Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận văn thạc sĩ chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm nước mắm thái long của công ty cổ phần thực phẩm hồng phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

***

NGUYỄN THỊ NÕN

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊNG SẢN PHẨM
NƯỚC MẮM THÁI LONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM HỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

***

NGUYỄN THỊ NÕN

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊNG SẢN PHẨM
NƯỚC MẮM THÁI LONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM HỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số

: 8340101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Nõn, học viên cao học khóa 25 - chuyên ngành Quản trị
kinh doanh - trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy cô trường đại học Kinh tế Tp.HCM đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tơi xin
gửi lời tri ân sâu sắc đến TS.Hoàng Lâm Tịnh - người hướng dẫn trực tiếp cho tơi
trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan luận văn: “Chiến lược cạnh tranh dịng sản phẩm nước mắm
Thái Long của cơng ty Cổ phần Thực Phẩm Hồng Phú giai đoạn 2017-2022” là
cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Hoàng Lâm Tịnh. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác trước
đây.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Nõn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 3
4.1. Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu ..........................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCVÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH
TRANH .................................................................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ....................................................5
1.1.1. Các khái niệm về chiến lược ............................................................................ 5
1.1.2. Các cấp độ chiến lược....................................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm quản trị chiến lược .......................................................................... 6
1.1.4. Quy trình quản trị chiến lược............................................................................ 7
1.1.5. Vai trị của quản trị chiến lược ......................................................................... 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ..............................................9
1.2.1. Khái niệm chiến lược cạnh tranh ...................................................................... 9
1.2.2. Khái niệm năng lực cốt lõi ............................................................................... 9


1.2.3. Nền tảng của chiến lược cạnh tranh ............................................................... 10
1.2.4. Chiến lược cạnh tranh cơ bản ......................................................................... 10

1.2.4.1. Chiến lược chi phí thấp nhất ........................................................................ 11
1.2.4.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ ............................................ 11
1.2.4.3. Chiến lược tập trung vào thị trường thích hợp ............................................. 11
1.2.5. Quy trình hoạch định chiến lược .................................................................... 12
1.2.5.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cơng ty ........................................ 12
1.2.5.2. Phân tích mơi trường bên ngồi ................................................................... 13
1.2.5.3. Phân tích môi trường bên trong .................................................................... 17
1.2.5.3.1. Các hoạt động chủ yếu .......................................................................... 18
1.2.5.3.2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ ............................................................. 18
1.2.5.4. Quy trình hình thành chiến lược................................................................... 19
1.2.5.5. Các tiềm lực thành công trong nghiên cứu cạnh tranh ................................. 20
1.2.6. Phân tích SWOT ............................................................................................. 21
1.2.7. Lý thuyết về sự hài lịng của khách hàng: ...................................................... 21
1.3. TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG KINH DOANH DỊNG SẢN
PHẨM NƯỚC MẮM THÁI LONGCỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỒNG
PHÚ ..................................................................................................................................... 23
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP THỰC PHẨM HỒNG PHÚ .............................23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................... 23
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa cơng ty............................................................ 26
2.1.2.1. Tầm nhìn, Sứ mệnh ...................................................................................... 26
2.1.2.2. Văn hóa cơng ty ........................................................................................... 26
2.2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU
THỤ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM THÁI LONG.............................................................26
2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mô............................................................................... 26
2.2.1.1. Các yếu tố về kinh tế.................................................................................... 26
2.2.1.2. Các yếu tố văn hóa - xã hội.......................................................................... 28
2.2.1.3. Các yếu tố về chính trị - pháp luật ............................................................... 28
2.2.1.4. Các yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 29



2.2.1.5. Các yếu tố cơng nghệ ................................................................................... 30
2.2.2. Phân tích môi trường ngành .............................................................................. 30
2.2.2.1. Tổng quan về thị trường tiêu thụ nước mắm ............................................... 30
2.2.2.2. Áp lực của nhà cung ứng ............................................................................. 32
2.2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành ................................................ 33
2.2.2.4. Nguy cơ xâm nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...................................... 34
2.2.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế .............................................................. 34
2.2.2.6. Áp lực từ phía khách hàng ........................................................................... 35

2.2.3. Nhận diện cơ hội và nguy cơ cho dòng sản phẩm nước mắm Thái
Long………………………………………………………………………… 36
2.2.4. Nhận diện nhân tố xác định vị thế cạnh tranh trong ngành ...................36
2.3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỞNG BÊN TRONG ................................................37
2.3.1. Phân tích chuỗi giá trị .............................................................................37
2.3.1.1. Các hoạt động chủ yếu: ......................................................................37
2.3.1.2. Các hoạt động hỗ trợ ..........................................................................41
2.3.2. Phân tích năng lực cốt lõi của Hồng Phú ................................................46
2.3.3. Phân tích kết quả khảo sát khách hàng: ..................................................48
2.3.4. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Hồng Phú .......................................48
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC
MẮM THÁI LONG CỦA HỒNG PHÚ ...................................................................49
2.4.1. Tác động của môi trường kinh doanh đến chiến lược của Hồng Phú ............... 49
2.4.1.1. Tác động của mơi trường bên ngồi ............................................................ 49
2.4.1.2. Năng lực cạnh tranh của nước mắm Thái Long trong ngành ...................... 51
2.4.1.3. Tác động của môi trường bên trong ............................................................. 53

2.4.2. Đánh giá thực trạng chiến lược dòng sản phẩm nước mắm Thái Long của
Hồng Phú ...........................................................................................................55
2.4.2.1. Nhu cầu của khách hàng và khác biệt hóa sản phẩm .................................. 55

2.4.2.2. Nhóm khách hàng và phân khúc thị trường ................................................. 55
2.4.2.3. Năng lực phân biệt: ...................................................................................... 56
2.4.2.4. Tác động tiêu cực từ thực trạng chiến lược ................................................ 56

2.4.3. Kết luận ...................................................................................................63


2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................63
CHƯƠNG 3:CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DỊNG SẢN PHẨM NƯỚC
MẮM THÁI LONG CỦA CƠNG TY CỔ PHẨN THỰC PHẨM HỒNG PHÚ GIAI
ĐOẠN 2017 - 2022 ...................................................................................................64
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM HỒNG PHÚ
ĐẾN NĂM 2022 .......................................................................................................64
3.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................64
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................65
3.2. DỰ BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NƯỚC MẮM GIAI ĐOẠN
2017- 2022 ................................................................................................................66
3.3. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
THÁI LONG ĐẾN NĂM 2022.................................................................................67
3.3.1. Xây dựng phương án chiến lược cạnh tranh .........................................67
3.3.2. Chọn lựa phương án chiến lược cạnh tranh...........................................69
3.4. XÂY DỰNG MA TRẬN BCG ......................................................................71
3.5. CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG ĐỂ THỰC HIỆN HĨA CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH CHO DỊNG SẢN PHẨM NƯỚC MẮM THÁI LONG GIAI ĐOẠN
2017-2022..................................................................................................................74
3.5.1. Chiến lược nghiên cứu và phát triển .....................................................74
3.5.2. Chiến lược nâng cao hiệu quả Marketing..............................................75
3.5.3. Chiến lược vận hành sản xuất................................................................79
3.5.4. Chiến lược tài chính ..............................................................................79
3.5.5. Chiến lược nguồn nhân lực ...................................................................81

3.5.6. Chiến lược giảm chi phí sản xuất kinh doanh .......................................82
3.5.7. Chiến lược đầu tư ..................................................................................83
3.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSI

Customer Satisfaction Index (Chỉ số hài lòng khách hàng)

CP

Cổ phần

SWOT

Strengths – Weaknesses – Opportunities - Threats
(Ma trận Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức).

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

CPI

Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng)


HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Points
(Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn)

UHT

Ultra High Temperature (Q trình gia nhiệt tiệt trùng)

EFA

Exloratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

KMO

Kaier -Meyer –Olikin
(Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố)

KPI

Key Performance Indicator (Chỉ số đánh giá thực hiện công việc)

R&D

Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

0

Độ đạm


N

DT

Doanh thu

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

TSS

Tổng Tài sản

STT

Số thứ tự

ĐVT

Đơn vị tính

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


Vốn CSH

Vốn Chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 1: Khung phân tích hình thành chiến lược...................................................19
Bảng 1. 2: Ma trận SWOT ........................................................................................21
Bảng 2. 1: Các chỉ số kinh tế của Việt Nam trong 8 năm qua ..................................27
Bảng 2. 2: Các năng lực cốt lõi của Hồng Phú .........................................................47
Bảng 2. 3: Ma trận các yếu tố bên ngoài ...................................................................50
Bảng 2. 4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................52
Bảng 2. 5: Ma trận các yếu tố bên trong ...................................................................54
Bảng 2. 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thực Phẩm Hồng Phú giai
đoạn 2012-2016 .........................................................................................................57
Bảng 2. 7: Sản lượng nước mắm của nhà máy Hồng Phú ........................................58
Bảng 2. 8: Doanh thu dòng sản phẩm nước mắm Thái Long giai đoạn 2010-2016 .59
Bảng 2. 9: Sản lượng tiêu thụ nước mắm Thái Long giai đoạn 2011-2016 .............60
Bảng 2. 10: Các chỉ số tài chính Cơng ty Hồng Phú giai đoạn 2013 -2016 .............62
Bảng 3.1: Dự đốn tăng trưởng dịng sản phẩm nước mắm Thái Long 2017-2022.67
Bảng 3.2: Ma trận SWOT của công ty CP Thực Phẩm Hồng Phú ...........................68
Bảng 3. 3: Kết quả điểm hấp dẫn các nhóm chiến lược ............................................70
Bảng 3. 4: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối các phân khúc .......................71
Bảng 3. 5: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối các SBU đến năm 2022 ........72
Bảng 3. 6: Đơn giá dự kiến dòng sản phẩm nước mắm Thái Long ..........................76
Bảng 3.7: Công suất dự kiến đối với sản phẩm nước mắm Thái Long của nhà máy
Hồng Phú giai đoạn 2017-2022.................................................................................79
Bảng 3.8: Sản lượng tiêu thụ dự kiến đối với dòng sản phẩm nước mắm Thái Long
giai đoạn 2017-2022 ..................................................................................................79

Bảng 3.9: Bảng đầu tư tài chính cho dịng sản phẩm nước mắm Thái Long của cơng
ty Hồng Phú giai đoạn 2017-2022 ............................................................................80
Bảng 3.10: Kế hoạch nhân sự của công ty Hồng Phú giai đoạn 2017-2022.............81
Bảng 3. 11: Các dự án đầu tư giai đoạn 2017-2022 ..................................................83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1: Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lược ......................................................8
Hình 1. 2: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter.............................10
Hình 1. 3: Quy trình hoạch định chiến lược ..............................................................12
Hình 1. 4: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter ............................15
Hình 1. 5: : Mơ hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp ................................................17
Hình 1. 6: Các loại tiềm lực thành cơng....................................................................20
Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty.............................................................25
Hình 2. 2: Thị trường nước mắm Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 .........................31
Hình 2. 3: Quy trình sản xuất nước mắm Thái Long ................................................38
Hình 2. 4: Quy trình xử lý nước mắm của Hồng Phú ...............................................43
Hình 2. 5: Chuỗi giá trị của Cơng ty Hồng Phú ........................................................45
Hình 3. 1: Ma trận BCG hiện tại của 3 phân khúc nước mắm Thái Long ................71
Hình 3.2: Ma trận BCG tương lai của 3 phân khúc nước mắm Thái Long ..............72


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1A: Bảng khảo sát 20 ý kiến
Phụ lục 1B: Bảng tổng hợp kết quả từ phương pháp 20 ý kiến
Phụ lục 2A: Dàn bài phỏng vấn tay đôi
Phụ lục 2B: Kết quả phỏng vấn tay đơi
Phụ lục 3A: Dàn bài thảo luận nhóm
Phụ lục 3B: Bảng tổng hợp biến quan sát từ thảo luận nhóm

Phụ lục 4A: Bảng khảo sát sơ bộ
Phụ lục 4B: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Phụ lục 5A: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
Phụ lục 5B: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
Phụ lục 6A: Bảng so sánh mức độ đáp ứng dòng sản phẩm nước mắm Thái Long với
nước mắm Phú Quốc dưới góc nhìn của khách hàng
Phụ lục 6B: Bảng so sánh mức độ đáp ứng dòng sản phẩm nước mắm Thái Long với
nước mắm Phan Thiết dưới góc nhìn của khách hàng
Phụ lục 7: Các công cụ hỗ trợ xây dựng chiến lược cạnh tranh
Phụ lục 8: Dữ liệu hỗ trợ hình thành chiến lược
Phụ lục 9: Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia trong ngành về các nhân tố then chốt
tạo nên thành công trong ngành sản xuất và kinh doanh nước mắm tại việt nam
Phụ lục 10: Bảng khảo sát đánh giá của chuyên gia trong ngành nước mắm tại Việt
Nam
Phụ lục 11: Bảng khảo sát đánh giá của các cấp quản lý trong công ty cổ phần thực
phẩm Hồng Phú
Phụ lục 12: Bảng khảo sát ma trận QSPM


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường nước mắm Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất
trong và ngoài nước. Một số thương hiệu lớn đáng chú ý có thể kể đến như Chinsu,
Nam Ngư, Phú Quốc, Phan Thiết, Liên Thành…với vị trí dẫn đầu trong phân khúc
nước mắm công nghiệp thuộc về Nam Ngư, Chin Su của Massan và trong phân khúc
nước mắm truyền thống là nước mắm Phú Quốc của Khải Hoàn. Cùng với thu nhập
và nhận thức ngày càng cao, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thương hiệu
uy tín, sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. Thêm vào đó, những cảnh báo về an

tồn thực phẩm càng thúc đẩy họ tìm đến với thương hiệu đáng tin cậy. Do đó, cạnh
tranh giành thị phần và sự tin tưởng của người tiêu dùng không những là cơ hội mà
còn là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.
Công ty Cổ phần thực phẩm Hồng Phú là một doanh nghiệp mới thành lập từ năm
2009, đến nay được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
nước mắm với thương hiệu uy tín, mạng lưới phân phối rộng. Hệ thống phân phối trải
rộng trên cả nước không chỉ giúp mang các sản phẩm của Cơng ty đến với đa số người
tiêu dùng mà cịn là điểm thu hút sự hợp tác của các đối tác chiến lược, đây chính là
lợi thế cạnh tranh to lớn của Cơng ty và cũng chính là rào cản đối với những ai muốn
xâm nhập thị trường này. Ngoài khả năng tăng trưởng hữu cơ, Cơng ty cịn có lợi thế
kinh tế theo quy mô với sự đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy nước mắm có quy mô
lớn nhất Việt Nam. Quy mô lớn là một trong những yếu tố giúp Công ty xây dựng sự
tin tưởng của khách hàng và nhà đầu tư. Tuy nhiên, do ngành nước mắm dường như
đang bước vào giai đoạn trưởng thành, Cơng ty khó có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
cao nếu cứ tiếp tục dựa vào cơ cấu sản phẩm trải rộng như hiện tại. Bên cạnh đó, một
vấn đề cần ghi nhận là các chỉ số về khả năng sinh lợi bao gồm lợi nhuận biên, tỷ lệ
chi phí quản lý và bán hàng trên doanh thu thuần, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty đều không tốt nếu
so với các đối thủ chính trên thị trường như nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết, Liên
Thành... Tình hình tài chính của Cơng ty cũng có chiều hướng bất lợi hơn so với các


2

đối thủ cạnh tranh. Vừa rồi là những dấu hiệu cho thấy thực tế kinh doanh không tốt
hiện tại của Công ty, nhưng yếu tố cốt lõi dẫn đến thực trạng trên chính là chiến lược
của Cơng ty trong thời gian qua để khẳng định vị thế cạnh tranh của mình là đa dạng
hóa danh mục sản phẩm và tích cực thực hiện các hoạt động để gia tăng lợi thế kinh
tế theo quy mơ. Chính điều này đã làm cho quy mô hoạt động kinh doanh của Công
ty mở rộng làm gia tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh khi cùng một lúc phải

cạnh tranh trên nhiều phân khúc khác nhau. Vì thế, hiệu suất tài chính và vị thế thị
trường của Cơng ty có xu hướng yếu đi thể hiện qua: thị phần một số dòng sản phẩm
chính sụt giảm; mức tăng doanh số chưa cao so với mức trung bình ngành và thấp
hơn đối thủ cạnh tranh; lợi nhuận biên giảm mạnh so với mức ổn định của đối thủ
cạnh tranh; chi phí gia tăng nhanh hơn đối thủ cạnh tranh trong khi thu nhập trên vốn
chủ sở hữu và thu nhập trên tổng tài sản có xu hướng giảm nhanh hơn so với đối thủ
cạnh tranh; năng lực tài chính suy giảm so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là những
dấu hiệu chỉ ra sự yếu kém về chiến lược và thực thi chiến lược của Cơng ty.
Đứng trước những khó khăn đang xảy ra và những thách thức sẽ gặp phải. Hồng
Phú xác định rằng trong những năm tới Công ty sẽ định hướng tập trung vào lĩnh vực
kinh doanh cốt lõi là sản xuất và kinh doanh nước mắm với dòng sản phẩm chính là
nước mắm Thái Long. Thế nhưng, Cơng ty chưa đề ra được chiến lược cạnh tranh rõ
ràng để ứng phó với những thách thức từ mơi trường bên ngồi và những khó khăn
từ mơi trường bên trong cũng như giải quyết những bất cập trong chiến lược hiện tại
mà nếu khơng thực hiện, Cơng ty sẽ khó có thể tạo được vị thế cạnh tranh trong tương
lai và hiệu suất tài chính khơng cải thiện được. Với mục đích góp phần vào việc định
hướng chiến lược tốt hơn cho dòng sản phẩm nước mắm Thái Long của Công ty theo
như mong muốn của Ban lãnh đạo, tôi đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu
“Chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm nước mắm Thái Long của công ty Cổ
Phần Thực phẩm Hồng Phú giai đoạn 2017-2022” cho luận văn tốt nghiệp của
mình.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu mà tác giả cần đạt được khi hình thành đề tài:
- Nêu ra những hạn chế về chiến lược hiện tại của Hồng Phú;Xác định thị trường
mục tiêu và khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm nước mắm Thái Long;
- Xác định các nhân tố tạo nên thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

nước mắm;Xác định năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho dòng sản phẩm
nước mắm Thái Long của công ty Hồng Phú
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dòng sản phẩm nước mắm Thái Long giai
đoạn 2017 – 2022 và đề xuất các giải pháp chức năng để hỗ trợ việc thực hiện chiến
lược.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố bao gồm chiến lược cạnh tranh dòng sản
phẩm nước mắm Thái Long của công ty CP Thực Phẩm Hồng Phú, các yếu tố
thuộc môi trường tổng quát, các yếu tố thuộc mô hình năm áp lực cạnh tranh của
Porter, các nhân tố then chốt tạo nên thành công trong lĩnh vực kinh doanh nước mắm,
năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng nước mắm của khách
hàng.
Đối tượng khảo sát: Một số chuyên gia trong ngành nước mắm, các nhà quản
lý của Hồng Phú, người tiêu dùng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dịng sản phẩm nước mắm Thái Long của cơng
ty CP Thực Phẩm Hồng Phú.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu sẽ tập trung vào tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty từ năm 2010 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập dữ liệu từ các nguồn sau:
- Nguồn thơng tin thứ cấp có từ:


4

+ Nguồn tài liệu nội bộ công ty: các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...

+ Nguồn tài liệu bên ngồi: sách, tạp chí, Internet, luận văn tham khảo...
- Nguồn thơng tin sơ cấp: có từ phỏng vấn trực tiếp
+ Lấy ý kiến từ ban lãnh đạo, giám đốc kinh doanh, trưởng bộ phận thông
qua dàn bài thảo luận và bản câu hỏi
+ Lấy ý kiến khách hàng thông qua bảng câu hỏi khảo sát
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua các phương
pháp:
-

Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp… nhằm làm
rõ các vấn đề cần nghiên cứu.

-

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu được thu thập và xử lý từ các báo
cáo thường niên, website, tạp chí, báo, thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia,
khách hàng,…

5. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược và chiến lược cạnh tranh
Chương 2: Phân tích thực trạng mơi trường kinh doanh dịng sản phẩm
nước mắm Thái Long của công ty CP Thực phẩm Hồng Phú.
Chương 3: Chiến lược cạnh trạnh dòng sản phẩm nước mắm Thái Long
của công ty CP Thực phẩm Hồng Phú giai đoạn 2017-2022.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1.1. Các khái niệm về chiến lược
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rất rộng rãi trong kinh doanh và
trong cuộc sống. Có rất nhiều khái niệm về chiến lược, trong đó:
Alfred Chander (1962) cho rằng: “Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản
dài hạn của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực
cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”.
TheoFred R David, chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: sự phát triển theo lãnh thổ (về địa lý), chiến
lược đa dạng hóa hoạt động, hình thức sở hữu, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị
trường, giảm chi phí, thanh lý, liên doanh...(Fred R David, Strategic Management
Concepts and Cases, 2011, chapter 1)
Michael E.Porterđịnh nghĩa: “Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và
độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt”. Chiến lược còn là sự chọn lựa, đánh đổi
trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì khơng thực
hiện. Sự thành cơng của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và
sự hội nhập, hợp nhất của chúng.
Chiến lược còn được hiểu theo một cách đơn giản: “ là những kế hoạch được
thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong sự nỗ lực nhằm đạt tới các mục
đích của tổ chức” (Nguyễn Hữu Lam và các cộng sự, 2011).
Tóm lại, dù tiếp cận theo cách nào thì chiến lược cũng bao gồm những nội dung
cơ bản: Là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn,
sứ mạng của tổ chức và cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một

cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm


6

yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do các
nguy cơ từ mơi trường bên ngồi.
1.1.2. Các cấp độ chiến lược
Quản trị chiến lược có thể xảy ra ở nhiều mức khác nhau trong tổ chức, thơng
thường có 03 mức chiến lược cơ bản:
Chiến lược cấp công ty:Chiến lược công ty đề ra nhằm xác định các hoạt
động kinh doanh mà trong đó cơng ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn
lực giữa các hoạt động kinh doanh đó. Mục tiêu của chiến lược: tăng trưởng
và phát triển.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU): Chiến lược cấp đơn vị kinh
doanh của doanh nghiệp xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố
gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hồn thành mục tiêu cấp
cơng ty. Nếu như cơng ty là đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
có thểđược coi là chiến lược cấp công ty. Mục tiêu chiến lược là xác định
cách thức cạnh tranh hiệu quả dựa trên những lợi thế cạnh tranh cốt lõi.
Chiến lược cấp chức năng:
- Tập trung hỗ trợ vào việc bố trí chiến lược cơng ty và tập trung vào các lĩnh
vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh. Gồm có 6 chiến lược chức năng sau:
 Chiến lược Marketing
 Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng
 Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D)
 Chiến lược kỹ thuật – công nghệ vận hành/ sản xuất
 Chiến lược nguồn nhân lực
 Chiến lược tài chính
1.1.3. Khái niệm quản trị chiến lược

Fred R David định nghĩa: “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là
một nghệ thuật và khoa học nhằm thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên
quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Quản
trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế tốn, sản


7

xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt
được thành công của tổ chức”.
Một cách đơn giản nhất, quản trị chiến lược là quá trình thiết lập hoặc xây dựng,
thực thi và đánh giá các chiến lược. Do đó, quản trị chiến lược có vai trị vơ cùng
quan trọng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quản trị chiến
lược tốt sẽ góp phần củng cố và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
1.1.4. Quy trình quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một quá trình bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn hoạch
định chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Việc xác định quy trình
chiến lược một cách khoa học, sẽ là điều kiện để tạo ra chiến lược kinh doanh tốt
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
Quy trình quản trị chiến lược sẽ giúp cho tổ chức thấy rõ mục tiêu và hướng đi
của mình, cũng như có sự chuẩn bị tốt để đối phó với những thay đổi từ mơi trường.
Quy trình quản trị chiến lược có thể được khái qt thơng qua sơ đồ sau:
(xem hình 1.1).


8

1. Phân đoạn chiến lược.
Xác định sứ mệnh, mục
tiêu và chiến lược hiện tại


Hình
thành
chiến
lược

2. Phân tích mơi trường vĩ
mơ, vi mơ để xác định cơ
hội và nguy cơ chính

5. Mục
tiêu dài
hạn

và mục
tiêu
hàng
năm

3. Phân tích các nguồn
lực để xác định các điểm
mạnh, điểm yếu quan
trọng của tổ chức

Mục tiêu
CÔNG TY

6. Chiến lược
CÔNG TY


Mục tiêu các
SBU (b)

Chiến lược
các SBU

Mục tiêu
Bộ phận
chức năng

Các chiến lược
chức năng

Thực
hiện
chiến
lược

7. Chính sách và phân phối
các nguồn lực

8. Lựa chọn cơ cấu
tổ chức phù hợp với
chiến lược mới
Đánh
giá
chiến
lược

4. Phân tích lợi thế cạnh

tranh, tiềm lực thành
cơng, SWOT và xét lại
sứ mệnh của tổ chức (a)

9. Thực hiện thay đổi
chiến lược

10. Lãnh đạo,
quyền lực và văn
hóa tổ chức

11. Đo lường và đánh giá
kết quả thành tích

Hình 1. 1: Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lược
(Nguồn: TS. Hoàng Lâm Tịnh, 2017) [18, trang 88]


9

1.1.5. Vai trò của quản trị chiến lược
Vai trò hoạch định: Quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng
đi của mình, giúp cho mọi thành viên thấy được tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu của
tổ chức, nhờ vậy tổ chức có thể phát triển đúng hướng và hiệu quả.
Vai trò dự báo: Trong bối cảnh môi trường luôn biến động, quản trị chiến lược
giúp cho tổ chức luôn ở thế chủ động, nắm bắt kịp thời các cơ hội, biến nguy cơ thành
cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ từ mơi trường bên ngồi, chiến thắng đối thủ cạnh
tranh, giành vị trí xứng đáng trên thương trường.
Vai trò điều khiển: Quản trị chiến lược giúp nhà quản trị xác định được những
hướng phát triển cần ưu tiên, để tập trung và phân bổ nguồn lực một cách tối ưu nhằm

đạt mục tiêu chung của tổ chức.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
1.2.1. Khái niệm chiến lược cạnh tranh
Michael E Porter: “Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh
thuận lợi trong ngành nhằm mục đích tạo lập một vị thế thuận lợi và bền vững trước
những sức ép quyết định sự cạnh tranh trong ngành”.
Chiến lược cạnh tranh hay chiến lược cấp kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp
phát huy tốt nhất lợi thế cạnh tranh từ những năng lực cốt lõi của mình để đạt được
mục tiêu đem lại mức lợi nhuận trên trung bình.
1.2.2. Khái niệm năng lực cốt lõi
Nguồn lực và khả năng hiếm có của doanh nghiệp là cơ sở hình thành nên lợi
thế cạnh tranh so với đối thủ. Lợi thế này được tạo ra thông qua việc phát triển những
năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Năng lực cốt lõi được xác định thông qua 4 yếu tố VRIN:
- Giá trị (Valueable): Cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt về sản
phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và tạo ra giá trị độc nhất.
- Khan hiếm (Rare): Các đối thủ cạnh tranh không thể tiếp cận được.
- Không thể bắt chước (Inimitable): Đối thủ cạnh tranh không dễ dàng
sao chép hoặc sản xuất ra.


10

- Không thể thay thế (Nonsubtitutable): Những nguồn lực tương đương
để tạo ra những chiến lược tương tự khơng có sẵn.
1.2.3. Nền tảng của chiến lược cạnh tranh
Abell (1980) cho rằng doanh nghiệp như là một quá trình kết hợp các quyết định
về nhu cầu khách hàng, đối tượng khách hàng và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Ba yếu tố này chính là nền tảng cho sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp, bởi vì đó là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, chỉ ra cách thức doanh nghiệp

sẽ cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, để ra quyết định về chiến lược cạnh tranh, cần
phải dựa trên 3 yếu tố: nhu cầu khách hàng hay điều gì được thỏa mãn; các nhóm
khách hàng hay ai được thỏa mãn và các khả năng khác biệt hóa hay cách thức mà
nhu cầu khách hàng được thỏa mãn.
1.2.4. Chiến lược cạnh tranh cơ bản
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải xác
định được cách thức cạnh tranh cho riêng mình là chi phí thấp hay khác biệt hóa thơng
qua những lợi thế cạnh tranh. Kết hợp hai cách thức cạnh tranh cơ bản này với phạm
vi hoạt động của doanh nghiệp sẽ hình thành nên 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát:
chiến lược chi phí thấp nhất; chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập
trung (theo hướng chi phí thấp hoặc theo hướng khác biệt hóa).
NGUỒN CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH

Rộng
PHẠM

VI

Chi phí thấp

Khác biệt hóa

1. Chi phí thấp nhất

2. Khác biệt hóa
(Đa dạng hóa)

(Hạ giá thành)

CẠNH TRANH

Hẹp

3A. Tập trung dựa vào 3B. Tập trung dựa vào khác
chi phi thấp nhất

biệt hóa

Hình 1. 2: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter
(Nguồn: Michael Porter, 1985)


11

1.2.4.1. Chiến lược chi phí thấp nhất
Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ
với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu
hút khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.
Chiến lược này đòi hỏi cơng ty phải có các điều kiện chủ yếu như: thị phần lớn,
nguồn cung ứng đầu vào ổn định, sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, giảm thiểu các
chi phí ẩn trong q trình sản xuất kinh doanh... Do đó, chiến lược này thích hợp với
những đơn vị kinh doanh quy mơ lớn có khả năng giảm chi phí trong q trình hoạt
động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất
hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn.
1.2.4.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra
sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt so với đối thủ. Mục tiêu là có được lợi thế
cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, hàng hố hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các
loại nhu cầu có tính chất độc đáo hoặc các loại nhu cầu cụ thể của một nhóm khách
hàng của doanh nghiệp. Chiến lược này chính là tạo ra các sản phẩm dịch vụ có đặc
tính, tính năng kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh như: chất lượng vượt

trội, đổi mới, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm,...
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược này cần lưu ý đến các vấn đề: Ưu tiên chú
trọng công tác nghiên cứu, phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, nhấn
mạnh đến hoạt động quảng cáo và marketing, đầu tư công nghệ sản xuất...để tạo ra
những sản phẩm vượt trội, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.2.4.3. Chiến lược tập trung vào thị trường thích hợp
Chiến lược tập trung là chiến lược tập trung vào thị trường mà doanh nghiệp có
ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác. Nói cách khác, chiến lược tập trung
chuyên tâm vào việc phục vụ một hốc hoặc ngách thị trường đặc biệt được phân định
theo địa lý, theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên một tuyến sản phẩm
đặc thù. Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng cầu của một nhóm khách
hàng nhất định hay đoạn thị trường.


12

1.2.5. Quy trình hoạch định chiến lược
Quy trình hoạch định chiến lược là một quá trình thường xuyên, liên tục và
đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong một doanh nghiệp. Nói chung, quy
trình hoạch định chiến lược được thể hiện thơng qua hình 1.3 dưới đây:

Hình 1. 3: Quy trình hoạch định chiến lược
(Nguồn: Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, 2011)
1.2.5.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cơng ty
Tầm nhìn mơ tả con đường mà một doanh nghiệp dự định đi theo để phát
triển các hoạt động kinh doanh, nó làm rõ những hành động chiến lược của doanh
nghiệp trong việc chuẩn bị cho tương lai.
Sứ mệnh được định nghĩa là các nguyên tắc kinh doanh, mục đích, triết lý,
các quan điểm của cơng ty, từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh, loại sản phẩm cơ bản,



13

lĩnh vực cơng nghệ, phục vụ các nhóm đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu thị
trường. Sứ mệnh chính là bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội, nó minh chứng
tính hữu ích của cơng ty đối với xã hội.
Mục tiêu là những kết quả cụ thể mà công ty muốn đạt được trong một giai
đoạn nhất định. Mục tiêu được xác định phải đảm bảo yêu cầu: sự cụ thể, tính linh
hoạt, khả năng có thể đo lường, có tính khả thi và tính phù hợp giữa các mục tiêu
như: mức lợi nhuận, lợi nhuận/vốn đầu tư, mức tăng trưởng doanh số bán hàng, % thị
phần chiếm lĩnh... Việc xây dựng mục tiêu cũng là cơ sở để giúp công ty xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp.
1.2.5.2. Phân tích mơi trường bên ngồi
Phân tích mơi trường tổng quát:
Môi trường tổng quát gồm các yếu tố khách quan, không thuộc quyền chi phối
của doanh nghiệp, tổ chức nhưng có ảnh mạnh đến mơi trường vi mơ và hoàn cảnh
nội bộ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, các nhà
quản trị thường lựa chọn các yếu tố chủ yếu sau:
 Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chiến lược của các doanh nghiệp, bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá
hối đoái, tỷ lệ lạm phát, hoạt động xuất khẩu, thu hút vồn đầu tư nước ngoài, hệ thống
thuế và mức thuế, các biến động của thị trường chứng khốn... Mỗi yếu tố trên đều
có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể mang
đến những cơ hội hoặc những đe dọa khác nhau đối với sự phát triển kinh doanh cũng
như chiến lược của doanh nghiệp.
 Yếu tố chính trị và pháp luật:Doanh nghiệp hay tổ chức là tế bào của nền
kinh tế. Mọi quyết định của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu
tố của môi trường chính trị. Các yếu tố này bao gồm: các chính sách, hệ thống pháp
luật, xu hướng, mức độ ổn định chính trị, các quy chế, luật lệ, thủ tục hành chính...Sự
thay đổi dù là nhỏ trong hệ thống pháp luật như thuế, đầu tư...cũng sẽ ảnh hưởng đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


14

 Yếu tố văn hóa - xã hội:Mơi trường văn hóa - xã hội bao gồm tất cả những
yếu tố về chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, lối sống, giá trị văn hóa, trình độ
dân trí, cơ cấu dân cư, tơn giáo, tín ngưỡng,...có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của
cầu trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố văn hóa - xã hội là cơ sở quan trọng
giúp các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược.
 Yếu tố tự nhiên:Môi trường tự nhiên bao gồm những nguồn tài nguyên thiên
nhiên đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách khoa học, hợp lý là những yếu tố quan trọng hình thành lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ từ việc phát huy thế mạnh của các yếu tố tự nhiên
cũng như góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động xấu gây ô
nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp tạo ra.
 Yếu tố công nghệ:Dưới sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, công nghệ
ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường công nghệ cần quan tâm đến các yếu tố: sự ra đời
của những công nghệ mới, tốc độ phát minh và ứng dụng cơng nghệ mới, những
khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, các
luật về sở hữu trí tuệ, luật chuyển giao cơng nghệ,...
Phân tích mơi trường vi mơ (mơi trường ngành)
Môi trường vi mô (micro environment) là môi trường tác động trực tiếp đến
doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực
tiếp trong môi trường này.
Theo, Michael E.Porter, bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động
của năm áp lực cạnh tranh.
(1)


Áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

(2)

Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành

(3)

Sức mạnh của nhà cung cấp

(4)

Sức mạnh của khách hàng


×