Luận văn
Đề tài : Phân loại từ loại
1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1, Cơ sở lý luận:
Đổi mới phương dạy học xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu
sắc, nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay.
Công cuộc đổi mới này cần những con người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày từng
giờ thay đổi. Thực tiễn này làm cho mục tiêu của nhà trường cũ phải điều chỉnh kéo theo
sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp dạy học mới - Ta có thể khái quát hoá
cơ sở lý luận đó bằng sơ đồ sau:
Mục tiêu đào
tạo
Nội dung dạy
học
Phương pháp dạy
học
2
(Mối quan hệ giữa Mục tiêu đào tạo với nội dung dạy học với phương pháp dạy
học là mối quan hệ: hữu cơ, hỗ trợ, quy định, tất yếu khách quan với nhau).
Đặc biệt trong từng bài dạy cụ thể mối quan hệ này thể hiện càng rõ nét:
Mục tiêu dạy học (nhất là mục tiêu về tình cảm, thái độ) chỉ được thực hiện khi sử dụng
PP dạy học thích ứng. Riêng lĩnh vực MT về nhận thức thì lĩnh vực dạy học đã khẳng
định rằng mỗi PP dạy họcdẫn tới một trình độ lĩnh hội kiến thứcnhất định và ngược lại
trình độ lĩnh hội kiến thức phụ thuộc vào PP dạy học. Có 4 loại nôị dung dạy học (Kiến
thức về thế giới tự nhiên và xã hội - Na: kinh nghiệm thực hiện những cách thức hoạt
động - Nb: Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo - Nc: Các quy phạm đạo đức - Nd). Như vậy
tương ứng với mỗi kiểu nội dung dạy học có một số PP dạy học thích hợp. Không có PP
dạy học vạn năng. (các cơ sở lý luận này trích trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học” TLBDTX - chu kỳ 1997 -2000). Điều này khẳng định mỗi thày cô giáo
muốn thực hiện được mục tiêu dạy học phải đổi mới PP dạy học và muốn đổi mới PP dạy
phải có trình độ kiến thức vững vàng.
Như mọi người đều biết những nét tính cách chính của con người được hình thành
từ trước và đầu tuổi học. Vì vậy trường tiểu học cần hình thành cho học sinh tính năng
động sáng tạo bằng cách sớm chuyển sang hướng tích cực hoá người học, tập trung vào
hoạt động của người học mới rèn luyện được cho trẻ những năng lực cần thiết đáp ứng
yêu cầu đổi mới của đất nước. Điều đó cũng phù hợp với với xu thế giáo dục mới là dạy
học phát huy năng lực, sở trường của học sinh, làm cho học sinh linh hoạt và sáng tạo tự
tiếp thu kiến thức mới.
Trong nhà trường tiểu học môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp
phần cùng giáo dục, giáo dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ơ
mỗi lớp môn Tiếng Việt có một vị trí yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt giai đoạn
cuối của bậc tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh nắm chắc vốn kiến thức cơ bản để
tiếp tục học ở bậc trung học, vừa chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể
3
bước vào cuộc sống lao động. Do đó trong giai đoạn này việc dạy và học môn Tiếng Việt
vừa phải quan tâm đến hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung học tập vừa phải chú ý quan
tâm bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đây là nhu cầu tất yếu của cuộc
sống để giúp học sinh dễ dàng thích nghi khi bước vào cuộc sống cộng đồng - đây là cơ
sở bắt buộc nâng phải cao chất lượng môn Tiếng Việt.
Hơn thế nữa môn Tiếng Việt lại là môn học công cụ để học tốt các môn học
khác (Vì ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, ngôn ngữ là phương tiện của thông tin, học sinh
tiểu học rất thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ...). Điều này quy định bắt buộc phải nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt ở tiểu học. Muốn nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt phải
đổi mới về nội dung, về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học - Muốn làm
được vậy trước tiên người thày giáo phải làm chủ được kiến thức môn Tiếng Việt có liên
quan đến chương trình Tiếng Việt tiểu học. Các cơ sở lý luận này đã quy định phải làm
thật tốt công tác bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt cho giáo viên hiện nay.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
người hiệu trưởng hiện nay, nhất là công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, một
trong những mảng cần bồi dưỡng mang ý nghĩa thiết thực nhất cho đội ngũ giáo viên tiểu
học hiện nay là bồi dưỡng những gì mà đội ngũ mình quản lý còn yếu đó là hệ thống kiến
thức về Tiếng Việt, để giúp họ thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, PP dạy học như đã phân
tích trên.
2, Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tiễn hiện nay, tình hình chất lượng môn Tiếng Việt luôn thấp hơn chất
lượng các môn khác (qua số liệu các bài khảo sát chất lượng, kiểm tra định kỳ, thi tốt
nghiệp...), và có lẽ là ở tất cả các trường tiểu học, đều có thực tiễn này. Đây là trực tiễn
lớn nhất trái ngược với các yêu cầu cơ sở lý luận trình bày trên.
4
Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay có nhiều đồng chí yếu kém về kiến thức Tiếng
Việt. Vì nhiều lý do:
+ Chất lượng môn Tiếng Việt ở các trường phổ thông cấp I, II, III trước các thày
cô học chất lượng thấp nên các thày cô yếu về Tiếng Việt là tất yếu khách quan.
+ Nhiều thày cô trước khi dạy tiểu học lại là giáo viên cấp II, thậm chí là giáo viên
toán, sinh, hoá, địa... chưa được đào tạo lại, hoặc đào tạo lại chưa kỹ, còn yếu về kiến
thức Tiếng Việt (Tại tiểu học Hồng Thái Tây có 6/20 G/V thuộc diện này).
+ Số các thày cô giáo ở tuổi 48 đến > 50, chiếm > 40% ở các trường tiểu học, số
các thày cô này phần lớn đào tạo cấp tốc từ 7 + 2, THHC từ tại chức, đến chuyên tu (tiểu
học Hồng Thái Tây có 5/20 G/V thuộc diện này) để tiêu chuẩn hoá - chất lượng đào tạo
yếu, mà những môn chất lượng thấp nhất lại là môn Tiếng Việt...
Đã yếu kém về kiến thức thì tất yếu không làm chủ được kiến thức, không
thể làm chủ được quá trình dạy học, không thể đổi mới được PP dạy và cũng tất yếu là
chất lượng môn Tiếng Việt ở tiểu học ảnh hưởng theo: thấp nên kéo theo các môn học
khác yếu (T - V là môn học công cụ).
Trong thực tiễn dạy hàng ngày có nhiều đồng chí dạy sai kiến thức:
Có đồng chí dạy " chân đau "(phân biệt từ đơn từ ghép lớp 5) là 1 từ ghép - coi đây
là từ mang nghĩa đen - nghĩa bóng là từ "chân bàn", "chân đồi". Từ: " là " là từ nối (" Hồn
tôi là một vườn hoa lá "), " Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân"
C V V C , phân tích vế sau câu thơ sai khi đang
học phần kiểu câu " Ai là gì ? " - TV lớp 4... (kể cả sai trong khi ra các đề thi định kỳ, sai
trong xây dựng đáp án ôn tập... gặp rất nhiều trong các giờ lên lớp hàng ngày hiện nay,
thậm chí cả các giờ thao giảng, thi giảng giáo viên giỏi các cấp...).
5
Dạy lệ thuộc vào SGK, bài soạn sẵn của người khác, tình trạng giáo viên lâu năm,
giáo viên giỏi hơn chép giáo án của G/V mới ra trường, G/V yếu hơn mình vẫn còn nhiều
ở các trường hiện nay.
Thực tiễn trên dẫn đến tình trạng đại đa số giáo viên tiểu học hiện nay chưa hiểu
hết vai trò vị trí môn Tiếng Việt, chưa hiểu thấu đáo được nội dung chương trình, SGK
Tiếng Việt , kiến thức dạy còn thiếu chính xác, chưa đúng trọng tâm chưa tìm ra được PP
dạy thích hợp, dạy còn thiếu năng động sáng tạo. Học sinh học Tiếng Việt hiểu bài lơ mơ,
kết quả làm bài chưa cao, thậm chí còn nhiều học sinh yếu kém, không có hứng thú học
môn Tiếng Việt, không thích học môn Tiếng Việt.
Để nâng cao được chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt, giải quyết các yêu cầu
do cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trên, theo tôi trước mắt phải làm tốt công tác bồi dưỡng
nâng cao kiến thức về môn Tiếng Việt ngay cho đội ngũ giáo viên tiểu học của chúng ta.
Trong thực tế làm công tác bồi dưỡng này, tôi đã đạt được hiệu quả rõ rệt -
tôi xin tổng kết kinh nghiệm này.
II. MỤC ĐÍCH CỦA BẢN SÁNG KIẾN:
Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về: Từ và Câu trong Tiếng Việt
có liên quan thiết thực đến nội dung chương trình dạy môn Tiếng Việt ở tiêủ học, nhằm
giải quyết các yêu cầu về cơ sở lý luận, yêu cầu về đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP dạy
học, thực hiện được vai trò vị trí môn Tiếng Việt trong giáo dục giáo dưỡng học sinh:
nhất là giải quyết, khắc phục bằng được những yếu kém hiện nay của thày và trò trong
dạy và học môn Tiếng Việt để từng bước nâng cao bằng được chất lượng môn Tiếng Việt
trong trường tiểu học hiện nay
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
6
+ Chỉ ra được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc cần thiết phải bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về Từ và Câu trong Tiếng Việt cho đội ngũ G/V tiểu học hiện
nay.
+ Thực hiện bồi dưỡng những kiến thức cụ thể gì về từ và câu ? như thế nào
về từ và câu ? cho có hiệu quả nâng cao kiến thức và giúp G/V vận dụng vào việc đổi
mới PP giảng dạy nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo yêu cầu mới hiện
nay.
+ Góp phần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những nội dung còn yếu kém
mà các chương trình bồi dưỡng của trên chưa làm tới, theo nguyên tắc "Yếu gì bồi dưỡng
ấy" để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để thực hiện tốt các mục tiêu về giáo
dục theo yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông với bậc học tiểu học hiện nay.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1, Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: dựa vào thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giáo viên 2
trường tiểu học Hoàng Quế: 29 đồng chí, Hồng Thái tây 24 đồng chí, ngoài ra còn quan
sát ở cả toàn bộ G/V tiểu học cụm 5 và có cả G/V tiểu học ở Đông Triều. Về kiến thức cơ
bản liên quan đến bộ môn Tiếng Việt tiểu học.
2, Phạm vi nghiên cứu:
Bồi dưỡng kiến thức về Tiếng Việt: phần từ và câu có liên quan đến nội
dung chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học cho đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay
nhằm dạy tốt nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng dạy và
học nói chung.
7
Năm học trước tôi tổng kết kinh nghiệm bồi dưỡng về các vấn đề: "Cách
nhận biết và phân biệt giữa từ đơn, từ ghép: giữa từ ghép với cụm từ". Phạm vi sáng kiến
kinh nghiệm năm nay tổng kết là vấn đề "Bồi dưỡng hệ thống kiến thức về: "Phân loại từ
- 8 loại từ", "Câu trong Tiếng Việt" cho đội ngũ giáo viên, qua bồi dưỡng, cho họ nắm
được các khái niệm, cấu trúc logic của các loại Từ, Câu: dấu hiệu nhận biết: chức năng
ngữ pháp của các bộ phận, phân loại từ, câu... những vấn đề đó nhằm xác định những nét
bản chất nhất về từ, câu với cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất: Vận dụng được mối quan hệ giưã
các cấu trúc logic đó để xác định được mục đích yêu cầu giờ dạy, trọng tâm bài dạy, tìm
những ví dụ tối ưu, câu hỏi tối ưu và bài tập tối ưu... nhằm xác định được PP dạy phù hợp
nhất, hiệu quả nhất cho những bài Tiếng Việt có liên quan đến kiến thức về từ và câu
trong chương trình các lớp ở bậc tiểu học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Qua việc nghiên cứu các tài liêu: Luật
giáo dục tiểu học: chỉ thị các năm học: nội dung chương trình SGK các khối lớp, nhất là
của môn Tiếng Việt tiểu học, THcơ sở, Giáo trình Tiếng Việt cao đẳng sư phạm cấp I, II:
Các tài liệu về Tiếng Việt nâng cao, các tập san giáo dục: báo giáo dục thời đại: các tài
liệu có liên quan.... Dùng PP phân tích, tổng hợp tôi đã tách khái niệm về từ, câu, các
bộ phân chính phụ trong câu, dấu hiệu nhận biết về chúng, phân loại chúng... thành các
đơn vị lý thuyết để hiểu đặc thù, nét bản chất của từng đơn vị lý thuyết sau đó tổng hợp
các kiến thức đó lại để tạo ra hệ thống, cấu trúc logic, để thấy được mối quan hệ tác động
biện chứng giữa các đơn vị kiến thức. Bằng PP phân loại hệ thống lý thuyết, tôi đã sắp
xếp lại các kiến thức của từng đơn vị kiến thức về câu theo một đơn vị kiến thức có cùng
dấu hiệu bản chất, có cùng một hướng phát triển để nội dung dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ
vận dụng, dễ nhớ.... Sau cùng, bằng PP mô hình hoá lý thuyết đã tạo ra bản tổng hợp gọn
nhất để nhận ra các khái niệm, loại câu, dấu hiệu nhận biết, nét giống, khác nhau, chức
năng ngữ pháp của chúng...
8
Qua các PP pháp trên tạo ra được các cơ sở đúng đắn cho nội dung tổng kết của
bản sáng kiến kinh nghiệm (phần sau).
Bằng phương pháp Thể nghiệm: Qua thể nghiệm ở các trường T H Hoàng
Quế, Hồng Thái Tây... tôi đã thấy có kết quả rõ rệt trong việc nâng cao trình độ kiến thức
về Từ loại, Câu cho đội ngũ giáo viên ở các trường này, họ đã biết vận dụng tương đối
thành thạo về xác định các khái niệm về Từ, Câu, tìm ra được cấu trúc logic của các định
nghĩa từ đó xác định đúng các mục đích yêu cầu bài dạy, trọng tâm bài dạy, các ví dụ,
câu hỏi dẫn dắt, bài luyện tập... tối ưu nhất chính vì vậy mà đã hình thành và khắc sâu
được cho h/s một cách sâu sắc nhất về các khái niệm về từ, câu cụ thể (có nhiều đổi mới
PP pháp dạy học tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy có liên quan kiến thức về
từ, câu).
Khi tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên
cứu khác như: các PP nghiên cứu thực tiễn: thực nghiệm phát hiện, PP nghiên cứu sản
phẩm hoạt động, PP tiếp xúc trò chuyện, PP tập hợp thống kê, PP quan sát, phương pháp
điều tra... khá cụ thể, phong phú nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin miễn trình bày
chi tiết tại đây (Sáng kiến kinh nghiệm năm trước tôi đã trình bày rõ một số nội dung
minh hoạ về những vấn đề cụ thể này).
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(Đã kê ở phần PP ngiên cứi lý thuyết ở trên)
PHẦN THỨ II: NỘI DUNG KIẾN THỨC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
ĐƯỢC TỔNG HỢP ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN
Toàn bộ hệ thống kiến thức 8 từ loại Tiếng Việt tôi trình bày khái quát ở 2 trang
sau còn ở đây tôi chỉ xin phân tích,ví dụ minh hoạ cụ thể các ý đồ trình bày trên và tổng
kết ở phần sau (Căn cứ vào bảng tổng hợp trang sau) để:
9
+ Xét xem " là ", là ĐT hay từ nối. Khẳng định "là" là ĐT, vì nó là loại ĐT thứ 3:
bị, được, có, là..., khi nó kết hợp với danh từ để DT làm được vị ngữ trong câu:
Bác // là non nước, là trời mây.
CN VN VN
+ Xét: “chiến tranh ”: I Rắc đang chiến tranh với Mỹ.
ĐT
(vì kết hợp được với chỉ thời điểm đã, đang, sẽ).
I Rắc chiến tranh rất ác liệt.
TT
( vì kết hợp được từ chỉ mức độ: rất ) .
+ Xét “ ta ”:
Ta về ta tắm ao ta. " Ta " là đại từ, không phải là danh từ (không thể thêm vào
đằng sau đại từ các từ để trỏ: đây, này, đó, nọ, kia, kìa: nhưng danh từ thì thêm được từ
để trỏ vào sau nó ).
+ Dựa vào bản tổng hợp đó để xây dựng được cấu trúc lô ghíc của khái
niệm, từ đó tìm ra được các hệ thống ví dụ tối ưu nhất khi dạy về các khái niệm đó qua
các nét bản chất của nó:
Chức vụ ngữ pháp của động từ:
- Học sinh // đang lao động. (Vị ngữ)
- Lao động // là vinh quang. (Chủ ngữ)
10
- Lao động xong, Nam // gặp thày. (Trạng ngữ)
- Người lao động // thường rất khoẻ. (Định ngữ)
- Em // yêu lao động. (Bổ ngữ)
+ Xác định cấu trúc lô gic của khái niệm tính từ:
Tính từ: là từ chỉ tính chất, màu sắc, hình dáng, kích thước, trọng lượng,
a (tuyển) b (tuyển) c (tuyển) d (tuyển) đ (tuyển)
dung lượng, phẩm chất của người, vật, sự vật.
g ( tuyển) h
Mối quan hệ giữa a, b, c, d, đ, g, h là quan hệ tuyển giữa 7 dấu hiệu nên khi
xác định yêu cầu, trọng tâm, ví dụ, câu hỏi, luyện tập phải xác định cho đủ 7 nội dung
tương ứng có vậy mới hình thành đủ và khắc sâu được khái niệm tính từ.
11
12
Tám từ loại Tiếng Việt tôi đã khái quát tổng hợp trong 2 trang, dưới dạng biểu bản sau nhằm thực hiện các vấn đề
nêu trên (trang 6 B):
6 B
BẢN HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
tt
T
ừ
loại
Địng nghiã
- Thí dụ
Dấu hiệu
nhận biết
Phân loại Chức vụ ngữ pháp