Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu “PHỐI KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.56 KB, 19 trang )


1
“PHỐI KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG
TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG”
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Người hiệu trưởng nhất thiết phải hiểu rõ nhu cầu, lợi ích động cơ hoạt
động, phải biết tác động vào nhu cầu, lợi ích cấp thiết chính đáng và trực tiếp đến con
người, hành động nhằm tích cực nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích của chính bản thân
mình. Người hiệu trưởng phải hiểu được những người đồng nghiệp và những người
cấp dưới, phải giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp tính trung thực dân chủ,
tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của con người trong công việc và đời sống hàng
ngày để mọi người có thể yên tâm làm việc và công tác tốt hơn. Vì vậy hiểu được tâm
lý của bản thân và mọi người sẽ giúp người Hiệu trưởng biết cách lãnh đạo, đối xử với
tập thể như từng giáo viên trong trường, biết cách bố trí công việc phù hợp với năng
lực sở trường của từng thành viên trong tập thể, qua đó phát huy mọi tiềm năng cũng
như động viên mọi người cùng tham gia hoạt động tạo bầu không khí thoải mái khi
làm việc cùng nhau, đồng thời mọi người sẽ có thêm điều kiện hoàn thiện mình hơn.
Ngày nay, người Hiệu trưởng phải năng động sáng tạo biết hoà mình vào
tập thể, phải biết phối kết hợp các lực lượng trong tổ chức cơ quan để phấn đấu đưa
nhà trường dành được nhiều kết quả tốt hơn.
Đặc biệt với các trường mầm non trong cả nước nói chung và mầm non
Hưng Mỹ- Hưng Nguyên nói riêng ngày ngày một khởi sắc để sánh vai với các trường
điển hình quyết tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên điều đó còn phụ
thuộc vào các lực lượng tổ chức và tập thể nhà trường đó cũng chính là nhiệm vụ quan
trọng để thực hiện. Tất cả những yếu tố đã ảnh hưởng tới sự xây dựng tập thể vững
mạnh, đoàn kết nhất trí, tất cả về một khối thống nhất. Từ những thực tế trên, kết hợp

2
với kiến thức đã học và vốn kinh nghiệm quản lý tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phối kết
hợp các lực lượng trong tổ chức nhà trường”
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN


Quản lý, là tác động cơ tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý trong 1 tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được những mục đích tổ
chức.
III - HIỆU QUẢ QUẢN LÝ:
Giúp các thành viên của tổ chức thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình, từng
bước hoàn thành những kế hoạch đã đặt ra, hoàn thành sứ mệnh của tổ chức và đạt mục đích
của tổ chức.
Phối hợp các nguồn lực - nhân lực - tài lực để tạo sức mạnh của tổ chức.
Giúp tổ chức thích nghi được với môi trường luôn biến đổi, nắm bắt tốt hơn và tận dụng
các cơ hội, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực và các nguy cơ liên quan đến môi trường, làm
cho tổ chức có được những tác động tích cực đến môi trường xã hội.
IV - CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ:
Đó là nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức nhằm đảm bảo sự
phù hợp, ăn khớp giữa các hoạt động, mỗi cá nhân có thể làm việc được trôi chảy, có hiệu quả
cao trong nhóm. Làm cho các bộ phận riêng sẽ kết hợp được với nhau thành hệ thống, hoạt
động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất.
Thực hiện tốt chức năng tổ chức sẻ mang lại nhiều thuận lợi và thành công cho
công tác quản lý. Làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả,
giúp nhà quản lý xác định được biên chế sắp xếp con người phù hợp với khối lượng công
việc. Tạo điều kiện cho hoạt động tự giác, sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tạo nên
sự phối hợp nhịp nhàng.

3
Việc ổn định cơ cấu, giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các bộ phận luôn đi đôi với
việc xác định khối lượng công việc và từ đó kéo theo sự phân phối các nguồn lực, thiết lập bộ
máy quản lý và thực hiện chuyên môn hoá cho các bộ phận của tổ chức.
V - SỰ PHỐI KẾT HỢP CỦA HIỆU TRƯỞNG LỰC LƯỢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG:
Người Hiệu trưởng phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề. Họ là người
đứng đầu và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ của tổ chức.
Hiệu trưởng phân công tác tổ chức trong nhà trường theo các tổ chuyên môn,

các bộ phận chức năng. Trong nhà trường còn có các đoàn thể như chi bộ Đảng, Đoàn thanh
niên, công đoàn... Chi bộ Đảng chỉ đạo hoạt động của Nhà trường, các đoàn thể phối kết hợp
với Hiệu trưởng để nhằm hỗ trợ cho các hoạt động trong Nhà trường nhằm nâng cao chất
lượng quản lý và đạt được các thành tích cao trong hoạt động của nhà trường.

VI - ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA LONG - NGHĨA ĐÀN:
1/ Sơ nét về địa bàn:
- Trường Mầm non Hưng Mỹ
- Cơ sở vật chất trường: Trường được quy hoạch tập trung, đầy đủ các phòng
chức năng. Phòng Hiệu trưởng, Phòng Hội đồng, Phòng Âm nhạc, Phòng ăn, trường có sân
chơi thoáng rộng.
2/ Về nhân sự mạng lưới trường lớp học sinh trong năm học 2006 - 2007:
Năm học 2006 - 2007 Trường mầm non Nghĩa Long có 7 lớp

4
Số học sinh: 150 cháu ở các độ tuổi
1 nhóm: 24-36 tháng: 15 cháu
1 nhóm: 18-24 tháng: 10 cháu
1 lớp 3tuổi: 25 cháu
2 lớp 4 tuổi 40 cháu
2 lớp 5 tuổi 60 cháu
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên gồm 12 người
Trong đó:
- Ban giám hiệu: 2
- Giáo viên: 8
- Cô nuôi: 1
- Văn phòng - kế toán: 1
+ Trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ:
Ban giám hiệu : Cao đẳng: 2
Giáo viên: Đại học: 1


5
Giáo viên: Trung cấp: 8
Công nhân viên: Trung cấp: 1
+ Độ tuổi giáo viên công nhân viên
- Nhiều tuổi nhất sinh năm: 1961
- Ít nhất nhất sinh năm: 1983

VII - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHỐI KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG:
1/ Thuận lợi:
- Là một nhà trường đầy đủ các tổ chức đoàn thể như: Cho bộ Đảng - Công
đoàn - Đoàn thanh niên và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các ban ngành đoàn thể,
địa phương - phòng giáo dục huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi để trường hoạt động.
- Chất lượng chăm soc nuôi dưỡng tốt, được sự lãnh đạo xã, chuyên môn
phòng đánh giá cao có uy tín với nhân dân và phụ huynh.
- Trường có chi bộ Đảng độc lập nhiều năm liền được công nhận chi bộ trong
sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh xuất sắc, chi đoàn xuất sắc.
- Là trường tiên tiến cấp huyện nhiều năm thừa kế những thành tích trên,
trường luôn có những phong trào sôi nổi.
- Bầu không khí của tập thể trong sạch, vui tươi, tích cực trong mọi hoạt động.

6
2/ Khó khăn:
- Học sinh chủ yếu là con dân tộc thiểu số, là một xã nghèo dân cư sống rãi rác
nên việc thu hút trẻ đến trường còn hạn chế, một số phụ huynh còn chưa hiểu hết tầm quan
trọng của ngành học.
VIII - MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CHUNG CỦA TRƯỜNG:
- Tiếp tục vận động duy trì số lượng
- Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên công
nhân viên.
2/ Nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn tuyệt đối cho trẻ:
- Thực hiện tốt đúng quy định của ngành
- Trường đạt trường tiên tiến cấp huyện được công nhận chuẩn quốc gia trong
năm 2007.
3/ Phương pháp cụ thể:
- Phát triển số lượng và huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100% mạng lưới trường lớp
trong năm học 2007 - 2008 gồm:
1 nhóm trẻ: 18 - 24 tháng chỉ tiêu giao 10 cháu

7
1 nhóm trẻ: 24 - 36 tháng chỉ tiêu giao 15 cháu
1 lớp bé: 3 tuổi chỉ tiêu giao 25 cháu
2 lớp nhỡ: 4 tuổi chỉ tiêu giao 40 cháu
2 lớp lớn: 5 tuổi chỉ tiêu giao 60 cháu
Chỉ tiêu chung:
Tỷ lệ chuyên cần 95%
Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10%
- Cháu ham thích đi học, mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập thoải
mái hồn nhiên, biết tập trung chú ý, có nhu cầu quan sát tìm hiểu các hiện tượng xung
quanh. Biết lễ phép, tự giác chào hỏi, biết nhận lỗi và quan tâm đến mọi người xung
quanh có thói quen trong học tập và vui chơi lao động tự phục vụ bản thân.
- Tham gia đầy đủ có hiệu quả trong các cuộc thi:
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- Tỷ lệ bé ngoan: 80 - 90%
- Bé sạch: 100%
- Bé chăm: 95%

×