Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững nghiên cứu trường hợp tỉnh lâm đồng TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.04 KB, 24 trang )

1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
1.1.1. Về lý luận
Phát triển du lịch nông thôn (PTDLNT) nói chung và PTDLNT bền vững nói
riêng đang ngày càng được chú ý quan tâm hơn của nhiều nhà nghiên cứu (Lane,
1994; Gartner, 2005; Cawley và Gillmor, 2008; Aylward và Kelliher, 2009; Ertuna và
Kirbas, 2012; Ghader và Henderson, 2012; Ghasemi và Hamzah, 2014; AdeyinkaOjoa và cộng sự, 2014; Fun và cộng sự, 2014; Lo và cộng sự, 2014). PTDLNT có sự
khác biệt so với một số loại hình du lịch khác. Du lịch nông thôn (DLNT) được tổ chức
ở phạm vi lãnh thổ vùng nông thôn (Lane 1994, OECD, 1994; Briedenhann và Wickens;
2004; Sharpley và Jepson, 2011; Chuang, 2013). Do đó các bên liên quan tham gia trong
PTDLNT cũng rất đa dạng, nhiều thành phần khác nhau và năng lực tham gia (hiểu biết,
nhận thức, trình độ, kỹ năng,...) cũng khác nhau (Lane, 1994; OECD, 1994; Jamal và
Getz, 1995; Aas và cộng sự, 2005; D'Angella và Go, 2009; Fong và Lo, 2015). Đây cũng
là điều kiện thuận lợi và cũng là thách thức của quá trình hợp tác trong PTDLBV (Jamal
và Getz, 1995; Byrd, 2007).
HTCBLQ có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và PTDL nói
riêng. Khi có hợp tác, lợi ích được chia sẻ cho cả cá nhân và tập thể (Jamal và Getz,
1995; Yuksel và cộng sự, 1999; Andereck và Vogt, 2000; Wang và Xiang, 2007) và tổng
hợp các nguồn lực, giúp các thành viên cùng nhau làm việc và có thể mang đến lợi ích
lớn hơn (Jamal và Getz, 1995; Maiden, 2008). Nhờ vào hợp tác, bên yếu thế sẽ có cơ
hội, có quyền đóng góp ý trong q trình hoạch định chính sách du lịch, được tham gia
bình đẳng hơn, nhờ vậy các chủ thể sẽ hiểu nhau hơn và lợi ích chia sẻ cơng bằng hơn,
hoặc hợp tác có thể giảm thiểu hoặc tránh được các xung đột hoặc mâu thuẫn đối lập giữa
các bên (Yuksel và cộng sự, 1999; Bramwell và Lane, 2000; Aas và cộng sự, 2005). Hợp
tác cũng giúp xây dựng kho tàng kiến thức về hiểu biết, chia sẻ thông tin, giúp đỡ lẫn
nhau và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan (Bramwell và Sharman,
1999; Dredge 2006, Presenza và Cipollina, 2009; Lemmetyinen và Go, 2009; Arnaboldi
và Spiller, 2011) và nâng cao khả năng ra quyết định (Yuksel và cộng sự, 1999). Tuy nhiên,
HTCBLQ khơng dễ thực hiện vì quan hệ đó rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều bên
liên quan (Yodsuwan, 2010).


Một số nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác thông qua các
nghiên cứu của Bramwell và Sharman (1999) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
HTCBLQ; Vernon và cộng sự (2005) đã kế thừa nghiên cứu của Bramwell và Sharman
(1999) về hợp tác cho thực hiện chính sách; Fyall và cộng sự (2003) đã cho rằng sự tham gia
trong HTCBLQ có thể tạo ra cả các quan hệ tích cực và xung đột; Wondrad và cộng sự,
(2020) đã ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
HTCBLQ trong PTDL sinh thái, và tập trung vào CQĐP cấp vùng và địa phương; CĐĐP và
DNDL sinh thái tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Nghiên cứu đã chỉ ra mười nhân tố cản trở
HTCBLQ tại miền Nam Ethiopia. Nghiên cứu của Ma và cộng sự (2020) đã sử dụng nghiên


2
cứu định tính với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát không tham dự về quan hệ
hợp tác hoặc đối đầu trong thu hồi đất đai cho PTDLNT, giữa bộ ba mối quan hệ gồm CQĐP,
người dân địa phương và các nhà phát triển với tư cách là các bên liên quan thu hồi đất cho
PTDLNT. Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy, mặc dù HTCBLQ giúp thúc đẩy lợi ích và
nhiều cơ hội cho PTDLBV, nhưng khơng dễ dàng hình thành các nhóm hợp tác và đạt được
sự đồng thuận về sự bền vững bởi mỗi bên liên quan có quan điểm và sự quan tâm khác nhau.
Ở trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2017) đã xác định mối quan
hệ hợp tác cho PTDLBV tại điểm đến Đà Nẵng, tập trung vào loại hình du lịch biển mà
khơng phải là DLNT. Một số nghiên cứu tập trung vào bên liên quan trong lĩnh vực
tranh chấp đất đai (Nguyễn Văn Thắng, 2017), hoặc sự tham gia của người dân vào
chính sách cơng dưới ảnh hưởng của mạng xã hội (Huỳnh Ngọc Chương, 2016). Có thể
thấy nghiên cứu về quan hệ hợp tác trong PTDL theo hướng bền vững ở nước ta vẫn
còn rất mới mẻ. Do đó, hướng nghiên cứu này cịn nhiều khuyết thiếu về nội dung, địa
bàn và kết quả nghiên cứu.
Như vậy có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trước đây về HTCBLQ đều chỉ rõ
tầm quan trọng của hợp tác (Byrd, 2007; Franco và Estevão; 2010; Jung và cộng sự,
2015; Hu và cộng sự, 2019) và một số nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở sự hợp tác
(Wondirad và cộng sự, 2020; Ma và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, sự khác biệt trong tư

duy và chuẩn mực giá trị của các bên, đặc biệt trong điều kiện hợp tác có người dân tộc
thiểu số cịn ít được khai thác, đặc biệt trong bối cảnh điểm đến DLNT. Ngoài ra, hợp
tác trong điều kiện trình độ kinh tế, nhận thức còn hạn chế và thể chế xã hội chủ nghĩa
như ở nước ta thì chưa được nghiên cứu kỹ. Hơn nữa, trong nghiên cứu này sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính vì nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu nhận
thức, hiểu biết của các bên liên quan về quan hệ hợp tác giữa họ, nên phương pháp định
tính được sử dụng là phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

1.1.2. Về thực tiễn
Trên thế giới, quá trình PTDLNT khá lâu dài, chẳng hạn từ những năm 1950 tại
Pháp (Fleischer và Pizam, 1997) hoặc năm 1980 tại Mỹ (Wilson và cộng sự, 2001).
PTDLNT đã mang lại thu nhập, tạo ra công ăn việc làm và giúp tiêu thụ nông sản cho
người dân tham gia vào hoạt động du lịch (OECD, 1994; Fleischer và Pizam, 1997;
Wilson và cộng sự, 2001; Sharpley, 2002; Su, 2011). Do tầm quan trọng về kinh tế và xã
hội nên PTDLNT bắt đầu từ Châu Âu đã lan tỏa phạm vi toàn thế giới với sự hỗ trợ của
chính phủ về các chính sách ở tầm vĩ mơ như quy hoạch, tài chính, luật pháp, thương mại
và quảng cáo (Wilson và cộng sự, 2001; Su, 2011).
Tại Việt Nam, xuất phát từ lợi thế phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao đời
sống người dân, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Từ đó, PTDLNT
được nhận thức ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế vùng nơng
thơn. Theo Tổng cục Thống kê (2017), dân số vùng nông thôn 60,8 triệu người,
chiếm 64,9%, so với dân số thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1%. Ở khu vực nông
thôn, người lao động thiếu việc làm là 1.63%, tỷ lệ thất nghiệp là 5,85%. Kinh tế
nơng thơn có nhiều thành tựu nhưng cũng là vùng dễ bị tổn thương trước tác động của


3
thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước và những tác
động của con người. Những khó khăn về nhận thức của người dân vùng đồng bào dân
tộc thiểu số là nguyên nhân quan trọng đòi hỏi cách tiếp cận khác biệt trong thúc đẩy

hợp tác. PTDLNT cần xác định các bên chủ lực, đặc biệt vai trị của người dân địa
phương, trong đó người dân tộc thiểu số cần được chú trọng. Do đó, trong q trình
PTDLNT, đặc biệt phát triển tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, rất cần thiết
nghiên cứu đến yếu tố nhận thức và hiểu biết của họ và những trở ngại trong quá trình
triển khai PTDLNT. Đồng thời, từ nhận thức, tư duy của các bên liên quan sẽ nhận
diện các yếu tố thúc đẩy, hạn chế q trình hợp tác cho PTDL vùng nơng thơn.
Tại tỉnh Lâm Đồng, DLNT đã được khai thác tại một số huyện như Lạc Dương,
Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc, các xã vùng ven TP. Đà Lạt và
đã hình thành một số tuyến DLNT nhất định, tuy nhiên mức độ PTDL tại các huyện
chưa đồng đều. Thực tế cho thấy nền tảng của quan hệ HTCBLQ đóng vai trị quan
trọng thúc đẩy PTDLNT. Phần lớn các điểm đến DLNT do các nông hộ tự phát và
đưa vào thành sản phẩm du lịch. Sự tham gia của các bên liên quan trong PTDLNT
chưa đầy đủ và vai trị của họ khơng được phát huy tối đa dẫn đến lợi ích CĐĐP thấp.
Bởi vậy, việc xác định cụ thể các bên liên quan, nhận thức của họ trong hợp tác
PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng rất cần nghiên cứu làm sáng tỏ,
đặc biệt trong bối cảnh vùng nơng thơn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tham gia
vào hoạt động du lịch. Chính vì thế HTCBLQ sẽ tổng hợp được các nguồn lực thúc
đẩy PTDLNT, giải quyết được nhiều tồn tại của vùng nông thôn và thúc đẩy phát
triển kinh tế nông thôn. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cho việc PTBV vùng nông thôn
hiện nay, đặc biệt vùng nông thôn miền núi tỉnh Lâm Đồng đang gắn với “Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới” của địa phương.
Tóm lại, từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, cơ sở lý thuyết về DLNT
và HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững vẫn chưa nhận được sự quan tâm
đầy đủ làm nền tảng cho triển khai thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch
nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng” làm đề
tài nghiên cứu luận án của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững từ đó đề xuất
các hàm ý để nâng cao hiệu quả HTCBLQ nhằm thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền
vững tại tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát ở trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể bao gồm:
Xác định các bên liên quan tham gia hợp tác trong PTDLNT.


4
Xác định các hình thức hợp tác và vai trị của HTCBLQ trong PTDLNT theo
hướng bền vững.
Xác định và giải thích được các nhân tố thúc đẩy và hạn chế HTCBLQ trong
PTDLNT theo hướng bền vững.
Xác định và giải thích được các yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT
theo hướng bền vững.
Đề xuất khung nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng
bền vững.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Các bên liên quan tham gia hợp tác trong PTDLNT là ai?
Câu 2: Có những hình thức hợp tác và vai trò của HTCBLQ trong PTDLNT
theo hướng bền vững như thế nào?
Câu 3: Các nhân tố nào thúc đẩy và hạn chế HTCBLQ trong PTDLNT theo
hướng bền vững? Nó được thể hiện cụ thể hoặc có ý nghĩa như thế nào tại điểm đến
vùng nông thôn?
Câu 4: Cần những yếu tố nào để hợp tác thành công cho PTDLNT theo hướng
bền vững?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ HTCBLQ tại tỉnh Lâm Đồng trong

PTDLNT theo hướng bền vững.
Phạm vi không gian nghiên cứu: bao gồm các huyện Lạc Dương và Lâm Hà
tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập trong 5
năm gần đây nhất.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của luận án
1.5.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án đã tổng quan, hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận về DLNT,
PTDLNT theo hướng bền vững. Tại Việt Nam, thực tiễn PTDLNT đã diễn ra ở nhiều
địa phương, tuy nhiên thiếu hẳn nghiên cứu xây dựng nền tảng lý thuyết làm cơ sở
các hướng nghiên cứu về sau.
Luận án đã đánh giá được quan hệ hợp tác, vai trò của quan hệ HTCBLQ trong
PTDLNT theo hướng bền vững.
Luận án đã xác định các bên liên quan phù hợp cho HTCBLQ trong PTDLNT,
các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng.
Đồng thời, luận án cũng xác định được các yếu tố để hợp tác thành công cho
PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng.
Trên cơ sở áp dụng nền tảng lý thuyết các bên liên quan, luận án đã đề xuất
khung nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững.


5
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua nghiên cứu
trường hợp (case study) tại hai huyện điển hình của tỉnh Lâm Đồng với kỹ thuật chọn
mẫu có mục đích kết hợp chọn mẫu quả bóng tuyết. Dữ liệu thu thập được từ phỏng
vấn được mã hóa dữ liệu. Do đó, kết quả mã hóa dữ liệu phục vụ cho việc giải thích
dữ liệu có độ tin cậy và độ phù hợp cao.

1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã xác định quan hệ HTCBLQ từ đó đề xuất các

hàm ý nghiên cứu thúc đẩy quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững
tại Lâm Đồng.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của các bên liên quan về
vai trò của quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó
góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và hoạch định chính sách có những giải pháp
thiết thực và phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền
vững. Đối với doanh nghiệp ở nông thôn cần nâng cao nhận thức về vai trò là chủ thể
kết nối các bên liên quan để gia tăng giá trị nông sản, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn
đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cảnh quan vùng nông
thôn, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm. Đối với người dân địa phương
nâng cao nhận thức về vai trò tham gia chủ động, thúc đẩy hợp tác để khai thác, bảo
tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch hướng đến PTBV để mang lại lợi ích về
vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng
góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể khác (nhà nghiên cứu, người làm dự án,
khách du lịch,...) về hợp tác cho PTDLNT bền vững.
1.6. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận và các hàm ý nghiên cứu
1.7. Tóm tắt chƣơng
Nội dung chính của chương được tóm tắt cơ đọng ở nội dung này.


6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Các nghiên cứu về du lịch nông thôn

Các nghiên cứu về DLNT rất đa dạng và ở bối cảnh nhiều quốc gia khác nhau.
Trên thế giới một số nghiên cứu về DLNT bao gồm: Nghiên cứu của Wang và
cộng sự (2013) về PTDLNT ở Trung Quốc; Khartishvili và cộng sự (2019) về du lịch ở
các vùng nông thôn của Georgia; Blancas và cộng sự (2011) đã đề xuất hệ thống chỉ số
để phân tích tính bền vững của hoạt động du lịch tại các điểm đến nông thôn, phục vụ
công tác quản lý du lịch trong PTDLNT tại Andalusia (Tây Ban Nha); Lo và cộng sự
(2013) về DLNT và hình ảnh điểm đến với kết quả khảo sát 297 người dân là CĐĐP từ
34 điểm DLNT ở Malaysia; Keyim (2017) về quản trị hợp tác du lịch và phát triển cộng
đồng nông thôn ở Phần Lan.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, PTDLNT đã nhận được sự quan tâm
nhiều hơn của các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Minh Châu và Trần
Duy Minh (2016) về tiềm năng PTDLNT tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai. Nghiên
cứu của Bùi Thị Lan Hương (2012) về quan niệm và hành vi của khách du lịch nông
thôn thông qua phương pháp khảo sát, thảo luận nhóm. Nghiên cứu của Đào Ngọc Cảnh
và Ngơ Thị Ái Thi (2018) về Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người
Khmer huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển
du lịch (2014) đã xuất bản tài liệu Cẩm nang thực tiễn phát triển Du lịch nơng thơn Việt
Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu về DLNT trên thế giới tập trung vào làm rõ khái
niệm, vai trò, nguyên tắc của PTDLNT trong các bối cảnh khác nhau (Wilson và cộng
sự, 2001; Darău và cộng sự, 2010; Su, 2011) hoặc PTDLNT bền vững (Blancas và cộng
sự, 2011) để khẳng định tầm quan trọng của PTDLNT đối với sự phát triển kinh tế nông
thôn, kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về DLNT ở trong nước vẫn cịn ít
được nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào tiềm năng của PTDLNT. Do đó, nghiên cứu về
DLNT vẫn còn nhiều khuyết thiếu ở nước ta.
2.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn bền vững
2.1.2.1. Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững
Nội dung này tác giả đã tổng quan vào làm rõ phát triển bền vững và phát triển du
lịch bền vững và cho thấy phát triển du lịch bền vững tập trung vào 03 yếu tố là kinh tế,
văn hóa – xã hội và mơi trường.

2.1.2.2. Tính bền vững trong phát triển du lịch nông thôn
Nội dung tác giả tổng quan và chỉ ra tính bền vững trong PTDLNT. Chẳng hạn
nghiên cứu Sharpley (2007) thì dù ở điểm đến nào, DLNT cũng gặp phải một trong
những khó khăn, thách thức khá tương đồng nhau: 1) Các trải nghiệm; 2) Tái sinh/phát
triển; 3) Đảm bảo sự cân bằng; 4) Tính bền vững về mơi trường; 4) Sự tích hợp; 5) Phát
triển kinh doanh.


7
2.1.3. Các nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan
Hợp tác giữa các bên liên quan là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Đối với lĩnh vực du lịch nói chung và DLNT nói riêng, các nghiên cứu
về HTCBLQ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các nhà nghiên cứu. Trong nội
dung này tác giả đã tổng quan các nghiên cứu về HTCBLQ trên thế giới và ở Việt Nam.
Cụ thể, trên thế giới tác giả đã tổng quan các nghiên cứu của Aas và cộng sự
(2005) về HTCBLQ trong mối quan hệ giữa quản lý di sản và PTDL ở Luang Prabang,
Lào. Waayers và Newsome (2012) khám phá về bản chất của sự HTCBLQ trong trường
hợp du lịch Rùa ở Ningaloo, Tây Úc. Komppula (2014) về vai trò của các doanh nhân
trong phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến DLNT. McComb và cộng sự (2016) về
HTCBLQ tại điểm đến du lịch nông thôn. Jiang và Ritchie (2017) về sự HTCBLQ với
bối cảnh thảm họa du lịch và các mối đe dọa du lịch từ cơn bão Marcia ở Queensland,
Úc. Saito và Ruhanen (2017) về yếu tố quyền lực trong HTCBLQ trong du lịch, những
kiểu quyền lực và người nắm giữ quyền lực. Manaf và cộng sự (2018) về chương trình
du lịch điển hình từ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện DLNT dựa vào cộng đồng tại làng
du lịch Nglanggeran, Gunungkidul Regency, Yogyakarta, Indonesia. Towner (2018) về
HTCBLQ trong ngành du lịch lướt sóng tại quần đảo Mentawai ở Indonesia. Wondirad
và cộng sự (2020) về HTCBLQ trong PTDL sinh thái bền vững tại các quốc gia đang
phát triển. Ma và cộng sự (2020) đã sử dụng nghiên cứu định tính với phương pháp
phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát không tham dự về quan hệ hợp tác hoặc đối đầu
trong thu hồi đất đai cho PTDLNT, giữa bộ ba mối quan hệ gồm CQĐP, người dân địa

phương và các nhà phát triển với tư cách là các bên liên quan thu hồi đất cho PTDLNT.
Ở trong nước các nghiên cứu được tổng quan gồm: Nguyễn Thị Bích Thủy (2017)
đã xác định mối quan hệ hợp tác cho PTDLBV tại điểm đến Đà Nẵng. Nguyễn Văn
Thắng và cộng sự (2017) tập trung vào bên liên quan về minh bạch và thu hồi đất ở Việt
Nam. Huỳnh Ngọc Chung (2016) về sự tham gia của người dân vào chính sách công
dưới ảnh hưởng của mạng xã hội.
2.1.4. Hợp tác giữa các bên liên quan và phát triển du lịch nông thôn bền vững
HTCBLQ được xem như là một công cụ quan trọng giúp thúc đẩy PTDLBV tại
một điểm đến (Tosun, 1998; Butterfield và cộng sự, 2004; Byrd, 2007) và HTCBLQ là
điều kiện cần thiết cho PTDLBV (Quadri-Felitti, 2019).
Từ tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu được chỉ ra như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch
khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, thu hồi đất đai DLNT,... nên chưa có nhiều nghiên
cứu về quan hệ HTCBLQ trong lĩnh vực DLNT theo hướng bền vững.
Thứ hai, các nghiên cứu về HTCBLQ mới chỉ xem xét các nhân tố đơn lẻ thúc đẩy và
cản trở đến các quan hệ HTCBLQ mà chưa xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững.
Thứ ba, nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy hợp tác thành công trong PTDL theo hướng
bền vững cịn rất ít ỏi nên chưa xem xét đầy đủ, toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành
công của hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững.


8
Thứ tư, các nghiên cứu trước chưa nghiên cứu đầy đủ và đề xuất khung nghiên cứu lý
thuyết về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững.

2.2. Cơ sở lý thuyết về du lịch nông thôn
2.2.1. Khái niệm du lịch nông thôn
Định nghĩa DLNT khá đa dạng, cả những cách hiểu rất đơn giản và phức tạp. Đối với
mỗi quốc gia, khái niệm DLNT lại khác nhau (Bhattacharjee, 2015). Từ những nghiên

cứu, cách hiểu về DLNT sau đây được đề xuất trong nghiên cứu này: DLNT là loại
hình du lịch được diễn ra ở vùng nông thôn với đa dạng các chủ thể tham gia khai
thác các giá trị đặc thù của tài nguyên nông thôn nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch
nông thôn cung cấp cho du khách (lưu trú, vận chuyển, ăn uống, nghỉ dưỡng, tham
quan giải trí,…). DLNT đặc biệt chú trọng đến lợi ích của người dân địa phương và
gắn liền với PTBV. DLNT có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch khác nhau diễn ra
tại vùng nông thôn như du lịch nông nghiệp, du lịch thiên nhiên, du lịch cộng đồng,
du lịch mạo hiểm,….
Cách tiếp cận này giúp tác giả có cái nhìn khách quan về các bên liên quan
tham gia vào hoạt động du lịch, định hướng vai trò của họ, các sản phẩm, dịch vụ họ
cung cấp và quan trọng hơn là DLNT gắn kết với PTBV. Khái niệm này cũng làm rõ
bản chất của loại hình DLNT diễn ra tại vùng nơng thơn. Do đó, cách tiếp cận này
được đề xuất cho nghiên cứu của tác giả.
2.2.2. Đặc điểm du lịch nơng thơn
Từ tổng quan nghiên cứu, DLNT có các đặc điểm căn bản sau:
(1) Diễn ra ở vùng nông thôn và dựa trên các tài nguyên đặc trưng của vùng nông
thôn. (Lane, 1994; Pedford, 1996).
(2) Nền tảng của DLNT là nông nghiệp (Fleischer và Pizam, 1997; Wang và cộng
sự, 2013).
(3) Được quản lý, khai thác và thực hiện chủ yếu bởi người dân địa phương, là
hướng sinh kế mới cho vùng nông thôn. Tạo công ăn việc làm mới cho cộng đồng dân cư
nông thôn, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên đồng thời giúp hạn chế sự suy giảm dân số vùng
nông thôn (OECD, 1994; Luloff và cộng sự, 1994; Fleischer và Pizam, 1997; Wilson và
cộng sự, 2001; Sharpley, 2002; Su, 2011).
(4) PTDLNT sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm nghèo thông
qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển các loại hình du lịch
khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; sử dụng sản phẩm địa
phương, giúp phát triển nông nghiệp sinh thái (Lane, 1994; OECD, 1994; IIrshad, 2010).
Từ những đặc điểm trên, PTDLNT phải bảo đảm các nguyên tắc đem lại lợi ích cho
người dân địa phương và các thành phần tham gia; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và

bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt; tăng cường mối liên kết dọc và ngang
để làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh ấn tượng đối khách
du lịch.
2.2.3. Các loại hình du lịch nơng thơn


9
Theo các cách tiếp cận và các điểm đến nông thơn khác nhau mà các tác giả có cách
phân loại DLNT cũng khác nhau. Vì vậy, dựa vào các cách tiếp cận và suy luận cho bối
cảnh, có thể khái qt về các loại hình DLNT như sau:
Du lịch nơng thôn
(diễn ra tại vùng
nông thôn)

Du lịch
thiên nhiên

Du lịch
cộng đồng

Du lịch
làng nghề

Du lịch nơng
nghiệp/Du
lịch trang
trại

Du lịch
văn hóa


Du lịch di
sản

...

Hình 1: Khái qt các loại hình du lịch nơng thơn
2.3. Cơ sở lý thuyết về hợp tác giữa các bên liên quan

2.3.1. Khái niệm hợp tác
Khái niệm hợp tác (Collaboration): Từ tổng quan những khái niệm về hợp tác, có
thể khái quát khái niệm hợp tác được hiểu cho luận án này như sau:
Hợp tác là một quá trình làm việc cùng nhau giữa các bên liên quan trên cơ sở sự
đồng thuận, chia sẻ các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu chung và mang lại lợi ích
cho các bên liên quan.
Động cơ hợp tác: Zhang và cộng sự (2008) đã chỉ ra yếu tố chia sẻ nguồn lực là
động cơ quan trọng và có ý nghĩa nhất cho hợp tác. Jiang và Ritchie (2017) khi nghiên cứu
về HTCBLQ trong thảm họa du lịch tại Cyclone Marcia, Queensland, Úc đã xác định
được bốn lí do để xác định động cơ hợp tác, bao gồm chia sẻ thông tin và nâng cao năng
lực; sự hỗ trợ về tài chính; cải thiện mạng lưới và cải thiện mối quan hệ; đạt được hiệu quả
hợp tác. Tương tự, các yếu tố chung cải thiện cộng đồng (an toàn, sức khỏe, trách
nhiệm,…); các yếu tố cá nhân (lợi ích, sự quan tâm) và vị thế quyền lực cũng được đề cập
là động cơ quan trọng để HTCBLQ (Butterfield và cộng sự, 2004).
Hình thức hợp tác: các hình thức hợp tác rất đa dạng và phức tạp. Trong lĩnh vực du
lịch vẫn có thể tồn tại nhiều hình thức hợp tác và hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang
mang tính khái quát nhất trong các hình thức hợp tác và các hình thức hợp tác khác cũng có
thể là cách thức biểu hiện của hai hình thức hợp tác này. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ
được tiếp cận trên cơ sở nghiên cứu về hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang để xác định
các hình thức hợp tác trong bối cảnh nghiên cứu được đầy đủ và phù hợp.
Cơ chế, quá trình hợp tác: Theo đó q trình hợp tác được chia thành ba giai

đoạn, bao gồm: 1) Thiết lập vấn đề, 2) Xây dựng cơ chế hoạt động, 3) Thực hiện.
2.3.2. Vai trò của hợp tác các bên liên quan


10
Chia sẻ lợi ích: Khi có hợp tác, lợi ích được chia sẻ cho cả cá nhân và tập thể
(Jamal và Getz, 1995; Yuksel và cộng sự, 1999; Andereck và Vogt, 2000; Wang và
Xiang, 2007)
Giảm thiểu rủi ro: Giảm xung đột tiềm năng giữa khách du lịch và CĐĐP bằng
việc xác định trước cách thức PTDL, hạn chế hoặc giảm thiểu xung đột chi phí trong dài
hạn (Bramwell và Lane, 2000; Aas và cộng sự, 2005).
Gia tăng giá trị: bằng việc xây dựng kho tàng kiến thức về hiểu biết, chia sẻ thông
tin, giúp đỡ lẫn nhau và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan Dredge 2006,
Presenza và Cipollina, 2009; Lemmetyinen và Go, 2009).
Như vậy có thể thấy, thơng qua các vai trị của HTCBLQ, có nhiều lợi ích đạt
được nếu hợp tác hiệu quả.
2.4. Nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Đầu tiên tác giả tổng quan về lý thuyết các bên liên quan. Từ những tổng quan
trên lý thuyết các bên liên quan được ứng dụng trong nghiên cứu này để:
- Xác định các bên liên quan và vai trò của họ trong PTDLNT
- Xác định và giải thích các nhân tố thúc đẩy, hạn chế HTCBLQ trong PTDLNT
trong PTDLNT theo hướng bền vững.
- Xác định và giải thích các yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo
hướng bền vững.

2.5. Đề xuất khung nghiên cứu lý thuyết
Các nhân tố thúc đẩy (niềm tin, lợi ích, cam
kết, thơng tin và giao tiếp, sự phụ thuộc lẫn
nhau, quyền lực, có đi có lại)


Các bên
liên quan

Hợp tác giữa
các bên liên
quan

PTDLNT theo
hƣớng bền vững
- Kinh tế,
- Văn hóa - xã hội,
- Mơi trường

Các nhân tố cản trở (hạn chế nguồn lực, thời gian,
thiếu đồng thuận, thông tin và giao tiếp, khả năng
lãnh đạo, cam kết, đối tác khơng phù hợp, thiếu
niềm tin, văn hóa của cộng đồng, cân bằng lợi ích)

Hình 2: Khung nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan cho phát
triển du lịch nông thôn theo hƣớng bền vững
2.8. Tóm tắt chƣơng
Các nội dung chính của chương được tóm tắt ở nội dung này


11
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)
Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Theo Yin (2011, tr.307) thì nghiên cứu trường hợp
là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc nhiều bối cảnh cụ thể. Tiếp cận nghiên cứu trường hợp

được sử dụng để nghiên cứu mơ tả, thăm dị hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi “như thế
nào” và “tại sao”, các câu hỏi mang tính khám phá. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc tại mỗi
trường hợp cho phép hiểu được quan điểm của các bên liên quan về hợp tác có thể đóng góp
tới PTDLNT bền vững thông qua nghiên cứu hai trường hợp điển hình tại vùng nơng thơn
tỉnh Lâm Đồng.
Tại sao chọn 2 địa bàn để nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu này: Theo
Baxter và Jack (2008) thì chọn lựa nhiều trường hợp cho phép các nhà nghiên cứu khám
phá sự khác nhau bên trong và giữa các trường hợp. Chính vì các trường hợp được so sánh
với nhau nên các bối cảnh nghiên cứu phải được chọn lựa kỹ lưỡng để xác định những kết
quả giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập dựa vào lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ cho
phân tích và giải thích dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cho phép người nghiên cứu
hiểu sâu sự tương tác giữa các bên liên quan và vai trò tham gia của cá nhân trong mạng
lưới (Thaithong, 2016, tr.119), đồng thời xem xét cách thức hợp tác cho PTDLNT theo
hướng bền vững.
3.1.2. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Luận án đã giới thiệu địa bàn nghiên cứu là hai huyện Lạc Dương và Lâm Hà. Cả hai
huyện đều là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, đóng góp vào việc tạo ra sự khác biệt cho
điểm đến, có mức độ tập trung của hoạt động du lịch cao hơn các huyện khác và có sự
khác nhau tương đối về hình thức DLNT.
3.1.3. Xác định các bên tham gia trong hợp tác và quy mô mẫu
Các bên liên quan: thuộc CQĐP hai huyện, nông hộ, doanh nghiệp địa phương,
DLDL, người dân địa phương, các nhóm cồng chiêng Tây Nguyên. Vì sự kết nối du lịch
trong tỉnh (Đà Lạt - Lạc Dương; Đà Lạt – Lâm Hà) khá chặt chẽ, nên các bên liên quan
trong nghiên cứu này bao gồm một số DNDL tại Đà Lạt có kết nối trên 3 năm với các
DNDL tại Lạc Dương và Lâm Hà, nhà nghiên cứu du lịch và đại diện Sở VH, TT&DL
tỉnh Lâm Đồng, vì thế giúp kết quả nghiên cứu được khách quan hơn.
Trong nghiên cứu này định nghĩa hợp tác được giới hạn ở các mối quan hệ lâu
dài, trực tiếp, thân thuộc với cộng đồng trên phạm vi lãnh thổ địa phương nên mặc dù
các bên liên quan như chính quyền trung ương, cơ quan quản lý nhà nước các ngành,

lĩnh vực khác,.. có khả năng tác động và có phạm ảnh hưởng lớn đến địa phương, nhưng
do giới hạn nghiên cứu nên các bên liên quan này không được đề cập trong nghiên cứu.
Tương tự, khách du lịch cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong PTDLNT
theo hướng bền vững, tuy nhiên với giới hạn nghiên cứu về hợp tác và hướng tiếp cận


12
nghiên cứu tập trung vào khía cạnh cung du lịch và các quan hệ hợp tác tại địa phương
nên bên liên quan này cũng không được đề cập trong nghiên cứu. Hơn nữa, trên cơ sở
các kết quả nghiên cứu (Ladkin và Bertramini, 2010; Pasape và cộng sự, 2013;
Wondirad và cộng sự, 2020; Ma và cộng sự, 2020) giúp cho nghiên cứu này xác định
các bên liên quan phù hợp.
Chọn mẫu phỏng vấn các bên liên quan: dựa vào kỹ thuật chọn mẫu có mục đích
kết hợp chọn mẫu quả bóng tuyết. Riley (1995) đã chỉ ra quy mơ mẫu cho phỏng vấn
bán cấu trúc là từ 15-25 người là hợp lý và nội dung bão hòa xảy ra khi khơng có thơng
tin mới xuất hiện (trích dẫn trong Yodsuwan, 2010, tr.114). Trong khi đó, Patton (1980,
tr.184) cho rằng khơng có quy luật đặc biệt nào cho việc xác định quy mơ mẫu cho
nghiên cứu định tính (trích dẫn trong Yodsuwan, 2010, tr.115). Hơn nữa, những người
tham gia phải có thời gian sống và làm việc tại địa phương trong một khoảng thời gian
nhất định là 3 năm mới được xem xét trong danh sách vì như vậy họ mới có đủ thời gian
để tham gia và hiểu được sự PTDL địa phương và có đủ thời gian để xây dựng mối quan
hệ (Thaithong, 2016, tr.128). Như vậy, tổng số người tham gia phỏng vấn tại 2 trường
hợp là 45 người; từ tháng 10.2018 - 4.2019

3.1.4. Thu thập dữ liệu
3.1.4.1. Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Kỹ thuật quan sát được chọn cho nghiên cứu này vì cần thiết phải quan sát bối
cảnh, hoàn cảnh, điều kiện PTDL, kinh tế của vùng nông thôn (Yin, 2011, tr.7) và sự
tương tác giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch (Yin, 2011, tr.145).
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng để hiểu sâu hơn về mối quan

hệ của các bên liên quan với các bên liên quan du lịch khác, kiểu hợp tác, kinh nghiệm,
sở thích và nhận thức về sự hợp tác. Phỏng vấn bán cấu trúc cho phép người phỏng vấn
linh hoạt theo nội dung và ngữ cảnh để hỏi thêm các câu hỏi bổ sung để giải thích thơng
tin và nội dung cần thu thập.
3.1.4.2. Thiết kế thu thập dữ liệu
Đối với người tham gia phỏng vấn thì đó là việc cung cấp các thơng tin liên quan
đến các trải nghiệm mà họ đã và đang tham gia trong các hoạt động du lịch. Kỹ thuật
kiểm tra chéo (triangulation) cũng được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp.
Câu hỏi phỏng vấn được phát triển từ tổng quan nghiên cứu. Như vậy nội dung
các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào xác định:
1) Các bên liên quan du lịch tại địa phương
2) Hình thức và vai trò của hợp tác trong PTDLNT.
3) Nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy, hạn chế hợp tác trong PTDLNT.
4) Xác định những yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền
vững tại Lâm Đồng.
Mỗi bên liên quan khác nhau được thiết kế thành những câu hỏi cho phù hợp với
người trả lời.
3.1.4.3. Xử lý dữ liệu


13
Tồn bộ q trình phỏng vấn được ghi chép vào sổ cẩn thận và hầu hết cuộc
phỏng vấn được ghi âm lại phục vụ cho công tác tổng hợp và phân tích dữ liệu tiếp theo.
Gỡ băng: nghe đi nghe lại nhiều lần để ghi lại diễn biến cuộc phỏng vấn. Nội
dung cuộc phỏng vấn được chuyển vào bản Word.
3.2. Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu theo nội dung
Dữ liệu được mã hóa (coding) theo các chủ đề.
Kỹ thuật phân tích từ, ngữ
Xác định mối liên hệ giữa các dữ liệu.

So sánh, tổng hợp dữ liệu giữa hai trường hợp nghiên cứu.

3.5. Tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu
Sự minh bạch về dữ liệu: Theo Yin (2011, tr.19) thì dữ liệu cần phải đạt được sự
minh bạch thông qua việc thể hiện dữ liệu để mọi người có thể hiểu được, đồng thời dữ
liệu cần sẵn có để kiểm tra.
Tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu liên quan đến tính chính xác
trong thu thập và phân tích dữ liệu. Thể hiện ở 1) Kỹ thuật chọn mẫu, 2) Kinh nghiệm và
phẩm chất của nhà nghiên cứu liên quan, 3) Tôn trọng sự trung thực và nghiêm túc trong
nghiên cứu khoa học, 4) Đọc kỹ lại dữ liệu đã được mã hóa.
3.6. Tóm tắt chƣơng 3
Các nội dung chính của chương được tóm tắt ở nội dung này


14
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn các bên liên quan đã cho thấy bức tranh PTDL tại hai địa bàn
nghiên cứu (như tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, những khó khăn và hạn chế trong
phát triển du lịch,…)
4.2. Các hình thức hợp tác và vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan trong
phát triển du lịch nơng thơn
Các hình thức hợp tác: Hợp tác theo mạng lưới (hợp tác theo dự án, hợp tác theo
nhóm cồng chiêng), hợp tác theo quan hệ đối tác kinh doanh, hợp tác công tư, hợp tác
giữa CQĐP và CĐĐP.
Vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT theo hướng bền vững:
1) Các bên liên quan nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hợp tác trong PTDLNT; 2)
Chia sẻ lợi ích; 3) Nâng cao hiểu biết, nhận thức, kiến thức và các kỹ năng làm du lịch
và 4) Đóng góp về lập kế hoạch PTDL tại địa phương
4.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển

du lịch nông thôn
Bảng 1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hợp tác
Các nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan
Huyện Lâm Hà
Huyện Lạc Dương
Ngoài 5 nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các bên
1) Nhân tố thông tin và giao tiếp
liên quan giống huyện Lâm Hà, huyện Lạc
2) Nhân tố lợi ích
Dương cịn xuất hiện thêm nhân tố “Vai trò
3) Nhân tố niềm tin
người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng”.
4) Nhân tố cam kết
Nhân tố này xuất hiện là do tại huyện Lạc
5) Nhân tố sự phụ thuộc lẫn nhau
Dương, phát triển du lịch dựa nhiều vào giá trị
cốt lõi là giá trị văn hóa của người Cơ Ho và có
nhiều nhóm cộng đồng kinh doanh du lịch.
Các nhân tố cản trở hợp tác giữa các bên liên quan
1) Năng lực tham gia của các bên Nhìn chung, những nhân tố cản trở hợp tác tại
liên quan, đặc biệt là người dân địa huyện Lạc Dương tìm thấy có sự tương đồng
về các nhân tố chính như các nhân tố cản trở tại
phương
huyện Lâm Hà.
2) Thời gian
3) Thông tin và giao tiếp
4) Về quản lý và cơ chế chính sách
5) Về khả năng tiếp cận
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
4.4. Những yếu tố để hợp tác thành công trong phát triển du lịch nông thôn theo

hƣớng bền vững


15
Bảng 2: Những yêu tố để hợp tác thành công
Những yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững
Huyện Lâm Hà
Huyện Lạc Dương
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thiếu tinh thần hợp tác của người dân
ban ngành
Thiếu sự tham gia của đầy đủ bên liên
Nhận thức của cộng đồng về sản xuất và kinh quan
doanh du lịch còn hạn chế
Thiếu thảo luận cởi mở
Trao quyền cho các bên liên quan
Thiếu sự đồng thuận
Xây dựng cơ chế hợp tác
Xác định đối tác phù hợp/người tham
Thiếu cam kết
gia hợp tác phù hợp
Kiểm tra và giám sát
Cần theo dõi và giám sát dự án lâu dài
Củng cố niềm tin của DNDL đối với CQĐP
Vai trò của người dân mờ nhạt
Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối Xác định trách nhiệm các bên đầy đủ
tác
Xây dựng chiến lược hợp tác theo lộ trình gắn
với nhiều bên tham gia, xác định mục tiêu, lợi
ích của các bên liên quan, trách nhiệm và cam
kết

Những khó khăn, thách thức PTDLNT theo hướng bền vững
Kế hoạch PTDL chung của huyện đã có Cơng tác quy hoạch và định hướng sản
nhưng chương trình hành động cụ thể gắn với phẩm đặc thù địa phương chưa có; thách
PTDL vùng nơng thơn chưa có; thiếu sự hỗ thức về cách thức bảo tồn các giá trị văn
trợ của CQĐP cho PTDL về nguồn vốn, tập hóa bản địa đang bị mai một; cạnh tranh
huấn du lịch,..; ô nhiễm môi trường (không tại điểm đến và những tác động tiêu cực
khí, rác thải,…) và cạnh tranh tại điểm đến.
từ PTDL gây ra như ô nhiễm tiếng ồn,
rác thải, tắc đường,…; thiếu sự hỗ trợ
của CQĐP
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
4.4. So sánh và tổng hợp kết quả nghiên cứu
4.4.1. Các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn
Các bên liên quan bao gồm CQĐP, doanh nghiệp ở nông thôn, DNDL, CĐĐP, thành
viên dự án, nhà nghiên cứu du lịch và xuất hiện thêm nhà mơi giới du lịch hay “cị” du lịch.
Mỗi bên liên quan đều có vai trị riêng trong PTDLNT theo hướng bền vững. Nghiên cứu cũng
phát hiện vai trò của các Hiệp hội, hội, chẳng hạn như Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng, Hội Lữ
hành Lâm Đồng,.. vẫn khá mờ nhạt trong kết nối các doanh nghiệp, nông hộ và người dân trong
PTDL vùng nơng thơn.
4.5.2. Các hình thức hợp tác và vai trò hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển
du lịch nông thôn
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai huyện đang tồn tại đa dạng các hình thức
HTCBLQ, bao gồm hợp tác theo đối tác kinh doanh, mạng lưới hợp tác, hợp tác công tư giữa các bên liên quan, hợp tác giữa CQĐP và CĐĐP, HT theo dự án trong PTDLNT.


16
Tại huyện Lâm Hà, kết quả nghiên cứu đã cho thấy các hình thức hợp tác và các
quan hệ HTCBLQ (giữa CQĐP và doanh nghiệp, quan hệ giữa các doanh nghiệp, doanh
nghiệp và nông hộ, CQĐP và nông hộ và giữa các nông hộ với nhau,..) đa phần chưa hỗ
trợ cho PTDLNT theo hướng bền vững. Các vấn đề thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLBV

như quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng về
PTDLBV, phát triển sản phẩm đặc thù, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh điểm
đến, sự cam kết PTBV, quản lý và kiểm sốt PTDLBV chưa được chú trọng thích hợp.
Tại huyện Lạc Dương, các hình thức HTCBLQ cho thấy đã chú trọng đến PTDLNT theo
hướng bền vững. Các mối quan hệ hợp tác đã hướng đến sự bền vững về kinh tế (gia
tăng thu nhập), giữ gìn các giá trị văn hóa, bảo vệ mơi trường, bảo vệ rừng và nâng cao
đời sống người dân, thảo luận tiếp thu ý kiến,... Đặc biệt, sự tương tác trong nhóm cồng
chiêng rất chặt chẽ dựa vào mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dịng tộc
người Cơ Ho. Đây là điểm khác biệt lớn so với huyện Lâm Hà bởi quan hệ hợp tác
huyện Lạc Dương có thế mạnh dựa vào PTDLCĐ. Mối quan hệ này được thúc đẩy trên
cơ sở sự tin tưởng, sự gắn kết và có đi có lại trong cả cuộc sống và tham gia vào hoạt
động du lịch.
Nhìn chung các hình thức hợp tác vẫn mang tính hình thức, lỏng lẻo, chưa có
chiều sâu và lộ trình (chẳng hạn giữa CQĐP và DNDN). Hoặc hợp tác giữa các DNDL
trên cùng địa bàn cũng hết sức lỏng lẻo, tự phát và các sản phẩm du lịch trùng lắp, thiếu
quy hoạch từ phía CQĐP. Đây là nguyên nhân sự phát triển “thiếu” bền vững cho một
điểm đến du lịch.
4.5.3. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển
du lịch nông thôn
Kết quả nghiên cứu gồm 05 nhân tố, cụ thể nhân tố “Lợi ích”, “Thơng tin và giao
tiếp”, “Niềm tin”, “Cam kết”, “Vai trị người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng”.
Mỗi nhân tố này lại có ý nghĩa ảnh hưởng khác nhau đến HTCBLQ.

4.5.4. Các nhân tố cản trở hợp tác giữa các bên liên quan
Gồm 05 nhân tố quan trọng hạn chế HTCBLQ gồm “Năng lực tham gia của các
bên liên quan, đặc biệt người dân địa phương”, “Thời gian”, “Thông tin và giao tiếp”,
“Tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách” và “Khả năng tiếp cận”
4.5.5. Những yếu tố để hợp tác thành công cho phát triển du lịch nông thôn theo
hướng bền vững
Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã chỉ ra để thực hiện thành công HTCBLQ theo

hướng bền vững cần các yếu tố cụ thể như sau:
1) Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác.
2) Xây dựng lộ trình hợp tác gắn với nhiều bên tham gia, thảo luận cởi mở, xác định
mục tiêu, lợi ích của các bên liên quan, trách nhiệm, sự đồng thuận và cam kết.
3) Trao quyền cho các bên liên quan.
4) Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan trong PTDL, đặc biệt niềm tin của doanh
nghiệp và người dân địa phương đối với CQĐP.


17
5) Xây dựng năng lực hợp tác cho các bên liên quan, đặc biệt người dân địa phương.
6) Kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả lâu dài
Trong khi đó, những khó khăn và thách thức PTDLNT theo hướng bền vững ở hai
huyện đều tập đều tập trung vào: 1) Cần lập kế hoạch và chương trình hành động về
PTDLNT theo hướng bền vững, chú trọng đến công tác quy hoạch và định hướng phát triển
sản phẩm đặc thù khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình
phát triển nơng thơn và các ngành kinh tế khác; 2) Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT; 3) Sự hỗ trợ của CQĐP trong
PTDLNT; 4) Nhận thức của các bên về hợp tác và PTDLNT cịn hạn chế; 5) Lợi ích CĐĐP
thấp; 6) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt tại huyện Lạc Dương; 7)
Kiểm soát các tác động tiêu cực từ du lịch như ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, tắc đường,… và
8) Dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh tại điểm đến. Những khó khăn thách thức này có
thể được giải quyết nếu các bên cùng phối hợp, hợp tác thảo luận để tìm ra phương thức hợp
tác hiệu quả.
4.6. Tóm tắt chƣơng
Các nội dung chính của chương được tóm tắt ở nội dung này


18
CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung này được bàn luận trên cơ sở kết quả nghiên cứu và trình bày hướng đến
đề xuất mơ hình nghiên cứu.
5.1.1. Các bên liên quan du lịch phù hợp tham gia hợp tác trong PTDLNT theo
hướng bền vững
Các bên liên quan tham gia trong PTDLNT theo hướng bền vững xét về phía cung
du lịch được xác định gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp ở nông thôn/doanh
nghiệp du lịch, người dân địa phương và nhóm hỗ trợ (hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng,
hội nông dân, hội phụ nữ, dự án,…) được đề xuất tham gia trong hợp tác PTDLNT. Các
bên liên quan này được xác định dựa trên cơ sở lợi ích và vai trị của họ.
5.1.2. Đa dạng các hình thức và xây dựng lộ trình hợp tác giữa các bên liên quan
trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hoạt động hợp tác giữa CQĐP và DNDL
theo kiểu hình thức, thiếu chiều sâu, ngắn hạn. CQĐP có cam kết nhưng không kiểm tra
giám sát và đã tạo ra sự thiếu niềm tin của DNDL vào cơ quan quản lý địa phương trong
thực hiện nhiệm vụ. Có niềm tin mới có hợp tác, đồng thời thơng qua hợp tác hiệu quả
niềm tin giữa các bên được củng cố. Điều này cho thấy cần biện pháp gia tăng niềm tin
cho các bên.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện ra hợp tác trong PTDLNT hiện nay
đang chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ; sự phối hợp, hợp tác chưa có lộ trình cụ thể,
chưa có mục tiêu rõ ràng, giao tiếp thiếu cởi mở, thiếu cam kết ảnh hưởng đến chia sẻ
nguồn lực, sự đồng thuận để đảm bảo sự phối hợp và thúc đẩy hợp tác hiệu quả. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra để hợp tác thành công trong bối cảnh vùng nông thôn cần xây
dựng lộ trình hợp tác theo các giai đoạn ngắn hạn, dài hạn gắn với cam kết dù thắng dù
thua vẫn theo đuối.
Thúc đẩy đa dạng các hình thức hợp tác, sự tương tác, xây dựng lộ trình hợp tác
sẽ khắc phục được bất lợi về quy mơ, vị trí, nguồn lực, tiếp cận điểm đến của các bên
trong PTDLNT theo hướng bền vững tại Lâm Đồng
5.1.3. Hợp tác thành công giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn
theo hướng bền vững

Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy để hợp tác thành công cần tập trung vào
06 yếu tố (như đã đề cập nội dung 4.5.5), trong đó, một vài yếu tố đã được tìm ra trong
nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) về hợp tác trong PTDL sinh thái gồm trao
quyền và xây dựng năng lực cho các bên liên quan; tiến hành giám sát và đánh giá
thường xuyên hoạt động hợp tác. Mặc dù có sự tương đồng về một vài yếu tố trong kết


19
quả nghiên cứu nhưng những phát hiện này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc
xây dựng năng lực hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác thành công và phát triển du lịch bền
vững.
Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác là cơ sở đầu tiên để thúc đẩy một
mối quan hệ và duy trì mối quan hệ bền vững. Trao quyền các bên liên quan đầy đủ, đặc
biệt trao quyền cho CĐĐP (bên yếu thế). Hợp tác du lịch thành công bao gồm các bên
liên quan phù hợp làm việc cùng nhau một cách nhất quán và phụ thuộc lẫn nhau để duy
trì sự cân bằng hợp lý, được thúc đẩy bởi sự tin tưởng của các bên (Beritelli, 2011). Quá
trình theo dõi, đánh giá và điều chỉnh được diễn ra thường xuyên và liên tục để đảm bảo
các chủ thể luôn hành động đáp ứng được mục tiêu PTBV và thúc đẩy hợp tác cho
PTDLNT theo hướng bền vững. Kết quả này được chỉ ra góp phần quan trọng trong thúc
đẩy hợp tác hiệu quả và PTDLNT theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

5.1.4. Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 07 khó khăn, thách thức (được đề cập nội dung
4.5.5) đồng thời cũng là những hàm ý cho PTDLNT theo hướng bền vững tại địa
phương. Về cơ bản một số yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu này đã được chỉ ra rời
rạc trong nghiên cứu của một số tác giả, chẳng hạn như Wilson và cộng sự (2001); Graci
(2013); Kayat (2014). Kết quả của nghiên cứu này đã phát hiện yếu tố dung hòa giữa
hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan tại điểm đến vùng nơng thơn. Dung hịa
được hợp tác và cạnh tranh theo hướng có lợi, tạo ra giá trị cho các bên sẽ đảm bảo
PTDLNT theo hướng bền vững.

Công tác lập kế hoạch và chương trình hành động về PTDLNT theo hướng bền
vững, chú trọng đến công tác quy hoạch và định hướng phát triển sản phẩm đặc thù khai
thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình phát triển nông thôn
và các ngành kinh tế khác lại chưa được thực hiện. Chính vì thiếu kế hoạch và chương
trình hành động cho PTDLNT là nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa
các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT và thiếu sự hỗ trợ của
CQĐP cho PTDLNT. Kế hoạch PTDLNT khơng thể nằm ngồi, độc lập với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Kết quả này giúp bổ sung thêm hình thức hợp
tác trong khu vực công và hàm ý công tác quản lý du lịch tại địa phương. Một thách thức
rất quan trọng nữa trong thực hiện hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững là nhận
thức của các bên còn hạn chế, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Ho. Điều
này có thể khắc phục thơng qua những biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực của các
bên liên quan (Graci, 2013) và năng lực của cơ quan quản lý địa phương (Haven -Tang
và Jones, 2012). Yếu tố cuối cùng được chỉ ra để đảm bảo cho PTDLNT theo hướng bền
vững là sự bền vững về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Đây là ba trụ cột bền
vững vô cùng quan trọng đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập trong nhiều thập kỳ gần
đây.


20
5.1.5. Đề xuất khung nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong
phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững
Khung nghiên cứu được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở
trên. So với khung lý thuyết được trình bày ở Chương 2, khung nghiên cứu ở đây được
điều chỉnh dựa trên kết quả phân tích về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng
bền vững tại tỉnh Lâm Đồng. Khung nghiên cứu điều chỉnh bao gồm các yếu tố sau:
1) Các bên liên quan phù hợp và vai trò của các bên liên quan.
2) Lộ trình hợp tác (ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở xây dựng mục tiêu, thảo luận cởi
mở, niềm tin, sự đồng thuận).
3) Sự cam kết.

4) PTDLNT theo hướng bền vững.
5) Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh.


21

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

Chính quyền
địa phƣơng
Lập kế hoạch
Cam kết
Hỗ trợ nguồn lực

Doanh nghiệp ở
nơng thơn/DNDL
Lợi ích
Kết nối kinh doanh

Ngƣời dân địa
phƣơng
Trao quyền
Năng lực cho
hợp tác

Nhóm hỗ trợ
Kiến thức kỹ năng
du lịch

Phát triển du lịch nông

thôn theo hƣớng bền vững

Lộ trình hợp tác
(ngắn hạn, dài hạn)
- Mục tiêu
- Thảo luận cởi mở
- Xây dựng niềm tin
- Sự đồng thuận
- Duy trì sự tương tác

1) Tích hợp PTDLNT bền vững
trong kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội địa phương
2) Bền vững về kinh tế, văn hóa
- xã hội và môi trường
3) Nâng cao nhận thức các bên
liên quan và xây dựng năng lực
cộng đồng
4) Dung hòa giữa hợp tác và
cạnh tranh

Cam kết
Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

Hình 1: Khung nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT theo hƣớng bền vững
Nguồn: Tác giả


22
5.2. Khuyến nghị cho tổng thể

5.3. Các hàm ý nghiên cứu
5.3.1. Nâng cao nhận thức các bên liên quan về hợp tác và phát triển du lịch
nông thôn theo hướng bền vững
5.3.2. Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa
phương
5.3.3. Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan
5.3.4. Tăng cường cam kết trong hợp tác giữa các bên liên quan
5.3.5. Dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan
5.4. Những hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thơng
qua phương pháp nghiên cứu trường hợp cho bối cảnh vùng nông thôn tỉnh Lâm
Đồng nên dừng lại ở dữ liệu phỏng vấn các bên liên quan du lịch. Hai huyện điển
hình của vùng nơng thơn tỉnh Lâm Đồng với mức độ tập trung PTDL hơn các
huyện khác được lựa chọn cho nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu trường hợp điển hình
đã hạn chế thu thập dữ liệu tại các vùng nông thôn khác và mở ra hướng nghiên
cứu mới tiếp theo trên cơ sở tiếp cận tất cả các điểm đến vùng nông thôn giúp kết
quả nghiên cứu được tổng quát hơn.
Thứ hai, nghiên cứu này giới hạn vào các quan hệ hợp tác trực tiếp, lâu dài,
thân thuộc địa phương nên chưa mở rộng tiếp cận các bên liên quan thuộc chính
quyền cấp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực khác và
khách du lịch nên đây cũng là gợi ý nghiên cứu cho tương lai.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu này có thể kết hợp phương pháp định lượng
để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác các bên liên quan, xác
định độ tin cậy và độ phù hợp của dữ liệu.

5.5. Tóm tắt chƣơng
Các nội dung chính của chương được tóm tắt ở nội dung này


23


KẾT LUẬN
PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng đang có rất nhiều thuận lợi cũng như những hạn
chế nhất định, do đó HTCBLQ được xem như một trong số các giải pháp thiết thực
để thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác
định các bên liên quan, các hình thức hợp tác và vai trị của các bên liên quan trong
hợp tác; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong PTDLNT; xác
định yếu tổ để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững. Trên cơ sở
mục tiêu nghiên cứu, luận án đã tổng quan nghiên cứu về DLNT, PTDLNT theo
hướng bền vững, HTCBLQ, để xác định khoảng trống nghiên cứu. Từ đó tổng hợp
cơ sở lý thuyết về DLNT và hợp tác. Lý thuyết các bên liên quan được ứng dụng để
xác định bản chất HTCBLQ trong PTDLNT bền vững thông qua đề xuất khung lý
thuyết nghiên cứu làm cơ sở quan trọng cho các nội dung nghiên cứu của luận án
trong các chương tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp được lựa chọn. Hai địa bàn huyện Lâm
Hà và Lạc Dương được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì có mức độ tập trung cho
PTDL cao hơn các huyện khác và có những đặc trưng riêng về loại hình du lịch.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được các hình thức hợp tác, các quan hệ hợp tác,
sự tương tác trên hai địa bàn và vai trò hợp tác. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác
định được 05 nhân tố thúc đẩy quan hệ HTCBLQ, bao gồm: nhân tố lợi ích, thơng
tin và giao tiếp, niềm tin, cam kết, vai trị người trưởng nhóm và sự tham gia bình
đẳng, trong đó nhân tố vai trị người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng có ý
nghĩa quan trọng đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số Cơ Ho. Đồng thời, 05
nhân tố hạn chế hợp tác bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan,
đặc biệt người dân địa phương; thời gian; thông tin và giao tiếp; quản lý và cơ chế
chính sách; trong đó, bên cạnh những nhân tố được các nghiên cứu trước chỉ ra,
nghiên cứu này cũng đã xác định được các nhân tố hạn chế hợp tác giữa các bên liên
quan trong PTDLNT tại vùng nông thôn, bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các
bên, quản lý và cơ chế chính sách, khả năng tiếp cận điểm đến. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững cần xây

dựng lộ trình hợp tác và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là
người dân vùng nông thôn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng xác 08 yếu tố thuộc về
những khó khăn thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại hai địa bàn
nghiên cứu. Và để PTDLNT theo hướng bền vững thì bên cạnh ba trụ cột bền vững
gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi trường thì tại vùng nông thôn tỉnh


24
Lâm Đồng thì cần nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng
đồng và dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên tại điểm đến vùng nông thôn.
Những phát hiện của nghiên cứu đã giúp làm rõ hơn quan hệ hợp tác giữa các
bên liên quan trong PTDLNT và hợp tác thành công cho PTDLNT theo hướng bền
vững tại tỉnh Lâm Đồng. Hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT theo hướng
bền vững có thể thành cơng nếu 1) các bên liên quan được nâng cao nhận thức về hợp
tác và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững; 2) trao quyền và xây dựng
năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương; 3) củng cố niềm tin giữa các
bên liên quan; 4) tăng cường cam kết trong hợp tác giữa các bên liên quan và 5) dung
hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan. Đây cũng là các hàm ý của luận án.
Cuối cùng, đóng góp lớn nhất của luận án là xây dựng khung nghiên cứu về
HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực
nghiệm. Khung nghiên cứu này được điều chỉnh dựa trên khung nghiên cứu lý thuyết
được đề xuất ở chương 2 và kết quả nghiên cứu của luận án. Đây là đóng góp có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn của luận án.



×