Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

toan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.75 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài tập 1 Một doanh nghiệp chế biến thực phẩm đầu tư các khoản chi phí để chế biến một đơn vị thành phẩm là 6000 đồng, chi phí đó được chia ra: Chi phí cố định (AFC): 1950 đồng, chi phí biến đổi (AVC) là 4050 đồng. Quy mô sản xuất trung bình của doanh nghiệp là 5000 đơn vị thành phẩm trong 1 tháng. Trong khi đó, giá bán sản phẩm trên thị trường là 5550 đồng. 1. Doanh nghiệp có nên ra quyết định sản xuất hay không? Vì sao? Hãy xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong tình huống này? 2. Để tiếp tục sản xuất có hiệu quả, theo anh (chị) doanh nghiệp cần phải thực hiện các giải pháp gì?. Đáp án Q = 5000 (S.P), ATC = 6000đ, AFC = 1950 đ, AVC = 4050 đ, P = 5550 đ * Câu 1, Doanh nghiệp đang ở tình huống có nguy cơ phá sản vì: AVC < P < ATC, tức doanh nghiệp phải bù lỗ một phần FC, mức lỗ là TC - TR = (6000 5550).5000 = 2.250.000đ (lỗ vốn) Doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục sản xuất vì nếu không sản xuất sẽ phải bù lỗ toàn bộ phần FC là 1950 .5000 = 9.750.000đ lớn gấp 4 lần so với mức trên. * Câu 2, Doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như sau: Về Kinh tế và tổ chức sản xuất .... Về kỹ thuật sản xuất ... Về Marketing và tổ chức tiêu thụ sản phẩm .....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài tập 2:. Giả sử tầm hạn quản trị của một tổ chức là 4, tổng số lao động trong tổ chức là 4096 người. Hãy xác định: 1. Số cấp quản trị cần thiết để quản lý tổ chức và số lượng cán bộ làm công tác quản trị của tổ chức? 2. Giả sử tầm hạn quản trị được tăng gấp đôi ở tất cả các cấp quản trị, hãy xác định số cấp quản trị và số lượng quản trị viên cần thiết của tổ chức? 3. Nêu những ưu điểm của việc nâng cao tầm hạn quản trị. Đáp án: Giả sử tầm hạn quản trị của một tổ chức là 4, tổng số lao động trong tổ chức là 4096 người. 1. Số cấp quản trị cần thiết là: 6; Số lượng quản trị viên là: 1365 2. Nếu tầm hạn quản trị tăng gấp đôi, số cấp quản trị là 4, số quản trị viên cần thiết: 585 3. Các ưu điểm của tầm hạn quản trị rộng: -. Giảm số cấp và số lượng quản trị viên. -. Tăng hiệu quả quản trị do thông tin giữa các cấp quản trị nhanh chóng và chính xác hơn. -. Giảm chi phí quản trị vì số lượng quản trị viên giảm. -. Giải phóng lao động quản trị ra làm các công việc khác.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài tập 3:. Giả sử tầm hạn quản trị của cấp cao nhất của một tổ chức là 5, tầm hạn quản trị của tất cả các cấp còn lại là 4, tổng số lao động trong tổ chức là 5120 người. Hãy xác định: 1. Số cấp quản trị cần thiết để quản lý tổ chức và số lượng cán bộ làm công tác quản trị của tổ chức? 2. Giả sử tầm hạn quản trị được tăng gấp đôi ở tất cả các cấp quản trị, hãy xác định số cấp quản trị và số lượng quản trị viên cần thiết của tổ chức? 3. Nêu những ưu điểm của việc nâng cao tầm hạn quản trị? Đáp án Nếu tầm hạn quản trị của cấp cao nhất của một tổ chức là 5, tầm hạn quản trị của tất cả các cấp còn lại là 4, tổng số lao động trong tổ chức là 5120 người.. 1. Số cấp quản trị cần thiết là: 6 ; Số lượng quản trị viên là: 1706 2. Nếu tầm hạn quản trị tăng gấp đôi, số cấp quản trị là 4, số quản trị viên cần thiết: 731 3. Các ưu điểm của tầm hạn quản trị rộng: -. Giảm số cấp và số lượng quản trị viên. -. Tăng hiệu quả quản trị do thông tin giữa các cấp quản trị nhanh chóng và chính xác hơn. -. Giảm chi phí quản trị vì số lượng quản trị viên giảm. -. Giải phóng lao động quản trị ra làm các công việc khác. Bài tập 4:. Một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm có chi phí trung bình là: 100 ATC   5  4Q Q. (Trong đó Q tính bằng nghìn sản phẩm, giá trị tính bằng nghìn đồng) 1.Doanh nghiệp hòa vốn khi nào? Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất khi nào? Tại sao? 2. Tìm sản lượng tối ưu khi giá bán P = 43, tính lợi nhuận đạt được tại điểm tối ưu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đáp án: 1. Doanh nghiệp hòa vốn khi: Hoà vốn khi ATCmin = P ATCmin khi đạo hàm của ATC theo Q = 0 100 -. +4 =0 Q2. QHV = 5, PHV = 35 2. Tìm sản lượng tối ưu Q* tại mức sản lượng có điều kiện: MC = MR = P  8Q - 5 = 43 Do đó Q* = 6 và TPr* = 42 Bài tập 5:. Căn cứ vào mối quan hệ giữa giá bán sản phẩm và các đường chi phí của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Anh (chị hãy) ra quyết định sản xuất trong các trường hợp sau đây và phân tích cơ sở của việc ra quyết định đó? 1. Khi giá bán sản phẩm lớn hơn tổng chi phí bình quân tối thiểu? 2. Khi giá bán nhỏ hơn tổng chi phí bình quân tối thiểu nhưng lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu? 3. Khi giá bán sản phẩm nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu?. Đáp án 1. Khi giá bán sản phẩm lớn hơn tổng chi phí bình quân tối thiểu: Tiếp tục sản xuất, sản xuất tại điểm có MR = MC để tối đa hoá lợi nhuận 2. Khi giá bán nhỏ hơn tổng chi phí bình quân tối thiểu nhưng lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu: Vẫn tiếp tục sản xuất vì vẫn bù đắp được chi phí biến đổi (VC) và một phần chi phí cố định (FC), sản xuất để tối thiểu hoá thua lỗ. 3. Khi giá bán sản phẩm nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu: Ngừng sản xuất vì càng sản xuất càng thua lỗ. Điểm dừng sản xuất là điểm có P= AVCmin.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×