các
phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu phát triển nhanh chóng
sản phẩm với sự kết hợp tối ưu chất lượng ngoại hạng, thời gian cung ứng
nhanh chóng và đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp. Cuộc cạnh tranh này đã

9


chỉ ra rằng, các nhà quản trị tác nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất phức
tạp hơn thông qua việc mở rộng một cách nhanh chóng kỹ thuật sản xuất tiên
tiến.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Cơng tác lâp kế hoạch trong sản xuất kinh doanh là công việc mang tính
rất cụ thể chi tiết, khơng máy móc. Nó địi hỏi một đội ngũ có đủ năng lực,
kinh nghiệm và khả năng linh hoạt đối với sự thay đổi bất thường. Cũng chính
vì lý do như vậy mà các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa được đề cập
nhiều trong hề thống giảng dạy và giáo dục tại nước ta.
Tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cũng chưa có đề tài nào đi sâu
và nghiên cứu về vấn đề này. Bởi nó địi hỏi phải nắm vững các kiến thức về
công nghệ và hiểu sâu về sản xuất chứ không đơn thuần là Quản trị sản xuất.
1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Xây dựng kế hoạch về mặt kỹ thuật để phục vụ sản xuất cửa Panô đặc
cho Công ty.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty …
- Các yếu tố khảo sát
Sản phẩm: Cửa Panô đặc đã được trang sức hồn thiện, các bản vẽ mơ tả
sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Q trình cơng nghệ: từ khâu bào cuốn,…, lắp ráp sản phẩm cho đến
trang sức hồn thiện sản phẩm.
Máy móc thiết bị: một số thơng số kỹ thuật của máy
Dao cụ: số lượng và định mức sử dụng dao cụ tại Công ty
Thời gian gia công: thời gian gia công từng chi tiết
Nhân lực: bố trí và sử dụng nhân lực tại phân xưởng sản xuất
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

10


- Xây dựng được kế hoạch kỹ thuật để sản xuất cửa Panô đặc cho Công ty
Cổ phần Yên Sơn về các mặt sau:
+ Kế hoạch nguyên vật liệu
+ Kế hoạch năng lượng

+ Kế hoạch nhân lực
- Góp phần trong cơng tác tính giá thành sản phẩm và chỉ đạo sản xuất.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực tế
- Phân tích đánh giá kết quả khảo sát
- Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất cửa Panô đặc cho Công ty Cổ
phần Yên Sơn.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Khảo sát thực tế: phương pháp phỏng vấn, quan sát, đo đếm, kế thừa.
2. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát: Phương pháp tư duy logic,
chuyên gia.
3. Xây dựng kế hoạch kỹ thuật: phương pháp tư duy logic, chuyên gia,
kế thừa.

11


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Kế hoạch
2.1.1.1. Khái niệm kế hoạch
Kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản
lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình
hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch
cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế
hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.
Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc
cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác
định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm.

Kế hoạch là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những
thay đổi của mơi trường bên ngồi và bên trong của một tổ chức hoặc một
doanh nghiệp.
Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ khơng
xảy ra khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đốn chính xác về tương lai và các sự
kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu
khơng có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vơ mục đích và phó
thác may rủi, trong việc thiết lập một môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ,
không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết
được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và
những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.
Những yếu tố bất định và thay đổi khiến cho công tác kế hoạch trở thành tất

12


yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa,
tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn
đặt hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay
đổi, thiên tai đến bất ngờ... Nếu khơng có kế hoạch cũng như dự tính trước các
giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng
phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp
nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế
hoạch vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch là tìm ra những giải pháp tốt nhất để đạt
được mục tiêu đề ra.
Kế hoạch sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch bao gồm
xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phân trong hệ thống nhằm
thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có
hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hồn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.
Kế hoạch sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch quan tâm đến mục tiêu

chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu khơng có kế hoạch, các
đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra
những rối loạn và tốn kém không cần thiết.
Kế hoạch có vai trị to lớn làm cơ sở quan trọng cho cơng tác kiểm tra và điều
chỉnh tồn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phần trong
hệ thống nói riêng.
2.1.1.2. Nội dung của kế hoạch
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó.
- Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề
ra.
- Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, nhân lực
lao động, …

13


- Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hồn thành) các cơng
việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra.
Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các tổ chức, các tập thể, cá
nhân,…
2.1.1.3. Phân loại kế hoạch
Hiện nay người ta phân ra làm 2 loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược
(Strategic plans) và kế hoạch tác nghiệp (Operational plans).
Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển
khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản toàn
diện và lâu dài của tổ chức. Kế hoạch chiến lược khơng vạch ra một cách chính
xác làm như thế nào để đạt được mục tiêu, mà nó cho ta một đường lối hành
động chung nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch chiến lược thể hiện viễn cảnh
của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức và đánh giá thế
giới bên ngồi (mơi trường) của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược vạch ra bởi

những nhà quản lý cấp cao của tổ chức. Khi xây dựng kế hoạch chiến lược cần
căn cứ vào sứ mệnh của tổ chức (Mission Statement), hoặc nhiệm vụ, chức
năng, lĩnh vực hoạt động chung của tổ chức , căn cứ vào cương lĩnh hoạt động
đã đề ra khi thành lập tổ chức hoặc luật pháp cho phép. Kế hoạch dài hạn 15
năm, 10 năm, 5 năm ... thuộc về kế hoạch chiến lược.
Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch cụ thể hóa chương trình hoạt động của tổ chức
theo khơng gian (cho các đơn vị trong tổ chức) và thời gian (kế hoạch hàng
năm, kế hoạch hàng quí, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, đêm,
ca, giờ). Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chiến lược, là
kế hoạch cụ thể hóa của kế hoạch chiến lược. Theo cấp quản lý kế hoạch thì có
kế hoạch chung của doanh nghiệp, kế hoạch của bộ phận, kế hoạch của từng đội
sản xuất, kế hoạch của từng nhóm thiết bị...

14


Bảng 2.1 Đặc điểm chủ yếu phân biệt kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác
nghiệp:
TÍNH CHẤT

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP

Ảnh hưởng

Tồn bộ

Cục bộ


Thời gian

Dài hạn

Ngắn hạn

Mơi trường

Biến đổi

Xác định

Mục tiêu

Lớn, tổng quát

Cụ thể, rõ ràng

Thông tin

Tổng hợp, khơng đầy đủ

Đầy đủ, chính xác

Kết quả

Lâu dài

Có thể điều chỉnh


Thất bại

Nặng nề, có thể làm phá

Có thể khắc phục

sản doanh nghiệp
Rủi ro

Lớn

Hạn chế

Khả năng của

Khái quát vấn đề

Phân tích cụ thể, tỷ mỷ

người ra quyết
định
2.1.2. Kế hoạch sản xuất
2.1.2.1. Mục tiêu chung của kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất được lập nhằm mục đích sử dụng tối ưu hóa nguồn lực
hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn cao nhất nhu cầu của thị trường
về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
2.1.2.2. Phân loại kế hoạch sản xuất
Trong doanh nghiệp kế hoạch sản xuất (gọi đầy đủ là kế hoạch sản xuất
kinh doanh) thường tồn tại ở 3 hình thức sau:
- Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất tiêu

thụ): Từ 3 – 5 năm.

15


- Kế hoạch trung hạn (kế hoạch chiến thuật hoặc kế hoạch tổng hợp):
Từ 1 - 3 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn ( kế hoạch tác nghiệp): Từ một tháng, mt vi
thỏng cho n mt nm.
Chiều
kế
hoạch

Kế hoạch
ngắn hạn

-Phân công công việc
-Đặt hàng
-Điều độ công việc,...
Kế hoạch
trung hạn

-Kế hoạch bán hàng
-Kế hoạch sản xuất
và dự thảo ngân sách
-Sắp xếp nhân lực,
tồn kho, hợp đồng
gia công ngoài,
Kế hoạch
DàI hạn


-Nghiên cứu và phát triển
-Sản xuất SP mới
-Định vị và phát triển DN

1 tháng 2 tháng 3 tháng

1 năm

2 năm 3 năm

5năm

6năm

Thời
gian

Hỡnh 2.1. S đồ thể hiện mối quan hệ giữa các hình thức kế hoạch và
thời gian thực hiện.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất
- Danh mục mặt hàng sản phẩm, chất lượng, quy cách và số lượng sản
phẩm từng loại sẽ sản xuất trong kỳ kế hoạch.
- Số lượng sản phẩm sẽ sản xuất trong từng phân xưởng, từng xí nghiệp
- Kế hoạch tồn kho cuối kỳ từng loại sản phẩm cuối cùng (thành phẩm),
từng loại bán thành phẩm, từng loại vật tư.

16



- Mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất (máy móc thiết bị, lao động, diện
tích sản xuất, …).
- Nhu cầu vật tư và các loại bán thành phẩm mua ngoài cho sản xuất.
- Kế hoạch hợp đồng gia cơng th ngồi nếu khơng đủ khả năng đáp
ứng.
2.1.2.4. Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất
* Các số liệu vật chất:
- Số lượng sản phẩm tồn kho;
- Số lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất sẽ hồn thành trong
kỳ sắp tới;
- Những đơn hàng của khách hàng chưa được thoả mãn ở kỳ trước;
- Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch;
- Năng lực sản xuất của từng phân xưởng và của tồn xí nghiệp;
- Quy trình cơng nghệ gia công sản phẩm (các bước công nghệ, yêu cầu
về dao cụ, thời gian gia công,…);
- Kết cấu sản phẩm;
- Chính sách ngắn hạn của doanh nghiệp (ưu tiên về lựa chọn sản phẩm
hoặc ưu tiên thoả mãn khách hàng;
* Các số liệu kế tốn:
- Chi phí sản xuất (chi phí đưa vào sản xuất, chi phí biến đổi, …)
- Chi phí thay đổi hệ thống sản xuất;
- Chi phí thay đổi năng lực sản xuất (thay đổi lao động, bảo dưỡng máy,
chi phí thay đổi kế hoạch để phù hợp với năng lực sản xuất của máy móc,

17


- Chi phí dự trữ sản phẩm, bán sản phẩm và các nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất;
- Chi phí thương mại liên quan đến việc khơng thoả mãn nhu cầu của

khách hàng.
2.2. Các bƣớc xây dựng kế hoạch kỹ thuật để sản xuất cửa Panô đặc cho
Công ty Cổ phần Yên Sơn.
2.2.1. Khảo sát thực tế
2.2.1.1. Lựa chọn và khảo sát sản phẩm
- Lựa chọn sản phẩm
- Khảo sát sản phẩm đã lựa chọn
 Khảo sát số lượng sản phẩm
 Khảo sát chất lượng sản phẩm
 Khảo sát cấu tạo sản phẩm: Các bản vẽ mô tả chi tiết sản phẩm (bản vẽ
bóc tách, cấu tạo, các hình chiếu)
2.2.1.2. Khảo sát máy móc thiết bị, dao cụ và q trình cơng nghệ gia
cơng sản phẩm
- Khảo sát q trình cơng nghệ gia cơng từng chi tiết:
- Khảo sát máy móc thiết bị và dao cụ:
 Máy móc thiết bị: loại máy, công suất động cơ
 Dao cụ: chủng loại, số lượng, định mức sử dụng…
2.2.1.3. Khảo sát thời gian gia công từng chi tiết trên từng máy
2.2.1.4. Khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
- Tiêu hao nguyên vật liệu chính (lượng dư gia công):
 Lượng dư tổng của chi tiết

18


 Lượng dư gia công của chi tiết qua từng khâu công nghệ
- Tiêu hao nguyên vật liệu phụ (tham gia cấu thành sản phẩm):
 Chủng loại và số lượng tham gia cấu thành sản phẩm.
 Lượng tiêu hao hoặc định mức sử dụng.
2.2.1.5. Khảo sát nhân lực

- Khảo sát nhân lực trực tiếp sản xuất: công nhân đứng máy.
- Khảo sát nhân lực gián tiếp: Quản đốc, phó Quản đốc, công nhân vệ
sinh.
2.2.1.6. Khảo sát khác
- Khảo sát về Cơng ty
 Q trình hình thành
 Hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển của Cơng ty
2.2.2. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát
2.2.2.1. Phân tích đánh giá q trình cơng nghệ gia cơng từng chi tiết
- Căn cứ đánh giá:
 Hình dáng, cấu tạo và yêu cầu chất lượng của chi tiết và sản phẩm.
 Điều kiện sản xuất của nhà máy: máy móc thiết bị hiện có
 Đặc điểm, tính chất của ngun liệu gia cơng chi tiết…
- Nội dung đánh giá: Dựa vào các căn cứ trên để đánh giá mặt được và
chưa được của q trình cơng nghệ khảo sát. Nếu chưa được thì đưa ra
phương án công nghệ phù hợp hơn và khả thi với điều kiện sản xuất của nhà
máy.

19


2.2.2.2. Phân tích đánh giá lƣợng tiêu hao nguyên vật liệu gia công sản
phẩm.
- Căn cứ đánh giá:
 Dựa vào q trình cơng nghệ
 Đặc điểm của ngun liệu và bán thành phẩm của công đoạn trước: độ
cong vênh, độ nhẵn …
 Độ chính xác gia cơng của máy móc thiết bị tại phân xưởng.
- Nội dung đánh giá: Dựa vào các căn cứ trên để nhận xét và đánh giá
lượng dư tổng và lượng dư gia công của từng chi tiết trên từng khâu công

nghệ. Với lượng dư gia cơng lấy như vậy thì có phù hợp khơng hay là quá
lãng phí.
2.2.2.3. Phân tích đánh giá thời gian gia công từng chi tiết trên từng khâu
công nghệ.
- Căn cứ đánh giá:
 Đặc tính sử dụng của máy móc thiết bị, dao cụ: tốc độ đẩy cho phép,
độ sắc của dao cụ.
 Ý thức trách nhiệm của người công nhân
 Yêu cầu chất lượng của chi tiết sau gia công
- Nội dung đánh giá: đánh giá thời gian gia công từng chi tiết trong sản
phẩm đã hợp lý chưa, ảnh hưởng như thế nào tới năng suất sản xuất sản phẩm
và chi phí sản xuất sản phẩm.
2.2.3. Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất cửa Panô đặc cho Công ty
trong 1 ca và 1 tháng.
2.2.3.1. Kế hoạch về vật lực

20


- Kế hoạch về nguyên vật liệu:
 Kế hoạch nguyên vật liệu chính: gỗ
 Kế hoạch về nguyên vật liệu phụ: sơn, phụ gia, chất bả,…
- Kế hoạch về năng lượng: điện
- Kế hoạch về dao cụ: lưỡi cắt, phay, băng nhám, …
2.2.3.2. Kế hoạch về nhân lực
- Kế hoạch về nhân lực trực tiếp: cơng nhân chính, phụ
- Kế hoạch về nhân lực gián tiếp: quản đốc, phó quản đốc, KCS, …

21



Chƣơng 3
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CỬA PANÔ ĐẶC
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN YÊN SƠN
3.1. Khái quát chung về Công ty
Công ty Cổ phần Yên Sơn được thành lập tháng 12 năm 2002 trên cơ sở
đóng góp cổ phần của các cổ đơng, những người có bề dày kinh nghiệm trong
nghành chế biến gỗ. Trụ sở chính của Công ty được xây dựng tại khu công
nghiệp Phố Nối A xã Giai Phạm - Yên Mỹ - Hưng Yên cùng với toàn bộ hệ
thống nhà xưởng sản xuất. Sản phẩm của Công ty sản xuất khá đa dạng bao
gồm ván sàn, cửa, khuôn cửa và các sản phẩm nội thất khác. Nguyên liệu
nhập khẩu 100% từ Nga, Mỹ, Nam Phi, Lào… Cùng với quy trình cơng nghệ
sản xuất khép kín từ xẻ sấy cho tới gia cơng hồn thiện và hệ thống máy móc
thiết bị đồng bộ của nước ngồi thì hàng ngày Cơng ty sản xuất ra những sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng rất cao không những phục vụ thị trường trong
nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản và Châu Âu.
3.2. Khảo sát thực tế
3.2.1. Lựa chọn và khảo sát sản phẩm
3.2.1.1. Lựa chọn sản phẩm
Qua quá trình khảo sát tại Công ty Cổ phần Yên Sơn tôi đã thấy sản phẩm
của Cơng ty có nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau như:

22


- Ván sàn chiếm tỷ trọng cao nhất
- Cửa gỗ tự nhiên (Panơ đặc, Panơ kính, Panơ chớp)
- Cửa cơng nghiệp
- Khuôn cửa (gỗ tự nhiên và công nghiệp)
- Và các sản phẩm nội thất khác như bàn, ghế, giường, tủ ….

Trong đó thì sản phẩm ván sàn và cửa của Công ty là hai mặt hàng chủ
đạo chiếm tỷ trọng rất cao tại Công ty, được nhiều khách hàng sử dụng trong
các cơng trình căn hộ cao cấp và các khu trung cư cao tầng hiện đại.
Cửa gỗ tự nhiên là sản phẩm được sản xuất rất nhiều tại công ty đặc biệt
là loại cửa Panô đặc. Đây là một sản phẩm đòi hỏi yêu cầu thẩm mỹ và độ
chính xác rất cao, hơn nữa q trình cơng nghệ tương đối phức tạp nên tôi xin
chọn sản phẩm này cho đề tài của mình.
3.2.1.2. Khảo sát sản phẩm
Hiện tại, do đang trong thời kỳ giao mùa giữa các đơn hàng nên tình
hình sản xuất cửa tại Cơng ty mang tính nhỏ lẻ, chưa sản xuất liên tục. Các
đơn hàng trong thời kỳ này chủ yếu là của tư nhân nhằm phục vụ cho các cơng
trình nhà ở cao cấp. Chính vì lẽ đó mà số lượng sản phẩm cửa Panô khảo sát
không lớn.
Do sản phẩm cửa Panô chủ yếu phục vụ cho các toà nhà chung cư cao
cấp và nhà ở hiện đại nên vấn đề về chất lượng sản phẩm yêu cầu rất khắt khe.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ của Nhật Bản và Đài Loan,
lắp ráp trên bàn ép thuỷ lực có sử dụng keo và chốt trong. Sản phẩm hoàn toàn
được làm bằng gỗ Thông, sơn phủ màu trắng.
Sản phẩm cửa Panô đã lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng
chủ yếu sau:

23


- Sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác về hình dáng, kích thước (đã được
thể hiện trên bản vẽ chi tiết).
- Các mối ghép phải kín khít, khơng được hở
- Màu sắc sản phẩm phải đồng đều, thoả mãm yêu cầu của đơn hàng.
- Độ ẩm gỗ đạt từ 10 đến 12% để đảm bảo khơng bị co ngót trong quá
trình sử dụng.

- Cấu tạo sản phẩm (được thể hiện thông qua hệ thống bản vẽ ở phần phụ
lục). Kích thước cửa L x B x H = 2110 x 730 x 38 (mm)
Một số hình ảnh mang tính minh họa cấu tạo sản phẩm:

Minh hoạ cấu tạo góc cửa phía dưới

Minh hoạ góc cửa phía trên

3.2.2. Khảo sát máy móc thiết bị, dao cụ và q trình cơng nghệ gia cơng
sản phẩm.
3.2.2.1. Khảo sát q trình cơng nghệ gia công từng chi tiết và sản phẩ
Sơ đồ quy trình cơng nghệ tổng qt gia cơng sản phẩm:
Ngun liệu  Gia công phôi thô  Gia công phôi tinh  lắp ráp toàn bộ 
đánh nhẵn  cắt tinh  trang sức hồn thiện
Sơ đồ q trình cơng nghệ gia công từng chi tiết:
- Chi tiết Cái cửa:

24


Nguyên liệu  Bào hai mặt  Phay cạnh  Khoan lỗ mộng  Đóng chốt,
lắp ráp
- Chi tiết Đai:
Nguyên liệu → Bào hai mặt → Phay đầu → Phay cạnh → Khoan lỗ →
Đóng chốt, lắp ráp tồn bộ

- Chi tiết Huỳnh:
Nguyên liệu → Bào hai mặt → Cắt tinh huỳnh → Phay huỳnh → Đánh
nhẵn → Lắp ráp tồn bộ cửa
Trên đây là các sơ đồ q trình cơng nghệ và quy trình cơng nghệ tổng

qt. Cụ thể nó bao gồm các cơng đoạn sau:
Cơng đoạn 1: Cuốn hai mặt được thực hiện trên máy bào cuốn.
Công đoạn 2: Cắt tinh Huỳnh thực hiện trên máy cưa cắt chính xác.
Cơng đoạn 3: Phay đầu (chi tiết Đai) thực hiện trên máy Phay cắt 1 đầu.
Công đoạn 4: Phay cạnh (chi tiết Đai và Cái cửa) thực hiện trên máy
Phay 1 trục có lắp thanh dẫn hướng và Rulơ đẩy.
Công đoạn 5: Khoan chốt thực hiện trên máy khoan ngang nhiều mũi.
Công đoạn 6: Phay và trà nhám Huỳnh thực hiện trên máy Phay 1 trục
và máy đánh nhẵn.
Công đoạn 7: Lắp ráp cánh cửa thực hiện trên bàn ghép thuỷ lực
Công đoạn 8: Trà nhám cánh cửa thực hiện trên máy đánh nhẵn
Công đoạn 9: Cắt tinh cánh cửa thực hiện trên máy cưa cắt bàn lớn
Công đoạn 10: Bả Matít bề mặt được làm thủ cơng
Cơng đoạn 11: Trà nhám rung
Cơng đoạn 12: Sơn lót được thực hiện thủ cơng
Cơng đoạn 13: Sơn phủ hồn thiện được thực hiện thủ công

25


×